Tạp văn: Những dấu đinh mới trên thập giá Chúa

7
Nhà thờ giáo xứ Sts. Peter & Paul, ở vùng Pearl River, Louisiana, thuộc Tổng Giáo phận New Orleans

Lời thưa trước:

Ðây chỉ là một tạp văn, ghi lại những cảm nghĩ cá nhân, về một vài vấn ðề, nhân sự thể xẩy ra mới ðây tại một xứ ðạo Công giáo Hoa Kỳ; với ý nghĩ rằng các vấn ðề này không còn là ðiều cấm kỵ hay cần né tránh. Và là cảm nghĩ của một giáo dân bình thường về chuyện ðạo, ðương nhiên có thể nông cạn, thiển cận, lạc lõng hay thừa thãi không cần thiết, hoặc…
*

Tin tức phổ biến rộng rãi cho biết một vụ phạm thánh nặng nề, vô cùng ðau buồn, ðã xẩy ra vào một ðêm cuối tháng 9/2020 mới rồi, tại nhà thờ giáo xứ Sts. Peter & Paul, ở vùng Pearl River, Louisiana, thuộc Tổng Giáo phận New Orleans. Ðây là một giáo xứ nhỏ, hiền hòa, ðược thành lập từ nãm 1904, với ngôi giáo ðường hiện nay có kiến trúc ðơn sơ ấm cúng, gian cung thánh khoảng khoát trang nghiêm, nổi bật sự thánh thiêng, qua những ảnh tượng quen thuộc chung quanh bàn thờ.

Chính tại nơi chỗ thiêng liêng này, Linh mục Travis Clark, cha sở của giáo xứ, ðã sa vào một tội phạm thánh vô cùng nhơ nhớp, khủng khiếp; xúc phạm ðến Chúa cách quá sức nặng nề, không thể nào tưởng tượng nổi. Ðiều này cũng làm ðau ðớn, không chỉ giáo dân trong giáo xứ, mà hầu như toàn thể con cái Chúa khắp nơi; gây thêm một vết thương trầm trọng cho Giáo hội Công giáo.

Không biết ma quỷ ðã cám dỗ và dẫn lối ðưa ðường như thế nào, mà cái ðêm tãm tối mù quáng ấy, vị Linh mục ba mươi bẩy tuổi, ðược thụ phong chức thánh nãm 2013, và nhận xứ từ 2019, ðã cả gan ðưa hai người phụ nữ là Melissa Cheng 23 tuổi, Mindy Dixon 44 tuổi, một diễn viên phim khiêu dâm, ðể cùng với mình làm một chuyện ðộng trời, là quay videoclip các hành vi nhục dục tại khu vực cung thánh. Nơi chỗ ðó, hơn ai hết, vị Linh mục không rõ bị sa ngã từ bao giờ kia, quá biết chính là bàn thánh, và ðã bao lần ông cử hành Thánh lễ, cùng với tâm tình sốt sắng hiệp dâng của cộng ðoàn dân Chúa tại giáo xứ.

Khung cảnh bên trong nhà thờ giáo xứ Sts. Peter & Paul, ở vùng Pearl River, Louisiana

Sự thể vụ việc ðêm khuya ấy, ðược phát giác do một giáo dân khi ði qua nhà thờ lúc ðó, nhìn thấy ðèn ðiện trong nhà thờ còn sáng cách bất thường, nên báo ðộng kịp thời. Những người phạm pháp bị bắt và tống giam ngay. Các giới hữu trách ðang tiến hành cuộc ðiều tra.

Ngay khi biết sự việc ðau buồn này, Ðức Tổng Giám mục Gregory Aymond của Tổng Giáo phận New Orleans ðã gay gắt lên án, ra lệnh tức khắc cho dỡ bỏ và ðốt bàn thờ ðã bị ô uế. Các giờ cầu nguyện ðền tạ, xin Chúa thương thứ tha, cũng ðược tiến hành thực hiện.

Cũng phải nói thêm, ngoài nhiệm vụ cha sở của giáo xứ, Linh mục Travis Clark còn là Tuyên úy của một trường trung học tại ðịa phương. Chưa biết ðược hết những hệ quả nào nơi ðời sống ðức tin của giáo dân trong giáo xứ, như qua những bí tích do Linh mục này ðã cử hành, một khi (rất có thể) ông ðã bất xứng (và chưa bị lộ diện) khi cử hành các bí tích ðó.

Ðồng thời gần như cùng thời gian, lại còn có vụ Linh mục Pat Wattigny, cũng là một Tuyên úy trường học, trực thuộc Tổng Giáo phận New Orleans, bị tố giác là có những tin nhắn bất chính, không ðàng hoàng với các em học sinh, thuộc trách nhiệm chãm sóc ðời sống thiêng liêng của mình cho các em ðó.
Khi ðược biết về những tin tức như thế, có ai không cảm thấy bàng hoàng và ðau buồn xót xa. Ðây cũng là một chuyện tệ hại tiếp theo bao nhiều ðiều tương tự khác, liên quan ðến các vụ “bê bối tình dục” của nhiều Linh mục, xẩy ra trong thời gian dài ðã qua, tại nhiều nơi, cũng như tại Giáo hội Hoa Kỳ.

Con số những Linh mục xấu ấy, thật ít oi không ðáng kể, so với biết bao nhiêu Linh mục thánh thiện tốt lành. Nhưng thực tế chỉ cần một vài vết mực ðen, dù nhỏ li ti, cũng ðã ảnh hưởng phần nào,làm mất ði vẻ ðẹp tinh tuyền của tờ giấy trắng.
Và những thứ tội lỗi ấy, như từng dấu ðinh hằn vết thêm nơi thập giá Chúa.
Người ta cũng phải tự hỏi, phải chãng chưa có hay không có một giải pháp tích cực nào, từ các ðấng bậc trách nhiệm trong giáo quyền, ðể ngãn chặn, chấm dứt các tình trạng nhức nhối loại này, vì nhiều chuyện tương tự như vậy (với mức ðộ khác nhau) ðã bao lần cứ tiếp tục xẩy ra trong thời gian dài.

Giáo hội không ngại ngần hay muốn che giấu sự thật. Ðừng sợ sự thật vì: “sự thật sẽ giải thoát anh em” (Gioan 8:32). Và nữa: {Nhưng hễ “có” thì phải nói “có”,“không” thì phải nói “không”. Thêm thắt ðiều gì là do ác quỷ} (Mát-thêu 5:37)

Là con cái Chúa, trong ðức tin và ðời sống thiêng liêng, mỗi khi ðối diện với tất cả mọi ðiều chuyện, biến cố xẩy ra, dù có như thế nào, vẫn luôn phải cầu nguyện và ðón nhận trong tâm tình trông cậy, cùng suy ngẫm xem Chúa muốn nói, muốn nhắc nhở gì, qua từng ðiều chuyện hay biến cố như vậy.

Ngày xưa, khi các môn ðệ tháo ðinh và ðưa xác Chúa Giêsu xuống khỏi cây thập giá, lúc ấy thập giá chỉ in dấu mấy dấu ðinh cứu ðộ. Thế rồi từ ngày ðó cho ðến hôm nay, qua thời gian tháng nãm, biết bao nhiêu dấu ðinh tội lỗi của con cái Chúa, ðủ mọi thành phần, ðã hằn sâu thêm nơi thập giá Người. Và trong tương lai, liệu sẽ còn có thêm những dấu ðinh mới nào nữa không.
Nhưng thập giá Chúa vẫn luôn mãi là nguồn ơn cứu ðộ, dấu chỉ của tình yêu thương, nguồn hy vọng vô biên cho người tin.

Thiên Chúa là ðấng thấu suốt mọi sự. Ngài biết rõ từng hoàn cảnh của con cái Ngài. Tại sao sự tội lại xẩy ra. Nên nhớ rằng Thiên Chúa vẫn luôn cho con cái của Ngài ðược sự tự do hoàn toàn. Và sự phán xét của Ngài bao giờ cũng lượng thứ, khoan dung.

Vậy thử nhìn xem từ sự tự do ðược ban cho, con cái Chúa, nói riêng trường hợp các Linh mục vướng vào các vụ tội lỗi bê bối, ðã sa chước cám dỗ, rồi rơi vào sự dữ cách nào. Dĩ nhiên, ðấy là hành ðộng của từng cá nhân, tự thỏa hiệp với chính mình, không vượt thắng ðược mình trong phút giây sa ngã. Nhưng không thể không nhìn ra những gì có liên quan xa gần.

Dễ thấy nhất, có nhiều thứ tác ðộng của hoàn cảnh chung quanh, ðã cuốn hút những con người ðáng trách và ðáng thương này.

Hành trình của Linh mục bắt ðầu bằng ơn gọi, rồi qua những nãm tháng dài ðào tạo trong Ðại chủng viện, từ 6-8 nãm, về triết học, thần học,trong các lãnh vực chính: nhân bản, tri thức, ðạo ðức, muc vụ. Thời gian ði giúp xứ, là những thử thách sau cùng, trước khi ðược thụ phong nhận lấy chức thánh. Hẳn rằng người Linh mục ðã ðược trang bị và có ðầy ðủ tất cả phẩm chất cần thiết,cho hành trình thi hành sứ vụ ðược giao phó.

Nhưng rồi theo thời gian, khi các Linh mục thi hành sứ vụ tại xứ ðạo, ðiều gì ðã xẩy ra, và tại sao lại có thể xẩy ra như thế, vẫn luôn là vấn ðề phải suy nghĩ.

Việc các Linh mục xin giáo dân cầu nguyện cho mình ðược ơn bền ðỗ và trung thành với ơn gọi, chắc hẳn không phải là cách nói theo thói quen.
Qua việc truyền chức, ðược nhận lãnh Bí tích Truyền Chức Thánh, Linh mục nhận lấy dấu ấn thiêng liêng không bao giờ có thể xóa ði ðược, và Linh mục là mãi mãi, kể cả ðời sau. Nhưng Giáo luật cũng có nói ðến trường hợp Linh mục “bị khai trừ ra khỏi hàng ngũ giáo sĩ”. Khi này, Linh mục mất ði vị thế giáo sĩ, không còn ðược phép thi hành sứ vụ Linh mục như dâng Thánh lễ, ban các Bí tích…, nhưng chức thánh vẫn là muôn ðời.

Cũng có vấn ðề hồi tục của Linh mục, do bị kỷ luật hay ðược chấp thuận theo ðơn xin, với những lý do chính ðáng. Việc này ðòi hỏi một tiến trình dài xem xét rất nghiêm trọng, và ðược quyết ðịnh sau cùng bởi Ðức Giáo Hoàng.

Khi tình trạng các Linh mục “bê bối” xẩy ra cách rõ ràng, việc hồi tục các Linh mục ðược tiến hành nhanh chóng hơn, và Tòa Thánh ðã rộng quyền cho cấp ðịa phận ðược xem xét quyết ðịnh, nhằm bảo vệ sự trong trắng của Giáo hội.

Có Linh mục nào ðủ can ðảm thú nhận rằng, mình không còn xứng ðáng là Linh mục của Chúa, ðể chãm sóc ðàn chiên trong sứ vụ.

Giáo hội từng ðối diện với con số báo ðộng các Linh mục phải hồi tục từ sau Công ðồng Vatican II, nhất là dưới triều ðại các Ðức Giáo Hoàng Paul VI (1963-1978), Ðức Giáo Hoàng Gioan Phao Lô II (1978-2005).

Con số Linh mục tự ý bỏ nhiệm sở phục vụ (ngắn hạn hay vĩnh viễn),theo thống kê, cũng không phải là ít.

Tôi có biết một Linh mục trẻ gốc Hispanic, từ khi còn là ðại chủng sinh, ðược thụ phong Linh mục, và ðược bài sai về làm phó xứ tại giáo xứ tôi. Cha vẫn nãng vào nhà chầu Thánh thể ðể cầu nguyện với Chúa. Khi chuyển ði nơi khác, hàng tháng Cha ðều quay trở lại, ðể dâng thánh lễ xin ơn chữa lành cho cộng ðoàn Hispanic. Bẵng ði một thời gian, tôi nhớ ðến Cha và có hỏi thãm mấy người thân quen. Họ trả lời nên quên ông ấy ði, vì ðã bỏ giáo xứ, biến ði ðâu mất tãm tích lâu rồi.

Vị trí xấu mà hạt giống ðức tin rơi xuống trong dụ ngôn Chúa nói, chắc khác hẳn hoàn cảnh sa ngã của các Linh mục.Các vị ấy, ðã ðược chuẩn bị kỹ lưỡng, ðã ở giữa nơi chỗ tốt lành, nhưng rồi ðã tự dễ dãi, ðể cho con người phàm tục thấp hèn lấn lướt con người thiêng liêng, trong nội tâm của mình, và sa ngã.

Phân tâm học Sigmund Freud có nói ðến sự ðối chọi, giằng co thường xuyên trong mỗi con người, giữa siêu ngã (superego) và dục nãng (libido); ðể từ ðó, người ta sẽ trở nên tốt lành thánh thiện, hay rơi vào xấu xa tội lỗi, tùy theo kết quả ngả về phía nào.

[Theo Sigmund Freud (1856-1939), siêu ngã {gồm có lý tưởng của bản ngã, cái tôi (ego) và lương tâm} hoạt ðộng giúp ðè nén ham muốn của bản nãng, và cố tìm cách khiến bản ngã hành xử có ðạo ðức xứng hợp hơn, thay vì ðể bị lôi cuốn bởi hoàn cảnh thực tế, có nhiều hình thái ðánh thức bản nãng. Siêu ngã luôn tiến tới sự hoàn hảo về ðạo ðức. Trong khi ðó, dục nãng là một phần của bản nãng, và là ðộng lực thúc ðẩy cho mọi hành vi, lôi kéo bản ngã trôi trượt xuống những gì tối tãm.]

Người thường xuyên ý thức vai trò và trách nhiệm của mình,và luôn tự rèn ruyện, tu dưỡng, sẽ giúp cho siêu ngã luôn thắng vượt dục năng.

Không thể quên việc phải luôn cầu nguyện với Chúa, dù là giáo dân hay ở bất cứ phẩm trật nào, ðể tâm hồn trong sáng, hướng dẫn ðời sống thiện lành.

Một thực tế dễ nhận thấy là do ðặc thù của môi trường vãn hóa xã hội Hoa Kỳ ngày nay, sự tiếp xúc giữa Linh mục với giáo dân mọi giới, như rất thoáng, dễ tạo ra các cử chỉ thân mật quá mức cần thiết, nhất là ðối với nữ giới. Từ ðó có thể dẫn ðến việc…như từng xẩy ra.

Hoặc nữa, các sinh hoạt cá nhân như vấn ðề ẩm thực, các phương tiện giải trí… có hay không những tác ðộng, ảnh hưởng nào ðấy, ðến tâm sinh lý con người.

Linh mục Gioan Maria Vianey, ðấng ðã ðược phong thánh nãm 1925, bổn mạng của các cha sở, vốn cũng là một cha sở rất nổi tiếng, có nói rằng: “Phương tiện ðể sống tốt ðối với một Linh mục là sống như ở chủng viện”. Nhưng rồi ngài nói thêm: “nhưng ðâu phải lúc nào cũng làm ðược”.

Người ta cũng hay nghe nói về tâm trạng cô ðơn của ðời linh mục. Nhất là tình trạng hiện nay hầu như rất nhiều giáo xứ tại Hoa Kỳ không có Cha phó. Vậy thì Chúa là ai và Chúa ở ðâu. Và làm sao lại có thể dễ dàng quên ði người Thầy, người bạn hằng luôn ở bên cạnh mình như thế, nơi những giờ phút tâm tình cầu nguyện.

Sự cô ðơn của Linh mục mang tính ðặc biệt rất riêng và phải chấp nhận như thế. Linh mục cũng là con người, là một Ki tô hữu, sống chung giữa giáo dân. Cũng phải chia sẻ những ðiều gì ðó chung với họ. Cũng phải chấp nhận mọi thứ liên quan ðến cuộc sống ðời thường, cũng bị dòm ngó, soi mói, bị phê phán, bị xúc phạm, hiểu lầm…Một mặt khác, Linh mục có chức thánh nên cũng cần ðược tách rời ra, vượt lên trên mọi người.

Quả thật có khó khãn thách ðố giữa hoàn cảnh như vậy. Những công tác mục vụ nhiều khi tràn ngập áp lực, dễ gây cãng thẳng, dồn nén cho Linh mục. Một lúc nào ðó, các uẩn khúc và ức chế tiềm ẩn bùng vỡ, tạo ra những hệ quả xấu.

Ðã có rất nhiều tác phẩm của các Linh mục lớp trước, có cả các huấn từ của các ðấng bậc bề trên như “Chỉ nam Linh mục của Bộ Rao giảng Tin mùng”, “ Huấn từ của Ðức Giáo hoàng Gioan Phaolô II ngỏ với các Linh mục”; ðể hướng dẫn hay chia sẻ, cùng cảm nhận, trao ðổi tâm tình, hoặc nói về tất cả mọi ðiều chuyện liên quan ðến Linh mục, từ sứ vụ ðang ðảm nhận, cho ðến ðời sống thường nhật, và những trường hợp, hoàn cảnh có thể gặp phải hay ðương ðầu…, kể cả ðiều tế nhị khó nói.

Không biết có ðược bao nhiêu Linh mục tìm ðọc các tác phẩm loại này ðể trang bị, củng cố thêm cho nội lực bản thân, giúp vượt qua những khoảnh khắc gặp phải khó khãn hay bị cám dỗ lôi cuốn.

Tu ðức học nói thẳng rằng “bóng ðêm lớn nhất trong ðời tu là bóng dáng của dục vọng”. Là con người, có ai mà không tránh khỏi bị dục vọng cám dỗ. Vấn ðề là phải cố gắng chiến thắng từng cơn cám dỗ, cần thiết hơn nữa ðối với một cá nhân có vai trò và vị trí ðặc biệt, như các Linh mục.

Giáo hội Việt Nam cũng không tránh né một góc cạnh của vấn ðề này. “Vấn ðề tính dục và ðời sống tu trì”, “Tình cảm và tính dục trong ðời sống và sứ vụ Linh mục ngày nay”, là ðề tài nổi bật trong kỳ thường huấn Linh mục tại nhiều Giáo phận. Linh mục Micae Phaolô Trần Minh Huy thuộc Hội Xuân Bích, là người ðảm trách nói về chủ ðề ðặc biệt tế nhị ấy.

Các nghiên cứu, biên soạn cho ðề tài thuyết trình của Cha Trần Minh Huy, ðược in thành tác phẩm: “Linh mục và Tu sĩ sống trưởng thành tình cảm & tính dục trong bối cảnh Giáo hội và xã hội hôm nay”, xuất bản nãm 2019 vừa qua.

Một số tài liệu tu thân dành cho các linh mục tu sĩ

Chỉ có ðức tin vào Chúa mới là ðiều tuyệt ðối và quan trọng. Nhưng cũng có những giáo dân tin Chúa thông qua sự tin nơi các Linh mục. Khi sự tin này bị mất ði thì ðức tin của họ ðâm ra chao ðảo. Dễ gặp trường hợp các Linh mục bê bối, ðã gây ra tác ðộng xấu nơi giáo dân như thế nào.

Sau vụ việc ông cha sở phạm thánh nêu trên, nhiều giáo dân tỏ thái ðộ tiêu cực, nhưng cũng rất ðông người ðã ðến Ðại Chủng viện ðịa phương ðể cầu nguyện, bầy tỏ sự tin cậy trong tâm tình chia sẻ và cảm thông, cũng như ðộng viên tinh thầncác Linh mục và Tu sĩ.

Ðứng trước các gương mù, gương xấu, làm cớ cho sa ngã, con nhà ðạo rất quen thuộc ðoạn Kinh Thánh này:

Những ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn ðang tin Thầy ðây phải sa ngã, thì thà treo cối ðá lớn vào cổ nó mà xô cho chìm xuống ðáy biển còn hơn…Nếu tay hoặc chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy chặt mà ném ði; thà cụt tay cụt chân mà ðược vào cõi sống, còn hơn là có ðủ hai tay hai chân mà bị ném vào lửa ðời ðời. Nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném ði; thà chột mắt mà ðược vào cõi sống, còn hơn là có ðủ hai mắt mà bị ném vào lũa hỏa ngục.”
(Mát-thêu 18: 6,8,9).

Xem ra Chúa rất nghiêm khắc và thật cứng rắn, quyết liệt, khi lên án sự sa ngã, và ðòi hỏi phải loại bỏ những gì liên quan ðến sự sa ngã. Nhưng Chúa cũng luôn nhân từ, sẵn sàng tha thứ cho mọi tội lỗi, khi kẻ vấp phạm ðã biết ãn nãn thống hối, qua bí tích hòa giải.

Có ðiều, các sự việc liên quan ðến vấn ðề vi phạm dục tình của các Linh mục trong thời gian qua, ngoài những trường hợp phạm pháp rõ ràng, còn thường ra ðều rất tế nhị, như là dư luận ác ý, sự ðồn thổi vu cáo vô cãn cứ, bên cạnh tính chất ðặc thù của luật pháp (diễn dịch và suy luận về hành vi…), liên quan tới tội danh này, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.
Hẳn nhiên còn phải nhớ ðến Ấn tín tòa giải tội.

Xin mạn phép ðược giải thích riêng,dành cho những ai không phải là giáo dân:

“Ấn tín tòa giải tội hay ấn tòa giảo tội, bí mật tòa giải tội, là một ðiều bất khả xâm phạm. Ðược hiểu như là cấm Linh mục giải tội, không ðược phép tiết lộ với bất cứ ai, về bất cứ ðiều gì liên quan ðến người ðã xưng tội với mình, dù bằng lời nói hay cách nào khác, và vì bất cứ lý do gì.”. (Trích ðiều 984, bộ Giáo luật 1983.)

Như ðã biết, thực tế giải quyết hậu quả các vụ việc liên quan ðến vấn ðề “lạm dụng tình dục” của giáo sĩ, do tố cáo, thưa kiện, các Giáo phận cũng ðã tốn nhiều công sức và tiền của. Nhưng rồi sau ðó kết quả như thế nào hay các biện pháp nào ðược áp dụng cũng không ðược rõ lắm.

Dẫu sao phải tin vào sự giải quyết khôn ngoan, ổn thỏa, hợp tình hợp lý, của các ðấng bản quyền, dưới sự hướng dẫn, soi sáng của Chúa Thánh Thần.
Khó có thể hiểu thêm ý nghĩa và mục ðích của mẩu thông báo này, ðược ðãng thường xuyên từ lâu, trên tờ Texas Catholic Herald của Tổng Giáo phận Galveston-Houston. (Xin mời xem ảnh kèm theo bên dưới). Ðây là sự thể hiện tinh thần trách nhiệm, là lời cảnh báo nhắc chừng, hay thừa nhận về một tình trạng chưa chấm dứt.

Ðã có trường hợp giáo dân phát hiện ra Linh mục phụ trách mục vụ nơi chỗ này, từng vướng vào chuyện lùm xùm trước ðây ở nơi khác, nên bầy tỏ phản ứng với giáo quyền.

Dù thế nào chãng nữa, Linh mục cũng là con người, là tạo vật bất toàn với tất cả sự yếu ðuối thấp hèn như bao con người khác. Xin chung lời cầu nguyện cho các Linh mục ðừng bao giờ bị sa ngã, ðể các ngài luôn bảo vệ toàn vẹn sự trong sáng của ơn gọi cao cả trong chức Linh mục ðã ðược lãnh nhận.

*
Cũng từ chuyện về các Linh mục, vấn ðề thiếu Linh mục do thiếu ơn gọi trầm trọng, là tình trạng hiện nay tại nhiều Giáo hội quốc gia, cũng như của Giáo hội Hoa Kỳ. Ðiều này ðưa tới nhiều khó khãn cho công việc truyền giáo, sinh hoạt mục vụ…, ðồng thời cũng nẩy sinh nhiều ý kiến tranh luận.

Có ý kiến nêu lên vấn ðề ðộc thân của Linh mục, thậm chí còn ðề nghị cho phép Linh mục ðược lấy vợ. Hoặc nói ðến chuyện phong chức Linh mục cho nữ giới, hay cho các Phó tế vĩnh viễn…ðều là những việc dường như không tưởng, bất khả thi, khi hiểu sai về chức thánh Linh mục và danh xưng, ðã hàm chứa những ðòi hỏi bắt buộc phải có, từ rất lâu ðời trong ðời sống Giáo hội.

Tại sao không nghĩ ðến nhiều phương thức khác có thể thực hiện ðược, ngoài những ý kiến xoay quanh mấy vấn ðề nêu trên.

Sửa ðời cho tốt ðẹp là trách nhiệm ðạo luôn phải làm như từ trước ðến nay. Nhưng không thể ðòi hỏi phải sửa những ðiều có tính chất bất khả của ðạo ðể theo ý ðời, ði ngược lại những ðiều Chúa truyền dậy. Hợp lý hơn, có chãng là canh tân, ðổi mới những gì trong ðạo, không còn phù hợp với thời ðại, như tinh thần Công ðồng Vatican II ðã khởi xướng và thực hiện với nhiều canh tân ðổi mới quan trọng về Tín lý, Phụng vụ, Tổ chức trong Giáo hội, về người giáo dân… (thánh lễ cử hành bằng ngôn ngữ Giáo hội quốc gia, khôi phục chức Phó tế vĩnh viễn, nâng cao vai trò Tông ðồ giáo dân…).

Linh mục mang hình ảnh của Ðức Giêsu Ki Tô, là hiện thân của Ngài, qua sứ vụ phục vụ những nhu cầu thuộc về ðời sống thiêng liêng của con cái Chúa. Linh mục cũng là người phải cố gắng kiếm tìm, gọi mời thêm nhiều người tin vào Chúa. Linh mục là cầu nối con người với Thiên Chúa.
Theo thời gian, cách nhìn và tương quan với Linh mục ðã có những thay ðổi từ phía giáo dân. Từ sự tin tưởng gần như tuyệt ðối trước ðây, ngày nay ði ðến tình trạng thực tế là có một khoảng cách nào ðó giữa giáo dân và Linh mục, cùng các dấu hỏi. Thường nghe kiểu nói là tin Chúa chứ không tin các Linh mục. Cũng dễ hiểu nguyên nhân của tâm trạng này giữa cuộc sống xã hội trần thế.

Tấm gương nên thánh của các Linh mục ðạo hạnh thánh thiện là lẽ thường. Nhưng câu chuyện về chân phước Carlo Acutis vừa ðược Giáo hội tuyên phong, cậu thiếu niên ngưới Ý mười lãm tuổi, chỉ có niềm say mê tin học, và trang phục quần jean, áo thung, ði giầy thể thao; ðã ðánh thức cuộc sống ðức tin cho bao con người, nhất là giới trẻ. Ðây là một phương cách sống ðức tin trong thời ðại mới, thực tế và hiệu quả về việc làm chứng cho Chúa, nơi xã hội hôm nay. Ðây cũng là thêm một bài học cụ thể cho các Linh mục trong việc hướng dẫn thực hành ðức tin cho giáo dân của mình, ðặc biệt lớp trẻ.

Ðạo là ðạo của ðức tin. Và ðức tin là do Thiên Chúa ban cho con người, ðể con người nhận biết và tôn thờ Thiên Chúa. Rồi từ ðó biết sống ðức tin là sống theo những gì Chúa dậy, tôn thờ, kính mến Thiên Chúa và yêu thương người khác. Việc làm cụ thể khác của ðức tin là luôn gần gũi Chúa qua tâm tình cầu nguyện, chia sẻ giúp ðỡ người quanh mình những gì có thể, làm chứng cho Chúa bằng chính cuộc sống mình…

Ngày nay, cho dù ðức tin của giáo dân ðã trưởng thành nhiều hơn lên, dẫu trong nhiều hoàn cảnh khó khãn thử thách, nhưng vẫn cần có sự hiện diện của Linh mục. Chỉ Linh mục mới có nãng quyền thiêng liêng ðể cử hành phụng vụ, ban các bí tích, là những ðiều gần gũi và cần thiết cho giáo dân. Thế nhưng, nhiều khi cách thức hướng dẫn việc thực hành ðức tin cho giáo dân của Linh mục, qua các bài giảng, lại mang nặng tính kinh viện, không ðưa ra những hình ảnh gần gũi cụ thể, nơi ðời sống thực tế chung quanh.
Thêm nữa, ðối diện với tình trạng thiếu hay không có Linh mục ðể cử hành các bí tích, hoặc hoàn cảnh không thể có các sinh hoạt phụng vụ bình thường; cách thức, giải pháp nào khả thi.

Câu chuyện về các Giáo hội thầm lặng dưới chế ðộ Cộng sản hay sinh hoạt của ðời sống ðạo trong suốt thời gian cơn ðại dịch vừa qua và vẫn còn ðang tiếp diễn, chắc hẳn ðã có nhiều ðiều suy nghĩ về sự hiện diện, về việc thi hành sứ vụ của Linh mục, bên cạnh việc sống ðức tin của giáo dân, từ các ðấng bậc giáo quyền.

Thêm nữa, những thay ðổi và tiến bộ mọi mặt của thời ðại, cũng ðặt ra cho Giáo hội nhiều vấn ðề ðòi hỏi phải canh tân ðổi mới, ðể giúp cho giáo dân sống ðạo chủ ðộng, sinh ðộng hơn, thay vì cứ hạn hẹp trong nhiều kiểu cách hướng dẫn như theo công thức quen thuộc cũ, dễ tạo ra xơ cứng nhàm chán.

Như thể, từ trước ðến nay, người giáo dân chỉ mới biết cách thức rửa tội cho người nguy tử, ðọc kinh rước lễ thiêng liêng, cầu nguyện qua nhiều hình thức, ở bất cứ hoàn cảnh nào…. Mới nhất là các thánh lễ trực tuyến, thánh lễ online trên YouTube (vẫn chỉ là giải pháp tạm thời trong mùa dịch bệnh). Có một vài sáng kiến nữa, nhưng cũng thực hiện hợp cách với kỷ luật phụng vụ, khi tình trạng lây nhiễm vẫn còn ðe dọa. Vậy còn các nhu cầu thiêng liêng khác của giáo dân cũng cần kíp và ở vào lúc cấp bách, bất thường, mà không có Linh mục hiện diện, chưa ðược giáo luật quy ðịnh, thì sao ðây?
Dễ nhận ra tầm quan trọng của vấn ðề này, vì thời gian bùng phát trong cơn ðại dịch vừa qua, có thực trạng người hấp hối, người chết hàng loạt cùng một lúc, họ ðã không ðược nhận bí tích cuối cùng hay có nghi thức tiễn biệt nào. Rồi do sự giới hạn nghiêm ngặt của y tế, cho dù nếu có Linh mục, thì bí tích xức dầu bệnh nhân cũng chỉ ðược thực hiện cách gián tiếp, ngắn gọn, qua miếng bông gòn tẩm dầu thánh, hay một cách trung gian nào ðó, như từng chứng kiến qua truyền thông ghi lại.

Như vậy tính hợp thức trong trường hợp này sẽ như thế nào.

Vì hoàn cảnh không có Linh mục, với tâm tình phó thác cậy trông của chính bản thân một người con cái Chúa ðang trong giờ lâm tử, hoặc nhờ sự giúp ðỡ hướng dẫn thiêng liêng của người ðồng ðạo hiện diện bên cạnh, qua việc ãn nãn thống hối tội lỗi và lòng ước ao ðược ðón nhận ơn tha thứ, người ðang trong giờ lâm tử ấy có ðược hưởng nhờ ơn của bí tích giải tội, bí tích xức dầu cách thiêng liêng chãng. Hẳn nhiên Chúa biết và Chúa có cách của Ngài. Câu chuyện “người trộm lành” bị ðóng ðinh bên cạnh thập giá Chúa Giêsu nãm xưa trên núi Sọ, như một gợi mở ðể cảm nhận, suy nghĩ.

Nhiều giáo dân cao niên người Việt ðều biết về việc giúp người hấp hối dọn mình thiêng liêng, trong trường hợp không thể có Linh mục hiện diện.

Qua trường hợp như vừa nêu, rất cần sự hướng dẫn rộng rãi của giáo quyền.
Vai trò của Phó tế, vai trò của giáo dân, trong nhiều lãnh vực và phạm vi, ðã ðược Giáo hội ghi nhận, ðánh giá cao. Nhìn riêng, người giáo dân thường luôn có mặt ở nhiều nơi chỗ trong cuộc sống thường ngày. Vậy trong hoàn cảnh mới, ngoài các phần vụ quen thuộc mà hai thành phần này ðược phép thi hành theo quy ðịnh, có thể có thêm những phần vụ mới nào cho họ ðược phép ðảm nhận hay không, ðể họ mạnh dạn thực hiện việc giúp ðỡ thiêng liêng cho người khác khi cần thiết. Ðương nhiên, phải có những hướng dẫn chặt chẽ kèm theo ðể tránh sự lệch lạc chệch hướng, nhất là ðiều gì liên quan ðến phụng vụ, hay trong việc chia sẻ, trình bầy Kinh Thánh, mà nhiều khi chỉ vì quá hãng say, sùng tín, dễ ðưa ðến sai lạc, vì sự hiểu biết chủ quan của cá nhân thường có giới hạn.

Bên cạnh ðó, có lẽ cũng cần phải có cách nhìn mới và những linh hướng cụ thể hơn cho các phong trào giáo dân, ðang có sự phát triển, qua các hoạt ðộng của các phong trào này (nhóm Lời Chúa, nhóm Thánh Linh, Lòng Chúa thương xót, cầu nguyện chữa lành…)

Một vài ðiều vừa trình bầy, và nhiều ðiều khác nữa, liên quan ðến tổ chức và sinh hoạt các mặt trong ðạo, giũa cuộc sống hôm nay, thuộc về thần học và tín lý, nên không ðược phép lạm bàn.
*
Từ việc ðau lòng là sự sa ngã của những Linh mục, bên cạnh những ðiều chuyện xẩy ra tại giáo triều Rôma, chung quanh một vài tổ chức phụ thuộc, chuyện liên quan ðến vài vị Hồng Y, như Hồng Y Theodore McCarrick (Tổng giáo phận thủ ðô Washington của Mỹ, ðã phải hoàn tục tháng 2 nãm 2019), cùng với bao nhiêu vấn ðề nẩy sinh, nổi bật là vụ “tiến trình công nghị” của Giáo hội Ðức mới rồi, làm nhớ lại những sự kiện sóng gió trước ðây trong lịch sử; Giáo hội như ðược nhắc nhở ðể nhìn lại sự hiện diện của mình trong cuộc sống xã hội và những gì bất ổn nội bộ.

Nhiều vấn ðề của Giáo hội liên quan ðến thần học và tín lý, nhưng cũng có liên quan ðến vấn ðề tổ chức và con người.

Ðạo hiện diện trong cuộc sống xã hội con người và phải ðối diện với những vấn ðề của xã hội con người, trong ðó có vấn ðề tổ chức và con người của tổ chức. Bất luận tổ chức nào, kể cả của tôn giáo, cũng ðòi buộc phải hoàn hảo. Và con người của tổ chức, thì luôn gặp phải mọi thứ thách ðố, nhất là trong một thế giới tràn ðầy cám dỗ sa ngã hiện nay.

Để có một tổ chức và những con người của tổ chức thật hoàn hảo, hoàn thiện, cần đến nỗ lực tự soi chiếu không ngừng và chấn chỉnh thường xuyên.
Chúa ðã thiết lập Hội thánh Công giáo với sứ vụ hướng dẫn, phục vụ con cái Chúa và thánh hóa trần gian, ðem ơn cứu ðộ của Chúa ðến cho mọi người. Ngoài yếu tố thiêng liêng, Hội thành còn có yếu tố thế gian. Với yếu tố này, Hội thánh là một tổ chức hữu hình và có một hệ thống cơ cấu, phẩm trật; gồm những con người ðược tuyển chọn và phân nhiệm. Như vậy, ðể giữ ðược sự thánh thiện tinh tuyền, Hội thánh luôn phải hoàn hảo và hoàn thiện, về cả tổ chức lẫn con người.

Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn thánh hóa và ban xuống cho Giáo hội mọi sự canh tân ðổi mới cần thiết, ðang ðòi hỏi thúc bách, ðể thích ứng với cuộc sống có những tiến bộ vượt bậc về nhiều lãnh vực của thế giới ngày nay.
Qua con ðường thập giá, Ðức Ki Tô chịu khổ nạn ðể cứu ðộ nhân loại. Và ðể xứng ðáng ðược ðón nhận ơn cứu ðộ, ngoài niềm tin vào Chúa, chịu phép rửa làm con Chúa, mỗi người còn phải luôn sống tuân giữ lề luật của Chúa. Con cái thành tín thì trung kiên ði theo ðường lối công chính Chúa dậy, nhưng cũng vẫn “…có nhiều người sống ðối nghịch với thập giá Ðức Ki Tô” (thư thánh Phaolô gửi tín hữu Phi-líp-phê 3,18).

Vì thế trên thập giá Chúa, bao giờ cũng có những dấu ðinh mới.

Ngọc Tự
(06.11.2020)

7 BÌNH LUẬN

  1. …ông linh mục này không phải là người duy nhất, nếu có đót phá để tẩy uế thì chắc phải đốt luôn cả Vatican quá

  2. Cứ mỗi khi nhắc tới linh mục công giáo lại gợi nhớ trong tôi câu chuyện đọc được trên Facbook có thể tóm gọn như sau: Một ông đi qua cuối một nhà thờ, thấy người tụ họp đông đảo, hỏi một người đứng đó rằng lễ gì? Người kia trả lời lễ truyền chức linh mục. Ông ta buông một câu: lại thêm một tên ăn bám.
    Đành rằng Giáo hội do Chúa lập ra nhưng lại do con người điều hành. Mà con người thì muôn năm vẫn không bỏ được tham, sân, si… dù có ở địa vị nào đi nữa. Và có vẻ như càng có địa vị cao, ngay cả trong Giáo hội, người ta càng dễ dàng hơn. Chắc những chuyện gọi là “tầy trời”như hai ông linh mục này làm không phải hi hữu. Như vụ ông Carric chẳng hạn. Ba đời giáo hoàng mà vẫn không giải quyết xong. Không phải các đấng thẩm quyền không biết nhưng e xấu chàng thì hổ mặt ai!
    Lạ một điều mỗi khi truyền chức cho một ông lên làm linh mục, Giáo hội viện đủ các loại thánh thiêng, từ Chúa đên Đức Mẹ rồi các Thánh không thiếu vị nào. Ngay vị linh mục cũng có thánh bổn mạng, thiên thần bản mệnh và các vị thánh của các vị tham gia lễ truyền chức và đặt tay lên đầu vị tân linh mục đê cầu xin và chúc phúc. Thật là một lực lượng khá hùng hậu của cả trên trời và ở dưới thế. Vậy mà khi vị này toan làm những chuyện phản lại lời tuyên hứa thì chẳng thấy vị thánh nào can thiệp. Rồi cũng như chuyện fake News, người ta đổ tội cho ma quỉ cám dỗ. Và xin mọi người cầu nguyện. Thế là xong. Chức linh mục đời đời đấy!
    Một anh đại chủng sinh được truyền chức linh mục giống như một thằng ăn mày bỗng nhiên trở thành hoàng tử. Nếu anh ta được về làm chánh xứ ở đâu đó thì tha hồ mà hô phong hoán vũ. Linh mục là con người hai mặt: đời và đạo. Khi rời bàn thờ rồi thì cũng chỉ còn là một con người đúng nghĩa, cũng ăn tục nói phét nhưng khó là “được Chúa chọn và sai đến” nên ai nói gì thì lại mang tội “chống cha là chống Chúa”. Giáo hôi nếu đi sâu vào và dám nói thực thì như thế đấy. Cho nên tôn giáo hay đạo ngày nay cũng chỉ là hình thức làm mặt nạ cho giới quyền chức, giới có chức thánh, xét cho cùng cũng chẳng cứu rỗi được ai qua những nghi lễ mỗi ngày mỗi phức tạp và hào nhoáng nhưng nhàm chán.
    Tôn giáo hay Đạo bản thể là tốt nhưng thường vì cố chấp không muốn hay không dám thay đổi theo trình độ của con người thời nay và tiến bộ của khoa học nên sa lầy là tất yếu không ai cứu vãn được nên cứ phải viện vào đức tin. Nhưng đức tin một khi được soi sáng bằng những thực tại đau đớn thì đức tin ấy cũng sẽ chết. Còn Đạo hay tôn giáo lúc đó cũng chỉ còn là một thứ mặt nạ cần đươc sơn phết, cần được đánh bóng lại.

    • Một vấn nạn của loài người mà chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời khá đơn giản trong truyện Tam Quốc. Lời bàn của Mao Tôn Cương có nêu ra một câu hỏi: Vậy, khi cắt máu ăn thề với nhau ở vườn đào, ba anh em kết nghĩa Lưu Bị, Quan công và Trương Phi đã vái vị thần nào mà linh thiêng thế? Xin thưa (câu trả lời của Mao) rằng, khi thề hứa một điều gì thì đúng ra là mình thề với chính lòng mình, còn bao nhiêu thần thánh nào đó, dẫu có linh thiêng đến đâu cũng không thể “phù hộ” cho lời thề hứa của mình, nếu chính mình không chịu giữ lời thề ấy.

  3. Bài viết này nên được xếp vào loại Tạp Ghi thì đúng hơn là Tạp Văn.

    Một trong những cái KẸT lớn nhất của đạo Chúa, đó là bắt các tín đồ phải “biết đè nén dục vọng”. Định luật căn bản của Newton trong Vật Lý đã nói rằng: Khi ta đè nén lên một vật với một lực F, thì sẽ nhận lại một phản lực tương đương -F để giữ cho vật ấy không chuyển động.

    Trong khi đó, lý thuyết của Phật giáo chú trọng đến sự Giải thoát khỏi dục vọng, chớ không phải là “đè nén”. Khi Lực không còn, thì Phản lực sẽ biến mất. Muốn được vậy, chúng ta cần phải hiểu rõ những nguyên nhân của dục vọng và chính bản thân mình. Sự Hiểu biết và Tỉnh thức (luôn lắng nghe và chú ý đến nội tâm của mình) mới chỉ là điều kiện CẦN để CÓ THỂ đưa một người đến chỗ Giải thoát. Điều kiện ĐỦ là sự tu luyện của chính người đó. Hiểu biết về một bản nhạc chưa đủ, nhưng để chơi được bản nhạc đó, ta cần phải luyện tập. Luyện nhiều thì đàn hay, ít luyện thì đàn dở. Tôi chỉ hiểu lõm bõm đến đó thôi và cũng chưa bao giờ tu. Xin được chấm dứt tại đây.

  4. Với rất nhiều tai tiếng mà tôi tin rằng những vụ kể trên chỉ là một số rất ít những trường hợp điển hình, tôi nghĩ rằng thập giá Chúa không chỉ mang vài dấu đinh mới mà đúng ra là những tràng đạn bắn “la-phan” tới tấp qua nhiều năm tháng!

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên