Công lý cho George Floyd

12

 

Vấn đề buôn bán nô lệ tại Hoa Kỳ đã hiên hữu từ thế kỷ 18,19 khi những người da đen gốc Phi Châu (PC) được nhập cảnh vào HK dưới hình thức nô lệ. Khi “Bản tuyên ngôn Độc Lập” của HK ra đời năm 1776 thì chế độ nô lệ bắt đầu khởi sinh và đồng thời cũng chấm dứt vào năm 1808 khi Quốc Hội của chính quyền Thomas Jefferson ban hành đạo luật  “cấm nhập khẩu nô lệ”. Tổng Thống Thomas Jefferson đã thành công trong việc cấm đoán này.  Những người Mỹ da trắng thời đó sở hữu nô lệ như là tài sản. Họ có quyền bán những người da đen nô lệ mà họ đang sở hữu cho bất cứ ai để mang lợi nhuận về cho họ. Các chủ nông trại và trang trại là những  người đang cần nhân lực lao động nên nơi đây là điểm tập trung của đại đa số những người nô lệ gia đen đến từ Phi Châu. Một số ít còn lại thường được những gia đình giầu có sử dụng như những kẻ hầu hạ trong gia đình. Hầu hết họ đều bị đối xử thiếu tình người, không công lý, bất bình đẳng, bị hành hạ theo đúng nghĩa của kẻ nô lệ. Họ cắn răng chịu đựng một thời gian dài. Họ có kêu gọi bình đẳng và công lý nhưng đó chỉ là những tiếng gào thét vô vọng ngoài sa mạc bởi lẽ họ chưa có sự đoàn kết của một tập thể đủ để có thể nói lên những tiếng nói có chất lượng, gây được ảnh hưởng, tới tai các giới chức cao cấp trong chính quyền.

Cho mãi tới năm 1865 người Mỹ da đen gốc Châu Phi mới được giải phóng qua “Tu chính án 13” do Tổng Thống thứ 16 của HK, Abraham Lincoln đề xuất. Thomas Jefferson có công “cấm nhập khẩu nô lệ” thì Abraham Lincoln có công “Giải phóng nô lệ”.

Tiếc thay  một vị TT tài ba, giầu lòng nhân đạo, góp nhiều công sức cho Quốc Gia lại nhắm mắt lìa đời bằng một cái chết tức tưởi  trong một vụ ám sát ngày 15-4-1865 đầy bí ẩn, hưởng dương 56 tuổi. Cộng đồng người da đen gốc Phi Châu không khỏi ghi khắc công ơn và hình ảnh của ông  trong khối óc và trái tim của họ. Mặc dầu được giải phóng khỏi ách nô lệ, nghĩa là trên nguyên tắc họ được sống bình đẳng với người bản xứ da trắng nhưng trên thực tế một vấn đề khác lại đến với họ: nạn ”KỲ THỊ MẦU DA”, một tệ nạn họ không thể chấp nhận được và họ lại phải tranh đấu để dành quyền “Bình Đẳng” và “Công Lý”.

“Kỳ thị mầu da” tại Hoa Kỳ đã và đang trở thành vấn nạn quốc gia, nó đã biến thành những tế bào ung thư trong cơ thể của những người “Da trắng thượng tôn”. Đặc biệt sự kỳ thị giữa người Mỹ da trắng và người Mỹ da đen gốc Phi Châu đã làm cho các cảnh sát trưởng, các thị trưởng thành phố hay các thống đốc tiểu bang điên đầu, kéo theo những sự chống đối và phẫn nộ của những người ủng hộ nạn nhân da đen  qua mỗi vụ cảnh sát da trắng sát hại hay gây thương tích trầm trọng cho một người da đen nào đó.

Sau cái chết của TT. Abraham Lincoln, mặc dầu nô lệ đã được giải phóng trên giấy trắng mực đen nhưng “kỳ thị chủng tộc” lại đến như là mầm mống của chia rẽ & hận thù giữa người da trắng và người da đen gốc PC vì thế cộng đồng người Mỹ gốc Phi Châu lại phải đương đầu với vấn nạn này.

Ngày 1/12/1955, bà Rosa Parks, da đen gốc Phi Châu, đã từ chối nhường chỗ của bà cho một người da trắng trong một chuyến xe Bus tại quận Montgomery, Alabama. Bà bị cảnh sát da trắng còng tay bắt giam.

Mục Sư da đen  Martin Luther King. JR (MLK) (1929-1968) một nhà hoạt động xã hội, một người đang tranh đấu  nhân quyền cho những người Mỹ gốc Phi Châu, nhẩy vào cuộc chiến.

Ông tổ chức ngay một cuộc biểu tình ôn hòa, khởi đầu cho phong trào “tranh đấu bất bạo động” để phản đối việc CS bắt giữ bà Rosa Parks, đồng thời đòi quyền bình đẳng, nhân quyền và công lý cho những người da đen gốc PC. Ông còn kêu gọi một cuộc tẩy chay các hãng xe bus trên toàn các tiểu bang miền Nam HK kéo dài liên tiếp 381 ngày, gây thiệt hại kinh tế không ít cho các chính quyền tiểu bang và các hãng xe bus. Vụ việc lên tới tối cao pháp viện.

Ngày 13-11-1956 tòa án tối cao pháp viện phán quyết “việc bắt giam bà Rosa trên xe bus là hành động kỳ thị & vi hiến”. Cuối cùng “kỳ thị chủng tộc” bị bãi bỏ bởi phán quyết của tối cao pháp viện.  Như vậy  MLK là nhân vật thứ ba đã góp công sức giúp giải quyết vấn nạn nô lệ và kỳ thị chủng tộc tại HK sau TT. Thomas Jefferson và TT. Abraham Lincoln.

Mặc dầu đa số người Mỹ da trắng tán đồng việc xóa bỏ nạn KTCT nhưng vẫn còn một số khác chưa xóa bỏ được 2 chữ “Kỳ Thị” trong đầu óc họ nên cộng đồng người da đen lại vẫn phải tiếp tục đấu tranh để đòi bình đẳng, công lý và quyền sống của những người da đen. MLK tiếp tục tổ chức nhiều cuộc biểu tình ôn hòa và đọc nhiều bài diễn văn trong đó bài “I have a dream” được đánh giá là nổi bật nhất. Người Mỹ da đen coi ông như một thần tượng. Tiếc thay, cuộc tranh đấu vô vị lợi đang tiến hành theo chiều hướng thuận lợi và tốt đẹp thì tử thần đã đến và lấy đi mạng sống của ông trong một cuộc ám sát tại thành phố Memphis bởi James Earl Ray, một người có đầu óc cực kỳ kỳ thị, MLK hưởng dương 39 tuổi.

Chỉ tiếc “giấc mơ” của ông chưa thành hiện thực thì ông đã vĩnh biệt đời.  Cái chết của ông đã làm cho cộng đồng người da đen gốc PC cực kỳ tức giận kéo theo nhiều cuộc biểu tình bạo động đẫm máu từ 4/4 đến 11/4/1968 ở 125 thành phố, 46 người thiệt mạng, 26000 người bị thương .

TT. Lyndon.B.Johnson phải điều động quân đội để dập tắt ngọn lửa bạo động đang ở khí thế bộc phát. Nhiều cuộc đụng độ giữa CS da trắng (thi hành công vụ) và người da đen (vi phạm luật pháp) vẫn tiếp diễn tại các đường phố. Điển hình là vụ thanh niên da đen Rodney King (RK) (đang trong tình trạng robbery parolee) lái xe vi phạm luật giao thông (chạy quá tốc độ giới hạn trên xa lộ). CS giao thông xa lộ phát hiện đuổi theo và một cuộc rượt đuổi diễn ra trên xa lộ sau cùng là một cuộc xô xát giữa RK và 4 CS  Los Angeles, (ngày 3-3-1991) tại một cây xăng và được một cư dân trong khu cao ốc gần đó thu hình được. Một thời gian ngắn sau đó, người này đem bán (? ) cuốn phim thu hình cho đài truyền hình địa phương KTLA. Sau đó cuốn phim được chiếu lại trên  đài truyền hình. RK 2 mắt xưng vù, mặt mũi tím bầm bởi sự đánh đập của 4 CS,  xe cứu thương chở RK vào bệnh viện và bình phục trở lại sau ít ngày.  Bốn CS.LA bị truy tố tội hành hung. Bồi thẩm đoàn gồm 10 da trắng, 1 Á Châu, 1 hispanic. Sau 3 tháng xét xử, tới ngày 2-4-1992 đã đi đến quyết định tha bổng cả 4 CS. Sau lời tuyên bố của Chánh Án, một làn sóng phẫn nộ nổi lên từ cộng đồng người da đen gốc PC kéo theo những cuộc biểu tình đòi “công lý” cho RK, cuộc biểu tình biến thành  bạo động đẫm máu đốt phá, hôi của các cửa hàng buôn bán tại LA khiến 50 người tử vong, hơn 2000 thương vong, hàng chục ngàn người bị bắt giữ, thiệt hại vật chất ước tính hơn 1 tỉ USD.

Sau đó chính quyền liên bang gấp rút truy tố 4 CS viên LA tội vi phạm dân quyền của RK. Vụ án sử gấp rút, kết thúc ngày 5-8-1992 với kết quả như sau: 2 CS bị kết tội, vào tù.   2 CS còn lại được tha bổng. Rodney King được bồi thường $ 3.8 triệu USD. Cảnh sát trưởng LA (da trắng), Darryl Gates từ chức, thay thế bằng Willie Williams, da đen gốc PC.  Công lý đã đến với RK bằng “Tiền Bạc” và “Tù Tội”. Bên nguyên đơn bằng lòng với phán quyết của tòa và vụ án kết thúc .

Một câu chuyện khác, cũng lại chuyện rắc rối giữa CS da trắng và người da đen gốc PC. George Floyd (GF), một người da đen gốc PC, dùng tờ giấy bạc $20 USD mua thuốc lá tại một cửa hàng. Người bán hàng khám phá tờ $20 USD giả và gọi phone báo cáo sự việc cho sở cảnh sát địa phương. Bốn CS da trắng tới hiện trường. Sau những lời qua tiếng lại gì đó không rõ giữa GF và CS, chỉ thấy hình ảnh GF hai tay bị còng ra phía sau lưng và đang ở vị thế toàn thể thân mình bị đè nằm úp mặt xuống đất với đầu gối của CS. Derek  Chauvin (DC) chặn ngang cổ GF trong khi 3 CS viên còn lại, một đứng quan sát , một đè chân, một đè lưng GF. Ở tư thế này GF rất khó thở và đã từng kêu lớn “tôi không thở được”, tôi không thở được nhưng DC vẫn không ngưng hành động chặn cổ. Sau hơn 8 phút, GF bất động và được xe cứu thương chở vào bệnh viện, anh qua đời tại đây. Hình ảnh biến cố xẩy ra tại hiện trường được ghi lại qua cell phone của người đi đường và được chiếu lại trên các đài truyền hình. Bốn CS viên bị sa thải và vào tù. Nhiều cuộc biểu  tình bạo động diễn ra tại nhiều thành phố khắp các tiểu bang HK đòi hỏi “Công Lý” cho GF và “Đòi quyền sống cho những người da đen”. Nạn đốt phá, hôi của các cửa hàng thương mại lại diễn ra tại nhiều thành phố kéo dài nhiều ngày liên  tiếp, gây thiệt hại kinh tế ước tính lên tới bạc tỉ.

Trong đám biểu tình có những tấm biểu ngữ viết vội trên những tấm bìa cứng hàng chữ: “Nọ Justice-No Peace” hay “Black lives matter”. Có lẽ phong trào Black lives matter chủ chốt các cuộc biểu tình này? Rất tiếc trong đám người biểu tình có lẫn lộn một số ít những thành phần bất hảo sống ngoài vòng pháp luật (trôm cướp, hiếp dâm, xì ke, ma túy…vv…). Chính những kẻ bất lương này đã thừa cơ hội “nước đục thả câu”, đốt phá các cửa tiệm buôn để hôi của, một hành vi man rợ, bỉ ổi, kém văn minh, không ai có thể chấp nhận và tha thứ được.

Đám tang GF đã hoàn tất, gia đình đã mướn luật sư đại diện, kiện cáo ra sao chưa nghe nói. Có một điều chắc chắn là kết quả của vụ án (nếu có ?) cũng sẽ là “tiền bạc” và “tù tội”, tương tự như vụ án Rodney King và các vụ án khác ngoài đời.

Vụ GF đang nguội dần thì đùng một cái lại một vụ CS da trắng bắn chết một thanh niên da đen 27 tuổi tại Atlanta, Georgia, xẩy ra tối thứ sáu 12-6-2020. Cũng lại biểu tình đốt phá (tiệm ăn Windy’s)  đòi công lý…..vv….Người ta đang sợ vụ này lại khơi mào trở lại vụ GF? Hy vọng không đến nỗi như vậy.

Không có lửa làm sao có khói?  Mỗi cuộc biểu tình bạo động (của người da đen) đều là hậu quả của một sự vi phạm luật pháp bởi một thanh niên da đen nào đó. Thí dụ vụ Rodney King (1992, tại LA), Timothy Thomas (2001, Ohio), Trayvon Martin  (2012), và gần đây là George Floyd (2020, Minneapolis) , Rayshard Brooks (2020, Atlanta), tuy nhiên trên thực tế vẫn không thiếu những trường hợp “không có lửa mà vẫn có khói”.

Tệ nạn “con sâu làm rầu nồi canh” xẩy ra khá thường xuyên ở mọi tầng lớp trong xã hội: giầu sang,  phú quý quyền lực hay nghèo hèn thấp kém. Ở mọi ngành nghề trong xã hội: trí thức , khoa bảng hay lao công, lao lực, chân lấm tay bùn.

“Tiền Bạc” và “Tù Tội” không lấp được hố xâu “Kỳ thị mầu da” tại xã hội HK. Đó chỉ là giải pháp tạm thời mang tính cách cá nhân hơn là tập thể. Đó không phải là giải pháp “Nhổ cỏ tận gốc”. Súng ống, dùi cui, bạo động cũng chẳng giúp lấp được hố xâu “Kỳ thị” giữa CS da trắng và cộng đồng người da đen gốc PC. Các cuộc bạo động giữa CS da trắng và những người da đen kiểu Rodney King và George Floyd sẽ lại tiếp diễn và rồi biểu tình bạo động lại xẩy ra như một thói quen đã ăn sâu trong tâm não của những kẻ “thời cơ”. Tất nhiên những cuộc biểu tình bao động đều bị lên án.

Cảnh Sát là những người thi hành công vụ, gìn giữ an ninh cho cộng đồng. Họ gặp khá nhiều những khó khăn và nguy hiểm nhất là phải trực diện với những kẻ phạm pháp sống ngoài vòng pháp luật. Thế nên đôi lúc phải dùng tới vũ lực để trấn áp kẻ phạm pháp. Họ cũng là những người chịu cảnh “Trên đe dưới búa”.

Thế nên, nếu tất cả những người da trắng (đặc biệt CS) và cộng đồng người da đen gốc Phi cùng nhau cầm xẻng xúc đất đổ vào “hố xâu kỳ thị” bằng những TRÁI TIM nhân từ, bằng những TẤM LÒNG từ bi, bác ái và bằng những KHỐI ÓC có suy tư, biết phân biệt “PHẢI-TRÁI, ĐÚNG-SAI”, biết điều gì làm được, điều gì không làm được, biết tôn trọng luật pháp và phải biết kìm chế, kiểm soát hành vi của mình. Có như vậy mới hy vọng giải quyết được nạn kỳ thị mầu da và mối hận thù giữa CS da trắng và cộng đồng người da đen mới chấm dứt.

OC ngày 16-6-2020

Hà Hải Nam

 

12 BÌNH LUẬN

  1. George Floyd – 6 án hình sự, từng chĩa súng vào bụng 1 phụ nữ có thai để cướp. Nay được Hạ viện và Cựu Phó Tổng Thống Joe Biden quỳ gối tôn vinh, tôn thờ.
    Với tên tội phạm như vậy, trắng hay đen đều bị cảnh sát mạnh tay. Chỉ có một cảnh sát quá tay phạm tội ngộ sát mà toàn bộ cảnh sát Mỹ bị mắng chửi, đòi cắt giảm tiền, đòi dẹp bỏ cảnh sát.
    Vậy bao nhiêu năm nay ngành cảnh sát đã làm gì? Bắt giết bao nhiêu tội phạm? Cứu bao nhiêu người dân? Bảo vệ và giúp đỡ dân. Hy sinh cho mọi người. Gọi 911 chì chưa tới 10 phút họ đã đến.
    Dẹp cảnh sát thì ai làm những việc đó?
    Tất cả những trò chơi chính trị ngu dốt và bẫn thỉu này bị Đảng nào giật dây? Có lợi cho Tàu cộng không?
    Những câu hỏi này bạn đều nhìn thấy câu trả lời rõ ràng.
    Người Mỹ sáng suốt và biết phải làm gì.

  2. CS Tầu trước đây cơm không có mà ăn, sau nhờ cơm thừa canh cặn của Tư bản mới ngóc đầu lên được
    Nhưng chế độ CS nay vẫn bị thế giới ghê tởm, khinh bỉ

  3. CSBV nuôi những con cho Dư Luận Viên như Ngụy Tàn Dư thật phí tiền
    Nghe chó Ngụy Tàn Dư sủa gâu gâu, bà con có ai muốn nghe cho sủa đâu
    CSBV ngu như con bò, có tiền cho ăn mày còn hơn đi nuôi chó

  4. Suốt tuần nay MY đen MY trắng MỶ Latino tay trong tay đi đòi công lý cho thầng MY đen bị đè cần cổ toi chết thi đám MY vàng Ngụy Tan Dư im ru bà rù, trốn kỷ trong nhà và len mạng làm Anh Hùng Rơm rất hoành tráng.

    Bản chat của đám MY vàng NGỤY TAN DƯ 3/// này là KHON NHA DAI CHỢ, LUU MANH GIẢ DANH YEU NUÓC mà thôi. Bao nhieu nguoi MY vàng bị canh sát bắn chét giua thanh thien bạch nhật rồi nhung bọn MY vàng NGUY TAN DU 3/// này câm họng nhu hến . Đám MY vàng NGỤY TAN DU 3/// này mà gặp MY trằng là mồm lien tục YES SIR, YES SI. Còn gặp MY đen thì NGUY TAN DU 3/// này RUN lên vì sợ nó bắn mạc dù khong cò lổi chi cả. Nguọc lại đám MY vàng NGUY TAN DU 3/// mà găp đồng hưong MY vàng hoạc bat kỳ nguoi Viet Nam nào mói toi MỶ mà khong chống cộng như chúng nó là những nguoi này trô thành muc tieu cho đám MY vàng NGUY TAN DU 3/// trù dập, bieu tình, hoạnh họe , de dọa và ngay cả đòi giét.

    Đó , đó là bãn chat KHON NHA DAI CHỢ, THUỢNG ĐỘI HẠ ĐẠP, MA CỦ HIẾP MA MỚi, GÀ QUÈ AN QUẢN CÓI XAY, LUU MANH GIẢ DANH YEU NUÓC của đám MY vàng NGUY TAN DU 3/// tại MỸ.

    • 10 tội ác lớn nhất của Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam!(tt)

      3- Trong kháng chiến chống Pháp, Cộng sản Việt Nam đã thỏa hiệp và rước Pháp vào lại VN năm 1946:

      “… Thực hiện chủ trương tạm thời hòa hoản với thực dân Pháp để đẩy nhanh quân Tưởng ra khỏi miền Bắc, chính phủ Việt Nam đã ký với đại diện chính phủ Pháp bản Hiệp định sơ bộ tại ngôi nhà số 2 phố Lê Lai, Hà Nội.

      Nội dung chính của Hiệp định là:

      – Nước Pháp công nhận nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là một nước tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội, tài chính của mình ở trong Liên bang Đông Dương và khối Liên hiệp Pháp.

      – Nước Pháp cam đoan sẽ thừa nhận kết quả của cuộc trưng cầu ý dân về việc thống nhất ba kỳ.

      – Nước Việt Nam thuận để 15.000 quân Pháp vào miền Bắc Việt Nam thay quân Tưởng và sẽ rút hết sau 5 năm, mỗi năm rút 1/5.”

      • 45 năm qua NGỤY TAN DƯ vẩn không giật sập được THẦN và TƯỢNG của HO CHI MINH, thé mà bọn MY ĐEN không nói nhưng đả GIẬT SẬP THÂN TƯỢNG của các chủ NÔ LỆ tại MẼO , hahhahahahaha.

        Ngụy Tàn Dư thấy rỏ là NGỤY TÀN DƯ bất lực , chỉ phét lác bang MỒM cho…………đở cay cú mà thôi.

        Leu leu ơi Ngụy Tan Dư

        Đệ I thì Mẽo tru di
        Đệ II khóc lóc , Mẽo truất ngai vàng.
        Đệ III tự xưng ma vương
        Dựng cờ âm phủ, chieu hồn Ma Ranh.

  5. Lịch sử là lịch sử và không ai có thề viết lại được lịch sử. Loài người trải qua những chặng đường phát triển xã hội hàng vạn năm. Sau bao nhiêu cuộc đấu tranh một mất một cón chúng ta mới giành được quyền lợi cơ bản con người ở các nước Ấu-Mỹ. Trên thế giới này còn rất nhiều quốc gia mà chính quyền cai trị rất độc đoán, quân phiệt, dã man và mọi rợ mà người dân vẫn phải chịu đựng cho đến khi nào người dân của nước ấy tự đứng lên giải phóng cho chính bản thân họ, vì không ai có thể làm thay họ.
    Cái chết của Floyd còn có một chi tiết rất quan trọng là sự hiềm thù cá nhân giữa người cảnh sát với Floyd từ lâu, vì thế cái ghì cổ để Floyd chêt chưa chắc là do kỳ thị nngười da đen mà “oan gia ngõ hẹp”, sự trả thù cá nhân giữa hai người.
    Người da đen gào ầm ĩ “Black lives matter” họ đi biểu tình chống cái sai nhưng họ lại đập phá, đốt nhà đốt xe và ăn cắp. Có nghĩa là từ kẻ đi chống quỷ sứ rồi họ lại biến họ thành quỷ sứ. Công lý ở đâu chó những người bị trộm đồ, nhà bị đốt, cửa hàng bị đập? Sao cứ đòi công lý cho tên phạm tôi Floyd mà không đói công lý cho những người bị bọn người da đen đập pháp, cướp của??? Nhưng thật ra trong xã hội không chỉ có Black lives matter mà Our lives matter nữa chứ. Bọn da đen cướp giật, trấn lột phụ nữ da vàng nhẫn, hoa tai, dây chuyền … giữa đường phố đông người thì công lý ở đâu?
    Theo tôi khẩu hiệu nên đổi thành “Our lives matter” thì mới đúng nghĩa và hợp với thời cuộc, bởi vì đâu chỉ có dân da đen, mà da vàng, da nâu và cả da trắng cũng bị kỳ thị chứ nhỉ.
    Nhưng theo tôi chuyện Floyd nên chấm dứt, vì chẳng có gì hay ho, từ một tên có tiền sự tiến án đầy mình, do cái chết bất thường vì lý do trả thù cá nhân giữa tay cảnh sát da trắng mà người da đen làm ấm ĩ, ăn vạ cả thế giới thì quá quắt lắm, không thể chấp nhận được!

    Our Lives Matter! Our Lives Matter!!

    • Đồng ý với Thích sinh sự
      Mấy thằng cướp Mỹ đen nó bắn bể đầu mấy người Việt bán hàng tạp hóa thì có kỳ thị không? Có black lives mstter không?

  6. Da trăng giết da đen chỉ có .77% (dưới 1%), da đen giết da trắng 10%, da trắng giết da trắng 10%, da đen giết da đen 53%
    Trắng giết đen thì là ký thị, còn da đen đi ăn cướp bắn da vàng, bắn da trắng thì huề cả làng !!
    Thực ra phong trào biểu tình bạo động là do một bọn trắng lãnh đạo, da đen chỉ đi theo đuôi, đầu trộm đuôi cướp

  7. Chuyện tranh đấu cho Công Lý của Floyd ngày càng bị lợi dụng ngày càng thối
    Thối quá, y như chuồng chồ

  8. Thật ra SỐNG và CHẾT không phải chỉ căn cứ vào” Nhịp đâp con Tim”.Có những người đang Sống ,nhưng đả Chết trong Tim mọi người .Ngược lại
    có những người đả Chết ,nhưng lại sống mải với mọi người! Nếu không có hành vi : người Cảnh sát lấy đầu gối đè vào cổ George Floyd,thì với một con người tôi phạm,vào tù ra khám như cơm bửa ,thì rỏ ràng George Floyd đả Chết đối với xả Hội!! Vì thế,Tất cả cuộc biểu tình xẩy ra khắp mọi nơi, dưới góc nhìn Xả-hội học, đó củng chỉ là việc làm phản đối về “một-cách-chết”hơn là chống kỳ thị ./

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên