Cognac

10

 

Tặng bs Liêu Vĩnh Bình

bs Trần Thanh Nhơn

(Australia)

Le Cognac, c’est la liqueur des dieux (Cognac là thức uống của thần thánh)

Victor Hugo

Cognac là gì?

Là brandy, làm ở vùng cognac , nằm về phía tây nam nước Pháp, phía bắc Bordeaux có sông Charente chảy qua (nên nồi chưng cất rượu có tên Alambic Charentois), vùng địa lí Cognac được qui định rõ ràng bằng đạo luật 1-5-1909.

Brandy là gì?

Là rượu nho, sau khi lên men, đem đi chưng cất hai lần, thành eau de vie, trong như nước suối, sau đó sẽ cho vào thùng sồi để lão hoá (aging, vieillissent), đem pha các năm khác nhau sẽ trở thành brandy, nếu làm ở trong vùng cognac, sẽ được gọi là cognac (giống như scotch là whisky làm ở

Scotland)

Cách làm cognac (brandy)

Rượu nho (vin) đã có mặt từ thời rất xa xưa còn cognac chỉ khai sinh gần đây khoảng 300 năm. Từ khi các thập tự quân tham dự thánh chiến trở về, học được cách chưng cất rượu. Tiếng Ả Rập gọi Al-Ambic, biến thành tiếng Pháp Alambic, là cái nổi chưng mà người Ả Rập dùng để chế dầu thơm và trích tinh alcool.

Nên nhắc, rượu sôi và bốc hơi ở 78.3 °C còn nước sôi và bốc hơi ở 100 °C. Đó là nguyên tắc để tách rượu ra khỏi nước. Alcool sẽ mang theo mùi thơm của trái nho, phần còn lại do thùng sồi thêm vào trong giai đoạn lão hóa.

Đến thế kỷ 14, Arnold de Villeneuve ở Montpellier của Pháp, thí nghiệm thành công việc chưng cất rượu nho. Người Hòa Lan liền áp dụng để tạo ra eau de vie, mà họ gọi là Brandewjin, sau biến ra tiếng Anh là brandy, rồi thành eau de vie de cognac, gọi tắt là cognac, danh tiếng đến nổi người ta

quên luôn tên brandy.

Có 5 giai đoạn để chế tạo cognac:

1- Ép nho, các loại nho trắng ugni (98%), colombard và blanche folle (2% còn lại)

2- Cho lên men, độ rượu đạt 6%-13 % alcool (năm tốt nhất)

3- Chưng cất hai lần:

Lần đầu sẽ được “brouillis”chứa 24%-30 %alcool

Lần thứ hai sẽ được “bonne chauffe” chứa 60%-70 % alcool.

Sản phẩm chưng cất gọi là “distillat” gồm phần đầu, phần giữa và phần đuôi người ta chỉ giữ phần giữa (coeur), bỏ đầu và đuôi đi (tôi không đi vào chi tiết để tránh rườm rà)

4- Lão hóa (aging, vieillissement)

Lúc đầu eau de vie cho vào thùng sồi còn mới, mỗi năm rượu bốc hơi

khoảng 2% tới 3 %, gọi là phần của thiên thần do đó phải châm thêm hoài. Cognac sẽ từ từ lấy màu vàng từ thùng sồi cộng với mùi vani, tanin và các mùi thơm khác v.v… Sau đó sẽ chuyển qua các thùng sồi đã xài rồi để tiếp tục lão hóa, có khi tới 50-100 năm.

5- Pha trộn rượu (assemblage)

Ít hãng làm rượu một năm gọi là millésime, mà họ thường pha trộn nhiều năm khác nhau (vài chục hay trăm thứ rượu các năm khác nhau) để có mùi thơm khác lạ, để độ rượu hạ từ 70% xuống còn 40% trước khi đóng chai, người ta sẽ pha thêm nước vào.

Các loại cognac:

Tùy theo rượu non nhất trong lúc pha trộn rượu cognac, các chai sẽ mang

các tên sau đây:

1- VS (very special): rượu non nhất, phải trên hai năm rưỡi (có thể pha các rượu vài chục năm vô thêm)

2- VSOP ( very superior old pâle) gọi diễu là verser sans oublier personne

( rót đừng quên ai), rượu trẻ nhất phải trên 4 năm rưỡi

3- XO (extra old, impérial, Napoléon): rượu trẻ nhất, phải trên sáu năm rưỡi.

Theo luật mới, để được mang nhãn XO, bắt đầu từ năm 2016, rượu trẻ nhất phải trên 10 năm rưỡi (trộn với các rượu 20, 30, 40, 50 năm) Đúng ra, tính từ lúc chưng cất phải cộng thêm một năm (xem hình) vì Bureau de cognac qui định bỏ năm đầu coi như compte 0 thay vì tính một năm, lẽ ra VS, phải được tính ít nhất ba năm rưỡi thay vì hai năm rưỡi.

Cách đọc nhãn hiệu:

Chai cognac ghi: grande champagne, petite champagne, borderies v.v… nghĩa là gì?

Tại sao lại lẫn với champagne (tức rượu nho sũi bọt lên men 2 lần vô đây?)

Xin thưa, Chẳng có ăn nhập gì với rượu champagne, số là như vầy:

Ngày xưa ở vùng cognac, Người ta phân biệt ra hai vùng: cánh đồng(champs) và vùng rừng(bois), từ champs biến ra champagne là từ xưa của campagne (đồng quê)

Ngày nay cognac chia ra sáu tiểu vùng:

– Grande champagne hay thêm từ fine vào giữa thành grande fine champagne.

– Petite champagne hay petite fine champagne.

– Borderies hay fine borderies.

– Fin bois.

– Bon bois.

– Bois ordinaire.

Để thêm rắc rối, lại có nhãn ghi: Remy Martin XO fine champagne có nghĩa

rượu pha từ eau de vie làm bằng 50% nho vùng grande champagne với 50%

nho từ petite champagne.

Chớ lộn với grande fine champagne là eau de vie làm bằng 100% nho vùng grande champagne.

Eau de vie làm từ nho ở vùng grande champagne ngon hơn petite champagne nhưng rượu ở vùng ven biên(borderies) không thua nho grande champagne, petite champagne.

Cognac ở các vùng grande, petite champagne, borderies cần thời gian lâu hơn để lão hóa và thơm ngon hơn so với cognac các vùng bois(fin bois, bon bois, bois ordinaires)

Cách uống:

Năm 1816, trong bữa tiệc linh đình ở Vienne, để bàn về “chiến tranh và hòa bình”, sau bữa tiệc, viên tướng Phổ được rót một ly cognac tuyệt vời, còn sót lại sau các cuộc phá phách vùng cognac của cách mạng Pháp 1789. Ông ta cầm ly lên ực một phát. Quận công Talleyrand, đại diện vua Pháp Louis XVIII, thấy chướng mắt, ngài bước tới gần tướng Phổ, để nhắc rằng, đó không phải là cách uống cognac.

– Thưa tướng quân, ngài cầm ly rượu cognac trong lòng bàn tay, để sưởi ấm rượu lên một tí, rồi lắc một tí, để rượu tỏa ra mùi thơm, rồi đưa lên mũi ngửi, một chút, rồi hít thở với rượu một cách nhẹ nhàng, trước khi uống vào. Sau đó, thưa tướng quân, chúng ta sẽ bàn về ly rượu ngài vừa thưởng thức.

Lời khuyên từ 1816 đến nay không thay đổi.

Uống với ly gì?

Nhiều thế kỷ qua, người ta dùng ly cognac với bụng phình, chân ngắn. Gần đây người ta thấy rằng do cái bầu quá to, miệng ly quá nhỏ, so với bề mặt rượu nên ly cognac ngăn hương thơm bốc lên mũi.

Ngày nay, người ta dùng ly tulipe để tránh khuyết điểm trên (xem ảnh)

Người Việt Nam chúng ta, rất quen thuộc với các tên Remy Martin, Martell, Hennessy, Courvoisier do thực dân Pháp đem qua, nhưng nên nhớ, đây không phải là các cao thủ võ lâm trong rừng cognac (ngay cả XO)

Nghe tới Otard, Louis Roger thì người Việt đã thấy lạ nói chi đến Meukow, Gautier, ABK6 v.v… lại càng mù tịt kể cả tác giả bài viết này trước kia.

Tôi xin giới thiệu vài chai lạ, ngon của cognac:

1- Camus Borderies (Hãng Cognac Camus, làm từ nho trồng ở vùng Borderies) 250$ cad

Rất thơm, có mùi violette, iris, ngạt ngào ráng thử một lần cho biết.

2- Drouet et fils, Ulysse XO grande champagne cognac

Màu đồng, mùi nougat, trái khô, da thú, mật ong, chocolat, cam, kem brûlé, trái cây nhiệt đới, hương liệu, người tay mơ mới vô nghề, hay tay sành điệu, đều ưa chai nầy(97/100 theo tastings.com), giá rất phải chăng, 120 đô la Mỹ.

3- Chai Louis 13 ( Remy Martin) 3100$cad

Chai này làm bằng nho vùng grande champagne, nhiều năm khác nhau pha lại, trẻ nhất phải trên 50 năm, già trên một trăm năm.

Đây là một tuyệt tác của “maître de chai” Georges Clot, rất thanh nhã, có một không hai của cognac.

Rượu có màu vàng hổ phách, đầy hương vị, có chiều sâu, mùi trái cây lạ(exotique), mùi các hạt, trái chín mùi, hương thơm cực kỳ phức tạp. Mùi hoa tươi, mùi hương liệu kéo dài như vô tận trong miệng, thật là một chai cognac tuyệt vời, un très, très grand cognac (dịch sao đây? rất rất vĩ đại?)

Ráng thử một lần trong đời cho biết, nên nhớ mỗi năm cognac bốc hơi 1% đến 2 % từ thùng sồi, sau một trăm năm còn gì ở trong, đắt tiền là phải.

Ai có mở chai này nhớ mời tác giả, xin đa tạ!

Xin nhắc thêm vài điều:

1- Cũng như whisky, rhum, cognac phải uống sec, để tận hưởng hết hương thơm từ rượu bốc lên, tránh đá cục, soda, cà phê cognac.

Nên giữ ở nhiệt độ 18 °C. Ở Việt Nam và các vùng nhiệt đới nên bỏ vô tủ lạnh trước khi uống, nếu không, theo kinh nghiệm riêng, ta chỉ ngửi toàn alcool.

2- Eau de vie khi còn trong thùng sồi thì còn tiến bộ với thời gian sẽ ngon thêm lên. Một khi đã vô chai rồi thi trở nên bất động, chai cognac XO đóng chai năm 2016 để 1000 năm, tới 3016 , thì cũng vậy thôi. Khác với rượu nho vin de garde cần thời gian lão hóa trong chai, sẽ ngon thêm hoặc quá ngày sẽ dở đi thành giấm.

3- Một khi đã mở nút không nên để quá sáu tháng, vì cognac sẽ mất ngon, hết thơm(lại có lý do để mời bạn để cho chai cạn trước sáu tháng)

4- Nên tìm site- tastings.com để coi cách sắp hạng theo điểm mà mua cho dễ, để có rượu ngon, rẻ tiền mà hiệu nghiệm, đó chỉ là bước đầu, về sau, ta sẽ tìm chai hợp với khẩu vị của riêng mình.

5- Nên có một nhóm, năm ba bạn để mỗi người mở một chai trao đổi kinh nghiệm, có dịp nếm nhiều chai khác nhau, để chai sớm cạn trước sáu tháng.

Nói thêm cho vui:

Chai cognac đắt nhất trần gian:

1- Henri IV, Dudognon Heritage Cognac 2 triệu đô la

Chai làm bằng platine vàng nạm 6000 viên kim cương, Chứa 100ml cognac Héritage.

Như vậy 1cc giá 20.000 đô la, đắc gấp ngàn vàng.

Mua để làm Collection cái chai hay để thưởng thức rượu trong chai?

2- Hennessy Beauté du Siècle: 200,000us

Trong hộp trang trí loè loẹt, thích rượu ngon hay để ngắm hộp và chai?

Thôi kiếm chai Louis XIII là đủ rồi!

(Nếu có thì giờ và được khích lệ, tôi sẽ tiếp tục với Rhum, Ice wine v.v…)

—————————-

Tài liệu tham khảo:

Le cognac (Saveur du terroir) Parvulesco Constantin

Guide de l’amateur de Cognac (petit futé)

L’ABCdaire du cognac, Christian Pessey, Flammarion

Tastings.com

SAQ (Société des alcools du Québec)

Tăng Quốc Kiệt

10 BÌNH LUẬN

  1. …….à….ồ…..xin cám ơn tác giả thật là đáng kính, khi sắp đón 1 mùa Noel và năm mới 2024, được tác giả cho đọc bài viết thật hay về rượu Cognac_________ Tuy nhiên để tác giả thấu hiểu chuyên sâu, cho tác giả hứng thú thêm về Cognac…_______ Tui xin bỏ nhỏ, cognac Rémy Martin khi thưởng thức nâng đẳng cấp còn gọi là đẳng cấp quý tộc nghiêm nghị cai trị…quyền lực_______ còn thưởng thúc cognac hennessy sẽ nâng đẳng cấp quý tộc hào hoa phóng khoáng, thành ra nhiều người mê Hennessy là vậy. Tui thì thưởng thức cả 2, tùy theo ngẩu hứng mà uống 1 ly, Rémy Martin hay Hennessy, thông thường tui sẻ dùng cognac Rémy Martin hơn. Nhưng những lúc làm ăn hưng khởi tui sẽ dùng Hennessy. Thưởng thức rượu ngon là đúng rồi, tuy nhiên tui thưởng thức đẳng cấp của rượu….nhiều hơn là ngon. Ví dụ khi cần nghiên cứu hay quyết định thì người ta thường dùng trước 1 tách cà phê, như vậy không phải là thưởng thức cái ngon của cà phê, mà là để người ta tỉnh táo hơn để làm việc, vậy thì tui cần cà phê pháp loại cực mạnh để tỉnh táo và hứng khởi. Vậy thì rượu cognac Rémy Martin hay Hennessy cũng vậy………….tui may mắn thưởng thức được cái hồn của rượu cognac và tôi hiểu cái hồn của nó……..đúng là quý tộc hay quý tộc hào hoa, có lẻ cái tâm ta thanh thảng theo nghĩa triết lý, ta sẽ gặp hồn rượu hay cà phê……______ tuy nhiên những người phàm phu tục tử uống rượu beer vô quậy tưng bừng hay đâm chém lộn thì quả là rượu Cognac cũng y như rượu đế lậu…._____ Tụi tộc cối tức Việt cộng uống rượu vô tham nhũng bán nước, vậy thì chẳng phải tại cái tâm ta chứ đâu phải tại rượu????…….người thiện uống rượu vẫn thiện người ác uống rượu gì cũng ác…..rượu sinh tâm, hay tâm ta sinh ra cảm giác rượu tùy mọi người suy nghĩ______Tuy nhiên tui cầu chúc tác giả thích rượu Cognac….hãy thưởng thức, 1 ngày nào đó tác giả sẻ tìm được hồn quý tộc của Cognac Rémy Martin hay Hennessy……mà tui đã cảm nhận được nó. Nay kính.

    • Hồi trước lúc còn trong chiến khu thì tụi tụi dùng Rémi Martin và Hennessy cho…đàn bà đẻ không hè. Sau này thì vật đổi sao dời nên hổng biết. Thôi, vui nghen.

  2. Một là đệ tử Lưu Linh đẳng cấp ceinture noire, hai là chuyên viên pha chế hoặc nhân viên quảng cáo cho hãng sx rượu Tây…anh mới viết được một bài chi tiết chuyên môn sâu và thú vị, mà bất cứ tay ghiền rượu loại có học nào cũng sẽ rất khoái tỉ
    khi đọc.
    Trích,
    “Tiếng Ả Rập gọi Al-Ambic, biến thành tiếng Pháp Alambic, là cái nổi chưng…”
    * Ambic có thể xuất phát từ amber/ambre, là hổ phách, vì rượu có màu vàng sậm óng ả lấp lánh như hổ phách, hoặc long diên hương lấy từ bộ đồ lòng của cá voi già rồi chết, xác trôi giạt vào bờ; dùng để chế nước hoa chăng?

    “Khác với rượu nho vin de garde cần thời gian lão hóa trong chai, sẽ ngon thêm hoặc quá ngày sẽ dở đi thành giấm.”

    * Tôi nghĩ chỉ khi tiếp xúc với không khí bị oxy hoá nó mới chua chứ. Hay nút chai không đủ mức độ dense và dần dà để lọt kk vào?

    “…thật là một chai cognac tuyệt vời, un très, très grand cognac (dịch sao đây? rất rất vĩ đại?)”

    * Không. Không ai xem món để ghiền, như rượu, là vĩ đại.

    “Ghiền” vốn dĩ cùng bản chất với thuốc lá (>cancer phổi), ma tuý (>đời tàn), sex, cờ bạc (tán gia bs)…đều là sai lầm>tự hại đời mình. Không thể ca tụng là “vĩ đại”.
    Đôi khi người ta nói ghiền nhạc nầy nọ, ghiền phim, ghiền câu cá…là cố exagérer nó lên thôi.

    Adjectif grand cũng như ăng-lê great có nghĩa rất rộng, tuỳ contexte mà dịch.
    Tôi nghĩ, dịch très, très grand cognac có thể chiều theo ngôn ngữ thời đại bình dị của mỗi xứ; với VN nội địa thì “trên cả tuyệt vời/ngon ơi là ngon/tuyệt đỉnh rồi, hay sến một chút, tuyệt cú mèo…”
    Đáng lẽ anh nên giải thích chữ Chai. “maître de chai” có nghĩa là chủ tể, sếp, sư tổ của hầm rượu.
    Chai (dễ bị lầm với chai lọ) là hầm tối chứa các thùng phi đựng rượu, chờ lâu năm mới rót rượu vào…chai, ra thị trường.

    * Tôi cũng “học đòi” lai rai tí chút trong các bữa ăn, không li bì. Tuy nhiên con cái gửi về nhiều thứ khác nhau. Trong số các loại màu nhãn hiệu của Johnnie Walkers trên kệ, tôi chỉ thích Black, vì có mùi hạt tiêu, và chẳng thấy đẳng cấp gì khác với Green, Golden, hay Plutonium…
    Tôi cũng có vài chai Otard, công nhận ngon.

    Xin hỏi anh, có hương tiêu sọ trong rượu J.W Black không.
    Và nhân tiện, tôi cũng chưa rõ, Vin de table tại sao lại rẻ tiền, và tại sao lại được caractérisé bằng “de table”?

    Đoán mò rằng anh đang sống ở Quebec, Canada.

    • Ông này mới đây đăng 6 bài khi tôi coi phần t/d của ĐCV, 4 bài ghi cuối Montreal, thì có lẽ ông người Montreal vời Suzanne của L Cohen).

      Bài số 1 Tình thơ dại ghi Montréal, thu 2023.

      Tôi chú ý bài này cũng vì Sonnet d’Arvers mà Khái Hưng dịch là Tình Tuyệt Vọng, Theo tôi, ông Kiệt đã murder bài thơ này khi trích diễn vào cuối câu chuyện kể của ông. Vì chuyện và thơ không có gì liện hệ. Tôi đã phải đọc kỹ lại và tìm thêm phân tích từ web về the Sonnet.

      Khái Hưng có viết truyện ngắn có cùng tựa đề Tình Tuyệt Vọng. Bài viết của Khái Hưng diễn giải the Sonnet. Bài của Monsieur Kiệt thì ngược lại. Vì bài này của M. Kiệt đã cũ và qua đi nên tôi thôi không bàn. Nhân tiện ở đây coi lại thì viết vài cảm nghĩ.

      Will be Brown Christmas in Canada.
      Chúc tất cả các bạn vui Cùng Mùa.

      • Sorry for the typo. Tôi có ý nói khi coi phần tác giả (ghi sai là t/d thay vì t/g) của ĐCV. Tôi hay đánh máy có nhiều lỗi. Rất cảm tạ quý vị luôn rộng lượng tha lỗi.

  3. Rượu thiệt là rượu ngon

    Rượu có nhiều loại nhiều thứ khác nhau. Mỗi quốc gia cũng có cách chưng cất hay nấu rượu riêng. Nói chung cái gì cũng vậy hàng thiệt thì dù có xuất xứ từ đâu thì chúng vẫn ngon. Rượu nếp VN nếu ủ và nấu từ nếp nguyên chất đúng thời hạn đúng công thức và bảo đảm vệ sinh thì rượu nếp VN cũng có hương vị ngon riêng. Thí dụ cá lóc nướng trui, nước mắm ớt ngon dằm me chín, phải uống với rượu nếp than Dĩ An Biên Hòa thì không rượu nào hơn.

    VN thời VC bản tính cẩu thả, dối trá, ham lời thành ra sản phẩm giả, dỏm, nhái, pha chế tràn lan. Dĩ nhiên, trái với thiệt, hàng giả thì luôn luôn dở và chưa nói tới sự độc hại.

    Tóm lại, sản phẩm me dze in VC thì 95% không giả thì cũng dỏm, không dỏm thì cũng nhái, không nhái thì cũng pha chế thêm vào hàng thật. Nói chung là quăng sọt rác. Cho không, cho thêm tiền cà phê, TH tôi còn… địc nữa là ! Ha ha ha !

    • Đế làng Vân, đế Gò Đen hay đế Bình định, quên tên xuất xứ, à đế Bàu Đá… thì cũng là rượu ta.
      Dân ta uống rượu ta, dù vì lý do bị bệnh viêm màng… túi, hay vì quen nồng độ đúng nghĩa “nồng”, uống phải khà hơi dài vì ngạt thở, hay vì văn hoá ruộng…
      thảy đều không ngon bằng các rượu kể trong bài viết nầy.
      Whisky, Cognac, Rhum, Napoleon hay Liquor đều mạnh không thua gì đế, chấp luôn “đế quốc”…doanh, đều 40 độ; vì an toàn bao tử ruột non họ không cho phép quá con số 40 thôi, chứ muốn mấy cũng được.

      Mấy bợm rượu VN bị lên đô, uống mãi 40 (thật ra về đến tay người nhậu chỉ còn khoảng 35 độ là cùng) thấy nhờn, nên thích ngày càng mau “cháy ruột” với thứ rượu bị lên độ vì thêm…thuốc trừ sâu – phát minh mới thuở sơ ngộ với chế độ xhcn của dân Gò đen cách Sg mấy chục km; khách muốn 50, 60 đều có tuốt.

      Sau này còn đế pha alchol 90 chữ nữa mới ghê;
      hơi giống dân LX thời khủng hoảng rượu vì cấm bán do dân Nga ngày càng nát rượu. Họ mua …dầu thơm rẻ tiền, vào các ga tàu điện uống lén vì không có cảnh sát trị an ở đây. Một tờ báo phương Tây thời ấy nói cảm tưởng trong thiên phóng sự : trong hầm tàu điện sực mùi nước hoa dù chẳng có bóng dáng phụ nữ nào ở đây!

      Đúng là chiến tranh nhân dân thời bình kiểu Nga!

      Nhưng nói gì nói, dzô uýt ki cà nhắc là nhất, bỏ chủ nghĩa dân tộc qua bên khi ngồi vào bàn dzô dzô !

        • Nói ra xấu hổ với thần LL, tôi chỉ uống vào bửa ăn trưa và tối, mỗi lần rót vào ly nhỏ xíu, thuôn cao độ 5cm như ống nước phi 27, đáy dày nặng chịch, lượng rượu chừng 20ml, là quota cho trưa và tối, nhiều khi còn dư cho trưa mai. Tôi uống lúc đã 82, nghĩ rằng mình chẳng còn bao lâu, vốn lời đã đủ, có chết vì rượu cũng ok.

          3 năm rồi chẳng thấy sao cả.
          Chưa đủ gọi là bợm. Uống ít nhưng biết nhiều, chỉ vậy.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên