Thương tiếc nhà báo Bùi Tín

6
Nhà báo Bùi Tín tham dự họp mặt Đàn Chim Việt năm 2006 ở Montreal. Bên phải là Huỳnh Kim Khánh. Ảnh Thanh Sơn

 

Tin nhà báo Bùi Tín từ trần gây xúc động mạnh đối với tôi. Đành rằng, sinh, lão, bệnh, tử là lẽ thường đối với mỗi con người trên cõi đời này, nhưng sự ra đi của ông đã để lại niềm thương tiếc vô hạn. Ông là một trí thức đích thực, luôn trăn trở với vận mệnh đất nước, một người cộng sản đã thức tỉnh một cách dứt khoát, công khai phê phán, kêu gọi Đảng CSVN thay đổi để đưa đất nước phát triển, ra khỏi tình trạng tụt hậu về kinh tế, chính trị, giáo dục…, đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc cho dân, cho Nước.

Được thừa kế truyền thống trí thức và yêu nước trong một gia đình gia giáo, cha ông là cụ Bùi Bằng Đoàn, nguyên Thượng thư Bộ Hình của triều đình Huế và nguyên chủ tịch Quốc hội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 18 tuổi ông đã đi theo tiếng gọi của lòng yêu nước, vào bộ đội tham gia cuộc chiến đấu giành độc lập tự do như Đảng đã tuyên truyền kêu gọi.

Là một nhà báo tài năng, ông được Đảng trọng dụng. Được đi nhiều, viết nhiều, ông có điều kiện tiếp xúc, tìm hiểu, so sánh tình hình đất nước với các quốc gia trên thế giới, nhìn nhận ra những yếu kém toàn diện của đất nước. Xa hơn và sâu sắc hơn , ông nhận ra nguyên nhân dẫn đến các yếu kém, đó là sự lãnh đạo độc tài toàn trị của Đảng CSVN. Là một người trong cơ chế của Đảng, ông muốn Đảng phải đổi mới để lãnh đạo đưa đất nước đi lên. Điều này được biểu hiện rất rõ khi ông chuyển từ quân đội ra giữ chức phó tổng biên tập báo Nhân dân. Tôi còn nhớ, những số báo Nhân dân chủ nhật do ông chủ biên đã đổi mới từ hình thức đến nội dung, thu hút người đọc, khác hẳn những số báo buồn tẻ, ế ẩm trước đó. Tờ báo còn đăng nhiều đề tài bị cấm kỵ như ngày chết và di chúc thật của ông Hồ Chí Minh.

Nhưng những mong muốn của ông không thể thực hiện trong cơ chế mà Đảng đã bị tha hóa đến không thể cứu vãn. Tôi tin rằng đi tỵ nạn chính trị là một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời ông. Ở tuổi 60 ông đã để lại quê hương, vợ con, gia đình, bè bạn để bắt đầu một cuộc sống tha hương, để được nói, được viết được đọc những gì mình suy nghĩ, để đưa ra công chúng bộ „Mặt thật” của một thể chế luôn sử dụng bạo lực va dối trá, góp phần vào việc đấu tranh đem lại tự do dân chủ và bảo vệ đất nước trước hiểm họa xâm lược của Trung Quốc.

Tôi có một kỷ niệm khó quên về nhà báo Bùi Tín. Tháng 06 năm 2007, cuộc Họp Mặt Dân Chủ do giáo sư Đoàn Viết Hoạt chủ trương được tổ chức tại ngoại ô Warsaw, ở một khách sạn trong rừng thông, trên bờ một hồ nứớc lớn. Trong các buổi thảo luận tại hội trường, nhà báo Bùi Tín ngồi nghe, trông ông có vẻ mệt mỏi của tuổi già. Nhưng mỗi khi thảo luận về tình hình ở Việt Nam, ông đứng lên phát biểu, những nét già nua của tuổi tác đã biến mất, ông trở thành một diễn giả thu hút người nghe, trông ông sinh động hẳn lên và ông trình bầy các vấn đề một cách rõ ràng, khúc triết với những số liệu cụ thể từ trong trí nhớ của tuổi 70.

Buổi tối trước khi chia tay, ban tổ chức liên hoan văn nghệ „cây nhà lá vườn”. Nhà báo Bùi tín tham gia rất tích cực. Trong tiếng ghi ta gỗ bập bùng, ông ngâm bài thơ „Nhà tôi” của nhà thơ Yên Thao :

Tôi đứng bên này sông

Bên kia đồn địch đóng

Làng tôi đấy xạm đen màu tiết đọng

Tre cau buồn tóc rũ ướt mơ sương

………………..

Tôi có người vợ trẻ đẹp như thơ

Tuổi chớm đôi mươi cưới buổi dâng cờ

……………..

Tôi còn người mẹ

Tóc đã ngả màu bông

Tuổi già non thế kỷ

Lưng gầy uốn nặng kiếp long đong

Nắng mưa từ buổi tang chồng

Tơ tằm rút mãi cho lòng héo hon

…………….

Này anh chiến sỹ

Người bạn pháo binh

Đã đến giờ chưa nhỉ

Mà tôi nghe như trại giặc đã tan tành

Anh rót cho khéo nhé!

Kẻo nhầm vào nhà tôi

Nhà tôi ở cuối thôn Đoài

Có giàn thiên lý

Có người tôi yêu.

Đôi mắt ông như có ngấn lệ, trông ông rất xúc động. Chắc bài thơ đã đưa ông trở với những hồi ức của đời lính, hồi ức của nhưng tháng năm tuổi trẻ, ôm ấp lý tưởng của lòng yêu nước, thương dân.

Nhà báo Bùi Tín luôn theo sát tình hình chính trị, kinh tế … của đất nước, ông đã viết hàng ngàn bài báo về các vấn đề cấp thiết của Việt Nam, cảnh báo giới lãnh đạo của Đảng CSVN trước nguy cơ nội xâm và ngoại xâm. Ông đã không ngại tiếp xúc với những người dân của „bên thua cuộc”, đôi khi ông gặp những người quá khích, họ đả kích và gán ghép cho ông những tội lỗi mà ông không có, ông vẫn điềm tĩnh trả lời các câu hỏi. Ông thông cảm với những đau khổ, mất mát của những người dân, người lính của „bên thua cuộc” đã phải chịu đựng. Những tội lỗi này do „bên thắng cuộc”, trong đó có ông đã gây ra.

Cám ơn nhà báo Bùi Tín, một nhân chứng sống của lịch sử thăng trầm của dân tộc Việt Nam, đã kể cho chúng ta nghe nhiều sự thật trong những năm tháng mà Đảng đã bưng bít, định hướng mọi thông tin để bảo vệ lợi ích của Đảng.

Cám ơn nhà báo Bùi Tín, trong gần 30 năm của cuộc sống tỵ nạn đã luôn trăn trở với vận mệnh đất nước, đấu tranh không mệt mỏi, cổ vũ tự do dân chủ cho Việt Nam.

Vĩnh biệt ông, cầu mong cho linh hồn ông an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng!

Bài viết này như một nén hương thắp trước bàn thờ ông.

Warsaw 12-08-2018

6 BÌNH LUẬN

  1. Xin bác Bùi Tín yên giấc ngàn thu. Cám ơn bác đã can đảm phản tỉnh và cam chịu mọi thị phi trong lúc sinh thời để nói lên tất cả sự thật. Hai câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu ắt đủ để nói lên cá tính của bác:
    Chở bao nhiêu đạo, thuyền không khẳm
    Đâm mấy thằng gian, bút chẳng tà!
    Vĩnh biệt bác Bùi Tín!

  2. Bùi Tín tơ cờ?
    B.Tin,theo tôi,không phải là kẻ trơ cờ như một số người QG trở cò lúc về già kiếm miếng đỉnh chung ,kiếm tiếng chửi rủa ,ném đá, cứt đái bôi mặt LON của minh .làm ô danh dòng họ .bỉ mặt chamẹ ôngbà như thằng np hùng ,lập trâu (cái), cường (toàn người Bắc) …B Tín là một hiện tương khó lý giải .Quyền cao chức trọng tương lai vói CS rực rở nhưng sao trong chuyên công tácPháp cung phái đoàn VNCS lúc đó ,BT ở lại ,Không phải TRỐN Ơ LẠI mà công khai chào “au revoir’ phái đoàn VC ở phi trường ,bắt tay băt chân cẩn thận . Và sau đó thì BT cũng không XIN TỴ NẠN ,vào quốc tịch Pháp (di trú ơ Pháp khác Mỹ). Quà ra mắt CĐTNCS là buôi phỏng vấn của BBC và khẳng định với đầy dủ chi tiết về 16,5 tân vàng mà VC lên án là NVThiêu đã lấy mất, (sau này theo lời Btín thì Lê Duân nói là chi có 14 tân và đẻ đâu đó KHÔNG BIẾT ,tức từ SG a hà nội mất 2,5 tấn (ai lấy?).
    Sau đó viết in sách (Hoa xuyên tuyết ,Mặt thật(như một hồi ký ) và một sô VIPKK của vnch đón tiếp rầm ộ tại Mỹ ,có cả đạị tường Nkhanh và một sô tướng tá khác đưng làm hàng ào danh dự từ nhà tên b/s viện trưởng trương ykhoa Minh Đức SG (tên B/S nay mời).
    Bùi tín sau đó chỉ còn biết đến qua những bài việt trên mạng ,Một lần qua Hoa kỳ do mấy thằng “con nít” mời đăng đàn diển thuyết bị CĐ chống cộng phản đối kịch liệt,Tên Nguyễn Tâm (bây giờ là nghị viên kv7SJ ) bênh vực chí tình…Có cả tên CS trá hình đi theo yểm trợ,mạt sát CĐ TNCS biêu tình chống BT(ĐCV)
    Vậy theo tôi cũng như DTH,VTH KHÔNG PHẢI LÀ KẺ TRƠ CỜ ,Bùi Tín cũ ng vậy.
    Nhất là Btín khác vói 2 kẻ kia ,đó là 1/có quyền thế rạng rở 2/công khai ở lại Paris (thường thì nhưng người như B Tín nếu trở cờ thì đã trốn mất trong ngày phái đoàn VC trở về VN ,không phai ‘làm một màn gia biệt công khái ơ phi trường như vậy .3/Do đó BT có thể được chi thị ở lại đẻ tìm cách thuyết phục ,gài người ,hóa giảii với dân TNCS ,chiêu hồi họ về vói csvn ),chỉ đạo bọn cs nằm vùng đựơc gài đi tản với đb/ tncs (lúc đó chưa có HO (họ đang ơ trai tù khô sai -hard labor camps-), là những người trốn chạy cs vì “phản xạ tự nhiên ” họ không mất mát thua thiệt gì ,,,và họ lại tìm cho mình một thế đứng mới giữa cộng đồng ,bên này bên kia ,và từ HHHG lại được nói đến !).
    Nhưng lịch sử lướt qua nhanh BTín chưa làm gì được thì đã bị vượt qua và BT trở thành người lưu vong cho đến cuối đời .Ông sống giữa bạn thù ,quốc gia cộng sản yêu ghét …
    Cho nên B .Tín KHÔNG PHAI LÀ Kẻ TRỞ CỜ ….
    —–

  3. Thôi các ông đừng đưa Bùi tin lên mây nếu không bị bạc đãi vì cái gốc Con Quan ,thì Bùi tín không phản đang Bùi tín vẫn binh vực cho cái đảng thổ tả ăn cướp và tên đảng trưởng HCM và tên đồ tể VNG ,tôi không tin bất cứ thằng vc trở cờ nào ,tụi nầy giống con Tắc kè ,chúng doi màu theo từng giai đoạn , hãy đọc các bài viết của Bùi tín chẳng qua là bị cho ra rìa nên tức khí mà chống ,khi có quyền có chức tụi công thần như Trần độ ,không dám chống đảng ,hãy giống như Lê mã lương hay văn Giang long ,ngay tại chức dám nói lên sự thật. Chứ chạy ra ngoài chống chỉ là chuyện con nit như mấy cha chạy làng Vnch trước hàng quân chống cộng hơn 40 chục năm rồi cũng vác mặt về Vn du lịch thôi ông ta đã ra đi có bơm lên mây có dìm xuống địa ngục thì Bùi tin vẫn là người Cộng sản ./

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên