Buồn vui chuyện bảo tồn di sản văn hóa đô thị

3

Tối ngày 8/9/2017 trong chuyến thăm Ba Lan tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu (1) đã có buổi nói chuyện về chuyên đề bảo tồn di sản văn hóa thành phố Hồ Chí Minh trong những thập niên qua.

Buổi nói chuyện diễn ra tại trường tiếng Việt Lac Long Quân, với sự có mặt của hơn 30 người. Đây là đề tài mà tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu (thường được biết đến với tên gọi Hậu Khảo cổ) đã nhiều năm nghiên cứu, giảng dậy và trải nghiệm thực tế trong quá trình gìn giữ những di sản dân tộc tại đô thị đông dân nhất Việt Nam.

Mở đầu bài thuyết trình, tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu đã trình bày khái quát về lịch sử hình thành vùng đất Nam Bộ, diễn giả đã dẫn dắt người nghe từ văn hóa Óc Eo, Phù Nam cho tới những năm sau này khi Sài Gòn trở thành một trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế của cả nước.

Thất bại nhiều hơn thành công?

Qua phần trình bày của tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu có thể thấy, công tác bảo tồn di sản của Việt Nam mà trong trường hợp này là Sài Gòn đã gặp rất nhiều khó khăn và thất bại nhiều hơn là thành công.

Trong mấy chục năm qua, với sự bung ra của nền kinh tế cùng với sự quản lý yếu kém, sự thiếu hiểu biết trong công tác bảo tồn bảo tàng, sức chi phối của đồng tiền, nhiều di tích lịch sử đã biến mất. Nhiều khu biệt thự cũ, cổ, các tòa nhà có tuổi đời hàng thế kỉ đã phải nhường chỗ cho các công trình đầu tư xây dựng sau này.

Chụp cùng các ‘fan’ hâm mộ sau buổi hội thảo

Mới đây nhất, theo thông tin từ diễn giả thì xưởng đóng tầu Ba Son đã ‘biến mất’ thay vào đó là dự án bất động sản của tập đoàn Phạm Nhật Vượng, 1 tỉ phú xuất thân từ Ucraine.

Mặc dù giới sử học và những người có tầm hiểu biết trong xã hội đã lên tiếng, nhưng mảnh đất có xưởng đóng tầu lịch sử – nơi ông Tôn Đức Thắng từng làm việc – lại nằm dưới sự quản lý của quân đội và bằng cách ‘đi đêm’ nào đó, xưởng đã bị phá trước khi sự lên tiếng đến được với công luận.

Nhà tỉ phú tên tuổi này từng góp phần làm biến mất nhiều di sản khác của Sài Gòn nói riêng và Việt Nam nói chung. Vài năm trước đây, quán cafe Girval trên đường Đồng Khởi, một điểm hội tụ của nhiều nhà báo tên tuổi, của chính giới thời Việt Nam Cộng hòa; nơi điệp viên Phạm Xuân Ẩn sáng sáng dắt chú chó Béc- giê tới uống cafe và đọc báo trước khi bắt đầu 1 ngày làm việc cũng phải ‘bật bãi’ sau khi Phạm nhật Vượng lấy đất xây khu Vincom Center và cho thuê lại với giá cắt cổ (chừng 48.000 USD/ tháng). 

Bên cạnh các đi tích, chứng tích lịch sử, nhiều hàng cây của Sài Gòn xưa cũng biến mất để ‘nhường chỗ’ cho các công trình xây dựng, trong đó có những cây 200 tuổi. “Bùng binh cây Liễu” một địa điểm thường được nhắc đến khi nhớ về Sà Gòn cũng không còn nữa. Nhiều biệt thự cổ bị chia năm xẻ bẩy để chia cho cán bộ sau năm 1975, số khác bị biến thành quán cafe hay các cơ sở kinh doanh. Hiện thành phố dường như đã ‘ngộ’ ra và có ý giữ gìn một số khu biệt thự này, nhưng gặp những thách thức lớn từ giá trị kinh tế của những ngôi nhà đó.

Trả lời câu hỏi, vậy thành công lớn nhất trong lĩnh vực bảo tồn di sản những năm qua là gì, tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu cho rằng, đó là việc xã hội hóa được hoạt động bảo tồn di sản. Thông qua các trang mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, nhiều di sản đã được cộng đồng ‘cứu’ khỏi tay các nhà đầu tư hay ít nhất là giữ được phần nào ‘hương đồng gió nội’. Điển hình như hoạt động bảo vệ các cây xanh trăm tuổi, hay trường hợp thương xá TAX. Nhà đầu tư đã phải điều chính lại thiết kế để giữ lại 1 phần mặt tiền của thương xá, giữ lại sảnh trước với những viên đá nhỏ li ti và 2 chiếc cầu thang cong cong bằng đồng. Sự lên tiếng mạnh mẽ cũng khiến cho công trình của Vincom ở Đồng Khởi phải mang dáng dấp gần giống như công trình cũ.v.v.

Làm gì tiếp theo để bảo vệ di sản?

Không cứ gì Sài Gòn, nhiều di sản trên khắp mọi miền của đất nước bị xâm chiếm, phá hoại hoặc xây dựng lại theo kiểu ‘kim cổ giao duyên’, không đúng với nguyên bản. Những người có mặt tại buổi hội thảo đã đưa ra các ý kiến khác nhau về việc làm thế nào để bảo tồn được di sản của dân tộc.

Giải đáp thắc mắc của một thính giả sinh năm 1992 – trẻ nhất khán phòng – về tầm quan trọng của bảo vệ di sản đã không được đưa vào môn lịch sử trong trường học; tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu cho biết, hiện nay trường học đã đưa vào giảng dậy lịch sử địa phương với những kiến thức sát sườn hơn và trong việc cải cách dậy môn lịch sử, khía cạnh văn hóa sẽ được đưa vào nhiều hơn. Bảo vệ di sản là ‘của để dành’ cho con cháu và có thể được khai thác qua nhiều đời dưới góc độ du lịch.

Nói về việc giảng dậy lịch sử và nguyên nhân khiến học sinh chán học sử, tiến sĩ Hậu nhấn mạnh, “việc chính trị hóa môn lịch sử đã làm hại nó”.

Những thông tin về việc bảo vệ di sản không nên chỉ nằm trong các phòng kín với sự thảo luận của giới chuyên môn mà cần được tiếp cận tới công chúng. Với xu hướng mạng xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, thì việc đưa thông tin tới cộng đồng để cùng chung tay giữ gìn di sản vẫn sẽ là cách thức được tiếp tục làm trong thời gian tới. “Những gì tôi viết mà quá nhạy cảm, báo chí không đăng được thì tôi sẽ đưa trực tiếp lên Facebook” – Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu đồng thời cũng là một Facebooker rất ‘hot’ chia sẻ. 

Đẩy mạnh việc tuyên truyền bảo vệ di sản tới giới trẻ cũng là một mục tiêu cần hướng tới trong tương lai.

Đầu quan chức và ví của doanh nghiệp

Di sản phải nhường bước cho sự phát triển của đất nước là điều khó tránh khỏi ở một quốc gia phát triển nóng và đất chật người đông như Việt Nam, nhưng Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu vẫn cảm thấy rất đau xót trước sự biến mất của một số di sản và bà nhấn mạnh vai trò của nhà đầu tư là rất quan trọng. Nếu từ trước tới nay các nhà đầu tư có ý thức thì nhiều di sản văn hóa đã không bị xóa sổ, hay ít nhất cũng giữ được một phần trong các công trình xây dựng mới.

Về điều này, anh T – một doanh nhân khá thành đạt ở Ba Lan – tỏ ý không hẳn đồng tình. Anh cho rằng, khó có thể kêu gọi những nhà đầu tư khi họ luôn đặt tiền bạc và lợi nhuận lên hàng đầu, luôn nhìn những khu di sản như những ‘mảnh đất vàng’, ‘mảnh đất kim cương’; mà điều cần làm là phải khơi thông, khai thông đầu óc cho giới quan chức. Để chứng minh cho điều này, anh T đưa ra ví dụ trường hợp Hội An. Đô thị cổ này đã được gìn giữ nguyên vẹn nhờ quyết định hết sức sáng suốt của 1 quan chức cấp tỉnh.

Vấn đề của Việt Nam nằm ở chỗ, không có nhiều quan chức sáng suốt, nhưng lại có quá nhiều các quan chức nhòm vào chiếc ví căng phồng của các nhà đầu tư.

Đã đi qua nhiều nước châu Âu, tận mắt chứng kiến việc giữ gìn di sản của họ song song với việc phát triển kinh tế, tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu sẽ tiếp tục chủ đề này qua các cuộc hội thảo, các bài giảng tại đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn thành phố HCM nhằm góp phần bảo vệ những gì còn sót lại của ông cha cho các thế hệ mai sau.

“Nếu chúng ta không giữ gìn những di sản của tiền nhân thì chúng ta cũng không thể yêu cầu con cháu giữ gìn những gì chúng ta để lại được” – Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu chia sẻ khi kết thúc buổi hội thảo.

Ghi nhanh từ Warsaw

Mạc Việt Hồng


(1) Nguyễn Thị Hậu, sinh năm 1958 tại Hà Nội. Quê quán: An Giang

Tốt nghiệp Khoa Lịch sử trường Đại học tổng hợp TPHCM, chuyên ngành Khảo cổ học năm 1980 (nay là trường ĐHKHXH VÀ NV TPHCM)

Tiến sĩ  Khảo cổ học tại Viện Khoa học xã hội TPHCM 1997.

– Giảng viên trường đại học tổng hợp TPHCM (1981 – 1994)

– Phó Giám đốc bảo tàng lịch sử TPHCM (1998 – 2005)

– Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM (2008 – 2014).

Hiện nay là Phó Tổng thư ký Hội khoa học lịch sử VN, Tổng Thư ký hội khoa học lịch sử TPHCM, Gảng viên tại Đại học khoa học xã hội và nhân văn TPHCM

– Đã xuất bản 04 sách chuyên khảo và nhiều báo cáo khoa học về khảo cổ học Nam bộ và bảo tồn di sản văn hóa.

– Hướng nghiên cứu chính: – Tiền sử vùng đất Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh, Văn hóa Óc Eo – Phù Nam ở Nam bộ, Bảo tồn di sản đô thị vì sự phát triển bền vững.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu còn được biết đến nhiều với Facebook Hậu Khảo Cổ

3 BÌNH LUẬN

  1. Ở việt nam, bất cứ tác giả bài viết nào để chữ “Tiến Sĩ” trước tên của mình là chẳng ai muốn đọc.

  2. Ngoài ra việc bảo vệ xưởng đóng tàu Ba Son là vì giá trị lịch sử lâu đời có dấu ấn của người Pháp. Chứ nếu chỉ dựa vào Tôn Đức Thắng thì chỉ cần giữ lại cái quần xà lỏn của lão là được rồi. Em lên tăng xông rồi!

  3. Cảm ơn bà tiến sĩ có lòng. Việc gìn giữ các di sản bao gồm luôn cả việc trả cái tên Sài Gòn lại cho đúng gốc. Từ ngày thằng chết rồi chưa chôn của xứ Nghệ nhào vô miền nam cưỡng hiếp chị ba “Sài Gòn ” thì quái thai sinh ra ở nhiều nơi, không có thuốc chữa.

Leave a Reply to Austin Pham Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên