Một dư luận viên trong Sở Di trú Liên bang

0
Trịnh Xuân Thanh khi còn ở Đức

Cứu vãn những gì còn cứu được

Tác giả: Tobias Schulze (taz)
Bản dịch của Tâm Việt 


– Một dư luận viên của chính quyền Việt Nam đã từng quyết định tương lai của những người xin tị nạn. Điều này đã tạo nên nhiều câu hỏi, nghi vấn.

Có thể giao chìa khóa trại súc vật cho ông hàng thịt. Một người Dortmund cũng có thể làm huấn luyện viên cho đội bóng Schalke. Hoặc là người ta có thể để cho một dư luận viên của chính phủ VN quyết định tương lai của người xin tị nạn, như một câu chuyện đã xảy ra ở Sở Di trú Liên bang [Đức]. 

Một người – khi hành nghề phụ cho truyền thông Việt Nam ông ta chuyên đả kích nhà nước pháp quyền, nhân quyền và các nhà báo – làm việc cho Sở Di trú Liên bang suốt 26 năm qua. Ở đó ông ta quyết định số phận của những người đã bỏ trốn sang Ðức vì bất công, vì những sự chà đạp nhân quyền và báo chí bị kiểm duyệt. Sau vụ xì-căng-đan này các cơ quan chính quyền Ðức nay phải trả lời nhiều câu hỏi [liên quan] – và riêng Sở Di trú Liên bang phải sửa chữa, đền bù những thiệt hại đã xảy ra.  

Mãi khi một chính trị gia lưu vong Việt Nam bị bắt cóc, vụ việc mới bị phơi bày ra ánh sáng

Câu chuyện chỉ bị đổ bể khi người đàn ông này viết trên một bài báo cho rằng vụ bắt cóc một chính trị gia lưu vong người Việt ở Berlin là không đáng kể. Sở Di trú Liên bang biết được vụ việc này không qua các cơ quan an ninh mà do sự  phát giác của ký giả báo chí. Điều này có thể được giải thích như sau: nhân viên đó viết tên họ ông ta theo lối viết ở Việt Nam không giống như ở Ðức, ông ta cũng không bao giờ viết bài vở bằng tiếng Ðức, và nếu không có điều nghi ngờ cụ thể thì chủ lao động ít khi tìm hiểu xem nhân viên của mình làm gì trong giờ rảnh.

Các công sở không thể loại trừ 100% rằng họ đã thuê lầm người; các cơ quan cũng không thể nào nghi ngờ chung các nhân viên chỉ vì những người đó viết trên Facebook bằng ngoại ngữ [không phải Đức ngữ].

Nhưng các công sở chỉ có thể cho nhân viên làm việc trong những lãnh vực nhạy cảm sau khi cho kiểm tra, so sánh các dữ kiện cá nhân của nhân viên với kết quả kiểm tra của cảnh sát, sở bảo hiến [an ninh nội địa] và sở phản gián Đức. Việc này đã có làm chưa? Ðã có sự trùng hợp nào không? Và tại sao không?

Những trả lời của các câu hỏi trên có thể giúp cho Sở Di trú Liên bang có được những biện pháp thích hợp trong tương lai. Còn chuyện đã qua thì chỉ có thể cứu vãn những gì còn cứu vãn được. Sau vụ quân nhân Franco A của quân đội liên bang, một người có khuynh hướng cực hữu giả làm người tị nạn Syria được chấp thuận cho tị nạn, Sở Di trú Liên bang đã kiểm tra lại một số hồ sơ xin tị nạn trong số 2.000 đơn đã được chấp thuận. Tương tự như vậy Sở Liên bang nên cho lục ra xem xét lại các hồ sơ cũ: Họ phải kiểm tra lại tất cả những hồ sơ xin tỵ nạn mà người dư luận viên gốc Việt đã từ chối bác bỏ.

* Nguồn tiếng Đức: Retten, was zu retten istTobias Schulze, taz 11.08.2017 
Tâm Việt dịch

(Diễn Đàn 21 gửi đăng)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên