Về “nghĩa tử là nghĩa tận”

5

Muốn thiên hạ có “nghĩa” với mình khi mình chết thì tối thiểu khi còn sống cũng phải có “nghĩa” với thiên hạ.

Còn khi sống mà trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra tội ác, hoặc im lặng về hùa với kẻ ác, thì đừng trách người ta vui mừng khi mình chết, bởi cái chết đồng nghĩa với việc không còn khả năng gây ra tội ác nữa.

Nhưng một xã hội mà phải chờ đến khi kẻ ác chết tự nhiên thì mới ngăn chặn được cái ác thì xã hội ấy là một xã hội rất tuyệt vọng. Một xã hội tốt sẽ ngăn chặn được tội ác mà không cần phải lấy mạng kẻ thủ ác (theo thủ tục xử tử hình) hoặc chờ đến khi kẻ ác chết tự nhiên.

Trần Đại Quang và các đồng chí của ông không cho nhân dân một cơ hội nào để đòi được công lý theo những thủ tục pháp lý văn minh. Trái lại, nhân dân chết trong đồn công an mà không trăn trối được với gia đình một lời nào, nhân dân mất nhà mất cửa mất ruộng mất vườn dưới dùi cui công an mà không thưa kiện được ai, nhân dân cắn lưỡi nhổ răng khâu mồm im lặng dưới đòn thù của công an mà không biết phải làm thế nào.

Hãy hỏi Trần Đại Quang cái “nghĩa” của ông ta ở đâu trước tang quyến của những người đã chết dưới dùi cui công an, ngay trong thời kỳ ông ta là Bộ trưởng.

Hãy hỏi Trần Đại Quang cái “nghĩa” của ông ta ở đâu trước hàng trăm nghìn người ngày ngày kéo nhau lên trụ sở công quyền đòi lại đất.

Hãy hỏi Trần Đại Quang cái “nghĩa” của ông ta ở đâu khi hạ bút ký ban hành Luật An ninh mạng, đứa con đẻ mà ông ta hằng đau đáu ngay cả khi lâm bệnh.

Dĩ nhiên, Trần Đại Quang chết rồi, làm sao mà hỏi được nữa. Những câu hỏi đó, tất cả những phản ứng vui mừng đó của người dân, là dành cho cái ác và những kẻ ác còn đang sống.

Nếu về cuối đời, Trần Đại Quang, với thẩm quyền duy nhất của mình với tư cách là Chủ tịch nước, tha được tội chết (oan) cho Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng, Lê Văn Mạnh và Đặng Văn Hiến thì nhân dân không vui mừng trước cái chết của ông ta đến như thế.

Nếu về cuối đời, Trần Đại Quang, cũng với thẩm quyền duy nhất của mình với tư cách là Chủ tịch nước, từ chối ký ban hành Luật An ninh mạng, thì người ta có khi còn tung hô ông lên trời.

Nhưng Trần Đại Quang đã không làm như thế. Ông ta đã chọn ghi tên mình vào những trang sử đen tối nhất của đất nước này.

Nói những điều này không có nghĩa là tôi không tôn trọng gia quyến và tôn trọng nỗi đau của những người thân yêu của Trần Đại Quang. Mỗi con người đều có nhiều khía cạnh khác nhau. Vừa là quan chức nhưng vừa là chồng, là cha, là ông, là hàng xóm, là bạn bè, v.v. Mỗi người tiếp xúc với ông Quang theo những khía cạnh khác nhau. Còn công chúng chỉ tiếp xúc với khía cạnh quan chức của ông ấy. Đừng kỳ vọng và đừng bắt công chúng phải phản ứng với ông ấy như gia đình hay bạn bè của ông ấy.

Phản ứng của người dân trước cái chết của một nguyên thủ là chiếc hàn thử biểu đo đạc lòng dân với chế độ. Muốn khi chết đi được người ta nhớ đến và tôn trọng thì ngay lúc này hãy bắt tay vào mà làm việc thiện, mà việc thiện cần kíp nhất là khởi động ngay một tiến trình dân chủ hoá đất nước. Làm được như thế, không có lý do gì mà mồ không yên, mả không đẹp.

Facebook Trịnh Hữu Long

5 BÌNH LUẬN

  1. Chúng ta không cần bàn chuyện chủ tịch nước hay ông tướng này tướng nọ lăn ra làm gì vô ích. Mấy con sâu nó thuốc nhau. Con sâu bé ăn nhầm thuốc của con sâu lớn. Mấy năm năm chúng ăn lộn thuốc hoài đấy thôi. Con lớn rồi con bé cừ tuần tự lăn ra; đang khỏe chuyển sang từ trần thề là bà con trong nước, ngoài nước cứ vui như mở hội.
    Sâu lớn & sâu bé phài chết hết thì VN mới yên, dân chúng mới khá được. Chúc mừng bà con nhé.

  2. Công Đức của đồng chí Quang cũng ngang hàng với Vô Lượng Thọ nên vừa rồi đã có trên 500 đại…uý tăng ni tập trung ở Việt cộng quốc tự để làm lễ chào mừng đồng chí ấy được gặp Hướng Dẫn Đạo Sư Cắt Mắt tới thế giới đại đồng. Lành thay…lành thay!

  3. Nếu như ô TĐQ sống mà có những cái “nghĩa” đó thì đâu có vào đựơc ngành côn an!!
    Và nếu như ông chỉ có 1 cái “nghĩa” đó thôi thì làm gì leo lên đến bộ trưởng côn an!!

  4. Dân tình ở Việt nam thời tên đại ác ôn Trần đại Quang giữ chức bộ trưởng bộ Công An, theo lời thuật của những người thuộc giới dân sự và quân sự ở trong nước như sau :

    Nhà báo, cựu đại tá cs Phạm Đình Trọng :“… bạo lực đã thay công lý. Cuộc sống chỉ có Bạo lực! Bạo lực! Và Bạo lực! Công lý như mặt trời trong đêm, không còn có trong cuộc sống nữa. Bóng công an, bóng bạo lực, bóng tối Trung Cổ đè xuống cuộc sống. Công an giết dân. Côn đồ giết dân. Mạng sống của người dân quá mong manh. Xã hội đầy nhiễu nhương, bất an”.

    Cựu thiếu tướng cs Nguyễn Trọng Vĩnh : “Công an tùy tiện bắt dân, muốn bắt ai thì bắt dù không có lệnh của Viện Kiểm Soát, dù họ không phạm pháp quả tang; hàng nghìn công an viên đánh đập nông dân một cách tàn bạo, cưỡng chế lấy đất của nông dân để làm giàu cho các nhà đầu tư và người có chức quyền; đàn áp những người biểu tình yêu nước, gán ghép cho họ nào là “bị nước ngoài xúi giục”, “bị kẻ xấu kích động”, “gây rối trật trật tự cộng, v.v…”.

    Trước cảnh tượng công an đàn áp dân chúng trong vụ cưỡng chế tước đoạt đất của nông dân ở Văn Giang hồi tháng 4/2012, giáo sư, tiến sĩ khoa học của Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam, Hoàng Xuân Phú, đã mô tả:

    “Lồng lộn dã thú
    Nhằm mặt, chúng đấm
    Nhè đầu, chúng vụt
    Trút căm thù bằng cú đá tung chân
    Đánh cho đã cơn ghiền man rợ
    Đỡ bứt rứt tim đen mưng mủ
    Vừa tận trung với chủ
    Vừa thỏa thú côn đồ”
    Côn đồ giấu mặt “

  5. Số phận nhà văn Trần Khải Thanh Thủy thời tên đại ác ôn Trần đại Quang giữ chức bộ trưởng bộ Công An

    (Trích phỏng vấn của đài VOA): Trần Khải Thanh Thủy: …Họ ném bom phân 14 lần vào nhà tôi, rồi dựng chuyện đánh vỡ đầu tôi mà không có một chút sơ cứu nào…. Suốt mấy tháng trời họ cắt thuốc của tôi trong trại giam Hỏa Lò đến mức tôi bị ngất lên ngất xuống 8 lần vì tiểu đường lên cao. Tôi còn bị đánh đập trong tù. Không những quản giáo sai phạm nhân đánh tôi, mà chính bản thân điều tra viên Nguyễn Hùng Tuấn cũng đánh tôi.

Leave a Reply to Thanh Tran Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên