Đặc điểm chiến tranh 1954-1975 (Bài 2)

16
Ken Burns' 10-part, 18-hour series premiers Sunday. Above, an American Marine machine gun crew is poised for action.

Tiếp theo bài I

Sau Bắc Viêt Nam và khối cộng sàn, là đặc điểm vì sao Nam Việt Nam và Hoa Kỳ tham chiến.

NAM VIỆT NAM: CHIẾN TRANH TỰ VỆ

Sau hiệp đinh Genève, ở Nam Việt Nam (NVN), chính phủ Ngô Đình Diệm dần dần ổn định tình hình, cải tổ quân đội, phát triển kinh tế, tiếp thu các cơ sở do Pháp chuyển giao, đón tiếp và tái định cư gần một triệu đồng bào di cư từ Bắc Việt Nam (BVN).  Cuộc trưng cầu dân ý ngày 23-10-1955 đưa thủ tướng Diệm lên làm quốc trưởng.  Ngày 26-10-1955, quốc trưởng Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) theo tổng thống chế, do ông Diệm làm tổng thống đầu tiên..

Đối với BVN, ngày 10-8-1955, thủ tướng NVN Ngô Đình Diệm bác bỏ đề nghị của thủ tướng BVN Phạm Văn Đồng ngày 19-7-1955, yêu cầu mở hội nghị hiệp thương bắt đầu từ ngày 20-7-1955, để bàn về việc tổng tuyển cử, thống nhất đất nước. (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu 1939-1975, tập I-C: 1955-1963, Houston, Nxb Văn Hóa, 2000, tr. 73.)  Sau đó Phạm Văn Đồng nhiều lần đề nghị tiếp, nhưng đều bị chính phủ NVN từ chối vì hiệp định Genève chẳng có điều khoản nào về việc tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam.  (Đã viết trong bài trước, mục 1 về BVN.)  Thế là BVN động binh tấn công NVN.

Không lẽ ngồi chờ chết, NVN không còn chọn lựa nào khác, phải tự vệ, chống cuộc xâm lăng của BVN  và khối CS.  Nam Việt Nam yếu thế, phải nhờ Hoa Kỳ viện trợ võ khí, quân nhu và cả bộ binh chiến đấu.  Hoa Kỳ giúp NVN theo quyền lợi của Hoa Kỳ.  Sau hiệp định Paris (27-1-1973), Hoa Kỳ rút hết quân về nước, ngưng viện trợ cho VNCH.  Quân đội VNCH một mình chiến đấu hữu hiệu chống CS và vẫn đứng vũng  trong hai năm, cho đến khi hết nhiên liệu và đạn dược, mới chịu buông súng ngày 30-4-1975.

4.-  HOA KỲ: THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH THEO CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU

Hoa Kỳ là một cường quốc, bang giao rộng rãi trên thế giới, luôn luôn giữ thế cân bằng chính trị (balance politique) của Hoa Kỳ với các nước đồng minh và các nước thuộc các khối chính trị khác.  Chính sách của Hoa Kỳ ở NVN thay đổi tùy theo chiến lược ngoai giao toàn cầu của Hoa Kỳ.

Chiến lược Đông Á thập niên 50:  Đảng CS cầm quyền ở Trung Hoa tháng 10-1949, bắt đầu thách thức Hoa Kỳ ở Đông Á. Hoa Kỳ và Trung Cộng đụng độ tại chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).  Sau khi tổng thống Dwight D. Eisenhower lên cầm quyền ngày 20-01-1953, Hoa Kỳ ký với Nam Triều Tiên Mutual Defense Treaty Between the United States and the Republic of Korea ngày 1-10-1953; với Trung Hoa Dân Quốc (Taiwan) Sino-American Mutual Defense Treaty ngày 2-12-1955, và với Nhật Bản Treaty of Mutual Cooperation and Security between the United States and Japan ngày 19-1-1960.  Hoa Kỳ quyết chận đứng Trung Cộng tiến ra Thái Bình Dương; nhằm bảo vệ các quần đảo đông bắc Thái Bình Dương tức phía tây Hoa Kỳ, từ Alaska đến California, là những căn cứ Hải quân phên dậu bảo vệ Hoa Kỳ.

Lúc đó, các nước Đông Dương bị ràng buộc vào điều 19 chương III của hiệp định Genève (20-7-1954), không liên minh quân sự với nước ngoài, nên NVN, Cao Miên và Lào được sắp vào nhóm được bảo vệ trong phụ bản của Hiệp ước Hỗ tương Phòng thủ Đông Nam Á  tại Manila (Phi Luật Tân), ngày 8-9-1954.

Vào cuối nhiệm kỳ 2 của tổng thống Eisenhower, phi cơ do thám U-2 của Hoa Kỳ, bay qua không phận Liên Xô ở cao độ 70,000 feet (21,3 Km), bị bắn rơi ngày 1-5-1960, gây cuộc khủng hoảng giữa Hoa Kỳ và Liên Xô.  Phi công Francis Gary Powers, được thả năm 1962, đổi lấy một điệp viên Liên Xô bị bắt.

Chiến tranh lạnh đầu thập niên 60:  Sau khi tổng thống John F. Kennedy lên cầm quyền ngày 20-01-1961, liên tiếp xảy ra các khủng hoảng Mỹ-Nga: 1)  Hoa Kỳ ủng hộ nghĩa quân Cuba chống Fidel Castro, đổ bộ Vịnh Con Heo tháng 4-1961, nhưng thất bại. 2)  Ngày 13-08-1961, Đông Đức xây bước tường ngăn chận giữa Đông và Tây Berlin.  Trong 2 ngày 27 và 28-8-1961, xe tăng Mỹ-Nga đối đầu căng thẳng tại trạm kiểm soát Charlie của Mỹ ở bức tường nầy.  Cuối cùng hai bên đồng rút quân. 3) Từ tháng 9-1962, Liên Xô và Cuba bắt đầu xây dựng các căn cứ hỏa tiễn ở Cuba, nhắm vào Hoa Kỳ.  Ngày 17-10-1962, Hoa Kỳ phát hiện việc nầy.  Tuy xảy ra khủng hoảng, nhưng hai bên đều tự chế.  Cuộc khủng hoảng kết thúc tháng 11-1962: Liên Xô rút lui hỏa tiễn khỏi Cuba. Hoa Kỳ rút lui hỏa tiễn khỏi Ý và Thổ Nhĩ Kỳ.

Sau cuộc khủng hoảng Đông Đức (8-1961), tổng thống Ngô Đình Diệm hai lần đề nghị Hoa Kỳ ký với VNCH một hiệp ước phòng thủ hỗ tương, nhưng Hoa Kỳ đều từ chối.  Tổng thống Diệm đề nghị lần đầu ngày 29-9-1961 với đô đốc Harry D. Felt, tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương. (Stanley Karnow, Vietnam A History, New York: The Viking Press, 1983, tr. 251), và lần hai với đại tướng Maxwell Taylor, tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, đến Sài Gòn từ 18 đến 24-10-1961. (John S. Bowman, The Vietnam War, Day by Day, New York: Mallard Press, 1989, tr. 22.)   Kennedy còn quyết định rút cố vấn ở NVN về Hoa Kỳ, nhưng chưa kịp thi hành thì ông bị ám sát ngày 22-11-1963.

Đối thủ của Kennedy, N. Khruschev bị đảo chánh ngày 14-10-1964. Leonid Brezhnev lên thay, quay qua củng cố khối CS (vụ Tiệp Khắc), gây hấn với Trung Cộng (vụ Ussuri) và tăng cường viện trợ cho BVN.

Báo trước cho CSVN Hoa Kỳ tham chiến:  Phó tổng thống Lyndon B. Johnson lên cầm quyền từ 22-11-1963 đến 20-01-1969, thay đổi chính sách của Kennedy, quyết định đưa bộ binh tham chiến ở NVN.  Ngày 30-4-1964 ngoại trưởng Hoa Kỳ là Dean Rusk nhờ trưởng đoàn Canada trong Ủy Ban Kiểm soát Quốc tế (International Control Commission) là J. Blair Seaborn, đề nghị với BVN ngưng yểm trợ cho CS miền Nam, thì Hoa Kỳ sẽ viện trợ kinh tế cho BVN.  Khi gặp Phạm Văn Đồng tại Hà Nội ngày 18-6-1964, Seaborn cho BVN biết đề nghị của Hoa Kỳ và thêm rằng Hoa Kỳ không có ý tiêu diệt chế độ Hà Nội, mà chỉ muốn hòa bình. (Mark Moyar, sđd. tr. 307)  Phạm Văn Đồng bác bỏ đề nghị của Hoa Kỳ.

Chiến tranh giới hạn:  Hoa Kỳ đưa bộ binh đến Đà Nẵng ngày 8-3-1965.  Trong chiến tranh Triều Tiên, Hoa Kỳ tấn công Bắc Triều Tiên để phòng thủ Nam Triều Tiên, tức lấy công làm thủ.  Trung Cộng phản ứng, giúp Bắc Triều Tiên, đẩy lui quân Hoa Kỳ.  Lần nầy, Hoa Kỳ muốn tránh sự can thiệp của Trung Cộng, chỉ giúp VNCH phòng thủ ở NVN. Điều nầy nằm trong kế hoạch “chiến tranh giới hạn”.  Đô đốc Ulysses Simpson Grant Sharp, tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương (từ 1964 đến 1968) đã tiết lộ về chiến tranh giới hạn, tạm dịch như sau: “Chính phủ chúng ta [Hoa Kỳ] lập lại rõ ràng nhiều lần rằng các mục tiêu tranh chấp ở Việt Nam rất giới hạn.  Chúng ta không được tiêu diệt chế độ Hà Nội, không cưỡng ép dân chúng Bắc Việt Nam phải thay đổi nhà cầm quyền, và không tàn phá Bắc Việt Nam.  Chúng ta chỉ đơn giản muốn Bắc Việt Nam ngừng điều khiển và yểm trợ Việt cộng nổi dậy ở trong Nam và đưa lực lượng Bắc Việt Nam trở ra Bắc.  Chiến lược điều khiển chiến tranh của chúng ta phản ảnh những mục tiêu giới hạn trên đây.” (William D. Pawley & Richard R. Tryon, Jr., Why the Communists are Winning as of 1976 and How They Lost in 1990, http://www.gratisbooks.com/.)

Thật rất khó khăn khi phòng thủ một vùng rộng lớn nhiều rừng núi như NVN để đối phó với chiến tranh  du kích của CS.  Muốn chống du kích, thì phải chận đứng nguồn tiếp tế cho du kích.  Không được tiếp liệu, du kích sẽ thiếu điều kiện để họat động.  Nếu không đánh BVN, thì BVN liên tục tiếp tế cho CS ở NVN, quanh năm nuôi dưỡng du kích CS ở NVN, nên khó có thể tiêu diệt hết được du kích CS ở NVN.

Ngoài việc giới hạn mục tiêu, bộ Quốc phòng Hoa Kỳ còn buộc quân đội của mình phải tuân thủ những quy tắc tham chiến (rules of engagement) tức những quy tắc ứng xử khi lâm chiến, như một thứ cẩm nang chiến tranh.  Những quy tắc tham chiến còn nhằm ngăn ngừa và giới hạn những ngẫu biến có thể làm bùng nổ những tranh chấp bất ngờ ở vùng biên giới Hoa Việt hay vùng phi quân sự (vĩ tuyến 17), nhất là do những hoạt động của Không quân. (Spencer C. Tucker, Encyclopedia of the Vietnam War, a Political,  Social, and Military History, Vol. two, Santa Barbara, California: ABC-CLIO, 1998, tt. 625-626.)

Những quy tắc nầy do bộ Quốc phòng Hoa Kỳ soạn thảo, thay đổi, thêm bớt tùy hoàn cảnh và giai đoạn, quy định những hạn chế phức tạp mà quân đội Hoa Kỳ phải tuân hành ở Đông Dương. (J. Terry Emerson, How Rules of Engagemnet Lost Vietnam War, Human Events, Vol. 45, No. 20, May 18, 1985.)

Những quy tắc tham chiến hạn chế các mục tiêu tấn công và hạn chế nhiều nhứt là hoạt động của phi cơ.  Trong chiến tranh hiện đại, quan trọng nhứt trên chiến trường là hỏa lực yểm trợ.  Quân đội CS dựa vào hỏa lực yểm trợ của xe tăng, thiết giáp.  Quân đội Hoa Kỳ dựa vào hỏa lực yểm trợ của phi cơ. Giới hạn hoạt động của phi cơ, sẽ giới hạn hỏa lực yểm trợ, làm giảm sức mạnh của quân đội Hoa Kỳ.  Ai vi phạm sẽ bị trừng phạt tùy theo mức độ.  Ví dụ đại tướng John Daniel Lavelle, chỉ huy Không lực Hoa Kỳ tại Việt Nam, bị cất chức tháng 3-1972, giáng hạ hai cấp và về hưu trí, vì ông đã ra lệnh oanh kích những mục tiêu giới hạn. (John S. Bowman, sđd. tr.198.) (Xem thêm Google: John Daniel Lavelle.)

Tác giả Steve Farrell, trong sách Why We Lost in Vietnam – The Untold Story, cho rằng “Những quy tắc nầy bảo đảm rằng chúng ta [Hoa Kỳ] không thể thắng, và cộng sản không thể thua.” (Steve Farrell, Why We Lost in Vietnam – The Untold Story, University of Toronto, School of Continuimg Studies, The Moral Liberal.) Thượng nghị sĩ Barry Goldwater, bang Arizona, gọi đây là “no win policy” (chính sách không thắng). (The Bryan Times, Thursday April 17, 1975, tr. 6. http://news.google.com/newspapers.)

Đánh trận mà không thắng không thua để làm gì thì Hoa Kỳ lúc đó không cho biết lý do, nhưng chắc chắn chiến tranh sẽ kéo dài trên chiến trường NVN; và Hoa Kỳ có thời gian tiêu thụ cho hết số võ khí tồn kho của Hoa Kỳ từ thời thế chiến thứ hai và thời chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), thử nghiệm một số võ khí mới của Hoa Kỳ (súng M16 hay AR15, phi cơ B52, bom chùm …), và theo dõi, nghiên cứu những loại võ khí mới của Liên Xô viện trợ cho quân đội CS sử dụng ở Việt Nam (súng AK-47, xe tăng T54…).

Hoa Kỳ ngăn cản đề nghị bắc tiến của Quân đội VNCH:  Theo các tướng lãnh VNCH, muốn chận đứng du kích CS ở NVN, thì phải tấn công BVN để BVN ngưng tiếp tế cho CSNVN, nhưng đều bị Hoa Kỳ chận đứng.  1) Ngày 19-7-1964, thủ tướng Nguyễn Khánh công khai hô hào bắc tiến. (John S. Bowman, sđd. tt.  42.).  Kết quả, Nguyễn Khánh bị các tướng trẻ đẩy ra nước ngoài làm đại sứ.

2)  Ngày 1-12-1965, trung tướng Nguyễn Chánh Thi, tư lệnh Vùng I Chiến thuật kiêm tư lệnh Quân đoàn I viết thư cho chính phủ đưa đề nghị bắc tiến, và đề nghị với cả Tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn. (Nguyễn Chánh Thi, Việt Nam, một trời tâm sự, California: Nxb. Anh Thư, 1987, tt. 319-334.).  Kết quả, sau vụ biến động miền Trung, tướng Thi được đưa qua Hoa Kỳ chữa bệnh thối mũi tháng 7-1966.

3) Theo đại tướng Cao Văn Viên, vào năm 1966, ông đưa ra một chiến lược 7 điểm, trong đó điểm thứ 6 là đổ bộ lên Vinh (tỉnh Nghệ An) hay Hà Tĩnh (tỉnh Quảng Bình), nhưng không được thi hành.  (Cao Văn Viên, Những ngày cuối của Việt Nam Cộng Hòa, Virginia: Vietnambibliography, 2008, tr. 288.)

4) Cũng trong năm 1966, nhận thấy quân BVN qua vùng phi quân sự (Quảng Trị), tướng William Westmoreland đề nghị với bộ Quốc phòng Hoa Kỳ lập phòng tuyến KANZUS, chận ngang khu phi quân sự,.  KANZUS tức Korea, Australia, New Zealand và United States.  Đại sứ các nước nầy tại Sài Gòn đều chấp thuận kế hoạch KANZUS, nhưng bị Washington DC bác bỏ. (William C. Westmoreland, A Soldier Reports, New York: Da Capo Press, 1989, tr. 197.)

5) Khi mở cuộc hành quân Lam Sơn 719, tháng 1-1971, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đề nghị VNCH đưa một sư đoàn tiến qua bắc vĩ tuyến 17 nhằm đánh lạc hướng CS, nhưng Hoa Kỳ từ chối. (Nguyễn Tiến Hưng và J.L. Schecter , Hồ sơ mật dinh Độc Lập, Los Angeles: C & K Promotions, Inc., tr. 75 và tr. 116.)

6) Trong mùa hè năm 1972, BVN tràn quân qua vĩ tuyến 17, tấn công VNCH.  Quân đoàn I đề nghị đánh thẳng qua sông Bến Hải, nhưng cố vấn Mỹ không đồng ý.  Lo ngại Quân đoàn I có thể tự ý tiến quân ra BVN, các cố vấn Mỹ giới hạn việc tiếp vận cho Lữ đoàn 1 Kỵ binh 20 gallons xăng mỗi ngày cho một xe, đạn pháo binh chỉ được bắn 5 quả mỗi ngày cho một khẩu và ngưng tiếp tế lương khô cho Lữ đoàn. (Hà Mai Việt, Thép và Máu, Thiết giáp trong chiến tranh, Texas: 2005, tr. 103.)

Hoa Kỳ thay đổi sách lược và lui quân:  Trong khi cuộc chiến đang tiếp diễn, bên trong Hoa Kỳ, phong trào phản chiến nổi lên mạnh mẽ, thì vào cuối thập niên 60, người Hoa Kỳ nhận ra rằng: 1) Chiến tranh giới hạn của Hoa Kỳ ở NVN không thành công, số tử vong của quân đội Hoa Kỳ càng ngày càng cao.  2) Dựa trên quan niệm địa chính trị học (geopolitics), các chính trị gia Hoa Kỳ thấy rằng “Bắc Việt không thể tàn phá Hoa Kỳ trong vòng nửa giờ, hoặc tiêu hủy các thành phố, giết một nửa dân số, nhưng với hỏa tiễn nguyên tử, Liên Xô có thể làm được việc đó.  Trung Quốc tuy chưa ngang tầm của Liên Xô vì ít võ khí nguyên tử, nhưng lại đe dọa phần còn lại của Á châu vì ý hệ chính trị cứng rắn và vì dân số đông đảo của họ… Hy sinh Nam Việt Nam mới thật là đáng giá.  Còn hơn là hao phí thêm nhiều sinh mạng người Mỹ và hàng tỷ mỹ kim để chống đỡ Nam Việt Nam mà ít hy vọng thắng lợi, tại sao không thỏa thuận thua cuộc để đổi lấy sự mở cửa Trung Quốc nhắm làm yếu đi kẻ thù thực sự là Liên Xô.” (Roger Warner, Shooting at the Moon, Steerforth Press, South Royalton, Vermont, 1996, tt. 333- 334, tr. 336.)

Trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 11-1968, ứng cử viên Richard Nixon (Cộng Hòa) hứa sẽ chấm dứt chiến tranh, đem lại “hòa bình trong danh dự” cho Hoa Kỳ. Đắc cử và cầm quyền từ 20-1-1969,  Nixon đưa ra kế hoạch “Việt Nam hóa chiến tranh”, chuyển giao trách nhiệm chiến đấu cho quân đội VNCH, nhưng thực tế là Hoa Kỳ bỏ cuộc, rút quân về nước.  Nixon còn tìm cách liên lạc với Trung Cộng.

Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ lúc đó là Henry Kissinger, một người Mỹ gốc Do Thái, bí mật đến Bắc Kinh ngày 9-7-1971.  Trong cuộc gặp thủ tướng Trung Cộng là Châu Ân Lai, về vấn đề Việt Nam,  Kissinger cho Châu Ân Lai biết: “Chúng tôi sửa soạn rút quân hoàn toàn ra khỏi Đông Dương và ấn định ngày giờ rút quân, nếu có một cuộc ngưng bắn và phóng thích tù binh của chúng tôi.  Thứ đến, chúng tôi sẽ để cho giải pháp chính trị của Nam Việt Nam tự diễn biến và phó mặc cho một mình người Việt.”(Nguyễn Tiến Hưng, Tâm tư tổng thống Thiệu, California: Cơ sở Hứa Chấn Minh, 2010, tr. 617.) Trong cuộc họp hôm sau, Kissinger nói thêm: “Điều chúng tôi yêu cầu là một khoảng thời gian chuyển tiếp giữa sự rút quân và diễn biến chính trị.  Không phải là để chúng tôi có thể trở vào lại [Việt Nam], nhưng chúng tôi có thể để cho dân tộc Việt Nam và dân tộc các nơi khác ở Đông Dương tự quyết định lấy số phận của họ… Nếu sau khi quân đội Mỹ rút lui hoàn toàn, mà các dân tộc Đông Dương thay đổi chính quyền của họ, Hoa Kỳ sẽ không can thiệp.” (Nguyễn Tiến Hưng, sđd. tr. 624.)

Tại Đại hội đồng thứ 26 của Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ không phủ quyết cuộc biểu quyết ngày 25-10-1971, theo đó Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) tức Trung Cộng được cử giữ ghế đại biểu Trung Hoa tại LHQ, thay cho Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan).  Ghế Trung Cộng tại LHQ là ghế hội viên thường trực, có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an LHQ.

Trong cuộc viếng thăm Trung Cộng từ 21-2-1972, tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon họp lần đầu với Châu Ân Lai, ngày 22-2-1972, đã đề cập ngay đến vấn đề Việt Nam: “Chúng tôi đã đề nghị rút hết người Hoa Kỳ, mà không để cái “đuôi” đàng sau – như cách nói của Thủ tướng – và ngưng bắn trên toàn Đông Dương, miễn là chúng tôi lấy lại được tù binh.  Sau đó, chúng tôi sẽ để cho dân chúng ở đó tự quyết định.”  (Nguyễn Tiến Hưng, sđd. tr. 627.)  Trước khi phái đoàn Hoa Kỳ về nước, Nixon và Châu Ân Lai ký kết bản “Thông cáo chung” tại Thượng Hải (Shanghai) ngày 28-2-1972, gồm 16 điều.  Quan trọng nhứt là những điều hai bên công nhận lẫn nhau, và Hoa Kỳ công nhận chỉ có một nước Trung Hoa.

Sau khi Richard Nixon về nước, Châu Ân Lai đến Hà Nội ngày 4-3-1972, thuật lại cho giới lãnh đạo đảng Lao Động nội dung cuộc gặp gỡ giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ, báo cho BVN biết Hoa Kỳ sẽ rút quân về nước, đồng thời tái khẳng định sự ủng hộ của Trung Cộng đối với BVN.  (Qiang Zhai, sđd. tr. 200.)

Từ 19 đến 23-6-1972 Henry Kissinger qua Bắc Kinh lần nữa. Trong cuộc gặp ngày 22-6-1972, Kissinger mở lời với Châu Ân Lai rằng: “Nếu chúng tôi có thể sống với một chính phủ cộng sản ở Trung Hoa, chúng tôi phải có khả năng chấp nhận điều đó ở Đông Dương.” (Nguyễn Tiến Hưng, sđd. tt. 638-642.)  Kissinger còn nói thẳng ra rằng việc CSVN xâm lăng NVN bằng võ lực có thể được chấp nhận nếu xảy ra vào một thời gian lâu đủ sau khi Hoa Kỳ rút quân. (Nguyễn Tiến Hưng, sđd. tt. 638-642.)

Trong khi đó, Hoa Kỳ tiếp tục thúc đẩy cuộc hòa đàm Paris giữa Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam.  Ngày 27-1-1973, bốn bên ký Hiệp định chấn dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam (Agreement on Ending the War and Restoring Peace in Vietnam).  Cũng trong ngày 27-1-1973, Hoa Kỳ bãi bỏ luật động viên ở Hoa Kỳ.  Sau đó, Hoa Kỳ đưa hết tù binh bị BVN cầm giữ vế nước, yên lòng dân chúng Mỹ.  Phong trào phản chiến chấm dứt.

Sau hiệp định Paris, Hoa Kỳ rút hết quân về nước.  Hoa Kỳ cũng giảm thiểu gần như chấm dứt viện trợ cho VNCH.  Vào tháng 2-1975, các loại đạn dược tồn kho VNCH chỉ đủ dùng trong khoảng 30 ngày. (Cao Văn Viên, sđd. tr. 92.) Trong khi cả khối CS đang dồn viện trợ cho BVN tấn công NVN, và VNCH một mình can đảm tiếp tục chiến đấu chống CS, thì bộ trưởng Ngoại giao của Hoa Kỳ là Henry Kissinger lại trù ẻo VNCH: “Tại sao họ không chết lẹ đi cho rồi?  Điều tệ nhất có thể xảy ra là họ cứ sống dai dẳng hoài.”  (Lời của Henry Kissinger nói với Ron Nessen. Ron Nessen thuật lại trong sách It Sure Looks Different from the Inside, Chicago: Playboy Press, 1978, tr. 98.  Nguyễn Tiến Hưng và Jerrold L. Schecter trích dẫn, Hồ sơ mật dinh Độc Lập, Los Angeles: C & K Promotions, Inc., 1987, tr. 512.)

KẾT LUẬN

Do CSBVN gây chiến, nên VNCH phải chiến đấu để tự vệ.  Vì yếu thế trước sức tấn công của BVN và cả khối CS, VNCH phải nhờ Hoa Kỳ giúp đỡ và viện trợ.  Hoa Kỳ đến giúp VNCH theo những tính toán riêng của Hoa Kỳ trong việc ngăn chận sự bành trướng của chủ nghĩa CS, nhứt là Trung Cộng xuống Đông Nam Á.

Hoa Kỳ là nước tự do dân chủ. Tự do dân chủ là điều ai cũng thích, nhưng tự do dân chủ cũng có điểm bất lợi trong chiến tranh, vì chính sách thay đổi theo nhiệm kỳ của từng đời tổng thống.  Tổng thống Eisenhower chủ trương cứng rắn, bảo vệ Lào để bảo vệ NVN.  Kennedy mềm mỏng sau vụ Vịnh Con Heo (tháng 4-1961), ký hiệp ước trung lập Lào năm 1962, khiến cho quân BVN dễ xâm nhập vào Lào, rồi tiến xuống NVN.  Johnson tăng quân, đẩy cuộc chiến lên cao độ. Nixon đưa ra Việt Nam hóa để rút quân.

Lạ lùng là khi đưa quân vào NVN, Hoa Kỳ báo trước cho BVN.  Khi rút quân, Hoa Kỳ báo cho Trung Cộng biết, thì cũng như báo trước cho BVN biết.  Hoa Kỳ chủ trương chiến tranh giới hạn, đưa ra những quy tắc tham chiến, không đánh BVN bằng Bộ binh, nên không chận được nguồn tiếp tế cho CS ở NVM và không tiêu diệt được du kích CS ở NVN.  Hoa Kỳ chỉ muốn làm thế nào cho CS rút quân về BVN, mà hai bên không thắng và không thua.  Khi bắt tay được với Trung Cộng, thì Hoa Kỳ bỏ rơi NVN.

Đành rằng Hoa Kỳ là một cường quôc trên thế gới, nền ngoai giao rất đa đoan, phức tạp.  Chính sách của Hoa Kỳ dưới thời bất cứ tổng thống nào cũng chỉ phục vụ quyền lợi của dân chúng Hoa Kỳ, nhưng dù sao, như lời tổng thống Trần Văn Hương nói với đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin trước khi chia tay vào tháng 4-1975: “Đã đến đỗi như vậy, Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó.” (Trần Đông Phong, Việt Nam Cộng Hòa 10 ngày cuối cùng, California: Nxb. Nam Việt, 2006, tr. 353.)

Chính quyền Hoa Kỳ hành động vì quyền lợi của Hoa Kỳ là chuyện hoàn toàn hợp lý với công dân Hoa Kỳ, nhưng điều nầy cần phải cân bằng với quyền lợi của đồng minh, và tránh gây tác hại cho các nước đồng minh trong cuộc.  Nếu không, Hoa Kỳ có thể làm mất niềm tin nơi các đồng minh của Hoa Kỳ, chẳng những ở Đông Nam Á mà cả trên thế giới.

TRẦN GIA PHỤNG

(Texas, tháng 4-2020)

16 BÌNH LUẬN

  1. Bài này viết về chiến tranh trên lãnh thổ Việt Nam của Hoa Kỳ, the American Vietnam War, chứ không phải nói vê cuộc chiến giữa 2 miền Nam Bắc.

  2. KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP , TỰ DO.

    Không có gì quý hơn độc lâp,tự do
    Tôi biết nó,thằng nói câu nói đó
    Tôi biết nó,đồng bào miền bắc này biết nó
    Việc nó làm , tội nó phạm ra sao
    Nó đầu tiên đem râu nó bện vào
    Hình xác lão Mao lông lá
    Bàn tay Nga đầy băng tuyết giá
    Cũng nhoài qua lục địa Trung Hoa
    Không phải xoa đầu mà túm tóc nó từ xa
    Nó đứng không yên, tất bật,điên đầu
    Lúc rụi vào tàu,lúc rúc rúc vào Nga
    Nó gọi Tàu , Nga là cha anh nó
    Và tình nguyện làm con chó nhỏ
    Xông xáo giữ đường, gác ngõ cho cha anh
    Nó tận thu từ quả trứng , quả chanh
    Học lối hung tàn của cha anh nó
    Cuộc chiến tranh chết vợi hết thanh niên
    Đương diễn ra triền miên ghê gớm đó
    Cũng là do Nga giật, Tàu co
    Tiếp nhiên liệu,gây mồi cho nó
    Súng,tăng,tên lửa,tàu bay
    Nếu không, nó đánh bằng tay
    Ôi đó, thứ độc lập không có gì quý hơn của nó
    Tôi biết rõ,đồng bào miền bắc này biết rõ
    Việc nó làm, tội nó phạm ra sao
    Nó là tên trùm đao phủ năm nào
    Hồi cải cách đã đem cùm, đem bắn
    Độ nửa triệu nông dân rồi bảo là lầm lẫn
    Đường nó đi trùng điệp bất nhân
    Hầm hập trời đêm nguyên thủy
    Đói khổ dựng cờ đại súy
    Con cá, lá rau nát nhàu quản lý
    Tiếng thớt, tiếng dao vọng từ hồi ký
    Tiếng thở, lời than,họa ụp vào thân
    Nó tập trung hàng chục vạn ngụy quân
    Nạn nhân của đường lối khoan hồng chí nhân của nó
    Mọi tầng lớp nhân dân bị cầm chân trên đất nó
    Tự do không thời hạn đi tù
    Mắt nó nhìn ai cũng hóa kẻ thù
    Vì ai cũng đói mòn,nhục nhằn,cắn răng tạm nuốt
    Hiếm có gia đình không có người bị nó cho đi suốt
    Đất nó thầm câm cũng chẳng được tha
    Tất cả phải thành loa
    Sa sả đêm ngày ngợi ca nó và đảng nó
    Đó là thứ tự do không có gì quý hơn của nó
    Ôi ! Độc Lập, Tự Do !
    Xưa cũng chỉ vì quý hai thứ đó
    Đất bắc mắc lừa mất vào tay nó
    Nhưng nay mà vẫn có người mơ hồ nghe nó
    Nó mới vạn lần cần nguyền rủa thực to.

    Bài thơ này trích trong tập thơ HOA ĐỊA NGỤC kết tinh từ máu và nước mắt của một nhà thơ vô danh đồng thời cũng là kẻ sĩ đất bắc đã chết trong ngục tù cộng sản. Mong rằng sẽ giúp giáo huấn được thằng con hoang CỘNG SẢN HÈN VÓI GIẶC , ÁC VÓI DÂN !

  3. Diện tích Việt Nam theo Wikipédia là 330.000km2 nhưng thằng CỘNG SẢN HÈN VỚI GIẶC ÁC VỚI DÂN này nói như đinh đóng cột là 313.000km2 .Hóa ra bọn cộng sản cũng có lúc nói thật đó chớ ,hay là đối với những chuyện “ai cũng biết” giấu không được nữa ,đành phải nói thật : Mất mẹ nó 17.000km2 vào tay Trung cộng .Đó ,thống nhất mà mày rêu rao đó,thằng CỘNG SẢN HÈN VỚI GIẶC ÁC VỚI DÂN ! Tao cũng công nhận chúng mày độc lập ,không độc lập thì chúng mày đâu có quyền ký tên vào những thỏa hiệp dâng đất , dâng biển cho tàu cộng,phải không ? Mày cũng ngầm thừa nhận luôn thân phận tay sai cho Nga, Tàu ” không cần biết csvn làm tay sai cho ai nhưng sau chiến tranh là một nước Việt Nam độc lâp, hòa bình,thống nhất” và ” kết quả cuối cùng quyết định ai làm nô lệ cho ai,cứu cánh cuối cùng của csvn là độc lâp hòa bình,thống nhất,phát triển thịnh vượng,mọi thứ khác đều là phương tiện”. Nói vậy thì Hồ chí Minh ra lệnh giết bà Cát Hanh Long theo lệnh tàu cộng rồi sau đó giết luôn mấy trăm ngàn người trong cải cách ruộng đất đều là phương tiện của chúng mày để đạt được độc lập thống nhất đó chắc ! Thiệt tình tao chưa thấy nước nào trên thế gian này ngoài các nước cộng sản có cái ý tưởng vừa tàn bạo, man rợ vừa ngu xuẩn khốn nạn , xem mạng sống của người dân là phương tiên đẻ đạt tới mục tiêu của chúng nó. cho dù đó là cho độc lập ,thống nhất,hòa bình,thịnh vượng. Tệ hơn nữa, đó đâu phải là mục tiêu của cộng sản Việt Nam đâu mạy,mày lâm rồi. Thằng tổng bí Lê Duẩn của chúng mày đã nói :” Ta đánh đây là đánh cho Nga, cho tàu” câu nói này có khắc trên mả thằng tổng bí họ Lê của mày đó, quởn thì ra coi lại cho khôn ra. Vậy chúng mày tàn hại dân lành,rồi gây ra cuộc chiến tranh điêu linh tang tóc trên khắp đất nước là để phục vụ Nga tàu,thực hiện mục tiêu của chúng nó bằng máu xương người Việt, Đây là tội ác của chúng mày mà lá rừng không chép hết được,nước biển đông không rửa sạch được . Lại còn khoe tài : ” Đa phương hóa là chiến lược của csvn” . Thằng này cứ nói lấp la lấp lửng , kiểu của mấy kẻ gian ! Chiến lược gì đây ! Chỉ ăn mày đa phương thì có.

    Mày chê mấy thằng NGỤY không biết ní nuận nhưng tao thấy bài viết của mày kỳ này sẽ làm mệt cho mày đó : vạch áo cộng sản cho người xem lưng, chết cha mày tới nơi rồi, sớm muộn gì cũng bị dính vírus lạ không có thuốc chữa ! Ôhô ai tai !

  4. Mẽo nó vào VN vì nó sợ sự bành trướng của chủ thuyết cộng sản từ Trung cộng sản Việt nam ; khi Mẽo nó bắt tay được với Trung cộng thì cái “ sợ “ không còn nữa , nó chỉ cần cho “ hửi đồng dollar “ thì “ xong ngay “ ; cho nên lúc đó Mẽo không cần Nam VN nữa . Vì nhân bản cho nên người dân trong nam chỉ chiến đấu “ lai rai “ vì Mẽo đã có không quân mạnh và VNCH có pháo binh mạnh thì cần gì phải “ nướng quân “ trong những “ chiến thuật biển người “ vì cái “ well-being “ là quan trọng . Họ chú trọng đến cái “ well-being “ không phải chỉ vì ảnh hưởng của văn hoá Pháp một phần , mà phần khác do sự chú ý của giới truyền thông báo chí Mẽo và Âu châu có ảnh hưởng mạnh mẽ đến công luận của họ , và từ đó đưa đến quyết định của chính quyền của họ , nhất là chính quyền Mẽo lại phải lo về việc bầu cử ; trong khi Nga sô và Trung cộng là hai nước độc tài họ có quyết định tiếp tục giúp cộng sản Bắc việt hay không thì không bao giờ thay đổi . Gần 30 năm trước trong một chương trình Nightline của Ted Kopek tôi thấy một cái ashtray mà Navy của Mẽo nó charge 2,000 dollars trong khi ngoài thị trường chỉ 90 cents . Cho nên tiền viện trợ cho nam VN lúc đó tiền bom đạn tính ra thì nhiều mà tiền chính phủ VNCH squeezes để có ít tiền trả tiền cho công chức và quân nhân thì càng ngày càng khó sống ; từ đó mới nẩy sinh tham nhũng. Trong khi lính cộng sản thì đi tới đâu thì tự kiếm sống, Nga-Tầu chỉ giúp vũ khí mà thôi . Nhưng mà nhìn các mercenaires trên ciné họ chiến đấu rất hăng với những số tiền kếch xù . Cho nên không thể gọi người lính VNCH là lính đánh thuê được. Họ có được trả lương, nhưng nếu họ không ở trong quân đội họ luôn luôn có thể kiếm được nhiều tiền hơn mà không cần tham nhũng.

  5. […] Hoa Kỳ đưa bộ binh đến Đà Nẵng ngày 8-3-1965.  Trong chiến tranh Triều Tiên, Hoa Kỳ tấn công Bắc Triều Tiên để phòng thủ Nam Triều Tiên, tức lấy công làm thủ.  Trung Cộng phản ứng, giúp Bắc Triều Tiên, đẩy lui quân Hoa Kỳ.  Lần nầy, Hoa Kỳ muốn tránh sự can thiệp của Trung Cộng, chỉ giúp VNCH phòng thủ ở NVN. Điều nầy nằm trong kế hoạch “chiến tranh giới hạn”.  Đô đốc Ulysses Simpson Grant Sharp, tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương (từ 1964 đến 1968) đã tiết lộ về chiến tranh giới hạn, tạm dịch như sau: “Chính phủ chúng ta [Hoa Kỳ] lập lại rõ ràng nhiều lần rằng các mục tiêu tranh chấp ở Việt Nam rất giới hạn.  Chúng ta không được tiêu diệt chế độ Hà Nội, không cưỡng ép dân chúng Bắc Việt Nam phải thay đổi nhà cầm quyền, và không tàn phá Bắc Việt Nam.  Chúng ta chỉ đơn giản muốn Bắc Việt Nam ngừng điều khiển và yểm trợ Việt cộng nổi dậy ở trong Nam và đưa lực lượng Bắc Việt Nam trở ra Bắc.  Chiến lược điều khiển chiến tranh của chúng ta phản ảnh những mục tiêu giới hạn trên đây.” (William D. Pawley & Richard R. Tryon, Jr., Why the Communists are Winning as of 1976 and How They Lost in 1990, http://www.gratisbooks.com/.) […]

  6. Hôm qua, thứ hai 4 tháng 5, tại tiểu bang Michigan, một bảo vệ không để một người vào tiệm One Dollar vì không có mask, đã bị bắn chết. Không rõ ai là người bắn. Hiện đã có 3 người bị bắt để điều tra.
    Những cuộc biểu tình phản đối lệnh ” stay home “, đòi reopen, bắt đầu từ một vài thành phố, đã lan ra nhiều nơi, mà trang web NSBC đã mô tả là ” from coast to coast”, và bây giờ đã đi đến chết người.
    Những chuyện chống đối nầy nhắc đến những cuộc biểu tình phản chiến, trong thập niên 70, trong thời gian xảy ra chiến tranh Vietnam.
    Bây giờ thì ai cũng biết là những cuộc biểu tình phản chiến đó được giật dây. Ai ? Chiến tranh Vietnam chấm dứt có lợi cho phe nhóm nào thì đó là kẻ đứng sau lưng.
    Bây giờ cũng thế. Bất chấp dịch bệnh vẫn lây lan, con số người test dương tính vẫn không giảm, con số tử vong hàng ngày vẫn trên số ngàn, mở của lúc này có khác gì tự sát. Hơn thế nữa, bao nhiêu vất vả 2 tháng qua coi như là bỏ đi.
    Phe nhóm nào có lợi trong chuyện này ? Ai chịu thiệt hại ?  
    Trước tiên là TT Trump, người sẽ lãnh tất cả bao nhiêu búa rìu : đất nước không ổn định, dịch bệnh lây lan, stock tụt giá thê thảm, con số người thất nghiệp lên đến kỷ lục , business phá sản, dân phải xếp hàng lãnh thực phẩm cứu trợ… vv và vv…
    Thế này thì chuyện tái đắc cử của TT Trump coi như … xa vời   ???
    Thế này thì đảng con Lừa đã đá hậu một cú đau điếng  ???
    Nhưng nhìn xa hơn , có thể thấy một kẻ đang xoa tay khoái trá : Tập đại vương. Kinh tế Tàu đang liểng xiểng vì thuế, và bây giờ bao nhiêu quốc gia đang bắt đầu xét lại vấn để làm ăn với tàu: Úc, Đức, Thụy Điển… mà đứng đầu sổ là Mỹ.
    Chỉ cần TT Trump không tái đắc cử, bất cứ con lừa nào lên cũng là bầu bạn tốt của Tập, sẽ đi theo đúng đường lối của Tập. Pelosi công khai đi thăm và kêu gọi dân Mỹ đến thăm china town ở San Francisco, Joe Biden, chẳng phải đã tuyên bố : sẽ không tăng thuế hàng nhập cảng.
    Con lừa lên ngôi là dân Mỹ sẽ trở lại cái thời của TT OBama, khi mà TT Mỹ phải đi vào bằng cửa sau và cố vấn của TT Mỹ không được phép đi cùng TT.
    Chỉ cần 4 hay 8 năm dân Mỹ sống với lừa, thì đủ để Tập vương lên lấy lại khí thế, và cái ngày Tập đại vương làm đại ca cả thế giới không xa nữa.
    Má ơi.

    • Xin được viết thêm : …Trước tiên là TT Trump, người sẽ lãnh tất cả bao nhiêu búa rìu : đất nước không ổn định, dịch bệnh lây lan, stock tụt giá thê thảm, con số người thất nghiệp lên đến kỷ lục , business phá sản, dân phải xếp hàng lãnh thực phẩm cứu trợ… vv và vv…
      Tất cả những việc này do 1 con virus phát xuất từ china gây ra, nhưng người ta sẽ cố tình “quên” việc đó, mọi mũi tên sẽ bắn vào TT Trump

  7. Nam Bắc thù nhau hơn thù Tàu!

    Ba mươi tháng tư năm bảy lăm
    Ngày đen tối nhứt của dân tộc
    Càng ngày người dân càng hờn căm
    Ngày đưa dân ta xuống địa ngục!

    Hận thù chia rẽ càng đào sâu
    Càng ngày càng nhiều bọn đầu trâu
    Việt Nam một mảnh dư đồ rách
    Lãnh đạo toàn một lũ xà mâu!

    Việt cộng vẫn ba hoa khoác lác
    Vẫn điệp khúc “Mỹ cút Ngụy nhào”
    Vẫn công lao của “đảng và bác”
    Càng ngày càng thù hận ngập trào!

    Sài Gòn vẫn còn mang tên xác
    Tên xác thằng đã giết đồng bào
    Gây “huynh đệ tương tàn” Nam Bắc
    Nam Bắc thù nhau hơn thù Tàu!

    Nông Dân Nam Bộ

  8. Khi bắt tay được với Trung Cộng, thì Hoa Kỳ bỏ rơi NVN.

    Bác sử gia ơi , bác viết sử chi mà không có ngọn ngành chi hết rứa. “KHI THẰNG MỸ BĂT TAY ĐƯỢC VƠI TRUNG CỢNG, THÌ HOA KY BỎ RƠI VIET NAM.” Câu này chỉ đúng có một nửa mà thôi. Câu hỏi đươc đặt ra là “TẠI LÀM SAO MẢ MỸ MUỐN BẮT TAY VOI TRUNG CỘNG ĐÊ THẮT CỔ NGỤY SAI GON?”.

    Có phải tại NGUY SAI GON THAM NHŨNG , BẤT LỰC, HÈN NHÁT cho nên MỸ phải tìm cách bắt tay TRUNG CỘNG để get the hell out of VIET NAM phai khong nào. Chính xác 100% như thê.

    Viết sử kiễu này thì chỉ có NGỤY đọc loại NGỤY SỮ này mà thôi

    • Sử như vầy mới đúng là sử thật:
      Hồ chí Minh “Tôi không có tư tưởng gì cả chỉ làm theo những gì bác Stalin và bác Mao dạy”
      Phạm văn Đồng “Chúng tôi công nhận tất cả Biển Đông là của Trung Quốc”
      Lê Duẩn “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc”.

      Như vậy đúng là chính sử phải không Bò Đỏ?

      • Anh không cần biết là CSVN làm nô lệ cho ai trong chiên tranh, nhưng sau chiên tranh là một nuơc VIET NAM ĐỖC LÂP, HOÀ BINH, THỐNG NHẤT từ bác vào nam .

        Kêt qủa cuối cùng moí là cốt lỏi để quyết định ail àm nô lệ cho ai . Cuu cánh tối hậu của CSVN đó là THONG NHAT , HOA BINH, ÔN ĐỊNH và PHAT TRIÊN THINH VUƠNG , còn tất cả mọi thứ khác đều chỉ là PHƯƠNG TIỆN, hiểu chưa đám Ngụy ngu si trong lý luận .

        Chù nghià CS hoặc làm bạn voi’ các nuơc XHCN tat cà đêu chỉ là Phương tiện đươc dùng đễ đạt toi’ cứu cánh cuoi cùng đó là THONG NHAT DAT NUƠC và mang non sông về mot mối.

        Thống nhất đất nước, đó là ý chí của Dân Tộc và ĐCSVN là thưc thể chính trị của dân tộc phải đảm nhiệm vai trò lịch sử để hoàn thành nhiệm vụ lich sữ đó.

        Bằng chứng hom nay là tên nuơc lả: CHXHCNVN, diẹn tích là: 317,000 KM vuông, nắm tại vị trí sát biện đông . VN Có chủ quyền hẵn hoi. Nga Tàu nào ? Đúng là Ngụy ly luận rất kém cỏi .

        • Bọn Ngụy chúng nó không biết lý luận không có nghĩa là chúng nó không có chính nghĩa của dân tộc; bọn Ngụy cờ vàng chúng nó là tinh hoa của dân tộc ta đấy bác ạ .

          Mồm loa mép giải vốn là nghề của đảng viên chúng ta nên chúng ta giỏi hơn chúng, nhưng đường dài phát triển của dân tộc thì đảng ta học mãi cũng không hết tính ưu việt của bọn Ngụy đấy bác.

          Chắc bác còn nhớ, năm 1988, đảng ta đã phải muối mặt nhờ anh thủ tướng Ngụy Nguyễn Xuân Oánh đi vận động thế giới cho đảng ta mượn tiền dùng đỡ vì toàn bộ khối cộng sản Đông Âu đang trên đa sụp đỗ hoàn toàn. Kể từ ngày đó đến nay, không có sự cố vấn của bọn Ngụy cờ vàng dẫn đường chỉ lối từng bước một, đảng ta làm thế nào mà có thể biết đến cách quản lý trong nền kinh tế thị trường tư bản hiện nay?

          Ngụy cờ vàng chúng nó có cái đầu, lại có lương tâm tình người, đảng viên chúng ta chỉ có cái mồm lừa đảo, đường dài lấy gì mà thắng bọn Ngụy cho được, thưa bác ? Đất nước này thế nào rồi cũng lọt vào tay bọn Ngụy cờ vàng thôi bác ạ!

          • Đất nuoc này củng se lot vao tay cờ vàng? HOW ?, WHEN? WHAT?

            Anh cho Ngụy TÀn Dư thêm 1000 năm nửa để rữa NHỤC. 1000 năm nửa nghen chưa voí lối CHONG CONG BẰNG MỒM, LAT CỘNG BẰNG NUOC BỌT của đám này.

            45 năm toàn mot lủ bốc phét lừa gạt. Dân nào đi nghe cái đám tàn dư thảo khấu này nhỉ!

            CSVN xưa khi đau cấn tói 45 năm để bạt tai thằng mất daỵ PÁP, wuất giò lái thằng hiếu chiên MẼO và thằng tay sai Nguỵ 3///.

            Từ ngày 3 thang 2 năm 1930 tói 1945 là CSVN dỏng dạc đọc TUYEN NGON ĐOC LAP voi hàng trieu nguoi dan VN reo hò tai Quang Truong BA ĐÌNH.

            Từ năm 1945-1954 là bạt tai thằng mất dạy PÁP cút khoi VIET NAM.

            Từ 1954-1975 wuất giò laí thằng hiếu chiến Mẽo và cú đầu thằng NGỤY SAI GON 3/// tay sai rồi.

            Ngụy Tàn Dư 3/// 45 năm troi qua toàn là bịp laó bốc phét lừa gạt nhau chứ làm đuoc caí chó gì mà dân VN theo. Mơ đi em vì mơ không tốn tiền.

            Lịch sử cho tháy rằng làm cách mạng mà chỉ xuí nguoi khác chết thế cho mình như đám NGỤY HÈN TAN DU 3/// này thì có sống thêm 10 kiếp thì củng chỉ chọc cứt CSVN khong thúi mà thôi.

            Anh đề nghị Nguy Tan Dư 3/// nên đi thay lá gan cho nó to hơn tí chứ mà lá gan của NGỤY nhỏ như trái nho thì mải maỉ chi là những tên HÈN mà thôi.

            Nguoi Mỷ nó đả từng noi rằng “CHÚNG TAO(MỸ) đả cho chúng mày(NGỤY SAI GON) tất cả nhửng vủ khí tối tân nhất đia cầu rồi. Có mot thứ mà chúng tao (MỸ) không thể cho chúng mày(NGỤY SAI GON) đó là “LÒNG DỦNG CÃM”. Cái này chúng may(NGỤY) phải tự rèn luyện mói có.”

            Ngụy sai gon thì lam gi mà có “LƠNG DỦNG CÃM”. Đề co sự DỦNG CÃM như CSVN thì phải có lòng yeu nuóc. Ngụy làm gì có nuớc mà yêu? Cuoc đơí làm lính đánh thuê có tiền thì lính tráng, khong tiền thì lính trốn, lính ma, lính kiễng v..v.v.v. Từ thằng tưóng cho toi lính quèn của NGỤY SAI GON mục đích đi lính đê co tiền.

            Haỷ nghe NGUYEN VAN THIỆU nói ‘Nguoi Mỹ cho tao 1.2 tỉ thi tao giử Miên Nam cho Mỷ, nguoi Mỷ cho tao 700 triệu thì tao chỉ giử Vúng 2, Vùng 3. Nguoi Mỷ cho tao 300 triệu thì tao chi giừ SAI GÒN . Nều nguoi Mỹ khong cho tao đồng nào thì khong phai chi 3 ngày mà là 3 giờ, 3 HOURS là tao rưóc CS vào SAI GON ngay.

            Y như rằng sau khi sai lảo già NGUYEN TIEN HƯNG sang Mỹ xin 300 triệu thì bị lảo JOE BIDEN từ chối và thê là THIỆU vọt.

            Đó là cuoc đoì làm lính thú cho MỸ là thê đó. Bay giò cai đám NGụY TAN DƯ 3/// và cai goi là HỤ DUỆ ZIET NAM CONG WOÈ củng thưa hưuởng caí bản chất LÍNH THÚ TAY SAY của cha ông chúng và chờ cơ hội “NỐI NGHIỆP TAY SAI” khi có cơ hội.

            Nhưng đáng tiếc, “THIEN BAT DUNG GIAN”, trời khong thuong đưá ác, thơi thế đả thay đổi, hom nay thằng HIÊu CHIẾN MỸ năm xưa lại Đàng Hoàng lich sự lể phép vói CSVN, và thế là cả hai thành bạn và đám NGỤY TAN DƯ 3/// bị gạt sang bên lề như đồ PHÉ LIỆU của CHIEN TRANH VN.

            Bài học máu xưong đó là “NÊN ĐI CHÍNH BĂNG ĐOI CHÂN CUA MÌNH TRUỚC” , tất cả sự trợ giúp từ bên ngoài chỉ là thứ yêú. CSVN đả thể hiện bằng chính NỘI LỰC của mình khiến thé giói tháy đuoc cái UY, caí PHONG ĐỘ của CSVN cho nên chúng trở lại thân thiện đối tác để tat cà đeu có lợi.

            Trên đời nay khong thằng nào cho thằng nào cai chi hềt. Tât cà đêu đuoc đổi chác. CSVN khong có cái uy lực, khong có cái Dủng , khong có Sưc Mạnh thì bố bảo chẳng thằng nào muon chơi vói.

            ĐA PHƯONG HOÁ là chien luợc của CSVN. CSVN khong PHÓ CẢ LINH HỒN VÀ XÁC cho ngoại bang như NGỤY SAI GON năm xưa. Sự khac biêt giửa CSVN và NGỤY SAI GON là điểm đó. Hiêu chưa đám Ngụy Tàn Dư 3/// đần độn và đám Hụ Duệ Ngu Dốt kia.

Leave a Reply to Minh nguyen Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên