Quyền bộ trưởng hải quân Mỹ từ chức sau khi sa thải hạm trưởng HKMH Theodore Roosevelt

8
Ông Thomas Modly từ chức

Năm ngày sau khi cách chức Brett Crozier, hạm trưởng, chỉ huy tàu sân bay Theodore Roosevelt bị tê liệt vì coronavirus và một ngày sau khi xin lỗi vì đã gọi ông Brett Crozier là ngây thơ và đần độn trong lời phát biểu với thủy thủ đoàn của chiến hạm, quyền bộ trưởng Hải quân Mỹ, Thomas Modly đã đệ đơn từ chức. Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đã chấp nhận đơn xin từ chức này.

Việc sa thải hạm trưởng Brett Crozier của tầu Theodore Roosevelt đã tạo nên một làn sóng giận dữ trong dư luận cũng như quân đội Mỹ, đặc biệt là ở hải quân. Đảng DC trong quốc hội Mỹ đã lên tiếng chỉ trích, đồng thơi gây áp lực yêu cầu ông Thomas Modly từ chức.

Bộ trưởng quốc phòng Mark Esper cho biết ông Modly đệ đơn từ chức để tránh cho hải quân Mỹ và thủy thủ đoàn của chiến hạm USS Theodore Roosevelt một sự bất mãn, làm phương hại đến uy tín, tinh thần chiến đấu của thủy thủ đoàn tầu Theodore nói riêng và hải quân Mỹ nói chung.

Ông Mark Esper cũng cho biết đã bổ nhiệm Jim McPherson, thứ trưởng bộ hải quân thay thế ông Thomas Modly. Điều khá ngac nhiên là ông Jim McPherson là một nhân viên dân sự, chỉ mới phục vụ trong hải quân Mỹ được…2 tuần. Tuy nhiên Mark Esper nhận xét về Jim McPherson trong một thông báo như sau: -” Jim McPherson là một người có tư chất lãnh đạo, thông minh, có năng lực và chuyên nghiệp. Người sẽ khôi phục sự ổn định và niềm tin trong hải quân Mỹ”.

Sự ra đi của Thomas Modly, nhân viên dân sự số 1 trong hải quân Mỹ xẩy ra chỉ 2 tuần lễ sau khi tin tức lây nhiễm SARS-CoV-2 trên tầu USS Theodore Roosevelt được xác định.

Trong một điện thư gửi cấp trên vào ngày 30.03.2020, hạm trưởng Theodore Roosevelt, ông Brett Crozier với lời lẽ khẩn thiết đã yêu cầu cấp chỉ huy giúp đỡ cuộc khủng hoảng trên tầu, nhanh chóng thử nghiệm, cách ly thủy thủ đoàn tại đảo Guam, nơi con tầu đang cặp bến.

Điện thư đó bị rò rỉ và được phổ biến bởi tờ San Francisco Chronicle vào ngày 31.03.2020, bị Modly đánh giá là Crozier đã cố tình bộc lộ sự yếu kém của chiến hạm chạy bằng năng lượng nguyên tử.

Ngày thứ năm 02.04.2020 Thomas Modly quyết định sa thải Brett Crozier khỏi chức hạm trưởng. Sáng thứ hai 06.04.2020, với hành động bất ngờ, Modly đến tận Guam xem xét tình trạng của USS Theodore Roosevelt.

Nói chuyện với thủy thủ đoàn qua loa phóng thanh, Modly kết tội Crozier là ngây thơ, ngu ngốc khi nghĩ rằng điện thư sẽ không bị tiết lộ bởi các cơ quan truyền thông, đồng thời với những lời lẽ khiếm nhã kết tội Crozier là kẻ phản bội.

Tuy nhiên đến tối hôm đó, trước làn sóng phẫn nộ vì những lời lẽ phát biểu trước thủy thủ đoàn tầu Theodore Roosevelt cũng như việc cách chức Brett Crozier, Modly đã lên tiếng xin lổi Crozier, gia đình ông cùng thủy thủ đoàn của chiến hạm Theodore Roosevelt về những gì mà ông đã làm tổn thương họ.

Tính ra Thomas Modly chỉ làm bộ trưởng hải quân Mỹ được khoảng 5 tháng, sau khi Richard Spencer, người tiền nhiệm trong cuộc bất đồng ý kiến với ông Donald Trump về chuyện phục chức cho trung sĩ lực lượng SEAL Edward Gallagher – một tội phạm chiến tranh – phải ra đi.

Tin tức về sự từ chức của Modly được phổ biến cùng lúc trưởng khói đa số dân biểu hạ viện, bà Nancy Pelosi yêu cầu Modly phải từ chức hoặc bộ quốc phòng sa thải Modly.

Trong một cuộc họp báo trước khi có tin Modly từ chức, dân biểu Adam Smith nói với các phóng viên là hành động của Thomas Modly chỉ muốn làm vừa lòng Donald Trump về sự lây nhiễm cơn dịch trên tầu nhưng đả sai lầm khi hành động.

Sự từ chức của Modly, trong cột ý kiến của ban biên tập Washington Post, tờ báo nhận định rằng việc Thomas Modly từ chức là để tránh cho những tác động, ảnh hưởng chính trị không tốt cho ông Donald Trump.

Modly nói với Davis Ignatus của Washington Post: ”Tôi không muốn quyết định một việc mà tổng thống có cảm giác là phải can thiệp vào vì hải quân không thể làm”.

Thạch Đạt Lang

8 BÌNH LUẬN

  1. Thay vì Bo-Trưởng. Tổng-Trưởng Quốc-Phòng. Ai, Có-quan nào trách-nhiệm cung cấp tin-tục về tình hình lây nhiễm Corona Tàu, lúc bấy giờ tại Đanang cho Chị-Huyn-Trưởng Hàng-Không-Mẫu-Ham trước khi tàu cập cảng Tiên-Sa. Đà Nẵng ? Thông thường là do Đại-Su-Quan hay Tổng-lãnh-Sự trách-nhiệm. Trước khi tàu cập bến. Đà Nẵng đã phát hiện có người mang Duong tính Corona Tàu từ Anh quốc vào Đà Nẵng rồi. Tại sao còn cho Quân-nhân lên bờ làm công-tác Dân-sự-vụ để lây bênh ? Chính quyền Đà Nẵng có khuyến-cáo cho Mỹ biết không?

  2. Đầu đuôi câu chuyện là như sau đây – Dây dưa với hủi có ngày bị cùi, ham mò sang Việt nam, hàng không mẫu hạm nguyên tử Theodore Roosevelt bị dính coronavirus:

    Ngày 5 tháng Ba, hàng không mẫu hạm nguyên tử USS Theodore Roosevelt dưới quyền của hạm trưởng Brett Crozier ghé Đà Nẵng trong chuyến viềng thăm tạo thân hữu, do quyết định của Bộ Ngoại Giao và Quốc Phòng.

    Trước đó, vào ngày 20 tháng Giêng, chiếc tàu du lịch Diamond Princess từ Nhật ghé Hong Kong đã có hành khách bị nhiễm coronavirus.Và nhanh chóng lan sang hàng trăm hành khách và thủy thủ đoàn trên tàu.

    Ngày 14 tháng Hai, các chiến hạm của Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương đã báo động vể nguy cơ tiềm tàng của coronavirus. Và tất cả thủy thủ trong khu vực này đã đựoc xét nghiệm coronavirus.

    Dẫu vậy, vì ở Việt nam khi ấy chỉ có ít hơn 100 trường hợp coronavirus, nên Bộ Ngoại Giao và Quốc Phòng quyết định vẫn phái USS Theodore Roosevelt sang thăm Việt nam.

    Mười lăm ngày sau khi rời Đà Nẵng, khám phá ra ba thủy thủ trên tàu bị nhiễm coronavirus. Và con số này tiếp tục gia tăng.

    Ngày 30 tháng Ba, hạm trưởng Brett Crozier liền viết thư báo động lên các cấp chỉ huy quân sự, và lúc đó thì đã có trên 100 thủy thủ bị nhiễm vi rút.

    Việc làm này đã đưa Quyền Bộ trưởng Hải quân Thomas Modly đến quyết định sa thải viên hạm trưởng. Trong chuyến viếng thăm USS Theodore Rooselvet, qua loa speaker, Thomas Modly giải thích lý do sa thải là vì viên hạm trưởng, ” thay vì “liên lạc với cấp chỉ huy trực tiếp- theo truyền thống quân đội, lại gửi thư – nữa là không qua hệ thống bảo mật- tới các cấp chỉ huy không liên hệ , và bức thư cầu cứu này đã bị lọt vào tay giới truyền thông. Và như vậy là viên hạm trưởng hoặc là ngây thơ hoặc là ngu đần”. Khi đó, một số thủy thủ đứng nghe đã ồ lên phản đối.

    Hạ Viện tức tốc lên tiếng đòi mở cuộc điều ta.

    Và hôm 7/4, Thomas Modly đã nạp đơn xin từ chức và xin lỗi đã dùng ngôn từ ” ngây thơ, ngu đần”.

    Hiện tại, không những 172 thủy thủ mà cả cựu hạm trưởng thảy đều đang nhiễm coronavirus- trong số hơn 4000 người phục vụ trên tàu.

    Và hiện thời, Hải quân đang cho xúc tiến cuộc điều tra tìm hiểu xem nguyên nhân nào khiến thủy thủ đoàn trên chiếc mẫu hạm này bị coronavirus.

  3. Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ cũng là một dân sự nhưng điều khiển tất cả các tướng quân đội nên quyền bộ trưởng hải quân là dân sự cũng không có gì là ngạc nhiên.

    Chuyện sẽ chẳng có gì nếu không có bức thư của ông hạm trưởng hàng không mẫu hạm, Brett Crozier, kêu gọi cứu giúp lộ ra ngoài công chúng để chuyện mất chức và từ chức bắt đầu từ bức thư này.

    Cũng nên nói cho rõ là tất cả các chỉ huy tàu chiến đều gọi là captian và captain của hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ đều là cấp đại tá.
    Chỉ huy một hàng không mẫu hạm, một khu trục hạm, hộ tống hạm, tàu ngầm v.v… cũng đều gọi là captian nhưng cấp bậc có khi là đại tá, trung tá, hoặc thiếu tá hay đại úy tùy theo tàu loại nào, lớn hay nhỏ, quân số trên tàu, và đương nhiên tất cả đều phải qua khóa đào tạo chỉ huy (trung tá Lê Bá Hùng là hạm trưởng một khu trục hạm thay vì một đại tá vì năng lực).

    Một captian phải chịu trách nhiệm với các sĩ quan dưới quyền và lính trên tàu của mình. Họ có quyền trực tiếp với binh sĩ dưới quyền mà một cấp chỉ huy lớn hơn lại không có. Bởi vậy nên một ông captain có khi oai hơn một ông tướng, nhất là captian của một hàng không mẫu hạm nắm trực tiếp dưới tay trên dưới khoảng năm ngàn sĩ quan và binh sĩ trên tàu. Oai hơn một ông tướng, có chức, nhưng lại không có thực quyền mà VNCH ngày trước thường gọi là tướng bàn giấy ngồi chơi xơi nước.

    Theo hệ thống quân giai thì ông hạm trưởng HKMH phải báo cáo lên cấp trên trực tiếp và từ đó lên đến cấp cao nhất để giải quyết vấn nạn lây nhiễm. Nhưng vì muốn binh sĩ của mình được trợ cứu mau lẹ nên ông hạm trưởng gởi thư tiết lộ ra ngoài và chuyện này bị cách chức không có gì phàn nàn nhưng ông quyền bộ trưởng hải quân, Thomas Modly, xúc phạm nhân phẩm, mắng cấp dưới là “ngây thơ” và “ngu đần” trước binh sĩ và báo chí phải bị từ chức cũng là đúng. Ngoài ra chẳng có gì bàn vì chuyện hàng không mẫu hạm cập vào Đà Nẵng của VN là được lệnh từ bộ quốc phòng Mỹ đã có từ trước khi dịch tràn lan.
    nv

    • Nguyễn Văn:”Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ cũng là một dân sự nhưng điều khiển tất cả các tướng quân đội nên quyền bộ trưởng hải quân là dân sự cũng không có gì là ngạc nhiên.”

      Nhưng anh Nguyễn Văn, tôi rất thắc mắc tại sao họ không chọn một vị tướng về hưu hay tại chức?
      Đồng ý là chính phủ dân sự nhưng đưa một nhân vật dân sự vào bộ quốc phòng thì ông ấy biết gì về chuyện quân sự dù được cố vấn đi nữa cũng không thể phản ứng qua kinh nghiệm của một vị tướng.
      Trong khi các ngành khác đều chọn đúng người chuyên ngành như Kinh tế, Y tế, Giáo dục..v.v…

      • @ Bạn Tudo.com

        Câu hỏi rất hay.
        Tại sao tổng thống không chọn một ông tướng tại chức hay về hưu đứng đầu bộ quốc phòng? Câu trả lời ngắn nhất và đơn giản nhất là vì một vị tướng chỉ am hiểu chuyên môn về quân sự và trận mạc chứ không có kinh nghiệm gì về chính sách điều hành quốc gia.

        Nói chung lại là ông tướng để đánh giặc còn ông bộ trưởng không phải để đánh giặc mà để thi hành chính sách của tổng thống.

        Điều hành đất nước là một chính phủ dân sự do dân bầu nên nội các được tổng thống lựa chọn cũng thường là dân sự bởi những người chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm để cùng chung điều hành đất nước.

        Một ông tướng nhiệm vụ là bảo vệ đất nước và chỉ biết điều binh khiển tướng chứ không có kinh nghiệm về chính sách điều hành của một chính phủ dân sự. Đó là lý do tổng thống thường chọn một dân sự đứng đầu bộ quốc phòng. Một lý do tế nhị nữa là để tránh tướng nắm quyền quân đội có thể đảo chánh lật đổ một chính phủ dân sự do dân bầu.

        Một tổng thống theo luật cũng kiêm luôn chức tổng tư lệnh quân đội. Một tướng về hưu làm bộ trưởng quốc phòng thì phải rời quân ngũ 7 năm thì Thượng Viện mới phê chuẩn. Trường hợp tướng Mattis là ngoại lệ vì ông là một tướng giỏi, nhiều kinh nghiệm và được nhiều người kính trọng.
        nv

  4. Chính trị lương thiện nó vậy đó! Đối với những người có óc tự trọng hoặc liêm sĩ tối thiểu, nếu làm ăn không ra hồn, bị dư luận chỉ trích, thì lo mà cút trước khi bị sa thải.
    Còn cái bọn đang nắm quyền “lãnh đạo” ở VN hiện nay? Bọn cô hồn này cướp bóc bòn rút nhân dân VN không chút thương tiếc, chúng “ăn đến nỗi không còn cái gì để ăn”, có chửi bới, đào mả cha ông chúng ra mà chửi, có bao giờ có đứa nào từ chức? Nếu không trơ mặt lì lợm để tiếp tục ăn bám, chúng cũng dàn cảnh “từ chức” để được phân bổ qua một chức vụ khác, có khi béo bở hơn.
    Bọn ăn cướp này mà còn đè đầu cỡi cổ nhân dân VN ngày nào thì đất nước càng tan hoang ngày nấy!

  5. Uả ở Mỹ có bộ Hãi Quân riêng hả máy bác Ngụy Sai Gòn 3///. Nguoi ta thường noi’ Bộ Tư Pháp(Deparment of Justice) Bộ Ngoai Giao (State Department), Bộ Quoc Phỏng (Department of Defense), Bộ An Nin (Home Land Security Department). Tui chưa nghe ai noi là Bộ Hãi Quân bao giờ à nghen (Department of Navy?). Nếu thê’ thi Hải Quân của Mẽo nằm ngoài bộ Quoc Phòng? Lạ à nghen.

    Thôi chuyện của Mẽo thì để cho máy bác Ngụy Tàn Dư 3/// đánh vỏ mồm đi mặc dù bọn Mẽo nó coi đám NGỤY TAN DƯ 3/// là đồ phé thãi từ Viet Nam War. Noi’ ra điều này thỉ lảm cho Ngụy Tàn Dư 3/// đau lòng nhưng đó là sự thật.

    • Ừ, tụi Mỹ nó ngu nên lập ra bộ nầy bộ nọ vì vậy nó “thua” VC đó Phét.
      Còn tụi Vẹm nó khôn nên chỉ lập ra một Bộ Chính Trị là đánh đâu thắng đó.

      Bởi nếu ai lộn xộn phản đối là BCT ra lệnh đập đầu, thí dụ như bác Hồ chán không muốn chơi nữa bèn ra lệnh đập đầu Nông thị Xuân là “chiến thắng ắt về ta” ngay.

      Cháu Lác nên hãnh diện là con…lợn viên của BCT nha cháu.

Leave a Reply to Ngụy Tàn Dư Phét Lác. Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên