“Cải tạo” trẻ em Ukraine và Tây Tạng

1
Học sinh ăn trưa tại một trường tiểu học ở Lhasa, Tây Tạng, ngày 11 tháng 3 năm 2022. (Ảnh Gongga Laisong—Tân Hoa Xã/Getty)

Trẻ em Ukraine

Một nhóm nghiên cứu, được Bộ Ngoại giao Mỹ tài trợ, đã hoàn tất báo cáo về số phận của trẻ em Ukraine trong chiến tranh với Nga hiện nay. Báo cáo, do các nhà nghiên cứu tại trường đại học Yale thực hiện, cho biết Nga đã đưa ít nhất 6.000 trẻ em Ukraine, có độ tuổi từ 4 tháng đến 17 tuổi, vào 43 trại “cải tạo” trải dài từ Crimea đến Siberia, hoặc đưa về sống với các gia đình Nga với tư cách là con nuôi. 

Các nhà nghiên cứu Mỹ cho biết hôm thứ Ba, gọi đây là một hoạt động đang phát triển do các cấp cao nhất của Điện Kremlin chỉ đạo. Họ tin rằng một số hành động này của chính quyền Nga có thể cấu thành tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người.

Theo báo cáo, mục tiêu chính của các trại là “cải tạo chính trị”, cho trẻ em tiếp xúc với thông tin liên quan đến “học thuật, văn hóa, lòng yêu nước theo phong cách của Nga”. Có hai trại ở Crimea và Chechnya dường như có giáo dục quân sự, dạy các em sử dụng súng và xe nhà binh, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy trẻ em được huấn luyện quân sự tại các trại của Nga đã được đưa vào chiến đấu.

Nathaniel Raymond, một đồng tác giả báo cáo nói trong cuộc họp báo rằng Nga đã không thực hiện các biện pháp cần thiết theo Công ước Geneva, trong đó quy định tạo ra một hệ thống đăng ký minh bạch cho trẻ em bị thất lạc gia đình trong thời chiến; chuyển trẻ em sang một quốc gia trung lập; và có các bước để bảo đảm các em giữ được bản sắc dân tộc của mình.

“Hãy coi báo cáo này là một lời cảnh báo về bắt cóc trẻ em khổng lồ mà chúng ta được biết về trẻ em Ukraine,” ông nói. “Tất cả các cấp của chính phủ Nga đều có liên quan”.

Báo cáo – mà các nhà nghiên cứu cho biết phản ánh 6 tháng thu thập tài liệu từ nhiều nguồn, bao gồm hình ảnh vệ tinh và truyền thông nhà nước Nga – cáo buộc rằng hầu hết trẻ em Ukraine bị Nga đưa đi “cải tạo” đến từ các khu vực bị Nga chiếm đóng, như Donetsk và Luhansk, trong khi một số ít bị bắt từ Kharkiv, Kherson và Zaporizhzhia trước khi những khu vực đó bị lực lượng Ukraine chiếm lại.

Báo cáo cũng mô tả về “cuộc khủng hoảng về ưng thuận”. Trong khi một số cha mẹ của các trẻ đã đồng ý cho các em tham gia trại hè ở Nga và sau đó đã trở về với gia đình, nhưng sự trở lại của trẻ khác đã bị trì hoãn tạm thời hoặc vô thời hạn. Trong một số trường hợp, một số phụ huynh Ukraine có thể đã bị chính quyền thân Nga ép buộc chấp nhận con cái của họ được đưa đến Nga.

Nhà nghiên cứu Caitlin Howarth của Yale nói rằng mặc dù một số trẻ em đã được trở về với gia đình ở Ukraine, nhưng tác hại mà chúng trải qua có thể kéo dài lâu hơn nhiều.

Bà nói: “Mức độ được gọi là ‘tái cải tạo’ đó là một nỗ lực rất rõ ràng và có hệ thống để xóa bỏ lịch sử và văn hóa, và trong các trường hợp được ghi chép rất rõ ràng, ngay cả tầm quan trọng lịch sử và ngôn ngữ của Ukraine.”

Báo cáo cũng xác định các quan chức Nga chịu trách nhiệm về các hoạt động này, bao gồm Maria Lvova-Belova, ủy viên về quyền trẻ em của Nga và một số thống đốc khu vực chiếm đóng.

Đại sứ quán Nga tại Washington đã trả lời trên Telegram, gọi những cáo buộc này là “vô lý” và Nga chỉ nhận những đứa trẻ bị buộc phải chạy trốn khỏi Ukraine và “chúng tôi cố gắng hết sức để giữ các trẻ ở lại với gia đình”.

Trẻ em Tây Tạng

Liên Hiệp Quốc cảnh báo rằng khoảng một triệu trẻ em Tây Tạng đã bị tách khỏi bố mẹ và buộc phải vào các trường nội trú do nhà nước Trung Quốc quản lý, một nỗ lực nhằm giúp các em làm quen “về mặt văn hóa, tôn giáo và ngôn ngữ” với nền văn hóa Hán đang thống trị Trung Quốc.

Tại các trường học nội trú, trẻ em Tây Tạng học hành bằng tiếng Quan Thoại, không có nhiều tài liệu tham khảo về lịch sử, tôn giáo Tây Tạng và chắc chắn không có tài liệu về Đạt Lai Lạt Ma. Kết quả là nhiều trẻ đã quên tiếng mẹ đẻ và gặp khó khăn khi giao tiếp với cha mẹ khi trở về nhà, thường chỉ trong một hoặc hai tuần mỗi năm.

Tác giả của bản tuyên bố chung là Fernand de Varennes, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về các vấn đề thiểu số; Farida Shaheed, báo cáo viên đặc biệt về quyền giáo dục; và Alexandra Xanthaki, báo cáo viên đặc biệt về quyền văn hóa. Bản tuyên bố có đoạn: “Hệ thống trường học nội trú dành cho trẻ em Tây Tạng dường như hoạt động như một chương trình quy mô lớn bắt buộc nhằm đồng hóa người Tây Tạng vào văn hóa đa số người Hán, trái với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.”

Dorjee Tsetne, một thành viên của Quốc hội Tây Tạng lưu vong có trụ sở tại miền bắc Ấn Độ, nói: “Chế độ cộng sản Trung Quốc cho rằng văn hóa Tây Tạng, ngôn ngữ và tôn giáo riêng biệt của người Tây Tạng, là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Mục tiêu của Trung Quốc không gì khác hơn là xóa sổ hoàn toàn bản sắc dân tộc của Tây Tạng”.

Bài báo trên tờ Time nói rằng khi ông Tập Cận Bình mới lên nắm quyền, nhiều người hy vọng rằng ông sẽ mở ra một kỷ nguyên mới của sự khoan dung tôn giáo và văn hóa. Mẹ của ông Tập, bà Tề Tín, là một tín đồ Phật giáo Tây Tạng và Tập Trọng Huân, cha ông Tập, là một nhà cải cách nổi tiếng, đi tiên phong trong việc tự do hóa kinh tế của tỉnh Quảng Đông, và được cho là có thiện cảm với chính nghĩa Tây Tạng. Trong nhiều thập niên, ông Tập Trọng Huân đeo một chiếc đồng hồ Omega do một Đạt Lai Lạt Ma trẻ tuổi tặng.

Tuy nhiên, từ khi có Tập Cận Bình, người Tây Tạng ngày càng thấy văn hóa của họ phải đối mặt với viễn cảnh bị xóa sổ hoàn toàn. Họ bị dồn vào các chương trình nhà ở cố định, trái với lối sông du mục truyền thống; hoạt động của các nhà sư và tín đồ bị hạn chế nghiêm trọng. Vào tháng Tám năm 2018, một nhà hoạt động tổ chức các lớp học tiếng Tây Tạng đã bị kêu án 5 năm tù vì tội “kích động chủ nghĩa ly khai”.

1 BÌNH LUẬN

  1. Trích : ” Chế độ cộng sản Trung Quốc cho rằng văn hóa Tây Tạng, ngôn ngữ và tôn giáo riêng biệt của người Tây Tạng, là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Mục tiêu của Trung Quốc không gì khác hơn là xóa sổ hoàn toàn bản sắc dân tộc của Tây Tạng”. .

    Thật đúng với câu : Chuyện nhà thì NHÁC, chuyện Cô, Bác thì SIÊNG. Ngay bây giờ không lo, mà để ” Nước tới trôn, mới nhảy “, vì 37 năm nữa, VN có khác gì Tây tạng hiện nay ?.

    Không chỉ có thằng Phét đần độn không tin là có Mật Ước Thành Đô, mà 1 số người Phe ta cũng tin như thế. Đây chỉ là màn lặp lại, vì trước đây, 1 số đông Phe ta, cũng không tin, là có Công Hàm Bán nước ( 1958 ) của PV Đồng ( do hồ ra lệnh cho Đồng ký ). Mãi về sau, do không thể che giấu được nữa, bọn tà quyền HN công nhận có Công Hàm này, tất cả mới TIN.

    Hai Anh Trần Trung Đạo và Sử Gia Trần Gia Phụng, cùng 1 số người khác, viết rất rõ về Mật ước này ( Đầy đủ dẫn chứng, hình ảnh, cũng như những ai tham dự ). Ngoài ra, BT Ngoại Giao Nguyễn Cơ Thạch, Thứ trưởng Ngoại Giao Trần Quang Cơ cũng lên tiếng xác nhận Mật ước này.

    Nội dung CHÍNH của Mật Ước :

    – Từ 2020- 40 : VN thuộc TQ, được TỰ TRỊ

    – Từ 40- 60 : VN thuộc TQ, nhưng KHÔNG ĐƯỢC TỰ TRỊ.

    – Từ 2060 trở đi : VN là 1 Tỉnh của TQ. Tỉnh này có tên : ÂU LẠC

    Sau khi Mật Ước được ký, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh ( Tổng Cục trưởng Tổng Cục 2 ) dẫn 1 Phái đoàn sang TQ, để nghe Sùng Chính Ủy dạy dỗ. Sùng nói :

    1- Việc sáp nhập VN vào TQ phải theo Chiến Thuật TẰM ĂN DÂU. Phải khéo như dệt lụa Hàng Châu và êm như nhung Thẩm Quyến

    2- TQ đã Vĩ Đại, có VN sáp nhập vào, TQ càng thêm Vĩ Đại.

    3- Khi VN trở thành 1 Tỉnh của TQ, các bạn cầm Hộ chiếu của TQ ra nước ngoài, các bạn sẽ được Kính Trọng, Ngưỡng Mộ.

    Hai câu 2 và 3, Vịnh và đồng bọn đồng loạt đứng lên, vỗ tay hoan hô như sấm. Chuyện mất nước về tay kẻ thù Truyền kiếp phương Bắc rõ như ban ngày, lại không lo, mà đi lo cho Tây Tạng.

    LCL.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên