Mâu thuẫn thế hệ?

0
Profiles of two partners looking at each other while arm wrestling

Năm 2002, Thượng viện Pháp làm một báo cáo, do Thượng Nghị sĩ Jean-Claude Carle đặc trách soạn thảo, về vấn đề du đảng, phạm pháp của tuổi trẻ vị thành niên. Mở đầu bản báo cáo, ông viết “Tôi không còn một niềm hi vọng nào nữa về tương lai đất nước của chúng ta nếu tuổi trẻ hôm nay nắm quyền lãnh đạo đất nước mai này bởi lớp trẻ này không ai có thể chịu nổi. Chúng không biết từ tốn, một cách đơn giản, thật là khủng khiếp . Thế giới chúng ta tới mức độ đáng lo ngại . Con cái không muốn nghe lời của cha mẹ chúng nữa »(Hésiode, Les travaux et les jours, VII siècle av. Jésus) .

Thượng viện lắng nghe và các dân biểu đồng tình từ lâu tuổi trẻ không thể dạy bảo được . Nhưng câu trích dân từ «Les travaux et les jours» của Hésiode trên đây có đúng không ? Nhiều người tỏ ra ngờ vực !

Giới trẻ Pháp xuống đường chống trục xuất. Ảnh internet

Cũng phê bình tuổi trẻ, Oscar Wilde (nhà văn Ái-nhỉ-lan), từ cuối thế kỷ XIX, đã không ngần ngại «Ngày nay, tuổi trẻ hoàn toàn quỉ quái . Chúng không có lấy một chút kính trọng những người hai thứ tóc trên đầu »

Nhìn lại lớp tuổi trẻ ngày nay, nhiều người đồng ý những nhận xét từ xưa trên đây vẫn chưa lỗi thời . Cô giáo Barbara Lefèbvre dạy Sử Địa Trung học ở Pháp vừa lên án sự thất bại của nhà trường, nhứt là một thế hệ học sinh chỉ biết liên tục đòi hỏi, từ «Tôi có quyền điện thoại trong lớp» cho tới « Tôi có quyền ghét nước Pháp » . Một não trạng như vậy, hỏi có đáng báo động không? Tuổi trẻ ngày nay có đúng chỉ biết có cá nhân mình, chớ không như những thế hệ trưóc ?

Thế hệ «Tôi có quyền» (*)

Khi tiếp xúc tuổi trẻ, người ta sẽ nghe câu nói thường xuyên của chúng «Tôi có quyền » . Một câu nói hàm ý chỉ đòi hỏi cho cá nhơn mình là trên hết, đặt quyền lợi cá nhơn trên quyền lợi chung . Nguyên nhơn của hiện tượng này khá đa đạng và nhiều .

Dĩ nhiên trong những nguyên nhơn đó phải có ảnh hưởng từ chủ nghĩa cá nhơn . Khi trẻ con đòi « Tôi có quyền », là chúng muốn đạt những mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của chúng ở từng sinh lý, nó khác hơn những đòi hỏi về quyền tinh thần, những quyền tự do căn bản như quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng, …là những thứ quyền bất khả nhượng mà nhà nước phải có nghĩa vụ bảo đảm .

Ngày nay, nói chung, dân chúng Pháp chỉ biết và chỉ cần đòi hỏi nhà nước phải thỏa mãn những nhu cầu « Tôi có quyền » của họ . Khi nhà nước không đáp ứng được, họ sẽ buộc tội nhà nước bất lực và trách nhiệm thất bại của họ .

Có thể nói xã hội Pháp đã vì đó trở thành một thứ xã hội cấu tạo bằng nhiều từng lớp yêu sách . Điển hình hơn hết là công nhân bốc dỡ bến cảng Marseille, đã được voi, muốn đòi tiên, sau cùng bến cảng Pháp phải đóng cửa, dẹp tiệm . Tàu ngoại quốc cập bến bên Tây-ban-nha, xe vận tải chở hàng qua Pháp . Xe lửa đang tranh chấp với chánh phủ, không chịu cải tổ . Công nhơn xe lửa hưởng luật lao động từ thuở xe lửa, có tên gọi xe lửa vì chạy bằng than, có công nhơn đốt lò nên hưu trí 50/55 tuổi, lảnh lương hưu tính trên 6 tháng lưong cuối, trong lúc công nhơn khu vực tư, hưu trí 65 tuổi, lương hưu tính trung bình trên 25 năm có mức lương cao nhứt . Không tính những phụ cấp đặc biệc khác .

Giới phi hành đoàn của Air France cũng vậy, không bao giờ đồng ý với hiện tại đang có, tuy mức lương cao hơn các xứ khác ở Âu châu và Mỹ châu . Ảnh hưởng mác-xít, công nhơn Pháp luôn luôn mang nặng nảo trạng bị tư bản bốc lột . Và lãnh tụ các nghiệp đoàn là cộng sản .

Không ai nghĩ muốn sống chung, điều cần thiết là phải giới hạn «Tôi có quyền» trước kẻ khác. Điều này, phần lớn tuổi trẻ Pháp không thể chấp nhận được .

Một nguyên nhơn khác, sâu xa hơn, của hiện tinh xã hội Pháp là ảnh hưởng cuộc nổi loạn Tháng 5/68 (5/1968) .

Những khẫu hiệu như «Không được cấm» (Il est interdit d’Interdire) hoặc « Hãy sống không ngừng nghỉ và hưỏng thụ tận cùng » đã trở thành thần chú của nhiều thế hệ thanh niên .

Tháng 5/68 cổ vũ chủ thuyết tự do và quyền tối cao của xã hội hưởng thụ làm thấm nhuần lớp trẻ học sinh ngày nay trong các nhà trường, biến học sinh trở thành những người tiêu thụ bài giảng . Việc dạy dỗ là một thứ dịch vụ, học sinh là khách hàng . Trong quan hệ buôn bán, khách hàng là vua . Học sinh cũng là vua . Thế là nhà trường không còn vai trò dại dỗ Nhà trường thất bại. Không còn giữ được vai trò của mình là xây dựng xã hội nữa . Đời sống vì thế ngày càng đặt nhẹ vai trò văn hóa . Trong lúc đó, vì cuồng tín theo chủ thuyết mác-xít và cũng vì lá phìều của cử tri, các đảng phái khuynh tả, cộng sản (đủ xu hướng), xã hội chủ nghĩa, đồng loạt lên án « văn hóa chỉ là công cụ của giai cấp trí thức tư bản để thống trị quần chúng lao động mà thôi . Không nên gây thêm những khó khăn cho trẻ con . Đó là cách làm cho đòi hỏi của học sinh trở thành ưu tiên đối với việc dạy dỗ của thầy cô, một hậu quả của xã hội hưởng thụ «Tôi có quyền» .

Cô giáo Barbara Lefèbvre có kể lại cô thường nghe nói đến sự thành công của nhà trường Đức và Bắc âu . Cô biết đó là những mẫu mực giúp học sinh học hành rất thoải mái do nhờ văn hóa tin lành xây dựng trên nền giáo dục theo quan hệ hàng ngang . Hơn nữa, học sinh không thuộc thành phần xã hội và địa lý phức tạp nhiều như ở Pháp . Thử hỏi có nên để cho học sinh tự do đòi hỏi những khác biệt văn hóa của chúng phải được tôn trọng hay không trong lúc chánh phủ Pháp ban hành chánh sách hội nhập ? Nước Pháp là một !

Làm sao có sự thống nhứt quốc gia? Không thể xây dựng một quốc gia thống nhứt khi mà mỗi người, cả trẻ con, chỉ biết bám vào quyền của mình, văn hóa của mình, nguồn gốc của mình?

Tuổi trẻ nhìn người lớn thế nào?

Người lớn cho rằng đám trẻ con ngày nay tuổi từ 15-20 từ chối phải cố gắng trước những khó khăn, chỉ biết tôn thờ tiền bạc và sẽ trở thành đần độn trước những tiến bộ khoa học . Trong lúc đó, tuổi trẻ phán xét người lớn thế nào?

Theo kết quả tham khảo ý kìến tuổi trẻ của ký giả Antoine Besse (Tuần báo Marianne, 8/3/218, Paris) thì một số học sinh ban Tú Tài ở Paris tỏ ra bi quan trước tương lai . Chúng không có lối thoát . Những đứa mơ ước làm nhà báo, làm nghệ sĩ nhiếp ảnh, biết sau khi học xong, chắc chắn sẽ không có việc làm . Tuy nhiên một số khá quan trọng vẫn lo học, mong sẽ có một lối thoát nào đó nên vẫn cố gắng giữ tinh thần lạc quan .

Một cậu đang học năm cuối trung học ở thành phố Saint-Denis (ngoại ô Đông-Bắc Paris (một thành phố xuống cấp nghiêm trọng về các mặt ví đông đảo di dân á-rặp và phi châu đen tập trung tới), phát biểu « Người lớn làm chúng tôi sợ . Chẳng có mấy người tử tế hoặc quan tâm tới chúng tôi . Khi chúng tôi làm được điều gì hay, đúng, họ làm thinh, nhưng khi chúng tôi sai quấy, thì họ quở mắng thậm tệ . Như vây không công bình . Khi tôi cần nói chuyện, tôi phải nói chuyện với bạn tôi hơn là nói chuyện với cha mẹ tôi » . Lớp tuổi 15-20 không quá bi quan về tương lai nhưng lại vô cùng thận trọng về thân phận của chúng dưới cái nhìn của những thế hệ trước, nhứt là cha mẹ của chúng như quá nghiêm khắc hay có thể nói, ác cảm với chúng .

Ý kiến của một học sinh lớp 1ère (lớp 11 theo vn) : « Người lớn làm cho tôi nổi nóng lên khi nghe họ kể lại thời trẻ của họ, họ không hề sai phạm . Đó chỉ là một cách hạ thấp giá trị chúng tôi, cho rằng chúng tôi ngày nay không bằng họ » . Một cậu ở miền cực Tây Paris nhận xét «Người lớn có xu hướng áp đặt lên chúng tôi ý tưởng của họ là chúng tôi không có khả năng sửa sai những lỗi lầm của họ . Một thái độ bi quan trước chuyện chưa xảy tới».

Năm 2012, cơ quan điều tra CSA công bố kết quả thăm dò, cho biết có 61% lớp tuổi 45-65 cho rằng lớp trẻ ngày nay ích kỷ, 57% chê chúng nó lười biếng và 65% thấy chúng nó vô trách nhiệm hơn họ trước đây .

Nhưng con em của họ biết tiếp thu có suy nghĩ những nhận xét của họ . Lớp tuổi lớn ngày trước không được nhiều tự do như chúng ngày nay . Nhà trường nghiêm khắc, kiểm soát học tập và hạnh kiểm của học sinh chu đáo hơn . Ngày trước, người ta ít bạn bè hơn, ít có dịp cười đùa hơn .

Đại đa số tuổi trẻ đều cho rằng người lớn ít có cái nhìn tử tế về tuổi trẻ . Chúng không tin tưởng ở người lớn, nhứt là giới làm chánh trị, truyền thông . Chúng muốn nghe tin tức thời sự nhưng không muốn phải chấp nhận những ý kiến, những quan niệm sẵn của giới truyền thông muốn truyền đạt lại . Chúng muốn thảo luận trước khi tiếp thu .

Theo nhà xã hội học David Le Breton, «Quyền lực phụ huynh là khuôn mẫu thì ngày nay không còn nữa . Trên nói, dưới nghe. Mà là sức mạnh của sự hấp dẩn . Phải thuyết phục . Muốn thành công trong việc giáo dục con em, phải dấn thân thật sự, hết mình . Muốn cho tuổi trẻ nghe mình, phụ huynh phải chiếm được lòng tin của chúng, phải chứng tỏ cho chúng thấy mình có đủ khả năng ». Nếu chỉ dựa vào địa vị người lớn tuổi, có kinh nghìệm, phụ huynh sẽ chưa thoát ra được những ảo tưởng củ . Quan hệ giửa thế hệ ngày nay đã trở thành « bình đẳng » nên ưu tiên thảo luận . Đừng quá mặc cảm tuổi trẻ chỉ biết cái «tôi» hơn cái «chúng ta» .

Ở Việt nam

Quan hệ tuổi trẻ và phụ huynh ở Việt nam ngày nay không thiếu những trường hợp xung đột gay gắt, lắm khi đẫm máu nữa . Trong nhà trường, học sinh đánh thầy cô như cơm bữa. Do nền nếp, kỷ cương xã hội đã bị cộng sản làm cách mạng thanh toán triệt để mọi giá trị văn hóa truyền thống dân tộc (Thật ra, ở Việt nam cộng sản, không phảỉ “ lớp trẻ ” bởi dân chúng bị bốc rời thành những cá nhơn đơn lẻ và cá nhơn này ở lớp tuổi trẻ) .

Chẳng những học trò không biết kính trọng thấy cô, mà chính thầy cô ở nhiều nơi, thay vì dạy tử tế, lại khai thác học sinh của mình như một nguồn lợi thu nhập, như dạy thêm ở nhà.

Nói thêm một chứt, biết không liên hệ đến đề tài “xung đột thế hệ”, nhưng thấy cần nhắc lại . Phụ huynh cũng coi rẻ giáo chức . Cô giáo BTTN ở một trường tiểu học Quận Bình chánh bị phụ huynh Võ Hòa Thuận, tới trường bắt cô giáo đã phạt con mình hôm trước quì gồi, nay cô giáo phải quì gối trước sân trường . Chuyện xảy ra làm cho mọi người ai cũng ngao ngán . Nếu ông Thuận cho rằng hình phạt quì gối là quá nặng hoặc xúc phạm nhơn phẩm con mình, thì trước đây, ở thời của ông, nếu ông chẳng may sanh trước 1975, chắc ông đã biết học trò bị thấy cô phạt quì gối, bị khẻ tay là bình thường . Lúc đó chưa hề xảy ra việc cha mẹ khiếu nại con em mình bị phạt . Trái lại, có khi cha mẹ còn rầy la thêm con mình vì có lỗi nên mới bị thấy cô phạt .

Mà đúng ông không biết vì ông đâu có đi học ngày nào . Nhờ không đi học nên ông mới làm được đảng viên đảng cộng sản và bí thư chi bộ, tức lãnh đạo cấp cơ sở .

Ngày nay, đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, để mở mặt mở mày, có tiền, ông đi mua bằng cấp Cử nhơn Luật, xóa vội lý lịch chuyên chính vô học của mình.

(*) Barbara Lefèbvre, Une génération J’ai le droit, Albin Michel, 1/2018, Paris .

Nguyễn thị Cỏ May

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên