Thêm 6 người Thượng xin tị nạn bị trả về Việt Nam

0
Một nhóm người Thượng đi bộ vượt biên từ Việt Nam sang tỉnh Ratanakiri, Campuchia, ngày 22/7/2004. Hình: Reuters

LTS: Mạng lưới Giải pháp phát triển bền vững (SDSN) của Liên Hiệp Quốc vừa đưa ra Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2017. Theo báo cáo này, người Đức đang hạnh phúc hơn và người Mỹ đang buồn đi. Riêng về người Việt Nam thì có vui lên một tý – tức so với năm ngoái, Việt Nam có tăng 2 bậc trong năm 2017. Nếu trình theo cách lạc quan nhất, hạnh phúc người Việt chúng ta chỉ xếp sau người Somalia – một quốc gia Phi châu nhiều năm liền chìm trong nội chiến.

Có lẽ không tìm thấy hạnh phúc, dòng người bỏ Quê hương ra đi cứ tăng lên; trong đó có những người Thượng đáng thương tâm ở Tây Nguyên…

————————————-

6 người Thượng ở Tây Nguyên xin tị nạn với lý do bị đàn áp chính trị và tôn giáo vừa bị trả về Việt Nam hôm thứ Ba, sau khi Campuchia bác đơn xin tị nạn của họ.

Cambodia Daily cho hay trong 6 người, có một bé gái dưới 10 tuổi. Nhóm người này đã được các giới chức Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) hộ tống qua biên giới để trở về Việt Nam, theo lời ông Sok Sam An, Phó chỉ huy trạm kiểm soát biên giới O’yadaw ở tỉnh Ratanakkiri, Campuchia.

Ông này cho biết 6 người đã được nhà chức trách Việt Nam đến đón vào khoảng 9 giờ sáng.

Một nhân viên báo chí khu vực của UNHCR cũng xác nhận với Cambodia Daily về việc tổ chức này đã hộ tống nhóm người Thượng qua biên giới.

Tờ Khmer Times dẫn lời ông Am Sam Ath, một điều phối viên cao cấp của nhóm Licadho, nói ông lo lắng về sự an toàn của 6 người trong cuộc, vì người Thượng đang bị bức hại tại Việt Nam. Ông Aam Sam Ath nói các vụ bức hại đã khiến nhiều người Thượng phải chạy trốn và xin tị nạn ở Campuchia. “Cao ủy Tị nạn LHQ cần theo dõi tình hình của họ một cách thường xuyên hơn”, ông Am Sam Ath nói thêm.

Trong khi đó, Cambodia Daily dẫn lời người đứng đầu Dịch vụ Tị nạn Jesuit, tổ chức hỗ trợ người Thượng ở Phnom Penh, cho biết hiện vẫn còn 143 người đang chờ quyết định về số phận của họ.

Làn sóng người Thượng mới nhất vượt biên sang tỉnh Ratanakkiri bắt đầu vào cuối năm 2014. Nhưng làn sóng này đã chậm lại sau một năm, khi xảy ra hàng chục vụ trục xuất trở về Việt Nam.

Cho tới nay, chỉ có 13 người Thượng được cấp quy chế tị nạn và tới Philippines vào tháng 5, trong khi hàng chục người khác bị trả về Việt Nam.

Theo VOA

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên