Người từ chối vinh quang và tiền bạc

4
(hôm nay, 13/6/2021, nhà toán học Nga, Grigory Perelman, tròn 55 tuổi)
Nhà toán học Nga Grigory Perelman được mệnh danh là “bộ óc thiên tài của nhân loại”, người đã từ chối giải thưởng 1 triệu đôla của Viện Toán học Mỹ Clay trao tặng năm 2010 vì đã giải được một trong “bảy thách đố thiên niên kỷ” của toán học là giả thuyết Poincaré. Năm 2006, Perelman cũng đã từ chối giải thưởng Fields của Hội Toán học quốc tế, trị giá 7.000 USD. Hiện nay, ông cắt đứt mọi liên hệ với xã hội để tự giam mình trong một căn hộ tồi tàn, cũ kỹ ở ngoại ô Saint-Petersburg.
KHÔNG THÍCH GIAO TIẾP VỚI AI
Con đường của các nhân biên bưu điện vùng Kupchino bao giờ cũng đi qua chung cư 9 tầng trên phố Gashek ở ngoại ô Petersburg. Thư từ của những người hâm mộ nhà toán học Grigory Perelman gửi tới đây thường xuyên, cần phải chuyển tới tay người nhận.
Trong vùng ai cũng biết ngôi nhà của nhà toán học bí ẩn. Một tòa chung cư cũ đã xập xệ, xuống cấp. Những bức tranh graffitis vẽ loang lổ trên tường ở lối ra vào. Không có thang máy, những bậc cầu thang xi măng dẫn lên tầng 6 – căn hộ số 355. Đó là nơi Grigory Perelman ở chung cùng bà mẹ. Một căn hộ 3 phòng ngủ, 65m².
Perelman thỉnh thoảng xuất hiện tại cửa hàng thực phẩm gần đấy. Danh mục mua sắm của ông lúc nào cũng như lúc nào: rau, gạo, bánh mỳ.
Nhanh chóng trả tiền tại quầy thu ngân, nhà khoa học tài năng vội vàng đi về nhà. Không ưa giao thiệp, kỳ quặc, hoàn toàn cô độc: đó là nhận xét của mọi người dân trong vùng về Perelman.
Ông không có vợ, hiện sống với người mẹ 79 tuổi tên là Lyubov Leybovna, nguyên là giáo viên dạy toán trung học phổ thông và hiểu con trai hơn bất cứ ai trên đời.
Không ai biết chính xác thiên tài của thời đại chúng ta sử dụng thời gian như thế nào. Những người hàng xóm chỉ gặp ông trên phố. Perelman lịch sự chào hỏi, thế thôi. Nghe nói, ông ấy chỉ tập trung vào khoa học. Và còn thích đánh cờ.
Những người láng giềng rất ngạc nhiên trước thông tin về việc Perelman sống dở chết dở. Họ nói rằng điều đó không đúng – ông ấy vẫn bình thường như trước đây.
– Ông ấy vẫn có gì mặc nấy. Không nên chỉ trích, – một chị hàng xóm của nhà toán học trả lời. – Hôm qua tôi vừa nhìn thấy ông ngoài phố, đang đi vào cửa hàng. Ông ấy chào tôi. Dạo trước, ông ấy hay dìu mẹ đi dạo trong sân. Nhưng đã một năm nay, chúng tôi không gặp bà Lyubov Leybovna, bà ấy ốm nặng. Trước Tết bà ấy phải nhập viện. Nhưng hiện nay ở nhà, Grigory trông nom mẹ.
Không thể vào căn hộ của nhà toán học nổi tiếng – Perelman thậm chí không mở cửa cho những người hàng xóm sống cùng nhà đã hơn 40 năm nay.
– Không ai đến chơi nhà Perelman, ông ấy một mình bước ra khỏi căn hộ, – những người hàng xóm khoát tay nói. Ông ấy không thích để ý và không nói chuyện với người lạ. Cứ thế rảo bước, không nhìn ai. Nhưng vào dịp Năm mới ông ấy cũng chúc mừng mọi người.
Đạo diễn Andrey Grigoryev, người từng làm bộ phim về nhà toán học, cũng không ngạc nhiên về y phục của nhà toán học nổi tiếng. Theo ông, đối với thiên tài ăn mặc như vậy là chuyện bình thường.
– Các bạn bây giờ mới thấy Perelman đi giày cao su chân trần ư? – Andrey Grigoryev nhíu mày. Tôi đã được chứng kiến điều đó một năm nay rồi. Ông ấy khác người và có quyền lựa chọn như vậy. Nhưng tất nhiên, chỉ tiếc là mặc không đúng mùa. Rất có thể ông ấy đang làm thí nghiệm trên bản thân mình.
KHÔNG QUAN TÂM TỚI TIỀN BẠC
Đạo diễn Andrey Grigoryev đích thân nói chuyện với Grigory Perelman. Theo ông, nhà toán học không gặp rắc rối nghiêm trọng nào về sức khỏe
– Tôi không hỏi thăm sức khỏe, – đạo diễn giải thích. – Đó là chuyện riêng tư. Nhưng thực ra ông ấy bị viêm xoang hàm. Khi nói hay khịt mũi. Tôi không phải là bác sĩ, nhưng tôi cảm thấy như vậy. Ông ấy không đi khám bệnh, không muốn gặp ai. Nhưng trông vẫn phong độ. Đơn giản là đôi khi bị chứng cảm lạnh.
Perelman sống kham khổ. Điều đó lộ ra thậm chí ở cánh cửa ra vào căn hộ. Nó cũ đến mức một tay nắm rơi đâu mất.
Nhưng xem ra nhà khoa học không mấy bận tâm về điều đó. Vẫn như ngày trước, khi ông từ chối giải thưởng một triệu USD, ông không quan tâm chuyện tiền nong.
– Ông ấy sống bằng cái gì ư? Khoa học thuần túy, như tự bao giờ, – người quen của Perelman nói. – Tôi sẽ không nói gì thêm vì những lý do tế nhị.
Perelman cũng im lặng – ông không nói gì với phóng viên báo “Sự thật komsomol” . Vừa nghe nhắc tên mình, nhà toán học vội bỏ ống nghe xuống.
SỐNG BẰNG LƯƠNG HƯU CỦA MẸ
Một nhân viên làm công tác xã hội nhiều lần có mặt tại ngôi nhà Perelman kể với phóng viên báo “Sự thật komsomol” về cuộc sống của nhà khoa học. Ông ta nói, căn hộ của nhà toán học sơ sài và bụi bặm. Rõ ràng là thiếu bàn tay của người phụ nữ. Bà Lyubov Leybovna vì tuổi quá cao không thể làm được công việc nội trợ.
Khi nhân viên xã hội hỏi gia đình sống bằng tiền của ai, nhà khoa học trả lời rằng họ sống chủ yếu bằng lương hưu của bà mẹ. Nhưng mới đây bà Lyubov Leybovna kể rằng năm vừa rồi Grigory có nhận lời đi dạy toán. Và thỉnh thoảng ông nhận được tiền gửi đến, hình như cũng khá nhiều. Nhưng vẫn như xưa, Perelman tránh gặp mọi người. Ông đề nghị cán bộ xã hội gọi điện thoại trước để thông báo thời gian đến. Nếu không cửa sẽ không mở. Nói chung, ông ấy ăn uống đạm bạc – bánh mỳ kẹp thịt với sữa bò hay sữa chua.
Trần Hậu (Facebook)

4 BÌNH LUẬN

  1. Ngô Bảo châu chỉ là con đom đóm so với mặt trăng Grigory Perelman về tài năng cũng như nhân cách.

  2. Không lấy tiền của tư bản, chỉ thích toán. Phục!

    Chiều ngược lại. Bám theo Ngụy, du Mỹ, lấy tiền của tư bản, hả họng là chửi Ngụy. Ngụy gọi là: “ăn cơm QG thờ ma CS”. Còn kế sách trong Binh thư Tôn Tử là: “dùng mỡ nó rán nó”. ?!

  3. Nga đã vứt cờ búa liềm xuống cầu tiêu từ 1990
    VC đừng hy vọng gì nữa mà hãy tìm Mỹ kiếm cơm thừa canh cặn

  4. Anh Phét tuởng đâu là NGỤY TÀN DƯ 3 sọc mà có tấm lòng cao thượng như rứa làm anh Phét ngạc nhiên té ra không phãi NGỤY mà là NGA.

    Nói tói NGỤY TAN DƯ và tiền bạc làm anh Phet lien tuỡng tói ông thủ tuóng NGUỴ NGUYEN CAO KẦY khi đuoc phỏng vân’ về tình hình NGỤY chống cộng tại Bolsa Cali Phọt thì ong ta tra loì là “đám NGụY mà đi quyên góp đuoc đồng nào là thèng đó ôm thùng tiền CHUỒN mất ” cứ thế cho tói bay giò hể nghe NGỤY TÀN DƯ vác thùng đi quyên góp là dân Bolsa………….chuồn kỷ trôn’ lẹ , hehehehhehehe.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên