Xã hội và nhân vật

4
Cuốn Mein Weltbild

Tác giả: Albert Einstein

Nguyễn Ước dịch

Khi xem xét đời sống cùng những nỗ lực của mình, chúng ta sớm nhận ra rằng hầu hết mọi hành động và khát vọng của mình đều dính kết với sự hiện hữu của người khác. Chúng ta để ý thấy rằng bản tính tổng thể của mình thì giống với của các động vật có tính xã hội khác. Chúng ta ăn thực phẩm do người khác cung cấp, mặc quần áo do người khác làm ra, sống trong ngôi nhà do người khác xây dựng. Phấn lớn kiến thức và niềm tin của chúng ta được truyền đạt bởi người khác qua trung gian của ngôn ngữ, cái cũng do người khác tạo ra. Nếu không có ngôn ngữ, các khả năng tâm thần của chúng ta quả thật nghèo nàn so với của các động vật cao hơn. Vì thế chúng ta phải thừa nhận rằng mình có được lợi thế hơn dã thú, chủ yếu là nhở ở thực tế mình sống trong xã hội loài người. Một cá nhân nếu để cho sống một mình từ lúc sơ sinh, sẽ vẫn mãi mãi mang tính cách nguyên sơ và giống với dã thú trong ý nghĩ cùng cảm xúc của y, tới một mức độ mà chúng ta hầu như không quan niệm nổi. Một cá nhân là cái y là, với ý nghĩa rằng tự trong tính chất cá thể của mình, y không sở hữu nhiều nhặn đức hạnh, mà thật ra, y là thành viên của cộng đồng loài người lớn lao; tập thể đó định hướng sự hiện hữu vật chất cùng tinh thần của y từ khi trong nôi cho tới lúc vào huyệt mộ.

Đối với cộng đồng, giá trị của một người tùy thuộc trước tiên vào mức độ sâu xa các cảm giác, ý nghĩ và hành động của người đó hướng tới sự thăng tiến cái thiện của đồng loại. Chúng ta gọi y là tốt hay xấu căn cứ vào thái độ của y trong khía cạnh nảy. Thoạt nhìn, có vẻ như sự đánh giá của chúng ta về một người tùy thuộc hoàn toàn vào phẩm tính xã hội của người đó.

Tuy vậy, một thái độ như thế hẳn là không đúng. Có thể dễ dàng thấy rằng mọi thành tựu đáng giá về vật chất, tinh thần và đạo đức mà chúng ta nhận được từ xã hội sở dĩ có là do bởi dòng chảy của vô số thế hệ qua những cá nhân có tính sáng tạo. Người nào đó từng khám phá ra lửa, người nào đó trồng trọt cây thực phẩm và người nào đó phát minh máy hơi nước.

Chỉ cá nhân mới có thể suy nghĩ, nhờ thế. tạo ra các giá trị mới cho xã hội. Không những thế, cá nhân còn đề ra các định chuẩn đạo đức mới để đời sống của cộng đồng tuân theo. Không có những cá nhân có tính sáng tạo để tư duy và phán đoán một cách độc lập thì sự phát triển hướng thượng của xã hội là điều không tưởng. Sự phát triển cá thể của cá nhân mà không có xã hội làm mảnh đất bồi dưỡng thì cũng là điều không tưởng.

Như thế, sức khỏe của xã hội tùy thuộc hoàn toàn vào tính độc lập của những cá nhân đang hợp thành nó cũng như vào khuynh hướng kết hợp chặt chẽ vào xã hội của những cá nhấn ấy. Thật rất đúng khi nói rằng chính nền tảng văn hóa Hoa Kỳ – Hy Lạp – La Mã, và đặc biệt của thời Phục hưng rực rỡ ở Ý đã đặt dấu chấm hết cho sự trì trệ của châu Âu Trung cổ, đồng thời đã và đang là sự giải phóng cũng như sự cách ly tương đối cho tính cá thể của cá nhân.

Giờ đây, chúng ta hãy xem xét thời đại mình đang sống để xem xã hội tiến bộ như thế nào, cá nhân tiến bộ như thế nào? So với các thời đại trước đây, dân số ở các xứ sở văn minh đang dày đặc cực độ; châu Âu hôm nay có dân số nhiều gấp ba lần một trăm năm trước đây. Thế nhưng số lượng những con người hàng đầu lại ít đi, xét theo mọi chiều kích. Chỉ một ít người được quần chúng biết tới như là những cá nhân, qua những thành tựu sáng tạo của họ. Tổ chức phải mở rộng tới mức nào đó để thay cho các nhân vật hàng đầu, không chỉ đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật mà còn rất mở rộng, tới độ ta có thể cảm giác được, trong lĩnh vực khoa học.

Đặc biệt, sự giảm thiểu các khuôn mặt ngoại hạng trong lĩnh vực nghệ thuật. Hội họa và âm nhạc rõ rệt là đang bị thoái hóa và gần như đánh mất sự chú ý của công chúng. Trong chính trị không những thiếu các lãnh tụ mà còn thiếu sự độc lập tinh thần, và cảm giác của công dân về công lý bị xuống cấp tới mức độ lớn lao. Tại nhiều xứ sở, chế độ dân chủ nghị viện – vốn đặt trên tinh thần độc lập – bị lung lay. Các chế độ độc tài bùng phát và được dung dưỡng là vì cảm giác của con người về phẩm giá và về quyền con người của mỗi cá nhân không còn đủ mạnh. Trong hai tuần lễ, tại bất cứ xứ sở nào, các đám động dân chúng như những đàn cừu bị báo chí kích động tột độ, lên tới trạng thái ngây ngất cuồng nộ đến mức con người sẵn sàng mặc đồng phục để giết và bị giết vì cứu cánh bẩn thỉu của vài bè đảng chính trị. Đối với tôi, nghĩa vụ quân sự cưỡng bách là triệu chứng ô nhục đáng hổ thẹn nhất của sự khiếm khuyết trong phẩm cách con người mà loài người văn minh phải chịu đựng ngày nay. Rõ ràng hiện không thiếu các ngôn sứ, những kẻ tiên tri về cuộc nguyệt thực sớm sủa của nền văn mình của chúng ta. Tôi không nằm trong hàng ngũ những kẻ bi quan ấy; tôi tin rằng đang tới những thời kỳ tốt lành hơn. Hãy để tôi trình bày ngắn gọn các lý đo khiến tôi có sự tự tin đó.

Theo ý kiến của tôi, có thể giải thích những biểu hiệu suy đồi đạo đức và văn hóa hiện nay bằng thực tế rằng các phát triển công nghệ và kinh tế đã khiến tăng cao sự phấn đấu cho cuộc hiện sinh, nhất là gây tổn hại cho sự phát triển tự do của cá nhân. Nhưng sự phát triển công nghệ còn có ý nghĩa rằng càng ngày càng ít đi công việc cần tới cá nhân để thỏa mãn nhu cầu của cộng đồng. Sự phân chia có kế hoạch về lao động đang càng ngày càng trở thành một nhu cầu khẩn thiết, và sự phân chia này sẽ dẫn tới an toàn vật chất cho cá nhân. An toàn này, thời gian nhàn rỗi và năng lượng được cá nhân tùy nghi sử dụng sẽ có thể trở thành sự phát triển tính chất cá nhân của nhân vị mình. Theo cách này, cộng đồng có thể phục hồi sức khỏe của nó, và chúng ta hy vọng rằng trong tương lai, sử gia sẽ giải thích triệu chứng không lành mạnh của xã hội hiện nay như là bệnh vặt thời thơ ấu của một nhân loại đang tràn đầy hứng khởi, đơn thuần do bởi vận tốc quá nhanh mà nền văn minh này đang xốc tới.

———————————————-

Nguồn: Bài Society and Personalities, trong cuốn Ideas and Opinions của Albert Einstein, Crown Publishers, Inc, New York 1982, 1954 tt. 15-17

Nguyên thủy, được in trong cuốn Mein Weltbild (Thế giới quan của tôi), Amsteram: Querio Vrlag, 1934.

4 BÌNH LUẬN

  1. The Manhattan Project
    https://www.amnh.org/exhibitions/einstein/peace-and-war/the-manhattan-project

    Năm 1939 Einstein viết thư cho U.S. President Franklin Roosevelt báo động rằng Đức đang chế bom nguyên tử.

    Năm 1945 quả bom nguyên tử đầu tiên rơi xuống Hiroshima, Japan với ảnh hưởng gián tiếp từ Einstein mặc dù ông không ở trong Manhattan Project chế bom. Tư tưởng ông đưa ra từ thuyết tương đối với năng lượng thải ra trong bom nguyên tử nhưng như thế nào ông không biết, không tham gia để giải thích.

    Nếu biết Đức không chế được bom nguyên tử, Einstein nói ông sẽ không viết thư cho tt đương thời của Mỹ. Einstein là người chống chiến tranh và yêu hòa bình. Einstein hiểu gì về chiến tranh, về bom nguyên tử?

    Tại sao Tesla đã chỉ trích Einstein, đã có câu hỏi rằng có phải vì ông là Do Thái? Nhiều nhà khoa học cũng không hiểu thuyết tương đối thời ấy, Tesla nổi tiếng chỉ trích về thuyết này. Tesla có những phát minh đầy tính nhân bản như có thể cung cấp điện miễn phí cho cả thế giới. Tesla có thể tạo một nền hòa bình thế giới cho toàn thế giới không thê có chiến tranh. Bằng Death Beam Tesla cho rằng ông có thể chấm dứt tất cả mọi thứ chiến tranh. Tesla có thể cung cấp thứ vũ khí này cho toàn thế giới để nhân loại sống chung hòa bình.

    Nước Mỹ đã không tài trợ Tesla vì những phát minh của ông tốn kém và không gây lợi nhuận!

    Mỹ đã làm gì để biến tình trạng của China vô nhân đạo như ngày hôm nay?

    Nước Mỹ đã làm gì cho VN & VNCH? Tài trợ VC cho quyền lợi, cho lợi nhuận mà nước Mỹ có hưởng được hay không?

    Nước Mỹ đã không ủng hộ những sáng chế đầy nhân đạo Tesla, không ủng hộ một VNCH nhân bản tự do. Vì sao?

    Nikola Tesla: Great Minds
    https://www.youtube.com/watch?v=pPnGvjmIgZA

    https://truththeory.com/2016/03/22/einstein-wrote-tesla-a-letter-for-his-75th-birthday-heres-what-it-said/
    Also later in 1935 when speaking with The New York Times, Tesla was critical of Einstein stating that his theory of relativity was “a beggar wrapped in purple whom ignorant people take for a king” and “a mass of error and deceptive ideas violently opposed to the teachings of great men of science of the past and even to common sense… the theory wraps all these errors and fallacies and clothes them in magnificent mathematical garb which fascinates, dazzles and makes people blind to the underlying errors…. its exponents are very brilliant men, but they are metaphysicists rather than scientists. Not a single one of the relativity propositions has been proved.”
    “Why Socialism?”[1] is an article written by Albert Einstein in May 1949 that appeared in the first issue of the socialist journal
    https://en.wikipedia.org/wiki/Why_Socialism%3F
    What Should We Think About Albert Einstein’s Racism?
    https://www.forbes.com/sites/matthewfrancis/2018/06/18/what-should-we-think-about-albert-einsteins-racism/#765879767ece

  2. Hai bài dịch của Nguyễn Ước từ Einstein Thế Giới như Tôi Thấy & Xã Hội và Nhân Vật theo tôi có liên hệ với nhau. Xin phép tr1ic từ Thế Gới như Tôi Thấy.

    http://www.danchimviet.info/the-gioi-nhu-toi-thay-no/10/2019/16621/

    “Tôi hẳn cũng không muốn quan niệm một cá nhân nào đó tiếp tục sống sau cái chết thể lý của y; hãy để các linh hồm yếu đuối vì sợ hãi hoặc vị kỷ phi lý yêu chuộng những ý nghĩ ấy. Tôi mãn nguyện với sự bí nhiệm của tính vĩnh cửu của sự sống, cùng với nhận thức và cái nhìn thoáng cấu trúc kỳ diệu của thế giới hiện hành, hiệp với hành động phấn đấu tận tụy nhằm am hiểu một phần, dù rất nhỏ bé, của Lý trí biểu thị chính nó trong thiên nhiên./.” (Einstein, Nguyễn Ước dịch)

    Einstein lả nột nhân tài về tư tưởng triết lý cũng như khoa học, khó có thể phản đối. Ông thể gọi là vô thần (atheist) vì không tin vào đời sống thân xác sau khi chết. Ông được coi là theo thuyết bất khả tri (thuyết không thể biết, agnostic). Có lẽ cũng như thuyết tương đối của Einstein rất nhiều người không hiểu, mà Nicola Tesla cho là bất khả thi.

    NIKOLA TESLA on EINSTEIN. Hilarious quotes!
    https://www.youtube.com/watch?v=2kkFnlB6jNI

    Có lẽ ông cũng theo thuyết luân hồi, cho rằng không có thưởng phạt (ở đời này). Thuyết luân hồi cho rằng có thưởng phạt ở kiếp sau nhưng không cùng một đời người. Trong một cách nào đó theo tôi nghĩ Einstein trong bài The World as I See It tin vào thuyết luân hồi.

    “Tôi không thể quan niệm một Thượng đế là đấng thưởng và phạt các tạo vật của ngài, hoặc có ý chí thuộc loại được chúng ta trải nghiệm trong chính bản thân mình.” (Einstein, Thế Giới Như Tôi Thấy Nó, Nguyễn Ước dịch)

    Như một con người, Einstein có liên hệ với nhiều người phụ nữ ngoài hôn nhân, làm một hiệp đồng rất bất công cho vợ mà vợ ông cũng okay, ly dị vợ. lấy người em họ, có họ cả hai bên cha mẹ mà để dễ nhớ thuyết tượng đối của ông có nghười đã đặt ra rằng Einstein=marry cousin twice (lấy em họ có họ cả hai bên cha mẹ) để giải thích E=mc2. Thuyết tương đối của ông được biết là có sự giúp sức của vợ thứ nhất của ông. a Serbian physicist and mathematician and the first wife of Albert Einstein from 1903-19.

    I have to prepare for Sunday church.
    Happy researching & analyzing. There are a lot of info/ See for yourself. With Respect. All the Best to You All.
    https://en.wikipedia.org/wiki/Mileva_Mari%C4%87
    Did Albert Einstein Steal The Theory Of Relativity From His Wife?
    https://www.forbes.com/sites/quora/2016/08/01/did-albert-einstein-steal-the-theory-of-relativity-from-his-wife/#105e151b6a90
    22 Surprising Facts About: Albert Einstein
    https://www.youtube.com/watch?v=I7ANK0qB0OQ
    https://hsm.stackexchange.com/questions/5972/why-did-tesla-disagree-with-einstein
    Einstein Or Tesla, Who Understood the Earth More?
    https://www.forbes.com/sites/quora/2017/06/13/einstein-or-tesla-who-understood-the-earth-more/#5beb39a619db

  3. Bài viết của trên của Einstein Society and Personalities cũng như bài The World as I See It mà r/g Nguyễn Ước dịch được học hỏi rất nhiều trên khắp thế giới về Democracy. Chúng ta có thể học hỏi chung về các đề tài này từ yt sau đây. Dẫn giải rất chậm rãi rõ ràng và dễ hiểu. Xin phép được chia sẻ. Happy listening with or without watching. Have a good fresh and peaceful day.

    https://www.youtube.com/watch?v=KBCZ0c2wJgA
    https://www.youtube.com/watch?v=oWMJGqmAEz0
    https://www.youtube.com/watch?v=7M33yKMnhtI

  4. Nguyễn Ước (1947 – )
    https://www.chungta.com/nd/nhan-vat-van-hoa/nguyen_uoc.html

    Xin cảm ơn t/g Nguyễn Ước về những bài dịch rất chọn lọc với nội dung phong phú về tư tưởng, tôn giáo, triết lý, tự do, dân chủ và nhân quyền. Những bài dịch của Einstein rất có ý nghĩa.

    Tôi có mặt ở Toronto nhớ là dịp Đức Giáo Hoàng sang với chủ đề vế giới trẻ World Youth Day 2002 và chọn mua hai sách dịch của Nguyễn Ước bày ở quày hàng, Chân Dung Một Giáo Hoàng Pope John Paul II (làm pope từ 1978-2005) và Người Hành Hương. (Quày sách hôm ấy không có quyển Trăng Huyết, trường thiên tiểu thuyết (Nguyễn Ước viết chung với A. Grey). Tôi đọc hai cuốn sách này và học hỏi được rất nhiều về niềm tin vào Thiên Chúa và lời Chúa cũng như về Pope John Paul II với ý chí chống chế độ cs trên thế giới. Rất biết ơn t/g Nguyễn Ước.

    Pope John Paul II từng sống và làm việc trong chế độ cộng sản Poland, Pope đầu tiên không phải người Italy, pope từ 1978, thăm Poland 1979. Sự thăm viếng này khuyến khích Poland thành lập Solidarity movement in 1980 mang tự do và nhân quyền cho Poland. Cộng sản đe dọa pope nếu gây bạo loạn chống họ. Nhưng không làm thế, pope đã thăm viếng và khuyên bảo dân đừng sợ hãi. Dân đã liên kết cùng nhau vượt sợ hãi và tin vào Thiện Chúa.

    https://en.wikipedia.org/wiki/Pope_John_Paul_II#Evolution
    from wiki:
    He was a Pole, but beyond the regime’s reach. By identifying with him, Poles would have the chance to cleanse themselves of the compromises they had to make to live under the regime. And so they came to him by the millions. They listened. He told them to be good, not to compromise themselves, to stick by one another, to be fearless, and that God is the only source of goodness, the only standard of conduct. ‘Be not afraid,’ he said. Millions shouted in response, ‘We want God! We want God! We want God!’ The regime cowered. Had the Pope chosen to turn his soft power into the hard variety, the regime might have been drowned in blood. Instead, the Pope simply led the Polish people to desert their rulers by affirming solidarity with one another. The Communists managed to hold on as despots a decade longer. But as political leaders, they were finished. Visiting his native Poland in 1979, Pope John Paul II struck what turned out to be a mortal blow to its Communist regime, to the Soviet Empire, [and] ultimately to Communism.”

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên