Trận chiến ký ức (Memory battlefield) giữa 2 bên: Trường hợp Trịnh Công Sơn

63
Trịnh Công Sơn

Trận chiến ký ức ( Memory battlefield) giữa bên mô-bên ni hay bên nớ, bên tê. Trường hợp Trịnh Công Sơn

Tính từ năm 1975, khi VNCH rơi vào tay cộng sản nay đã gần nửa thế kỷ. Những tác nhân gây ra cuộc chiến tương tàn ấy về cả hai phía nay đều không còn nữa.  Miền Nam với hai Tt. Ngô Đình Diệm-Nguyễn Văn Thiệu đã mồ yên mả đẹp. Các tướng lãnh, các nhà chính trị, những nhà văn, trí thức cả một thời coi như rụng hết.

Ông Hồ, Ông Lê Duẩn, ông Trường Chinh, ông Đỗ Mười, ông Võ Nguyên Giáp nay chỉ còn có tên trên đường phố Hà Nội. Vấn đề còn lại duy nhất là đảng cộng sản vẫn còn tồn tại. Nó vẫn là nguồn cơn của mọi biến động chính trị nội bộ và sự phủ nhận của cộng đồng người Việt hải ngoại khó quên và tương lai thế nào chưa có một một giải pháp nào rõ rệt cho.

Vấn đề của ngày hôm nay, chọn lựa cho chủ đề bài viết, theo tôi, là một chọn lựa hợp lý, nay không còn thứ chiến tranh của những kẻ đang còn sống. Cái còn lại duy nhất chỉ còn là một trận chiến ký ức giữa đôi bên.

Bài viết này tôi viết lại những gì tôi đã sống, đã trải nghiệm. Nó là một phần đời tôi cùng với nhiều người miền Nam khác cùng thế hệ- trong đó có nhạc sĩ họ Trịnh và ‘’nữ hoàng chân đất Khánh Ly”. Và rất nhiều người khác. Và cứ như thế, chúng tôi cùng lớn lên từ những biến động lịch sử đất nước với tư cách người trong cuộc. Nhưng trong đó, đã có nhiều ngã rẽ chia lìa. Kẻ bên ni, kẻ bên nớ và cuối cùng có thể vì nhiều lý do đã bị bỏ qua, bỏ quên trong cái vườn quên lãng của Huế.

Ngày hôm nay, nếu còn điều chi để nói, cũng chỉ là trận chiến ký ức. Bởi vì nhiều người đã trở về với cát bụi. Riêng bản thân Trịnh Công Sơn: Cát bụi đã trở về với cát bụi. <Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi>. Cũng xong một kiếp người.

Tôi chẳng quen biết và ân oán gì với TCS. Thời trẻ, tôi cũng thích nghe nhạc Trịnh cũng như nhạc Phạm Duy, Văn Cao, Cung Tiến và nhiều nhạc sĩ khác. Nhưng nay xem ra nhạc Trịnh đang trở thành một hiện tượng ‘ thời thượng”. Với nhiều Sô trình diễn, ngoài Khánh Ly, còn nhiều ca sĩ khác cũng hát nhạc Trịnh. Thêm cô em gái út Trịnh Vĩnh Trinh lố lăng, ăn theo tên tuổi anh mình  (Theo tôi được biết, không có một sô nào được trình diễn chính thức trong cộng đồng hải ngoại). Điều ấy đặt ra những câu hỏi. Phải chăng nhạc Trịnh đã được Hà Nội bật đèn xanh, gián tiếp cổ vũ. Nó cũng giống như việc cổ vũ cho dịch vụ đá banh tạo ra một đám đông quá hăng say. Tôi tạm gọi đây là một : Liều thuốc ngủ qua đêm đối với người trong nước. .

Tất cả những điều ấy buộc tôi phải suy nghĩ lại, tại sao TCS đã nổi đình đám sau khi đã chết.

Đã có nhiều người khác quý mến ông hoặc thù ghét ông đã không thể quên. Vì thế, khi viết lại, tôi chấp nhận những rủi ro những ngộ nhận hoặc không đồng chính kiến, ngay cả sự sự khó chịu, bực bội của ai đó.

Và bản thân, mỗi khi cầm bút, thú thực tôi cũng không mong đợi được mọi người đồng ý.

Nhưng người đọc, thế hệ nối tiếp, nhất là người miền Bắc hoặc người Việt trong nước đã bị điều kiện hóa, họ cũng gặp rủi ro, vì họ gặp phải  ý kiến trái chiều của tôi. Biết làm thế nào được.

Nhưng cứ giả dụ tôi viết đúng theo nhu cầu của người khác thì vị tất đã là điều hay. Bởi vì như thế, cái rủi ro là họ đang đọc chính mình, soi gương chỉ thấy chính mình trong gương.

Tôi muốn dựa vai Jacques Derrida vận dụng ‘’ Giải Cấu Trúc” để chiêm nghiệm cuộc Lưu đầy trên chính Quê Hương mình. 

Tôi xác định tôi ở bên ni( Quốc gia)tìm hiểu về bên nớ ( bên kia) và ngay cả bên tê(bên nào khác).

Và đối với tôi, viết là một hành trình trước hết là tìm điểm tựa như khởi điểm cho riêng mình- như một lẽ sống ở đời. Và trong tình huống nào cũng không chấp nhận thói quen có sẵn vốn là lối mòn suy nghĩ.

  • Trường hợp Bùi Giáng-Phạm Công Thiện- Trịnh Công Sơn

Tôi gom cả ba vị vào một rổ vì một lý do rất đơn giản. Cái chìa khóa để giải mã ba vị thiên tài trên là: Cái gì mà cộng sản ca tụng, vinh danh. Cái đó có vấn đề. Không thể ngẫu nhiên và ngu dại gì, người cộng sản rỗi hơi ca tụng người của chế độ Sài Gòn trước 1975. Khi còn sinh thời, Bùi Giáng từng bị công an bắt giam.. Vậy mà sau này trở thành  biểu tượng thi ca Vô tiền khoáng hậu, bao la một trời chữ nghĩa, trùng trùng một biển văn chương. Phạm Công Thiện cũng trở thành biểu tượng của thiên tài như một áp đặt trên mọi người.

(Xin đọc thêm bài viết của tôi về Phạm Công Thiện Và Bùi Giáng trên Đàn Chim Viet.info. Đã một thời như thế : Trường hợp Bùi Giáng- Phạm Công Thiện, 01-012022. Trong đó, phần một tôi phân tích họ qua dư luận, qua tài liệu những gì họ đã viết ra, đánh giá tài liệu. Phần hai, dựa trên những triệu chứng tâm thần dưới con mắt khoa học hiện đại- tài liệu do bác sĩ Nguyễn Đức Phùng, Neuropsychiatry), chuyên đề : những triệu chứng tinh thần nặng trong thi ca của Bùi Giáng và Phạm Công Thiện. Trong khi đó, Hà Nội mở các cuội tọa đàm văn chương để Phạm Công Thiện một mình tỏa sáng. Đọc những bài phát biểu của Ban tổ chức gây khó chịu vì thiếu độ nghiêm chỉnh, khách quan.

Cộng sản lợi dụng hai tên tuổi để chứng tỏ họ hiểu biết, họ trân trọng tinh thần tự do, trọng người có tài. Hai nhà thơ, nhà văn Bùi Giáng trước đây ở miền Nam cũng được nhiều người hâm mộ, quý mến. Nhưng cái thời ấy hình như đã một thời như thế đã chìm vào quá khứ. Riêng trường hợp TCS là một nhạc sĩ ở một lãnh vực khác, một quan điểm chính trị gây nhiều tranh cãi đặt nhiều quan điiểm đối chọi nhau. Tôi cũng không muốn nói đến ca sĩ Khánh Ly và nhiều ca sĩ khác đã hát nhạc Trịnh. Cùng lắm, họ chỉ ăn theo, được trả tiền hậu hĩnh thì họ làm. Tiền thì vào túi bầu sô, phần còn lại vào bóp người đi hát. Kẻ đã nằm xuống được gì. Hãy hỏi thẳng Khánh Ly đi. Chuyến đi hát kỷ niệm 60 năm này của bà đi khắp VN. Bà được trả bao nhiêu tiền và TCS  được trả bao nhiêu tiền. Bà biết rõ hơn ai hết tại sao bà phải về VN hát nhạc Trịnh mà không hát ở Cali chẳng hạn. Phải chăng bà chỉ là một công cụ của thời thế trước 1975 và nhất là bây giờ nằm trong cái bãy của cuộc chiến quá khứ.

Nguyên tắc là cái gì lợi cho Đảng thì họ dùng, họ lợi dụng.

  • Trường hợp Trịnh Công Sơn nay trở thành biểu tượng của Huế

Trước tiên, thời tuổi trẻ của TCS hoặc bất cứ người trẻ nào khát vọng hòa bình đều là lý tưởng của cuộc sống. Hầu hết giới trẻ miền Nam đều có mặt, không phải của riêng ai. Phản đối chiến tranh cũng là điều cần phải làm thôi. Khi cuộc chiến càng dữ dội, ban đêm tiếng bom đạn dội về, cái chết gần kề và những mất mát của bạn bè thì niềm khát vọng ấy càng mãnh liệt trở thành những phong trào. Nó thật sự bùng phát từ những năm 1964-1969..

Hồi ấy, có những người trẻ “ xuống đường”, với nhiều cuộc biểu tình. Họ tuyệt thực, chăng biểu ngữ, lấy hàng rào kẽm gai, khói lựu đạn cay làm vốn vào đời, rực lửa đấu tranh. Họ hô hào, họ đả đảo, hận oán nhà cầm quyền VNCH để tranh đấu cho hòa bình. 

Hầu như có hai một trận tuyến: Một bên trong và một bên ngoài thành phố.

Bên ngoài thành phố với bom đạn, mìn, đại bác với xác người chết hy sinh, với những người dân quê vô tội. 

Và một cuộc chiến bên trong thành phố cũng ác liệt không kém. Họ là những sinh viên tranh đấu tại các Trường đại học như Luật khoa và Văn Khoa. Họ là các dân biểu đối lập tại Hạ Nghị Viện với nhiều tên tuổi như Ngô Công Đức, Dương Văn Ba, Hồ Ngọc Nhuận. Họ còn là nhũng chủ bút của các báo như Thái Độ, Hành Trình, Đất Nước, Trình Bày.. Khối lượng lớn họ được xếp vào thành phần phản chiến, lực lượng thứ ba. Tôi đã viết nhiều về họ trong những giai đoạn ấy.

Tiếng hát của Khánh Ly và nhạc họ Trịnh xem ra hợp khẩu vị của đám người này. Còn nhớ trên sân trường Đại học Văn Khoa, đôi trẻ tài cao cùng với sinh viên nhịp vỗ tay hoan hô hòa bình, trong khi tiếng đại bác đã bắt đầu vọng về thành phố. Nhưng sau đó nhiều thanh niên đã phải lên đường nhập ngũ. Còn họ, họ đứng ở đâu trong thành phố này. Họ có phải đóng thuế máu cho cuộc chiến ấy. Để sau đó, khi đã nổi tiếng, Khánh Ly đi hát ở các phòng trà, tiền vào bao nhiêu nào ai biết được. TCS nằm xuống đã lâu, nay Khánh Ly về Việt Nam để kỷ niệm 60 năm đàn ca hát nhạc Trịnh. Bà đứng ở đâu để hát và hát cho ai, hát với nục đích gì, hát để làm gì. Hỏi để mà hỏi thôi.              

Nhưng một mặt khác, thời đó, đừng quên có những người trẻ đã ‘’lên đường” như những thanh niên thiện chí, dấn thân nhập cuộc, hy sinh mình vì người khác như Phong trào Du Ca của Nguyễn Đức Quang và rất nhiều thanh niên thiện chí. Như nhóm thanh niên quận 8 khởi dầu với các anh Đoàn Thanh Liêm (đã mất ) và hoàng Ngọc Tuệ cùng nhiều thành viên khác như Hồ Công Hưng, Uông Đại Bằng và nhiều giáo sư trẻ khác. Theo anh Trần Ngọc Báu, một người bạn cho tôi biết Thanh niên là chỗ cho mọi người- chỗ cho mọi tôn giáo- không loại trừ. Đó là cái không khí thoải mái bè bạn, một chút “phe phẩy”, “bốc đồng”, phi chính trị, phi tôn giáo, phi ý thức hệ, phi mọi thứ giao động của cái thời kỳ cạnh tranh, đấu đá. Họ tự học hỏi nhau, huấn luyện nhau trong nếp sống dân chủ, gặp gỡ sinh hoạt chung trong một nếp sống lành mạnh và dân chủ.

Chỉ rất tiếc là sau đó thời cuộc cuốn hút họ vào cuộc chiến tranh tương tàn để rồi tan rã. Tôi viết lại ở đây như một tưởng niệm tuổi trẻ VNCH đã có một thời đáng sống.

Phần chót, phải kể đến thành phần phía bên Tê, gồm những người trẻ theo cộng sản nằm vùng phá phách bằng bom đạn kiểu bọn Huỳnh Tấn Mẫm, Dương Văn Đầy. Cao thị Quế Hương và chồng là Phương bị chết trong tù. Nguyễn Xuân Lập, Trần Thị Lan, Phạm Trọng Cầu ( Xin xem đầy đủ những hoạt động của họ cũng như tên tuổi trong cuốn sách: Trui rèn trong lửa đỏ, do những thành tích hoạt động do chính họ viết ra.)

  • Vấn đề ở đây là Hòa bình kiểu nào? Có nhiều kiểu lắm.

 Có kiểu đòi hòa bình của Thích Nhất Hạnh hay của Ni sư Huỳnh Liên, của Lý Chánh Trung, của Trịnh Công Sơn.(Trong một lần Hội thảo ở Viện đại học Cần Thơ vào năm 1969. Một tham dự viên đã lên phát biểu: Anh Lý Chánh Trung ơi. Chúng tôi mến anh lắm. Nhưng chúng tôi phải nói rằng, anh đang mơ một giấc mơ thật đẹp, chỉ tiếc là chúng tôi không thể mơ theo anh).

Hoặc theo kiểu dân biểu đối lập Hồ Hữu Tường. Ông tắm rửa, cạo đầu, ăn chay, mặc áo nâu sồng, đeo tràng hạt, ngồi trước cửa Hạ Viện và tiên tri: Chỉ còn một mét nữa là tới Hòa Bình. (Trích bản thảo Đời của Hồ Ngọc Nhuận).

Tôi chia xẻ những tình tự con người ấy của TCS và của rất nhiều người khác. Cái điều oái ăm và bi kịch là cái nhìn, cái khát vọng hòa bình chỉ một phía. TCS có thể nào mang những thông điệp này gửi cho Hà Nội được không, yêu cầu họ ngưng bắn, yêu cầu họ đùng đổ quân vào miền Nam dược không? Tại sao chỉ có miền Nam thì cần có Hòa Bình, còn miền Bắc thì cần chính nghĩa chiến tranh?

  • Và sau đây, xin dẫn một số chứng từ của những người cầm súng, họ cũng có nhu cầu khát vọng Hòa Bình như mọi người và có thể sâu nặng hơn mọi người.  Họ đã trả giá bằng thuế máu cho cuộc chiến-Khi làm những bài thơ uất hận này, họ không chỗ để in. Tôi nghĩ rằng có một sự bất công đối với họ vì chỉ là những bài thơ, thay vì là những bản nhạc.

Đây là một bộ mặt khác của cuộc chiến. Hoàn cảnh và tâm tư của họ nói lên đầy đủ trọn vẹn ý nghĩa của cuộc sống. Một cuộc sống thật có bom đạn và xác chết. Không phải cuộc chiến trong phòng trà dù cũng nói đến cái chết, đến xác người. Tiếng nói của họ đáng được ghi nhận và tôn vinh như những vòng khăn tang cho họ và bạn bè họ.

Họ là ai. Có thể là một anh dân vệ, một người lính gác cầu, hay một binh sĩ một tiểu đoàn. Hay một chuẩn úy trường Bộ binh Thủ Đức, hay một sĩ quan quân trường võ bị Đà Lạt.. Tất cả họ đều có cha  có mẹ, người yêu, người vợ và những đứa con. Và đã có bao nhiêu trong số họ đã nằm xuống.  Đối với tôi, cái chết tự nó là một điều đáng quý, đáng trân trọng. Không có cái chết nào cho đất nước là vô ích. Mà chỉ có những cái sống thừa là vô ích.

Những cái chết ấy bằng hàng vạn lời ca, bằng hàng vạn tiếng nói.

Trong khi đó, trưa ngày 30-04-1975, tại đài phát thanh mở đầu bằng tiếng hát TCS: bài Nối vòng tay lớn. Tiếng hát dồn dập, hân hoan của kẻ chiến thắng. Nhưng đối với dân miền Nam, nó chỉ là bằng chứng của sự bội phản, tráo trở.. Võ Văn Kiệt ít ra còn có một tấm lòng khi ông cho rằng ngày ấy có triệu người vui thì cũng triệu người buồn.

Sau đó, Hà Nội có thành lập ‘’Hội Trí Thức Yêu Nước” có sự tham gia của nhiều người. Hội có tổ chức một đêm Văn Nghệ hát nhạc Trịnh. TCS còn bị kẹt ngoài Huế mãi đến 1979 mới vào được Sài Gòn. Thay vì tiếng hát Khánh Ly, có ca sĩ Thanh Hải hát thế.

Dầu vậy, đây là một vài tiết lộ mà nhiều người đã không có cơ hội để biết, nay được biết. Dù không vào được, TCS đã gửi hai bài viết và nhờ nhạc sĩ Miên Đức Thắng hát dùm.

Hai bài hát có tên là: ‘’Gánh rau ra chợ và Máy kéo nông trường”. Công việc của Miên Đức Thắng thật không dễ dàng gì. Hát làm sao, hát như thế nào.

Có thể, đây là hai bài hát lỗi nhịp và và trơ chẽn nhất. Người ta tự hỏi, nó có còn là TCS nữa hay không.

Chị Trần Tuyết Hoa, vợ anh Nguyễn Hữu Thái, đã khuyên TCS đừng sáng tác những bài như thế.

Sau này, chế độ nới lỏng hơn, TCS cũng đã có những bài khá hơn như: ‘’Một hòn bi xanh, Ở trọ, Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui”.

Trong thời gian bị kẹt ở Huế, theo Thái Thị Kim Lan cho tôi biết. TCS than phiền là Hoàng Phủ Ngọc Tường muốn lấy điểm, đã bắt TCS viết kiểm thảo. TCS phải viết đi viết lại, vì chưa đạt yêu cầu. Thế nào là đạt yêu cầu thì lại phải hỏi HPNT.

  • Trịnh Công Sơn và bác Hồ. Bài viết của TCS do chính tay ông viết và được đăng trên báo Tuổi Trẻ, vào ngày 27 tháng tư, 1979. Tôi chỉ nhắc lại thế thôi, còn ai muốn đọc thì tự tìm lấy mà đọc. Thật hết lời, hết ý…
  • Những người lính làm thơ của miền Nam.

 Có thể là tâm trạng của một người lính từ vùng hỏa tuyến trở về thành phố. Nơi mà từ đó, họ bỏ sách vở, bạn bè, khoác áo lính trong tâm trạng chán ngán bất cần với lời thơ cao ngạo, bất cần đời. Có cái gì đó đau xót như nỗi tuyệt vọng về một sự hy sinh rất có thể trở thành vô nghĩa?

’Mai ta đụng chạm ta còn sống

Về ghé Sông Mao phá phách chơi. 

Chia sớt nỗi buồn cùng gái điếm

Đổi tiền mua một ngày vui. ( Nguyễn Đắc Sơn)

Và thêm một đoạn và cuộc đời:

« Hai mươi tuổi ta đi làm chiến sĩ

Bước giày đinh lạng quạng một đời trai

Vừa đánh giặc vừa lừng khừng triết lý

Nhưng thằng này yêu nước chẳng thua ai »

( Thơ Cao Tần trong bài Cảm Khoái, 1977)    

Tỉ như Hồ Minh Dũng để lại mấy câu thơ, đọc mà buồn, mà xót xa:

’Dù chỉ một ngày ngưng bắn đó con

Cũng đem chiếc áo lành ra mặc

Cũng ăn một bữa cơm no

Cũng ngủ một giấc trên giường trên chiếu

Khát vọng Hòa Bình thật bình thường và đơn giản quá. Nó không màu mè, ưỡn ẹo, rên rỉ. Nhưng đậm sâu ý nghĩa. Nó chuyên chở những tình tự rất người. 

Mặt khác, bom đạn là vô tình, nhưng nó lại là ‘’Những chùm nho uất hận“ cho người đã nằm xuống và những người còn ở lại vang vọng tiếng chửi thề, mày tao, đù má.. Cảm xúc không nguôi. Nó đi thẳng và trái tim, vượt trội những cảm xúc qua ngôn từ họ Trịnh.

’ Trở lại Phan Rang lần này nữa

Thăm mày không biết ngắn hay lâu

Thăm mày đù má mày đã chết

Hay chỉ thăm cỏ mọc xanh mầu

Chiều nay sao gió chiều mày nhỉ

Gió nổi trong tao đến lạnh mình

Đù má nhang mày sao chẳng cháy

Đốt mãi que diêm đến lạ lùng”

(Phạm Nhã Dự với nén hương giã biệt bạn)

Và tiếp theo chùm nho uất hận của Tô Đình Sự

“Đồi Gia Hựu dài cơn đồng thiếp

Thăm hỏi nhau mày còn mạnh giỏi

Còn nguyên lành thân xác phàm phu

Bao giờ giải ngũ, bao giờ có phép

Lúc nào vào lính nhớ cho tao biết

Vợ con mày mấy đứa ra sao.”

( trích Thâm Tím đời của Tô Đình Sự, ông sinh ngày 1-5-1944 và mất ngày 13-10-1970)

Tôi thật sự không còn biết có ngôn từ nào để diễn tả tâm trạng của những người trẻ trên.

Họ viết bằng những kinh nghiệm sống đời họ. Nó còn nguyên khối sần sùi, không được mài giũa, chau chuốt. Họ đối diện với cái chết thường trực mà họ không có chọn lựa nào khác. Họ tìm lối xả ra bằng thơ thay vì nhạc. Cái thiệt thòi của họ nằm ở chỗ này.

Và nay ai còn nhớ đến những tiếng thơ đau đáu đời họ.

So với thành phần phản chiến, họ cao hơn một bậc. Tiếng nói của họ có trọng lượng thực tiễn. Bởi vì họ sống phập phồng, đêm không ngủ trên tháp canh tiền đồn, trong những cuộc hành quân sình lầy. Vì thế, tôi trân quý các truyện ký như: Năm Căn vùng Xôi Đậu, tác giả Nguyễn Mạnh Hùng hay Đôi mắt người bị xử bắn trong rặng Bình Bát, tác giả Nguyễn Bửu Thoại. Đó là những câu truyện sống động, hiện thực, không mầu mè văn chương. Riêng truyện Đôi Mắt người bị xử bắn trong rặng Bình Bát có một sự cuốn hút lạ thường và tôi đã không ngần ngại đưa vào cuốn sách đầu tay của tôi: Lịch sử còn đó,xb 2008. Xin mời bạn nào quan tâm đọc.

Thành phần phản chiến cứ thẳng thắn mà nói, phần lớn họ trú ẩn ở đô thị, không giáp mặt với chiến tranh, cùng lắm chiến tranh trên màn ảnh, không có máu đổ. 

Họ kêu gọi hòa bình như để yên lương tâm, họ bôi trơn cuộc đời, làm dáng chữ nghĩa, bi kịch cái không cần bi kịch. Họ sợ chiến tranh, họ trốn lính như trường hợp TCS. (Theo Nguyễn Thanh Ty, tất cả các thày giáo trường Nông Lâm Súc đều có lệnh nhập ngũ. Tất cả đều tuân hành. Trừ Sơn trốn biệt về Sài gòn.

Tôi tự hỏi một người trốn lính thì có tư cách gì để chống chiến tranh, để phản chiến. Tôi cũng đi tìm lại những người phản chiến để xem họ phản ứng thế nào trong vụ tết Mậu Thân ở Huế. Không một ai lên tiếng nhìn nhận sự việc, trong đó có cả TCS. Từ Hoàng Phủ Ngọc Tường đến Nguyễn Đắc Xuân, đến hai họa sĩ bạn của TCS là Trịnh Cung, Đinh Cường. Họ đều tránh né khi đề cập đến Thảm sát Mậu Thân Huế cũng như tránh né việc TCS thân cộng hay không thân cộng.

 Điều đó cho thấy, một cách nào đó, hơn ai hết, chính họ là thành phần ngụy tín, nếu không muốn dùng chữ sống gian trá giả dối. Và chính họ mới là người sợ Hòa Bình hơn ai hết.   

Tôi muốn nhắn gửi chung với họ rằng: máu đổ ra thì ở đâu cũng giống nhau- cùng mầu đỏ- Không có mầu khác đâu. Và cái chết nào cũng có  ý nghĩa cả. Đối với một bà mẹ thì không có lý tưởng tốt hay xấu mà chỉ có những đứa con đã mất. Trước các mộ phần, cái biên giới thù nghịch không còn, có chăng chỉ là một niềm thương nhớ của một người đối với một người đã mất.

  • Tác giả Nguyễn Thanh Ty và Trịnh Công Sơn
  • Anh Nguyễn Thanh Ty người có thẩm quyền để nói về một quãng đời TCS, vì đã có thời gian sống chung với Trịnh Cộng Sơn từ năm 1962 đến 1967. Anh nguyên là giáo sư biệt phái nên có thời gian bị đi học tập cải tạo. Anh có viết một cuốn sách và có nhã ý tặng tôi đọc. Nhan đề: ‘’Trong lao tù cộng sản, trại Đá Bàn và A.30.” Mấy  tháng sau ngày đi học tập, anh có nhận được thư vợ viết như sau : ‘’ Nếu những ngày tới, em không còn cách nào kiếm được gạo nuôi con nữa thì mẹ con em sẽ cùng uống thuốc chuột chết cho xong. Em và các con đã khổ quá rồi”. Nỗi bất hạnh của anh không dừng ở đó, sau này anh biết, vợ anh đã để lại các con cho bà nội để tìm một bến đậu khác. Nào có thể trách ai bây giờ.
  • Chiến tranh không chỉ làm khổ lụy cho người lính, mà con người vợ ở nhà: ‘’20 năm làm vợ lính thời chiến. 13 năm vợ tù cải tạo thời bình, là người con gái ở miền quê  Bầu Trai. Tôi có làm gì đâu mà suốt đời chỉ sống với nước mắt” (Trích Người Bầu Trai, tháng tư 2004).
  • Theo lời kể lại của Nguyễn Thanh Ty cùng học trường Sư Phạm Quy Nhơn với TCS và cùng dạy một nơi và trọ cùng một nhà khi ra trường. Trịnh Công Sơn sinh tại Huế, năm 1939, gia cảnh khó khăn, cha mất sớm, bà mẹ phải tần tảo nuôi 8 người con- 3 trai, năm gái ăn học. Học tại Saig gòn, thi rớt tú tài II, trở về Huế rồi thi đậu vào trường Sư phạm Quy Nhơn, khóa đầu tiên, 2 năm 1962-1964. 
  • Cũng trong phần này, anh Nguyễn Thanh Ty kể chi tiết về những người đã một thời đi qua đời Trịnh Công Sơn như Tôn nữ Bích Khê, Ngô Vũ Bích Diễm. Lúc ấy, người đứng đầu là ông trưởng ty giáo dục Lê Cao Lợi có phần dễ dãi với TCS. Nhiều lúc ông làm ngơ để cho TCS đi về Sài Gòn như liên lạc để xuất bản chẳng hạn.
  • Tôi thật sự chẳng quan tâm đến những bóng hồng đi qua cuộc đời TCS. Như Tôn nữ BÍch Khê, Ngô Vũ Bích Diễm và sau nay khi nổi danh còn nhiều thiếu nữ xinh đẹp tìm đến với TCS. Nhưng do sự bất lực thể xác của TCS nên sớm muộn họ cũng bỏ đi thôi. Mỗi lần như thế là một lần tạo dịp cho TCS rượu vào, lời ra, sáng tác nhạc, ghi lại hình ảnh đẹp nhất. Đó là những sáng tác khởi đầu từ sự thất bại tình ái, rồi say bí tỷ viết ra những lời mù mờ, tối nghĩa mặc ai muốn hiểu thế nào thì hiểu. Nhiều người suy đoán là hư vô, người bảo là Thiền . Chật lấc. Chẳng triết lý, chẳng Thiền. Cùng lắm chỉ là những vay mượn.Tôi chỉ còn nhớ, một cô trẻ từ Hà Nội vào, cũng cận kề, rồi cũng bỏ đi là cớ cho TCS viết bản nhạc: Bống bồng ơi. Em đi đâu mà vội, mà vội.
  • Chi tiết đáng được nói ra là trong nhóm bạn bè có những nghi ngờ TCS theo cộng sản, vì ông liên lạc với đám bạn bè ở Huế, trong đó có Ngô Kha, Hoàng Phủ Ngọc Tường..HPNT đã viết nhiều thư qua lại, nhưng nội dung những gì thì không ai biết. Tuy nhiên, về mặt này, liên lạc với bạn bè theo bên kia chưa đủ yếu tố để gán tội cho TCS.
  • Nhưng nói chung, tập tài liệu của Nguyễn Thanh Ty cũng cho thấy một chi tiết lý thú về con người thật của họ Trịnh, về thú say mê âm nhạc, về những bản nhạc được sáng tác trong giai đoạn này, hoặc một số phản biện cho là Trịnh Cung không biết, hoặc nói sai về TCS. 
  • Tác giả Người lính già Oregon– một bút hiệu quen thuộc đối với tôi (tên thật Nguyễn Kim Quý). Tôi Chỉ liên lạc với anh bằng điện thư. Anh giỏi chuyên về tiếng La Tinh và văn Hóa Pháp, vì là hai môn học sau này anh dạy đại học ở tiểu bang Oregon. Nhưng những thói quen, uống rượu, ăn nói bạt mạng, chửi thề thì tôi cũng rành qua một người bạn khác của anh kể cho nghe. Nhưng nhờ bài viết nhan đề: Trịnh Công Sơn, một bạn học, một tên ViXi nằm vùng, một đứa phản bội quốc gia mà tôi biết thêm nhiều chi tiết lý thú về TCS.
  • Trước hết, vào niên khóa 1959-1960, anh Quý học lớp Terminale (Tú tài 2) ở trường  Jean-Jacques Rousseau, ở Sài gòn. Trong lớp có 6 cô từ Marie-Curie đến học nhờ . Ngoài ra còn có TCS cũng ở ngoài vào và được xếp ngồi cạnh Nguyễn Kim Quý.TCS ngồi cạnh, có vẻ hiền lành, nhưng không chơi thân với bất cứ ai trong lớp. Anh rất đơn độc. Ít nói, nhưng không làm phiền ai.  Năm đó dò đọc, không thấy tên trên bảng vàng. Và anh biến mất khỏi trường, và khỏi trí nhớ tôi.
  • Ngày 30-04-1975, trong lúc đất nước đang hấp hối, tôi và quân dân miền Nam, nghe trên Radio tiếng đàn và tiếng hát của Sơn trong bài ‘’ Nối vòng tay lớn”. Xin được trích nguyên văn của người lính già Oregon: ‘’ Tôi ngỡ ngàng đau xót, tức giận, buột miệng, chửi thề thành tiếng: ‘’Salaud, thằng khốn nạn”. Trịnh Công Sơn, một người bạn học cũ đã chết trong tôi như một kẻ đối nghịch, một thằng phản bội, ăn cơm Quốc Gia, thờ ma cộng sản, kể từ trưa ngày 3- tháng tư năm 1975, trước khi chết thật, vào năm 2001, đúng 26 năm sau. ( Hết trích)
  • Những phát hiện lý thú của người lính già Oregon.

Như tôi đã có dịp nói về anh bạn Nguyễn Kim Quý. Anh là người thông thạo tiếng La tinh và văn học Pháp một cách rành rõi. Trong mục số 5 của bài viết, anh đưa ra nhận xét về dòng nhạc họ Trịnh- không phải với tư cách một người sành sỏi về âm nhạc-, nhưng của một người nghe nhạc. Anh viết: ‘’ Có thể nói mà không sợ sai rằng nhạc TCS trung bình, đơn điệu ( monotone), tẻ nhạt quá, bài nào cũng một âm giai, nghèo nàn, buồn rầu, nghe  xướng lên là ta biết liền, so với những ca khúc của Phạm Duy phong phú, biến đổi (varié ), mỗi bài mỗi khác.  Hay Đặng Thế Phong. Đặc biệt Văn Cao, nghe sang cả, cổ điển, cung điệu trầm bổng, thay đổi ngay trong cùng một bài như “Thiên Thai’’ hoặc  ‘’Bến Xuân”.

( Theo tôi, nhạc TCS chủ yếu là lời không phải giai điệu).

Còn lời ca, người ta thường gọi anh ta là ‘’phù thủy của ngôn ngữ”. Tôi không nghĩ vậy. Những chữ như rong rêu, sỏi đá, ghế đá, đá xưa, đá ngây ngô, hòn cuội, công viên, sâu bọ, kiếp người, hư vô, tiền kiếp, cát bụi, hóa kiếp, trần gian, hiện tại, xa lạ,một ngày như mọi ngày.. đều là những cụm chữ lấy từ những bài triết dựa trên tác phẩm của Sartre, như La Nausée ( Buồn nôn). Và Camus như L’Étranger( Kẻ xa lạ), thấy dịch nhan nhản trong Sáng Tạo. Chả có gì mới mẻ đối với văn học Pháp và chúng tôi thuộc lớp Phi lô, tại Jean-Jacques Rouuseau đầu thập niên 1960.

  • Tại Quy Nhơn năm nào, sau khi đi công tác trở về, tôi cùng với anh hạ sĩ tài xế vào một tiệm kem Tuyết Trắng, chuyên chơi nhạc TCS. Không phải để nghe nhạc TCS mà để ngắm cô chủ tiệm có mái tóc thoáng mùi  hương bưởi, nước da trắng bóc và đôi mắt tình không chịu nổi. Lúc ấy, trên băng Cassette, Khánh Ly đang hát bài ‘’ Ru mãi ngàn năm” đến câu ‘’ bàn tay năm ngón ru trên ngàn năm.. “, anh tài xế nói nhỏ với tôi: ‘’ Ông thầy có nghe không. Bàn tay em nào mà chả có năm ngón, ông nhạc sĩ này thiệt kỳ, còn bàn tay em nào có 6 ngón thì làm  sao đây, phải chặt một ngón đi hả. Anh hạ sĩ không biết rằng, bàn tay năm ngón nói chung, TCS có thể đã ‘’cuỗm’ và dịch từ một bài thơ “ Voici ma main, elle a cinq doights”. Hay bài “Les doights de ma main sont cinq”, hay bài  ‘’ Mon pouce va à l’école của Jacques Prévert là thi sĩ thuộc trường phái tân siêu thực(neo-surréaliste), tác giả tập thơ Paroles, 1945. Và hai bài ‘’ Les feuilles mortes » và Barbara được phổ nhạc rất nổi tiếng. Thơ ông hũ nút còn hơn Thanh Tâm Tuyền hoặc Bùi Giáng. Nguyên Sa cũng có một bài thơ nói về ngón tay của ‘’ em »  ngón tay dùng để.. ngón kia dùng để..bắt chước một trong ba bài của Jacques Prévert nêu trên : ‘’Les doights de ma main font – sont cinq. C’est le pouce le plus malin, c’est l’index le plus coquin, Le majeur est le plus heureux car il est au milieu. L’annulaire est le plus fier, car il sait à quoi il sert. C’est le (…). Hay nhóm  chữ ‘’ dài tay em mấy » trong câu ‘’ dài tay em mấy thuở mắt xanh xao » là một cấu trúc văn phạm quen thuộc trong thơ Pháp .( Tĩnh từ hay trạng từ đứng trước danh từ). Những mưa hồng, nắng thủy tinhvv.. là  hình ảnh ẩn dụ rất thường gặp trong văn chương Pháp.

 

  • *Đã đến lúc cần chấm dứt bài viết với một người đã không còn nữa.
  • Tôi vẫn còn nhớ đời câu nhận xét của Hòa Thượng Thích Trí Quang- một người đã nhiều năm bị giam hãm bởi cộng sản- viết : ‘’ Cộng sản nó cho người đến giết mình hôm trước. Hôm sau, nó cũng cho người đến đặt vòng hoa phúng điếu ». Gớm thay tâm địa người cộng sản. Họ đã làm như thế với Thích Nhất Hạnh, cả với Thích Trí Quang. Rước sách đình đám, cờ quạt, điếu văn trịnh trọng, hỏa thiêu rồi trân trọng bài vị với hoa lá, bài vị ghi công đức như bậc thánh nhân.
  • Riêng với Trịnh Công Sơn, họ làm hơn thế nữa. Họ còn đặt tên đường cho họ Trịnh theo dọc bờ sông Hương, đi từ chân cầu Gia Hội chạy dọc bờ sông Hương, một khoảng đường dài 600 mét. Có thể chưa một nhân tài miền Nam nào có được cái vinh dự đó. Họ đặt tượng và tương lai di hài cốt của ông về Huế. Họ còn bỏ tiền cả 60 tỉ để diễn lại cuộc đời ấy với màu sắc chính trị không cần che đậy. Họ càng làm rùm beng, họ càng cổ xúy tâng bốc TCS lên tận trời cao. Tôi càng áy náy một cảm giác buồn. Ngày hôm nay, họ đã đội mồ, dựng xác chết lại, tôi càng xót xa cho thân phận họ Trịnh.
  • Đó là một xã hội trượt dốc và không có lời tuyên chiến.
  • Khánh Ly đi lại Hành trình 60 năm âm nhạc họ Trịnh chỉ là công cụ của một màn lợi dụng, lừa đảo của một trận chiến quá khứ của người còn sống.
  • Thôi đã quá đủ rồi. Tôi xin các ông, các bà, các người ăn theo, các khán giả đui mù. Hãy để yên cho người nằm xuống. Amen.

Nguyễn Văn Lục

63 BÌNH LUẬN

  1. Cho nên càng có những chuyện xảy ra như thế Ba bia lại càng nghĩ đến truyện “ Thạch Sanh & Lý Thông “ !

  2. Khi mà chị của Ba bia đi VN , rồi trở về Mỹ chỉ nói với Ba bia 2 chuyện :1. Cái mộ của cha Ba bia nó để ở chỗ bẩn lắm . 2. Nếu mày về VN mà không có tiền , nó coi khinh lắm .
    Thành ra cái chuyện mà Ba bia biết được bà ngoại mình bị treo cổ thời cải cách ruộng đất không phải vì lúc chị Ba bia trở lại VN , mà là sau 1975 , mấy bà chị cùng cha khác mẹ từ trong Nam ra Bắc , lúc Năm Bắc một nhà , chưa có Việt kiều nào về nước cả , họ mới nói thật ; mà Ba bia lại có người chị có chồng , kẹt lại 1975 , sau sang được Mỹ mới nói cho Ba bia . Cho nên Việt cộng nó nghỉ là một trong số những người trong làng đã nói chuyện đó cho chị của Ba bia . Thế là cả làng bị oan . Vì vậy mới xẩy ra vụ làng Đồng Tâm . Mà họ ngoại của Ba bia lại chính là họ “ Lê Đình “ . Hoá ra là Cộng sản gộc thời “ cải cách ruộng đất “ , đã treo cổ bà ngoại Ba bia lại chính là Lê đình Kình !

  3. Bọn này nó định dụ Ba bia ở lại Sài Gòn để ăn “ bo bo “ với Việt cộng ! Bọn này chơi trò CIA rất đúng cách , nhưng mà chỉ có 1 chuyện tụi này không biết đó là Ba bia đã xem phim “ chúng tôi muốn sống “ từ lúc 3,4 tuổi , cho nên nói tới Việt Cộng , cứ nghĩ đến chuyện nó chôn sống người ta chỉ để hở cái đầu , xong rồi dùng bulldozer cắt cái đầu đi làm cho Ba bia phải nhớ suốt đời !

  4. Cả một bài , NVL đưa ra các dẫn chứng của những người khác để chửi TCS , xong cuối cùng thì kết luận : thôi để yên cho một người đã nằm xuống ! Như thế là unfair ! Những bài như “Diễm xưa “ của TCS thì cũng thường thôi. TCS nổi tiếng vì không phải là “ phản chiến “ mà về “ da vàng “ . Cho nên TCS được giới sinh viên ưa chuộng , họ sẽ là rường cột của quốc gia . Còn mấy tháng nữa là mất nước, ông Tây học nói tiếng Việt nói với Ba bia : “ tao cho mày nghe cái tape nhạc này ! “ ! Lúc đó Ba bia mới được nghe TCS cả băng nhạc có “ chủ đề” . Thành ra không phải bọn này mang gái đến “ dụ” Ba bia đến đại học Vạn Hạnh , mà nó còn dùng cả ông Tây học nói tiếng việt ! Mà ông Tây không biết ! Cũng như hồi 54 , ông Tây tưởng nó “ nể “ ông Tây là vì ông Tây nói tiếng Việt hay , cho nên ông Tây bắt Ba bia mỗi ngày phải viết một bài luận . Trong khi nó nể ông Tây là vì nhà thì ở trong hẻm , mới 16 hay 17 tuổi mà nghe và nói được tiếng Pháp như Tây ; vì đó là từ Albert Sarraut ngoài Hà nội .

  5. Nếu mà có kẻ nào lại hỏi là “ tại sao Ba bia trước đây lại hỏi về cuộc đời của Tưởng Năng Tiến ! Thì cái câu trả lời là TNT nó “ nổ quá “ ! Trong khi Trịnh công Sơn thì nổi tiếng mà không có “ nổ “ ! Trong khi TNT có “ nổ “ mà không có “ nổi “ !

  6. Cho nên chính ở đây , có kẻ viết là “ xem tranh chứ không phải soi tranh “ . Thì xem tác phẩm chứ không phải phân tích , phê bình về đời tư của tác giả .

  7. Cho nên có người thấy TCS viết :” … một ngàn năm nô lệ giặc Tầu , một trăm năm đô hộ giặc Tây …” thì lại hỏi là Tây nó đô hộ mình chứ đâu có chuyện mình đô hộ Tây hay là đảo ngược danh từ , động từ tùm lum ! Thật sự viết lời cho một bản nhạc thì sẽ hiểu vì cái nốt nhạc chỗ đó nên phải viết lời cho hợp với âm điệu !

  8. Nó không có 2 bên mà thực sự là 2 1/2 bên ! 1 bên chính ( mainstream ) là đi học rồi đi làm ( không đủ tuổi thì bị kêu đi lính ) , 1 bên là thân Cộng ( tối ngày lo đi biểu tình ) ; còn bên 1/2 thì lại rai vào quán Văn nghe nhạc !
    Nói chung thì nghe nhạc TCS “ để khoái cái lỗ tai “ ( như Ba bia còn vài tháng nước mất , mới được nghe nhạc TCS từ cái loại tape lớn ! Chứ còn trước đó chẳng để ý đến TCS là ai ! ) ; cũng như Bùi Giáng , là người can đảm , dám bỏ cả cuộc đời “ đùa cợt với chữ nghĩa “ ! Cũng như Phạm công Thiện bỏ cả cuộc đời với triết lý mênh mang !
    Trong “ …dài tay em mấy…” của TCS , nó hay là bởi tĩnh tự “ dài “ chứ không phải “ tay em “ ; vì nó cho thấy “ sự mảnh khảnh của người con gái “ chứ không phải chuyện 5 ngón tay hay 6 ngón tay ! Cho nên nghe nhạc TCS nó mới khoái cái lỗ tai !

  9. Khi nói về tài năng sáng tác ,người ta ít có chú ý đến đời sống riêng tư của
    tác giả, có chăng chỉ rất ít ,chỉ là chất xúc tác ban đầu ,cho sự nghiệp nghệ
    thuật . Riêng trường hợp của TCS ,thì hơi khác , không đề cập tới cuộc đời
    riêng tư của tác giả lồng trong bối cảnh chiến tranh ,biến động xã hội triền
    miên thời bấy giờ .

    Cuộc chiến quá lâu dài ,có những người khi mở mắt chào đời thì chiến tranh
    đã có ở đó lâu rồi ,họ coi chiến tranh như là một sự nghiễm nhiên của cuộc
    sống,lớn lên ,học đường,tình ái lăng nhăng,rồi đi vào cuộc chiến bằng cách
    nầy hay cách khác như một định luật của cuộc đời ,của cuộc chơi . Chiến
    tranh đã len lỏi vào mọi ngõ ngách của cuộc đời bất kể có trực tiếp cầm súng
    hay không . Của mọi cuộc sống ,đều có bóng dáng của chiến tranh,và những
    ảnh hưởng đi căn của nó . Chiến tranh càng ngày càng khốc liệt hơn ,sự nghiễm
    nhiên của chiến tranh trở thành sự bế tắc của mọi suy nghĩ ,tâm tư .

    Bùng phát ra khỏi bế tắc đó là mọi triết lý cuộc đời ,mọi tư tưởng Á Âu, mọi
    suy nghĩ ,mọi ngôn từ hoa mỹ, bình yên, du dương ,huyền bí ,ma mị đều
    được chấp nhận,sanh sôi ,nảy nở và thăng hoa để làm êm dịu ,như một liều
    thuốc an thần của cái bối cảnh chiến tranh khốc liệt đó .

    Không như xã hội miền Bắc ,tất cả mọi tư tưởng đều bị bưng bít và cấm đoán.
    Xã hội miền Nam là một xã hội tự do,rộng mở ,ít nhất cũng với định nghĩa của
    nó ,chính quyền dù có muốn cấm đoán cũng vô phương ,chỉ là những cấm đoán
    vụn vặt ,kềm hãm ở mức tối thiểu ,ngoài tầm chặt chẽ của chính quyền .

    Trong cái khung cảnh trăm hoa đua nở của văn học,nghệ thuật miền Nam, với
    Thanh tâm Tuyền : Lệ đá xanh,đêm màu hồng ,tim rũ rượi ,nắng thủy tinh …
    Nguyên Sa : áo lụa Hà đông, đôi tay hoàng yến ngủ trong gants … Với những
    mơ hồ khó hiểu của Phạm công Thiện, thơ điên của Bùi Giáng : hai con mắt,
    khóc người một con . Lý chánh Trung,Nguyễn văn Trung … triết học,lý luận.
    Âm nhạc mới mẻ của đám nhạc “trẻ” :yêu thương người ,yêu thương đời .
    Nhạc sến ,nhạc “thời trang”, cả đến cải lương ,dân ca …đều phát triển một
    cách ngoạn mục . Hoa “thơm” đối với giới này ,hoa “thối” đối với giới khác,
    đều có đất sống cả .

    Trong cái khung cảnh đó nhạc của TCS, nhất là loại nhạc phản chiến ,có thể nói
    đã được sinh sôi ,nảy nở trên cái mảnh đất hoang tàn , khát vọng hoà bình,
    tình yêu ,thân phận con người ,của /trong chiến tranh. TCS đã khéo khai thác
    đề tài này cộng với tài năng âm nhạc đã tạo ra một tiếng vang lớn và cũng
    nhiều tai tiếng .

    Không có một bằng chứng nào rõ rệt để kết luận TCS hoạt động cho cộng
    sản ,chỉ căn cứ vào sáng tác và cuộc đời của TCS để phán đoán . Ngoài những
    lời tâng bốc “bác Hồ” ,chế độ ,và sáng tác loại nhạc rẻ tiền ,nhạc cho con nít ,
    sau này . TCS không có lời nào cả ,ngoài rượu ngon,gái trẻ .

    Trong những bài nhạc phản chiến kia ,TCS kêu gọi hoà bình, lên án chiến
    tranh,mơ mộng thống nhất ,mọi người yêu thương ,nối vòng tay lớn .
    Có khối những người đã tin tưởng vào điều đó ,tin tưởng vào yêu thương,
    xoá bỏ hận thù … đã vào trại tập trung cải tạo ,và có cái kết là không bỏ
    mạng thì cũng tàn đời . Hận thù thêm sâu đậm đối với kẻ cầm quyền ,bác
    “Hồ” … lúc nào miệng cũng kêu gọi hoà bình,thống nhất nhưng tay thì
    luôn luôn cầm con dao nhọn đâm vào lưng những kẻ nhẹ dạ những nhát
    hận thù chí mạng.

    Bọn Huỳnh tấn Mẫm ,Lê Hiếu Đằng cuối đời còn có lời cảnh tỉnh, một
    thái độ tạ tội ,xin lỗi với tha nhân,những kẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến.
    Riêng TCS thì không, một lời biện hộ cho lương tâm ,cũng không có .

    Một thời đen tối ,hũ mắm TCS ,nay lại được tụi Việt Cộng khui ra ,
    ngoài cái mục đích kiếm tiền ,không biết còn có cái ý đồ gì nữa .

  10. Dưới mắt VC, cở Chịnh và KL được chỉ được coi như trong hạng mục quần chúng

    Mà quần chúng cũng được xếp hạng nhiều loại. Cùng lắm là quần chúng tiến bộ hoặc quần chúng tiên tiến. Chưa vói tới quần chúng cách mạng. Nhưng hơn quần chúng nói chung và quần chúng tiêu cực.

    Trong hạng quần chúng như vậy, nhận thức chính trị sẽ có sự hạn chế. Cở KL không đủ “trình độ” để “quán triệt” lập trường chính trị VC. KL nghĩ rằng hát GTCM nhạc Chịnh thì cũng là yêu “tổ quốc” bla bla bla. Nhưng KL đã không biết:

    Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
    (Gtcm)
    Đụng ngay Shifu Chị Nà Maoist là ông thầy của VC. Có vấn đề. Nhưng do cũng có chút “tiến bộ” nên KL chỉ bị VC kêu lên bợp tai đá đíc giằn mặt thôi chứ không đặt vấn đề gì thêm. Chắc chắn là từ nay KL có trở lại VN thì cũng sẽ “biết điều ” hơn, hết dám ọ ẹ háo thắng. Ở đời là vậy, nâng BI không khéo sẽ thành bóp DẾ ! Ha ha ha !

  11. Chịnh, và chi bộ

    VC làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ – the Principles of democratic centralism (chương 1, điều 8 hiến pháp VC). Thời chiến đã vậy. Hiện nay càng vậy. Nói nôm na, VC cũng cho dân chủ “lấy ý kiến” “đề nghị” “tranh cãi” hay “phản biện” trong nội bộ đảng và cả ngoài xã hội. Nhưng quyết định sau cùng bắt buộc phải là của đảng ủy.

    TCS có 2 tập nhạc:Ta phải thấy mặt trời, và Kinh Việt Nam. Đây là 2 tập nhạc hiện nguyên hình là nhạc VC. Nó không còn mập mờ gọi là “phản chiến” theo kiểu Mỹ nữa. Nó dứt khoát xuống đường, cách mạng, tự hào, đứng lên, căng biểu ngữ, thống nhất, dành lại hòa bình cơm áo, đòi lại quyền sống bla bla bla.

    Nhưng mà, không hiểu sao, sau 75 VC gần như NÉ 2 tập nhạc này của Chịnh. Kể cả nhiều người nhiều giới khác nhau ở VN và cả ở hải ngoại. Có thể là họ chưa từng nghe qua. Có thể họ cũng có biết qua nhưng không tin vào tai của mình. Trước đây, ở hải ngoại cũng có vài người nhằm “đỡ đạn” cho TCS. Họ nói rằng 2 tập nhạc này không hoàn toàn do TCS viết. Mà do “bạn bè” viết.

    Đỡ đạn kiểu này thì càng lòi càng bể. Vì như vậy càng chứng minh một chân lý: TCS công tác theo chỉ đạo của chi bộ VC.

    Chạy trời không khỏi nắng ! Ha ha ha !

    Nghe thử:

    Chính chúng ta phải nói hoà bình
    (tập nhạc Ta phải thấy mặt trời, TCS, Sài Gòn 1969)

    Chính chúng ta phải nói hoà bình
    Khi tim người rực lửa cầu mong
    Chính chúng ta phải có mọi quyền
    Đứng lên đòi thống nhất quê hương

    Em đã thấy các anh lên đường
    Thoát yếu hèn dựng thân cao lớn
    Đời sống vươn vai
    Thành phố giăng tay
    Lời nói căng môi

    Trăm con phố bỗng lao xao mừng
    Trăm câu nói gióng cao như rừng
    Một giòng cuồng lưu
    Mở đời tự do
    Nhà tù hò reo

    Chính chúng ta phải nói hoà bình
    Khi đất này địa ngục dựng lên
    Chính chúng ta dành lấy mọi quyền
    Quyền chối từ chém giết anh em

    Em đã thấy các anh lên đường
    Những tay trần làm cơn bão lớn
    Cùng đứng bên nhau
    Triệu bước nôn nao
    Biểu ngữ giăng cao

    Ta hãy nói hãy kêu tung trời
    Ta phải đến khắp nơi ta đòi
    Ruộng cần bàn tay
    Nhà cần người xây
    Vũ khí xếp lại

    Chính chúng ta phải nói hoà bình
    Chính chúng ta phải nói hoà bình
    Đất nước này loài người đã dã man
    Đất nước này chỉ còn lại người điên
    Anh em quyết lòng
    Đứng lên !

    Quý vị có thể vào YouTube và search ” Kinh Việt Nam – Ta phải thấy mặt trời ” sẽ được thưởng thức toàn … bộ nhạc cách mạng á !

  12. Chỉ tội nghiệp cho những người đã từng phối âm cho nhạc Trịnh . How many times you go ape-shit coz nhạc Trịnh chả có con cá sặc gì để phối ? Tell me the truth. Đừng có nói nhạc Trịnh là 1 mảnh đất trống, để các bác mún gieo trồng cái gì lên cũng được nhá . i agree. Its the harmonic wasteland more like it

  13. Đính Tà

    Nói Trịnh hổng có tài thì hổng đúng, mà đúng hơn, Trịnh có tài, chỉ hổng đủ . Trịnh có tài về ngôn ngữ, nhưng hổng đủ để làm được 1 bài thơ cho ra hồn . Như Thái Hạo bây giờ . Tài nhạc của Trịnh còn ẹ hơn tài của ổng về ngôn ngữ . Nhưng nếu khéo tay hay làm, kết hợp 2 thứ đó thì cái tài về ngôn ngữ của mình sẽ làm mọi người quên đi cái lỗ hổng toang hoang về khả năng âm nhạc, và cái tài chỉ đủ come up với 1 số giai điệu bình thường, khá đơn điệu lại có thể bù đắp cho cái khả năng, or the lack thereof, không làm nổi 1 bài thơ . Sản phẩm là 1 thứ gần như thơ nhưng hổng phải thơ, 1 thứ gần như nhạc nhưng chắc chắn đek phải nhạc đàng goàng. 1 thứ nửa nạc nửa mỡ, 3 rọi đang khá popular trong ẩm thực ngoài này, 1 thứ vừa rồng vừa giun vừa ẩn vừa hiện . All the perfect ingredients cho 1 thứ dân mông muội tôn lên làm Thánh .

  14. Rất mừng vì khi những nhân vật như Trịnh CS được đưa lên bàn mổ/giải phẫu, răng như ì dư luận chia làm 2 bên . Aint you glad bên ủng/biện hộ Trịnh more or less có cảm tình với chế độ ? Và phía kia thì hoàn toàn ngược lại

    Với sự tồn tại của chế độ hiện nay, không thể nào có được 1 phán quyết chính xác & “khoa học” cho những trường hợp như Trịnh CS. Oh, & đã nghe cả những biện hộ cho chuyện này, tức là Trịnh phải-là-thế-nào nên mỗi lần réo tên ổng là răng như ì, lại “tranh luận” inh ỏi cả lên . Fo ya, same w names like Hitler & few others. Some as recent as last year.

    Điều mà tớ mừng là văn hóa VNCH đã RÕ RÀNG vượt qua được Trịnh CS & PD. Ngay cả PD, chỉ những người của thế hệ Ngô Thế Vinh mới còn rõ ràng là luyến tiếc . Ca sĩ hát PD có thể xem là “đẹp lão” được rồi . Which means ta chỉ cần hổng quan tâm tới họ, them gone in a jiffy.

    Tất nhiên ở VN thì lại khác . Cái cột cây số 0.3km của VNCH, văn hóa xã hội chủ nghĩa còn lâu mới bò lết tới, nên đ/v họ, cái cột cây số đó vẫn là đỉnh cao . Nghe & “cảm được” nhạc Trịnh hiện thời là tren của giới thượng lưu mún xem mình là trí thức ở VN. i mean giá Khánh Ly ở VN cao gấp 10 lần giá Khánh Ly bên này, và gấp đôi giá Phúc Kđinh OZZY!!??? Gonna be a long while b4 văn hóa của các vị bò tới cái cột cây số 0.3km của VNCH.

    Just keep going, & i wish ya all the luck, coz you gonna need it. Như nhiều thứ khác ở VN, các bác hổng có tụt hậu . Tụt hậu có nghĩa các bác đi đúng đường, chỉ đi sau người khác . Và đọc qua các bác, Good the Phúc luck trong chuyện tìm ra con đường đúng .

    15 km, ĐƯỜNG CHIM BAY. Với phương pháp lăng ba vi bộ của các bác, i dont have a real estimate. Vì thế phải nhấn mạnh “đường chim bay”

  15. Bác Lục dùng chữ “Trận chiến ký ức” nghe kinh quá. Phải chăng dụng ý để người “bên nớ” tìm đọc, vì bản chất “bên nớ” rất hung dữ, lúc nào cũng ta/địch, thắng/thua?

    Đề tựa như vậy khơi mào buộc họ Trịnh “cuỗm” của người Pháp một lô chữ là không bất ngờ. Những rong rêu, sỏi đá, ghế đá, đá xưa, đá ngây ngô, hòn cuội, công viên, sâu bọ, kiếp người, hư vô, tiền kiếp, cát bụi, hóa kiếp, trần gian, hiện tại, xa lạ, một ngày như mọi ngày… thì bản chất con chữ là trung tính. Mức độ người Pháp rung động vì những con chữ đó bao nhiêu, không biết. Nhưng, người nghe nhạc Trịnh thì thấm đẫm. Trịnh biến nó sinh động. Chắp đôi cánh cho nó có thể “bay”. Lãng đãng, mơ hồ và bị nó cuốn hút. Chính cái giai điệu đều đều (monotone) mệt mỏi, chán chường làm nó sống và tồn tại! Nghe rồi khó quên! Nghe rồi nghe tiếp. Và mãi.

    Phạm Duy thì “nghe” chiều lên tiếng. Phổ thơ Nguyễn Tất Nhiên “thà như giọt mưa vỡ trên tượng đá, thà như giọt mưa khô trên tượng đá… có còn hơn không… quỳ gối ăn năn…” có ai hiểu không? Tưởng tượng phong phú lắm thì là sự “vỡ nát” vs “trơ ra”, nước vs đá… sự vô nghĩa (của đời sống)? nhưng lại lôi cuốn được người nghe. Ca ngợi thêm PD, không thừa!

    Về đời sống của TCS, chẳng có gì đáng nói. Tôi không lý kiểu “đã là con người thì chẳng ai hoàn hảo” nhưng nhân chứng sống Nguyễn Thanh Ty, người đã có những 5 năm với TCS, từ trường sư phạm Qui Nhơn đến chung nhà, chung phòng, lúc đi dạy ở B’Lao, đã rõ ràng. Vấn đề là Ca Khúc Da Vàng, theo NTT, được ra đời trong vòng 3 tháng hè mà TCS vẫn ở lại B’Lao, không về nhà. Đó là đơn “đơn đặt hàng” của Hoàng Phủ Ngọc Tường? Vì y với TCS có những lá thư “dày cộm” từ Huế gửi vào mà đôi lần chính TCS vò nát, đốt? NTT nghi vấn thì không ai có thể xác nhận được nội dung, ngoại trừ chính HPNT. Mà, sau 75, TCS kẹt ở Huế, “cũng vì bị HPNT…” thì xe tăng húc cỗng dinh Độc Lập VC còn ngụy tạo, người viết cho TT Dương Văn Minh đọc đầu hàng họ vẫn còn tranh công… cho đến tận bây giờ thì nói gì đến chuyện nhỏ khác?

    Còn TCS trốn quân dịch thì “có tư cách gì để chống chiến tranh”? Tui nghĩ 3 lý do. 1) sợ chết. 2) phản đối chiến tranh. 3) nội tuyến cho VC. (1) và (2) khá rõ. Còn (3) thì có thể dùng “sợ chết” để giải thích. Khi sợ chết đã hẳn là chấp nhận làm mọi điều để được sống. Được Đại Tá Lưu Kim Cương che chở nên ân nhân tử trận mới khóc Cho Một Người Vừa Nằm Xuống. Lời nhạc không những rất xúc động mà còn mang triết lý sống. Cũng vì sợ chết nên TCS viết mấy bản nhạc như Hái Ra Ra Chợ hay Máy Kéo Nông Trường… gì gì đó… Nếu hiểu như vậy thì TCS chẳng có tẹo bản lĩnh nào để “làm cách mạng” cả! Có chăng là VC lợi dụng họ Trịnh để tuyên truyền. Từ tuyên truyền đưa lên huyền thoại. Như huyền thoại Lê Văn Tám vậy!

    Comment nên chỉ lăng nhăng vậy thui, không thể phân tích nhiều và sâu hơn được mà… huhu dài quá rồi bác Lục ui. Là fan của bác từ lâu. Kính chúc bác sức khỏe.

    • Không cần phải xót xa che chắn bảo vệ cho cát bụi.
      Cái gì có sức sống sẽ tiếp tục sống trong muôn dân, dù có bị xỉ vả nguyền rủa hăng máu tới đâu.
      Cái phải tiêu ma thì có bắt loa ra rả, lải nhải hàng ngày vào tai, cũng chẳng ai nhớ.

      Hết Bùi Giáng bị đào mồ một thời gian trước, đến cái xác khô Trịnh Công Sơn liên tục bị dựng dậy…

      bọn đánh thuê cho ngoại bang chỉ muốn dân tộc này ra rả suốt ngày đêm chửi nhau không ngơi nghỉ, cho nhân tâm nước Việt ly tán tan hoang, cho không còn hơi sức thì giờ đâu mà nghĩ đến những vần vũ của thời sự liên quan tới vận mệnh.
      Hãy quên tiếng sủa để nhìn ra gập ghềnh, nhận rõ bóng đêm, hỡi những ai còn thiện tâm.

    • Rất chính xác . Quan tâm chính của các bác là sự sống còn của Đảng cũng như của đất nước, dân tộc . Và quan tâm của các bác phải được xem là quan tâm của mọi người vẫn còn nghĩ về Đảng cũng là đất nước & dân tộc . Những ai vẫn nghĩ như các bác không nên tham gia vào những chủ đề thế này

      Oh, và khi họp chi bộ Đảng, các bác có thể báo cáo lên cấp trên rằng đồng chí Sakim thường không kiểm soát được cảm xúc của mình . Hậu quả là làm tình hình càng ngày càng xấu thêm cho đại cuộc . You can have him de-commissioned, better that way

      • “Cái gì có sức sống sẽ tiếp tục sống trong muôn dân, dù có bị xỉ vả nguyền rủa hăng máu tới đâu”
        Tàu khựa nghe rõ?
        Văn hoá nghệ thuật và giá trị nhân văn của chế độ Miền Nam trước 30/4/1975, dù phần xác đã mất, phần hồn sẽ mãi còn trong dân gian VN!

        “ Cái phải tiêu ma thì có bắt loa ra rả, lải nhải hàng ngày vào tai, cũng chẳng ai nhớ”,
        hữu hình là nhạc đỏ,
        và vô hình là CNXH, đang “đè lên số phận từng người” (lời Trần Dần), khiến xã hội VN bị phân hoá giàu nghèo, kẻ ăn không hết người lần không ra; những đứa no cơm ấm cật đem sự vô liêm sĩ đi đánh xứ người (như vụ ô nhục tại Tây Ban Nha đang điều tra xét xử), là biểu hiện của thứ đạo đức xhcn con đẻ của chính sách trồng người nhằm đích thủ tiêu nhân cách thế hệ lớn lên sau 1975 để dễ bề cai trị…
        Thứ chủ nghĩa này sẽ phải bị đào thải, montaukmuquto nghe rõ?!

        • Pà mịa nghe tên Tàn Du Ngụy Cock này phét tói tròi khién nguoi ta tuỏng đâu là thằng NGUY SAI GON truoc đây là mot THIEN ĐÀNG không bằng.

          Anh Phét chỉ hỏi mot câu mà bao nhieu thằng TÀN DƯ NGỤY từ tuóng cho toi lính quèn đều khong dám trả lòi đó là câu hỏi.

          Chế độ NGUY SAI GON nó dep dẻ thé mà sao dân miên NAM bỏ đi theo VC sạch. Dân thôn quê thì bỏ vô rừng đi theo VC , dân thành thị thì hoat động nội thành , sinh vien hoc sinh thì tham gia hoat động cho Viet Cộng để rồi cuoi cùng như CHÂU VÊ HỌP PHỐ năm 1975 toàn thể các lục luong đó đều đồng loạt đứng lên khiên thằng NGUY SAI GON phải sụp đổ vo phuong cúu chửa.

          • “sao dân miên NAM bỏ đi theo VC sạch”

            Vì VNCH theo Mỹ nhá . Bài học lịch sử đấy, tại sao đa số -nói cho rõ- dân Việt theo Cộng Sản ? Vì họ không theo Mỹ . Đảng theo Mỹ thì chính những loại dân theo Đảng ngày xưa sẽ CHÂU VÊ HỌP PHỐ toàn thể các lục luong đó đều đồng loạt đứng lên khiên thằng NGUY CỘNG SẢN phải sụp đổ vo phuong cúu chửa

    • “TCS trốn quân dịch ” ,tôi không nghĩ là TCS “sợ chết ” vì chiến tranh .

      Là tay có tài về âm nhạc như TCS ,nếu vào quân đội , cũng được gắn cho
      một cấp bậc nào đó ,rồi quanh quẩn ở Saigon hay nơi an toàn nào đó
      để làm nhạc chứ không đến nỗi phải cầm súng ra mặt trận.

      Có thể là nếu TCS vào quân đội ,dưới sự ràng buộc của quân đội ,TCS không
      thể tự do sáng tác những bài “phản chiến ” như một kẻ đứng ngoài quân đội .

      Và cũng có thể sợ những người bạn “phía bên kia” của mình ,cho đi tàu
      suốt . Chơi với những “người anh em” này , TCS chắc cũng biết rõ thái độ
      lật lọng,tráo trở của họ . Đã biết sự gian trá ,trở mặt của cộng sản ,mà vẫn
      tự bịt mắt mình ,bịt mắt luôn cả những người cuồng si ,tin tưởng vào những
      lời lẽ trong âm nhạc của mình ,chẳng biết lúc đó TCS đang suy nghĩ cái gì ?

  16. Bài viết của tác giả NVL ,cố gắng đi dây giữa hai lằn đạn của dư luận
    hai phe “thương và ghét” nhạc của TCS . Cố gắng rào trước đón sau rất
    kỹ càng ,mục đích nói lên cảm nhận khách quan, nhưng vì cố gắng quá
    đáng ,đã phá hỏng cả bài viết bằng câu kết luận trớt quớt : ” Thôi đã đủ
    rồi .Tôi xin các ông các bà ….các người ăn theo,các khán giả đui mù .
    Hãy để yên cho người nằm xuống” . Làm cho người đọc có cảm giác đi vào
    cái vòng lẩn quẩn ,chủ ý của bài viết trở nên mơ hồ ,các dữ kiện tác giả
    đưa ra để làm rõ chủ kiến của lập luận , công bằng ,chính xác được bao
    nhiêu % ?

    Rốt cuộc là TCS và âm nhạc của hắn ta ,nhất là dòng nhạc phản chiến kia,
    thuộc về bên nào ,”bên ni “,”bên tê” hay là “bên nớ” ?

    Hai hàng ,một hàng, hay “chàng hảng” ?

    • Chỉ là đạo đức giả!
      Kẻ đốt nhà theo đơn đặt hàng còn làm ra vẻ trầm mặc trước đống tro than!

      Tởm!

  17. Cộng sản điếm và mất dạy không nâng bi Trịnh . Đúng hơn csvn xem thường nhạc Trịnh . Giống như xem thường loại nhạc Bolero .

    Bọn cộng sản giờ này vẫn không hiểu tại sao người Viêt trong nước hôm nay , người bình dân khoái Bolero , kẻ có học thức lại khoái Trịnh .

    Hai nguyên nhân trên đã đè bẹp nhạc “ đỏ “ làm suy yếu tổ chức , bịt họng , lấn át tiếng nói các tổ chức Đoàn thanh niên cọng sản HCM , dẫn đến hiện tượng “ xa Đảng , lánh Đoàn “ .

    Những bài hát mang âm hưởng Đoàn Đảng bị tẩy chay , bị chê cười . Thanh niên hát nhạc “ Đỏ “ ca ngợi Đảng , ca ngợi Bác trong sinh hoạt ăn chơi , đám tiệc sẽ bị xem như kệch cỡm , quê mùa .

    Bây giờ Tổng Trọng lú và Ban tuyên giáo của Bộ chính trị muốn dùng lực lượng Đoàn thanh niên cọng sản làm mìn mũi , đi tiên phong rình tập , lén lút theo dõi và tố cáo thành phần địch cũng là cọng sản tham nhũng tiêu cực , đả tạo nên cuộc nội chiến CỘNG SẢN TƯƠNG TÀN .

    Muốn vực dậy Đoàn như thời Việt Minh 1949 , vực dậy Đoàn như thời 54 đến 75 , tiếc thay dù cố gắng Cô Gái Vót Chông , Bóng cây Khơ Nia , Bão nỗi lên rồi , Ba anh em trên một chiếc xe tăng ..vv..vẫn trốn chạy trở về để phục vụ duy nhất cho sinh hoạt Đảng Đoàn . Còn về mặt quần chúng nhân dân thì chỉ thích thưởng thức Bolero hay nhạc Trịnh .

    Nhạc Trịnh và Bolero vô tình như khúc xương ngáng chận tuyên truyền văn hoá Đảng Đoàn nên cần phải khai trừ dẹp bỏ .

    Dùng phim ảnh nhảm nhí để bôi nhọ Trịnh của bọn Cộng sản đểu cáng không thể có tác dụng trước mắt như Cọng sản mong muốn vì sự thật có quá nhiều nhân chứng còn sống . Bôi nhọ Trịnh cũng là hành động cầm dao đâm ngược chính mình .

    Không thể triệt tiêu Tư Sản thì cũng không thể triệt tiêu tinh thần người thích nhạc Trịnh .

    Nhạc Trịnh góp phần làm suy yếu tinh thần sinh hoạt Đoàn Đảng cọng sản là sự thật nhãn tiền giống như tinh thần tư sản làm suy nhược cần kiệm liêm chính , gây nên tinh thần tham nhũng tiêu cực

    • PG nói đúng đến 90% phần đâu rồi đấy. Riêng đoạn cuối, cần nhận định lại.

      Nhạc Trịnh, trên tổng thể sáng tác trước 30/4/75, chẳng nhằm tấn công cũng chẳng dụng ý làm hại ai; cũng không hoan hô tâng bốc ai.
      Nhạc TCS chỉ để chia sẻ nỗi niềm, kêu gọi thức tỉnh, kêu than cầu xin, mong mỏi hoà bình, tình thương và sự thiện lương cho dân tộc nói chung; không nặng riêng ai.
      “Tinh thần sinh hoạt Đoàn Đảng cọng sản” có suy yếu, có “nhạt đảng khô đoàn” như lời than vãn của sếp họ, đó chỉ vì đảng đoàn không có nội lực hấp dẫn của chân lý, nó vô ích vô nghĩa vô dụng chẳng đi tới đâu, nói cho cùng là chiêu bài dối trá để gom quyền đoạt lợi cho một thiểu số. Rốt cuộc chỉ là công cụ tuyên truyền rỗng tuếch. Bọn trẻ chán, bọn sồn sồn chán, bọn già chửi, bỏ. Stop.

      Không có nhạc Trịnh can dự vào đây.

      “tinh thần tư sản” CŨNG KHÔNG HỀ “làm suy nhược cần kiệm liêm chính , gây nên tinh thần tham nhũng tiêu cực” nơi đv/cb CS.
      Ở Âu Mỹ, tư sản là nguyên tắc hiến định, là quyền con người khi sinh ra, là động lực thúc đẩy sự phồn vinh xã hội. Nó là lẽ sống để người ta chịu khó học hành và lao động, làm ra của cải cho toàn xã hội, trong đó có phần mình theo qui luật thị trường.
      Huỷ bỏ quyền tư sản một thời là cái ngu tầy trời của CNCS.
      Ai cũng đã biết,
      người CS cũng biết, vài năm sau 1975.
      Nhưng bọn cầm quyền cs chỉ muốn tư sản cho riêng mình, cho đám tay sai thân cận, và chừng mực nào đó, cho đvcs tép riu từ trên xuống dưới. Bọn nầy phải tham nhũng để vươn lên.

      Nhưng hàng ngũ cs chóp bu vẫn muốn vô sản hoá toàn dân bằng chính sách thuế khoá trăm điều, để dễ tóm thâu kiểm soát điều tiết của cải làm ra được, ngăn chận thay đổi cán cân quyền lực giữa các giai cấp, dễ bề ban phát điều khiển để cai trị dân!

      Cb/đv CS hư đốn khi tiếp xúc với thế giới tư sản là vì họ không có căn bản đạo đức, chỉ muốn lấy không làm có, sinh tâm tà vạy tham lam lạm dụng vơ vét.
      Tà tâm của họ có thể minh hoạ bằng thí dụ, Kiểu như trong vũ ba lê:
      nữ diễn viên y phục mỏng manh, múa lượn, nhảy phóc lên nam dv. Người này đón lấy thân thể dv nữ, phối hợp động tác múa theo đạo diễn (cs gọi là biên đạo múa) chìu theo điệu nhạc.

      Người biết thưởng thức ba lê sẽ theo dõi tiết tấu điệu vũ. (ví như dân tư sản đối với của cải trong xã hội; ngân sách của cơ quan, công sở)

      Ngồi xem ba lê, Kẻ dâm đảng, tư cách hèn hạ, tục tỉu tâm hồn…chỉ chú ý theo dõi những bộ phận nhạy cảm của nữ dv đang ưỡn ẹo, cọ xát vào nam dv, vòng 1 sát bên mặt người nam chỉ vài cm, thú tính trỗi dậy, “thưởng thức” ba lê theo hướng tình dục!

      Hiểu vậy đó PG.

  18. Giải quyet vấn đề VIET CỘNG chúng anh làm sao hả em Tàn dư Ngụy Cock?

    HOW , WHEN, WHAT , HOW?

    Pà mịa đánh đấm thì như KẶC chó mà cứ đòi này đòi kia.

    Các cụ nhà ta có nói rồi “Ăn như Rồng cuốn , nói như Rồng leo làm như Rồng Lộn(L Rộng, kakaakakak) Đúng voi bản chất Ngụy Cock đấy.

    • Ui, easy-peasy. Kiến nghị để Đảng đi theo vết xe đổ của VNCH, đập tan nát nền tảng tư tưởng của chính mình, kiến nghị Đảng tôn Mẽo làm Bu . Không nói có, bé xé ra to để cô lập Việt Nam với các nước Xã hội chủ nghĩa, du nhập văn hóa phản động, đồi trụy với mục đích làm yếu đinh tinh thần cảnh giác cách mạng, lòng yêu nước gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong nhân dân -> làm giảm sức/tinh thần chiến đấu của quân đội, tăng mức độ suy thoái chính trị trong toàn Đảng, toàn quân đội …

      Vài món ăn chơi, More where this xít come from

      Tiến sĩ Phạm Quý Thọ trên RFA cũng đi tới cùng nhận định với những người tâm huyết trong Đảng, đó là tham nhũng gắn liền với suy thoái chính trị . Cái nền tảng tư tưởng của chính mình đã bị đập cho tan nát rùi thì, theo Phú Quang, những gì còn lại chỉ là “kỷ niệm rong rêu, anh bám vào chợt ngã”. Chủ nghĩa Mác-Lê & tư tưởng Hồ Chí Minh bây giờ chỉ còn là những thứ quá xa .

  19. Tất-cả chỉ là
    chiến-thuật “Giấy vệ-sinh”
    của
    Việt Cộng.
    Việt Cộng

    ‘Vấn-đề của mọi vấn-đề’.
    Giải-quyết xong
    ‘vấn-đề Việt Cộng’,
    thì
    mọi vấn-đề khác
    sẻ
    trở về đúng vị-trí.

  20. Bài này cần thiết vì có nhiều đánh giá, theo tớ là, đúng đắn đ/v Trịnh CS

    The lie everyone know, đó là Trịnh CS không có tài về âm nhạc . Nhưng dân Việt mình có vẻ thờ dối trá nên “hầu như” ai cũng coi Trịnh CS là 1 “nhạc sĩ” vĩ đại .

    Nếu xét về “tài” của Trịnh CS, ông ta là 1 kết hợp hoàn hảo của 1 thi sĩ không có tài & 1 nhạc sĩ tài còn kém hơn phần thi sĩ .

    Ngôn từ của ổng, theo nhiều người thời nay, borderlining “lai căng”. May quá còn dừng lại được đúng thời điểm .

    Về “bội tình” ổng không làm được thì nàm thao mà “bội” được . Paul McCartney, the love ya take is equal to the love you make. Trịnh CS cant make any. Chắc vì vậy, ổng ghét lũ “bội tình” vì bản thân mình không “bội tình” với ai được .

    Tóm lại, văn hóa VNCH nên bỏ ông này lại vì đã gone too far. Cứ để cho văn hóa Cộng Sản lụm lại, lau chùi sạch sẽ rùi đem lên bàn thờ . Với những hạt cát lấp lánh nhờ ánh sáng của Đảng, nhưng được dân trong nước coi là những ngôi sao Bắc Đẩu của nền văn hóa riêng biệt của họ, gonna be a while b4 họ approach được trình độ của Trịnh CS. Cứ để việc thờ cúng Trịnh CS cho họ .

  21. 1.Tôi không quen biết ông NVL, tác giả bài viết.
    Tôi đồng ý phần lớn về những quan điểm ông viết về TCS, BG, PCT và chuyến trình diễn của nhóm tổ chức KL Xuyên Việt.

    2. VNCH thua CS là vì tôn trọng luật lệ và đạo đức. CS thắng vì họ dám làm mọi chuyện dù là đốn mạt phi pháp.

    3. Đảng CSVN ngày nay có hay ho gì đâu: sợ Nga Tàu không dám ho he, tham nhũng tràn lan, cần sự đầu tư và trợ giúp của các nước tư bản, dân sống dưới ách công an trị và không có những quyền căn bản của con người…

    4. Mong những ý kiến đóng góp được viết với sự tôn trong lẫn nhau đê diễn đàn công luận tốt đẹp hơn.

  22. Đệ nhất “anh hùng” CS Hà nội cơm không ăn, lại ăn cứt Tàu cộng:

    Thiếu tướng cộng sản Nguyễn Trọng Vĩnh: ” Các nhà lănh đạo Việt Nam hiện nay thân Trung Quốc quá, và sợ Trung Quốc quá nên nó làm cái gì cũng không dám phản đối”.

    Cựu đại tá cộng sản Bùi Tín : Hà nội đã bất lực để cho đế quốc Tàu cộng tung hoành biển Đông, chiếm đảo, chiếm biển của Việt nam, bắt bớ, tàn sát ngư dân Việt .

    Nhà văn Dương Thu Hương: Không ai có thể chối cãi được là Đảng và Nhà nước đã trở thành một bộ phận nô lệ của triều đình Cộng sản phương Bắc và cái sự bán nước của họ dù diễn ra trong bóng tối, nhưng nhân dân và tất cả những người có lương tâm đều đoán được một cách chính xác.

    Nghệ sĩ ưu tú Kim Chi : Về quan hệ quốc tế thì Việt nam ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc một cách thảm hại, cả kinh tế lẫn chính trị: Biển ðảo, ðất ðai biên giới của Việt nam bị Trung Quốc ngang nhiên lấn chiếm mà các lãnh đạo Việt nam cam tâm im lặng”.

    Giáo sư Mạc Văn Trang: Làm sao lảng tránh được thực tế phũ phàng là Trung cộng coi khinh Việt Nam, hạ nhục Việt Nam trước thế giới, nó muốn làm gì thì làm, muốn nói gì thì nói; lãnh đạo xin gặp năm lần bảy lượt nó không thèm gặp, gọi “dây nóng” nó không thèm nghe, phản đối này nọ nó bất chấp …Nhục thế mà lúc nào cũng “Tự hào Việt Nam”, “Vinh quang Việt Nam”!?

    v.v…

    • Em Tàn Du Nguy Cock này toàn noi chuyện của mấy thằng CHẾT rồi. Phản động mà đêch làm đuọc trò trống gì rồi bay giò biến mất khỏi thé giói thì nói làm chi hả hả em.

      Bùi Tín làm đuọc gì Viet Cộng chúng anh nào
      Nguyen Trong Vỉnh đả trở thành NGUÒI MUON NĂM CỦ , làm đuoc gì nào.

      Duong Thu Huong bên tròi Tây thát thểu nghèo kiét xác bên đó, và chẳng ảnh huong đuọc ai tại VN.

      Viet Cộng chúng anh có tong cong là gần 6 triệu Đảng Viên nghe chưa, một Bui Tín, mot Duong thu Huong, mot Nguyen Trong Vinh , mot KIm CHI, mot Mac Van Trang thì có đáng chi đau nào mà em khoe mẻ nào. Một tỉ lệ anh cho là 50/6.000.000 không đáng để cho thien hạ so sánh.

      Ráng đi em , bao giò mà có 1,000,000/6,000,000 hoac la 1/6 thì lúc đó hảy………….suóng củng chưa muộn. Ráng nằm âp Cherry Khô thêm vài thé kỷ nửa may ra làm đuoc lich sữ , kkkakakkakakakaka

      Viet Cộng chúng anh vuọt quá xa nhièu nuóc tren the giói và điều này cả thé gió dêu biét, Tuy vậy đối voi anh Phét, Viet Cộng chỉ cần tieu diệt đuọc thằng NGUY SAI GON là anh Phét………….Suóng rồi, hahhahhahahhaa. LOL. Thát’s all I need. kkakkakakakka.

      Cứ mỏi lần vào Đan chim Viet mà thấy tàn du NGUY COCK cay cú , tức tối Viet Cộng là anh Phét vui rồi.

      • Các tướng, tá Cộng sản nhận định về bè lũ Cộng sản Hà nội ra sao nhỉ?!:

        Trung tướng Trần Độ: “Tại sao chiếm được miền Nam năm 1975, một nửa đất nước trù phú như vậy mà chỉ vài năm sau đã đưa cả nước vào tình trạng nghèo đói ngắc ngoải như vậy?”
        ” …Nền chuyên chính tư tưởng hiện nay ở Việt Nam là tổng hợp các tội ác ghê tởm của Tần Thủy Hoàng và các vua quan tàn bạo của Trung Quốc, cộng với tội ác của các chế độ phát xít, độc tài. Nó tàn phá cả một dân tộc, huỷ hoại tinh anh của nhiều thế hệ “.

        Trung tướng Đặng Quốc Bảo -Hiệu trưởng trường kỹ thuật quân sự, Bí thứ thứ nhất Đoàn Thanh niên CS, Trưởng ban Khoa giáo trung ương Đảng. ngày 16 tháng 10 năm 2013, đã công khai phát biểu rằng : : «Tôi bị bệnh hiểm nghèo, không còn sống được lâu, phải nói lên sự thật, đảng CS cần từ bỏ chế độ toàn trị, thi đua cạnh tranh với các tổ chức chính trị khác của nhân dân, trả cho nhân dân các quyền tự do dân chủ ».

        Đại tá Phạm Quế Dương – tổng biên tập tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử Quân Đội Nhân Dân: “Cộng sản vừa bất tài vừa bất lực, vừa bất lương”
        “… nguyên nhân cơ bản nhất để đảng làm mất niềm tin trong nhân dân là dân người ta nói rồi, là đảng Cộng đớp, đảng Cộng mút, ăn cắp, ăn cướp… Một cơ chế độc quyền, độc tài, độc trị, độc đoán, do đó không có một lực lượng đối lập, không lực lượng đối trọng để mà kiểm soát lẫn nhau…
        “Ai là người ăn cắp? Ai là người ăn cưóp? Ai là người tham nhũng? Chính cái đảng này tham nhũng, vậy xử sẽ ra thế nào?”

        Đại tá điệp báo Phạm Xuân Ẩn than thở : Tất cả những lời nói về giải phóng trong “hai mươi, ba mươi, bốn mươi năm qua” sản xuất ra được cái này, cái xứ sở nghèo nàn, rách nát bị cai trị bởi một bọn lý thuyết gia ít học, tàn bạo và độc đoán .

        Đại tá Nguyễn Khải-:“Dân tộc việt Nam lại thua đậm trong công cuộc xây dựng một xã hội tự do và dân chủ. Thoát ách nô lệ của thực dân lại tự nguyện tròng vào cổ một học thuyết đã mất hết sức sống. Dân mình sao lại phải chiụ một số phận nghiệt ngã đến vậy! Một xã hội tan nát, lòng người chĩu nặng những phiền muộn ưu tư, mà là những người đã hết lòng hết sức với kháng chiến bằng cách này hay cách khác”.

        Đại tá công an Lê Hồng Hà, nguyên chánh văn phòng Bộ Công An: “Đối với dân tộc Việt nam, học thuyết Mác là học thuyết ngoại nhập…Không giúp lý giải được xã hội Việt nam với những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng toàn khác với Tây Âu, rất dể dẫn cách mạng VN đi chệch đường và do đó gây nên tổn thất, gây đổ vỡ, gây kiềm hãm sự phát triển…”

        Trung tá Trần Anh Kim nói rõ cái nguồn gốc của đảng Cộng sản như sau: “Khi đảng hình thành, họ thu nạp phần lớn những kẻ khố rách áo ôm, kém học vấn rất vô văn hóa, rồi đảng dậy cho lũ cốt cán cách“ vu oan giá họa”, “ ngậm máu phun người”…Những thành phần trên được tập hợp lại thành một tổ chức gọi là“ đảng Cộng sản Việt Nam”.
        “ Thời kỳ đổi mới, đảng Cộng sản Việt Nam lộ nguyên hình là một đảng ăn cướp. Hành vi ăn cướp của đảng càng ngày càng thô thiển, trắng trợn, dã man, tàn bạo…, sự suy đồi về đạo đức cũng càng ngày, càng tồi tệ!”

        v…v…

        • i like yr nick better this time. Đề nghị nho nhỏ, có lẽ “Cuốc” hợp với bác hơn . Vì nó đã từng là vũ khí sắc bén bổ vào đầu não dân VNCH mà bác gọi là Ngụy ở Huế

      • “Viet Cộng chúng anh vuọt quá xa nhièu nuóc tren the giói”

        Nếu vậy thì Hun Sen có nhiều lý do để tự hào hơn . Cam học tư tưởng Hồ Chí Minh to the tee, và Việt Nam đã trở thành 1 tháp tùng của Cam. Việt Nam muốn đi họp ở đâu, hổng có Cam đi thì đừng hòng . Cam & Việt đi Mỹ, Mỹ làm nhục Việt vì đã là con chó của nó, trong khi tôn trọng Hun Sen

  23. “Còn lời ca, người ta thường gọi anh ta là ‘’phù thủy của ngôn ngữ”. Tôi không nghĩ vậy. Những chữ như rong rêu, sỏi đá, ghế đá, đá xưa, đá ngây ngô, hòn cuội, công viên, sâu bọ, kiếp người, hư vô, tiền kiếp, cát bụi, hóa kiếp, trần gian, hiện tại, xa lạ,một ngày như mọi ngày.. đều là những cụm chữ lấy từ những bài triết dựa trên tác phẩm của Sartre, như La Nausée ( Buồn nôn). Và Camus như L’Étranger( Kẻ xa lạ), thấy dịch nhan nhản trong Sáng Tạo. Chả có gì mới mẻ đối với văn học Pháp và chúng tôi thuộc lớp Phi lô, tại Jean-Jacques Rouuseau đầu thập niên 1960”. Tác giả Nguyễn Văn Lục.

    Cám ơn tác giả đã cho biết những chi tiết này .

    TCS học mánh lới của “bác” Hồ thuổng thơ Ngục Trung Nhật Ký của người Tàu ấy mà.

  24. “Riêng với Trịnh Công Sơn, họ làm hơn thế nữa. Họ còn đặt tên đường cho họ Trịnh theo dọc bờ sông Hương, đi từ chân cầu Gia Hội chạy dọc bờ sông Hương, một khoảng đường dài 600 mét. Có thể chưa một nhân tài miền Nam nào có được cái vinh dự đó.” (trích, NVL)

    Hình như me-xừ NVL chưa “tiếp cân” với lối làm việc theo Nguyên tắc tập trung dân chủ (the Principles of democratic centralism) của VC. Việc VC đặt tên đường nói chung ở VN sau 75 là một chủ trương chính sách thay đổi triệt để về mặt lịch sử của VC. Nên nhớ tên đường TCS là do đảng ủy văn hóa của địa phương khu vực thành phố Huế “đề xuất” thôi. Nó cũng chẳng có gì quan trọng lắm. So với hàng chục ngàn cái tên “cách mạng” khác lạ hoắc còn được đặt trên khắp nước VN.

    Khi Lê Văn Tám được đặt tên đường nhiều nơi nhiều thành phố VN thì tại sao TCS một tay theo cộng trong văn nghệ giải phóng lại không? Và nên nhớ, LVT còn là là cái tên bịa đặt không có thật nữa đấy nhé. VC mà. ha ha ha !

  25. MEMORY BATTLEFIELD

    Mé-mo-rì bá-đồ-phiu là cái quái quỷ gì vậy ta?

    Memory laws are a Western European invention. The term first appeared in France in the 2000s and was used to describe the relatively novel development in law primarily concerned with the provisions penalizing Holocaust denial. (trích, trang web Baltic World)

    Xuất phát từ thuật ngữ “Memory laws” ở Tât Âu những năm đầu 2000s. Được dùng trong phạm vi giới sử gia. Đại khái là đừng để những quy luật hay luật pháp trong quá khứ hạn chế sự viết và đọc hoặc tìm hiểu hiện tại, hoặc đừng để hiện tại bị luận điệu bào chửa dựa vào quá khứ làm mù mờ.

    Tóm lại, như Thiến Heo tôi đã đưa ý kiến, chuyện KL đi tour nhạc Chịnh mới đây không chừng chỉ đơn giản là chuyện giao lưu dịch vụ làm ăn đôi bên cùng có lợi (nói theo kiểu VC). Có mùi tanh thì có cá lòng tong. Hoặc nói văn vẻ hơn, thóc ở đâu bồ câu ở đó. VC thời kinh tế thị trường vậy thôi mà. Ha ha ha !

  26. Nguòi đả chết không biét………….cải. Những thằng viet bài chửi TCS là nhừng thằng HÈN nhất trong những thằng HÈN vì :

    Khi TCS còn sống thì không dám viét vì không the nào………..PHỊA.
    Khi TCS không còn nừa thì hạ bệ TCS để trả thù cho thỏa lòng ganh tị và hèn kém của mình.

    • Phải công tâm mà nói là Trịnh công Sơn cũng có cái hay, cái đúng…

      Và cái hay, cái đúng nhất của TCS là không làm nhạc để ca tụng Hồ Chí Minh, vì hắn biết rằng nếu bỏ “bác” Hồ vào nhạc của nó thì không khác gì bỏ …cứt vào trong cái bát bằng…ngọc lưu ly(*)

      (*) Việc TCS không làm nhạc ca tụng Hồ Chí Minh là có thực, chứ không phải là “chờ nó chết” rồi nói…điêu đâu.

      Tội nghiệp Phét hèn cay cú lại chậm phát triển.

  27. Điều đáng tiếc là những bài viết của Nguyễn Thanh Ty, Trịnh Cung va Nguyễn Kim Quý đều viết sau khi Trịnh Công Sơn đã qua đời! Giá mà viết trước khi anh ta còn sống để nghe anh ta phản biện ra sao. Đặc biệt cả Nguyễn Thanh Ty và Trịnh Cung đều tự xưng là những người bạn rất thân với Trinh Công Sơn. Điều này đã làm giảm rất nhiều độ khả tín của bài viết và cả tư cách của tác giả.

  28. Đọc ” TCS và bác Hồ ” do chính tay TCS viết và tôi không thể bình tĩnh để không phải chửi thề đm thằng khốn nạn, thánh nịnh.

  29. “..Những tác nhân gây ra cuộc chiến tương tàn ấy về cả hai phía nay đều không còn nữa. Miền Nam với hai Tt. Ngô Đình Diệm-Nguyễn Văn Thiệu đã mồ yên mả đẹp..”

    Hậu bối xin kính chào thầy Nguyễn Văn Lục và xin kính chúc thầy luôn an mạnh. Nhân đây xin đính chánh giùm hai vị tổng thống VNCH rằng họ không phải là tác nhân gây ra cuộc chiến tương tàn mà thật ra họ chỉ là người cố thủ gìn giữ Miền Nam thân yêu và họ chưa hề xua quân vượt vĩ tuyến 17. Trong cuộc tổng tấn công Mậu Thân do hcm khởi xướng thì ông ta là người chủ chiến gây ra thảm cảnh, sau này thì do Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp…
    Hậu bối cho rằng người tử thủ gìn giữ quê hương thì không thể gộp chung một rổ với lũ sát nhân chủ chiến kia.
    Hậu bối cũng thỉnh thoảng gặp người bạn của thầy Lục, ông Trần Ngọc Báu, người cũng có đóng góp trong Tổng Hội Sinh Viên trước 1975.
    Thân mến

  30. Cộng sản đã cho đổi mới kinh tế theo tư bản mà không thay đổi về chính trị. Nhưng nếu không cho tiếp cận văn hóa tự do của VNCH thì đảng cộng sản khó mà tồn tại theo đà phát triển của kinh tế.
    Con người không thể chỉ ăn mà không được uống. Đây là phần sinh học của cơ thể.
    Và tinh thần cũng vậy; cũng phải có những món ăn tinh thần. Đó là lý do tại sao văn hóa VNCH được cộng sản cho sống lại. Vì biết có cấm cũng không còn cấm được nữa.

    Kinh tế tư bản thì văn hóa cũng phải tự do nên cộng sản phải cho lưu hành văn hóa VNCH thay cho văn hóa đấu tố và chém giết. Vậy là đòi hỏi của người dân được thỏa mãn phần nào nhưng đảng vẫn kiểm soát chặt chẽ về chính trị. Mục đích là thỏa mãn tầng lớp thanh niên để tránh bùng nổ đòi thay đổi về chính trị và cũng là để cấp dưới kiếm thêm miếng ăn.

    Hiện tượng cả nước hát nhạc bolero của VNCH, trong đó có cả nhạc TCS là một sự…đổi mới như đã đổi mới về kinh tế để bổ sung về mặt tinh thần của lớp trẻ. Ca sĩ trong nước và hải ngoại đi đi về về làm công tác tư tưởng phục vụ thay cho đảng.
    nv

    • Học thằng sông’ ai lại đi học thằng CHẾT bao giò tròi ơi. Thằng NGUY SAI GON néu mà tài giỏi thì đả không chêt tiệt nòi , chết yẻu mệnh như rứa. Thăng NGUY SAI GON sống vỏn ven chi có 21 tuỏi. Nó măc những căn bệnh TRẦM KHA và vô phuong cúu chửa thì hà cớ chi mả NGỤY nguyen văn lại muón VC chúng anh tói gần thằng NGUY SAI GON làm chi để lây bệnh truyền nhiểm như rứa hả.

      Những Căn bệnh đó là :

      1/ Bệnh HÈN NHÁT
      2/ Bệnh Ỷ LẠI vào quan thầy
      3/ Bệnh ĂN CĂP
      4/ Bệnh ĐẢO CHÁNH và GIET LẢNH TỤ cực kỳ dã man nhất thé kỷ 20
      5/ Bệnh Bè Phái
      6/ Bệnh Tự Phong Tuóng. Thằng nào củng có quyền tư mua lon đeo lên ve áo.
      7/ Bệnh SỈ DIỆN- Đám tuóng tá của NGUY SAI GON sau khi tháo chay tói GUAM thì cô’ van xin MẼO để tiep tục đuọc deo lon tuóng ta trên ve áo mạc dù quân đọi đả tan rạ
      8/ Bệnh Mua Quan Bán Chức(mỏi chức tỉnh truong là đuoc bán 10 triệu tiền NGUY SAI GON luc đó )
      9/ Bệnh Ăn TRÊN XÁC CHÉT của Lính(Lính Ma, lính kiễng)
      10/ Bệnh Phó Linh Hồn và XÁC trong tay Ngoại Bang.

      Khong đuoc. Những căn bệnh trầm kha của thằng NGỤY SAI GON đả giet chết nó trong lúc tuoi con rất trẻ điều đó chúng tỏ những can bẹnh này rát là NGUY HIEM và TRUYÊN NHIẺM. Cần chôn nó thật sâu và thật xa công đồng để tránh sư lay lan.

      • VIỆT NAM CỘNG HÒA là một chế độ mà mọi người dân có QUYỀN tự do ứng cử và bầu cử, được tự do ngôn luận, được bàn và được hoạt động chính trị. Làm sao chế độ độc tài cộng sản VN của Phét có được quyền gì mà học?
        nv

        • Ngụy Nguyen Van lại thiéu sót rồi đó nghen. Anh Phét nhắc nè. NGUY SAI GON có đuọc thêm vài quyền quan trọng khác mà Ngụy Nguyen Van quên hay giả vờ quên đó là các quyền sau :

          1/ Quyền đuọc bắn tong thong của mình mà không cần thong qua bất kỳ hệ thóng tòa án nào trong khi Ngụy Sai Gòn cứ khoe vói thé gioi là “TAU CÓ HỆ THONG TAM QUYÊN PHÂN LÂP.

          2/ Quyền đuọc tu do bầu cử vói chỉ một LIEN DANH DỘC DIỄN cùa NGUYEN VAN THẸO(nhiêm ky 1971-1975).

          3/ Quyền đuọc tư do phản quóc(thảo luận vói CIA MẼO để lật nhào chế độ mệnh danh là họp hiến)

          Đó là anh Phet bô? sung sơ sơ nhu the cho nó đầy đủ để độc giả cùng hiẻu biét them về cái gọi là “VIET NAM CONG HÒA” cùa Nguy Nguyen Van.

        • Cải nửa đi Ngụy Nguyen Van, hehhehhe.Anh Phét bảo rồi , anh Phét là HUNG THẦN của tàn dư NGUY COCK đó nghen chưa. Néu ai đó khi nói về NGUY SAI GÒM mà giả vờ NGU hay giả vờ………quên là anh Phét nhắc cho nhớ dó nghen.

          Tàn Du Ngụy Cock nên biet điều và cảm ơn khi đuọc anh Phét nhắc nhở. kkeekekekekeke.

  31. Chuyện hiện tại

    VC, cá lòng tong, có mùi tanh thì có cá lòng tong

    Không riêng gì nhạc Chịnh. Tất cả các ca khúc thời VNCH VC đều gián tiếp cho hát lại. Gián tiếp nghĩa là địa phương có quyền cho phép bằng “lệnh miệng” thôi chứ chả có gì chính thức cả. Câu hỏi đặt ra là tại sao một mặt VC vẫn có lằn ranh rõ ràng TA, ĐỊC trong chính trị và giáo dục. Một mặt VC vẫn cho phép vô số “tụ điểm” ca nhạc giải trí ở VN hát nhạc vàng kể cả nhạc lính VNCH.

    Câu trả lời rất đơn giản: kiếm chút cháo ! Có mùi tanh thì có cá lòng tong.

    Mùi tanh là mùi tiền. Cá lòng tong là đám ca nhạc sĩ và bầu sô phục vụ của VC. Nói dễ hiểu, chuyện thời sự còn nóng hổi cuối tháng 6/2022 vừa rồi, vụ ca sĩ “cao niên” KL và chương trình tour nhạc Chịnh. Dĩ nhiên, tổ chức phải đăng ký với bầu sô, bầu sô phải xin phép cơ quan quản lý văn hóa ở địa phương. Và dĩ nhiên có bán vé có thu nhập chớ. Thu nhập tất phải có ăn chia. Chắc chắn là theo một tỉ lệ 5/5 hoặc 6/4 gì đó.

    Tóm lại, chẳng có trận chiến ký ức ký éo bla bla bla nào cả. Có mùi tanh thì có cá lòng tong. Đơn giản như đang giỡn.

    Quý vị vào Youtube và search: “Giọng Ca Để Đời”, quý vị sẽ thấy một “kênh” tiêu biểu của tụ điểm ca nhạc thời VNCH. Đủ loại kể cả nhạc lính. Nói chung là kiếm chút cháo.

  32. Khà khà khà , Ngụy ni củng bày vẻ quá , mượn hoa cúng phật, mượn TRINH CONG SƠN để ton vin NGUY SAI GÒN.

    Nguy Sai Gon is dead. Lúc sinh thời néu NGUY SAI GON mà có chinh danh chinh nghỉa thì có lẻ TCS cung đâu cần phải sáng tác ra những ca khúc phản chiến như thé để đóng góp vào xô đẩy can nhà NGUY SAI GON vốn đả mục ruõng đi tói sụp đổ.

    Trích “TCS có thể nào mang những thông điệp này gửi cho Hà Nội được không, yêu cầu họ ngưng bắn, yêu cầu họ đùng đổ quân vào miền Nam dược không? Tại sao chỉ có miền Nam thì cần có Hòa Bình, còn miền Bắc thì cần chính nghĩa chiến tranh? ”

    Ngụy ni xem ra rat là………….RẬM lời nhưng kỳ thực rỗng tuếch á nghen. Làm sao uoc mong TCS làm những điêu dó khi mà miền NAM là kẻ mà muón chia cắt VIET NAM lau dài và vỉnh viễn.

    Đúnng ra Ngụy ni nên hỏi là tại vì răng mà từ NGO ĐINH DIÊM cho toi NGUYEN VAN THẸO sau này đều tư khuóc và sợ TỎNG TUYEN CỬ.

    Hỏi là trả lòi ngay, lý do mà NGO ĐINH DIỆM và NGUYEN VAN THẸO không dám nghỉ tói chuyên bầu cử thong nhat đát nuoc đó là SỢ THUA VIET CỘNG cho nên rat là mất tự tin khi ai đó nói toi bầu cử THONG NHAT HAI MIỀN.

    I am convinced that the French could not win the war because the internal political situation in Vietnam, weak and confused, badly weakened their military position. I have never talked or corresponded with a person knowledgeable in Indochinese affairs who did not agree that had elections been held as of the time of the fighting, possibly 80 per cent of the population would have voted for the Communist Ho Chi Minh as their leader rather than Chief of State Bao Dai. Indeed, the lack of leadership and drive on the part of Bao Dai was a factor in the feeling prevalent among Vietnamese that they had nothing to fight for. As one Frenchman said to me, “What Vietnam needs is another Syngman Rhee, regardless of all the difficulties the presence of such a personality would entail.”

    Ngay cả bu MẼO chúng nó củng phải thừa nhận là NẾU tỏng tuyen cử đuoc tổ chức trong năm 1956, thì HO CHI MINH sẻ chien thắng vói só phiéu bầu ít nhát là 80%. Từ đó bu MẼO luon luon khuyyen NGO ĐINH DIỆM cứ khuóc từ GẺNERAL ELECTION.

    Câu hỏi dduoc đăt ra là TAI SAO DAN mien NAM nói rieng chung va dân Viet Nam nói chung riêng dều bỏ phiéu cho HO CHI MINH và loại trừ NGO ĐINH DIÊM neu’ cuoc bau cu? 1956 duoc to chuc.

    Tàn du Ngụy nào dám trả lòi đúng vào trọng tâm vấn đề thi anh Phét phát kẹo cho ăn . kakakakakak . LOL

  33. Chuyện hiện tại

    VC, cá lòng tong, có mùi tanh thì có cá lòng tong

    Không riêng gì nhạc Chịnh. Tất cả các ca khúc thời VNCH VC đều gián tiếp cho hát lại. Gián tiếp nghĩa là địa phương có quyền cho phép bằng “lệnh miệng” thôi chứ chả có gì chính thức cả. Câu hỏi đặt ra là tại sao một mặt VC vẫn có lằn ranh rõ ràng TA, ĐỊC trong chính trị và giáo dục. Một mặt VC vẫn cho phép vô số “tụ điểm” ca nhạc giải trí ở VN hát nhạc vàng kể cả nhạc lính VNCH.

    Câu trả lời rất đơn giản: kiếm chút cháo ! Có mùi tanh thì có cá lòng tong.

    Mùi tanh là mùi tiền. Cá lòng tong là đám ca nhạc sĩ và bầu sô phục vụ của VC. Nói dễ hiểu, chuyện thời sự còn nóng hổi cuối tháng 6/2022 vừa rồi, vụ ca sĩ “cao niên” KL và chương trình tour nhạc Chịnh. Dĩ nhiên, tổ chức phải đăng ký với bầu sô, bầu sô phải xin phép cơ quan quản lý văn hóa ở địa phương. Và dĩ nhiên có bán vé có thu nhập chớ. Thu nhập tất phải có ăn chia. Chắc chắn là theo một tỉ lệ 5/5 hoặc 6/4 gì đó.

    Tóm lại, chẳng có trận chiến ký ức ký éo bla bla bla nào cả. Có mùi tanh thì có cá lòng tong. Đơn giản như đang giỡn.

    Quý vị vào Youtube và search: “Giọng Ca Để Đời”, quý vị sẽ thấy một “kênh” tiêu biểu của một tụ điểm ca nhạc thời VNCH. Đủ loại kể cả nhạc lính. Nói chung là kiếm chút cháo.

    http://www.youtube.com/watch?v=hGT0w2vSeDQ&t=612s

  34. Tôi không có cùng frequency để thưởng thức nhạc Trịnh, chắc có lẽ vì không yếu…bóng vía. Không dám lạm bàn về nhạc của TCS mà chỉ xin reaffirm nhận xét của tác giả: đối với cộng sản thì mỗi chúng ta chỉ là một công cụ. Bài này viết hay. Cảm ơn.

  35. 17 triệu dân miền nam mà theo Việt cộng thì mình đâu có cần đưa con nít miền bắc cầm AK nhào vô miền nam hả Phét? Má em tối nay chắc…mập mình rồi!

  36. Ngụy Sai Gón ăn ỏ mần răng mà dân miền NAM có 17 triệu mà bỏ đi theo Viet Cộng chúng anh ngót hơn 1/3.

    Của cải bu MẼO túa vào như thé đó thế mà không níu kéo đuọc dân miền NAM bỏ đi vô rừng theo Viet Công. Số mà không vô rừng hoac bưng biền thì ó lại thanh phố và các đô thị phá thôi khiên NGUY SAI GON chói vói.

    Câu hỏi là vi răng mà dân miên Nam hoạt động trong các thành phô đô thị miền Nam uống Coca cola, mồm nhai CHEWGUM, lái xe JEEP lùn của Mẽo , dùng súng AR15 , M16 , mìn CLAYMORE đi giet MẼO giét NGỤY là thé nào.

    Phản chien’ cung la ván đề nhức nhối cho NGUY SAI GON. Phản chien khong chí trong pham vi Viet Nam mà lan ra tói cá bu MẼO luon. Hàng tram ngàn thanh niên chống chien tranh, chống bắt lính , tieu bieu là John Kerry ném lại những huy chuong bay vèo vèo vào nhà trắng.

    Bay nhieu đó dủ cho biet NGUY SAI GÒN thất bại ngay tại vùng minh kiêm soát.

    Viet Cộng chúng anh quá giỏi, cực giỏi , khién nuoc bu MẼO củng phải bó tay cuón dù.

Leave a Reply to Ba bia Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên