Cảm nhận về lời trần tình của Hoàng Phủ Ngọc Tường

10
Hoàng Phủ Ngọc Tường

Tôi đọc lá thư trần tình của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường với tựa đề Lời Cuối Cho Một Câu Chuyện Quá Buồn được ông Nguyễn Quang Lập phổ biến trên facebook. Ông Tường thanh minh trong thư rằng ông không hề hiện diện trong Thảm Sát Tết Mậu Thân tại Huế năm 1968.

Sự việc xẩy ra đã 50 năm. Thư trần tình của ông Tường được viết, phổ biến đúng vào dịp chế độ CS ăn mừng 50 năm chiến thắng của cuộc Tổng Công Kích như một lời biện hộ, phủ nhận sự có mặt cũng như trách nhiệm về cuộc thảm sát.

Chưa bao giờ tôi viết bài hay lên tiếng về biến cố đẫm máu, vô nhân, tàn bạo này, lý do tôi chỉ là một học sinh trung học, không sống ở Huế vào lúc thảm sát xẩy ra. Tuy nhiên những nhân chứng sống, những hình ảnh, thông tin đã chứng minh rõ ràng là cuộc Thảm Sát ở Huế, do cộng sản gây ra ở nhiều nơi như Bãi Dâu, Cồn Hến, trường tiểu học Gia Hội, Tiểu Chủng Viện, chùa Theravada…, đặc biệt là ở Khe Đá Mài với tổng cộng vài ngàn người chết là có thật, không hề do Mỹ, phía VNCH dựng lên.

Trong phạm vi bài này chỉ nói đến lá thư trần tình của ông Tường, không bàn đến những chuyện khác liên quan Thảm Sát Mậu Thân.

Thư ông Tường thật ra chỉ muốn gửi đến những “bà con bạn bè thương mến, những ai yêu mến, quen biết và quan tâm” đến ông. Tôi không quen biết, chẳng thương mến, không thù hận hay quan tâm gì đến ông, có điều ngứa mắt khi đọc những lời lẽ ông viết trong thư, nên lên tiếng.

Điều đầu tiên muốn nói, thư trần tình có một điểm son đáng “biểu dương” khi ông Tường thú nhận Thảm Sát Mậu Thân 1968 là một “sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng”, thế nhưng tựa đề Lời Cuối Cho Một Câu Chuyện Quá Buồn, ông Tường chỉ cho rằng Thảm Sát Mậu Thân là một câu chuyện quá buồn lại làm giảm giá trị lời thú nhận trên.

Quá buồn thôi ư? Mấy ngàn người dân vô tội, chết tức tưởi, oan uổng, người bị đập đầu bằng cuốc, xẻng, người bị trói bằng dây kẽm gai, bắn từ sau lưng mà ông Tường chỉ quá buồn. Hơn nữa nỗi buồn không đến ngay với ông lúc biết tin, cũng không đến vào năm 1981 khi ông được phỏng vấn của Burchett và đoàn làm phim “Việt Nam một thiên lịch sử truyền hình”. Mãi đến lúc gần đất, xa trời, năm 81 tuổi ông Tường mới cảm thấy “quá buồn” khi chế độ CSVN rầm rộ tổ chức, mở lại bữa tiệc máu trên xác người dân VN.

Thư của ông Tường có 3 điểm, xin phân tích, nhận định từng điểm.

1. Ông Tường phủ nhận sự có mặt của mình trong thời gian quân CS chiếm thành phố Huế năm 1968. Tạm thời cứ tin như thế.

2. Ông Tường không nhận mình có mặt tại Huế trong lúc Thảm Sát Mậu Thân xẩy ra, nhưng vì quá hăng say, tin tưởng cách mạng nên đã gian dối, lấy lời kể chuyện của người khác làm chuyện của mình. Hành động này của ông Tường vào năm 1981-1982 nhằm kể công với “cách mạng” hay mục đích gì khác, có trời mới biết.

Chỉ biết rằng mãi 36 năm sau, ông Tường mới nhận rằng mình (duy nhất một lần?) đã sai lầm khi mạo nhận một việc vô cùng quan trọng trong cuộc đời khiến cho những người dân Huế vốn “tin yêu” xa lánh ông.

Trong thư, ông Hoàng Phủ Ngọc Tường chỉ nói rằng quá buồn thôi, rồi ông xin lỗi (ngàn lần), chứ ông cũng không hề bày tỏ sự ân hận, nuối tiếc về những điều mình đã làm. Ông HPN Tường dường như cố tình không hiểu rằng Xin Lỗi và Ân Hận là 2 điều khác hẳn nhau. Sau năm 1975 ông tiếp tục say máu hận thù để lên án Mỹ và chế độ VNCH bằng những lời nói gian đối, điêu ngoa.

Khác với trung úy William Calley – thủ phạm chính trong vụ tàn sát người dân ở thôn Sơn Mỹ, Mỹ Lai thuộc tỉnh Quãng Ngãi ngày 16.03.1968, bị chính phủ Mỹ đưa ra tòa, xét xử vì tội ác chiến tranh, bị kết án – những kẻ nhúng tay hoặc ra lệnh cho Thảm Sát Mậu Thân 1968 vẫn được trọng dụng, thăng thưởng và hả hê với những chiến tích của mình.

Ông Tường đã không có đủ can đảm để nói lên bản chất của sự việc, Thảm Sát Mậu Thân là một chủ trương của cộng sản VN nhằm gieo rắc khủng bố, kinh hoàng trong dân chúng miền Nam mà ông là môt người tham gia, trực tiếp hoặc gián tiếp, để rồi cuối đời mới lên tiếng trần tình, phủ nhận sự có mặt của mình trong thời gian cộng quân chiếm đóng trong thành phố Huế.

Trong thư, ông Tường thừa nhận Thảm Sát Mậu Thân 1968 ở Huế là có thật nhưng do quân nổi dậy vì hận thù nên nhiều người bị giết oan uổng. Chẳng có quân nổi dậy nào ở Huế cả, ông Tường đừng lộng ngôn. Không có người dân nào nổi dậy để chạy theo CS như ông viết, hơn nữa, là đảng viên đảng CS, ông Tường thừa hiều cách tổ chức, vận hành chính sách, đường lối của đảng CSVN, rằng cuộc Thảm Sát MT chắc chắn phải có lệnh từ trung ương đảng, bởi không một cán bộ, đảng viên, sĩ quan quân đội CS bất kỳ cấp bậc nào nào dám tự tiện hành động mà không có lệnh.

Thừa nhận Thảm Sát Mậu Thân là sai lầm không thể biện bác trên quan điểm chiến tranh cách mạng và nhìn từ lương tâm dân tộc nhưng lại đổ lỗi cho quân nổi dậy, ông Tường có mâu thuẫn không vậy? Bởi quân nổi dậy tất nhiên là quân ô hợp, khó chỉ huy, không có kỷ luật…như thế thì sao lại kết luận là sai lầm trên quan điểm chiến tranh và nhìn từ lương tâm dân tộc?

3. Sau khi thừa nhận sai lầm (vào lúc cuối đời) ông HPN Tường biết mình tự rước họa vào thân (cũng đáng khen) là còn sót lại chút liêm sỉ. Tuy nhiên, cho rằng những người chống cộng cực đoan căn cứ vào đó để quy kết, vu khống ông là tội phạm chiến tranh thì không đúng. Tôi không hận thù, không kết tội, gọi ông là Tên Đồ Tể Tết Mậu Thân như ông cựu thiếu tá cảnh sát Liên Thành, nhưng tôi có quyền đặt câu hỏi về những việc làm của ông trong thời gian đó.

Những người nghi ngờ, đặt câu hỏi về vai trò của ông trong Thảm Sát Mậu Thân có quyền truy tố việc làm của ông, bởi chính bản thân ông tiền hậu bất nhất trong lời nói, hành động của mình trong biến cố này. Họ có quyền buộc tội ông, ông có quyền bào chữa, đưa ra chứng cớ, nhân chứng để biện minh cho sự vô tội của mình.

Cũng có ý kiến cho rằng, đến một thời điểm nào đó, mọi việc sẽ rõ ràng. Tôi không tin điều này, bởi 50 năm đã trôi qua, không còn bao nhiêu nhân chứng hiện diện trên đời, đó cũng là thời gian đủ để người cộng sản VN tìm cách thủ tiêu, xóa bỏ hết những bằng chứng của tội ác diệt chủng mà họ đã làm trong Thảm Sát Mậu Thân.

Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa thì theo tôi, chỉ có tòa án lương tâm của chính ông Hoàng Phủ Ngọc Tường mới quan trọng nhất. Việc ông có tham gia, trực tiếp hoặc gián tiếp trong Thảm Sát Mậu Thân thì chỉ có cá nhân, đồng chí, thượng cấp của ông mới có câu trả lời chính xác.

Thư trần tình của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường có chân tình cách nào đi nữa, cũng chỉ có giá trị như một lời Xin Lỗi lấy lệ, nửa vời, không hơn không kém.

Thạch Đạt Lang

10 BÌNH LUẬN

  1. Bất hạnh cho dân tộc Việt nam là người “đi tìm đường cứu nước thực chất là tay đi kiếm cơm. Đường nào là đường cứu quốc cho một kẻ vô học bất tài nhưng lắm điêu ngoa cho tham vọng cá nhân. Những thãm họa của cái chết tập thễ từ CCRĐ (172,008 xác ) cho đến trên ba triệu chết oan vì bị đánh lừa bằng” Chống Pháp giành Độc lâp…Chống Mỹ giành Thống nhất”…. Từ nhà Cách mạng thề thốt “Cho đến khi sắo chết , tất cã sức lực và sinh mạng cua ta hiến dân cho sự nghiệp cao quí :”Giãi Phóng nhân loại”.. Nhà Cách Mạng nay biến thành những phường trộm cướp. Điều này đũ cho thấy loại người Cách mạng là cái thứ gì !…

  2. Một lần nói dối ,sau này có “thống thiết” bào chữa ngàn
    lời đi nữa ,vẫn lòi ra những điều trái ngược khác. Ông
    HPNT một lần nữa đi vào ngõ cụt ,dối quẩn đưa đến
    gian quanh .

    “Lời cuối cho một câu chuyện quá buồn “. Chuyện quá
    buồn trong câu nầy rất tối nghĩa ,ông Tường buồn vì thiên
    hạ nghi oan cho ông là một “hung thần xứ Huế” ,hay ông
    Tường buồn vì hơn 5000 người vô tội bị sát hại một cách
    rất dã man của một đám người man rợ ,nhận vơ vào mình
    cái quyền sanh sát gọi là “cách mạng”.

    Có hai chi tiết mới mẻ (mới mẻ đối với những chi tiết trước
    đây mà ông Tường đã đưa ra),trong bức thơ này :
    1./Có 200 người bị thiệt mạng do máy bay Mỹ bỏ bom vào
    một bệnh viện nhỏ ở Đông Ba, chi tiết này đưa đến vụ ông
    HPNT mạo nhận có mặt ở Huế trong thời gian tết Mậu Thân.
    Ông Tường đinh chắc là chi tiết này có thật ,cái sai là ông
    Tường không phải là người chứng kiến .Không chứng kiến,tin có
    thật đến nỗi không một chút ngại ngùng để mạo nhận,nói láo.
    Chỉ nghe người khác kể mà thôi,không có gì để xác quyết,
    vưỡn tin mù quáng ,tin như sấm ,giặc Mỹ Nguỵ như những
    con rắn độc ,thành phần ác ôn này nếu bị chôn sống cũng không
    chùn tay. Không biết sau này ông Tường có viết thêm một
    bức thư khác để tiếp tục đính chánh về chi tiết “cực đoan”
    mù quáng nầy không nhỉ ?

    2./Hơn 5000 người thiệt mạng trong biến cố MT ở Huế,
    thủ phạm là quân nổi dậy,theo ông . “Quân nổi dậy” cũng
    là một “chi tiết” mới,một chữ mới cần được làm rõ nghĩa.
    Quân nổi dậy ở Huế này là những ai ? Dĩ nhiên họ không
    phải là những dân Huế “quần chúng tự phát ” rồi .Họ là
    những tay nằm vùng,giao liên ,những cán bộ địa phương,
    như Hoàng Phủ Ngọc Phan, Đắc Xuân, Đoan Trinh ….
    He he … Tội ác không do ông Tường trực tiếp nhúng tay,
    nhưng lại do các bạn bè ,đồng hương ,đồng bạn của ông
    gây ra ,thì cũng lẩn quẩn như nhau mà thôi .

    Nếu ông có mặt ở Huế, thì ông cũng là một trong số
    những quân nổi dậy nầy . Lúc đó ,không biết ông Tường
    sẽ đổ lỗi cho ai ?

    • “Chính ủy” HPNT đã cố ý dung chữ rất tuyệt vời. Đó là: “quân nổi dậy”. Tại họ giết “oan” hơn 5000 mạng nên phải gọi họ là “quân nổi dậy”, chứ họ mà giết…đúng thì đã gọi là các…chiến sĩ cách mạng rồi. Hoan hô HPNT! ông xứng đáng là một người cộng sản trung kiên. Tôi tin chăc là ở lứa tuổi 81 thì người dân HUế phải nhớ đến công lao của ông ngày trước. Riêng tôi, tôi xin thân tặng ông một cặp…răng nanh để người ta dể dàng nhận ra là ông thuộc về…lực lượng cách mạng.

  3. MỘT THỜI CUỒNG TÍN

    Một thời cuồng tín rồi qua
    Đến giờ chưa nhận có mà khác đâu
    Năm mươi năm chẳng bồi hồi
    Nhận thì lại hóa mình tồi còn chi

    Nên Tường không nhận lạ gì
    Chối quanh lấp liếm bộ thì khác sao
    Chuyện toàn trong bộc trên dâu
    Bởi đầu phát động chỉ hầu vậy thôi

    NGÀN MAI
    (16/02/18)

  4. Mỗi lần nhắc đến Mậu Thân, những xúc cảm từ 50 năm trước của tôi dồn dập trở lại y như cũ, nghĩa là tôi chưa hóa giải, chuyển hóa được cái gì cả trong tâm mình.
    Có lúc tôi mong những tay đồ tể đó phải chết đau đớn, khốn khổ, tức tưởi hơn trăm ngàn lần những người đã bị chúng giết, nhưng chừng như chưa đã cơn cuồng nộ cảm tính, tôi lại muốn họ phải sống lâu, sống thật lâu trong tuổi già, bệnh hoạn và mỗi hơi thở còn sót lại sẽ là một lời chất vấn, tra khảo của lương tâm họ.
    Sau cùng hết, tôi thấy chỉ còn lại có cầu nguyện và sám hối.
    Ông HPN Tường (and Co) tự thân sám hối được thì tốt, tôi hết lòng mong cho ông, nhưng hàng triệu đồng bào đã cầu nguyện và sám hối, cho ông, cho họ, nửa thế kỷ nay rồi.

  5. Một con người trí thức cọng sản khi cuối đời nhìn lại những hành động góp tay giết hơn 6000 người dân Huế chỉ có cảm giác buồn.Các ông sẽ buồn hơn khi gia tộc và con cháu của các ông cũng sẽ mang những vết máu mà các ông đã gây ra để người đời ghê tởm và bị nguyền rủa.Đến cuối cuộc đời của những người cs vẩn còn lương lẹo chạy tội với sự góp tay của bạn bè họ.TỞM LỢM.

  6. The sound of silence

    Huế. Tết Mậu Thân. Tháng Hai 1968. Bóng tối đã vùi lấp những tiếng nấc nghẹn của hàng ngàn sinh linh với tay bị trói thúc bằng kẽm gai và đầu đập vỡ vì báng súng lưởi xẻng. Đêm về trên những bãi chôn người tập thể. Ai có nghe chăng tiếng rên âm vọng từ lòng hố của hàng sáu ngàn người Huế trẻ có già có nam có nữ có cùng oằn oại chết tức tưởi giửa một mùa Xuân vĩnh viễn.

    Từ đó có còn ai nghe tiếng rên thầm của cơn nín lặng.

    Những tên serial-killer thành Huế tiếp tục vùi lấp tiếng kêu đòi công lý cho sáu ngàn sinh linh vô tội. Những kẻ bị cướp đi quyền được sống và được chết như một con người.
    Khi bóng đêm dần đến. Bóng đêm của một ngày sắp tàn. Bóng đêm của một đời sắp cạn. Đó là lúc thiện nhân có thể cười thanh thản trở về với cỏi vô cùng sáng. Cũng là lúc ác nhân run rẩy chờ chuyến tàu suốt đi về Vô Gián Ngục.

    Tên serial-killer cố biện bạch nhưng tiếng gào lạc giọng đó rơi vào hư không. Không có một lời xót thương từ sáu ngàn nạn nhân. Thanh âm nín lặng của sáu ngàn nạn nhân làm kẻ thủ ác run rẩy trong đêm vắng. Có lúc nó gầm gừ như con thú. Có lúc cười sằng sặc trong cơn say máu. Có lúc nó khóc xin. Nó mong được quên. Nó mong được thoát tội. Đã quá trể.

    Ai có được quyền tha thứ cho tội ác của mi nếu không là sáu ngàn người mi giết. Mi có nghe the sound of silence?

  7. Trong cuộc phỏng vấn với đài PBS năm 1982, Hoàng Phủ Ngọc Tường nói rằng mình có mặt tại Huế trong thời gian đó: ”
    “Khi chúng tôi vào nhà để gọi họ ra thì họ bắn trả đến cùng; họ bắn đến độ có những chiến sĩ của chúng tôi đã bị thương; khi đó chúng tôi phải bắn trả khiến những người đó bị chết tại chỗ”.

    Ngày 12 tháng 7, 1977, Hoàng Phủ Ngọc Tường lại nói với nhà văn Thụy Khuê trong cuộc phỏng vấn cho chương trình tiếng Việt đài Phát thanh Quốc tế Pháp rằng : “Phủ không về Huế, và nếu có về thì chắc cũng không giết người. Ðã không có mặt ở Huế thì làm sao tôi lại có thể làm cái việc ghê gớm gọi là ‘đồ tể’ Mậu Thân ở Huế được?” .

    • Vâng, hơn 5000 tên ác ôn đã tự trói tay mình rồi dùng chân và…răng để bắn trả các chiến sĩ giải phóng khiến ta bị tổn thất nặng nề. Tuỳ vậy ta vẫn cố sức kêu gọi họ trở về với cách mạng mặc dù họ ngoan cố nằm bất động dưới hố không thèm trả lời. Họ chết là vì bọn Mỹ sau đó thả bom xẻng, bom cuốc trúng vào đầu rồi lại hô toáng lên là tại các đơn vị quân giải phóng. Chúng tôi lo cho nhân dân không hết, cứ lo phát gạo, phát sữa …Honda cho họ mà không kịp. Hàng năm vào mùa giỗ thì người dân Huế lại nhớ đến chúng tôi, thường xuyên gọi tên ” bác ” rồi sau đó là…địt địu gì ấy mà nghe không rõ. Có lẽ họ chửi bọn “Mỹ Ngụy” không chừng.

      • Trung tướng Cộng sản Trần Độ nói: “Không ai tráo trở và lật lọng bằng cộng sản. Nói láo, cuồng tín, không biết ngượng và xấu hổ….”.

        Nguyễn Khải -đại tá, đại biểu quốc hội CSVN, phó chủ tịch hội nhà văn CS: Người cộng sản nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói dối không hề biết xấu hổ và không hề run sợ…

        Xuân Vũ – một cựu cán bộ thời kháng chiến-: Đảng cộng sản sinh ra để làm hai việc: Nói láo và làm bậy. Hễ chúng nói là nói láo, hễ chúng làm là làm bậy .

        Nhà văn Nguyên Ngọc( ở Việt nam): Tôi cho rằng căn bệnh nặng nhất, chí tử nhất, toàn diện nhất của xã hội ta hiện nay là bệnh giả dối.

Leave a Reply to GIÓ NGÀN Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên