Nhiều người ở ĐSQ Việt Nam tại Đức tham gia bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

1
Tòa đại sứ VN tại Berlin

Như tin đã đưa, ngày 22/9, bộ Ngoại giao Đức đã họp báo và thông báo những biện pháp trừng phạt tiếp theo sau khi không được phía Việt Nam đáp ứng một số yêu cầu, Việt Nam cũng không xin lỗi dù có cử phái đoàn ngoại giao sang và có những động thái xoa dịu.

Trong buổi họp báo đó, phía Đức cũng khẳng định có nhiều người ở cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở Berlin dính líu đến vụ bắt cóc Thanh, mặc dù cho tới nay, phía Việt Nam vẫn khẳng định “Trịnh Xuân Thanh tự về đầu thú”.

Thêm 1 nhân viên ngoại giao nữa của tòa đại sứ bị trục xuất, ông ta cùng gia đình có 4 tuần lễ để rời Đức. Danh tính người này trong buổi họp báo đã không đươc tiết lộ, tuy nhiên người phát ngôn bộ Ngoại giao Đức khẳng định, đó không phải là ông đại sứ.

Có mặt tại buổi họp báo này có phóng viên của tờ báo Việt ngữ tại Đức – tời thoibao.de.

Dưới đây là trích đoạn từ video do Thoibao.de công bố kém theo lời dịch Việt ngữ:

Đại sứ Đoàn Xuân Hưng lại bị triệu tập một lần nữa, một ngày trước cuộc họp báo

(Video Clip phút thứ 0’55” ) 

Mở đầu cuộc họp báo ông Seibert Phát ngôn viên Chính phủ Đức cho biết, ngày hôm qua Bộ Ngoại giao Đức đã triệu tập Đại sứ Đoàn Xuân Hưng đến để thông báo những biện pháp mới của Đức, sau khi phía Việt Nam gửi thư trả lời về các yêu cầu của phía Đức.

Đức có các bằng chứng rõ ràng về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và sẽ công bố chúng vào thời điểm thích hợp

(Video Clip phút thứ 1’47” )

Tiếp lời ông Seibert, ông Breul -Phát ngôn viên Bộ Ngoại Đức- cho biết, ngay sau khi vụ việc được công bố chúng tôi đã khẳng định rõ rằng việc bắt cóc người trên lãnh thổ Đức là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Chúng tôi có các bằng chứng rõ ràng về vụ bắt cóc này và sẽ công bố chúng vào thời điểm thích hợp. Ngày 10 tháng 8, Tổng Công tố Liên bang đã tiếp nhận điều tra vụ việc. Vụ bắt cóc đã vi phạm trắng trợn luật pháp Đức và luật pháp quốc tế, điều mà chúng tôi không bao giờ dung thứ.

Trong thư trả lời phía Đức, Việt Nam vẫn nói rằng Trịnh Xuân Thanh tự nguyện ra đầu thú

(Video Clip phút thứ 5’57” )

Trong phần trả lời các câu hỏi của những nhà báo tham dự, ký giả Jessen hỏi:

Thưa ông Breul, tôi không chờ đợi ông đọc cho chúng tôi nghe lá thư trả lời của phía Việt Nam, nhưng ông có thể cho biết rõ hơn một chút, tại sao lá thư này không thể chấp nhận được?

Ông Breul, Phát ngôn viên Bộ Ngoại Đức trả lời:

Như ông vừa nói, hiện bây giờ tôi không thể kể ra nội dung chi tiết của lá thư, nhưng chủ yếu trong lá thư Việt Nam vẫn giữ quan điểm mà đã công bố trước công chúng ở Việt Nam rằng Trịnh Xuân Thanh tự nguyện ra đầu thú.

Nhân viên ngoại giao bị trục xuất không phải là ông đại sứ Đoàn Xuân Hưng:

(Video Clip phút thứ 5’20” )

Nhà báo Jordans hỏi:

Thưa ông Breul, ông có thể thông tin cho chúng tôi biết chức vụ của nhân viên ngoại giao bị trục xuất?

Ông Breul trả lời: 

Tôi không thể nói cho ông biết cụ thể được, nhưng đó không phải là người đứng đầu Đại sứ quán.

Nhà báo Jordans hỏi thêm:

Theo hiểu biết của ông, có phải người bị trục xuất là có liên quan đến mật vụ Việt Nam?

Ông Breul trả lời: 

Chúng tôi có những bằng chứng cho thấy người này dính líu đến vụ bắt cóc.

Đức có những bằng chứng cho thấy còn nhiều nhân viên sứ quán đã nhúng tay vào vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

(Video Clip phút thứ 6’48” )

Phóng viên Jung hỏi: 

Thưa ông Breul, nếu ông nói rằng người bị trục xuất là người đã tham gia vào vụ bắt cóc, thì tôi muốn đặt câu hỏi: Tổng cộng có bao nhiêu người đã can dự vào vụ bắt cóc này?

Ông Breul trả lời:

Tôi không thể nói cho ông biết chi tiết.

Phóng viên Jung hỏi thêm: 

Điều gì ông có thể nói cho chúng tôi biết chi tiết?

Ông Breul trả lời: 

Tôi có thể nói cho ông biết rằng, chúng tôi có những bằng chứng cho thấy nhiều nhân viên sứ quán đã nhúng tay vào vụ bắt cóc này.

Phóng viên Jung hỏi tiếp:

“Nhiều” là bao nhiêu?

Ông Breul trả lời: 

Nhiều hơn một.

Phía Đức sẽ tiếp tục truy nã vụ bắt cóc này, không thể để cho vụ việc bị trôi đi

(Video Clip phút thứ 3’34” )

Nhà báo Dr. Lohse hỏi:

Thời gian bao lâu nữa Chính phủ Đức có thể tiếp tục thực hiện cách thức xử lý như thế này, một khi phía Việt Nam vẫn giữ thái độ từ khước, nói cách khác, còn bao nhiêu người ở đó để chính phủ Đức có thể đuổi đi? Đến lúc nào đó Đại sứ quán bị đuổi hết, không còn ai nữa, nhưng phía Đức cũng không được lợi lộc gì?

Ông Breul trả lời:

Tôi nghĩ rằng tôi vừa mới cố gắng trình bày, tình trạng sẽ ra sao là chủ yếu tùy thuộc vào việc chính phủ Việt Nam hành động như thế nào. Mục đích của chúng tôi không phải là đóng cửa Đại sứ quán do không còn nhân viên nào ở đó nữa. Nhưng một tín hiệu rất quan trọng đối với chúng tôi: Qua sự im lặng che giấu, vụ việc này không thể để cho bị trôi đi, mà đó là một sự vi phạm trắng trợn luật pháp Đức và công pháp quốc tế. Chúng tôi sẽ tiếp tục truy nã vụ này.

Hiếu Bá Linh – Thoibao.de

 

1 BÌNH LUẬN

  1. Tôi cho rằng, phản ứng của chính phủ và nhân dân Đức đối với nhà đương cuộc VN cho đến bây giờ vẫn rất kiềm chế, rất lịch sự, và rất văn minh. Nhưng tôi, và có lẽ không ít những người từng sống và từng biết chính quyền thảo khấu VN hiện nay, thì thấy chính phủ Đức đã quá phí phạm lòng nhân đạo. Đối với một đám lưu manh côn đồ mang đang làm việc trong “Toà Đại Sứ” VN, chính phủ Đức phải trốc nã điều tra lý lịch và hành tung của từng thằng một, từ thằng đại sứ đứng đầu cho đến thằng tham vụ hạng bét, thì mới gọi là hành xử thích đáng và làm đúng chức năng của họ.
    Mấy đứa cháu tôi nói: phải gọi “toà đại sứ” của bọn trộm cướp này là tòa “SỰ ĐÁI” mới đúng!
    Tôi không thể không đồng ý với bọn nhóc này!

Leave a Reply to Lý Chính Luận Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên