TRANG CHỦ Văn Hoá Con gái không được thờ cha mẹ?

Con gái không được thờ cha mẹ?

4

Con gái không được lập bàn thờ cha mẹ trong nhà chồng, thậm chí nhà của hai vợ chồng cũng không? Ông Nguyễn Hùng Vỹ, nhà văn hóa dân gian nói trên báo VTC: “Kinh nghiệm này dựa trên sự hình thành của chế độ phụ hệ – người đàn ông làm chủ gia đình; sau đó dẫn đế việc khẳng định quyền lực thực tế, quyền lực về măt tín ngưỡng thuộc về đàn ông”.

Ông Nguyễn Hòa Bình, nhà xã hội học thì khẳng đinh: “Những người con gái đi lấy chồng vì bất cứ lý do nào đấy muốn thờ cúng cha mẹ thì có thể gia đình chồng thông cảm, nhưng chuyện bày bàn thờ chung khó xảy ra, và cũng khó mà yêu cầu người ta thay đổi quan niệm, cách nhìn, nguyên tắc ấy”.

Đàn ông, chỉ những người đàn ông phát biểu. Phóng viên không hỏi người vợ, người mẹ, người con gái xem họ nghĩ gì.

Vậy những người lúc sinh thời trót sinh toàn con gái, vong linh họ theo ai? Theo lệ, con trai của anh trai hoặc em trai sẽ cúng giỗ. Tức là cháu họ. Tôi không tin hồn vía của cha mẹ sẽ bỏ chúng ta mà theo đứa cháu họ nào đó. Phong tục, tín ngưỡng để làm gì, khi mà cúng giỗ chỉ làm cỗ thắp hương khấn vái theo bài, trong khi linh hồn được cúng đó đang quẩn quanh bên những đứa con gái, những đứa con không được phép cắm loại hoa cha mẹ mình thích, nấu món ăn cha mẹ mình ưa đặt lên chiếc bàn tự tay mình cọ chùi sạch sẽ, trong căn nhà mình sống, bồi hồi tưởng niệm đấng sinh thành?

Tôi càng khó tin hồn ma hai bên thông gia không chấp nhận về chung một nhà. Là một đứa con, một người mẹ, tôi tin bất cứ cha mẹ nào cũng mong con mình sống vui, cũng lấy hạnh phúc của con làm niềm vui của mình, dù đang sống hay chỉ còn là hồn ma bóng quế. Giáo điều, câu nệ và ấu trĩ thường đầu độc nhành yêu thương, trốc rễ cây gia đình.

Về bản chất, hiếm có cô con dâu nào yêu bố mẹ chồng hơn bố mẹ đẻ. Vậy hãy để họ thờ người họ yêu thương nhất nếu họ muốn, trước khi làm nghĩa vụ xuất giá tòng phu, cung phụng cái bàn thờ nhà chồng.

Khi tôi viết tiểu thuyết Lam Vỹ, một số người cho rằng thực tế xã hội không còn nhiều trọng nam khinh nữ, thực tế đạo Nho không còn tác động mạnh đến xã hội Việt Nam thế nữa.

Tôi chỉ biết cười. Tôi muốn kể cho họ nhiều người đàn ông tôi quen cố sống cố chết ngoại tình, thậm chí chấp nhận giả tiền cho gái bán hoa để kiếm thằng cu đội khăn tang đi giật lùi trước linh cữu; tôi muốn kể cho họ bao nhiêu anh chàng yêu người yêu tha thiết mà ngậm ngùi quay lưng chỉ vì nhà cô không môn đăng hộ đối với nhà mình; bao nhiêu bọc thai bé gái đã bị rút bị cào bị nạo khỏi dạ con người mẹ ném vào thùng rác, vào nồi cám lợn nhà con dâu ông tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp… Nhưng tôi không kể, tôi nghĩ họ biết, họ thừa biết, chỉ là họ muốn bảo vệ quyền lực tưởng tượng, sức mạnh tưởng tượng cái bộ hạ của mình.

Tôi là người không thần thoại hóa chiếc bàn thờ. Bàn thờ cha tôi ở trong tim tôi, lúc nào cũng có trầm thơm ngát, nhang quyến luyến tỏa lan mao mạch.

Bàn thờ trong tim hay bàn thờ trong nhà là quyền của con người. Đừng cho rằng con gái không được lập bàn thờ cha mẹ là nguyên tắc. Hãy bắt đầu bằng điều đó. Nguyên tắc của ai? Khổng Tử chết rồi, Vua cũng băng hà rồi. Dân ta vốn thờ Mẫu. Nho giáo của Trung Quốc, hãy trả cho họ.

 Đỗ Hoàng Diệu (Facebook)

4 BÌNH LUẬN

  1. -“tôi nghĩ họ biết, họ thừa biết, chỉ là họ muốn bảo vệ quyền lực tưởng tượng, sức mạnh tưởng tượng cái bộ hạ của mình.”
    Tôi không hiểu cái bàn thờ dính líu đến quyên lục và sức manh (ma chỉ là) TƯỞNG TƯƠNG CÁI BỘ HẠ (?) của họ . Vây cái “bộ hạ” của Họ là cái gì ? Có lẻ tác giả muosn nói cái hạ bộ của người đàn ông .Nó là dương tính .có sức mạnh tức có uy quyên hon cái “âm” tính chớ gì ? Cai v/đ này có được bàn đến hơn 100 năm trước.Nó là nhân vật Loan ,Thừa trong Đoạn Tuyệt,Thừa Tự !

    -“Tôi là người không thần thoại hóa chiếc bàn thờ. Bàn thờ cha tôi ở trong tim tôi, lúc nào cũng có trầm thơm ngát, nhang quyến luyến tỏa lan mao mạch.
    Không ai rong thời đại này thần thoại hóa “chiếc” bàn thờ. Nhưng những người có gia cảnh dù muốn dù không họ cũng có một chiếc bàn thờ cố đinh .Một cai trang thờ nhỏ khiêm tốn đẻ thờ ông bà cha mẹ anh em ruột thịt đã không còn nữa.Còn không thì cung có bàn thờ di động .dọn cây trái đồ mặn đồ chay đẻ cúng quảy tưởng nhớ người đã khuất.xong rồi dọn dẹp (như tục lệ cúng cô hồn ,cúng giao thừa…). Tại sao “chiếc” bàn thờ lại là thần thoại?Tôi không biết có lẻ văn chương cao nên phải viết “cao’ như vậy !
    Bàn thờ trong tim thì e nó đè nặng chết nhu bị vi khuẩn corona tấn công .Nói vậy thôi chó ý tưởng này nó củ cả 100 năm nay ,như đoạn trên đã viết.Tưởng nhớ người đã khuât là ở tâm lòng chân thành ,yêu thương và kinh trong ,biết ơn ,nhớ nghỉa và tự đảm nhận trách nhiệm như truyền lại một phần lịch sử gia đình Nó không có gì hảnh diện vì ý tưởng xem ra ,tưởng là mới, sung sướng đến độ tưởng tới nhang den thăp sáng cả làn da ,hương thơm (quyên mồ hôi ) tỏa ra ở các lổ chân lông (mao mạch)?
    Còn về Không Lão Trang …thì đã bỏ cả trăm năm nay,chỉ còn giử nhưng tinh hoa của các học thuyết đó.Còn VN thờ MÂU thì KHONG BIẾT MÂU NÀO? Thiên Tien Thánh Mâu chăng ?

  2. Ông Nguyễn Hòa Bình, nhà xã hội học là thằng nào vậy ? Có phải thằng tòa xử tử & bức tử Hồ Duy Hải ko ?

    • Chắc chắn là thằng chó đẻ ấy, nó ôm cả con dâu thì xứng đáng gì nói đến chuyện xã hội học, nói chuyện heo nọc và loạn luân thì may ra.

  3. Tục Lệ ngày xưa vẫn là áp dụng cho ngày nay ,nhưng nhiều du di ,đổi mới bình đẳng và tùy hoàn cảnh ,ngoài ra Nó còn là tự do ,lòng hiêu thuận của người con ,dù trai hay gái,,,Đó là chưa kể nêu 2 anh em ở xa nhau ,như ở SG /Ca chả hạn ,thì người ở Ca dù là gái ,KHÔNG AI CẤM CHỊ TA làm cổ cúng Ông Bà Cha Mẹ cả. Cũng không thẻ lấy cớ anh trai ở SG có bổn phận cúng rồi ,ta là con gái “nữ sanh ngoại tộc” đẻ từ chối giử chút đạo hiếu vói ông bà cha mẹ tổ tiên,,,Bàn thờ cung một bên cha me chồng ,một bên cha mẹ vọ hoặc nếu là công giáo hay PG thì họ vẫn iuwr lể cún g vẫn lạy thờ Ong Bà ,vẫn ăn những của cúng (theo như Vatican đổi mới phù hợp vói người Á Đông !).Ngoài ra ngày xưa bắt buộc người con trai cúng ông bà cha mẹ vì “Thừa Tự” (Khái Hưng),nhưng ngày nay nếu gia cảnh binh thường ,họ góp món ăn đẻ cùng nhau sum họp ,nhắc lại những kỷ niệm một thời trong gđ những kỷ niệm về cha mẹ !…
    Cho nên chuyện con gái Không LẬp Bàn thờ hay thờ trong TIM chỉ là “ngụy biện ” ,điều nay không có trong thực tế ngày nay ,ngay cả ở Mỹ.
    CÚNG ngày nay được coi là một hình thức tưởng nhó người đã khuất.
    Vậy sao con gái lại không thẻ CÚNG đẻ nhớ về Ong bà cha mẹ và đẻ làm gương cho con cháu chắt….
    đẻ nhớ từ thê hệ này qua thế hệ nối tíếp ?
    CHỈ có người CS mới không NHỚ tới GĐ vì họ là :VÔ GIA ĐÌNH ! (Tam Vô)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên