Tổng thống Nixon và vụ Watergate tháng 8-1974

10
TT Richard Nixon. Ảnh nationalreview.com
Vụ tai tiếng chính trị Watergate diễn ra những năm 1973, 74 đã khiến lần đầu tiên một vị Tổng thống Mỹ phải từ chức để tránh khỏi bị đàn hặc. Tại miền nam Việt Nam sau Hiệp định Paris biến cố này không được quan tâm nhiều, người dân được biết qua báo chí tường thuật lại, họ chỉ chú ý tới tình hình đất nước.  Nhưng nay tại Mỹ vụ án chính trị này lại được nhắc tới nhiều hơn mỗi khi người ta đề cập tới kế hoạch đàn hặc Tổng thống đương nhiệm, họ thường nói vụ liên hệ với Nga của TT Trump còn lớn hơn vụ Watergate.
 
Sơ lược vụ xì căng đan
Watergate là tên sáu tòa building lớn tại Hoa Thịnh Đốn,  trong đó Watergate Office Building có trụ sở chính của đảng Dân chủ. Giữa năm 1972, năm người nhân viên có liên hệ với Tòa Bạch Ốc đã đặt máy nghe lén hoạt động của đảng đối lập (Dân chủ), họ sơ hở nên bị bắt sau đó. Phó giám đốc FBI Mark Felt, bí danh Deep Throat cung cấp tin tức vụ nghe lén với các ký giả Carl Bernstein, Bob Woodward, những hoạt động bí mật này sau đó được phanh phui trên báo Washington Post năm 1972. Chính phủ Nixon bị tố cáo là chủ mưu vụ bê bối này, TT Nixon cho rằng đây chỉ là những trò chính trị, thiên kiến. Một loạt những phanh phui sau đó cho thấy Ủy ban tranh cử nhiệm kỳ hai của Tổng thống đã có liên hệ tới vụ “xì căng đan” nhằm phá đảng Dân chủ. Ngày 7-11-1972, Nixon tái đắc cử với tỷ lệ áp đảo, số phiếu tối đa, phiếu cử tri đoàn 96%, hơn đối thủ Dân chủ 18 triệu phiếu phổ thống, được coi như thắng cử lớn nhất từ xưa đến nay.
Nửa năm sau Hiệp định Paris, tháng 7-1973, một trợ lý Tòa Bạch Ốc tên Butterfield đã khai trước Quốc hội TT Nixon có một hệ thống băng ghi âm bí mật ghi lại các cuộc nói chuyện, các cú điện thoại (giống như nhật ký). Công tố viên đặc biệt điều tra vụ Watergate tên Archibald Cox gửi trát đòi Tổng thống phải cung cấp nhưng ông chỉ đưa bản copy thay vì bản băng gốc, lấy lý do đặc quyền của Hành pháp. Vì TT Nixon và Công tố viên Cox tranh cãi nên ông sa thải Cox, đưa Jaworski lên thay. Tháng 11, các luật sư riêng của Nixon nhận thấy cuộn băng bị trống (xóa) một đoạn 18 phút, nhưng bà Rose Mary Woods, thư ký riêng của Tổng thống tuyên bố bà chịu trách nhiệm việc này vì đã vô tình xóa đoạn ấy trong khi sang lại cuộn băng. Mặc dù phần xóa không chứng minh được TT Nixon làm bậy song ông bị nghi ngờ vì tuyên bố là không hay biết gì về việc che dấu này (của Rose).
Mặc dù không còn được dân Mỹ ủng hộ và ngay cả trong đảng Cộng hòa, Nixon vẫn phủ nhận những lời kết tội sai trái và quyết ở lại chức vụ, ông cho là mình có sai lầm nhưng không biết vụ nghe lén, trộm tin tức (Dân chủ), không phạm luật. Ngày 10-10-1973, Phó TT Agnew từ chức vì bị tố cáo trốn thuế từ hồi còn làm Thống đốc Maryland, Nixon cử Gerald Ford, Trưởng khối thiểu số Hạ viện lên thay.
Cuộc chiến luật pháp về các cuộn băng kéo dài cho tới những tháng đầu năm 1974. Tháng 4-1974, Nixon tuyên bố phát hành 1,200 bản ghi chép những cuộc đối thoại tại toà Bạch ốc giữa Tổng thống và các vị phụ tá. Ngày 9-5-1974, Ủy ban Tư pháp Hạ viện mở cuộc điều trần đàn hặc Tổng thống, buổi hội thảo đã được đưa lên các đài truyền hình lớn, cuộc điều trần đưa tới bỏ phiếu đàn hặc. Toàn bộ Tối Cao Pháp Viện ra phán quyết ngày 24-7 lệnh cho toàn bộ các băng phải được phát hành chứ không chỉ các bản được lựa chọn.
Mặc dù ủng hộ của Nixon giảm khi có nhiều tiết lộ mới song ông vẫn hy vọng có thể chống lại mọi hình thức kết tội. Một trong các băng ghi âm mới ngay sau cuộc đột nhập Watergate cho thấy ông đã thuật lại sự liên lạc của Tòa Bặc Ốc với năm người nghe lén, đã chấp nhận kế hoạch cản trở điều tra (obstruction of justice).
Các vị chức sắc Cộng Hòa trong Quốc hội cho Nixon biết chắc chắn ông sẽ bị đàn hặc tại Hạ viện và số phiếu của ông tại Thượng viện chỉ vào khoảng 15 phiếu, chưa được một nửa số phiếu tối thiểu cần để tránh bị truất phế (1/3,  tức 33 hay 34)
Biết trước sẽ bị đàn hặc, truất phế nên Nixon từ chức ngày 9-8-1974, trở thành vị Tổng thống đầu tiên và duy nhất từ chức. Mặc dù ông thôi làm để tránh bị đàn hặc nhưng trên thực tế từ ngày Lập quốc đền nay Hoa Kỳ chưa hề có vị Tổng thống nào bị truất phế.
 
Nguyên do Đảng phái
Vì sao TT Nixon bị chống đối dữ dội, sắp bị đàn hặc phải từ chức?  trước hết phải nói do đảng đối lập (Dân chủ) thua quá đau, nhục nhã. Trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam từ TT Kennedy cho tới TT Ford, Dân chủ luôn nắm ưu thế tại Quốc hội: thời TT Kennedy (DC) 60% Hạ viện, 64% Thượng viện, Thời TT Johnson (DC) Hạ viện 67%, Thượng viện 68%, Thời TT Nixon (CH) Hạ viện 55%, Thượng viện 57%
Cuộc tranh cử Tổng thống 7-11-1972 đã khiến Nixon tái đắc cử với số phiếu lớn nhất từ xưa cho tới thời điểm này theo nhận xét của Kissinger (1). Nixon đã đem quân về nước gần hết, hòa bình tại Đông Dương đã gần kề, đã hoàn thành một lô công trạng lớn từ 1971-72 như Thỏa ước Bá Linh, Thượng đỉnh Bắc Kinh (tháng 2-1972), Thượng đỉnh Mạc Tư Khoa (tháng 5-1972) với Thỏa ước tài giảm binh bị. Ông đã hòa hoãn được với CS quốc tế Nga và Trung Cộng mang lại hòa bình lâu dài cho Hoa Kỳ trong nhiều thập niên. Nixon chấm dứt cuộc chiến VN mang lại hòa bình trong danh dự (peace with honor)  trái ngược với chủ trương của Dân chủ, họ muốn rút bỏ miền Nam VN ngay không cần Hòa đàm Paris trong cả hai cuộc bầu cử TT năm 1968 và 1972: (2). Năm 1972 ứng cử viên TT Dân chủ McGovern công khai tuyên bố nếu đắc cử ông sẽ rút bỏ miền Nam ngay, không cần đàm phán với CS Hà Nội. Người dân Mỹ không chấp nhận đường lối bỏ chạy đầu hàng CS như vậy, họ muốn hòa bình trong danh dự, nghĩa là Mỹ rút đi khi miền Nam còn tồn tại, đó là lý do Nixon đại thắng và Con Lừa thảm bại.
Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1972, Nixon được 520 phiếu cử tri đoàn, McGovern chỉ được 17 phiếu, về phiếu phổ thông Nixon hơn đối thủ 18 triệu phiếu (Nixon 47 triệu, McGovern 29 triệu) (3)
Tính tới thời điểm 1972, theo lời Kissinger có lẽ chưa có ai thắng lớn như vậy. Mười hai năm sau, 1984 TT Reagan (Cộng hòa) tái đắc cử với 97% phiếu cử tri đoàn (Reagan 525 phiếu, Mondale 13 phiếu), về phiếu phổ thông Reagan hơn Mondale 17 triệu phiếu.
Tranh cử 1972 và 1984 là hai lần thắng lớn nhất trong lịch sử Mỹ (4)
Trong America Longest’War trang 289, GS George C. Herring nói vụ điều tra Watergate cho thấy Nixon lợi dụng chức quyền Tổng thống, đảng Dân chủ cay cú từ lâu (long-embittered) có cơ hội rờ gáy Tổng thống, Cộng hòa miễn cưỡng ủng hộ ông. Trang 290 nói cuối năm 1973, Nixon thực sự không còn quyền hành (virtually powerless), vụ Watergate đã khiến tỷ lệ ủng hộ của ông chẳng còn gì, phải chiến đấu tuyệt vọng cho sự sống còn của sự nghiệp chính trị.
 
Thù oán
Chính sách quá cứng rắn với CS và với phong trào phản chiến của Nixon đã gây nhiều thù oán khiến họ chống chính phủ dữ dội, muốn Mỹ phải rút bỏ Đông Dương ngay. Nixon cho đàn áp biểu tình mạnh, có đổ máu, chết người khiến phong trào của sinh viên, thanh niên ngày một lan rộng, dữ dội. Ông đã kể lại trong hồi ký từ đầu năm 1969 tới tháng 2-1970 có 43 người chết kể cả cảnh sát trong các cuộc chống đối sô sát, hàng trăm người bị thương (5)
Nixon nói họ chống ông đòi hòa bình, nhưng sau khi đã đem lại hòa bình họ lại chống dối dữ hơn qua vụ Watergate, phản chiến không bỏ lỡ cơ hội trả thù. Đảng Dân chủ cuối cùng đã kết hợp được quần chúng nổi dậy chống kẻ thù chung, những người cùng chiến tuyến với Nixon, các vị dân cử Con Voi  đã bỏ hàng ngũ để giữ nồi cơm của họ khi phong trào chống đối lên cao.
Ngày 8-11-1972, hôm sau ngày thắng cử, Nixon họp các viên chức Bộ tham mưu Tòa Bạch Ốc nói chuyện rồi ra cửa, giao lại cho Chánh văn Phòng Haldeman xử lý, ông này cho biết mọi người làm đơn từ chức ngay. Một vị Tổng thống đắc cử với số phiếu cao nhất lại đuổi các cộng tác viên, họ được biết các viên chức mới sẽ được bổ nhiệm trong một tháng. Ngay trong buổi sáng sau ngày thắng cử, họ bị đuổi, ai nấy đều bối rối vì bị sốc nặng. Một giờ rưỡi sau, Nội các cũng phải làm y như vậy, các vị Bộ trưởng cũng bị đuổi hết. Kissinger cho biết chẳng hiểu sao ông Tổng thống mới đắc cử với số phiếu cao nhất lại đuổi các viên chức thân cận nhất mà không giải thích bao giờ. Kissinger cũng phải làm đơn từ chức nhưng chỉ riêng ông được giữ lại để tiếp tục đàm phán tại Paris . (White House Years, trang 1406)
Ngay đối với cộng sự viên trong đảng mà ông còn như vậy nên bị thù oán nhiều, khi Nixon từ chức, các viên chức, cố vấn không thấy ai thương xót ông
 
Nhận xét Tội trạng
Trên đây là sơ lược diễn tiến vụ tai tiếng Watergate, ông Nixon bị kết tội vì: vượt quá quyền hạn Tổng thống, cho nghe lén  đảng đối lập trái phép, cản trở công lý (sa thải Công tố viên Cox), nói dối với người dân….nhưng các tội trên đây không lớn lắm. Nghe lén không phải là tội lớn vì năm 1968, TT Johnson đã cho nghe lén Ứng cử viên Nixon (Cộng hòa) khi ông cử đại diện sang Sài Gòn để khuyên TT Thiệu tẩy chay, không tham dự Hòa đàm Paris (6) vì nếu đắc cử ông sẽ giúp VNCH tích cực hơn.  Sở dĩ vụ nghe lén này êm xuôi vì hoặc Cộng hòa không biết, hoặc Johnson (Dân chủ) không đáng phải để Cộng hòa mất công lật đổ vì ông chẳng có uy tín gì, Johnson gây cuộc chiến VN sa lầy, làm chết 35 ngàn quân tính tới 1968, tạo phân hóa nước Mỹ trầm trọng. Chuyện Tổng thống nghe lén không có gì to tát, gần đây TT Obama bị Cộng hòa tố giác đã nghe lén cuộc tranh cử của Donald Trump. Tội cản trở công lý cũng không riêng gì Nixon, TT Bill Cinton năm 1998 cũng đã bị kết án cản trở công lý và nói dối (7), tội nói dối cũng không riêng gì Nixon, thiếu gì Tổng thống nói dối.
 
Nước Mỹ tự chửi  mình
Cuộc bầu cử Tổng  thống ngày 7- 11-1972, Nixon đại thắng,  đạt số phiếu tối đa 520 phiếu cử tri đoàn (96%), đối thủ McGovern được 17 phiếu, về phiếu phổ thông Nixon được 47 triệu, hơn đối thủ 18 triệu phiếu. Trong lịch sử tranh cử Tổng thống Mỹ ngoài Nixon ra, TT Reagan năm 1984 cũng là người đã đoạt số phiếu cao nhất: 525 phiếu cử tri đoàn (97%), đối thủ Mondale 13 phiếu, hơn đối thủ 17 triệu phiếu phổ thông.
Người dân bầu cho TT Nixon số phiếu cao nhất như vậy vì các công trạng quá lớn của ông, đã mang quân về nước, hòa bình trong danh dự đã gần kề, hòa hoãn với CS quốc tế Nga và Trung Cộng, mang lại hòa bình lâu dài cho Mỹ và thế giới. Họ đánh giá cao Nixon qua lá phiếu của họ nhưng nay lại vùi dập ông xuống đát đen vì những vi phạm mà họ cho là trọng tội như đã nói trên. Cả nước Mỹ, truyền thông, Quốc hội, Tối cao pháp viện… đều đã thồng nhất lập trường, nhận định về tội trạng của ông. Trước đó khoảng một năm rưỡi họ đưa Nixon lên tột đỉnh danh vọng với những lá phiếu tối đa, cho dù nay đã bị hạ bệ nhưng ông vẫn còn xứng đáng với công trạng vượt thời gian của mình. Nước Mỹ thật là mâu thuẫn, họ tự chửi chính mình bằng những hành động trái ngược nhau.
 
Người Mỹ vong ân
Dù ghét, dù thương Nixon cũng không ai phủ nhận được thành tích quá lớn của ông, ngay cả đám đông biểu tình đòi truất phế Nixon, những kẻ sỉ vả tội trạng của ông ta hăng hái nhất cũng đã thừa hưởng hòa bình do ông mang lại. Các cuộc họp Thượng đỉnh của Nixon với CS quốc tê tại Bắc Kinh tháng 2-1972 và tháng 5-1972 tại Moscow đã mang lại hòa bình cho nước Mỹ tới tận ngày hôm nay, từ đó nước Mỹ không còn mối lo hiểm họa CS bành trướng tại Á châu cũng như Âu châu. Ngay cả những chính trị gia, những kẻ đi biểu tình đòi truất phế Nixon cũng đã thừa hường nền hòa bình lâu dài do ông mang lại. Họ không phải tòng quân ra trận tại những phần đất xa xôi, con cháu họ đã được yên thân trong hòa bình hạnh phúc.
Những kẻ vô ơn họ không biết ngượng ngùng khi thừa hưởng hòa bình của kẻ mà họ hạ bệ, xỉ vả chửi bới đã mang lại cho họ.
 
Kết luận
Nhiều nhà sử gia, chính khách đặt ra một câu hỏi, một giả thuyết nếu không có vụ Watergate (TT Nixon còn tại chức), miền Nam VN có bị mất vào tay CS hay không? (8) Theo lời TT Nixon (9) sau khi ký Hiệp định Paris nửa năm, Quốc hội ra luật cắt hết các ngân khoản dành cho các hoạt động quân sự tại Đông Dương có hiệu lực từ giữa tháng 8-1973 khiến ông không còn quyền hành để buộc BV phải thi hành Hiệp định.
Tác giả Walter Isaacson trong cuốn Kissinger a Biography trang 487 nói sau này Kissinger cho rằng nếu không có vụ Watergate thì miền Nam VN sẽ không bị mất, cả hai ông đều đổ lỗi cho Watergate
Nếu không vì sự sụp đổ của Hành pháp do hậu quả của Watergate, tôi tin rằng đáng lẽ ta có thể thành công”
(lời Kissinger)
Và TT Nixon cũng nói:
“Nếu tôi còn tại chức, tôi nghĩ ta đã có thể thi hành Hiệp định, miền nam VN đã có thể vẫn là khu vực không Cộng sản”
Nhưng Walter Isaacson nhận định dù có hay không có Watergate, nước Mỹ sẽ không can thiệp trở lại, Quốc hội và người dân đã tìm đường ra khỏi VN (trang 487)
Ngay trước khi có vụ Watergate, Quốc hội đã ra luật trói tay Tổng thống khiến ông không còn quyền hành gì. Quốc hội Dân chủ, phong trào phản chiến đều đã muốn vứt bỏ miếng xương Đông Dương, nó gây chia rẽ xâu xé trầm trọng cho nước Mỹ. Dù có hay không có Watergate, VNCH không thể tồn tại vì người ta muốn như vậy.
Vụ Watergate có thể liên quan tới chiến tranh Việt Nam , những lý do họ viện cớ để đàn hặc Nixon như nghe lén, nói đối, cản trở công lý… không thuyết phục cho lắm. Mặc dù Quốc hội đã ra luật hạn chế quyền Tổng thống để ông không còn cơ hội can thiệp vào VN nhưng người ta cũng sợ ông sẽ làm liều cho oanh tạc CSBV khi họ vi phạm Hiệp Định. Quốc hội đối lập, phong trào phản chiến, truyền thông… đã nỗ lực truất phế Nixon để giải quyết dứt khoát nỗi ám ảnh của cuộc chiến VN.
Hậu quả của Watergate là sự chia rẽ trầm trọng giữa hai chính đảng cho tới ngày hôm nay, họ giống  như mặt trăng với mặt trời. Năm 1998, Cộng hòa đàn hặc TT Bill Clinton để trả thù cho TT Nixon. Clinton bị tố cáo, luận tội vì nói dối, bội thệ và cản trở công lý qua hai vụ án tình dục, một trong tòa Bạch Ốc và một có từ thời ông còn làm Thống đốc trước đây. Cộng hòa nắm ưu thế tại Quốc hội nhưng thất bại vì không hội đủ số phiếu 1/3 (67 phiếu) tại Thượng viện, vả lại người dân nay lại thờ ơ với việc truất phế một ông Tổng thống, Bill Clinton không bị thù oán nhiều như Nixon.
Dưới thời TT Bush con, tình hình đảng phái lắng dịu một thời gian, tới TT Obama Cộng hòa nắm ưu thế tại lưỡng viện Quốc hội, họ gây khó khăn cho Tổng thống Dân chủ và nay dưới thời TT Trump, sự chia rẽ lại được đào sâu hơn bao giờ hết. Sự chia rẽ uất hận đến độ khi ông Tổng thống đảng này phát biểu trước Quốc hội, các vị dân cử của đảng kia không chịu đứng dậy, không vỗ tay. Không những thế họ đánh phá nhau liên tục, bằng đủ mọi cách, đủ mọi lá bài kể cả những trò nhỏ nhặt, hạ đẳng.
Người dân vẫn luôn tỏ ra trung lập và công bằng, khi chính sách của đảng cầm quyền bị mất tín nhiệm, họ sẽ bầu cho đảng khác để sửa sai ngay Watergate chỉ là chuyện nội bộ của Mỹ, các nước khác không quân tâm cũng như không hiểu gì mấy. Watergate đã khiến cho sự nghiệp chính trị của Nixon bị phá sản, tác giả Nguyễn Kỳ Phong nhận định (10): Cho dù Nixon được đánh giá là xấu hay tốt, giỏi hay dở nhưng không ai có thể phủ nhận ông ta không có một sự nghiệp chính trị vào hàng ngoại hạng.
Trọng Đạt
————————————
 
(1) White House Years, trang 1406
(2) GS Nguyễn tiến Hưng cho biết năm 1985, tại Luân Đôn ông Thiệu kể lại rằng hồi ấy nếu Humphrey (DC) đắc cử (năm 1968) thì nửa năm sau sẽ có liên Hiệp với CS tại miền nam VN, (Khi Đồng Minh Tháo Chạy Chạy chương I)
(3) Wikipedia , United States presidential election, 1972
(4) Wikipedia , United States presidential election, 1984
(5) Richard Nixon, No More Vietnams trang 126.
(6) Nguyễn Tiến Hưng, Khi Đồng Minh Tháo Chạy, Chương Một;
Trần Đông Phong, VNCH 10 Ngày Cuối Cùng trang 51, 52, 53
(7) VOX- Impeachment of the president, explained
(8) Larry Berman, No Peace, No Honor trang 180
(9) No More Vietnams trang 181
(10) Vũng Lầy Của Bạch Ốc, trang 398
 
 

10 BÌNH LUẬN

  1. Các bác thử nhìn lại lịch sử VN gần đây có những sự kiện song song với nhau, với bản chất của từng cặp sự kiện nó có một cái gì na ná tương tợ, làm tôi không khỏi suy tư. Hãy nói đến hai sự kiện gần đây nhất: Khi Mỹ muốn nhảy vào VN, và khi Mỹ muốn rút ra khoi VN.

    Khi Mỹ muốn nhảy vào VN thì đả những biến cố đi trước, kể ra như sau:
    – Trận Ấp Bắc ngày 02/01/1962, QLVNCH bẽ mặt vì bị VC đánh tơi bời dù có quân số tham chiến áp đảo hơn và có Mỹ làm “cố vấn”.
    – Vụ ném bom Dinh Độc Lập của Đại Úy Không quân VNCH Phạm Phú Quốc ngày 27/02/1962 nhằm ám sát TT Diệm, nhưng bất thành.
    – TT Kennedy quyết định trung lập hóa nước Lào ngày 23/07/1962.
    – Trong giai đoạn này, hậu phương VN bầm dập với những phong trào chống đối của giới Phật tử mà cao điểm là vụ Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu ngày 11/06/1963.
    – Cũng năm 1963, TT Diệm bị đảo chánh và hai anh em nhà Ngô bị ám sát ngày 03/03/1963 ở VN, ba tuần sau thì TT Kennedy cũng bị ám sát ở Mỹ.
    – TT Johnson lên thay và chiến tranh VN bỗng nhanh chóng leo thang với nửa triệu quân Mỹ đổ vào VN năm 1967.

    Khi Mỹ muốn rút ra khỏi VN thì cũng có những biến cố đi trước đã xảy ra như sau:
    – Sau trận Mùa Hè đỏ lửa 1972, VNCH tái chiếm hầu hết những phần đất bị VC cưỡng chiếm.
    – Hiệp Định Paris ra đời ngày 27/01/1973. Cao nguyên trung phần VNCH bị mất vào tay VC ngày 03/04/1975.
    – Vụ ném bom Dinh Độc lập của Trung Úy Không quân VNCH Nguyễn Thành Trung ngày 04/04/1975 nhằm ám sát TT Thiệu, nhưng bất thành.
    – Ở hậu phương VNCH bỗng nổi lên những phong trào chống đối chính phủ VNCH đòi TT Thiệu phải từ chức, nổi bật nhất là “Phong trào nhân dân chống tham nhũng” của LM Trần Hữu Thanh từ năm 1973.
    – Song song với những sự kiện nói trên xảy ra ở VN thì ở Mỹ nổ ra vụ Watergate(27/02/1972) mà kết cuộc là TT Nixon phải từ chức (ngày 09/08/1974) như đã nói trong bài này.
    – TT Gerald Ford lên thay. Chính sách Việt Nam hóa chiến tranh của TT Nixon, cơ hội sống sót cuối cùng của VNCH, đã bị bóp chết ngay từ trong trứng nước!
    – TT Thiệu từ chức ngày 21/04/1975 trong khi Mỹ đã rút gần hết nhân sự cần thiết ra khỏi VN cho đến ngày 30/04/1975 thì chấm dứt tất cả.

    Các bác đã đọc còm này, mong các bác chia sẻ những suy tư và kết luận của mình sau khi đối chiếu những sự kiện lịch sử đã diễn ra GẦN NHƯ LÀ SONG SONG VÀ ĐỐI CHIẾU VỚI NHAU (khi Mỹ muốn vào VN và khi Mỹ muốn rút khỏi VN).

    Tôi cũng muốn chia sẻ những suy tư của mình, nhưng có điều… tôi biết có rất nhiều bậc thức giả quanh mình, có tầm nhìn sâu rộng hơn và chắc chắn là sẽ rút ra những bài học rất hữu ích. Tôi chỉ xin mạo muội lên tiếng sau một thời gian ngắn, nếu không ai phát biểu gì.

    Cám ơn tác giả Trọng Đạt. Những biến khảo công phu của bác rất súc tích và thấu đáo, đáng là những tài liêu tham khảo cho những thế hệ sau.

  2. Ngụy Sai Gòn mà đánh đấm cái gì, suốt 20 năm từ tay sai cho PHÁP tơí đánh thuê cho Mỹ có trận nào mà NGỤY SAI GÒN chính thức wính một mính vơi bộ đội cụ Hồ không? Thưa là không, bat cứ trận nào đèu có Mỹ đi kèm, yểm trợ cố vấn. Tứ hanh quân bien gìơi CAMPUCHIA cho tơí KHE SANH, Muà hè 1972, cho tơi’ Hạ Lào đều có Mỹ kèm theo mà vàn cứ thua. Chỉ co mot trận 30 thang 4 là một chọi một voi’ CSVN thí NGỤY SAI GÒN đánh thế nào thì thê gioi’ đả rỏ rôì. Không co Mỹ thì NGỤY SAI GÒN chỉ là……………..chạy,CHẠY bán sống bán chết, chạy nứt núi nẻ đất, chạy bám đuôi đu càng, chạy tứ tướng tới tá, chạy tứ ông tơí cha, chạy tuột quần cơỉ áo, chạy quăng súng bỏ ngũ, chạy thưà sống thiếu chết. Tóm lại , mot đội quân đuơc ……………RẶN ra bỡi ngoaị bang thì củng sẻ bị kết liễu khi NGOAI BANG khong còn.

    • Ha ha ! Nguyễn thị Láo Toét mà đánh đấm cái gì ! Mang bộ tóc dài giả, độn ngực, độn mông, giả dạng là nữ hộ lý, mò vào trang mạng hôm 8 tháng 8, thế nhưng đã bị kê ngay tủ đứng vào miệng, nên nay phải vội thay nick mới là NTD. Thế nên, những gì mà nó viết ra ở đây thì bà con phải nghĩ là thảy đều láo toét vì lý lịch đích thực của nó là Nguyễn thị Láo Toét.

      • Nguyen Tran hãy thông cảm, bởi vì cả một sư đoàn LL47 được thụ tinh nhân tạo nhưng đã bị nhiễm chất độc da…heo Tàu nên hư hết, may mắn còn sót lại được một mống… Láo Toét.
        Mặc dù may mắn thụ thai nhưng vẫn bị thành quái thai nên sáng nó Láo toét chiều nó Nguyễn Việt Nam, trưa nó Người qua đường, đứng đường rồi tối nó thành Tàn…láo tuốt để mọi người nghĩ nó đông cả một…bầy. Nhưng thật sự ai cũng biết đó là loại DNA da heo Tàu…biến căn.
        Không tin cứ hỏi ông Trưởng công an… Sọc Dưa, ổng rành mấy cái dzụ…quái thai này lắm?

  3. 5 đời tong thống Mỹ, + 2.5 triệu lính Mỹ luan phiên trong gấn 10 năm +một liên minh gồm Úc, Đại Hàn, Newzealand, Phillipine, Thai Lan và có cả 50 thằng lính Canada + hơn 1 triệu Nguỵ quân, hơn 200 ngàn Nguỵ quyền, + máy trăm ngàn Đia phuơng quân, Nghiã quân, Nhan Dân Tự Vệ + Xay Dựng Nông Thôn + Big Plus một sức mạnh về hoả lực mạnh nhất thế giới thế mà khong thắng nổi các anh bộ đội cụ Hồ chỉ cò dép râu nón cối, thế mơi biết chinh nghiã luon luon là nguồn sức mạnh vô song đả giup cho bộ đội cụ HỒ chien thắng vẻ vang.

    • Nó “vẻ vang” làm sao cho một quân đội “chiến thắng” mà phải mang dép râu đội nón cối đi lang thang xin ăn toàn thế giới!
      Đau lòng nhất khi cu… Cụ bị đóng hộp nằm phơi khô cái củ cải nhìn thấy các cháu cụ bò lết qua Mỹ qua Tây xin “đầu tư” chất thải bơ thừa sửa cặn của bọn “tàn dư Mỹ Nguỵ”!

      Trong quân sử thế giới, có một quân đội “anh hùng” nào mà…ăn xin cùng đường như bộ đội của cu nặng… Cụ như vậy chưa?
      Xin thành kính phân…U hỏi ủ cùng cu nặng… Cụ!

    • Khi đọc những gì Nguyễn thị Láo Toét viết thì chúng ta phải nghĩ ngược lại, tỷ như khi NTLT viết ” Ai cũng nghĩ rằng Bác Hồ ái quốc” thì ta phải hiểu rằng đó là láo toét, thực ra NTLT có ý viết rằng ” Ai cũng nghĩ rằng thằng Hồ là thằng phản quốc “. Tương tợ, khi NTLT viết :” không thắng nổi các anh bộ đội cụ Hồ chỉ có dép râu nón cối, thế mơi biết chinh nghiã luon luon là nguồn sức mạnh vô song đả giúp cho bộ đội cụ HỒ chien thắng vẻ vang “, thì chúng ta phải nghĩ rằng đó là láo toét , thực ra NTLT có ý viết rằng ” những thằng lính cộng sản bị đánh cho xất bất xang bang, vì chúng chẳng có chính nghĩa nên luôn thua trận”.

    • Nay cũng vì ta thiếu chính nghĩa nên mới bú…của Tầu và Mỹ, kệ mẹ mấy triệu cái xác của đồng chí mình. Ta còn thiếu chính nghĩa ở Gạc Ma , bản Gióc, núi Đất và ở biển đông…phải không? Hoan hô Toét.

    • Giỏi thế, vậy sao từ năm 2005 cho đến nay, giặc Tàu tung hoành ngoài biển Đông, chiếm cứ biển, đảo, bắt, giết cả ngàn ngư dân,ấy thế mà quân đội nhăn răng Cộng sản Việt nam trốn biệt tăm tích nhỉ?! Có thể là vì các nguyên nhân dưới đây chăng :

      Các binh đoàn cộng sản chiến đấu giỏi lúc trước thảy đã bị Mỹ- Ngụy diệt trọn, chỉ còn lại đám lính bạc nhược sống sót.

      Quân đội nhăn răng Cộng sản thảy đều bây giờ mang họ Sợ, họ Hèn…

      Quân đội nhăn răng cộng sản Việt nam thảy đều bây giờ là đám hồn Tàu xác Việt.

      Đúng quá đi chứ nhể thị Hĩm Nguyễn thị Láo Toét và Cộng cái Ngụy Tàn Dư.

Leave a Reply to Tudo.com Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên