Một nền Dân chủ không có đối lập

2
Bầu cử QH Pháp. Ảnh Politico Europe

 

Nền Dân chủ không có đối lập muốn nói ở đây là nền dân chủ tự do và của Pháp .

Đây sẽ là lần đầu tiên xảy ra từ ngày thành lập nền Đệ V Cộng hòa năm 1958 . Bầu cử Quốc hội hôm 11/6 vừa qua chỉ mới là vòng I nhưng kết quả đã đủ cho thấy đảng cầm quyền «Cộng hòa tiến bước» (La République en marche) của ông Tổng thống đắc cử Emmanuel Macron mới ra lò năm rồi chiếm được 32, 2% phiếu trong lúc đó các đảng Tả/Hữu truyền thống chỉ chiếm được 21, 5% phiếu (Cánh Hữu), đảng Xã hội chủ nghĩa 10, 2%, đảng cực Tả «Nước Pháp bất khuất» 11%, và đảng cực Hữu Mặt trận Dân tộc FN, 14% .

Đảng cộng sản không dám đứng riêng mà phải kết hợp với «Nước Pháp bất khuất » (La France insoumise) của Mélenchon có xu hướng Đệ IV, kẻ cựu thù sanh tử của Đệ III, nên mới được chung 11% phiếu.

Số cử tri vắng mặt ở kỳ bầu cử năm nay quá lớn, tới 51, 6%, điều này khó tránh sẽ đặt thành vấn đề cho chánh phủ mà dân Tây có tiếng biểu tình và đình công giỏi nhứt thế giới vì lớn lên trong «văn hóa fromage và rượu chát (vin)». Pháp có hơn ba trăm thứ fromage và cả ngàn thứ rượu chát để người dân đòi hỏi và chọn lựa. Người Pháp bằng lòng với thực tế đất nước và đời sống của mình, dấn thân vào làm việc để chờ kết quả thì ít mà đòi hỏi theo quyền lợi cá nhơn của mình thì nhiều!

Ông Emmanuel Macron đắc cử Tổng thống dễ dàng chỉ vì ông là con người mới ra lò, chưa có thành tích để phê phán, và đại đa số dân chúng đang muốn thấy đổi nước Pháp. Nhưng sau khi thay đổi rồi, qua thời gian «sống chung» đủ biết nhau, liệu sự hồ hởi hôm 23/4 và 7/5 sẽ còn không?

Chính sự hồ hởi tập thể đã thẳng tay khai tử 2 chánh đảng kỳ cựu và lớn, từ hơn nửa thế kỷ qua, thay phiên nhau cầm quyền cai trị nước Pháp, đồng thời dập tắt luôn tham vọng của hai tập hợp cực tả và cực hữu. Hiện tượng mới này, có người gọi «cơn đại triều cường», «cuộc địa chấn chánh trị», « cơn bão Macron » (Cụ Từ Thức), đủ cách tán dương phe Emmanuel Macron, …sẽ dẫn đến một thực tế chánh trị cho nước Pháp không bình thường chút nào là nền dân chủ đại nghị của Pháp sẽ không có đối lập. Liệu đó sẽ là một tương lai lý tưởng cho phe cầm quyền vì một mình một chợ dễ cai trị theo đường lối của mình hay tổn thương đến nền dân chủ tự do sẽ là một tai hại? Bởi đối lập để có dân chủ .

Đảng Xã hội chủ nghĩa (Parti Socialiste) «tự đào nguyệt chôn mình »

Xin thưa riêng Cỏ May tôi viết đảng hoặc chánh phủ, Dân biểu, Tổng thống, … “Xã hội chủ nghĩa » (socialiste) để phân biệc với tiếng «xã hội » (social) và các đảng Xã hội-Dân chủ (social-démocrates) ở nhiều nước Âu châu tuy đảng Xã hội chủ nghĩa (Parti Socialiste) ở Pháp có nguồn gốc từ Đệ II Quốc tế chớ không phải theo Đệ III Quốc tế nhưng vẫn có cùng ông Tổ Các Mác với nhau. Nhơn nói về đảng Xã hội chủ nghĩa ở Pháp thật sự chết từ hôm 11/6 vừa qua, tưởng cũng nên nhắc lại xuất xứ câu nói làm tiểu tựa trên đây. Cỏ May tôi còn nhớ nhờ đã học tập kỹ. Sau 30 tháng 4/75, dân Sài Gòn bị đi hoc chánh trị, theo sở làm, theo địa phương khu phố. Tên vc nói về bản Tuyên ngôn đảng cộng sản « Sự xuất hiện bản Tuyên ngôn của đảng cộng sản do Các Mác và Ăng-ghênh soạn thảo đánh dấu sự hình thành về cơ bản chủ nghĩa xã hội khoa học.

Những nguyên lý cơ bản được nêu ra trong tác phẩm này đã đặt cơ sở của giai cấp công nhơn là người đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản và là người xây dựng chủ nghĩa xã hội …» . Trí thức Việt kiều ở Paris tổ chức học tập «Ai thắng ai? Bộ óc thuộc về ai?» .

Ngày nay, đảng xã hội ở Pháp đã không nhờ giai cấp tư bản mà tự tay mình đào huyệt chôn chính mình vì chủ nghĩa xã hội tiêu vong, bộ óc không thuộc về ta! Cái chết do ông Christophe Cambadélis, Tổng Bí thư đảng xã hội, chánh thức xác nhận hôm tối 11/06/2017 (AFP) .

Đảng Xã hội vốn là một lực lượng chánh trị lớn, kỳ cựu, có cơ cấu chặc chẻ tạo thành cánh Tả của nền dân chủ tự do Pháp nay dã chết mà không để lại nhiều người khóc cho cái chết của mình. Trái lại, cái chết lại để lại một món nợ 95 trìệu euros .

Thông thường sau cái chết, người ta chôn xác chết, bàn tán về ngôi «từ đường màu hồng» sụp đổ. Nhưng trong trường hợp này, sự việc xảy ra khác hẳn. Những xác chết từ trong hố tập thể cùng nhau ngồi dậy, nhập vào xác mới, lao mình đi tìm về vùng đất cũ.

Cụ thể ông cựu Thủ tướng Manuel Valls, sau nhiều lần xin đầu quân với Macron bị phớt lờ, chỉ nhận được lời hứa là Phong trào Cộng hòa Tiến bước sẽ không đưa người ứng cử ở đơn vị của ông để như vậy, ông sẽ có nhiều may mắn thắng cử. Thế là ông tái ứng cử ở đơn vị củ của tỉnh Essonne (91) với bích chương màu sắc và khẩu hiệu như bích chương của Cộng hòa Tiến bước để cử tri muốn bỏ phiếu cho cánh Macron sẽ bỏ phiếu cho ông . Cách chơi bài ba lá này, không riêng gì ông cựu Thủ tướng của T.T Hollande mà của nhiều đảng viên Xã hội cốt cán khác cũng làm như vậy. Hiện tượng này đã làm cho nhựt báo Le Parisien lên tiếng cảnh báo « Hảy cẩn thận trước những nhản hiệu tạp hóa đầy rẫy trong chiến dịch vận động ứng cử » .

Vừa tạm yên ở đơn vị vì không có đối thủ nặng ký, ông Valls bị đồng chí Benoit Hamon, thất cử Tổng thống ở vòng I, phục hận, tuyên bố ủng hộ ứng cử viên cộng sản, đối thủ của ông ở đơn vị vì lúc ông ấy được chọn đại diện đảng Xã hội ứng cử Tổng thống thì ông Valls lại ủng hộ ông Macron .

Hơi dài dòng về chuyện đảng viên Xã hội để thấy, ngay tại Pháp là xứ của Cách mạng Dân chủ và Nhân quyền, đảng xã hội và cộng sản không làm độc tài được như ở Việt nam mà đảng viên vẫn suy nghĩ và hành xử chỉ nhằm mục tiêu, hoàn toàn không để ý tới tình nghĩa đồng chí, nói chi tới quyền lợi của nhân dân bị họ cai trị .

Người ta cho rằng đừng tìm hiểu nguyên nhân cái chết của đảng Xã hội vì vô ích . Chỉ cần biết nó chết vì nhiều lý do mà căn bản là ý hệ đã quá thối rữa . Hoặc có người hình dung cái chết của đảng Xã hội một cách tượng hình hơn . Từ lâu đảng viên đã bỏ đảng. Chiều chủ nhựt 11/6 là thời điểm đầu của đảng viên, cả đảng viên sừng sỏ, rơi lả tả trên đầu đài. Cả ông Tổng Bí thư đảng Cambadélis, lúc nhậm chức, người ta nói « ông đến với bề thế một lãnh tụ vĩ đại, một tay cầm quyển thánh kinh Tư bản luận (Capital của Các Mác), tay kia lăm le thanh sắt» như thanh kiếm của Samurai, cũng chia chung số phận với các đảng viên khác, đi ra khỏi ngôi nhà hồng bằng 2 chơn đi ra trước .

Đảng Xã hội đang dự định bán tài sản cuối cùng là trụ sở đảng ở đường Solférino, Paris VII, để có thể thanh toán phần nào món nợ không lồ 95 triệu euros vì đảng viên đồng loạt thất cử và đảng phá sản. Thật ra đảng Xã hội đã thật sự sụp đổ từ 5 năm nay: thất cử Hội đồng xã, Đại biểu Liên Hiệp Âu châu, Thượng viện, Hội đồng Quản hạt (vùng) và nay, Quốc Hội. Nay mọi tài nguyên đều cạn kiệt để có thể khôi phục và tái phát triển . Một bên cánh Macron mở cửa đón nhận những đảng viên tiến bộ, nhẹ tính xã hội chủ nghĩa, bên kia, Mélenchon đưa tay ngoắc những đảng viên bám theo cách mạng xã hội chủ nghĩa tới cùng . Đảng chỉ còn có thể giử làm tài sản là vủng sình lầy của ông Tổng thống François Hollande để lại sau 5 năm cầm quyền .

Cánh Hữu, đảng «Những Người Cộng hòa»

Đảng «Những Người Cộng hòa» tuy thoát khỏi cảnh bị tiêu vong như đảng Xã hội nhưng sự thất bại không phải không thảm hại . Những Dân biểu ăn ý với T.T Macron đang nghĩ lo xây dựng địa vị thuận lợi của mình. Với kết quả vòng I hôm 11/06 được 21, 5%, hi vọng qua vòng II vào chủ nhựt 18/6, đảng Cộng hòa sẽ được từ 80 tới 120 Dân biểu trong Quốc Hội. Kém hơn khóa rồi cả 100 Dân biểu nên phải nói đây là một thất bại thật sự thảm hại cho đảng lớn cầm quyền suốt từ năm 1958, chỉ mất chánh quyền cho cánh Tả 2 lần, với ông Mitterrand và Hollande.

Cái hy vọng đảng Cộng hòa sẽ chiếm được đa số trong Quốc hội sau ngày chủ nhựt này để đưa người làm Thủ tướng thật là mơ hồ. Về chương trình cai trị nước Pháp, mặc dầu chương trình của ông Fillon đã được sửa đổi cho cởi mở hơn nhưng tình thế đã thay đổi. Cái hoàn cảnh tưởng đâu đã thắng cử Tổng thống hồi tháng 4/5 của ông François Fillon nay không còn lưu lại một chút ảnh hưởng nào cả .

Trước mắt cho thấy chánh trị Pháp sẽ không có đối lập chánh trị bởi hai chánh đảng lớn nay không còn nữa . Vậy nền dân chủ pháp sẽ mất tính dân chủ hay sẽ được điều tiết bởi lực lượng quần chúng như báo chí, đường phố,… Một hình thức « đối lập xã hội ! » .

Nhắc lại trong một bài trước có nói dân chúng Pháp ngày nay không còn tin vào chánh đảng tới 75%, nghiệp đoàn tới 70% và họ cần chánh trị phải đổi mới. Không đòi hỏi người làm đổi mới phải như thế nào, như ai . Nên sau 2 chánh đảng lớn, kỳ cựu, bị phá sản và tiêu vong, nghiệp đoàn xưa nay là một lực lượng từng làm mưa làm gió trên chánh trường thì nay cũng bắt đầu suy thoái . Vậy nay phải là lúc người dân đứng lên can thiệp trực tiếp vào đời sống đất nước để thực hiện nền dân chủ «tự mình cai trị chính mình » .

Nay là vai trò của xã hội dân sự vì tất cả đã bị đảo lộn, bị phân hoá. Sự tái cấu trúc mới sẽ bắt đầu thật sự?

Nguyễn thị Cỏ May

2 BÌNH LUẬN

  1. Trong một trân đấu thể thao như tennis, đá banh chẳng hạn, người ta chỉ có thể chơi hay như đối thủ cho phép. Các đảng đối lập với phong trào (nay là đảng) của Macron, sau nhiều thập niên thao túng trên chính trường Pháp, lo giữ ghế hơn là làm cho đất nước tiến bộ khiến dân chúng chán ngán, kỳ bầu cử này thua chỏng gọng thì không có lý do để kêu ca gì được trước một luồng gió mới.
    Vòng hai của cuộc bầu cử quốc hội hôm qua (CN, 08 tháng 6), số cử tri đi bầu được ước lượng chỉ có 40-45 %, một con số thấp chưa từng có từ thập niên 90s và đảng của Macron đã dành được đa số trong Hạ viện. Có thể nói từ nay ông toàn quyền thực thi các chính sách của mình và cũng là lúc mà các đảng phái đối lập phải vận động quần chúng để tạo nên một nền dân chủ cân bằng chớ không phải tiếp tục ngăn chặn, phá đám, kêu gọi nghiệp đoàn đình công, bãi thị tiếp… !

  2. Nói như Cỏ May thì không lẽ nền dân chủ Pháp đang đến hồi cáo chung? Một chánh quyền nếu chỉ có những đại biểu do dân bầu lên để đại diện cho tiếng nói của họ tại nghị trường chỉ thuần túy là chế độ cộng hòa. Thể chế cộng hòa mà không có đối lập (túc là dân chủ) để kiềm chế quyền lực của đảng cầm quyền thì thể chế đó, hoặc chính đất nước đó, không có mấy cơ may để tồn tại. Biết bao nhiêu chế độ công hòa từ xưa đến nay đã suy tàn và sụp đổ vì thiếu vắng yếu tố dân chủ? Hãy thử nhìn những chế độ công hòa nhưng không có đối lập xưa nay: xưa thì có những nhà nước Hy Lạp, La Mã, gần thì có 4 nền công hòa đầu tiên của Pháp hoặc 3 nền cộng hòa đầu tiên của nước Đức thì thấy. Đó là những nhà nước cộng hòa gồm những đại biểu do dân bầu lên. Những cộng hòa này không cần biết mình đúng hay sai, họ biểu quyết lấy đa số với nhau để quyết định những đường lối cai trị dân. Nếu họ quyết định đúng (như những ngày đầu thiết lập nền cộng hòa) thì dân được nhờ, nhưng nếu họ quyết định sai (khi nền cộng hòa đến hồi suy tàn) thì họ không có đảng đối lập điểm mặt chỉ tên. Do đó, những chế độ cộng hòa này vẫn tiếp tục cầm quyền (vì không có đảng đối lập lên thay thế), và vẫn tiếp tục làm bậy cho đến khi đất nước suy tàn, chính quyền sụp đổ, hoặc mất nước về tay giặc ngoại xâm mới thôi.
    Nhưng thôi, bàn mà chi thêm buồn. Sự cáo chung của nền dân chủ Tây phương, nếu có, chẳng qua cũng chỉ tuân theo luật đào thải muôn đời của tạo hóa. Dù muốn hay không, cái gì dù có hưng thịnh đến mấy cũng phải đến lúc suy tàn để nhường chỗ cho nhân tố kế tiếp.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên