Đã một thời như thế – Trường hợp Bùi Giáng và Phạm Công Thiện (2)

77

Tiếp theo phần 1

Phần Hai: Bác sĩ Nguyễn Đức Phùng trong chuyên đề: Những triệu chứng Tâm Thần Nặng trong thi ca Việt Nam

Ngày nay sức khỏe tinh thần là một thách thức xã hội đối với thế giới con người bên cạnh những lo toan về Biến Đổi khí hậu.

Sức khỏe tinh thần là dấu ấn thời đại. Ngày nay, người ta không còn câu nệ che dấu các bệnh tâm thần như “ một cái xấu cần che đậy” bất kể giới tính, bất kể giầu nghèo, bất kể giai tầng văn Hóa.

Vào năm 2001, tổ chức Y Tế Thế Giới WHO đã ước tính rằng cứ bốn người thì có một người bị rối loạn thần kinh trong cuộc đời.

Đó là một con số báo động đáng lo ngại, mối hiểm nguy cho cá nhân, gia đình, xã hội và kinh tế. Nói chi nỗi hiểm nguy ấy nơi những người lãnh đạo có tác động đưa tới chiến tranh trên quy mô toàn thế giới.

Phần cá nhân người viết. Bài viết về Bùi Giáng của tôi chỉ đưa ra những hiện tượng tâm thần thấy được vì thế không đủ thuyết phục được những ý kiến của đa số người khác.

Nhưng nhờ có duyên may, do một người bạn là b/s TQK chuyển cho bài của b/s Nguyễn Đức Phùng, một người bạn cùng lớp với b/S TQK, một chuyên gia về Thần Kinh Tâm Thần (Neuropsychiatry).

Bài biên khảo được trình bày tại Đại Hội Quốc Tế  Y Sĩ Việt Nam tự dó, kỳ IV, tại Orlando, Florida vào tháng bảy 1993. 28 năm đã trôi qua mà nay tôi mới được đọc. Tôi mới hiểu thêm thế nào là bị bỏ quên, bị bỏ qua.

Điều đó cũng hiểu được vì sự hiểu biết về khoa tâm thần của miền Nam còn quá thô thiển và chậm lụt. Chính bản thân b/s Nguyễn Đức Phùng và nhiều bác sĩ khác cũng nhìn nhận không thể định bệnh được bệnh tâm thần.

Vì vậy, cũng không đáng trách các nhà văn miền Nam đã có những tuyên bố và những nhận xét xưng tụng sai lạc về Bùi Giáng cũng như Phạm Công Thiện.

Thú thực bài viết của b/s Phùng giúp gỡ rối được nhiều vấn đề nan giải về các chứng bệnh tâm thần và những giải đáp đề ra tháo gỡ “những huyền thoại” chung quanh Bùi Giáng. Và cũng đồng thời cũng vạch ra cho thấy những triệu chứng tâm thần ở nhiều dạng trong trường hợp Phạm Công Thiện.

Tuy nhiên, tôi bày tỏ chỉ xin tóm lược một phần bài của b/s Phùng theo kiểu biết tới đâu, ghi tới đó vì sự giới hạn chuyên ngành mà tôi không rành rẽ và bạn đọc có thể tự mình tìm đọc bài của b/s Phùng.

  • Về Bùi Giáng

Theo b/s Phùng, có hai nhóm bịnh điên, nhóm bịnh điên toàn diện, còn gọi là bịnh tâm thần phân liệt: Schizophrenia, và nhóm bịnh điên cục bộ: delusional disorder.

Bệnh tâm thần phân liệt và những rối loạn cá tính như:

  • Rối loạn về tư tưởng (thought disorder)
  • Niềm tin quái dị (delusional belief)
  • Ảo giác (hallucination)
  • Những trạng thái cảm xúc và hành động thái độ cử chỉ bất thường (abnormal affect&behaviors)
  • Và điều quan trọng không bao giờ thiếu được là sau vài cơn điên là sự suy đồi, xuống dốc, mất khả năng làm việc, tự lập, tự săn sóc và cách giao tế trong xã hội như hồi chưa bị bệnh(social skilled)..

Áp dụng vào văn thơ, tác giả cho thấy rõ: rối loạn về tư tưởng.Triệu chứng này có hai phần: Rối loạn về hình thức biểu lộ tư tưởng(thought form disorders và rối loạn về nội dung tư tưởng (thought contents.)

A-Rối loạn về hình thức biểu lộ tư tưởng như:

a-Tư tưởng mất mạch lạc, hay trật đường rày(Loosening association or dérailment). Trong khi nói chuyện, tư tưởng nhảy lông bông từ chuyện này sang chuyện khác, không có đầu đuôi liên hệ gì với nhau,làm người nghe chới với, hụt hẫng. Nhưng người bệnh không biết vậy.

b- Lời nhiều nhưng ít ý(The poverty of content of speech: Người bệnh nói thật nhiều, nhưng nội dung không có gì cả, hay mơ hồ (vague) hay quá trừu tượng(abstract)

c-Tạo từ ngữ mới(neologism: Tạo ra chữ mới, hay làm thay đổi lệch lạc một chữ có sẵn(distorted, altered). Chữ mới này thường là vô nghĩa đối với người bình thường.

d-Cấu trúc ngôn ngữ vô lý(illogical construct): Trong lời nói hay câu văn, sự sắp đặt tư tưởng hay các từ ngữ không đúng với quy luật thông thường, làm cho câu văn lời nói lạ lạ.

B-Rối loạn về nội dung tư tưởng: Ngoài những niềm tin quái dị (delusional beliefs) thường gặp như: Nghi ngờ bị hãm hại(per secutory), ghen tương(jealousy) ngông cuồng tự đại(grandiose),tội lỗi (guilt,sin..) mà nổi bật là chứng IDIOSYNCRATIC, kỳ dị không hiểu nổi, hay chỉ có người ấy mới hiểu nổi hay chẳng có nghĩa gì cả(meaningless) vì sự tối nghĩa mà người đọc đã vì lý do khác đã gán cho nó một ý nghĩa theo ý mình. Đó là nguồn gốc của sự hiểu lầm.

  • Áp dụng vào trường hợp Bùi Giáng

Sau khi trình bày một số trường hợp bệnh lý, b/s Phùng áp dụng vào trường hợp thơ văn Bùi Giáng.

Theo ông, “trong một tập thơ gồm 200 bài, được xuất bản tại Canada. Chỉ có một vài bài có vẻ bình thường, số còn lại đều đầy dẫy các triệu chứng tâm thần: Ý tưởng không liên hệ gì với nhau, tạo chữ mới vô nghĩa, tối nghĩa hay chẳng có nghĩa gì và cấu trúc vô lý”.

Một vài dẫn chứng tiêu biểu:

  • Tối nghĩa hay chẳng có nghĩa gì(idiosyncratic)

“ Chép tờ địa lý đầy vai

Vuông tròn chữ S lạc loài chữ U

Chữ O xẹp lép thiên thu

Hai hàng nhậu nhẹt tạc thù cảo thơm

Ba hàng nhậu nhẹt tinh khôn

Phù du phương cảo vong hồn sử xanh

Om sòm trống trận thiết thanh

Thiên tài vứt bút chòm xanh da trời

Ý tứ không liên hệ gì với nhau, trật đường rầy (Loosening association, de railment. Ý nghĩa của những câu thơ hay đoạn thơ không liên hệ gì với nhau.

  • Tạo chữ mới vô nghĩa (neologisme)

-Tạo chữ mới: “ Cuối cùng trăng mọc cho dzuồng mô dzin, môn lồ gồn cộn lô gôn(trg 30). Huy hoàng hiền đức hức dù dương toa(trg 82)

-Hoặc thay đổi những chữ đã có sẵn như:

“Kiền thủy sinh thành tư mạc trắc( từ: Thiện ác đáo đầu quân mạc trắc)

Lên trời xuống biển ra sông

Chính ông thượng đế là chông bà Trời

Trần gian du hí tót vời

Chính ông Thượng đế là chơi bà trồng.”(trg 82)

Thơ của ông lạ vì ông ráp chữ với nhau thành nhiều từ mới. Với cấu trúc vô lý ấy(illogical construct, ông ráp lại thành những từ ngữ mới, lạ tai mà người bình thường không ai dám dùng. Tỉ dụ:

“ Nền thi nhạc nếp hây hây

Thông minh nếp đắp nước mây cho bèo

Nề vô vi vút vi veo

Nếp vô vị lợi nếp đèo bồng đo

Nếp băng tuyết nếp ty to

Lòng mơ hủ tiếu miệng lồ gồ dâng.” (trg 19)

Để kết luận về phần thi sĩ Bùi Giáng, b/s Phùng cho rằng Bùi Giáng có triệu chứng của hai nhóm bệnh: Tâm thần phân liệt: Schizophrenia với những cơn hưng phấn(Manic episode). Khi thì hưng phấn, khi thì trầm cảm. Khi bị trầm cảm, ông bị bạc nhược không còn năng lượng để đi đến đâu, nhưng khi ông hưng phấn thì xuất hiện khắp nơi, bị rối loạn tâm thấn rất lâu, hầu như mất hết những social skilled mà ông đã sẵn trước đó như từng viết sách, từng đi dạy học.

Cho nên kết luận là ông có cả hai triệu chứng gọi là Schizoaffective disorder, bipolar type. Cho nên không lạ gì ông thường xưng Trẫm, Phật nghe đến tức cười, nên Manic episodes là rất rõ ràng.( hết trich)

Hy vọng phần trình bầy về căn bệnh tâm thần của Bùi Giáng  của b/s Phùng giúp cho nhiều người tỉnh ngộ.

Nhưng tôi biết chắc chắn rằng không dễ gì thay đổi lối suy nghĩ của nhiều trong giới văn nghệ sĩ.

Họ đã chót nên phải chét, “chân đã lấm bùn”.

Áp dụng vào trường hợp Phạm Công Thiện

Cũng như trường hợp Bùi Giáng, trước đây tôi có bài viết nhan đề: Đã một thời như thế: Hiện tượng Phạm Công Thiện.

Bài viết gồm hai phần: Mối liên hệ giữa Henry Miller và phần hai quan trọng hơn cả: Thư gửi cho người bạn thi sĩ.

Ở đây, tôi xin chỉ lược tóm.

  • Những thư trao đổi giữa H. Miller và Phạm Công Thiện đã được in trong tập “ Tribu”, 160 trang (Impression: COREP Toulouse et imprimerie 34 pour le planches intérieures et la couverture ISN:0758-8100. Numéro publié avec la collaboration du Centre de Promotion Culturelle L’Université de Toulouse. Le Mirail.. Dépot légal: 1 er trimestre 1984).

Điều đáng tiếc là Phạm Công Thiện không công bố thực sự những lá thư ông trao đổi với H. Miller, cùng lắm chỉ biết được gián tiếp những lá thư ngắn của H. Miller trả lời cho Phạm Công Thiện.

Điều đáng tiếc thứ hai là không một nhà văn, không một ai như tôi biết, đã không hề nhắc hoặc xử dụng tài liệu này làm chứng liệu tâm thần của Phạm Công Thiện. theo cái tinh thần “ xấu che đi, tốt phơi ra” chăng? Thật, tôi không hiểu được.

Cũng trong Tribu, ông PCT cho biết ông đã cho xuất bản được hơn 20 tác phẩm. H. Miller đã trả lời:

Nhưng trước hết, ông cho phép tôi có đôi nhận xét về khả năng viết đến không thể tưởng tượng(votre incroyable productivité). Ông nói rằng ông đã viết hơn 20 cuốn sách trong vòng vài năm gần đây(…) Ngay cả Balzac, Alexandre Dumas hay Victor Hugo đã không bao giờ có thể viết được với cái nhịp độ như thế.

Phải chăng đây là một nhận xét và sự nghi ngại của H. Miller về tính “thổi phồng” của PCT, dù có thật cũng nên tế nhị?

Nhưng hình như nhận xét của H. Miller không mảy may ảnh hưởng gì đến cách ứng xử của PCT.

Trong thời gian này, hẳn PCT cũng “ tả oán” về đời sống túng thiếu và mong đợi H. Miller giúp đỡ?

Và lần đầu tiên, H. Miller đã gửi tấm chi phiếu 300 đô la. Và cứ tiếp tục như thế nhiều lần. H. Miller cũng “ tội nghiệp” cho bà vợ và những đứa con trai của PCT và đỡ đần chúng.

Ngoài ra PCT còn sống nhờ vào bạn bè, nhất là Thi Vũ và ngay cả anh em phía bên vợ.

Theo Thi Vũ, Võ Văn Ái, sống vất vưởng ở nhà Võ Văn Ái, ở số 8 rue Guy de la Brosse, xóm la tinh thì bất ngờ Thượng tọa Thích Minh Châu-viện trưởng viện Đai Học Vạn Hạnh- và giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch đến thăm. Thượng tọa nói: “Tôi sang dự Hội nghị UNESCO, nhưng cố ý gặp anh mời anh về giúp Đại học Vạn Hạnh, anh ráng giúp cho một tay….” Tôi nhận lời. Thiện ngồi gần cạnh đó, mặt đỏ gay vì rượu, tóc mọc dài Hippie, có lẽ vì vậy Thượng tọa không để ý. Nhận lời xong, tôi tiếp: “ Xin thầy mời luôn Thiện về cho vui.” Thượng tọa Minh Châu , mặt đỏ rầng, ấp úng: “ Ủa, chú.. chú..? Tôi đỡ lời “ Dạ chú Nguyên Tánh đó!” Thầy Minh Châu nở nụ cười hiền hòa giải thoát y như hai mươi năm trước, thời tôi còn gọi chú Minh Châu và giúp chú đánh bài vở ở Tổng trị sự, đầu đường Thượng Tứ, Huế : “ Ừ thì chú Nguyên Tánh về luôn hí”( Về một bài thơ của Phạm Công Thiện. Thi Vũ.)

Từ một hoàn cảnh ăn nhờ ở đậu. Nay trở thành giáo sư Đại Học Vạn Hạnh. Trưởng phân khoa Văn Học& Khoa học nhân văn Đại học Vạn Hạnh.

Theo anh Lê Khắc Hiển, anh ruột của chị Lê Khắc Thanh Hoài,-vợ Phạm Công Thiện-cho tôi biết vào năm 1971 đã gửi cho cô em gái 1000 đô la, mặc dầu anh lúc bấy giờ cũng chỉ là một sinh viên du học.  Sau này, anh còn cho biết gửi nhiều lần vì nghĩ đến các cháu nhỏ. Nhưng anh cho biết cũng không nhận được một lá thư cám ơn của Phạm Công Thiện.

Năm 1966, lần đầu tiên PCT, đến Paris, theo Thi Vũ, trên Gió-O.com viết:

Phạm Công Thiện sống lang thang nơi vỉa hè Paris, ngày ngày làm đuôi theo đám clochard xin những bữa ăn xã hội. Gặp Trần Hiếu đem về nuôi được mấy hôm, sau đó Thiện về ở với tôi.

Về mối liên hệ với H. Miller xem ra càng ngày càng xấu đi.

Tỉ dụ là trình độ tiếng Pháp của PCT, bạn bè của H. Miller cho biết là họ có cảm tưởng trình độ tiếng Pháp chưa đủ( J’ai aussi l’impression qu’ils trouvent votre francais insuffisant).

Về việc ông mặc áo cà-sa, không biết ông tu tập lúc nào, thời gian tu tập bao lâu, có mức độ nghiêm chỉnh không? H. Miller thật sự nghi ngờ và đặt những câu hỏi nghi vấn này ngay từ năm 1966: Có phải ông thật sự trở thành moine Zen bây giờ? Ông có được truyền chức không? Nếu đúng như vậy thì ông có thật sự trở thành Sidharta (à la Hesse) hay là một bậc thầy vô danh?

Sự nghi ngờ của H. Miller là chính đáng.

Và đã đến lúc H. Miller phải chấm dứt  với những lời miệt thị đối với PCT, ông viết:

You are no Charlatan, simply one of the most infortunate of God’s creatures. No fault of Yours”.( Ông không là loại người bịp bợm, ông chỉ là một sản phẩm bất hạnh nhất của đấng tạo hóa. Nhưng đó không phải là lỗi của ông).. Ông viết tiếp: Well, I will leave you. It’s like saying “I leave you to your fate”. I won’t try to to give your advice or sympathy. Cheers. Henry. ( Bây giờ tôi phải xa ông. Như thể nói “Thôi để mặc ông với số phận”. Điều đó có thể là điều tốt. Tôi không muốn cho ông ý kiến gì cũng như bày tỏ lòng thương cảm).

*Thư gửi cho người bạn thi sĩ

(Lettre à un poète vietnamien avant son suicide. Tribu, p.51-56. Paris 19/08/1966).

Tôi cho rằng lá thư này bộc lộ trọn vẹn cá tính con người PCT ở trong một trạng thái tâm thần bất bình thường và bệnh hoạn.

Tao không muốn phê phán quyển Ý Thức Mới, vì có bao giờ mày phê phán con tinh trùng của mày, hỡi NH. Tay Ngàn? Nếu bây giờ, tao muốn viết lại quyển Ý Thức Mới, nhất định tao sẽ viết mạnh hơn, tàn bạo hơn nữa, phũ phàng hơn nữa. Tao đã thấy rõ ràng hơn bao giờ hết rằng tao không nên hòa nhượng, không bao giờ nên làm hòa với cuộc sống này..Thời gian tao ở Hoa Kỳ, tao đã bỏ học, vì tao thấy những trường mà tao học như trường đại học Yale và Columbia chỉ toàn là nơi sản xuất những thằng ngu xuẩn; ngay đến những giáo sư của tao chỉ là những thằng ngu xuẩn nhất đời, tao có thể dạy họ nhiều hơn là họ dạy tao.(…)

Qua Pháp, tao đã sống nghèo đói thế nào thì mầy cũng đã biết rồi; những lúc tao nằm ngủ ở những vỉa hè Paris

Vào những đêm đông đói lạnh, những lúc đói khổ như vậy, tao vẫn còn cảm thấy sung sướng hơn ngồi nghe mấy thằng giáo sư đại học Yale hay Columbia giảng cho tao nghe về Aristote hay Hegel, về Heidegger hay Héraclite..Những thằng ấy hiểu gì về tư tưởng mà dạy tao..Bây giờ nếu có Phật Thích ca hay Giê su hiện ra đứng giảng trước mặt tao, tao cũng chẳng nghe theo nữa. Tao chỉ dạy tao, tao là học trò của tao và cũng chỉ có tao là làm thầy cho tao.

Ông viết tiếp: “Shakespeare hay Goethe, Dante hay Heidegger, tao coi như những thằng hề ngu xuẩn..(…)

Tất cả những người quen biết tao đều nói rằng tao là thằng rừng rú, ích kỷ kiêu ngạo, hoang đàng, vô kỷ luật, vô lễ phép,ham ăn, ham uống, ham ngủ, ham làm ái tình:tóm lại, tất cả những tật xấu của con người đều xuất hiện trong tao. Tao thấy họ nói đúng, nhưng họ nói ngược lại thì cũng đúng. Tao là một thằng mâu thuẫn cùng cực, muốn nói chuyện với tao thì đừng lý luận. Vì tao có thể suy luận xuôi hay ngược gì cũng được.”

Cuối cùng thì ngay cả những triết gia như J.P Sartre và S. De Beauvoir cũng chung số phận: “ Nếu họ muốn xin gặp tao. Tao sẽ không cho gặp mà còn chửi vào mặt họ”

  • Sự phê phán các tác giả Việt Nam trong Hố Thẳm Tư Tưởng

Sự phê phán các tư tưởng gia của nhân loại là phần chính yếu trong các sách của PCT. Ông chỉ dành ít trang cho các nhà văn, thi sĩ Việt Nam nói chung. Ngoại trừ trường hợp Nguyễn Văn Trung, ông đã dành hẳn một chương để phê phán nặng nề vào năm 1963, khi ông vừa đến Pháp: “ Đặt lại căn bản học vấn Nguyễn Văn Trung- Phê bình luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Trung hay là tìm hiểu một thủ đoạn phá hoại Phật giáo.”

Trong Hố Thẳm Tư Tưởng, mở đầu đối với Thiền Tông, Phạm Công Thiện viết: “ Tao đã gửi Thiền Tông vào một phong bì tối khẩn đề địa chỉ của bất cứ ngôi chùa nào trên thế giới.”

Còn đối với văn sĩ, thi sĩ ở Sài gòn : “ Đọc các bài thơ của các anh, tôi thấy ngay sự nghèo nàn của tâm hồn các anh, sự quờ quạng lúng túng, sự lập đi lập lại vô ý thức hay có ý thức: trí thức “mười lăm xu”; “ái quốc nhân đạo “ba mươi lăm xu”; triết lý tôn giáo “ bốn mươi lăm xu”.

Đã không có một nhà thơ nào lên tiếng. Họ im lặng đến khó hiểu.

Ở những trang cuối của cuốn Hố Thẳm Tư Tưởng. PCT viết:” Hố thẳm Tư Tưởng ra đời để đánh dấu ngày tôi chấm dứt mọi liên lạc tình cảm với Bùi Giáng và Nhất Hạnh”.

Vậy mà ở chỗ khác, PCT ca tụng Bùi Giáng như sau: “ Từ bao giờ đến bao giờ, ông ấy vẫn lỳ lợm bất khuất trước sự đà áp, hành hạ tra tấn, tù đầy khủng bố. Càng lúc chúng ta càng thấy rằng chỉ có những tâm hồn thi nhân lớn lao của dân tộc mới là những con người hành động  lớn nhất, đưa đầu trần, đứng một mình chống lại tất cả thế lực đen tối đang vồ chụp quê hương.

Cái ấn tượng chung của tôi khi đọc PCT là sự phủ nhận của phủ nhận, phủ nhận mọi giá trị tôn giáo, triết lý và các tư tưởng gia trên thế giới bằng một thứ ngôn ngữ cuồng vọng trong một trạng thái hystérie, hưng phấn đến độ vọng ngôn, vọng ngữ. Nó phản ảnh một trạng thái tâm hồn có mâu thuẫn giao tranh nội tâm ngoài sự kiểm soát. Đó là sự cao ngạo thay cho sự thực.(L’arrogance remplace le réalisme).

Nó mất hẳn sự tự trọng chính mình vốn là nền tảng của văn hóa và sự tương giao giữa con người.

Nó cũng phản ảnh những ẩn ức tâm thần, bị dồn nén trong nhiều năm và được dịp bùng nổ sau 1963..mà sự hằn thù, chửi bới, nhục mạ có cơ được bùng phát.

Thừa dịp ấy, Cung Tích Biền đăng trên, số 150, 1972 viết:

Ông Nguyễn Văn Trung chỉ là một trí thức phá sản? Ông không có gì để phá sản. Ông chỉ là một kẻ bịp và du đãng văn nghệ. Kẻ bịp kia như thế nào thì đã có ông Phạm Công Thiện làm cáo trạng từ lâu rồi.”

Kha Trấn Ác viết trên tuần báo Đời, số 11, phát hành ngày 27/11/1969 như sau:

Đối với Nguyễn Văn Trung tượng trưng cho sự nông cạn, nô lệ, phá sản của giới trí thức Việt Nam hiện nay. Tên ấy gợi lên sự học vấn lùng khừng, suy tư thiếu máu, cóp nhặt thiếu thông minh, kiêu ngạo, ngu xuẩn, lưu manh, nguy hiểm… Tôi đã tàn bạo khi viết những giòng trên. Phải tàn bạo. Không thể nhẹ nhàng, không thể cảm thông, trao đổi với hạng người trên”.

( Trích “ Nhìn lại những chặng đường đã qua”, kỳ 4, Nguyễn Văn Trung, ngày 08/09/2007)

Để đánh giá về văn tài Phạm Công Thiện, đã có nhiều lời khen ngút trời- cũng như trường hợp Bùi Giáng-.

Nhưng có lẽ cần thiết hơn cả là phải tìm hiểu tình trạng tâm thần của ông trước khi tìm hiểu tác phẩm.

Con người với tâm thần rối loạn, bất định thì tác phẩm ra đời sẽ là sản phẩm ấy.

  • Việc thứ nhất là người ta cứ viết khống là ông “bẩm sinh” ngay từ 15 tuổi đã “đọc thông và viết thạo” nhiều thứ tiếng như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, Trung Hoa và Tây Ban Nha, chưa kể tiếng Sanskrit và La Tinh. Nhưng không một ai kiểm chứng được đích xác chuyện này và hầu như thể không ai muốn kiểm chứng. Trong cuốn Ý Thức Mới trong văn Nghệ và Triết học. ông viết: “Tôi vẫn thích viết chữ Phạn, thích nói chữ Phạn, mặc dầu tôi vẫn chưa thuộc hết bảng mẫu tự chữ Phạn”( trích Ý thức mới trong văn nghệ và triết học, trg 3)
  • Việc thứ hai là chuyện học trường nọ, trường kia, bằng cấp thì có Tiến sĩ triết học Sorbonne( theo thông cáo của Giáo Hội Phật giáo VN hải ngoại), giáo sư đại học Toulouse. Xin thưa rằng trong danh sách các luận án tiến sĩ do Francois Guillemont in lại trong tập san Dòng Sử Việt, trang 137, số tháng 10-12-2007 có liệt kê một số tên tuổi quan thuộc như Nguyễn Thế Anh, Phạm Cao Dương, Pierre Brocheux, Nguyễn Mạnh Tường, Cao Huy Thuần, bà Lâm Thanh Liêm, Devilliers Philippe, Trần Thị Liên Langlet Phillipe, Nguyen Van Ky. Chưa có nguồn thông tin nào cho biết ông PCT lấy tiến sĩ ở đâu, năm nào, đề tài luận án là gi? Cũng vậy, việc dạy triết học ở Toulouse cũng còn là một câu hỏi khác?

Một bằng chứng cụ thể là tôi có điện thoại nói truyện với anh Lê khắc Hiển, anh ruột của chị Lê Khắc Thanh Hoài, du học trước 1975 về truyện bằng cấp. Anh Hiển cho biết LKTH chỉ cười mà thôi, không muốn nhắc đến.  Chị Lê Khắc Thanh Hoài là người có đủ thẩm quyền nhất để xác định về điều này vì đã sống chung với nhau từ năm 1971 và có 5 mặt con. Các cháu đều thành công và giỏi, cháu đầu tốt nghiệp trường École Normale supérieure… Cháu út, con gái là bác sĩ tại Pháp).

Chị chỉ cười mà không trực tiếp đề cập đến rõ ràng, ai muốn hiểu sao thì hiểu.

Và một cách nào đó, nó ứng nghiệm vào ông như ông đã viết: “Tai nạn lớn nhất trong đời tôi là phải chịu đọa đầy làm Thần đồng lúc còn thơ dại, rồi lúc lớn lên làm thanh niên thì phải chịu đọa đầy làm Thiên Tài.”(trích Ý thức mới trong văn nghệ và triết học, trg 2)

*Phạm Công Thiện với triệu chứng Tâm thần dưới sự lý giải của bác sĩ chuyên khoa Tâm thần Nguyễn Đức Phùng.

Sau đây là phần trình bày bệnh lý của B/s Nguyễn Đức Phùng dựa trên tập thơ NGÀY SINH CỦA RẮN, xuất bản năm 1969, tái bản 1988 tại Mỹ với 12 bài thơ. Tác giả  cho rằng có vài bài hay hay, số còn lại tỏ ra bất thường. Tỉ dụ, ông mửa máu đen trên nửa đêm Paris, ông giao cấu với mặt trời và sinh ra mặt trăng, ông thủ dâm thượng đế sinh ra loài người, rồi ông hô hoán lên là mặt trời có thai và đã sinh cho ông ta một đứa con trai.

Ông cho biết là đang đối diện với một người có rối loạn cá tính, một người không bình thường, nhưng không điên. Trong khi người điên làm người ta sợ hoặc thương hại chứ không tức giận.

Phạm Công Thiện gợi cho thấy rối loạn cá tính đầy rẫy trong tác phẩm của ông. Ông tự cho mình là một thiên tài, ngông cuồng, thay đổi bất thường, mầu mè điệu bộ, giả dối, cải lương và quái đản.

Các dấu hiệu rối loạn cá tính sau đây: Cá tính ích kỷ, tự tôn tự đại, cá tính phường tuồng, cá tính khủng hoảng bất thường, và cá tính cô độc huyền bí (Narcissistic, histrionic, bordeline

And schizotypal personality disorder).

Những cá tính nêu trên, b/s Phùng còn dựa thêm trên bài viết CÒN TUỔI DẠI (CTD), viết năm 1966 và ĐI CHO HẾT MỘT ĐÊM HOANG VU TRÊN MẶT ĐẤT.(ĐCHMĐHVTMĐ), viết năm 1988 để làm nổi bật sự rối loạn tâm thần của PCT.

  • Trong bài viết CÒN TUỔI DẠI( CTD), ông cho biết hồi còn nhỏ, cha mẹ ông mải lo làm giàu, chỉ lo cho người anh của ông, bỏ không chăm sóc gì đến ông. Giữa ông và cha mẹ không có tình mẫu tử gì cả. Sau này, gia đình sạt nghiệp, ông phải đi dạy học để giúp đỡ gia đình. Sự cực khổ ấy đã làm ông nhớ lại sự bất công, thiếu tình thương của cha mẹ từ hồi còn bé. Ông trở nên thù ghét tất cả mọi người và lan ra thù ghét cả nhân loại nữa.

Ông đã có một quá khứ thời thơ ấu rất đặc biệt của người có rối loạn cá tính. Khủng hoảng bất thường. (KHBT): Bordeline.

Ông còn có triệu chứng rối loạn về chân tướng (identity) rất sớm từ 15 hay 16 tuổi. Ông không biết mình là ai, hỏi đi hỏi lại mãi những câu hỏi của đứa trẻ lên ba. Và say mê đọc sách triết đến điên cuồng, lẩn quẩn loanh quanh. Khi tu khi xuất. khi tu thì phạm giới, khi xuất thì lông bông.

Tâm hồn của ông thật bất thường, cười đó khóc đó, hết giận, rồi ghét, trơ trơ lạnh lùng hay thản nhiên một cách nguy hiểm. (trang 158, CTĐ). Triệu chứng này là gọi: Tình khí bất thường  (affective instability) thường thấy ở người có cá tính KHBT(Bordeline) và người có cá tính phường tuồng ( Histrionic).

Khi dạy học, ông chưởi mắng học trò, hầm hừ với hiệu trưởng,

hậm hực với mọi người. Đấy là triệu chứng: Nộ khí xung thiên  không đúng chỗ, do thiếu khả năng kiềm chế tức giận (inappropriate intense anger, lack of control of anger) thường thấy ở người có cá tính KHBT.

Ông sống  lông bông, vô nghề nghiệp, đi xin xỏ từng đồng từ những người bạn, nhưng lại thù ghét lòng nhân đạo ấy. Cảm nghĩ bịnh hoạn ấy: dependent and hostile feeling, vừa nhờ vừa thù ghét người ơn của mình. Love-hate relationship thường thấy ở người có cá tính KHBT.

Trong cuốn ĐCHMĐHVTMĐ, ông cho biết là ông thương và kính mến Thảo và Bùi Giáng, nhưng họ là những người ông thường gây lộn, hung hăng chỉ trực đánh nhau (trg.33). Đấy gọi là là hình thức của triệu chứng trên là:Unstable interpersonal relationship của người có cá tính KHBT.

Ông có triệu chứng rất đặc biệt  của người có cá tính KHBT là: Alternating between extremes of overidealization and devaluation, cảm nghĩ trái ngược cực đoan xấu và tốt trên cùng một con người, một tác phẩm. Có lúc ông thù ghét Khổng Tử, Aristote, Kant. Bây giờ ông kính trọng say mê. Có một dạo ông mê Dostoyevsky và ghét Tolstoy, bây giờ ông lãnh đạm với Doltoyevsky và mê Tolstoy, nhưng ông không nói tại sao!

Ông còn có cá tính cô độc huyền bí:Schyzotypal character. Ý nghĩ quái đản như ngửi thấy mùi địa ngục và cười một mình trong bóng đêm ma dại, hay ngồi suốt đêm trong nghĩa địa trong đêm giao thừa(trg 174, 199, 200, CTD). Sau này đã ba bốn mươi tuổi mà tính quái đản dị thường ấy vẫn còn, như uống rượu và nói chuyện suốt đêm với chó, hay ngồi nói chuyện suốt buổi với chậu hoa thạch thảo.

  • Trong cuốn ĐCHMĐHVTMĐ, dày 332 trang, trang nào cũng đầy dẫy ngông cuồng, tự cao tự đại Narcissitic character. Ông nói trực tiếp, gián tiếp, nói bóng nói gió, cách này cách khác ông ta là thiên tài. Tự hỏi, tại sao lúc mới 15 tuổi mà đã viết sách rồi? Tại sao nổi tiếng thần đồng? ( tr. 77 ĐCHMĐHVTMĐ).

 

Tôi không thấy chỗ nào nói về bằng cấp đại học của ông cả. Tôi cũng không thấy ông trình bày có đầu đuôi mạch lạc để chứng tỏ ông có một sự hiểu biết vững chắc về một vấn đề gì thì làm sao làm thầy của thạc sĩ và chấm thi cho tiến sĩ được? Đại học nào cũng có truyền thống luật lệ và tự hào hãnh diện của nó chứ, lẽ nào để một người ăn tục nói phét làm những chuyện mất thể thống được!

Tôi muốn chỉ ra rằng, ông thiếu tự tin(low self esteem) bằng cách lợi dụng tên tuổi những người đã nổi tiếng để làm tăng giá trị của mình.

Qua sách ông viết, tôi thấy tâm hồn ông bệnh hoạn vô cùng. Vì thế những sách ông viết thật bừa bãi không ra cái gì cả.

Cũng may là ông ta có rối loạn cá tính của nhóm không trưởng thành, ngoại trừ cá tính cô độc thần bí, nghĩa là ông sẽ trưởng thành theo thời gian.

Văn là người, người sao thì văn vậy. Người khật khùng thì thơ văn cũng khật khùng. Người loạn trí, rối loạn cá tính thì thơ văn dị thường quái đản.

Điều ấy gần như một định luật.

Điều tôi mong mỏi là giúp cho người đọc hiểu được vì sao có những bài thơ, những cuốn sách dị thường quái đản, những cuộc đời bất thường và giúp cho những người trẻ tránh được sự hiểu lầm và bắt chước. Họ không phải là thiên tài gì đâu mà là người điên và người rối loạn cá tính đấy. Biết bao thiên tài, triết gia, bác học, đã sống, đã viết rất bình thường và khiêm tốn nữa, đấy mới là thiên tài đáng cho ta bắt chước.( Hết trích bài biên khảo của b/s Phùng. April/25/1993.

Đôi dòng thay cho lời kết luận

Đọc những luận cứ về tình trạng rối loạn tinh thần và những hệ lụy của nó của một bác sĩ chuyên gia về bệnh tâm thần viết để lại trong thi ca và văn chương của Bùi Giáng và Phạm Công Thiện. Tôi ngộ ra rằng, ai cũng có thể không may rơi vào tình trạng rối loạn tâm thần cách này, cách khác, tùy mức độ và vì thế chẳng nên tranh cãi với bất cứ ai về chuyện đúng sai, vì có thể rơi vào tình trạng “ông nói gà, bà nói vịt” vô bổ.

Khách quan mà nói, đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, do thiếu hiểu biết về bệnh tâm thần, người ta đã hao tốn giấy mực để bàn cãi ca tụng về những điều đáng nhẽ không nên bàn cãi.

Hy vọng, phần tham khảo của b/s Phùng giúp người đọc, nhất là giới trẻ đừng ngộ nhận và tin tưởng vào những nhận thức của người mắc bệnh tâm thần, tránh vết xe đổ của những người đi trước.

Tuy nhiên, hy vọng là một chuyện, còn được bao nhiêu thì chưa biết? Có những loại người đọc giống như người soi gương, soi gương chỉ thấy chính mình. Họ chỉ đọc cái họ muốn biết, cái họ muốn nghe, cái họ muốn thấy. Sự loại trừ ấy trở thành khuyết tật trong việc mở mang kiến thức tiến bộ và cởi mở.

Về mặt riêng tư, tôi cảm nhận được trong tình người nên cảm thông về tình trạng của Bùi Giáng cũng như Phạm Công Thiện  cũng như một vài người quen biết khác. Họ đáng thương hơn đáng ghét.

Cũng trong tinh thần ấy, viết về Bùi Giáng hay Phạm Công Thiện là viết cho người khác, những “người tỉnh”, những nhà văn còn sót lại.  Hoặc những người quen biết hoặc hệ lụy như chị Lê Khắc Thanh Hoài.

Tôi có được quen biết các con của bác sĩ Lê Khắc Quyến như các anh Lê Khắc Trực, nhất là anh Lê Khắc Hiển qua đó được biết hành trạng của chị Lê Khắc Thanh Hoài- người vợ của Phạm Công Thiện- sau này với 5 mặt con.

Cuộc đời chị Lê Khắc Thanh Hoài vốn sinh ra ở Huế, thuộc một gia đình có tiếng tăm lâu đời. Chị thuộc loại con nhà, xinh đẹp, ăn mặc thời trang, váy đầm xếp gấp, quý phái, tài hoa và lãng mạn, say mê âm nhạc. Chị được gửi học tại trường Jeanne d’Arc cho đến khi đậu tú tài I. Học âm nhạc đàn Piano với các sơ, rồi vào học Viện Quốc Gia âm nhạc Huế, học 4 năm piano với giáo sư Soeliner, người Tây Đức. Rồi được gửi vào học tại trường Nữ Trung học Trưng Vương, đỗ tú tài toàn phần, năm 1968, học triết học Đông Phương tại Đại Học Vạn Hạnh.

1970, chị du học tại Bruxelles. Do duyên nợ, chị đi về giữa Bỉ và Paris, gặp PCT nên năm 1971 lập gia đình với PCT.

Chị một mình bương trải nuôi con và đến một lúc phải chọn lựa giữa các con và chồng. Chị đã chọn cái quyết định mà một người mẹ nào cũng phải làm và từ đó tránh né xa gần về mối tình lụy.

Vinh danh chả thấy đâu, chỉ thấy hư danh và tình lụy. Nhưng chị vẫn một lòng quý mến PCT không một lời oán trách. Tôi đã đọc cuốn truyện: Người đàn bà năm con cũng như web âm nhạc của chị do anh Lê Khắc Hiển gửi cho. Hình như không một lần nhắc trực tiếp đến PCT.

Thôi đành cũng xong. Đã một thời như thế!!!

77 BÌNH LUẬN

  1. Ông Bùi Giangs đã bảo : “Thơ của tôi dành để tặng chuồn chuồn , châu chấu, xin các học giả hãy tránh xa thơ tôi”, vậy mà các ông cứ lao vào bình loạn hoài . Nói thiệt, xin ông Nguyễn văn Lục đừng giận, văn xuôi của ông trong bài trên có mấy chỗ đọc mệt thấy mồ, những chỗ này chỉ gồm vài ba giòng thôi mà tôi phải đọc đi đọc lại ba lần bốn lượt mới hiểu được nó , lủng củng ơi là lủng củng, vậy mà ông cũng đòi ” đi vào cõi thơ của Bùi Giangs sao. Trong khi các ông đi, đứng, nằm, ngồi trên mặt đất , thì Bùi Giangs đang bay cao , cao lắm trên các ông . Hãy đọc mấy câu này của ông ấy :
    Chìm tan, tận diệt đến cùng,
    Thân ma, hình quỷ điệp trùng hư vô.
    để thấy các ông luôn luôn sống , ngụp lặn, suy tư trong không gian ba chiều thì Bùi Giangs đã ở trong chiều thứ tư, thứ năm rồi, làm sao các ông có thể hiểu được ông ấy mà đòi phê với lại bình. Đọc thêm mấy câu này nữa nè, cũng của Ông ấy :
    Tuy nhiên, nếu đã xô bồ,
    thì ra luật tắc biết phương mô mà tìm.
    Trăm năm dâu biển nổi chim,
    Thì ra mọi sự được quyền trở cơn.
    Ông mà hiểu được mấy câu này tôi cùi liền. Thơ của Bùi Giangs lạ lắm, phải có cùng tần số với ông ấy mới hiểu được, cảm được, còn không sao chúng ta không coi như đó là cõi riêng của ông ấy, chúng ta cứ đi tìm các thi sĩ khác mà phê mà bình, đừng chọc cười ông ấy .

  2. Đời bảo anh điên! Đâu có điên
    Đường thơ anh tới cõi thần tiên

    Nguồn TIẾNG LÒNG TA, October 13, 2021, Mặc Thu

    Thêm một bài khác của Mặc Thu, đọc rất cảm động, Mì Quảng Của Bùi Giáng, bắt đầu bằng:

    “Lần đầu tôi gặp Bùi Giáng vào năm 1957, tại Sài Gòn. Khi ấy, mỗi chiều tối, gần như thường lệ, Đinh Hùng và tôi gặp nhau ở Câu Lạc Bộ Văn Hóa, đường Tự Do (Catinat cũ) để uống bia. Quán này của anh chị Phạm Xuân Thái, thường tụ họp khá đông giới văn nghệ sĩ của thủ đô miền Nam. Anh Phạm Xuân Thái lúc ấy đã rời chức bộ trưởng Bộ Thông Tin. Anh đại diện giáo phái Cao Đài trong chính phủ Ngô Đình Diệm.”

    với đoạn kết:

    “Trước đây, khi hỏi thăm về Bùi, cháu Bùi Ngọc Thơ có kể cho tôi biết nhà thơ họ Bùi vẫn nhận được tiền của thân nhân từ hải ngoại gởi về. Mỗi lần nhận được tiền, Bùi lại chỉ đi tìm ăn mì Quảng. Hoặc nhờ người quen nào đó nấu mì Quảng. Hoặc nhờ người quen nào đó nấu mì Quảng rồi mời cả đám những bọn giang hồ, kể cả đám bạn con nít, lôi thôi lếch thếch tới ăn kỳ đến hết đống tiền “tài trợ” mới thôi. Lại đi, không biết đi đâu, ăn ở đâu, ngủ ở đâu.

    “Tóm lại, những ngày tháng cuối đời, nhà thơ họ Bùi luôn sống giữa cơn say và cuộc tỉnh, giữa mộng và thực, chuệnh choạng bước giữa hai lằn đường, không biết khi nào tỉnh, khi nào say, khi nào giả, khi nào thực. Có người gặp, kể lại thì Bùi thường hay nói năng lung tung, nhiều khi chỉ nói cho mình nghe. Cũng nhiều khi nói lớn cho người khác nghe như muốn phân bua điều gì. Cũng lắm lúc Bùi “mạ lỵ, phỉ báng” xúc phạm đến nhiều người quyền thế.

    “Người nghe cảm thấy khó chịu, như chính mình bị xúc phạm thì cũng bỏ qua, cho là lời lẽ của kẻ điên. Người nghe cảm thấy vui thỏa như chính mình được chửi, thì cho rằng đó là lời của người thực tỉnh táo. Thử hỏi mấy ai đã được sống sướng thỏa như nhà thơ Bùi Giáng vào giữa lúc cuộc đời điên đảo như thuở này ?

    “Khi bác cháu họ Bùi đi khuất, tôi còn mãi ngẩn ngơ, ngồi lại một mình. Bây giờ mới nhớ ra mình chưa hề uống một giọt Mai Quế Lộ. Thế là một mình tự rót, tự mời, độc ẩm, không biết bao nhiêu chén nữa. Rồi viết mấy câu thơ tặng Bùi Giáng. Nhưng thơ này không gửi.

    “TÁI NGỘ BÙI GIÁNG
    (nhân chuyến thăm bất ngờ của nhà thơ họ Bùi 1987)

    “Đời bảo anh điên! Đâu có điên
    Đường thơ anh tới cõi thần tiên
    Nói cười dẫu khác người nhân thế
    Bởi chẳng cùng chung một hướng duyên
    Thôi, hãy cùng ta cạn chén này!
    Chuyện đời đâu đáng nửa cơn say
    “Trập trùng kim ốc, giai nhân mộng”*
    Cũng chẳng hơn gì… hớp rượu cay.
    (1987)”

    Chuyện đời đâu đáng nửa cơn say!

    • Đời khéo chia hai: tĩnh với điên.
      Thơ không phân-biệt Quỷ và Tiên.
      Vần Âm đâu khác vần Dương-thế.
      Oan-trái chẵng nề với Thiện-duyên
      Đả trót thơ-văn một kiếp này.
      Lợi-danh chẵng đáng để mà say.
      Phù-du một thoáng…phù-du-mộng.
      Đắng nghét tình đời…quả ớt cay.
      *
      Lợi-danh chẵng đáng để mà say.

  3. Tôi sưu tầm ra một ít bài về Bùi Giáng, khá thú vị. Xin phép ghi lại, cùng một đề tài ở đây.

    Nguồn TIẾNG LÒNG TA

    Từ: Thích Phước An: Những ngày sống bên cạnh Thi hào Bùi Giáng:

    ….. Có một chuyện rất “vui tươi” hay “tếu” (những tiếng mà lúc sinh thời Bùi Giáng vẫn thường dùng). Tôi được xin kể lại sau đây, hy vọng sẽ giải đáp được phần nào những điều mà một số người vẫn ngộ nhận về Bùi Giáng. Một bữa đi chơi về, Bùi Giáng kêu tôi lại, rút trong đẫy vải ra một tờ báo, đó là tờ báo của sinh viên Quảng Đà đang theo học tại các đại học Sài Gòn (1974), ông chỉ vào chữ Quảng Đà và nói với tôi: “Mấy thằng Quảng Đà cứ tụ năm tụ ba ở mấy cái quán mì Quảng nhậu nhẹt suốt ngày rồi còn khoe mình là con cháu của Hoàng Diệu, Trần Quý Cáp, Phan Chu Trinh, .v..v.”. Ngừng một lát Bùi Giáng nhìn tôi với cặp mắt long lanh rồi nói tiếp: “Tao mà chế được bom nguyên tử tao sẽ dội trên đầu bọn chúng mỗi ngày ba trái, sáng một trái, trưa một trái, chiều một trái”.
    Chúng ta có thể tự hỏi không lẽ nào cái nơi chôn nhau cắt rốn ấy, nơi mà những địa danh như Vĩnh Trinh, Thanh Châu, Quế Sơn .v..v. đã tràn ngập trong những bài thơ của Bùi Giáng với tất cả sự nhớ thương da diết, mà ông lại nỡ thù ghét đến vậy sao? Mà Bùi Giáng thù ghét để làm gì chứ? Hay là Bùi Giáng muốn che giấu điều gì sau những lời lẽ có vẻ như “thô lỗ” này? Ít ra cũng đã một lần Bùi Giáng hé mở cho ta thấy được những tình cảm mà Bùi Giáng muốn giấu kín tận đáy lòng sâu thẳm. Tôi xin được trích ra đây để thay cho lời kết:
    “Trong một cuộc vui, ta hỏi họ vài điều. Họ lơ đễnh thờ ơ, ta tưởng họ kiêu bạt. Trong lúc mọi người đang gào khóc giữa một đám tang, họ phiêu phiêu đi qua, trong có vẻ mỉm cười niêm hoa vi tiếu. Ta tưởng họ tàn nhẫn thô bạo. Niềm vui, nỗi buồn của họ, dường như chẳng có chi giống nỗi buồn của chúng ta. Do đó chúng ta trách móc họ một cách lệch lạc hết cả, Par manque de justice interne”. (Đi vào cõi thơ trang 6-7, NXB Ca Dao, Sài Gòn 1969). (TPA – Nha Trang, những ngày cuối Thu hoài niệm).

    Từ Phan Ni Tấn:

    Thấy trong blog Phạm Cao Hoàng có thơ nhắc đến Trung Niên Thi Sĩ làm tôi nhớ người bạn thơ lớn dễ thương nhất của chúng ta là nhà thơ Bùi Giáng.
    Năm 1979 tôi bán sách cũ trong chợ sách Đặng Thị Nhu, ngày bán được, ngày thì không có một xu dính túi nên thường thường tôi đói mờ mắt. Để bảo đảm cho cái bụng xẹp lép phình lên một chút, trưa trưa tôi uống nước máy trừ cơm. Tối thì mò tới nhà bạn ở trọ gần rạp hát Quốc Thanh giành ăn mì quốc danh với lũ chuột cống rồi lang thang vô chợ gà Thái Bình ngủ bụi. Sáng lại lếch thếch ra chợ sách kiếm ăn qua ngày. Một buổi sáng, khoảng giữa năm 1979, thình lình cả chợ sách náo loạn cả lên. Tôi ló cổ ngó ra phía đầu chợ thì thấy “Hồng Thất Công” xuất hiện. Ở chợ sách này chỉ có hai vị khách lớn, có uy tín bậc nhất trong làng văn học nghệ thuật miền Nam là nhà thơ Bùi Giáng và nhà khảo cổ Vương Hồng Sển mới làm cho cả chợ xôn xao đến thế. Riêng Bùi Bàng Dúi của chúng ta thì một ngày như mọi ngày. Rất là “Thất Cái”; vẫn tả tơi quần áo vá chùm vá đụp, tóc tai rũ rượi, đầu đội nón calô vá víu nhiều màu trông giống hệt Tế Điên Hòa Thượng, vai mang túi… rác kềnh càng, đang quơ gậy khệnh khạng, ngã nghiêng đi tới. Miệng thì hò hét như ca, con mắt dọc ngang, hết ngó bên này tới bên khác, ông vừa đi vừa khoa tay múa chân trông rất vui nhộn. Phước ba đời tôi, hôm đó Trung Niên Thi Sĩ lại xẹt vô sạp sách của tôi, chợp một cuốn pocket book, lật lật chọn đại một trang rồi, thay vì đọc vài ba câu tiếng Ăng-lê trong đó, ông lại cất giọng oang oang bài thơ của Lý Thường Kiệt: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư. Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư. Như hà ngịch lỗ lai xâm phạm. Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”. Đọc xong ông trả sách, cười hi hi rồi quơ gậy nhún nhảy bước đi.
    Để nhớ Người Bạn Lớn: Trung Niên Thi Sĩ, Thi Sĩ Đười Ươi, Bùi Bàng Dúi, Bùi Bán Dùi, Bùi Tồn Lưu, Bùi Tồn Lê, Bùi Văn Bố, Bùi Bê Bối, Bùi Văn Chiêu Lỳ, Vân Mồng, Brigit Giáng, Giáng Monroe… có tâm hồn bao la nhưng “chẳng sống theo thời thế, mà sống từ cõi túy lúy càn khôn” đến “điên rồ lừng lẫy, điên rực rỡ”(chữ của Bùi Giáng), một thi sĩ điên dễ thương nhất trần gian, tôi có đề thơ về ông, rằng:
    Tôi bán sách cũ trong chợ sách
    Một hôm dị khách ghé qua hàng
    Lật trang sách ngoại oang oang đọc
    “Nam quốc sơn hà…” khách cười vang

  4. Tôi ví-von sai ư?
    Có lẻ thế thật!
    Hai cái lổ Trịnh Công Sơn và Bùi Giáng mà lại ví-von là hai cái cửa sổ, thì rất xấu-hổ cho dòng-họ Cửa Sổ.
    Tôi sẻ sửa lại:
    “Sau khi lớp già chết hết, các thế- hệ sau này sẻ tìm hiểu Văn-hóa, Văn-nghê của Việt Nam Cộng Hòa qua hai cái lổ khốn-kiếp và bẫn-thỉu của Việt Cộng.”
    Và từ hôm nay, tôi quyết-định ý-nghỉ của mình, rằng:
    Trịnh Công Sơn và Bùi Giáng là hai “cái lổ thiền-tài” của Việt Cộng.
    Xin lổi cửa sổ, tôi đả làm nhục các bạn, vì tôi đả ví-von các bạn ngang-hàng với Bùi Giáng và Trịnh Công Sơn.
    Họ chỉ là 02 cái lổ.

    • Xem ra HBT đang sa lầy vào cái bịnh của BG, nói quẩn không ai hiểu nói gì.
      HBT từng tuyên ngôn,
      “Nói và viết phải rõ-ràng, dễ hiểu.
      Người đọc và người nghe phải biết người viết và người nói muốn trình-bày cái gì”

      HBT cũng cực lực lên án,

      “…thứ ngôn-ngữ láu-cá và nghịch-ngợm của đứa trẻ-con đầu bạc, cố-ý dùng những câu vô-nghĩa kỳ-cục và dị-đời”.

      Các “lỗ” nơi 2 đực rựa nầy là cơ quan sinh lý “nội vụ”của mấy chã, để ăn/nói/khạc nhổ; thở hít, tiêu tiểu…
      là chuyện giải quyết nội bộ cơ thể họ; có dính dáng gì tới ai khác. Mà 2 con ma già nầy cũng đã chẳng còn xài chúng nữa.
      Còn HBT định ám chỉ cái lỗ “cửa sau” của TCS, BG để “văn chương” của mình thêm nặng mùi trước khi tấn công thiên hạ, thì hãy nhớ lại câu, văn tức là người;
      thế khác gì ngửa mặt phun nước bọt lên trời?
      HBT chỉ bị tẩu hoả nhập ma thôi.

      Thôi hạ hoả bớt đi, cho tâm hồn nó nhẹ nhàng. Vứt hết cửa sổ và lỗ!
      Chuyện trò cũng khá dài rồi. Bye nhé.
      Chúc HBT có sức khoẻ tốt trong tuổi xế chiều.

  5. Ví von sai rồi đấy.
    Cửa sổ, bất kể cái khung của nó to nhỏ, nguy nga hay mộc mạc, cũng chỉ là khoảng trống cho thị giác xuyên qua, mở ra thị trường quang học rộng 360 độ, tha hồ nhìn toàn diện cái anh muốn tìm nhìn, trái phải trên dưới…tha hồ.
    Cửa sổ không cản trở, cũng không quyết định cái gì phải nhìn.
    Nội dung của thị giác là những gì phía xa của tầm mắt và theo ý chí tìm nhìn của chủ thể; không ai thấy bản thân cái cửa sổ nó ra làm sao vì nó không phải là đối tượng của ta.

    Hoang tưởng rồi!

    Nếu vẫn cứ khư khư bắt chước cái nhìn sự vật của BG, thì cặp kính mắt là ẩn dụ có thể dùng để thay cho cửa sổ, nghe có lý hơn.

    Lớp già cứ yên tâm nhắm mắt đi. Thế hệ trẻ vẫn còn Apple, WWW, Google, FB…duy trì sự miên viễn của các giá trị mà chúng hoàn toàn tự do nhận định và chọn lựa.

    TCS hay BG chỉ là 2 món đồ cỗ trong số nhiều giá trị khác về văn học, nghệ thuật…
    PD, Ngô TM, Vũ TA, Lam P, Trầm TT, Hoàng T, Hoàng TT…với TT, Lệ T, Khánh L…; Doãn Quốc Sĩ, Nguyên Sa, Cao Xuân Hạo, Thu Giang Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Hiến Lê…vẫn có mặt trên nền nhóm Tự lực Văn đoàn…kể sao cho xiết!
    Nguyễn Du sẽ vẫn là tượng đài cao ngất giữa các bia mộ văn học hào hùng hoành tráng suốt bao thế kỷ văn chương… kể không làm sao cho hết!
    Các thế hệ U90, U80 đã học qua trên trường lớp trung học, đại học… có thể nào quên được không?
    Không hề!
    Họ luôn nhớ những giá trị ấy, luôn nhắc nhở tán thán các giá trị đó, luôn khuyến nhủ giới thiệu;
    và thế hệ trẻ con em họ, chỉ cần gõ vào Google là tìm thấy, và tự do lựa chọn, ngưỡng mộ tin theo…

    Trong cái vườn hoa di sản văn hoá ấy của VNCH, BG và TCS cũng chỉ là 2 loài kỳ hoa dị thảo mà khi tiếp cận, có người khoan khoái có người lại dị ứng.

    Thôi thì cứ để cho đời chảy trôi như thế.
    Hoang tưởng với nổi lo hàm răng bò hết trắng chỉ thêm khộ thôi, nhé.

  6. Việt Cộng tạo được 02 cái cửa sổ:
    Trịnh Công Sơn và Bùi Giáng.
    Sau khi lớp già chết hết, các thế- hệ sau này sẻ tìm hiểu Văn-hóa, Văn-nghê của Việt Nam Cộng Hòa qua hai cái cửa sổ khốn-kiếp và bẫn-thỉu của Việt Cộng.
    Những con người của VNCH hảy tự trách mình đả ngu-xuẫn như thế nào.
    Không có cách gì để xóa-bỏ hai cái cửa sổ chó chết này.
    VC sẻ mở thêm nhiều cửa sổ khác nửa.
    Cuối-cùng người ta sẻ nhìn VNCH qua con mắt của Việt Cộng.
    Sướng nhá!

  7. Trong 72 năm cuộc đời BG, tính từ lúc trưởng thành năm 1950 là năm BG quyết định bỏ vùng VM “về thành”, ra Huế thi đậu Tú tài II ban Văn chương rồi vào Saigon lập nghiệp,
    thì bầu khí văn hoá miền Nam tự do nuôi dưỡng ông chiếm 25 năm, tính tới 1975.
    Phần 23 năm còn lại là thời kỳ một BG điên nặng về sinh lý, và bất đắc chí dưới chế độ CS về ý thức tồn tại của bản ngã chính trị, vốn là là cái tiềm thức bí ẩn đã khiến một BG, (từng tỏ ra cực kỳ thông minh đến độ đảng bộ địa phương nhận thấy và đặc cách gửi BG ra Bắc học đại học), đã giữa đường quyết định buông bỏ thực tại, quay ngoắt 180 độ về Nam, bắt đầu tương lai của một thế giới mới, nội tâm và ngoại cảnh mới.
    Phải suy nghĩ,
    tại sao, cái gì đã điều khiển BG hành động như thế!

    Bây giờ có người đang đẩy hồn ma BG về phía VC!
    Thật oái oăm…

  8. Thơ của Bùi Giáng là thứ ngôn-ngử láu-cá và nghịch-ngợm của đứa trẻ-con đầu bạc, cố-ý dùng những câu vô-nghỉa kỳ-cục và dị-đời, chỉ để chọc-phá lủ ngu.
    Nếu có được câu hay, thì đó là tai-nạn ngoài ý muốn.

  9. Khi tạo ra cái cửa sổ “Thiên-tài Bùi Giáng”, Việt Cộng đả giết chết nền Văn-hóa, Văn-nghệ của Việt Nam Cộng Hòa.
    Từ nay, mọi người nhìn Văn-hóa và Văn-nghệ VNCH qua cái cửa sổ Bùi Giáng, mọi ngỏ-nghách khác đả bị Việt Cộng bịt kín.
    Cái cửa sổ khốn-nạn này rất khó xóa-bỏ, vì bọn ngu đả bơm nó quá lâu và quá nhiều.
    Việt Cộng mới là thiên-tài, khi bọn nó tạo ra được cái cửa sổ “Thiên-tài Bùi Giáng”.

  10. Nói và viết phải rỏ-ràng, dể hiểu.
    Người đọc và người nghe phải biết người viết và người nói muốn trình-bày cái gì.
    Bọn chó đẻ làm ra vẻ ta đây cao-siêu và bí-hiễm, nên bọn cặn-bả này viết và nói những câu vô-nghỉa mà chính bọn nó cũng chẵng hiểu gì cả.
    Nên bỏ bọn này vào bồn cầu rồi xả nước.
    Bố tiên-sư và mả mẹ những thằng nói và viết làm tôi không hiểu được.

  11. Xin giới-thiệu 10 bài thơ hay của thiên-tài Bùi Giáng.
    *
    “Top 10 Bài thơ hay của nhà thơ Bùi Giáng”
    *
    Trong 10 bài thì có chín bài lục-bát.
    Bùi Giáng chính là tai-họa của Lục Bát Việt Nam.

    • Chỉ có Việt Cộng mới bơm Bùi Giáng thành thiên-tài.
      Ở mặt-trận phãn-tuyên-truyền Việt Cộng đả thắng một trận rất lớn.
      Từ nay trở đi, nếu có ai đọc “thiên-tài Bùi Giáng” thì sẻ có ý-nghỉ:
      -Thì ra, thiên-tài của Việt Nam Cộng Hòa là như thế này đây.
      Qua cái cửa sổ Bùi Giáng, người ta nghỉ rằng:
      -Bọn nó còn thua-kém Bùi Giáng, vậy thì đọc nó để làm gì.
      Khi bơm Bùi Giáng lên thiên-tài, rỏ-ràng Việt Cộng cao hơn Việt Nam Cộng Hòa nửa cái đầu.

      • Copy comment của BinhTam:
        “Nói người khác điên có nghĩa là mình Tĩnh trí. Vậy thử hỏi những người tự nhận mình tĩnh trí mấy ai dám chơi xỏ CS bằng BG như giai thoại dưới đây:
        “ Người ta kể rằng có hôm nhà thơ lang thang trên đường Lê Lợi, gặp một phụ nữ người Âu, ông thản nhiên… bóp vú cô đầm. Công an can thiệp, ông nói tỉnh bơ: “Tôi chỉ muốn thử xem hai bầu vú Liên Sô có còn nuôi nổi Việt Nam không.”
        Một lần khác trong chợ An Đông, ông giật một chiếc xe đạp của bà bán dạo trên hè. Bà hàng đuổi theo, ông trả lại và nói: “Mất cả nước thì không la, mất cái xe đạp lại la oai oái!”

        Nếu VC đọc được chuyện này, Hồ Bê Tông nghĩ VC sẽ…dựng tượng thờ Bùi Giáng để thay thế tượng bác Hù không?

        • Đồ ngu!
          Việt Cộng chỉ tạo ra cái cửa sổ “Thiên-tài Bùi Giáng” là để giết chết Văn-hóa, Văn-nghệ VNCH.
          Đây chỉ là sự lợi-dụng cái tên để tuyên-truyền.
          Thật-tâm, thì Việt Cộng coi Bùi Giáng còn tệ hơn con chó ghẻ.

          • Thật chưa thấy ai mất dạy, vô liêm sỉ như thằng Hồ bê tông này. Ông Bùi Giangs chỉ là một nhà thơ , mày có thể ưa thích hay không ,sao lại chụp mũ ông ấy là việt cộng để có cớ mà chửi người đã khuất trong khi ông ấy chỉ làm mỗi một điều sai : thơ ông ấy ở ngoài tầm hiểu biết của cái đầu cặn bã của mày. Tao thấy mày giống hệt một thằng, cũng một giọng điệu mất day như được phẹt ra từ cùng một lỗ : thằng ngụy văn phét mà mày hoan hô đó. Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, ông bà xưa nói hay lắm luôn.

  12. Đây là một trong 10 bài thơ hay nhất của thiên-tài Bùi Giáng.
    Bài thơ: Mai sau em về
    Mai sau em về

    Thơ: Bùi Giáng

    Em về mấy thế kỷ sau
    Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không
    Ta đi còn gửi đôi giòng
    Lá rơi có dội ở trong sương mù?

    Những thương nhớ lạnh bao ‘giờ’
    Đường thu chia ngả chân ‘trời’ rộng thênh
    Đây phồn hoa của thị thành
    Đây hồn thuỷ thảo khóc tình ngửa ngang
    Càn khôn xưa của riêng chàng
    Xưa đài vũ trụ thiếp mang riêng mình
    Bây giờ đón bước em xinh
    Sầu đau nhan sắc bất bình ra sao

    Nguồn: Bùi Giáng, Mưa nguồn, NXB Hội nhà văn, 1993
    *
    Vần “…ờ” mà hiệp với vần “…ời” thì đúng là thiên-tài.
    *
    Bài thơ ngớ-ngẫn như trẻ con.

    • Bài số 02
      Bài thơ: Ai đi tu
      Ai đi tu

      Thơ: Bùi Giáng

      Trời sầu đất muộn thế ru
      Ban đầu em đã đi tu vội vàng
      Chân trời oán hận tràn lan
      Lỗi từ phương trượng u hàn niềm hoa
      Bây giờ ngó lại người ta
      Gẫm rằng thiên hạ ai là đi tu.

      • Bài số 03
        Bài thơ: Mắt buồn
        Mắt buồn

        Thơ: Bùi Giáng

        Dặm khuya ngắt tạnh mù khơi
        (Nguyễn Du)

        Bóng mây trời cũ hao mòn
        Chiêm bao náo động riêng còn hai tay
        Tấm thân với mảnh hình hài
        Tấm thân thể với canh dài bão giông
        Cá khe nước cõng lên đồng
        Ruộng hoang mang khóc đêm mồng một giêng
        Tạ từ tháng chạp quay nghiêng
        Âm trang sử lịch thu triền miên trôi

        Bỏ trăng gió lại cho đời
        Bỏ ngang ngửa sóng giữa lời hẹn hoa
        Bỏ người yêu bỏ bóng ma
        Bỏ hình hài của tiên nga trên trời
        Bây giờ riêng đối diện tôi
        Còn hai con mắt khóc người một con

        Nguồn: Bùi Giáng, Mưa nguồn, NXB Hội nhà văn, 1993

        • Bài số 04
          Bài thơ: Anh về Bình Dương
          Anh về Bình Dương

          Thơ: Bùi Giáng

          Anh về đất rộng Bình Dương
          Trái cây và lá con đường cỏ xanh
          Môi người nắng ngọt vây quanh
          Nụ cười Nam Việt yên lành bấy nay
          Em về đẩy mộng lên vai
          Chào xuân ngả nón bụi ngày gió ru
          Mừng vui con mắt ngây thơ
          Mây nghiêng như lệ pha mờ chiêm bao
          Yêu nhau cảm động dường nào
          Anh về đất rộng cúi chào Bình Dương.

    • Bài số 05
      (Bài này có lẻ Bùi Giáng gởi cho báo Thanh Niên của Việt Cộng)
      Bài thơ: Bên quán cà phê
      Bên quán cà phê

      Thơ: Bùi Giáng

      Gửi Thanh Niên xuân

      Cà phê vô tận mưa nguồn
      Thành thân vô lượng vui buồn gọi nhau
      Em đi ngõ trước vườn sau
      Chào Xuân đâu biết niềm đau mưa nguồn

      Niềm vui bất tuyệt cứ tuôn
      Xuân xanh bát ngát rẩy run phập phồng
      Sát-na hiện tại phiêu bồng
      Này băng tuyết nở muôn hồng tương lai

      Cà phê nhớ buổi hôm nay
      Chén trà xin hẹn ngày rày năm sau
      Ông từ vĩnh biệt tiêu tao
      Buồn vui vô tận chiêm bao chập chờn…

      Xuân 95

      • Bài số 06
        Bài thơ: Phụng Hiến
        Phụng Hiến

        Thơ: Bùi Giáng

        Con có nghĩ: ắt là phải thế
        Một đôi lần con ghì siết hai tay
        Nàng thơ đẹp của trần gian ứa lệ
        Bảo con rằng: hãy nhớ lấy phút giây
        B.G.

        Ngày sẽ hết tôi sẽ không ở lại
        Tôi sẽ đi và chưa biết đi đâu
        Tôi sẽ tiếc thương trần gian mãi mãi
        Vì nơi đây tôi sống đủ vui sầu

        Cây và cối bầu trời và mặt đất
        Đã nhìn tôi dưới sương sớm trăng khuya
        Mở buồng phổi đón gió bay bát ngát
        Dừng bên sông bến cát buổi chia lìa

        Hoàng hôn xuống, bình minh lên nhịp nhịp
        Ngàn sao xanh lùi bước trước vừng hồng
        Ngày rực rỡ đêm êm đềm kế tiếp
        Đón chào tôi chung cười khóc bao lần

        Tôi đã gửi hồn tôi biết mấy bận
        Cho mây xa cho tơ liễu ở gần
        Tôi đã đặt trong bàn tay vạn vật
        Quả tim mình nóng hối những chờ mong

        Sông trắng quá bảo lòng tôi mở cửa
        Trăng vàng sao giục cánh mộng tung ngần
        Gió thổi giậy lùa mơ vào bốn phía
        Ba phương trời chung gục khóc đêm giông

        Những giòng lệ tuôn mấy lần khắc khoải
        Những nụ cười tròn mấy bận hân hoan
        Những ngoảnh mặt im lìm trong ái ngại
        Những bắt tay xao động với muôn vàn

        Những người bạn xem tôi như ruột thịt
        Những người em dâng hết dạ cho tôi
        Những người bạn xem tôi là cà gật
        Những người em không vẹn nghĩa mất rồi

        Trần gian hỡi? tôi đã về đây sống
        Tôi đã tìm đâu ý nghĩa lầm than
        Tôi ngẩng mặt ngó ngàn mây cao rộng
        Tôi cúi đầu nhìn mặt đất thấp đen

        Tôi chấp thuận trăm lần trong thổn thức
        Tôi bàng hoàng hốt hoảng những đêm đêm
        Tôi xin chịu cuồng si để sáng suốt
        Tôi đui mù cho thoả dạ yêu em

        Tôi tự nguyện sẽ một lần chung thuỷ
        Qua những lần buồn tủi giữa đảo điên
        Thân xương máu đã đành là uỷ mị
        Thì xin em cùng lên thác xuống ghềnh

        Em đứng mũi anh chịu sào có vững
        Bàn tay bưng đĩa muối có chấm gừng
        Tôi đã nguyện yêu trần gian nguyên vẹn
        Hết tâm hồn và hết cả da xương

        Xin yêu mãi yêu và yêu nhau mãi
        Trần gian ôi! cánh bướm cánh chuồn chuồn
        Con kiến bé cùng hoa hoang cỏ dại
        Con vi trùng cùng sâu bọ cũng yêu luôn

        Còn ở lại một ngày còn yêu mãi
        Còn một đêm còn thở dưới trăng sao
        Thì cánh mộng còn tung lên không ngại
        Níu trời xanh tay với kiễng chân cao

        Nhưng em hỡi trần gian ôi ta biết
        Sẽ rồi ra vĩnh biệt với ngươi thôi
        Ta chết lặng bó tay đầu lắc
        Đài xiêu ôi xuân sắp rụng mất rồi

        Đêm ứa lệ phồng mi hai mắt
        Bàn tay ta nhỏ như lá cây khô
        Mình hoa rã đầm đìa sương theo móc
        Đỡ làm sao những cánh tiếp nhau rơi

        Ta gửi lại đây những lời áo não
        Những lời yêu thương phụng hiến cho em
        Rồi ta gục đầu trên trang giấy hão
        Em bảo rằng

        – Đừng tuyệt vọng nghe không
        Còn trang thơ thắm lại với trời hồng

        Nguồn: Bùi Giáng, Mưa nguồn, NXB Hội nhà văn, 1993
        *
        “…Mở buồng phổi đón gió bay bát ngát…”
        (Đúng là thiên-tai mới làm được câu thơ như thế này)

        • Bài số 07
          Bài thơ: Ống điên
          Ống điên

          Thơ: Bùi Giáng

          Ông điên từ bữa hôm qua
          Tới hôm nay nữa gọi là ba hôm
          Thanh thiên về dự hội đàm
          Thành thân thiên hạ muôn vàn mai sau

          * * *

          Ông điên từ một lần đầu
          Tới lần đuôi đứt ruột rầu rĩ đau
          Tuyệt mù biển cạn sông sâu
          Bụi hồng tản mác trước sau bây giờ.

          • Bài số 08
            Bài thơ: Chào Nguyên Xuân
            Chào Nguyên Xuân

            Thơ: Bùi Giáng

            Xin chào nhau giữa con đường
            Mùa xuân phía trước miên trường phía sau
            Tóc xanh dù có phai màu
            Thì cây xanh vẫn cùng nhau hẹn rằng

            Xin chào nhau giữa lúc này
            Có ngàn năm đứng ngó cây cối và
            Có trời mây xuống lân la
            Bên bờ nước có bóng ta bên người

            Xin chào nhau giữa bàn tay
            Có năm ngón nhỏ phơi bày ngón con
            Thưa rằng những ngón thon thon
            Chào nhau một bận sẽ còn nhớ nhau

            Xin chào nhau giữa làn môi
            Có hồng tàn lệ khóc đời chửa cam
            Thưa rằng bạc mệnh xin kham
            Giờ vui bất tuyệt xin làm cỏ cây

            Xin chào nhau giữa bụi đầy
            Nhìn xa có bóng áng mây nghiêng đầu

            Hỏi rằng: người ở quê đâu
            Thưa rằng: tôi ở rất lâu quê nhà
            Hỏi rằng: từ bước chân ra
            Vì sao thấy gió dàn xa dặm dài
            Thưa rằng: nói nữa là sai
            Mùa xuân đương đợi bước ai đi vào
            Hỏi rằng: đất trích chiêm bao
            Sá gì ngẫu nhĩ mà chào đón nhau
            Thưa rằng: ly biệt mai sau
            Là trùng ngộ giữa hương màu Nguyên Xuân

            Nguồn: Bùi Giáng, Mưa nguồn, NXB Hội nhà văn, 1993

          • Bài số 09
            Bài thơ: Chiều đông
            Chiều đông

            Thơ: Bùi Giáng

            Bảy giờ nghi hoặc trở cơn
            Mù sương mélite lá cồn thô sơ
            Viết câu giữa tiếng lu mờ
            Mưa nguồn bỏ lại tự giờ trở đi

            Trên đồng đày ải hoa thi
            Tiếng than đầu ngọn cây gì trổ bông
            Rừng chanh trái núi hương đồng
            Gò sương nội cỏ lục hồng rủ nhau

            Tám giờ vội vã đi mau
            Từ tân thanh lại nguyên màu đêm nay
            Mù sương ký ức thở dài
            Giờ ôi bảy tám quên ngày xa đêm

            Sáu giờ trở lại ghi thêm
            Giòng hoang dại đã chảy bên miền này
            Núi rừng trở lại đêm nay
            Mù sương sắp tới bỗng ngây thơ cười

            Nguồn: Bài ca quần đảo, Bùi Giáng, Nxb Nguyễn Đình Vượng, 1973 (tái bản)

          • Bài số 10
            Bài thơ: Lá trút hoa cồn
            Lá trút hoa cồn

            Thơ: Bùi Giáng

            Cuối năm rào giậu khép hàng
            Trên thân thể mọc Cô Nàng đi tu
            Thiên thanh thái thậm tạc thù
            Mắt xanh mày dựng thiên thu thái hằng
            Tình vân nhứ mạo mô lăng
            Lên từ cung bậc giá băng năm đầu
            Một hàng chậm một hàng mau
            Rừng ôi nhớ biển trước sau khôn hàn
            Tấm thân vũ trụ điêu tàn
            Hùm beo rống ngục doanh hoàn nở môi
            Người về cõi đất xa xôi
            Nhớ xuân địa ngục không lời gọi em
            Hoa cồn kiều diễm gió lên
            Lá cồn em mọi còn nên trao gì
            Chiêm bao phấn diện biên thuỳ
            Đêm sầu mộng dại truy tuỳ mê mông
            Một vùng xuôi ngược biển đông
            Tam thu chểnh mảng thần thông tựu trường
            Trình tâu Hắc Đế U Vương
            Già Lam Bản Xứ khuếch trương mối sầu
            Mộng trường nhất niệm thiên thâu
            Tam thu diệu hữu nguyên màu già mông
            Một vùng xuôi ngược biển đông.

            Nguồn: Mưa nguồn và Lá hoa cồn, NXB An Tiêm tái bản, Saigon, 1973
            “…Lá cồn em mọi còn nên trao gì…”
            (Câu này đưa cho bố nó đọc, thì bố nó cũng mù-tịt, chẵng hiểu nó muốn nói cái gì.)

    • Bùi Giáng từng có nguyện vọng: “Hãy để cho tôi yên, tôi dại. Ðừng ai nói đến tôi. Và nhất là đừng có ai bàn đến thơ tôi”

      • Láu-cá!
        Muốn yên thì đừng đăng bất-cứ thứ gì lên báo-đài.
        Đăng lên báo-đài rồi đòi để yên.
        Nghe không lọt tai chút nào.
        *
        Khi anh đăng một bài thơ lên báo, thì người đọc có quyền khen-chê.

        • Thiếu gì kẻ vô danh cũng đăng thơ mình lên thi đàn, nhưng chẳng có ma nào phản hồi, bình luận…kể cả đả kích, chửi bới. Những kẻ đó là hạng vô danh, dù họ rất muốn được nói về mình. Và họ buồn tê tái, là cái chắc.
          BG, cũng như bất cứ ai, có quyền đưa tác phẩm của mình ra công chúng – ai có quyền cấm, để thử thách, thăm dò dư luận xem mình là ai.
          HBT hay bất cứ ai đã phản hồi, dân miền Nam đã tỏ thái độ, dân miền bắc nay cũng bắt chước,
          là anh ta, BG, đã có kí lô rồi.
          HBT thua trí BG nhé.
          Cách duy nhất để tỏ thái độ khinh bỉ ai, là không thèm nói gì về ý kiến của hắn ta; về tác phẩm, thân thế sự nghiệp của hắn.
          Hoặc dĩ có nhột, ngứa lắm, thì nói càng ít càng tốt, nói đích đáng, sâu cay, không khua tay đá chân chửi bới điên rồ.

          Tôi thấy HBT phản ứng hơi bị nhiều tại đây, nhưng chẳng mấy ai trả lời vì có lẽ HBT hơi hung hăng, lời lẽ cộc cằn…thiên hạ tránh mặt khỏi mất công đôi co.
          Tôi tôn trọng HBT, ra mặt trả lời, trao đổi thêm để thông cảm. Ok?

          • Cám ơn ông Huệ Phan.
            Thiên-lý độc-hành, đơn-đao phó-hội.
            Tôi chẵng quan-tâm đến cái bọn ‘Viết một câu tiếng Việt không ra hồn’.
            Bọn này học tiếng Việt sau năm 1975 do Việt Cộng dạy.
            Hảy nhìn xem:
            Thằng Lú, thằng Fuck, thằng Đặc Khu, thằng Huệ Nẩu…có thằng nào viết được một câu tiếng Việt cho đàng-hoàng.
            Đơn-giãn là vì bọn nó không biết dùng dấu hỏi, dấu ngả, viết hoa thế nào cho đúng.
            Chính như Huệ Phan cũng dùng ‘dấu hỏi, dấu ngả, viết hoa’ sai be-bét, thật đáng thương.
            Nếu không phục, thì hảy mở một cuộc tranh-luận về ‘Cách viết chử Việt thế nào cho đúng.’
            Ở diễn-đàn này, chử Việt cứng nhất thì có:
            bison, Huệ Phan, Trần Tưỡng và tonydo, nhưng họ vẫn chưa biết dùng dấu hỏi, dấu ngà và viết hoa.
            “…Tôi thấy HBT phản ứng hơi bị nhiều tại đây, nhưng chẳng mấy ai trả lời vì có lẽ HBT hơi hung hăng, lời lẽ cộc cằn…thiên hạ tránh mặt khỏi mất công đôi co…”
            Bọn ruồi-muổi dốt chử Việt mà trả lời, thì chỉ gây bực-bội và phiền-toái. Cám-ơn vì đả không làm phiền tôi.
            Trong đám dư-luận-viên thì tonydo là khá nhất, thế mà anh ta đả bỏ chạy mất dép.
            Tôi chửi-cha, mắng-mẹ bọn đầu-sỏ ở Ba Đình Hà Nội, mà anh ta vẫn im-re. Anh ta lãnh-lương để làm gì nhỉ? Không bảo-vệ chủ mình thì đừng hưỡng lộc của nó.

          • Mục-đích của tôi là:
            Viết cho bọn Việt Cộng đọc.
            Bọn nó mà không đọc, thì tôi rất buồn.
            Những người khác thì tôi không quan-tâm.

          • Việt Cộng thuê thằng Phét rất đáng ‘đồng tìền bát gạo’.
            Nó bênh-vực chủ tới mức điên-cuồng.
            Hoan-hô Phét!

    • Chính ông viết sai hỏi, ngã loạn cào cào mà lại còn thách thức anh hùng thiên hạ. Coi chính tả của ông thì chỉ cỡ lớp ba trường làng thôi vậy mà cũng bí bét chê người này chửi người kia, thật là dơ dáng, dại hình. Cả đời tên này chắc chỉ làm được mỗi điều đúng đắn : Sờ da mặt của mình rồi đặt cho mình cái tên , Hồ bê tông.

  13. Chẳng ai hoặc sách vở nào nói Bùi Giáng điên khi còn nhỏ? Lớn mới điên ? Vậy nguyên nhân? Nhưng BG không điên hoàn toàn tức là điên không biết gì. Ông có lúc như điên nhưng cũng có lúc tỉnh, một người không bình thường, nhưng không điên. Có thể coi BG sống ở trạng thái tâm thần rối loạn, tạm điên. Và chỉ khi sống ở trạng thái “điên” ông mới trở lại trạng thái bình thường nhưng xã hội cho là điên.

    Có ai trong cuộc đời mà không say, không tỉnh? Hoặc bị một ai đó rủa hay mắng yêu là đồ khùng, đồ điên? Say rồi lại tỉnh; điên cũng vậy, phải có lúc tỉnh, nếu điên 100% thì đã bị cho vào nhà thương điên. Nhưng liệu khi tỉnh rồi có biết là mình vừa mới say hoặc mới điên? Chắc chắn là phải biết.

    Đời phải có say, phải có “điên khùng” thì cuộc sống mới có ý nghĩa trải đầy đủ mọi mùi vị. Có thăng, trầm, buồn, vui, đau khổ hay sung sướng. Cũng có những người mượn bia rượu giả say giả tỉnh, hoặc giả điên giả khùng để làm một hành động gì đó mà khi không điên hoặc không say thì không dám làm. Có vậy mới không bị kết tội. Mấy câu chuyện kể về BG người tỉnh không dám làm. Trường hợp BG liệu có phải là điên hay ông muốn điên vì đau khổ mất vợ hoặc bất mãn cuộc đời và chế độ? Không dám khẳng định. Nhưng nếu điên thật thì đã không đối đáp như tỉnh và nếu tỉnh thì cũng không hành động như điên. Nhưng không “điên” như BG thì đã không phải là BG. Đúng. Họ là những người đáng thương hơn đáng ghét.
    nv

    • Bùi Giáng và PC Thiện, chỉ khi ở trạng thái điên thì mới tỉnh, và ở trạng thái tỉnh họ lại nổi điên.

      Nếu sống dưới chế độ VNCH, liệu BG và PCT có điên? Có ai biết họ thà là hành động và nói năng điên còn hơn bị cộng sản kết tội điên bỏ tù mà không điên như trường hợp ĐC Hùng và nhiều người tù chính trị của chế độ cộng sản? Nguyễn Tuân thổ lộ “tớ sống được tới ngày nay là vì biết sợ”. Sống dưới chế độ cộng sản không điên hay giả điên thì phải im lặng, không được chống đối. Nhưng khi muốn chống đối, nhất là về mặt chính trị hoặc đòi quyền làm người thì cách tốt nhất là phải giả điên để được chửi như BG. Tài giỏi, xuất chúng, nổi tiếng nhưng chống đối chế độ, không điên cộng sản cũng bắt bỏ tù cho là điên.
      nv

  14. Nhiều người chỉ thấy thời điểm ông Bùi Giáng múa may quay cuồng ngoài đường phố rồi kết luận ổng “điên” nhưng không thấy những thơ văn tham khảo đồ sộ mà ổng đã viết.
    Nói người khác điên có nghĩa là mình Tĩnh trí. Vậy thử hỏi những người tự nhận mình tĩnh trí mấy ai dám chơi xỏ CS bằng BG như giai thoại dưới đây:
    “ Người ta kể rằng có hôm nhà thơ lang thang trên đường Lê Lợi, gặp một phụ nữ người Âu, ông thản nhiên… bóp vú cô đầm. Công an can thiệp, ông nói tỉnh bơ: “Tôi chỉ muốn thử xem hai bầu vú Liên Sô có còn nuôi nổi Việt Nam không.”
    Một lần khác trong chợ An Đông, ông giật một chiếc xe đạp của bà bán dạo trên hè. Bà hàng đuổi theo, ông trả lại và nói: “Mất cả nước thì không la, mất cái xe đạp lại la oai oái!”

  15. Ông Lục quá sức lệ thuộc vào sự nhận định của ông bác sĩ Phùng. Đánh giá văn nghiệp của hai ông thần này mà chỉ dựa vào kiến thức khoa tâm thần thì chưa đủ Một bác sĩ dựa vào kiến thức y khoa thì có thẩm quyền gì để phê bình nghệ thuật? Ông bác sĩ Phùng có thể nói, ông thi sĩ này viết như vầy thì ổng điên. Nhưng chỉ có thể nói được thế. Khoa tâm thần không thể kết luận viết như vầy như vầy thì có giá trị nghệ thuật hay không. Ngoài những câu văn/thơ có thể dùng để kết luận hai ông thần này điên, thì những phần được sáng tác khi hai ông này không điên thì như thế nào? Đó là chưa kể ông bác sĩ này cũng không biết bệnh nhân có giả vờ điên hay không, điên ít hay điên nhiều, và khi sáng tác lúc giả vờ điên, khi điên ít, khi điên nhiều, khi không điên, thì có giá trị nghệ thuật gì.

    Ông bác sĩ này đánh giá những tranh của Van Gogh như thế nào? Những sách của Nietzches như thế nào? Những bản nhạc của Syd Barrett (người thành lập ban nhạc Pink Floyd) như thế nào?

    Ông bác sĩ Phùng chỉ nhìn thấy một khía cạnh. Ông Lục lại cho rằng ông Phùng nhìn được toàn diện và đúng nhất.

  16. Phải chăng t/g viết về BG hay PCT là lời kinh sám hối cho chế độ cs Hà Nội? Vì thời chiến tranh, dân trí thấp, gần như 99% chả ai biết/hiểu về mấy cha nầy biết chút tiếng Tây Tàu rồi nói bù lu bù la.Thôi, ân oán giang hồ thì phải sòng phảng.

    • CS Hà Nội biết mình bậy nhưng bản chất thú tính nên không bao giờ ăn năn sám hối. Riêng về t/g thì ân oán đã cho thấy bài viết nhuốm màu tôn giáo và chính trị. Bởi PCT bỏ đạo Công Giáo theo Phật Giáo và BG thì là một phật tử thuần thành. Riêng Nguyễn Văn Trung thì hùa theo đám “ĂCQGTMCS”, bây giờ có hối cũng muộn rồi nên lắp liếm được phần nào thì hay phần đó.

  17. Đọc thơ của Bùi Giáng ,có người khen và cũng có người chê .
    Khen đến nỗi bao la một trời chữ nghĩa, trùng trùng một
    biển văn chương ,và chê cũng không kém ,sáo mòn ,lập lại
    Kiều, cũ kỹ .

    Bên cạnh những câu thơ xuất thần ,những con chữ “thần tự”,
    lại có những câu ngô nghê ,vô nghĩa ,tầm thường như kẻ mới
    tập làm thơ . Giống như cuộc đời ,và cách làm thơ của Bùi Giáng.
    Cứ viết và tuôn ra trên mặt bao thuốc lá ,không mài dũa ,không
    trau chuốt ,không sửa chữa .

    Bài thơ làm để tưởng nhớ người vợ đầu tiên ,một bài thơ quá
    đẹp ,nhưng cũng có vài câu cuối ,làm cho những người khó tính
    chỉ trích . Tuỳ vào thị hiếu của người đọc .

    Riêng bài “Đừng Tưởng”, chắc là không phải của Bùi Giáng .
    Thiên hạ thấy ông không bình thường,thì phịa ra để nhét
    vào tay Bùi Giáng . Cái này chỉ là một bài vè ,có vần ,chẳng gọi
    là “thơ” được .

    Có thể Bùi Giáng thay đổi bút pháp chăng ?

  18. Bùi Giáng: Huế làm thơ cho Sài Gòn?

    Thời chiến tranh và thi sĩ đều ly kỳ hay là cùng điên loạn? Có khác gì nhau?

    “Mỗi mùa xuân lá trổ bông
    Quên tờ cung chúc cũng không hề gì”

    Bạn ơi ta hãy cùng Mừng Năm Mới 2022, cùng Thơ Bùi Giáng.

    Huế làm thơ

    Tôi vào Sài Gòn lúc đầu
    Thật là bỡ ngỡ mối sầu Thừa Thiên
    Rồi sau đó thật tuy nhiên
    Quen vui với chị thuộc phiền với em

    Bây giờ tôi nhớ Thừa Thiên
    Nhớ thôi chút ít chứ phiền thì không
    Mỗi mùa xuân lá trổ bông
    Quên tờ cung chúc cũng không hề gì

    (Chiến tranh nghĩ cũng ly kỳ
    Những thằng thi sĩ còn kỳ ly hơn)

    (Đọc từ nhacxua .vn: Những bài thơ Bùi Giáng hay, buồn, và dị thường nhất}

  19. Đọc ý kiến bên dưới (nói là trích dẫn từ FB về thời ở quê của BG) cứ như đọc tiểu thuyết. Đây nè 1) BG viết văn, dịch thuật, làm thơ… ông đã có một chỗ đứng trang trọng trong văn học VN rồi. Nhưng bị điên thì đừng tạo huyền thoại quanh hành vi vô thức của ông thành “thiên tài”. 2) Còn mô tả nỗi đau vì người vợ trẻ chết sớm thì một Hữu Loan có Màu Tím Hoa Sim trở thành huyền thoại tình yêu, trong khi BG là “thiên tài” mà không trải được nỗi lòng đến nỗi để người khác mô tả? Hóa ra chê khả năng văn chương của BG? 3) Còn VĐSB thì hãy viết nhạc. Vi bản chất nghệ sĩ trái ngược với bản chất cán bộ TT&TT. Đã thế lại còn đứng lớp “giảng dạy về viết báo” mới khiếp (học trò VĐSB kể khi ông ấy chết) VC tàn phá đất nước thì không hề thấy mà chỉ lo “chống bọn phản động”. Bi nhiêu đủ chưa?

    • Từ còm của bạn HuePhan với nguồn từ, “Những giai thoại về cuộc đời Bùi Giáng” tôi đọc được bài thơ nhớ đến người vợ, tôi nhận định rằng nỗi đau của Bùi Giáng với một con người như thiên nhiên tình tự của Gió Trăng.

      Rất cảm ơn bạn HuePhan với tính nhân bản rất Việt Nam.

      Còm của Ban Bà thì nhiều hằn học, cho rất nhiều người là VC mà tôi không hiểu tại sao: cho rằng t/g Lục bênh vực VC “cụ Lục có ý gỡ tội làm lợi cho VC của ông anh”. Chúc Ban Bà Năm Mới Vui Tượi và Rộng Lượng.

      Tôi cho rằng văn hóa văn chương của VNCH rất nhân bản như vẫn giữ bài thơ hoa sim của Hữu Loan để phổ biến ở miền nam chứ không phải ở miền bắc trước 1975.

      Mỗi người ở một tình trạng khác nhau và đau khổ đều khác nhau.

      Nỗi đau nhớ vợ của Bùi Giáng tưởng xé nát tim óc và đau lòng người như bài thơ của ông đầy giá trị nhân bản:

      Gió cuồng mưa khóc điên.
      Trăng cuồng khuya trốn gió.

      “Hai năm sau sự ra đi của vợ, Bùi Giáng dẫn bò đi chăn như đã nhắc đến ở trên, đã có nhiều lúc ông nhơ đến người vợ quá cố, và khóc thương trong bài thơ tràn ngập không khí bi ai và hoài cảm:

      “Em chếƭ bên bờ lúa.
      Để lại trên lối mòn.
      Một dấu chân bước của
      Một bàn chân bé con!
      Anh qua trời cao nguyên.
      Nhìn mây buồn bữa nọ.
      Gió cuồng mưa khóc điên.
      Trăng cuồng khuya trốn gió.
      Mười năm sau xuống ruộng.
      Đếm lại lúa bờ liền.
      Máu trong mình mòn ruỗng.
      Xương trong mình rả riêng.
      Anh đi về đô hội.
      Ngắm phố thị mơ màng.
      Anh vùi thân trong tội lỗi.
      Chợt đêm nào, gió bờ nọ bay sang”.

      Trong bài thơ Đừng Tưởng mà bạn Huehan cho biết của Bùi Giáng có những câu rất nhân bản và thủy chung của ngườn Việt Nam:

      Bên nhau chua ngọt đã từng
      Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau .

      Ở đời nhân nghĩa làm đầu
      Thủy chung sau trước , tình sâu nghĩa bền

      Kính chúc quý vị Năm Mới Độ Lượng Từ Bi. God Bless.

      • Cảm ơn bác Bison. Tôi trân trọng văn/thi tài của BG nhưng không đồng tình việc tạo thêm huyền thoại về ông lúc ông không còn bình thường. Cụ NV Lục là một trong những người chống cộng tôi kính trọng nhưng cụ NV Trung, anh cụ, đã có ảnh hưởng khá nhiều đến sinh viên tranh đấu SG là một trong nhiều yếu tố đưa đến thảm họa cho miền Nam, VNCH. Những NNLan, HNN, LCT… trong nhóm đó. Sorry vì bấm phone và đang bận chỉ xin vắn tắc. Tôi hoàn toàn không hận thù ai nhưng lập trường chống VC thì không bao giờ thay đổi. Có lẽ bác ngộ nhận thôi nhưng lại giúp tôi cẩn thận hơn khi viết comment. Rất cảm ơn bác. Kính

  20. Cám ơn các bạn đả cho tôi “nhìn -lại-môt -thời Bùi Giáng và PCT ! 2 nhân vật nầy là những-hiện -tượng của nền văn học VN. Thật ra, Điên hay
    Không Điên,củng chỉ là khoa học Dịch lý mà thôi : Âm và Dương!Sống trong môt xả hôi nhiểu nhương ,không Điên mởi lạ ! Còn Điên là biểu hiên của trang thái “Tỉnh thức”(be knowledgeable) hay nói khác hơn Bùi Giáng
    là môt người “luôn luôn thức”(highly cultured person)..Năm 1983 thi Toán toàn quốc VN, môn thi gồm 3 bài Toán.Trong đó có môt Em chỉ được chấm điểm có 2 bài.Nhưng Em vẩn thắng giả Vô địch (champion)! Bài thư 3 hôi đồng của Viên Toán học không Chấm ,lý do bài giải của Em các Thầy chưa tìm ra phương án để chấm.!Tôi may mắn gặp Em và hỏi: Các thầy không thể cho ZERO được,vì phương pháp giải của Em rất lạ! mà các Thầy chưa biết !. Trong trường hơp nầy, về mặt phâ-tâm-học các nhà tOÁN HỌC vn RẤT-CÓ-LÒNG-tƯ-TRỌNG ,không cho “điểm KHO^NG” cho môt bài Toán mà mình chưa có lời giải đoán ! Trở về trường hơp Bùi Giáng,môt số
    người thường cho Bùi Giáng là “người Điên” hảy lấy câu chuyên của những nhà Toán học VN, làm bài học ./

    • Cám ơn nhận thức đầy lương tri và nhân ái của bạn.

      Tôi tin rằng Bùi Giáng là một thiên tài bị khuyết tật.
      Não ông ta bị chấn động sau cái chết tức tưởi của Phạm thị Ninh, người vợ mới trên 20 tuổi, nổi tiếng xinh đẹp trong vùng và đang mang thai vài tháng, mà ông nghĩ mình có phần trách nhiệm.
      Sau đó vài năm, toàn bộ công trình sáng tác của ông thành tro bụi trong một vụ cháy nhà do có kẻ ác tâm cố tình đốt – có tài liệu gán vụ nầy là đòn thù của kháng chiến VM vì Bùi Giáng đào ngũ bỏ kháng chiến về Saigon. Bùi Giáng càng điên nặng thêm bởi mất mát không thể phục hồi nầy.
      Thế nhưng năng lực trí tuệ BG không hề sút giảm, tác phẩm vẫn tuông chảy… song hành với lối sống gàn dở nghịch đời bị cho là điên. Có lẽ khu vực não thuỳ chuyên về văn chương chữ nghĩa phong phú phi thường của BG vẫn còn nguyên, trong khi khu vực chi phối hành vi ứng xử xã hội lại rối loạn chăng?
      Dù sao, moi móc quá khứ của BG để tạo dịp cho đám hậu sinh hỉ nộ ái ố thô bỉ đàm tiếu xúc phạm theo kiểu Đạo Chích xịt chó cắn Khổng Tử thì thật đáng chê cười, vì BG sinh thời chẳng hại ai, chết đi cũng chẳng hề di luỵ gì cho hậu thế. Một vì sao nhỏ tắt đi ở một góc trời, như chưa bao giờ nhấp nhánh; thế mà cũng bị ganh ghét phê phán đá đạp! Tội nghiệp…
      Kẻ duy nhất khả dĩ hợp lý khi nổ lực đả phá BG là đám hậu duệ của VM, tức VC. Nhưng hơi lạ là hình như họ không làm thế!
      Nhục thay cho loài chó của Đạo Chích!

      • Và đây là những sáng tác kinh hồn của Bùi Giáng:

        Tác phẩm của Bùi Giáng 
          
        Tập thơ
Mưa nguồn (1962)
Lá hoa cồn (1963)
Màu hoa trên ngàn (1963)
Ngàn thu rớt hột (1963)
Bài ca quần đảo (1963)
Sa mạc trường ca (1963)
Mười hai con mắt (1964)
Rong rêu (1972)
Thơ vô tận vui (1987)
Mùa màng tháng tư (1987)
Mùi Hương Xuân Sắc (1987)
Đêm ngắm trăng (1997)
Thơ Bùi Giáng (Montréal, 1994)
Thơ Bùi Giáng (California, 1994)… 
          
        Nhận định
Tất cả đều được xuất bản năm 1957.
Nhận xét về Bà Huyện Thanh Quan
Nhận xét về Lục Vân Tiên
Nhận xét về Chinh Phụ Ngâm và Quan Âm Thị Kính.
Nhận xét về truyện Kiều và truyện Phan Trần. 
          
        Giảng luận
Tất cả đều được xuất bản năm 1957-1959.
Giảng luận về Nguyễn Công Trứ
Giảng luận về Cung oán ngâm khúc
Giảng luận về Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu.
Giảng luận về Phan Bội Châu
Giảng luận về Chu Mạnh Trinh
Giảng luận về Tôn Thọ Tường
Giảng luận về Phan Văn Trị 
          
        Triết học
Tư tưởng hiện đại (1962)
Martin Heidgger và tư tưởng hiện đại I và II (1963)
Sao gọi là không có triết học Heidgger? (1963)
Dialoque (viết chung, 1965) 
          
        Tạp văn
Đi vào cõi thơ (1969)
Thi ca tư tưởng (1969)
Sa mạc phát tiết (1969)
Sương bình nguyên (1969)
Trăng châu thổ (1969)
Mùa xuân trong thi ca (1969)
Thúy Vân (1969)
Biển Đông xe cát (1970)
Mùa thu trong thi ca (1970)
Ngày tháng ngao du (1971)
Đường đi trong rừng (1971)
Lời cố quận (1971)
Lễ hội tháng Ba (1971) 
          
        Sách dịch
Trăng Tỳ hải (1966)
Cõi người ta (1966)
Khung cửa hẹp (1966)
Hoa ngõ hạnh (1966)
Othello (1966)
Bạo chúa Caligula (1967)
Ngộ nhận (1967)
Kim kiếm điêu linh (1967)
Con đường phản kháng (1968)
Mùa hè sa mạc (1968)
Kẻ vô luân (1968)
Nhà sư vướng luỵ (1969)
Ophélia Hamlet (1969)
Hòa âm điền dã (1969)
Hoàng tử Bé (1973)
Mùa xuân hương sắc (1974)…
        *** 
        (Trích Hồi Ức Một Đời Người, Chương 10 – Thời xuống lỗ)
        Nguyễn Ngọc Chính

        • Cám ơn bạn đã chịu khó sưu tầm.
          Vài người cố tình nêu những hành vi gàn dở của BG thuộc lãnh vực tình dục, với ý đồ hạ phẩm giá cá nhân BG.
          Quả thật không thể chấp nhận thái độ như thế nơi nhà thơ – phát ngôn tục tĩu, dùng từ ngữ tục, hoặc bằng cách nói lái tận dụng các vần “ôn” kết hợp với phụ âm nhạy cảm và dấu huyền…
          Tuy thế, họ buộc tội BG nhân danh một BG lành mạnh, bình thương trong khi miệng nói tay viết rằng BG điên.

          Một khi buông lời xỉ vả BG là đồ điên, anh/chị ấy đã hạ nhân phẩm BG xuống hạng hết xài, hết biết, loại dưới đáy xã hội, mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình,
          thì BG thậm chí sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu đã xảy ra tội phạm (BG chưa hề như thế);

          Sá gì chuyện BG bị lăng mạ phỉ nhổ, bị “tước vinh dự” là một tác giả thời danh được ngưỡng mộ vinh danh,
          bị nghi ngờ có tác phẩm lộn sòng…!

          BG chưa hề vô lễ với phụ nữ nào khi tỉnh táo với hoạt động văn chương, sáng tác.
          Ông lố lăng chỉ khi cơn bão nội tâm nổi lên, dày vò.

          Chắc chắn BG đã bị ẩn ức bất mãn tình dục.
          Từ người vợ đẹp chết sớm, mất cả thai nhi, BG chưa hề có người phụ nữ đàng hoàng chính thức nào khác trong vòng tay suốt khoảng đời còn lại.
          Vì lối sống đam mê gàn dở của mình, vì dơ bẩn lếch thếch hôi hám, vì chênh lệch trí tuệ theo đuổi mộng tưởng trời trăng, xa rời thực tế cuộc sống…
          không một phụ nữ bình thường nào chấp nhận sống chung với ông.
          Ông từng đi tìm thoả mãn thiếu thốn bằng cái cách phổ biến nhất của đại đa số nam giới (thường làm và thường mắc bệnh đôi lần trước khi ổn định hôn nhân). Thậm chí BG từng bị lộ chuyện tương tự – chơi bậy bị bịnh!

          Xúc xiểm BG chuyện xì căng đan tình dục kiểu như thế, vì nguyên nhân ẩn ức như thế cho nên hay nói tục, liệu có đáng mặt người có học?

          Bên cạnh là thiên tài với dị tật tâm thần, BG là một đàn ông độc thân và cô đơn tuyệt đối, vì không giống ai trên đời.
          Thôi tha cho người ta đi!

          • One of the famous quotes of Tesla:-“Be alone, that is the secret of invention, be alone, that is when ideas are born.”

            Trích HuePhan, “Bên cạnh là thiên tài với dị tật tâm thần, BG là một đàn ông độc thân và cô đơn tuyệt đối, vì không giống ai trên đời.
            Thôi tha cho người ta đi!”

            Không đâu, đừng có “Tha cho BG”

            BG có thể coi như một thiên tài VN như một thế giới có Tesla.

            Cấn có thêm nhiều nghiên cứu chính xác đầy đủ hơn về BG cho những tâm tình và con người VN cô đơn này để mang
            những tư tưởng rất đặc biệt như sứ điệp vô vị lợi của BG gửi tới trấn gian, tới những người Việt Nam.

            Tesla từng là dân bài bạc rượu chè và từng coi như có nhiều chứng bệnh thần kinh hay tâm thần như autistism và phobias.

            Einstein nếu có khi gọi ông là thiên tài có lẽ đã không thực lòng mà chỉ vì ghen tức với Tesla.

            Và Edison thì lợi dụng Tesla.

            Một trong những món quà cuối cùng cho thế giới là: Tesla có thể xây dựng nguồn năng lượng không mất tiền cho cả địa cầu từ New York City nhưng vì không làm sao có cách thu được lợi nhuận cho các nhà kinh doanh nên công trình đã bắt đầu phải đóng cửa. (Có thể đọc thêm Nicola Tesla từ
            theoatmeal .com/comics/tesla)

            Nikola Tesla 1856-1943
            Thanks to his major rival, Thomas Edison, who reportedly stole many of his best ideas, Nikola Tesla died poor and alone. More recently, Tesla is finally getting the credit he deserves for many of his most genius ideas. It’s likely the inventor was also autistic. According to records of Tesla’s time, he suffered from a large number of phobias, was extremely sensitive to light and sound, isolated himself, and was obsessed with the number three.

            From Quora, Tom Peracchio:

            On Tesla’s 75th birthday in 1931 he was featured on the cover of Time magazine. The magazine requested comments from his peers and Einstein politely responded with, “As an eminent pioneer in the realm of high frequency currents… I congratulate you on the great successes of your life’s work.” It was a very short and to the point birthday message from a gracious Einstein.

            In the poem “Fragments of Olympian Gossip” that Nikola Tesla composed for his friend, George Sylvester Viereck, Tesla was very critical of the scientists of his day.

            Tesla specifically calls out Einstein:

            “Now a long haired crank, Einstein by name,
            Puts on your high teaching all the blame.”

            In 1935 in comments to The New York Times, Tesla was critical of Einstein stating that his theory of relativity was “like a beggar clothed in purple, whom ignorant people take for a king.”

            There was no love lost between Tesla and Einstein. The story is often told that when Einstein was asked how it felt to be the smartest man on Earth, Einstein replied, “I wouldn’t know. Ask Nikola Tesla”.

            I have seen the quote often, and have searched for its origin, and have yet to find it. Put in the context of the relationship between Einstein and Tesla, if Einstein did utter those words, it would make sense that it was done sarcastically, rather than as a compliment.

            “Người sống chẳng ở lại trọn đời nơi quá khứ. Thi sĩ đã mãn phần khi làm xong bài thơ. Và nếu muốn, tự hắn sẽ thoát đi, hóa thân thành một thi sĩ khác ở bài thơ sau.

            “Với xã hội, thi sĩ có khác người chăng chỉ ở chỗ làm được thơ cho ra thơ, thế thôi. Tôi thiết nghĩ không nên nhầm lẫn lấy sứ mệnh của thơ làm sứ mệnh của thi sĩ. Trước đây, tôi đã có lần bày tỏ đại khái là thơ có sứ mạng, thi sĩ thì không.”
            (Tô Thùy Yên từ phỏng vấn cùng Phan Hạo Nhiên)

          • Thôi bác, càng cao danh vọng càng nhiều gian truân. BG không còn nói năng gì được, mình tôn vinh ông lên vong hồn ông càng bị chửi đơn phương, có tội nghiệp không. Có người bảo BG thành tay sai của VC rồi đó bác. Bác ỷ mạnh thế nhờ thân hình cả tấn chẳng ngán ai, tôi phận thư sinh có 49kg xin nép một bề. Bye bạn đồng thanh đồng khí.

  21. “Cổ tay em tròn như đẫn mía. Để anh về thèm ngọt suốt trăm năm” là 2 câu thơ hay thiệt. Hay đến “chới với mặt mày” của BG, bị nhiều cô mê hihi, chứ về sau (như cô giáo nào đó kể) là mặc áo dài đẹp từ cao nguyên Pleiku, Kon Tum gì đó xuống tìm gặp thì được BG đề nghị tụt quần ngồi đái cho ông xem… thì thua. Chắc cú là người ta đặt thêm huhu. Khổ cái khi điên chữ/nghĩa loạn xà bần nhưng đã từng ngưỡng mộ nên người ta “label” thiên tài, “vì khả năng mình chưa đủ để hiểu” huhu (!) “Label” là “bệnh” xuất phát từ mặc cảm thân phận. PCT với “hố thẳm tư tưởng” hay “ý thức mới trong văn nghệ và triết học” cũng vậy. Là 2 tác phẩm ngang tàng, chửi thẳng mặt nhiều thứ dữ phương Tây (chửi đúng hay chửi bậy là khác à nghen) cũng chỉ vì mặc cảm thân phận nên người đọc hả hê. Lại thêm có thư của H. Miller nữa nên “PCT đúng là thiên tài rồi” (dù Miller chửi PCT như trích dẫn của cụ Lục)

    Thử hỏi có mấy ai đủ khả năng tìm hiểu như giải thích trạng thái điên theo khoa học của BS Nguyễn Đức Phùng?

    Vấn đề là tại người đọc “label” chứ chính BG, PCT điên thiệt, thiệt là điên thì đâu có tự quảng cáo được như Trần Dân Tiên viết về “Bác Hồ”? Híc! Còn trí thức im lặng trước “hiện tượng thiên tài” ai dám bảo trong đó không có ít nhiều hội chứng thân phận? Mà choảng 2 thiên tài ai dám bảo không bị hội chứng đám đông “hủy diệt”?

    Linh tinh đầu năm tí tẹo cho vui. Kính chúc quý bác an vui. Hihi.

    • Xin thêm mấy chữ, nhân chuyện văn chương mà cụ Lục có ý gỡ tội làm lợi cho VC của ông anh thì huhu gỡ hổng được đâu hihi

    • * Ban Mai mà cũng đủ “bản lĩnh” dung tục tham gia trò lăng mạ nhà thơ điên tội nghiệp nầy sao?
      Tôi xin chép trên mạng vài hàng về dị nhân đau khổ nầy “tặng” Ban Mai…may ra lương tri ai đó hồi tỉnh chăng!

      Những giai thoại về cuộc đời Bùi Giáng
      (nhacxua.vn)

      Cuộc đời Bùi Giáng dường như luôn được bao phủ lên bởi vô số những giai thoại ly kỳ, bất kỳ một tình tiết, câu chuyện nào liên quan đến “kỳ nhân” Bùi Giáng và các tác phẩm của ông đều nhuốm màu hư thực. Từ trước đến nay, có khá nhiều bài viết về Bùi Giáng, trong bài này, chỉ xin cóp nhặt những giai thoại thú vị về ông. Mà thật ra, cuộc đời của nhà thơ Bùi Giáng vốn đã như là những giai thoại kéo dài…

      Khả năng sáng tác vô tiền khoáng hậu và không thể giải thích Bùi Giáng đã đi qua đời sống như một cuộc dạo chơi, cách ông viết, dịch sách, hay làm thơ đều nhẹ tâng, không chủ đích, không màng danh lợi. Không ai biết chính xác Bùi Giáng có bao nhiêu tác phẩm, dù chẳng mấy khi người ta thấy Bùi Giáng tỉnh táo và sáng tác, nhưng ông là tác giả có tác phẩm in ra đứng vào hàng kỷ lục ở miền Nam trước 1975 với hàng trăm đầu sách. Gia tài thơ văn hàng ngàn tác phẩm của ông rơi rớt khắp nơi mà ông từng bước chân qua. Tuy nhiên, Bùi Giáng hoàn toàn không phải một học giả cần mẫn, suốt ngày giam mình trong thư phòng để miệt mài bên trang sách như chúng ta thường hình dung về một tác giả viết sách nổi tiếng, kiểu như là Nguyễn Hiến Lê hay Sơn Nam.

      Ngược lại, nhiều người bạn của Bùi Giáng đã ngạc nhiên nói rằng họ chỉ thấy ông suốt ngày lang thang rong chơi nhàn nhã, nhưng một khi nhà xuất bản cần, chưa đến một ngày ông đã mang đến cả năm bảy trăm trang sách. Ông viết sách vào thời gian nào, cho đến nay vẫn là một bí ẩn khó giải thích.

      Nhà văn Mai Thảo là một người rất gần gũi với Bùi Giáng trước năm 1975, kể lại chuyện viết sách của ông như sau: “…Suốt thời kỳ đó, có thể nói, thầy Thanh Tuệ (Giám đốc Nhà xuất bản An Tiêm) vì một tấm lòng liên tài đặc biệt, chỉ mê thích thơ văn Bùi Giáng, đã dành trọn phương tiện cho ưu tiên xuất bản tác phẩm của Bùi Giáng trước mọi tác giả khác. Và giai đoạn có thể đặt tên là giai đoạn Bùi Giáng này, An Tiêm đã in đêm in ngày, in mệt nghỉ, vì những năm tháng đó chính là những năm tháng đánh dấu cho thời kỳ sáng tác kỳ diệu sung mãn nhất của Bùi Giáng, cõi văn cõi thơ Bùi Giáng bấy giờ ào ạt vỡ bờ, bát ngát trường giang, mênh mông châu thổ, Bùi Giáng bấy giờ mỗi tuần viết cả ngàn trang khiến chúng tôi bàng hoàng khiếp đảm, ngôn ngữ và tư duy của Bùi Giáng hiển lộng tới không bến không bờ, vô cùng vô tận, và tài năng ông cũng vậy. Bùi Giáng chất ngất một trời chữ nghĩa, Bùi Giáng trùng trùng một biển văn chương. Vậy mà mỗi lần gặp thi sĩ hồi đó, cảm tưởng bao giờ cũng giữ được là đã gặp một Bùi Giáng rất nhàn rỗi, rất rong chơi.

      Bước chân vào nhà Thanh Tuệ chúng tôi đã thấy Bùi Giáng ngồi trước đó, tươi cười, ung dung, trong cái phong thái của một người nhàn nhã nhất thế giới, chẳng có một dấu vết nào của một người viết đang gió táp mưa rơi trên ngàn ngàn trang sách. … Vắn tắt là Bùi Giáng chẳng làm gì hết, chẳng ai một lần nhìn thấy Bùi Giáng đang làm gì hết. Mà hoàn toàn phiêu bông, hoàn toàn rong chơi. Vậy mà cái sức viết hồi đó đến như Bùi Giáng là tột đỉnh, là không tiền khoáng hậu. Vậy mà cái lực viết đến như Bùi Giáng và thấy Bùi Giáng là ngàn người không một, là phi phàm, là vô địch rồi”. Cũng nhà văn Mai Thảo kể lại, khi ông làm số báo Văn đặc biệt về Bùi Giáng, muốn có thơ của ông nhưng chưa biết kiếm ông ở đâu thì bất ngờ ông ghé tòa soạn. Mai Thảo kể: “Ông ấy chỉ còn là da bọc xương trong quần áo thùng thình, mái tóc dài đạo sĩ, cái túi vải còn thêm cây gậy. Kéo ông ra trước báo quán chụp chung một tấm hình làm kỷ niệm rồi tôi hỏi xin ông những bài thơ mới nhất. Ông gật. Tưởng lấy ở túi vải ra. Hoặc nói về lấy, hoặc nói hôm sau. Tất cả đều không đúng. Ông hỏi mượn một cây bút, xin một xấp giấy, một chai bia lớn nữa, đoạn ngồi xuống, và trước sự kinh ngạc cực điểm của chúng tôi, bắt đầu tại chỗ làm thơ. Ông không chép lại thơ đã làm. Ông làm thơ tại chỗ. Lần đầu tiên tôi thấy Bùi Giáng viết, thoăn thoắt, vùn vụt, nhanh không thể tả. Như thơ không thể từ đầu, từ tim chảy xuống, xa quá, lâu quá, mà ngay từ đầu ngọn bút từ đầu ngón tay thôi. Làm thơ ứng khẩu, làm thơ tại chỗ, nhiều người cũng làm được nhưng là thơ thù tạc và chỉ dăm bảy câu và một bài thôi. Bùi Giáng khác. Chai bia còn sủi bọt, ông ngồi viết không ngừng, tự dạng nắn nót chỉnh đốn, thấy bài nào cũng khác lạ, cũng thật hay, cũng đích thực là từng hạt ngọc của cái thơ thượng thừa Bùi Giáng.

      Lần đó, tôi đã hiểu tại sao Bùi Giáng cứ cánh bướm rong chơi, cứ phiêu bồng lãng du mà vẫn có ngay nghìn câu một buổi. Đúng là ngủ ra thơ, thở ra thơ, uống la-de, hút thuốc lá ra thơ. Mà thơ không ai sánh bằng, thơ không ai đuổi kịp. Ông uống cạn chai la-de, lập lại ba tiếng bất hủ “Vui thôi mà” rồi đứng lên từ biệt”. (Trích bài Vài kỷ niệm với Bùi Giáng – Mai Thảo) Hai lần bỏ học đại học khi nhìn thấy danh sách giáo sư giảng dạy Mặc dù sinh ra và lớn lên trong thời điểm loạn lạc, Bùi Giáng vẫn gặp may mắn trong con đường học vấn, nhưng ông luôn phá ngang con đường đó bởi vì những lý do hết sức dị thường.
      ***
      Bùi Giáng học tiểu học ở quê hương Quảng Nam, sau đó ra Huế học Thành Chung. Thi đậu bằng Thành Chung của Pháp, ông đã thông thạo được tiếng Pháp, am tường lịch sử, văn hoá. Sau đó ông lên đường theo kháng chιến. Năm 1950, Liên Khu V tổ chức cuộc thi tú tài đặc biệt, Bùi Giáng dự thi và đậu tú tài 2 văn chương, rồi lên đường ra Liên khu IV, tới Hà Tĩnh, để tiếp tục vào học đại học. Từ Quảng Nam thuộc Liên khu V ra tới Hà Tĩnh thuộc Liên khu IV phải đi bộ theo đường mòn trên núi hơn một tháng rưỡi trời. Nhưng khi ra đến nơi, không hiểu sao ngay trong ngày khai giảng, Bùi Giáng đã quyết định bỏ học để quay ngược trở về Quảng Nam để đi… chăn bò. Lần thứ 2 Bùi Giáng bỏ học đại học là năm 1952, sau 2 năm về quê chăn bò, ông ra Huế lấy bằng Tú tài Pháp để sau đó vào Sài Gòn ghi danh học đại học Văn Khoa. Tuy nhiên khi nhìn thấy danh sách giáo sư giảng dạy của trường này, ông quyết định không học nữa vì thấy “không phục”. Sau lần đó, Bùi Giáng không bao giờ đi học nữa và bắt đầu viết khảo luận, sáng tác, dịch thuật và đi dạy học tại các trường tư thục.

      Thi nhân chăn bò

      Sau khi bỏ ngang việc học lần đầu tiên như đã kể ở trên, Bùi Giáng về quê và trở thành mục đồng đi chăn bò ở khắp vùng đồi núi. Có lẽ đây là quãng thời gian lãng mạn và thong thả nhất trong đời Bùi Giáng. Ông viết về những tháng ngày này như sau: “Tôi bỏ học, chẳng biết chi sách vở. Chạy về quê làm thằng chăn bò. Bao nhiêu thơ làm ra, tôi âm thầm tặng hết cho chuồn chuồn châu chấu!”. Vì yêu mến nhân vật Tô Vũ chăn dê thời Hán Vũ Đế, nên dù chỉ có 2 năm chăn bò, Bùi Giáng gọi đây là 15 năm chăn dê cho giống Tô Vũ. Ông đã ghi lời tựa là: “Kỷ niệm một đoạn đời 15 năm chăn dê ở núi đồi Trung Việt Nam Ngãi – Bình Phú” trong bài thơ mang tên Nỗi Lòng Tô Vũ dài 60 câu, viết về những nàng thơ đặc biệt: Những con bò (mà ông gọi là dê). Ông đã xưng “anh” và gọi dê là “em”: Ngẩng đầu lên! Dê ơi anh thong thả Đeo vòng vào em nghển cổ cong xinh Ngẩng đầu lên! Đây lòng anh vàng đá Gửi gắm vào vòng mây nhuộm tơ duyên. Tặng xong kỷ vật cho các nàng dê, Bùi Giáng bắt đầu thề thốt những lời vàng đá sắt son: Và giờ đây một lời thề đã thốt Nghìn thu sau đồi núi chứng cho ta Cao lời ca “bê hê” em cùng thốt Hoà cùng lời anh nghẹn nỗi thiết tha. Dĩ nhiên là loài dê không thể trả lời “Yes, I do” như những cô gái thường hay e thẹn khi nhận được lời tỏ tình, chúng chỉ có thể “bê hê” để đáp lại thi sĩ mà thôi. Quả thật là thơ của Bùi Giáng đã dị thường ngay từ thuở tuổi còn đôi mươi như vậy. Trong khoảng thời gian đi chăn bò từ 1950-1952, chàng thi sĩ trẻ đã thả hồn mình rong ruổi trên những thảo nguyên rộng lớn, những đồi núi chập chùng theo dấu chân du mục. Để ghi lại những tháng ngày diễm tuyệt đó, ngoài bài thơ Nỗi Lòng Tô Vũ, còn có bài Anh Lùa Bò Vào Đồi Sim Trái Chín: “Anh nằm xuống để nhìn lên cho thoả Anh thấy lòng mở rộng đón trời xanh Chìm ngây ngất vào trong đôi mắt lả Anh lim dim cho chết lịm hồn mình … Cây lá bốn bên song song từng lứa Sánh đôi nhau như ứa lệ ngàn ngàn Hạnh phúc trời với đất mang mang Với bò giữa rừng hoang đương gặm cỏ Với người ngó ngất ngây đương nằm đó Không biết trời đất có ngó mình không”. Thật là một tâm hồn tự do và khoáng đạt.

      Người vợ xinh đẹp của Bùi Giáng

      Lâu nay, người ta chỉ nói nhiều về Bùi Giáng cùng những bóng hồng xa xôi, những người tình viễn mộng đã đi vào trong thơ ca, ít người biết rằng khi mới 19 tuổi, ông đã từng có một người vợ hiền rất xinh đẹp. Câu chuyện này được cố nhà báo – nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển ghi lại theo lời kể của người em ruột Bùi Giáng, tên là Bùi Luân: “Phải nhận là chị xinh đẹp, cởi mở, vui tính, hồn nhiên… Gương mặt chị, hình ảnh chị đã nổi bật, sáng ngời mãi trong ký ức tôi. Duy có điều bất cứ ai, dù không biết gì nhiều về tướng số, gặp chị là cũng nhận ra ngay: Chị không thể ở lâu với chúng ta trên cõi đời này, dù cõi đời vốn đã ngắn ngủi. Lấy chồng được ba năm, chị đã đột ngột lìa đời lúc mới ngoài hai mươi tuổi… Chị trút hơi thở một cách bình thản”. Hôn nhân ngày trước thường do cha mẹ đôi bên sắp đặt, và có lẽ cuộc hôn nhân của Bùi Giáng cũng không đi ra ngoài quy luật đó. Bùi Giáng với tính tình khác người, lại ham chơi, nên có lẽ bà Bùi Giáng đã chịu không ít khổ sở. Ông Bùi Luân kể:  “Chỉ một thời gian ngắn sau ngày cưới, người vợ trẻ đã phải lặn lội từ cái thung lũng ngoạn mục nhất đó, xuôi sông Thu Bồn êm đềm với ngàn dâu xanh ngát, về nhà bố mẹ chồng ở Thanh Châu cách hàng mấy chục cây số. Trên chiếc đò bé nhỏ, chàng trai nói với người vợ trẻ: Nếu em không đổi ý quay về, không bỏ qua chuyện cũ thì tôi sẽ… nhảy ra khỏi đò! Khách xuôi đò tưởng người con trai đùa dọa người vợ mảnh dẻ. Để nguyên quần áo, ngay lập tức anh mình gieo xuống giữa dòng sông Thu. Và bơi theo đò. Để rồi thả trôi theo dòng nước hết chỗ mấy chục cây số đó, tới tận bến nhà”. “Bỏ qua chuyện cũ” là chuyện gì? Đó là một chuyện rất… trẻ con. Ông Bùi Luân tiết lộ: “Cô con dâu đứng bên bà mẹ chồng sụt sùi: Anh cho con ăn toàn khoai lang và rau luộc. Anh không cho con mua cá mua thịt…” Người vợ qua đời năm 1948 khi Bùi Giáng vắng nhà và ở tận mãi trong chιến khu.“Phút lâm chung, chị không thấy mặt chồng… Tôi chỉ biết là anh có mặt vào phút chót của buổi tiễn đưa chị về nơi an nghỉ cuối cùng – anh đứng bên cạnh chiếc quan tài với vành khăn trắng trên đầu”. (Trích lời ông Bùi Luân) Hai năm sau sự ra đi của vợ, Bùi Giáng dẫn bò đi chăn như đã nhắc đến ở trên, đã có nhiều lúc ông nhơ đến người vợ quá cố, và khóc thương trong bài thơ tràn ngập không khí bi ai và hoài cảm:
      “Em chếƭ bên bờ lúa. 
      Để lại trên lối mòn. 
      Một dấu chân bước của
      Một bàn chân bé con!
      Anh qua trời cao nguyên. 
      Nhìn mây buồn bữa nọ. 
      Gió cuồng mưa khóc điên. 
      Trăng cuồng khuya trốn gió.
      Mười năm sau xuống ruộng. 
      Đếm lại lúa bờ liền. 
      Máu trong mình mòn ruỗng. 
      Xương trong mình rả riêng.
      Anh đi về đô hội. 
      Ngắm phố thị mơ màng.
      Anh vùi thân trong tội lỗi. 
      Chợt đêm nào, gió bờ nọ bay sang”.

      Một thời “điên rực rỡ”

      Bùi Giáng từng ghi tiểu sử của mình rằng: Từ năm 1969 – Bắt đầu điên rực rỡ. Việc Bùi Giáng có điên thật sự hay không thì đã có nhiều bài viết nói đến. Nhiều người khẳng định Bùi Giáng là người điên, một số khác lại nói ngược lại. Bộ dạng bên ngoài của ông những năm về sau luôn trong ở tình trạng giống một người điên. Hoặc là ông giả điên trước những nhân tình thế thái, hoặc là đó chỉ là hình hài bình thường của một kỳ nhân mà những người trần như chúng ta không thể nào hiểu nổi. Trong một bài viết, tác giả Trần Đới khẳng định: “Một sự thực là Bùi Giáng chưa bao giờ điên. Cũng như anh chẳng bao giờ giả điên. Càng chưa bao giờ Bùi Giáng bất mãn trước bất cứ thời thế nào. Bởi lẽ dễ hiểu là Bùi Giáng chẳng sống theo thời thế, mà chỉ biết sống từ cõi văn nghệ luý tuý càn khôn của anh. Thời kỳ của Bùi Giáng bộc phát ra bên ngoài mà chúng ta gọi là điên, ấy là thời kỳ tỉnh lại và hưng phấn cùng độ của người nghệ sĩ. Tất cả lẽ chân thiện mỹ của nghệ thuật thi ca từ nhiều đời nhiều kiếp đều dồn về lúc đó… Bây giờ người thi sĩ này chỉ còn một cách duy nhất để sáng tác nguồn cảm hứng kia là sống”. Tác giả Nhất Thanh thì viết: “Ồ, chẳng có ngôn từ nào thích hợp với Bùi Giáng cả. Ông chỉ là một ông già bình thường nhất, dễ thương nhất. Nếu có điên chăng, có lẽ là tất cả chúng ta”. Nhà văn – nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn thì nhận xét: Nếu ai đã có dịp nhìn thấy ông mang trên mình đủ các thứ: nồi, niêu, xoong, chảo, vành bánh xe đạp, đầu đội mũ sắt, vắt trên vai những miếng băng vệ sinh nhặt được ở đâu đó, tay cầm một chiếc gậy, đứng giữa đường, thổi còi, vung tay chỉ lối cho xe cộ, thì coi ông là một người điên cũng không có gì quá đáng.

      Còn chính Bùi Giáng cũng nói về sự điên như sau: “Nó điên? Vâng nhưng điên một cách vui vẻ. Bạ đâu gọi đó là mẫu thân bát ngát của con. Người ta bảo rằng nó không điên. Có kẻ bảo rằng nó giả vờ điên. Muốn biết nó điên hay không điên, hay giả vờ điên, thì trước hết phải đáp vào câu hỏi: Sao gọi là điên? Nhưng mà? Nhưng mà đó là một câu hỏi chưa hề có một lời giải đáp dưới gầm trời và suốt xưa nay vậy”. Đọc xong những lời này của chính đương sự, có lẽ là càng làm cho người ta cảm thấy bối rối. Phải chăng sự dị thường mà ông thể hiện ra là bởi vì ông là một bậc kỳ nhân hiếm có, nên cái nhìn, cái cảm quan của ông không hề giống với thiên hạ, nên khi người ta thấy một người không giống mình cho lắm thì nói rằng đó là người điên? Bùi Giáng có điên hay không thì chưa biết, nhưng việc ông bị người ta đẩy vô “nhà thương điên” thì hoàn toàn là có thật. Thời gian sau này, ông đã có những hành động cổ quái giữa thanh thiên bạch nhật, ngay trên đường phố Sài Gòn càng làm cho nhiều người quả quyết rằng là ông bị điên, đó là những hình ảnh thường được kể lại như sau: “Có những buổi chiều đông đặc xe cộ, tôi ngồi uống cà phê bên đường nhìn ông đứng làm cảnh sát giao thông nơi đầu cầu Trương Minh Giảng. Ông đội một chiếc quần lót đỏ chói trên đầu, áo quần te tua, tay cầm chiếc roi tre dài, xoay ngang xoay dọc chỉ đường cho xe cộ. Người ta đi qua, cố gắng tránh xa ngọn roi tre dài, nhưng không ai chú ý đến ông. Ông loay hoay như vậy giữa dòng xe cộ hàng giờ liền, rồi chán, bỏ đi. Có lần tôi thấy ông mặc một chiếc áo chim cò rộng thùng thình. Chiếc áo rất mới có vẻ hàng ngoại đắt tiền, chắc ai đó ở nước ngoài về tặng ông. Nhưng chỉ vài hôm đã thấy chiếc áo trở nên cũ bẩn. Ðôi khi tôi bắt gặp ông ngồi dưới hành lang trong sân Vạn Hạnh, chỗ gần cổng. Ông nửa ngồi nửa nằm, tựa lưng vào cột. Dưới bóng cây phượng xanh mát, những lúc như vậy trông ông có vẻ tỉnh và buồn. Ông ngồi một mình, ánh mắt sau cặp kính cận dày nhìn xa xăm ra dòng xe cộ bên ngoài cổng trường. Hình như Bùi Giáng không chỉ lang thang trong “lãnh địa” chợ Trương Minh Giảng và trường Vạn Hạnh. Một lần tôi thấy ông ở một chỗ khác, khá xa “nhà”. Hôm đó trời mưa to, tôi đứng chơi trên lầu nhà một anh bạn ở đường Nguyễn Thiện Thuật, đối diện một cái chợ, không nhớ rõ là chợ Vườn Chuối hay chợ Nguyễn Thiện Thuật. Trước chợ có một đống rác cao nghệu, đen xì, bục ướt và rất hôi thối. Bùi Giáng đang đứng cãi nhau với một bà bán hàng ngay cạnh đống rác. Chắc ông phá phách gì nên bị bà này mắng xối xả, còn ông thì chỉ la ó những câu vô nghĩa để đáp lại. Nhưng ông cũng hoa tay múa chân vẻ khá hung hăng. Cuối cùng người đàn bà xô mạnh Bùi Giáng. Ông ngã chỏng gọng vào đống rác đen, miệng la bai bải. Cặp kính cận dày và cái thân hình lèo khoèo trong tư thế nằm ngửa khiến ông trông giống một con bọ ngựa bị bẻ chân. Dưới trời mưa tầm tã, ông có vẻ không gượng dậy được vì đống rác quá nhão. Còn người đàn bà vẫn tiếp tục chửi bới. Tôi cũng đã thấy Bùi Giáng trong một trường hợp khác, rất đáng nhớ. Một buổi sáng chỉ mới khoảng 6 giờ, sinh viên ký túc xá bỗng nghe tiếng la hét từ phía dãy phòng các sinh viên nữ. Thỉnh thoảng chúng tôi vẫn nghe những tiếng la như vậy khi có trộm lẻn vào bên khu nữ. Tôi vội chạy ra hành lang. Nhìn qua bên dãy nữ, thấy các mái tóc dài thò ra rồi thụt vào, hết người này đến kẻ khác. Tiếng la oai oái vẫn không ngớt, nhưng bây giờ xen lẫn tiếng cười khoái trá của các sinh viên nam. Nhìn xuống, tôi thấy giữa sân trường, Bùi Giáng đang trong tư thế trồng chuối, nhưng hoàn toàn… khỏa thân, quần áo cởi hết ra để bên cạnh. Mấy sinh viên bảo vệ từ ngoài cổng vội chạy đến, nhét quần áo vào tay ông lôi ra khỏi sân trường. Thật là một buổi “điểm tâm” đặc biệt cho cả ký túc xá. (Trích Bùi Giáng Như Tôi Thấy – Phan Nhiên Hạo)

  22. Tôi muốn đọc triết của Việt Nam, nhưng chẵng có đứa nào viết.
    Có hai ông Lương Kim Định và Trương Tử Anh thì tư-tưỡng còn cạn quá, đọc không thấy sướng, chỉ thấy mệt.
    Ngoài hai ông này, chưa thấy thằng nào viết về triết Việt Nam.
    Bọn khuyễn-triết thường tự xưng là “cục phân” thì rất tệ-mạt , bọn này là chuyên-gia hạng nhất về đội đít mấy tay râu xồm và mắt xếch.
    Bọn nó coi râu xồm và mắt xếch còn hơn là ‘bố đẻ ra bố’ bọn nó.
    Bọn nó ngu-xuẫn nên không biết rằng, triết của Râu Xồm và Mắt Xếch chỉ để tham-khảo, để rút lấy tinh-túy mà bổ-sung vào cái khiếm-khuyết của triết Việt Nam, không phải là thứ dùng để đội lên đầu như đội ông cố nội.
    Bọn khốn-nạn này chưa hề giúp ích gì cho triết Việt Nam.

  23. Ông Phạm Công Thiện nay vừa đúng 80 tuổi, ông tuổi tỵ, ông mất cách đây 10 năm (2011) tại Houston TX
    Ông PC Thiện là trường hợp đặc biệt , ông học trường dòng để ra làm linh mục nhưng ông bỏ đạo chuyển sang tu đạo Phật và trở thành đại đức, em ông cũng cải đạo Thiên chúa sang đạo Phật

    Ông nổi tiếng thần đồng, người ta nói năm 16 tuổi ông đã biết 4 thứ tiếng, Anh, Pháp, Đức, Tầu.. sau này (theo báo Sai gòn nhỏ) có người hỏi ông làm sao 16 tuổi mà biết 4, 5 thứ tiếng được, ông chỉ cười không trả lời (chắc là hoang đường)
    Theo lời bà vợ ông kể lại có viết thành bài đăng báo (hình như bà Thanh Hoài) thì ông có Tú Tài trước khi du học sang Tây, ông có đậu TS triết học ở Toulouse và sau dậy triết học ở đó
    Ông đúng là nhà triết gia, lang bang từ tu đến cởi áo, lấy vợ đầm, sau bỏ bà này lấy vợ đàng hoàng là bà vợ VN (Thanh Hoài), có 5 người con, con ông đều thành đạt và đỗ đạt TS, BS… cả
    Tác phẩm của ông thì rất nhiều, ông được nhiều người thán phục vì họ cho là triết gia VN đương thời
    Cá nhân tôi (cũng có học triết học) xin không có ý kiến về đường văn chương, triết lý, thơ phú của ông
    Thôi cũng mừng cho ông, con cái thành đạt là quí rồi

  24. Vài chuyện buồn cười ngắn gọn khi nói về BG.Không biết ông có tật hay quên hoặc hay quên kiểu nào chứ ông không bao giờ quên lấy nhuận bút ! Mặc khác khi ông mặc đồ đủ màu đứng múa may quay cuồng ở đường phố dường như ông muốn nói,” Ta là Bùi Giáng đây, mọi người hãy chú ý !”.Lại chuyện nữa, có người nói ” Đâu thấy bà Kim Cương đẹp gì lắm đâu sao thằng chả(BG)si mê dữ vậy chắc chả điên thiệt !”

    • 1/ Đói là tín hiệu từ hệ tiêu hoá báo lên não. Não truyền nhận thức bắt ta phải tìm cái ăn. Tất cả trở thành bản năng sinh tồn để khỏi chết, là bản năng mạnh nhất trong các bản năng. Kể cả kẻ điên, người mù, què… vẫn không quên nhu cầu ăn, nếu hệ tiêu hoá của hắn không bệnh hoạn.
      Để có cái ăn, hắn phải có tiền. Để có tiền hắn phải tìm ra tiền bằng nhiều cách, bán sức lao động, bán nhiều thứ, chịu nhục xin xỏ, hoặc cắp/cướp.
      BG, hay bất cứ ai, không thể nào quên bản năng sinh tồn; làm sao quên giá trị lao động chân chính của mình được?!
      Đừng ác miệng một cách hạ cấp và ngu thế!

      2/ ”Ta là Bùi Giáng đây, mọi người hãy chú ý !”
      là Hoàng Nhạc Phố nói, không phải BG nói.
      Đừng ác miệng vu khống!

      3/ Tình yêu đích thực đến vì nhiều phức cảm, ẩn ức, tình huống bất ngờ…gọi là tiếng sét ái tình; người xưa gọi là duyên số; không nhất thiết bởi vì nhan sắc hoàn hảo.
      Nhan sắc, cái đẹp… là một khái niệm rất chủ quan. Có nhiều hoa hậu, cô dâu… ta không thấy đẹp, mà thấy á hậu, phù dâu đẹp hơn.
      Phê phán nầy là vô duyên, bất công, lãng nhách và vô học!

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên