Hành trình tự do

28

Năm nào 30 tháng 4 cũng là ngày quan trọng đối với mọi người Việt. Người gọi đó là ngày “thống nhất đất nước”, người thì coi là ngày “quốc hận”.

Năm nay là năm thứ 50, dù đứng ở phía nào, chính kiến nào, ngày này lại càng có ý nghĩa đặc biệt. Đặc biệt bởi con số “50” tròn trịa; đặc biệt vì dù được xem là ngày đất nước thống nhất, lòng người vẫn chia xa; đặc biệt cũng là bởi vết thương không lành, còn đầy tủi hờn chưa vơi của nửa còn lại – quốc hận.

Có dân tộc nào mà tổ tiên cổ võ yêu thương, dậy bảo cháu con gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau, hãy chấp nhận sự khác biệt của nhau (như tiên với rồng, nước với lửa, vợ với chồng) vốn là thực tại tự nhiên trong cuộc sống nhưng lại bổ sung, cần thiết, mà cháu con thì chấp nhất nhau – 50 năm vẫn chưa nguôi ngoai.

Con người, nếu không được hướng dẫn để lịch sử đi đúng hướng, rất dễ tạo cuộc hỗn loạn mà chỉ những kẻ biết đến lịch sử nhân đạo mới có thể điều chỉnh hướng đi có lợi cho dân tộc, mới thực sự biết cách thống nhất lòng người và xóa tan hận thù.

Phái đoàn Nam California trước khi khởi hành

Trong tâm tình đó, một số anh chị em tại miền Nam nắng ấm Cali đang thực hiện “Hành Trình Tự Do” nhằm hàn gắn nỗi đau chia cắt, sưởi ấm, phá tan giá buốt hận thù mong ươm hạt giống tự do cho muôn hoa đua nở, chung tay dựng xây một cuộc đời đáng sống, hợp với tâm tình Việt.

Vào lúc 12 giờ trưa giờ địa phương ngày 24 tháng 4, phái đoàn Nam Cali đã làm lễ xuất phát Hành Trình Tự Do tại Tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ, từ quận Cam trực chỉ Washington DC tham dự Lễ Tưởng niệm 50 năm 30/4 và ngày Nhân Quyền cho Việt Nam. Trước khi xuất phát, phái đoàn đã thành kính thắp hương trước bàn thờ Tổ Quốc và trước anh linh các vị Tướng VNCH đã tuẫn tiết cho quê hương. Bầu trời u ám như thương cảm cho đàn con vong quốc đang ngóng trông ngày trở về.

Thật tình cờ, hai lá cờ rũ trên cột cờ vì tin Đức Giáo Hoàng Phanxicô qua đời như cũng đồng cảm với chúng tôi. Lời nguyện cầu tha thiết của vị trưởng đoàn vang vọng trước Tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ và tấm lòng thành của các đoàn viên như muốn xua tan làn mây xám ngắt trên cao.

Trong hành trình này, phái đoàn sẽ ghé thăm một số cộng đồng Việt Nam tại Phoenix-Arizona, San Antonio và Houston-Texas, ghé Louisiana French Quarter, Atlanta-Georgia, và Virginia.

Ông Nguyễn Kim Bình, Phó Chủ tịch Cộng đồng Nam Cali, áo trắng, bắt tay ông Nguyễn Michael Phương

Tại lễ phát xuất, ông Nguyễn Kim Bình, Phó Chủ tịch Cộng đồng Người Việt, Nam California ủy nhiệm trách nhiệm trưởng đoàn, thay mặt cộng đồng cho ông Nguyễn Michael Phương ghé thăm một số cộng đồng và tham dự các buổi lễ nói trên.

Gặp gỡ giữa hai phái đoàn Nam Cali và Phoenix với sự chào mừng của ông Trần Lucky

Trên đường đi, phái đoàn không bỏ lỡ cơ hội, cùng nhau bàn thảo tình hình kinh tế chính trị Việt Nam, Hoa Kỳ và thế giới – làm thế nào để khôn khéo vận động và vận dụng tình hình đối đầu giữa các siêu cường nhằm thúc đẩy nhanh chóng tiến trình dân chủ hóa, làm thế nào để các chính đảng ngồi lại nhằm có chung một sách lược?

Bà Chu Trâm, thứ năm từ trái, chủ tịch Cộng đồng Phoenix

7 giờ chiều, phái đoàn tới Phoenix. Đại diện cộng đồng Phoenix có lẽ nóng ruột vì đoàn Nam Cali trễ… một tiếng, đứng đợi trước cửa nhà hàng. Phái đoàn đã được bà Chu Trâm, chủ tịch; ông Trần Lucky, Chủ tịch hội đồng quản trị và ba thành viên tại đây đón tiếp ân cần, chu đáo. Mặc dù chưa bao giờ gặp gỡ nhưng hai nhóm thân thiện nhau rất nhanh vì đều là con dân gốc Việt xa quê hương, đều mong muốn cho mọi người Việt Nam trong nước được hưởng các quyền tự do căn bản như người dân tại các quốc gia dân chủ.

Sau phần giới thiệu thành viên đôi bên, chúng tôi vừa ăn tối vừa chuyện trò rôm rả. Hai giờ trao đổi tâm tình bên nhau trôi đi quá mau, nhiều điều chưa kịp nhắc tới, đôi bên đành phải lưu luyến chia tay, hẹn cùng nhau tranh đấu cho nhân dân Việt sớm có nhân quyền.

Phó Chủ tịch Cộng đồng San Antonio Lê Nancy, thứ tư từ trái. Bên phải bà là ông Chủ tịch Trần Do đón tiếp phái đoàn

Thay nhau lái xe xuyên đêm, 2 giờ chiều hôm sau phái đoàn đến San Antonio. Ban đại diện cộng đồng tại đây cũng đợi hơn tiếng đồng hồ vì phái đoàn bị kẹt xe và vì thay đổi địa điểm gặp gỡ nên họ… đói quá, đành đặt thức ăn lót dạ trước. Ông Chủ tịch Trần Do, Phó Chủ tịch Lê Nancy và ba thành viên ban đại diện cộng đồng hân hoan đón tiếp phái đoàn. Gặp nhau mọi người vồn vã, tay bắt mặt mừng như đã quen nhau từ lâu. Bao nhiêu mơ ước cho một cộng đồng hậu phương vững mạnh và một Việt Nam cường thịnh thay nhau được trình bày. Hai giờ ngắn ngủi nhanh chóng trôi qua, lại hẹn hò siết tay nhau đấu tranh cho một Việt Nam rạng rỡ.

San Antonio Riverwalk

Chúng tôi tạt ngang khu du lịch San Antonio Riverwalk nổi tiếng gần đó, nhâm nhi ly bia mát lạnh, nhìn ngắm thiên hạ thanh thản dạo quanh bờ sông chậm rãi nhẹ nhàng trôi, trong tiếng nhạc rộn rã đón mừng du khách khắp nơi ghé thăm, thầm mong toàn dân Việt Nam sớm được hưởng khung cảnh thanh bình yên lành như thế.

Sau đó, phái đoàn lên xe tiến về Houston. Trên xe, cả đoàn đã có dịp họp online với Ban Tổ chức Ngày Tưởng niệm 30 tháng Tư lần thứ 50 và Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam rất rộn rã, tươi vui chứ không trong không khí u uất buồn tủi bình thường của “Tháng Tư Đen”. Anh em phân chia công việc, mọi người hân hoan đón nhận nhiệm vụ, nhanh nhẹn tháo gỡ mọi khó khăn, bế tắc cho hai ngày đại lễ diễn ra suông sẻ, thành công, cũng như sẽ vận động các dân biểu và bộ ngoại giao cho một Việt Nam tự do, gây lại niềm tin cho người Việt hải ngoại cùng nhau góp phần hàn gắn đau thương, kết nối lòng người, đòi buộc nhà cầm quyền phải nhanh chóng tạo điều kiện để tất cả chung tay dân chủ hóa Việt Nam.

Buổi họp kết thúc trong sự phấn khởi với những khuôn mặt rạng rỡ tin yêu, cùng lúc các cú điện thoại liên tiếp gọi đến từ Houston, “đến đâu rồi, tới chưa, bao giờ tới?”, càng khiến anh em tin tưởng mãnh liệt vào một ngày mai tươi sáng sắp đến với quê hương yêu dấu không xa.

Tạ Dzu

Hành Trình Tự Do 50 năm 30 tháng Tư – 24/4 tới 03/5 2025

(Bài và ảnh Tạ Dzu)

 

 

 

28 BÌNH LUẬN

  1. TƯỞNG NIỆM — THÁNG O4 — QUỐC HẬN.

    TƯỚNG LÊ VĂN HƯNG QUA CÁI NHÌN CỦA MỘT NHÂN VIÊN TÌNH BÁO MỸ.

    MARIA ÂU HẢI YẾN

    Không chê người đáng khen.

    Không khen người đáng chê.

    James E Parker Jr., tác giả cuốn tự truyện Last Man Out – A Personal Account of the Vietnam War, là một viên chức tình báo CIA Hoa Kỳ rời khỏi Việt Nam cuối cùng vào ngày 1 tháng 5, 1975, sau mười năm phục vụ. Lúc đầu với vai trò một quân nhân, và sau đó ông phục vụ trong ngành tình báo Hoa Kỳ. Trong chiến tranh Việt Nam, tác giả thường hãnh diện là một trong những người tới Việt Nam đầu tiên và ra đi cuối cùng. Cuốn Last Man Out được đô đốc Elmo Zumwalt, vị tư lịnh Hải Quân Hoa Kỳ trẻ tuổi nhứt trong lịch sử hiện đại, nhận định là “Sống động và thuyết phục. Một tài liệu quan trọng cho nền văn học thời đại Việt Nam.”

    Được biết thêm, trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam leo thang, đô đốc Elmo Zumwalt là chỉ huy trưởng chiến dịch SEALORDS (Southeast Asia Lake Ocean River and Delta Strategy) phát xuất từ Căn Cứ Năm Căn, Cà Mau. Và qua thời Việt Nam Hóa Chiến Tranh, ông đề nghị, và thi hành kế hoạch ACTO (Accelerate Turnover to the Vietnam) nhằm chuyển giao và trang bị quân cụ hải quân nhanh chóng cho Việt Nam.

    Đặc biệt trong Last Man Out rải rác trong nhiều chương, qua ghi chép và nhận xét, tác giả đề cập đến nhiều nhân vật quân sự tên tuổi mà ông có nhiều cơ hội và thời gian làm việc chung, như Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Hồ Ngọc Cẩn.

    Tác giả mô tả tướng Nguyễn Khoa Nam điềm đạm, làm việc mẫn cán, chu toàn trọng trách của một vị tướng chỉ huy. Tướng Trần Văn Hai thâm trầm, khép kín, hút thuốc nhiều, và có ít nhiều thành kiến với các cố vấn, giới chức Mỹ. Nhưng vị tướng này có tài quân sự. Căn cứ theo nhận định về tình hình quân sự và những biến chuyển chánh trị vô cùng bi đát của Miền Nam lúc bấy giờ, ông đã cho tác giả biết trước rằng vào ngày 22 tháng 4, Sài Gòn sẽ bị cộng sản bao vây rồi sẽ “mất trong bảy ngày” sau đó. Tướng Hai nghiêm mặt, nâng cao ly cà phê chứa trong chiếc bình ủ, mời tác giả cụng ly, cầu nguyện cho những chiến sĩ đã hy sinh và chúc ông may mắn. Những gì đã xảy ra vào ngày 30/4/1975 chứng minh nhận định của Tướng Hai quả là chính xác. Tác giả dành cho Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn sự cảm mến nồng hậu. Trước khi làm tỉnh trưởng Chương Thiện, Đại Tá Cẩn đã nổi tiếng với những chiến công hiển hách. Nhứt là những trận đánh giải vây An Lộc. Ông đã bị thương một phần bên mặt. Dù đã giải phẫu chỉnh hình vẫn còn để lại vết sẹo dài dọc theo hàm. Tác giả nhận xét Đại Tá Cẩn là “Lính của lính. Một con người can trường và thanh liêm.”

    Riêng Tướng Lê Văn Hưng, tác giả James E. Parker, Jr. ghi lại nhiều chi tiết hơn.

    Trong suốt thời gian về làm việc tại vùng châu thổ sông Cửu Long (Vùng 4), nhất là tại Cần Thơ và các tỉnh lân cận, tác giả trong vai trò “case officer” của CIA nên luôn có dịp gặp Tướng Hưng. Ngày đầu tiên diện kiến ông Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh, tác giả “lấy làm lạ” về cách đánh giặc và điều quân của Tướng Hưng là “thủ nhiều hơn công” khi đôi bên trao đổi và thảo luận, về kế hoạch quân sự trong vùng. “Tại sao lại đánh một trận chiến đang thua?” Tác giả thắc mắc thì Tướng Hưng cười và hỏi lại: “Tui đâu còn có lựa chọn nào khác?” Rồi ông chậm rãi nói tiếp: “Đây là đất nước của tui.”

    Sau nhiều tháng làm việc liên tục để lập mạng lưới tình báo tại vùng châu thổ, tác giả ghi nhận Tướng Hưng dành rất nhiều thời giờ cho việc chiến đấu. Sáng sớm ông thường đáp trực thăng đi thị sát và trao đổi với các đơn vị trưởng ở địa phương. Trở về họp tổng kết tại Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn và thỉnh thoảng họp khẩn về đêm. Càng về sau tác giả mới hiểu thêm về những quan điểm của một ông tướng Việt Nam trong cuộc chiến giữa những người Việt với nhau ngay trên quê hương của mình. Tướng Hưng tin rằng cuộc chiến đấu thực sự cho vùng châu thổ đang diễn ra ở những nơi khác. Có thể là trong các cuộc họp hành ở Sài Gòn, hay Washington. Vả lại, là một người theo đạo Phật, ông tin vào định mệnh và nhơn quả. Những gì đang xảy ra đều là sự an bài, xếp đặt trong vũ trụ theo luật nhơn quả.

    Tuy nhiên, vào tháng 2 năm 1975, do yêu cầu của cấp trên từ Cần Thơ và Sài Gòn, Tướng Hưng đã ra lịnh tấn công một lực lượng quân sự trọng yếu của cộng sản tại mạn đông tỉnh Chương Thiện, một mật khu lâu đời trong rừng U Minh. Theo tác giả, đây là chiến dịch quân sự lớn nhứt và kham khổ nhứt của Tướng Hưng với những điều kiện khó khăn và phương tiện hạn hẹp. Chỉ còn cách tấn công địch theo lối “liệu cơm gắp mắm.” Thiếu hụt đủ thứ. Phi vụ không quân hạn chế nên không vận chuyển kịp thời các quân cụ, khí giới nặng, điều động nhanh các đơn vị chiến đấu tấn kích thần tốc. Quân đội Hoa Kỳ tuy để lại nhiều súng đại bác nhưng thiếu đạn, nhiều mìn claymore, nhưng không có đủ bộ phận kích hỏa, còn nhiều loại đạn dược, nhưng không có ngòi nổ! Tuy vậy nhờ sự chỉ huy tài giỏi, sự can trường và thiện chiến của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, lực lượng cộng sản Bắc Việt đã bị đẩy lùi sâu vào rừng U Minh khi chiến dịch kết thúc. Trận đánh lớn như vậy hẳn nhiên chiến trường tàn cuộc phải tang tóc. Sự chết chóc và thương tật cả đôi bên phải nhiều. Tác giả ngậm ngùi ghi chép tâm trạng Tướng Hưng trong hoàn cảnh tàn cuộc chiến đó: “Tướng Hưng không biết chắc là trong thực tế mình có thực sự chiến thắng hay không. Ông ta gần như đã đánh xả láng với những gì có trong tay. Chiến thắng cho cái gì đây? Ông đã mất quá nhiều lính trong chiến dịch này.”

    Trong con người võ tướng còn có một nhơn văn. Tác giả đã sống với Tướng Hưng những buổi chiều đằm thắm. Hỏi thăm chuyện gia đình, bàn chuyện nước Mỹ, chuyện thời sự, thảo luận văn chương. Kiến thức ông tướng thiệt uyên bác. Nhiều nhà văn và phần lớn những tác phẩm văn chương Hoa Kỳ ông đề cập đến tác giả còn chưa đọc tới, dù rằng ông vốn là “con mọt sách” đọc không dưới hai ba cuốn sách mỗi tuần. Tướng Hưng còn thích kể chuyện lịch sử Việt Nam và chiến tranh Đông Dương. Ông ăn nói cân nhắc, từ tốn, luôn tươi cười, ngay cả những khi tranh luận các vấn đề quan trọng. Tướng Hưng có được nét tự tin đặc biệt và người ông như toát ra vẻ trầm tĩnh, thanh thản. Tánh tình khả ái, dễ gây thiện cảm của ông tướng đã thu phục “con tim” của một điệp viên CIA Mỹ, để trở thành hai người bạn thân.

    Tác giả đã dành riêng phần Lời Bạt để kể lại cái chết bi tráng, thương cảm của tướng Lê Văn Hưng. Dưới đây là phần Lời Bạt.

    Ngày 30 tháng 4 năm 1975, đúng 19h: 00 tối, Tướng Hưng, vị cựu tư lịnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và cũng là người bạn thân của tui, đã nhắn gọi hiền thê tới văn phòng tư lệnh tại Cần Thơ. Tướng Hưng cho hiền thê biết là có mười người dân địa phương đến thỉnh cầu ông đừng chống trả với lực lượng Việt cộng đang tiến quân vô thành phố. Họ nói bọn cộng sản sẽ pháo kích nát Cần Thơ thành đống gạch vụn và điều này sẽ gây thương vong cho nhiều dân lành vô tội. Tướng Hưng nói với hiền thê rằng ông hiểu điều này, và đồng ý sẽ không để thành phố Cần Thơ biến thành một bãi chiến trường tuyệt vọng. Ông cũng cho biết kế hoạch rút lui khẩn cấp cùng một số thuộc hạ vào một mật khu xa xôi vùng châu thổ đã hẹn trước, nơi đó đời sống sẽ vô cùng gian nan. Đầu hàng giặc không phải là một giải pháp.

    Tướng Hưng cũng không hề nghĩ tới việc gặp mặt và nói chuyện với một viên chức Việt cộng trách nhiệm trong vùng, thượng tá Hoàng Văn Thạch, để bàn giao vùng châu thổ Nam Bộ cho cộng sản. Ông không bỏ nước để thoát thân. Ông có trách nhiệm với đồng bào và những quân nhân dưới quyền đã từng đem mạng sống của họ ở lại vị trí để trấn thủ. Ông đã ở lại với họ bằng một lựa chọn trong tinh thần trách nhiệm và danh dự. Ông đã tự quyết định mạng sống của mình.

    Vợ của Tướng Hưng bật khóc, năn nỉ ông hãy suy tính lại: Bà hỏi chồng: “Tại sao mình không chạy ra ngoại quốc như những người khác?”

    Tướng Hưng lập lại lần nữa với vợ về trách nhiệm của ông đối với đồng bào và quân đội. Ông ôn tồn, chậm rãi nói: “Mình đừng để anh bị mất chí khí của một người làm tướng. Bây giờ có tiếp tục đánh nhau cũng chỉ đem lại đau khổ và mất mát, không những cho gia đình và bà con mình, mà còn cho bao nhiêu binh lính và dân lành nữa. Và anh cũng không muốn thấy mặt thằng cộng sản nào hết.”

    Rồi Tướng Hưng đứng dậy, ôm vợ vào lòng, rớt nước mắt. Sau cùng, ông ôn tồn nói với vợ: “Lẹ lên đi mình. Em đi mời Má và đưa các con vô đây gặp anh.”

    Khi người mẹ vợ và các con bước vô văn phòng làm việc, Tướng Hưng ân cần nói lời chia tay với mọi người. Và ông cúi xuống ôm hôn từng đứa con lần cuối.

    Bên ngoài văn phòng, nhiều sĩ quan thuộc cấp và binh lính lần lượt kéo tới, đứng sắp hàng ngoài sân, chờ lệnh.

    Tướng Lê Văn Hưng bước ra, tuyên bố cuộc chiến đã chấm dứt. Ông nói, nước đã mất là do sự lãnh đạo yếu kém tại Sài Gòn, và xin thuộc cấp tha lỗi cho ông, nếu như cá nhân ông đã có những lỗi lầm nào. Ông gởi lời cảm ơn đến tất cả mọi người, từ sĩ quan đến binh sĩ, đã tận tụy giúp ông hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian qua. Bầu không khí xung quanh trở nên nặng nề, buồn thảm. Cuối cùng, ông nói: “Tôi xin chấp nhận cái chết để trả nợ non sông. Xin vĩnh biệt tất cả anh em.” Nghe câu tuyên bố cuối cùng đầy nghĩa khí của vị tư lịnh kính yêu, từ sĩ quan đến binh sĩ, những con người từng cùng ông chiến đấu vào sinh ra tử, xem cái chết nhẹ như trở bàn tay, đều chảy nước mắt thương cảm và kính phục.

    Nói xong, Tướng Hưng đưa tay lên trán nghiêm nghị chào thuộc cấp lần cuối và bắt tay giã từ từng người một. Ông yêu cầu mọi người nên ra về lo cho gia đình vợ con. Một vài quân nhân vẫn đứng tại chỗ không chịu lui bước. Tướng Hưng buộc lòng phải bước tới giục và đẩy họ phải đi về ngay. Rồi ông bảo hiền thê đừng có nài nỉ thêm điều gì nữa. Rồi một mình ông bước trở vô văn phòng tư lịnh.

    Vài phút sau đó, một tiếng súng nổ vang từ văn phòng vị tướng tư lệnh. Tướng Hưng đã anh dũng tự sát bằng súng.

    Sau phần Lời Bạt, và cuối trang sách Last Man Out, James E. Parker Jr. đã chọn bài thơ của một chiến binh Mỹ vô danh sáng tác tại Cao Nguyên Trung Phần Việt Nam, vào khoảng năm 1969. Bài thơ thiệt nhẹ nhàng, lãng mạn và phảng phất hương vị siêu thoát. Nhưng bài thơ được chấm dứt bằng một câu thơ đầy hào khí như khí tiết của những chiến sĩ, hiệp khách Đông Phương:

    Do not stand by my grave and weep:

    I am not there. I do not sleep.

    I am a thousand winds that blow

    I am the diamond’s glint on snow

    I am the sunlight on ripened grain

    I am the gentle autumn’s rain

    When you awake in the morning’s hush

    I am the swift uplifting rush

    Of quiet birds in circle flight

    Do not stand by my grave and cry:

    I am not there. I did not die.

    Dịch:

    Không nên đứng bên mộ anh nhỏ lệ.

    Anh đi rồi, anh chẳng ngủ đâu em.

    Ngàn cơn gió là hồn anh bay lượn.

    Trong tuyết lạnh là kim cương lấp lánh.

    Là ánh dương trên ngàn hạt lúa vàng.

    Giọt mưa thu là hồn anh tí tách.

    Em thức giấc trong ban mai tĩnh lặng.

    Làn gió sớm là hồn anh đang thổi.

    Cho cánh chim lặng lẽ lượn bay vòng.

    Không nên đứng bên mộ anh than khóc.

    Anh đi rồi, anh không chết đâu em.

    Tác giả James E. Parker Jr. đăng bài thơ không tên của một tác giả vô danh liền ngay sau đoạn thuật lại cái chết oai hùng của Tướng Hưng để xem như một vòng hoa tang phúng điếu anh linh vị tướng hào hùng. Bởi vì, dù sống trong bộ quân phục, Tướng Hưng vẫn không giấu được những nét nho nhã và dáng hào hoa của một người văn chương tao nhã. Nhiều người có nhận xét, Tướng Lê Văn Hưng “có phong cách của một văn quan hơn là võ tướng.” Chẳng qua vị quan văn này phải khoác chiến y, mang súng, mặc áo giáp để làm tròn trách nhiệm của người trai trong thời loạn ly chiến chinh của đất nước. Tướng Hưng cũng từng nổi tiếng là “con người chịu chơi.” Nhứt là thời còn trai trẻ, còn mang lon cấp úy, cấp tá. Nhiều phen ông “quậy tới bến” sau chiến trận về hậu cứ dưỡng quân. Ui, đó là những tháng năm anh còn trẻ của một người trai thời ly loạn sống nay chết mai. Không ai quá khắt khe đối với ông lính trẻ lúc bấy giờ.

    Nhưng rồi, mấy năm sau đó, ông Tướng cũng có cơ hội để thực hiện chí làm trai và trả nợ non sông.

    Khí tiết Lê Văn Hưng đã thăng hoa giữa chiến trường Bình Long.

    Hoa anh hùng Lê Văn Hưng đã nở rộ tại phòng tuyến An Lộc.

    Và hấp hối theo vận nước nổi trôi.

    Và đến phút cuối Lê Tướng Quân đã chọn cái chết oai hùng để trở thành bất tử trong lịch sử và quân sử Việt Nam Cộng Hòa.

    Để vinh danh và tưởng niệm vị tướng hào hùng Lê Văn Hưng, nơi trang cuối tác phẩm Last Man Out, tác giả James E Parker, Jr. đã xếp bài thơ không tựa, không tác giả với câu thơ chấm dứt:

    I am not there. I did not die.

    – Anh đi rồi, anh không chết đâu em.

    Và sau chót, một câu lập ngôn được xem như lời quân huấn của vị danh tướng Hoa Kỳ, Douglas MacArthur:

    “Duty, Honor, Country.”

    Maria Âu Hải Yến.

  2. Vẻ vang người Việt hải ngoại:

    Bà Ha Nguyen McNeill được cử làm Xử Lý Thường Vụ Cơ quan TSA (Transportation Security Administration), trong khi chờ đợi có big boss mới .

    TSA có khoảng 60,000 nhân viên. Trách nhiệm chính của TSA là bảo vệ hệ thống giao thông của quốc gia và đảm bảo quyền tự do di chuyển cho mọi người và hoạt động thương mại. Điều này bao gồm việc kiểm tra hành khách, hành lý và hàng hóa tại các sân bay và các trung tâm giao thông khác, cũng như thực thi các quy định về an ninh.

    Các nhân viên TSA sử dụng nhiều công nghệ và kỹ thuật khác nhau, bao gồm máy chụp X-quang, máy quét toàn thân và chó phát hiện chất nổ, để kiểm tra hành khách, hành lý và hàng hóa để phát hiện các vật phẩm bị cấm và các mối đe dọa tiềm ẩn.

    Các nhân viên TSA có trách nhiệm thực thi các quy định và thủ tục về an ninh, đảm bảo rằng hành khách tuân thủ các hướng dẫn về an toàn.

    The TSA has approximately 60,000 employees. This includes Transportation Security Officers (TSOs), Transportation Security Inspectors, and other security professionals.
    The TSA’s primary responsibility is to protect the nation’s transportation systems and ensure freedom of movement for people and commerce. This includes screening passengers, baggage, and cargo at airports and other transportation hubs, as well as enforcing security regulations.

  3. 25/4/2025 Trung Quốc đưa quân lên Bãi Đá mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa, trùng một ngày lính TQ được đón tiếp tại Hà Nội sang VN diểu binh phô trương lực lượng.

    “Truyền hình Nhà nước Trung Quốc hôm qua, 26/04/2025, loan tin Hải cảnh Trung Quốc đã đổ bộ và cắm quốc kỳ tại đá Hoài Ân, tên tiếng Anh là Sandy Cay, phía đông quần đảo Trường Sa giữa tháng Tư vừa qua, khu vực mà Việt Nam đòi hỏi chủ quyền.”(tin RFI)

  4. vc tiếp tục chức năng cơ bản hửi địc xi ngầu pín !

    xi tc: nghe nói nị ngoại giao cây tre phải không?
    tô vc: dạ dạ shifu, chúng con ạ ạ ạ ạ…
    xi tc: ạ ạ cái con củ … c.c tỉu cái là má nị !
    tô vc: chúng con xin shifu chỉ đạo ạ
    xi tc: không có cây tre cây dừa gì cả chỉ có ngoại giao hửi địc ngộ thôi hỉu chưa lịu hồn nị đấy !
    tô vc: dạ dạ chúng con hỉu rùi ạ … , xí quên, hửi địc thui hen.

  5. Ông Nguyễn Đình Bin, 1 người rất có tâm, đánh giá -theo riêng tớ- rất chính xác về ý nghĩa của ngày 30/4. Bô (full of) xít đăng kiểu Đại Tự

    Đánh giá ý nghĩa lịch sử của ngày 30 – 4 – 1975

    Gần nửa thế kỷ đã trôi qua là thời gian quá đủ để nhìn nhận đúng ý nghĩa trọng đại của ngày lịch sử này:

    Đó là một thắng lợi vĩ đại, một mốc son chói lọi trong lịch sử, không chỉ của dân tộc Việt Nam mà của cả thế giới hiện đại; là niềm tự hào của cả dân tộc ta. Lần đầu tiên, và cho đến nay vẫn là lần duy nhất trên thế giới, siêu cường quốc hùng mạnh, giầu có nhất hành tinh đã thất bại thảm hại trong một cuộc chiến tranh quy mô chưa từng thấy khi can thiệp, xâm lược một nước nghèo, nhỏ bé hơn! Chính nghĩa đã thắng phi nghĩa! Độc lập, Chủ quyền, Quyền dân tộc tự quyết đã thắng ngoại bang can thiệp, áp đặt, xâm lược trắng trợn, bạo tàn!

    Đó là ngày chấm dứt vĩnh viễn trên một thế kỷ đau thương, đất nước và dân tộc ta là nạn nhân của ách thống trị và chiến tranh xâm lược của ngoại bang. Tổ quốc đã hoàn toàn độc lập. Nguyên nhân thứ nhất tạo ra cuộc chiến nồi danấu thịt đã bị xóa bỏ!

    Đó là ngày thống nhất Tổ quốc, sau hơn hai thập kỷ bị chia ly xé lòng!

    Đó cũng là ngày kết thúc cuộc chiến huynh đệ tương tàn!

    Trong cuộc xung đột lịch sử kép này, chỉ có bên thắng cuộc duy nhất là dân tộc Việt Nam; là đại nghĩa “Không có gì quý hơn Độc lập, Tự do”; là độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam; là hòa bình.

    Bên thua cuộc duy nhất là các thế lực thực dân, đế quốc xâm lược nói trên; là phi nghĩa; là chiến tranh!

    Còn, giữa con cháu các Vua Hùng với nhau, không có bên thắng, bên thua, mà với tư cách người Việt tất cả đều thắng!

    Vậy, lẽ nào, là người Việt Nam lại không vui mừng và tự hào về ngày lịch sử vẻ vang ấy của cả dân tộc, dù mỗi người, mỗi gia đình đều có những nỗi đau, mất mát riêng?

    Đó là ý nghĩa đúng, chính xác & duy nhất đúng, và ô Nguyễn Đình Bin đã can đảm nói lên sự thật

    Và Việt Nam phải bẻ cong, bôi bác ý nghĩa cao quý đó để làm vừa lòng thứ người như thía lày!?!

    Trích Dog Trump

    Thằng Trùmp cò đất / nó Chi là thằng khùng láo khoét / Làm TT mà ăn nói bậy bạ, không nhất quán cái miêng bép xép nói bậy nói bạ, chính sách không rõ ràng BỊ CHỦI LÀ ĐÚNG / Trump lies about literally everything / Thằng Đại Cuội Trump, khi tranh cử, nói cuội rằng … / thằng khùng Trùmp cò đất / thằng Đại Cuội láo lường Donald Trump …

    Trích lại, Kakaka … Nhục nhã!

  6. Trích 1 số trí thức có tâm

    Tiến Sĩ Mạc Văn Trang

    “Giáo dục bây giờ thương mại hoá triệt để, ngày càng xa rời các giá trị bản chất: Chân, Thiện, Mỹ, Ích… khiến xã hội mất hết niềm tin … tiếc nuối nền giáo dục thời bao cấp, một nền giáo dục tuy còn những khiếm khuyết nhưng vì Nhân dân, của Nhân dân, không bị thao túng, nhiễu loạn bởi các nhóm lợi ích như hiện nay

    Lời còm của 1 người xứng đáng là chí sĩ hơn tớ

    nguyen 22/04/2025 At 12:00 pm
    “Nhà dột từ nóc”, câu này nói mãi cũng nhàm nhưng vẫn đúng. Bởi, lãnh đạo ngành giáo dục buông lỏng quản lý, mọi tệ nạn của ngành cứ để tràn lan.
    Sau khi giáo dục trở thành một ngành kinh doanh béo bỡ thì người người, nhà nhà lao vào bóp cổ học sinh và cha mẹ HS đến lè lưỡi ra. Kêu trời không thấu .
    Hiện bảo rằng cấm dạy thêm á, còn khuya nhá

    Đó là mong muốn của những người dân có tâm trong nước . Tổng bí thư Tô Lâm & các lãnh đạo phải làm gì để thỏa mãn những mong ước này ?

    May i suggest đưa lại bộ sách giáo khoa của Nhà giáo Nhân Dân Phạm Toàn . i mean … Trích tiếp

    – Vậy là cách mạng cũng có cơ hội tốt về giáo dục cho người nghèo đấy chứ?

    – … giáo dục thì lại không mất tiền, khuyến khích con nhà nghèo đi học. Mà lúc đó các thầy cô cũng đói lắm. Học có một buổi, không bắt học thêm. Một buổi về nhà, cả giáo viên học sinh … các thầy cô ngày ấy thương học trò lắm, không như bây giờ

    Đó, ý muốn của người dân . Đảng phải làm gì để đáp ứng nguyện vọng của họ đây ?

    See, Mỹ aint yo cup of tea. Spit that xít out

  7. Mỹ … i mean như thế này!?!

    “Dog Trump 25/04/2025 at 14:56
    Thằng Trùmp cò đất / nó Chi là thằng khùng láo khoét / Làm TT mà ăn nói bậy bạ, không nhất quán cái miêng bép xép nói bậy nói bạ, chính sách không rõ ràng BỊ CHỦI LÀ ĐÚNG / Trump lies about literally everything / Thằng Đại Cuội Trump, khi tranh cử, nói cuội rằng … / thằng khùng Trùmp cò đất / thằng Đại Cuội láo lường Donald Trump …

    Có đáng để Việt Nam phải bẻ cong lịch sử, bôi bác ngày lễ lớn của dân tộc để làm vừa lòng 1 người như vậy không ?

        • Mày rất ghét Trí Thức.
          Mày rất hợp với dog Trump,.
          Trump’s got a thing for people who aren’t educated.

          • “Trump’s got a thing for people who aren’t educated”

            Bạn đúng, Việt Nam nên hạ cấp quan hệ với Mỹ xuống mức làng nhàng, hoặc cắt luôn cho nó tiện . Chơi với trùm 1 đám thất học nàm gì hổng bít nữa

  8. Nhà báo Lưu Trọng Văn trích lời Tổng bí thư Tô Lâm

    “Hòa hợp dân tộc không có nghĩa là quên lãng lịch sử hay xóa nhòa sự khác biệt, mà là chấp nhận những góc nhìn khác nhau trong tinh thần bao dung và tôn trọng, để cùng hướng tới mục tiêu lớn hơn: Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, hùng mạnh, văn minh, thịnh vượng, để các thế hệ mai sau không bao giờ phải chứng kiến chiến tranh, chia ly và hận thù, mất mát như cha ông từng đối mặt.

    Chúng ta tin tưởng rằng, mọi người con đất Việt – dù sinh sống ở đâu, dù quá khứ thế nào – đều có thể đồng hành, chung sức, góp phần xây dựng một tương lai tươi sáng cho dân tộc…

    Chúng ta không thể viết lại lịch sử nhưng chúng ta có thể hoạch định lại tương lai”

    Hoàn toàn đồng ý, mục tiêu cao nhứt là không (bao giờ) để xảy ra chiến tranh

    Nhà báo -Tưởng Năng Tiến bảo thế- Lưu Trọng Văn cũng trích ý của 1 ai đó

    “Chính quyền trong nước trước hết cứ hành động hợp Lòng Dân trong nước đã. Để trong nước không còn nghi kỵ lẫn nhau, bất cứ người Dân nào khi cất tiếng nói trung thực của mình đều không phải sợ hãi vì sự nghi kỵ ấy. Từ đó hình thành Niềm tin lẫn nhau giữa Dân và chính quyền”

    Rất chính xác . Xin trích ý muốn của 1 số người chính trực trong nước

    Nhà báo chân chính & chánh trực, ổng tự xưng, Đoàn Bảo Châu

    ““với con mắt nhìn nhận của tôi, những người trong hệ thống không có một tình yêu nước như những người cộng sản đích thực, họ cũng hô khẩu hiệu “do dân vì dân” nhưng trong tâm họ chỉ nghĩ tới lợi ích cá nhân nhỏ bé của mình. Lý tưởng cộng sản, nếu được phát ngôn nơi công cộng, thì chỉ như một câu sáo rỗng, một sự bắt buộc để tồn tại và đi lên trong một hệ thống”

    Đoạn văn có mang chút trách móc & rất nhiều tiếc nuối . Ý chính cũng tương tự như khái niệm “người Cộng Sản ngày xưa” của Tiến Sĩ Mạc Văn Trang . Tổng bí thư Tô Lâm có làm được gì về chuyện này không ?

    Tiếp ““Chính vì vậy mà trong suốt bao năm qua, không hề có một lãnh đạo nào ở Việt Nam có được một phát ngôn hay một bài diễn ngôn nào có thể gây cảm hứng, có giá trị khai sáng dân trí cho dân chúng”

  9. vietnamthoibao.org – 27/4/2025

    Người dân truyền tai nhau “khẩu quyết” tránh bị tấn công mấy ngày lễ

    Dân Trần

    (VNTB) – “Kẹt xe không thấy phiền, kẹt xe nhiều thì thấy ghiền, rất nỗi tự hào. Ra đường mà không bị kẹt xe là lại thấy buồn, thấy thèm cảm giác bị kẹt”.

    Sau vụ cô MC Bích Hồng của đài SCTV bị “phong sát”, mất việc làm vì than phiền kẹt xe, dân mạng Việt Nam nhanh chóng đưa ra nhiều câu “khẩu quyết” hài hước nhưng lại rất cay đắng.

    Facebook Võ Tài Danh khuyến cáo: “Để tránh rắc rối trên mạng xã hội trong thời gian này, các bạn nhớ thêm cụm từ “nhưng mình vui lắm” vào mọi status nhé! Ví dụ:

    – Kẹt xe sấp mặt nhưng mình vui lắm.

    – Giao hàng không được nhưng mình vui lắm.

    – Tháng này chạy hông được tiền đâu lo cho gia đình nhưng mình vui lắm.

    – Trời ơi làm sao đưa con đi cấp cứu đây nhưng mình vui lắm.

    Một số người khác thì nhắc nhau rằng viết câu nào ra cũng đệm thêm hai chữ “tự hào”. “Kẹt xe vẫn ngẩng cao đầu trong tư thế tự hào”. “Trễ giờ làm vì kẹt xe nhưng vẫn tự hào khi được chen lấn, hoà mình vào dòng người yêu nước”. “Tự hào kẹt xe không phiền, kẹt lương mới phiền”…

    Được chia sẻ nhiều nhất là dòng trạng thái của Facebook Mai Thanh Mai: “Mỗi lần bị kẹt xe vì đoàn diễu binh, hoặc đoàn mít tinh tuần hành, hoặc đoàn xe đưa đón lãnh đạo… em đều thấy rất vui và biết ơn ạ. Mà không riêng gì em, trong dòng người kẹt xe cả tiếng đồng hồ giữa trời oi nóng mix bụi mịn, em để ý thấy ai ai cũng đều hân hoan. Kẹt xe tưởng mệt mỏi cáu bẩn hờn tức, nhưng lạ kỳ thay, em thấy gương mặt mọi người đều bừng sáng trào dâng hạnh phúc ạ”.

    Dòng trạng thái này nhận được hơn 2,1 ngàn lượt like và cũng có rất nhiều người chụp màn hình chia sẻ lại. Đa số người dân đồng tình với bài viết này vì thấy mỉa mai cay đắng, giữa một xã hội mà phải chẳng ai nói thật, chẳng ai dám than thở. Tất cả đều phải đồng thanh hô vang khúc ca tự hào. Còn ngược lại thì bị “tổng tấn công”, sỉ vả, cô lập, người đi làm thì mất việc, người đi học thì bị đuổi.

    Bởi vậy, hỏi sao mà một số khảo sát quốc tế đều cho kết quả Việt Nam là đất nước hạnh phúc nhất thế giới. Vì trả lời không hạnh phúc là “sống dở chết dở” với đảng CSVN ngay. Cho nên, có người châm biếm rằng phải định nghĩa lại khái niệm “hạnh phúc nhất thế giới ở Việt Nam”: “kẹt xe cũng không thấy phiền, kẹt xe nhiều thì thấy ghiền, và rất nỗi tự hào. Ra đường mà không bị kẹt xe là lại thấy buồn, thấy thèm cảm giác bị kẹt. Kẹt xe hao xăng tốn tiền, hít bụi hại phổi, trễ giờ làm bị trừ lương; nhưng lại rất nỗi tự hào và hạnh phúc, vì đó mới là Việt Nam. Nói tới như vậy mà không hạnh phúc nhất thế giới sao”.

    Kẹt xe cũng phải mang ơn đảng, ơn nhà nước, bệnh tật vì sữa giả, thuốc giả, kist test giả, thực phẩm giả, không khí ô nhiễm… cũng phải hát vang câu ca “tự hào Việt Nam”, cũng ca ngợi công ơn đảng và nhà nước. Nói ra sự thật thì bị chụp mũ ngay là “phản động”, “ba que”, “Cali”, “khát nước”, bị đuổi khỏi quê hương với câu “không thích thi qua Mỹ mà sống”. Thử hỏi sự thật mà còn không thể nói ra, thì dám góp ý để cải cách xã hội.

    Chỉ là một lời than thở mà đã bị trù dập như vậy, thì những người lên tiếng phản đối cách chính sách bất công còn bị tấn công như thế nào nữa. Rồi thì tất cả chỉ còn hai lựa chọn, một là ca ngợi cường quyền, hai là im lặng. Bức xúc cũng chọn im lặng.

    Napoléon Bonaparte, Hoàng đế Pháp từng nói “Thế giới trở nên tồi tệ hơn, không phải vì sự tàn bạo của những kẻ xấu, mà vì sự im lặng của những người tốt”. Nhìn vào thời cuộc hiện nay, khó lòg kiềm chế được tiếng thở dài. Khi đã chứng kiến nhiều tấm gương dám nói lên sự thật bị trù dập, công kích, cô lập, thậm chí phạt tù; thì những người tốt còn lại có ai dám lên tiếng nữa?!

    • (VNTB) – Chính những đảng viên cốt cán trong hàng ngũ cộng sản cũng phải chạy trốn khỏi Chế Độ, bỏ phe thắng cuộc để chạy về phe thua cuộc, qua Mỹ tị nạn.

      Thành Hồ mấy ngày gần đây có làm nhiều áp phích đưa hình bà Cao Thị Nhíp để tuyên truyền về lễ 30/4 sắp tới. Nhưng buồn cười thay khi biết rằng người phụ nữ này hiện nay: đang ở Little Saigon, California, thủ đô người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ.

      Bà Nhíp có “tên cách mạng” là Nguyễn Thị Trung Kiên. Trước 1975 thì là biệt động Sài Gòn, làm tình báo với thân phận là giúp việc nhà cho gia đình một sỹ quan quân lực Việt Nam Cộng Hoà. Tháng 4/1975, bà này làm nhiệm vụ dẫn đường cho quân đội cộng sản Bắc Việt tấn công vào Sài Gòn. Ngày 30/4 năm đó thì bà Nhíp dẫn đầu trên một chiếc xe tăng của Bắc Việt tiến vào chiếm phi trường Tân Sơn Nhứt.

      Lúc đó bà này được ông Đậu Ngọc Đản chụp một tấm hình để đời, và sau đó được đăng lên trang nhất số đầu tiên của báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 5 tháng 5 năm 1975. Hình này của bà Nhíp nằm ở góc bên phải trên cùng, với dòng chữ chú thích “Nguyễn Trung Kiên, nữ biệt động 18 tuổi hướng dẫn xe tăng quân Giải Phóng chiếm sân bay Tân Sơn Nhất”.

      Tấm hình này cũng được xài nhiều lần để CSVN tuyên truyền. Rồi cũng nhờ hình này mà bà Nhíp nổi tiếng, được vào vai chính của một bộ phim tuyên truyền mang tên “Cô Nhíp”. Phim này từng đoạt giải Bông Sen Bạc tại Liên Hoan Phim Việt Nam lần thứ 4.

      Nhắc lại câu chuyện giai đoạn đó để thấy bà này có sức ảnh hưởng như thế nào trong chính sách tuyên truyền của Đảng Cộng Sản. Nhưng sau quãng thời gian vinh quang đó thì bà Nhíp lại cho con đi Mỹ và Anh du học, sau đó bà cũng đi Mỹ định cư cùng con. Thà qua Mỹ sống cùng với những người mà bà từng gọi là giặc, chứ không chọn ở lại cùng những người đồng đội đồng chí mà bà từng đứng chung chiến tuyến.

      Báo Biên Phòng của CSVN hồi năm 2021 có dẫn lời cựu chiến binh Nguyễn Đình Thi cho biết: “Sau giải phóng, Nguyễn Thị Trung Kiên chuyển về công tác ở Công ty thương nghiệp tổng hợp quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Nữ biệt động này có 2 người con đều học rất giỏi, một người học đại học ở Mỹ, một người học ở Vương Quốc Anh. Cả 2 người con của Nguyễn Thị Trung Kiên đều thành đạt, gia đình hạnh phúc”. (1)

      Ông Thi cũng có nói thêm một câu: “Bây giờ, mỗi lần có dịp gặp nhau anh em Trung đoàn 24 thời đó thường hay nhắc tới cô với một tình cảm trìu mến, thân thương, ai cũng rất mong có dịp gặp lại cô để cùng nhau ôn lại những ngày tháng chiến đấu ác liệt và rất hào hùng của những ngày cuối tháng 4 năm 1975”.

      Tức là đã lâu rồi bà Nhíp không về lại Việt Nam để thăm lại đồng chí đồng đội, hoặc có về mà không muốn gặp lại đồng đội cũ.

      Một người Việt tại Mỹ từng kể lại rằng: Mùa hè cách đây vài năm, ở thành phố Garden Grove, Nam California, tôi gặp lại Nhíp. Vẫn xinh đẹp như xưa nhưng khi được hỏi về ngày 29/4/1975, Nhíp trả lời: “Tôi đã quên rồi. Quên lâu lắm rồi”. Có lẽ chữ “quên” này là bà Nhíp muốn quên đi những sai lầm thời tuổi trẻ khi lỡ chọn sai phe.

      Câu chuyện không riêng gì của bà Nhíp, mà nhìn rộng ra, hàng chục ngàn người là cộng sản về hưu, hoặc con cháu cộng sản, cũng chọn định cư ở Mỹ, trong âm thầm. Không muốn ở lại xứ sở cộng sản thiên đường, ở Mỹ cũng không dám nhận nguồn gốc cộng sản, không dám công khai với Đảng, với dân Việt Nam.

      Quay lại chuyện sử dụng hình bà Nhíp để tuyên truyền cho chiến thắng 30/4. Đây chẳng khác nào thừa nhận là CSVN đã thắng nhưng không có được lòng dân, mà thậm chí chính những đảng viên cốt cán trong hàng ngũ cộng sản cũng phải bỏ chạy khỏi chế độ. Nhục nhã hơn, những người cộng sản thắng cuộc đó lại bỏ chạy về phe thua cuộc, qua Mỹ tị nạn.
      Từ Việt Nam Thời Báo

  10. Bạn có tin đây là sự thật?

    Bộ trưởng giáo dục không biết AI
    Bộ trưởng quốc phòng không biết ASEAN
    Tổng thống Mỹ không biết FED
    Bạn có tin đây là sự thật?

    Điều tôi muốn nói là MAGA
    Đặc biệt người Việt Nam chúng ta
    Cuồng Trump như cẩu cuồng tại thị
    Như đám cuồng Trump phố Bolsa

    Lần sau sẽ nêu tên chúng ra
    Bọn chúng đang phỉ báng Ông Cha!

    Nông Dân Nam Bộ

    • Ông cha các bạn tham gia chống Mỹ, họ phỉ báng ông cha các bạn … Well … i mean … Đúng là các bạn bức xúc

      READ MY WRITIN, methink i dont give a Đamn. A Phúc, yeah, but definitely no Đamn

    • Cá mè một lứa đồ thổ tả

      Chẳng đặng đừng, nên tôi nêu tên
      Vũ Linh Hùng Cao Hoàng Đức Nhã
      Nào Đỗ Ngọc Hiển Nguyễn Hữu Liêm
      Cá mè một lứa đồ cặn bã

      Nông Dân Nam Bộ

  11. Trích Đoàn Bảo Châu, 1 nhà báo Cách Mạng thực thụ mà không ít người đem cờ vàng ra hóng chiện

    “với con mắt nhìn nhận của tôi, những người trong hệ thống không có một tình yêu nước như những người cộng sản đích thực, họ cũng hô khẩu hiệu “do dân vì dân” nhưng trong tâm họ chỉ nghĩ tới lợi ích cá nhân nhỏ bé của mình. Lý tưởng cộng sản, nếu được phát ngôn nơi công cộng, thì chỉ như một câu sáo rỗng, một sự bắt buộc để tồn tại và đi lên trong một hệ thống”

    Cũng tương tự như khái niệm “người Cộng Sản ngày xưa” của Tiến Sĩ Mạc Văn Trang

    Những người “Cộng Sản” -hahaha, cho cười cái- 2.0, cộng sản chấm đô la, có suy nghĩ gì không ?

    • Tiếp nhà báo Đoàn Bảo Châu

      Chính vì vậy mà trong suốt bao năm qua, không hề có một lãnh đạo nào ở Việt Nam có được một phát ngôn hay một bài diễn ngôn nào có thể gây cảm hứng, có giá trị khai sáng dân trí cho dân chúng

      Hy vọng dựa vào Trung Quốc, những quý vị lãnh đạo của chính thể sẽ có thể gợi lại cho dân Việt, cả trong lẫn ngoài nước, những hình ảnh của lãnh đạo thế hệ vàng, những người Cộng Sản chân chính, có một tình yêu nước như những người cộng sản đích thực & có được những bài diễn ngôn có thể gây cảm hứng, có giá trị khai sáng dân trí cho dân chúng

  12. Phong trào phản chiến Mỹ thời ấy có hai nữ ca-nghệ-sĩ gạo cội nổi tiếng là Joan Baez và Jane Fonda, sau 1975, đã kêu gọi những “đồng chí” phản chiến cũ cùng ký tên trên một thư gởi cho nhà nước Cộng sản Hà nội, bài đăng trên tờ Nữu ước Thời báo (The New York times) số ra ngày 1/5/1079 , và có được 78 chữ ký của những nhân vật phản chiến nổi danh .

    Trích đoạn : “Cách đây 4 năm, Hoa Kỳ đã chấm dứt 20 năm hiện diện ở Việt Nam. Một dịp kỷ niệm đúng ra là nguyên nhân để đón mừng, nhưng thay vào đó, lại là lúc để đau buồn.
    Hàng ngàn người Việt Nam vô tội, nhiều người mà “tội” của họ chỉ là các vấn đề thuộc lương tâm, hiện đang bị bắt giữ, tạm giam và tra tấn trong tù hoặc các trại cải tạo. Thay vì mang lại hy vọng và hoà giải cho đất nước Việt Nam bị chiến tranh tàn phá, thì Nhà nước của quý vị lại tạo ra một cơn ác mộng đau đớn và che khuất đi những tiến bộ quan trọng đã đạt được trong nhiều phạm vi của xã hội Viêt Nam.
    Nhà nước quý vị đã tuyên bố vào tháng 2/1977 rằng có khoảng 50 ngàn người đang bị giam giữ lúc đó. Nhiều ký giả, các nhà quan sát độc lập và người tỵ nạn ước lượng rằng con số tù nhân chính trị hiện thời khoảng giữa 150 ngàn và 200 ngàn người.
    Con số chính xác có là gì đi nữa, thì sự thật đang tạo thành một bức tranh tăm tối. Nhiều tin tức được xác nhận đang xuất hiện trên báo chí thế giới, từ báo Le Monde và The Observer đến Washington Post và Newsweek. Chúng tôi đã nghe nhiều câu chuyện của những người đến từ Việt Nam -công nhân và nông dân, các nữ tu Công giáo và tu sĩ Phật giáo, các thuyền nhân, văn nghệ sĩ và các nhà chuyên môn cũng như những người đã từng chiến đấu bên cạnh Mặt trân giải phóng.
    – Các nhà tù đang tràn ngập với hàng ngàn đến hàng ngàn “tù nhân”.
    – Nhiều người bị mất tích và không tìm được tông tích.
    – Nhiều người bị đưa đến các trại cải tạo, cho ăn bằng những khẩu phần gạo chết đói, buộc phải ngồi với cổ tay và cổ chân bị trói chặt, đến ngạt thở trong các thùng connex
    – Nhiều người bị dùng như những vật dò tìm bom mìn, dọn các bãi mìn bằng tay chân trần trụi.
    Ðối với nhiều người, sống là địa ngục và cái chết là điều mong ước. Nhiều nạn nhân là đàn ông, phụ nữ và trẻ em đã từng ủng hộ và chiến đấu cho mục tiêu thống nhất đất nước và quyền dân tộc tự quyết, họ là những người vì hoà bình, thành viên của các tổ chức tôn giáo hoặc vì các nền tảng đạo đức triết lý đã chống đối lại các chính sách độc đoán của chế độ Thiệu Kỳ; họ là các văn nghệ sĩ và trí thức quyết tâm được tự do sáng tạo bị hất hủi bởi các chính sách độc tài của nhà nước quý vị.
    Yêu cầu của Tổ chức Ân xá Quốc tế và nhiều tổ chức khác để được tự tìm hiểu tình trạng lao tù vẫn chưa được đáp ứng. Các gia đình muốn biết tin tức về vợ chồng con cái họ đều bị thờ ơ. .
    Chính một quyết tâm bền bỉ về các nguyên tắc cơ bản của nhân cách, tự do và quyền tự quyết đã là động cơ thúc đẩy rất nhiều người Mỹ phản đối chính quyền miền Nam và sự tham dự của đất nước chúng tôi vào cuộc chiến. Cũng chính vì một quyết tâm tương tự bắt buộc chúng tôi phải lên tiếng phản đối sự bất chấp đến tàn bạo về nhân quyền của quý vị.
    Chúng tôi kêu gọi quý vị hãy chấm dứt ngay việc bỏ tù và tra tấn –cho phép một nhóm quốc tế gồm các nhà quan sát trung lập được đến để thanh tra các nhà tù và trung tâm cải tạo của quý vị .
    Chúng tôi khuyến cáo quý vị nên tuân theo các nguyên tắc của Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà đất nước quý vị là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, đã cam kết phải thi hành.
    Chúng tôi khuyến cáo quý vị nên xác định lại cam kết mà quý vị đã tuyên bố về các nguyên tắc về tự do và phẩm cách con người … để thiết lập một nền hoà bình thật sự tại Việt Nam

    Ký tên: Joan Baez”

    Thư được 78 nhân vật nổi tiếng ký tên, trong đó có I. F. Stone, Barton Bernstein, Daniel Berrigan, Jerome Weisner, Bert Coffey, Benjamin Dreyfus, Sanford Gottlieb, Terence Hallinan, Staughton Lynd, Allen Ginsberg, Edmund Pat Brown, Ginetta Sagan, Cesar Chavez, và Nat Hentof .v.v..

  13. Trong một cuộc phỏng vấn vào cuối năm 1999, sử gia Jean Louis Margolin, giáo sư tại Université de Provence (Pháp), một trong các tác giả viết bài trong sách Le livre noir du communisme [Sách Đen Về Chủ Nghĩa Cộng Sản], đã nói:

    “Thành thật mà nói, vào những năm 60, tôi đã từng xuống đường biểu tình ủng hộ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, tôi đã từng reo mừng với những cuộc chiến thắng tại Cam-bốt cũng như tại Việt Nam. Tôi từng nghe nói đến những vụ tàn sát Tết Mậu Thân 68, nhưng tôi tin và nghĩ rằng đó chỉ là sự tuyên truyền của Mỹ. Không phải chỉ một mình tôi, mà tôi tin rằng rất nhiều người cùng thời với tôi đã bị sai lầm vì những tuyên truyền sai lạc của Cộng Sản.” (Tập san Việt Nam Dân Chủ, số 40, California, tháng 1-2000)

  14. (30/08/13 | : Bằng Phong Đặng Văn Âu – Khủng hoảng nhân cách: Sau 30 tháng 4 năm 1975, Xuân Diệu vào Nam gặp gỡ một số văn nghệ sĩ Miền Nam bị kẹt lại. Thi sĩ P.N. (bạn tôi yêu cầu dấu tên) thấy Xuân Diệu mỗi lần “độc tấu” thơ của Hồ Chí Minh đều rút khăn tay trong túi ra lau nước mắt, P.N. hỏi: “Tại sao anh cứ phải khóc như thế?”. Xuân Diệu đáp: “Tôi phải giả bộ khóc như thế thì sau khi trình diễn xong, Đảng mới phát cho lạng thịt bò!”.

    Còn nhà văn Nguyễn Tuân, một con người khinh bạc mà phải thú nhận với bạn bè một câu rất thảm hại: “Tao sống được đến ngày hôm nay là nhờ tao biết … sợ!”

    Nếu Xuân Diệu, Nguyễn Tuân di cư vào Miền Nam năm 1954 thì đâu đến nỗi mất nhân cách và sắt máu như thế? Trái lại họ sẽ được trọng vọng nữa là đàng khác! Nếu nhạc sĩ Phạm Duy cứ ở mãi với Việt Minh, không tìm đường về với tự do thì làm sao có một sự nghiệp sáng tác đồ sộ? Câu hỏi đặt ra: “Ai đã làm những trí thức tầm cỡ như những nhà văn tên tuổi một thời trở nên mất nhân cách, nếu không phải là chế độ chuyên chính vô sản do Hồ chí Minh và tập đoàn thống trị?

    • Nhưng họ là những trí thức lớn, những người chính trực, những người có lòng yêu nước sâu sắc, nên họ đã chọn ở lại với Đảng, với Bác Hồ

      Trên đời có những thứ cao hơn trẻ vị thành niên, bồ nhí của Phạm Duy bạn ạ

  15. Nhà văn Phạm Đình Trọng viết về người mà Việt Nam muốn ẻ vô lịch sử của mình để làm vừa lòng hắn

    “hạng người nhỏ nhen, lập nghiệp bằng buôn gian bán lận, cá lớn nuốt cá bé và nhờ tuyên truyền dối trá, lừa bịp cử tri Mỹ mà trúng cử tổng thống như Donald Trump”

  16. Chuyện “Việt Nam cường thịnh”, có Tạ Dzu thì phải hiểu ngầm là “dưới sự lãnh đạo của Đảng”. Thui thì thía lày, Trung Quốc đã giúp Việt Nam -của mấy chả- giải phóng miền Nam . i wouldnt say thống nhứt đất nước, yet. Ngày 30/4 trở thành ngày các bố phỉ nhổ vào cờ vàng, since when i cant Phúc Kđinh tell, bằng kêu gọi Đảng mở lòng . Những hứa hẹn của quá khứ đang có khả năng trở thành kỷ niệm của tương lai và vinh quang của hiện tại, ý kiến của tớ là Việt Nam cần dựa hẳn vào Trung Quốc để phát triển . Đơn giản vì nếu để Việt Nam tự mình ên … Yikes!

    Dựa vào Trung Quốc, Việt Nam cũng không sợ bị trở thành nạn nhân của “các siêu cường đã im lặng thoả thuận với nhau thì chẳng còn gì là hoà bình hay công lý nữa! Luật quốc tế, suy cho cùng, phải chăng cũng chỉ là luật riêng của kẻ mạnh? Đó là sự khốn nạn tột cùng của kẻ mạnh!”, phải bẻ cong lịch sử, bẻ cong sự thật để làm vừa lòng 1 -theo hổng ít người do phân thân, đỉnh cao trí tuệ, đức độ- tên tội phạm, tên dog, tên du đãng (Nhã Duy). Với Trung Quốc, Việt Nam trở thành 1 nước độc lập tương đối, thay vì 1 thứ Phần Lan trần trụi giữa bầy sói tư bửn . Chỉ với Trung Quốc, Việt Nam mới có thể cường thịnh thui

    Chuyện “tự do” is way overrated, Hòa Bình bây giờ mới là mối quan tâm hàng đầu của dân Việt . Chỉ cần nàm thao để Hòa Bình, ổn định & bền vững fo the next 50 years thì chắc chắn Đảng sẽ tồn tại cùng với đất nước & dân tộc, even longer. Các bác thật sự muốn đem cờ vàng về quy phục Đảng, hãy nghĩ làm sao để Việt Nam có thể hòa bình trong (ít nhứt) 50 năm nữa . & các bác luôn có sự ủng hộ của thằng tớ chong chiện này

  17. dù cộng sản hay không cộng sản, đã là người Việt thì đều máu đỏ da vàng, máu đổ ruột mềm, anh em cùng bọc với nhau. Sao lại hận thù … khi họ không tấc sắt trong tay, chỉ góp ý chân tình cho Đảng tốt hơn

    Có Tạ Dzu trong cái “đoàn” này, i pretty much know wtf youve been talkin about

    Chỉ nói thế này, các bác làm nhục cờ vàng rất giỏi, xứng đáng cho con cháu Cách Mạng theo . Nếu thật sự mấy người có lòng, puh-leez im begging you, lạy các cụ tha cho cờ vàng . Các cụ đem cờ vàng đi nói chiện trời ơi đất hỡi có khác gì phỉ nhổ vào nó hông ?

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên