Nhân vụ vận động viên Belarus được Ba Lan cấp visa

1
Vận động viênKrystsina Tsimanouskaya . Ảnh Twitter)

Một chuyện bên lề hấp dẫn nhất của Thế vận hội mùa hè Tokyo tuần này không diễn ra tại các sàn thi đấu, mà lại ở phi trường Haneda của Nhật Bản.

Krystsina Tsimanouskaya, 24 tuổi, vận động viên chạy nước rút người Belarus cho biết cô đã bị đưa đến sân bay trái với ý muốn của mình sau khi công khai chỉ trích các quan chức Olympic của Belarus trên mạng. Họ muốn trả cô về Belarus, đang do nhà độc tài Alexander Lukashenko cai trị, để đối mặt với hậu quả công khai phê phán quun chức nhà nước.

Năm ngoái, Belarus, một Công hòa cũ của Liên Xô, đã có những cuộc biểu tình lớn để phản đối cuộc bầu cử tổng thống gian lận của ông Lukashenko. 

Khi đến sân bay, cô Tsimanouskaya đã khiếu nại với cảnh sát sân bay và Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC), lập tức một khủng hoảng quốc tế về ngoại giao và thể thao xảy ra ngay sau đó. Cảnh sát Nhật Bản đưa cô về ở khách sạn sân bay một đêm, ngày hôm sau, cô được đưa đến Đại sứ quán Ba Lan ở Tokyo và được cơ sở ngoại giao này cấp thị thực vì lý do nhân đạo. Cô đã lên máy bay đến Warsaw vào thứ Tư.

Trường hợp của Tsimanouskaya không phải là lần đầu tiên vận động viên xin tỵ nạn tại cách cuộc tranh tài thể thao quốc tế.

Năm 1956, khoảng một nửa phái đoàn Olympic của Hungary đã đào tẩu tại Thế vận hội Melbourne sau khi nghe tin Liên Xô xâm lược Budapest. 

Hơn 20 người gồm vận động viên và huấn luyện viên đã mất tích tại hai Đại hội thể thao năm 2002 và năm 2006 của Khối Thịnh Vượng Chung, một sự kiện thể thao giữa Vương quốc Anh và các thuộc địa cũ.

Tại Thế vận hội London năm 2012, ít nhất 82 vận động viên, huấn luyện viên và đại biểu thuộc nhiều quốc gia, trong đó có Sudan và Somalia, đã nộp đơn xin tỵ nạn.

Tại Thế vận hội Tokyo lần này, cô Tsimanouskaya cũng không phải là vận động viên đầu tiên định trốn khỏi quê hương.

Tháng trước, trong trận đấu vòng loại World Cup ở Nhật Bản vào tháng 6, Nhật Bản đã cấp thị thực 6 tháng cho một cầu thủ bóng đá Myanmar xin quy chế tỵ nạn để tỏ sự đoàn kết với phong trào biểu tình chống vụ đảo chính của quân đội. Sự chấp thuận được đưa ra sau khi chính phủ Nhật Bản thông qua một biện pháp cấm trục xuất công dân Myanmar trong lúc chính phủ quân sự phản ứng mạnh tay đối với những người biểu tình.

Và trước khi Thế vận hội Tokyo bắt đầu, Julius Ssekitoleko, vận động viên cử tạ người Uganda đã mất tích trong lúc cả đoàn đang tập luyện ở tỉnh Osaka. Anh Ssekitoleko đã để lại một mảnh giấy nói rằng anh ta ra ngoài đi tìm việc làm. Anh bị phát hiện 5 ngày sau đó và đưa trở về Uganda, nơi anh sẽ bị giam giữ để chờ đối mặt với các cáo buộc về gian trá có thể xảy ra.

(Theo Time)

 

Vận động viên Krystsina Tsimanouskaya của Belarus vẫy tay chào mọi người trong lúc chuẩn bị đáp chuyến bay từ Nhật Bản về Ba Lan (Ảnh Charly Triballeau–AFP/Getty Images)

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên