Đề cương cách mạng Miền Nam – Sự hình thành của tội ác

3

Vài hàng về Lê Duẩn

Những năm đầu và giữa thập niên 50, nhất là sau khi Việt Minh về tiếp thu Hà Đông Hà Nội năm 1954, tại miền Bắc bốn nhân vật Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng  được coi là những nhà lãnh đạo chủ chốt của Cộng Sản Việt Nam.

Nhưng đầu thập niên 60, người ta thấy xuất hiện một nhân vật mới mà trước đây hầu như không ai biết tới, đó là Lê Duẩn. Ông ta ngày càng được nói tới và trở thành người nổi bật nhất của nền chính trị miền Bắc Việt Nam.

Trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất từ 1946-1954, chiến trường miền Bắc quan trọng và tàn khốc nhất vì Việt Minh được Trung Cộng tiếp tế huấn luyện nhiều, từ 1950 họ đã giúp Việt Minh thành lập nhiều sư đoàn chính qui (1) và nhiều  trang bị vũ khí. Sau đó tới chiến trường miền Trung, Liên khu 5 và cuối cùng chiến trường Nam bộ nhẹ hơn vì xa hậu phương miền Bắc ít được tiếp tế về quân sự.

Lê Duẩn bị Pháp đầy ra Côn Đảo từ 1940, sau khi Việt Minh cướp chính quyền năm 1945 ông được đón về làm việc với Hồ Chí Minh, từ 1946 cho tới 1954 Duẩn làm Bí thư xứ ủy Nam Bộ. Năm 1952 Ba Duẩn ra Việt Bắc họp Trung ương đảng được Hồ Chí Minh giữ lại làm phụ tá tới đầu năm 1954, được cử làm quyền bí thư Trung ương cục miền nam (2) vì thế nên hồi ấy ông ít được biết tới.

Năm 1954-1957 ông ta được phân công ở lại lãnh đạo miền Nam.

Lê Duẩn sinh ngày 7-4-1907 tại Quảng Trị trong một gia đình nông dân, mất ngày 10-7-1986, cũng như Hồ Chí Minh ông  là người ít học. Năm 1920 Duẩn xong tiểu học, tiếp tục một năm trung học rồi nghỉ, sáu năm sau đi làm nhân viên sở hỏa xa, bẻ ghi đường rầy xe lửa. Năm 1930 ông gia nhập đảng CS Đông Dương, năm 1931 bị Pháp bắt giam 6 năm được thả ra …

Đó là quá trình tham gia đảng của Lê Duẩn khi chưa nắm quyền lực tối cao.

Từ Genève đến Đề Cương Cách Mạng Miền Nam

Xin nói sơ lược về Hiệp định Genève (3)

Hiệp định đình chiến tại Đông Dương được ký kết ngày 20-7-1954

Ngày hôm sau 21-7-1954 Hội nghị nhóm họp trở lại và cùng nhau soạn thảo Bản tuyên bố cuối cùng ngày 21-7-1954 gồm 13 điểm

Bản tuyên bố cuối cùng về tái lập hòa bình Đông Dương không mang chữ ký của bất cứ phái đoàn nào, trong đó điều 7 nói một cuộc Tổng tuyển cử tự do sẽ được tổ chức tháng 7-1956 để thống nhất đất nước. Họ chỉ nói miệng với nhau (oral statements) và không có chữ ký (unsigned document) của bất cứ phái đoàn nào, toàn bộ chỉ có ba hàng chữ sơ sài.

Không thấy nói hai bên tổ chức ra sao?  nó ngụ ý hai bên Bắc và Nam tự giải quyết lấy, không mang tính mệnh lệnh, nói chung mơ hồ, không nói bầu theo thể thức nào, ai thắng thua sẽ ra sao, ai muốn hiểu sao thì hiểu.

Xin sơ lược phía Cộng sản VN nói về Tổng tuyển cử như sau (4)

Trước hết họ nói TT Mỹ Eisenhower tin là 80% dân số VN sẽ bầu cho Hồ Chí Minh nếu có Tổng tuyển cử nên Mỹ ủng hộ VNCH từ chối Tổng tuyển cử thống nhất. Họ nói ông Diệm không tin là miền Bắc sẽ có bầu cử tự do, Ngô Đình Diệm bẽ mặt ở phương Tây vì từ chối Tổng tuyển cử.

Họ cũng nói theo ông Duncanson thì vấn đề này phức tạp, tại miền Nam chính phủ Quốc gia đánh Bình Xuyên Hòa Hảo, miền Bắc cuộc cải cách ruộng đất tạo ra bầu không khí căng thẳng dẫn đến cuộc nổi dậy của nông dân tại các vùng lân cận Vinh ….vì thế Ủy hội quốc tế kiểm soát đình chiến không tin là sẽ có bầu cử tự do mà không sợ bị trả thù

Họ nói Trường Chinh đề nghị với Liên xô cuộc họp giữa 9 (chín) bên tham gia hội nghị và Ủy hội quốc tế (Ấn độ, Hungary, Ba Lan) và Liên xô trả lời không giúp Hà Nội tổ chức Tổng tuyển cử:

phía Liên Xô khẳng định chỉ có thể tác động tới phái đoàn Ấn Độ và cũng cảnh báo với Trường Chinh rằng sẽ không có việc tái triệu tập Hội nghị, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải chấp nhận rằng không có Tổng tuyển cử và Việt Nam phải tự chuẩn bị phương án cho chính mình. Bất chấp việc không được Liên Xô và Trung Quốc ủng hộ, thậm chí Liên Xô đã nhắm mắt trước những gì đang xảy ra tại Đông Dương, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn tiếp tục có những nỗ lực ngoại giao….”

Phía CS cho biết nhà ngoại giao Hungary Jozsef Szall nói theo ý kiến chính phủ Trung Cộng thì

việc tổ chức bầu cử tự do và thống nhất Việt Nam, không thể được thực hiện trong thời gian này…

 

“Nói cách khác, những cường quốc của khối Xã hội chủ nghĩa đã không cung cấp cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa sự hỗ trợ quốc tế mà họ kêu gọi”.

Như thế Nga Sô, Trung Cộng đều không muốn có Tổng tuyển cử tại VN, họ muốn hai miền ở đâu ở đó, ngoài ra Pháp, Mỹ và Ấn Độ (Chủ tịch  ủy hội quốc tế) đều không muốn tổ chức bầu cử.

Tháng 8-1956 tại miền nam VN, Lê Duẩn soạn thảo bản Đề Cương Cách Mạng Việt Nam để đẩy mạnh cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam tiến tới thống nhất đất nước vì bọn Mỹ-Diệm đã không thi hành Hiệp định Genève, chúng  từ chối Tổng tuyển cử.

Bản đề cương gồm 5 phần:

I- Ba nhiệm vụ chính của cả nước hiện nay.

II- Mục đích, nhiệm vụ và đối tượng của cách mạng miền Nam.

III- Yêu cầu và khẩu hiệu của cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam.

IV- Hình thức đấu tranh và khả năng phát triển của phong trào cách mạng miền Nam.

V- Bài học lịch sử và những nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam.

Kết luận

Cuối năm 1956 Lê Duẩn gửi ra Hà Nội bản Đề Cương Cách Mạng Miên Nam, (ĐCCMMN) hiện nay Hà Nội cho đây là một trong những tài liệu quan trọng nhất của CSVN sau năm 1954, một bản báo cáo đại cương về cuộc cách mạng tại miền Nam. Lê Duẩn không chấp nhận sống chung hòa bình của Nga Sô và tiến hành chiến tranh chống Mỹ-Diệm.

Tài liệu này dài 38 trang đăng trên Báo điện tử đảng CSVN, trích từ Lê Duẩn Tuyển Tập, vì phạm vi chỉ có giới hạn, tôi xin tóm lược như sau:

Đề Cương Cách Mạng Miên Nam được soạn tháng 8-1956 gồm có 5 phần xin sơ lược:

1-Ba nhiệm vụ chính của cả nước: Củng cố miền Bắc, đẩy mạnh đấu tranh ở miền Nam, tranh thủ ủng hộ trên thế giới. Phải đấu tranh ở miền Nam vì Mỹ Diệm áp bức nặng nề, sự nghiệp hòa bình thống nhất bị phá hoại.

2- Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng cách mạng miền Nam: Mục đích chung giữ gìn hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong cả nước. Nhân dân miền nam bị Mỹ-Diệm áp bức, bóc lột khủng bố trà thù, thợ thuyền đói khổ… nhân dân miền Nam phải đứng lên đập tan chế độ độc tài phát xít Mỹ-Diệm, giải phóng nhân dân miền nam khỏi ách đế quốc phong kiến, thực hiện chính quyền liên hiệp.

3- Yêu cầu và khẩu hiệu của cuộc đấu tranh ở miền Nam: Mỹ-Diệm ra sức phá hoại tổng tuyển cử, nhân dân sẽ đứng lên đập tan âm mưu Mỹ-Diệm. Tự do, dân chủ là yêu cầu bức thiết bảo đảm tài sản, tính mạng nhân dân

4- Hình thức đấu tranh, khả năng phát triển cách mạng: Liên xô với Đại hội CS lần thứ 20 (1956) chủ trương giải quyết thương lượng hòa bình. Chúng ta muốn chống Mỹ-Diệm chỉ có mỗi một con đường cách mạng nhưng phát triển theo đường lối hòa bình lấy lực lượng chính trị nhân dân làm chỗ dựa chứ không phải bằng lực lượng vũ trang, bạo lực của quần chúng đóng vai trò quyết định. Đấu tranh làm sụp đổ chính quyền phản động cần một quá trình lâu dài, nhiều giai đoạn.

5- Bài học lịch sử, những nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam: Nay ta mới thành công giải phóng dân tộc được một nửa nước, nhiệm vụ cách mạng phải hoàn thành trong cả nước. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Bác và Đảng đồng bào miền Nam quyết tâm chiến đấu bền bỉ anh dũng xây dựng một nước VN hòa bình thống nhất.

Lê Duẩn gửi ra Hà Nội bản Đề cương này vào cuối năm 1956, vài tuần trước Phiên họp lần 11 của Ban Chấp hành.

Xin nói sơ về những điểm chính của bản Đề Cương qua một số nhận xét của các đảng viên CS như sau:

 …Trong những năm 1955-1956, cách mạng miền Nam diễn ra dưới hình thức đấu tranh chính trị “bằng phương pháp hòa bình”, chứ không chủ trương “đấu tranh vũ trang”. Là Bí thư Trung ương Cục miền Nam, qua  thực tiễn của phong trào cách mạng và với tầm nhìn chiến lược, tháng 8-1956, đồng chí Lê Duẩn đã soạn thảo xong “Đề cương cách mạng miền Nam”  (5)

 …Tháng 12-1956, Xứ ủy Nam Bộ họp quán triệt Nghị quyết Bộ Chính trị (6-1956) và “Đề cương cách mạng miền Nam” của đồng chí Lê Duẩn. Hội nghị nhất trí nhận định: “Con đường tiến lên của cách mạng miền Nam là phải dùng bạo lực tổng khởi nghĩa giành chính quyền… Tích cực xây dựng lực lượng vũ trang tuyên truyền, thành lập các đội vũ trang bí mật, xây dựng căn cứ ở rừng núi”  là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách  (6)

Đề Cương Cách Mạng Miền Nam đã trở thành cơ sở cho Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (1-1959). Nghị quyết 15 đã mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên, làm xoay chuyển tình thế, dẫn đến đồng khởi oanh liệt toàn miền Nam năm 1960  (7)

 Nhìn chung bản Đề cương cách mạng Miềm Nam có bố cục rời rạc, trình bầy lộn xộn không có thứ tự, nội dung chính là đường lối đấu tranh giải phóng miền Nam. Lê Duẩn vào tháng 8-1956 mới đầu chỉ đề cập đấu tranh hòa bình cho phù hợp chủ trương Nga sô thời Krushchev nhưng bốn tháng sau (12-1956) tại Hội nghị xứ ủy Nam bộ nhất trí nhận định phải dùng bạo lực tổng khởi nghĩa. Nó mở đầu cho cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn, người Việt giết người Việt. Bản Đề cương này đã được soạn thảo tại căn nhà số 29 Huỳnh Khương Ninh Sài Gòn (Đa Kao, Quận I)

Trung ương đảng họp tháng 9-1956 buộc Trường Chinh phải từ chức vì Cải cách ruộng đất, Hồ Chí Minh vừa làm Chủ tịch đảng, Chủ tịch nhà nước kiêm luôn Tổng bí thư. Năm 1954-1957 Duẩn được phân công ở lại lãnh đạo Nam bộ, theo nhận định phía CSVN năm 1957 ông được Hồ Chí Minh gọi ra Hà Nội gấp để tạm giữ chức Tổng bí thư thay thế Trường Chinh (8) chia sẻ gánh nặng với ông Hồ.

Trên BBC Tiếng Việt năm 2006 có đăng một loạt 4 bài tham luận hay về Lê Duẩn: 1-Nhìn lại vai trò của Lê Duẩn (ngày 2-5-2006). 2- Bắt đầu cuộc thâu tóm quyền lực (4-2-2006). 3- Cuộc đấu tranh trong nội bộ (10-5-2006). 4- Một di sản gây tranh cãi (19-5-2006)

Có lẽ bài này dịch lại từ một bài của các nhà nghiên cứu Mỹ, không thấy tên tác giả, nội dung tham khảo nhiều ý kiến các sử gia Mỹ. Bài chỉ cho biết năm 1957 Lê Duẩn được Trung ương đảng điều ra Bắc làm quyền Tổng bí thư

Bài 2 nói tháng 10-1958 Bộ Chính trị cử Lê Duẩn vào Nam và tháng 1-1959 ông quay về Hà Nội báo cáo tình hình đấu tranh và thúc dục Bộ Chính trị ủng hộ cuộc tranh đấu vũ trang. Hội nghị Trung ương khóa 15 tổ chức tháng 1-1959 kết thúc ra nghị quyết chuẩn bị phương hướng “khởi nghĩa đánh đổ chế độ Mỹ-Diệm”. Nghị quyết 15 sau này được xem là nền tảng chỉ đạo cho công cuộc vũ trang ở miền Nam vào cuối thập niên 1950.

Theo nhận định các nhà sử gia Mỹ.

Bài 1 cho biết giáo sư Pierre Asselin, của Đại học Chaminade, Honolulu, nhận định Bộ chính trị những năm 1956, 57 miễn cưỡng chấp thuận bản Đề cương của Duẩn. Lãnh đạo BV e ngại vì sau hội nghị Geneva và việc chia đôi đất nước, tại Bắc Việt cuộc Cải cách ruộng đất đã có nhiều vấn đề phức tạp hơn dự tính. Thứ hai, lực lượng vũ trang Bắc Việt chưa kịp hồi phục sau cuộc chiến tám năm khói lửa (1946-54). Thứ ba, Hà Nội không muốn khiêu khích để Mỹ can thiệp nhất là năm 1956 CS Nga chấp nhận chủ trương sống chung hòa bình của Thủ tướng Khrushchev.

 Chiến tranh cốt nhục tương tàn

Lê Duẩn đã thành công bước đầu, cuộc đấu tranh giải phóng đất nước do từ bản Đề Cương đã được chuẩn thuận, thành hình. Những năm cuối thập niên 50 máu của lương dân vô tội đã bắt đầu đổ xuống đồng ruộng miền Nam, du kích Việt Cộng nằm vùng đã khởi động cách mạng bằng mã tấu, súng trường. Những hình ảnh ghê rợn của các trưởng ấp, xã trưởng bị đâm chém, chặt đầu đã xuất hiện trên các tờ nhật báo tại Sài Gòn khiến người dân bắt đầu lo sợ chiến tranh.

Tháng 9/1960, tại Đại hội toàn quốc III Lê Duẩn được bầu vào Bộ Chính trị, giữ chức Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tức Tổng Bí thư). Theo nhận định phía CS Lê Duẩn được Hồ Chính Minh cất nhắc lên Tổng bí thư để thay thế Trường Chinh và dần dần sẽ thay thế chính ông Hồ.  Năm 1960 đánh dấu một sự kiện lớn và là khúc quành quan trọng của cuộc chiến VN khi nhà độc tài số một của CSVN bắt đầu lên nắm quyền.

Những năm đầu thập niên 60, Lê Đức Thọ, người phụ tá thân cận của Duẩn bắt đầu cài đặt tay chân, bộ hạ thân tín vào các vị trí then chốt để củng cố địa vị vững mạnh cho Tổng bí thư, Thọ đã từng làm phó cho Duẩn khi hoạt động tại miền nam VN.

Theo tài liệu phía CS, bắt đầu từ 1963, vì sức khỏe suy yếu Hồ Chí Minh chuyển giao công việc đảng dần dần cho Lê Duẩn, nhưng theo ý kiến các nhà nghiên cứu Mỹ về CSVN, chính Lê Duẩn đã cô lập ông Hồ để tập trung quyền lực trong tay. Đầu thập niên 60 thời TT Kennedy, Lê Duẩn tiến hành chiến tranh từ du kích tới cấp tiểu đoàn, rồi trung đoàn. Năm 1964 các biến cố dồn dập thuận lợi cho cuộc chinh phạt của Lê Duẩn: Khrushchev bên Nga đã bị lật đổ, chấm dứt chính sách sống chung hòa bình với Đế quốc, tại miền nam VN, TT Diệm bị đảo chính 1-11-1963.

Cuộc chiến ngày càng mở rộng, năm 1965, TT Johnson đổ gần 200 ngàn quân vào VN, đồng thời oanh tạc BV mục đích khiến cho Hà Nội sợ để ngồi vào bàn hội nghị. Trong thời gian này, Lê Duẩn chủ trương đánh mạnh trong khi phe thận trọng chủ hòa đứng đầu là Võ Nguyên Giáp e ngại, hai phe va chạm nhau. Lê Duẩn vừa lo đẩy thanh niên vào chiến trường sôi động miền Nam để ngưởi Việt bắn giết lẫn nhau, ông vừa phải đàn áp bọn chủ bại thọc gậy bánh xe.

Từ năm 1965 tới 1968 cuộc chiến ngày càng khốc liệt, theo tài liệu CS, Hồ Chí Minh liên tục đau ốm nặng những năm cuối đời 1966, 67, 68, ông phải sang Tầu chữa bệnh nhiều lần, hầu như cả năm 1967 ông không về nước. Lê Duẩn đã nắm được quyền lực tối cao trong đảng y như Staline bên Nga và Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình bên Tầu. Duẩn tha hồ mà chọc trời khuấy nước, để thỏa mãn tham vọng cá nhân, y đẩy nhiều vạn thanh niên vào tử địa miền Nam để làm mồi cho không lực, pháo binh Mỹ và VNCH.

Năm 1968, Lê Duẩn đốt giai đoạn, chỉ đạo cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, tài liệu CS (9) nói rõ chính Duẩn là người đứng đầu trong số các nhân vật chỉ huy cuộc Tổng tấn công, kế đó là Văn Tiến Dũng, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Minh Thái. Trong số 84,000 cán binh được đưa vào chiến dịch có tới hơn 58,372 bị bắn hạ, 9,461 bị bắt làm tù binh. Chiến dịch đẫm máu do Duẩn khởi động đã đẩy gần một trăm ngàn thanh niên vào tử địa, đốt phá các thị trấn miền Nam, nhiều vùng dân cư trù phú thành tro bụi.

Tại Huế 2/3 tổng số nhà cửa bị phá hủy, Vùng I có 12,000 căn, Vùng III có 10,000 căn, Sài Gòn có 19,000 căn, Vùng IV có 19,000 căn bị tiêu hủy. Những tỉnh bị thiệt hại nặng nề nhất là Kontum, Pleiku, Ban Mê Thuột, Mỹ Tho, Bến Tre, Vĩnh Long, Châu Đốc, Cần Thơ, Sài Gòn, Huế và Phan Thiết. Cao nguyên Vùng II tương đối khả quan hơn.

Kinh tế cũng bị thiệt hại nặng, 13 xưởng kỹ nghệ đổ nát vì bom đạn, 20 hãng xưởng khác bị hư hại, thiệt hại 25 triệu Mỹ kim. Nạn nhân chiến tranh lên cao gần 700,000 người, tại Sài Gòn đã thiết lập hơn 100 trung tâm tạm cư  để tiếp đón khoảng 200,000 người chạy loạn, 130,000 người không còn nhà cửa.

Chiến lược tàn bạo điên rồ của Lê Duẩn, thúc đẩy mạnh người Việt giết người Việt không đếm xỉa gì tới sinh mạng nhân dân. Cuộc chiến ngày càng khốc liệt, trong Nam ngoài Bắc đâu đâu cũng toàn là cảnh hoang tàn đổ nát.

Không ai cản được Duẩn, trong nội bộ đảng CSVN, những kẻ chủ trương ôn hòa đã bị khống chế thậm chí bắt giam. Phía CS đã đưa lên mạng nhiều vấn đề lịch sử đảng, Wikipedia tiếng Việt (Bách khoa toàn thư) đã có bài về vấn đề mà họ gọi là “Vụ Án Xét Lại Chống Đảng”. Trong khoảng thời gian từ 1956 tới 1964, những kẻ theo chủ trương sống chung hòa bình của Khrushchev bị phe cực đoan gọi là xét lại, đài phát thanh Bắc Kinh thường lớn tiếng lên án bọn xét lại. Bài này cho biết Vụ án Xét lại Chống Đảng có tên chính thức là “Vụ án Tổ chức chống Ðảng, chống Nhà nước ta, đi theo chủ nghĩa xét lại hiện đại và làm tình báo cho nước ngoài”. Đây là vụ án chính trị do Lê đức Thọ, Trần Quốc Hoàn (bộ trưởng Công an) chỉ đạo đã bắt giam lâu năm nhiều đảng viên quan trọng từ 1967-1973 vì tội theo Chủ nghĩa xét lại. Vụ án thể hiện tranh chấp quyền lực nội bộ đảng. Họ nói một phe là Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh, phe kia là Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp. Hồ Chí Minh lúc đầu trung lập sau ủng hộ Lê Duẩn.

Lãnh đạo CSVN chia làm hai nhóm, một chủ hòa cho là phải xây dựng xã hội chủ nghĩa tại miền Bắc trước, giai đoạn 1954-59, Hồ và Giáp ủng hộ ý kiến này. Nguyễn Chí Thanh chỉ trích nhóm chủ hòa. Không khí chủ chiến bao trùm miền Bắc. Nga dọa cắt viện trợ cho tới 1964, Thủ tướng Khrushchev bị lật đổ, Brezhnev lên thay lại tiếp tục viện trợ dồi dào cho Hà Nội. Hội nghị Trung ương năm 1963 chính thức công nhận đấu tranh vũ trang là chủ yếu nhưng chỉ viện trợ, không đưa quân chính qui vào. Nhóm Lê Duẩn, Lê Đức Thọ lên án gắt gao bọn theo chủ nghĩa xét lại (Nga).

Những bất đồng đã đưa tới việc bắt giữ những kẻ chủ hòa, Lê Duẩn có tham vọng dựa vào Trung Cộng để gạt Hồ Chí Minh ra, phe chủ hòa gồm Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp và cả họ Hồ. Sau nghị quyết số 9 Hồ Chí Minh không còn họp Bộ chính trị nữa. Lê Duẩn thiết lập một hệ thống công an chặt chẽ, năm 1967 Lê Đức Thọ cho bắt giữ những đảng viên không cùng quan điểm chuẩn bị cho nghị quyết 14 đầu năm 1968, định hướng cho Tổng công kích Tết Mậu thân.

Tổng cộng có 300 đảng viên bị bắt, trong đó có 30 nhân vật cao cấp, có người cho mục đích để hạ uy tín Tướng Giáp.

Cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân kể trên là trận đánh thí quân kinh hoàng nhất của Lê Duẩn từ đầu thập niên 60 tới nay. Tính trung bình tại các tỉnh thị trấn, tỷ lệ tổn thất giữa cán binh CS và lính VNCH là mười đổi một (10/1), chưa từng thấy trong lịch sử chiến tranh VN.

Cuối năm 1967 các viên chức Mỹ ước lượng 180,000 tên địch bị giết tính từ 1965 tới cuối 1967 (10). Sự thực số VC và BV bị giết có thể nhiều hơn vì năm 1968, trong cuộc phỏng vấn dành cho nữ ký giả Ý Fallaci, Võ Nguyên Giáp nói đã mất hơn nửa triệu quân trong cuộc chiến.

Việc thanh lọc năm 1963 chủ yếu là về mặt lý thuyết, năm 1963 Trường Chinh trước không theo Lê Duẩn nhưng rốt cuộc ngã theo Duẩn nên được lưu dụng. Sau chiến dịch trấn áp, bắt giam mấy trăm người ôn hòa không cùng quan điểm chủ chiến năm 1967, Lê Duẩn tha hồ mà làm trời làm đất.  Sau khi thảm bại về quân sự trong cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân 1968, Duẩn buộc phải ngồi vào bàn đàm phán tại Paris từ tháng 5-1968.

Năm 1969, Nixon đắc cử và nhậm chức Tổng thống, Lê Duẩn dù phải đương đầu với một chính phủ cứng rắn hơn trước nhưng   không nhượng bộ Mỹ và lệnh cho Lê Đức Thọ tại Ba Lê cương quyết yêu sách đòi Mỹ những điều khoản ngang ngược: rút quân, cắt viện trợ VNCH, lập chính phủ liên hiệp, nói chung đòi Mỹ đầu hàng không điều kiện. Sang thập niên 70, Lê Duẩn và tập đoàn vận động Nga, Trung Cộng viện trợ nhiều vũ khí tối tân: hỏa tiễn, xe tăng, đại bác, phòng không…chuẩn bị đánh lớn. Năm 1970 quân BV và VC thua chạy và tổn thất nặng tại chiến trường xứ Chùa Tháp, năm sau 1971 mặc dù thắng tại Hạ Lào nhưng BV thiệt hại gấp 8 lần Mỹ và VNCH, tổng cộng 13,352 cán binh bị giết, phần lớn do B-52 oanh tạc trải thảm. (11)

Sang năm 1972 Lê Duẩn đánh ván bài táo bạo, chờ khi Mỹ rút quân gần hết đưa hơn mười sư đoàn tinh nhuệ cùng năm, sáu trăm chiến xa tiến đánh vũ bão các tỉnh Trị Thiên (Vùng I), Cao Nguyên (Vùng II) và Bình Long (Vùng III). Trận chiến vô cùng khốc liệt, lần này được Nga, viện trợ nhiều vũ khí tối tân, Lê Duẩn chuyển qua đánh qui ước công khai bằng những đại đơn vị lớn. Thực ra đây là một lỗi lầm tai hại, Nixon nói:

“Bắc Việt chọn đánh (qui ước) theo lối chiến tranh mà chúng ta quá rành…”

 “… nay Hà Nội đánh theo chiến tranh qui ước với những đại đơn vị. Các sư đoàn bộ binh của họ cùng hàng đoàn chiến xe, hệ thống tiếp liệu thành mục tiêu tuyệt hảo cho không lực của ta…” (12)

Ván bài liều lĩnh của Lê Duẩn đã khiến hàng trăm ngàn thanh niên BV vô tội làm mồi cho B-52 cũng như pháo binh, không quân VNCH (13). Trận chiến tàn khốc khiến nhiều thị xã sầm uất thành đống gạch vụn hoang tàn đổ nát, hàng trăm ngàn người tỵ nạn vô gia cư lâm vào cảnh màn trời chiếu đất.

Thảm bại sau trận mùa hè đỏ lửa 1972, Lê Duẩn và đồng bọn không còn ương ngạnh được, họ phải chấp nhận nhượng bộ nhiều yêu sách tại bàn Hội nghị: không đòi loại bỏ Thiệu, không đòi liên hiệp, không đòi Mỹ cắt viện trợ VNCH…

Hai năm sau Hiệp định Paris, Mỹ rút hết quân, phúc đức cho Duẩn, Nixon bị ép từ chức, Quốc hội Dân Chủ cắt giảm dần quân viện VNCH cho tới khi không còn gì. Điều mà Duẩn và đồng bọn ao ước bấy lâu nay thành sự thật, miền Nam trù phú gần như bỏ ngỏ cho đạo quân xâm lăng nghèo đói tràn vào.  Cuộc chiến tranh giải phóng với cái giá hơn một triệu thanh niên vô tội phải bỏ xác tại các chiến trường, trên dẫy Trường Sơn, làm mồi cho các trận oanh tạc trải thảm. Non sông gấm vóc đã biến thành bãi chiến trường hoang tàn đổ nát, núi xương sông máu.

Cái hèn của Lê Duẩn và đồng bọn ở chỗ trong khi đẩy hàng triệu thanh niên bần cố nông vào tử địa, con cái họ vẫn được thảnh thơi du học tại Liên Xô trở về tiếp tục sự nghiệp ăn trên ngồi chốc.

Tháng 4 năm 1975 Cộng quân tràn vào chiếm miền nam từ sông Bến Hải tới mũi Cà mâu. Người Mỹ đã vứt bỏ miếng xương Đông Dương khó nuốt… lúc này miền Nam y như cái xác chết cho diều tha quạ mổ.

Sau ngày “Giải phóng” người miền Nam tuyệt vọng liều chết vượt biển tìm tự do, viễn tượng ăn đói mặc rách hiện ra trước mắt họ. Dân miền Bắc thất vọng thấy miền Nam văn minh sung túc so với quê hương xã hội chủ nghĩa cơ hàn đói rách.

Năm 1976 Lê Duẩn tiếp tục làm Tổng bí thư đảng CSVN từ 1976 cho tới khi chết vào năm 1986.

Mười năm sau 1975 là giai đoạn tối tăm nhất của miền nam VN  và  của cả nước, sản xuât công thương nghiệp đình trệ, đồ tiêu dùng khan hiếm. Đài BBC nói kinh tế Việt Nam kiệt quê đến nỗi họ phải lấy cả giấy vệ sinh đem nấu lại. GS Trần Văn Thọ (đại học Waseda, Tokyo) nói.

“nguyên nhân chính của tình trạng nói trên là do sai lầm trong chính sách, chiến lược phát triển, trong đó nổi bật nhất là sự nóng vội trong việc áp dụng mô hình xã hội chủ nghĩa trong kinh tế ở miền Nam”.

(Lê Duẩn -Wikipedia tiếng Việt)

Kinh tế miền nam suy sụp đến mức có nguy cơ thiếu ăn, đói khát kéo dài cho tới khi Lê Duẫn chết năm 1986, thời kỳ đổi mới cuối năm đưa tới biến chuyển. Tổng sản lượng trong kinh tế chỉ tăng trung bình 3.5% một năm trong khoảng 1976-1986, lợi tức đầu người chỉ tăng khoảng 1%. Việt Nam trong khoảng thời gian này được xếp trong số 10 nước nghèo đói nhât thế giới. Khoảng 7 năm sau 1975, đài VOA cho biết sau nhiều năm giải phóng, đời sống tại miền Nam vẫn còn quá cao so với miền Bắc, chính quyền CSVN nay có chính sách nâng cao đời sống miền Bắc và hạ thấp mức sống miền Nam cho bằng nhau. Sự thực đã cho thấy Lê Duẩn và đồng bọn đã phản văn minh, phản tiến bộ như thế nào.

Lê Duẩn chỉ đạo Phó thủ tướng Đỗ Mười làm Trưởng ban Cải tạo công thương nghiệp tiến hành đánh tư sản tại miền Nam VN đã gây ra thảm kịch. Ước lượng có hai triệu người tuyệt vọng liều chết đi vượt biên, mấy trăm nghìn người bỏ xác giữa biển khơi.

Lê Duẩn và Đỗ Mười bị kết án đã gây ra thảm kịch kinh tế miền nam sau 1975, đây là một kế hoạch điên rồ khi đem một chủ nghĩa kinh tế mọi rợ, bán khai để áp dụng vào xã hội tân tiến miền nam VN.

Sau 1975 người dân tưởng đât nước đã hòa bình, không còn chinh chiến nhưng chỉ vài năm sau, với bản chất háo sát vốn dĩ, Lê Duẫn lại gây thêm hai cuộc chiến lớn, lần này là chiến tranh giữa các nước Cộng Sản. Từ 1957 tới 1964, Nga chủ trương sống chung hòa bình với Mỹ bị Trung Cộng lên án gắt gao và gán cho danh hiệu “bọn xét lại”.  Ở thời điểm này Lê Duẩn thân Tầu, lên án những người ôn hòa theo Nga.

Trước năm1968, Lê Duẩn giữ hòa khí giữa Nga-Trung Cộng, từ sau trận Mậu Thân quan hệ Hà Nội-Bắc Kinh bắt đầu rạn nứt, Trung Cộng không muốn Lê Duẩn đánh qui mô lớn… Sau Mậu Thân, BV đàm phán với Mỹ (tháng 5-1968), Trung Cộng phản đối, năm 1972 Nixon sang Tầu, CSVN cho đó là phản bội. Từ năm 1973 trong thâm tâm Trung Cộng coi Hà Nội như kẻ thù. Duẩn ngày càng thân Nga khiến Băc Kinh lo ngại CSVN mạnh ở Đông Dương. Ngày 30-7-1977 Bắc Kinh tuyên bố ủng hộ Miên chống VN. Tháng 5-1978 họ cắt giảm viện trợ cho CSVN, tháng 6 thì cắt hết.

Cuộc chiến Việt-Miên kéo dài từ cuối 1977 tới đầu 1979, lính CSVN bị tử thương (vừa chết và bị thương) là 55,000 người, thực ra cuộc chiến còn kéo dài hàng chục năm sau.

Cuộc chiến Việt-Hoa tại biên giới phía Bắc kéo dài từ 17-2-79 tới 16-3-79 nhưng vô cùng tàn khốc, gây thiệt hại trầm trọng về kinh tế: các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, thị trấn Cam Đường bị san bằng: 320 xã, 735 trường học, 428 bệnh viện, bệnh xá, 41 nông trường, 38 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 80,000 héc ta  hoa màu bị tàn phá, 400,000 gia súc bị giết và bị cướp.. Khoảng một nửa trong số 3.5 triệu dân cư bị mất nhà cửa.

Trung Cộng cho biết CSVN tử thương 50,000 người và họ có 20,000 người thiệt mạng. Tháng 4 năm 1979, Báo Quân đội Nhân dân VN ước lượng tổng cộng thương vong của quân Trung Quốc là 62,500 người.

Nhận xét

Bản Đề Cương Cách Mạng Miền Nam của Lê Duẩn gửi ra Bắc từ cuối năm 1956 đã được Bộ chính trị chấp thuận miễn cưỡng. Giới lãnh đạo Hà Nội không muốn một cuộc chiến tiếp theo sau tám năm khói lửa (1946-1954) vì đất nước đã bị tàn phá, họ chủ trương xây dựng xã hội chủ nghĩa trước. Bộ chính trị cũng không dám khiêu khích Mỹ can thiệp, vả lại hồi đó họ không muốn đi ngược chủ trương sống chung hòa bình của Nga Sô thời Khrushchev.

Nhưng năm sau (1957) Lê Duẩn được Hồ Chí Minh gọi ra Hà Nội gấp để giữ chức quyền Tổng bí thư giúp ông lo việc đảng thay thế Trường Chinh từ chức, Lê Duẩn bất chiến tự nhiên thành. Sau 1954, từ một nhân vật vô danh ở thứ hạng thấp trong đảng, Lê Duẩn đã dần dần leo lên bậc thang cao nhất của quyền lực miền Bắc, y gặp thời nhiều hơn là nhờ tài cán:

-Trường Chinh từ chức vì cuộc Cải cách ruộng đất, đấu tố dã man.

-Lê Duẩn được Hồ Chí Minh gọi ra Bắc cất nhắc lên làm quyền Tổng bí thư năm 1957 và chính thức được bầu vào Bộ chính trị giữ chức Bí thư thứ nhất năm 1960.

-Lê Duẩn được người phụ tá đắc lực Lê Đức Thọ (Trưởng ban tổ chức đảng) cài đặt dần dần tay chân bộ hạ vào bộ máy quyền lực của phe chủ chiến, đàn áp và bắt giam phe chủ hòa.

-Tình hình CS quốc tế thuận lợi, Thủ tướng Nga Khrushchev bị lật đổ năm 1964, Brezhnev lên thay chấm dứt chính sách sống chung với Đế quốc, tăng cường viện trợ cho Lê Duẩn.

-Hồ Chí Minh đau yếu từ những năm 1965, 1966, 1967…ông hay sang Tầu dưỡng bệnh, cơ hội tốt để Lê Duẩn thâu tóm hết quyền lực vào trong tay.

-Sau trận Mậu Thân 1968 phong trào phản chiến tại Mỹ lên cao vượt bực rất thuận lợi cho Lê Duẩn.

Đúng là ông Trời giúp Bạo Chúa lên ngôi để gây đại họa cho dân tộc Việt Nam

Bản Đề Cương CMMN của Lê Duẩn thực ra chỉ toàn là luận điệu xuyên tạc về tình hình kinh tế, xã hội tại miền Nam, xin trích nguyên văn như sau:

“Thợ thuyền đói khổ và nạn thất nghiệp ngày càng tăng. Dân cày bị cướp đất, bị tô cao, thuế nặng. Công thương nghiệp bị phá sản, v.v.. Những cảnh vây lùng, bắt lính, chém giết, tù đày lan tràn khắp nông thôn, thành thị. Các quyền tự do, dân chủ đều bị bóp nghẹt”….

    …Tình hình kinh tế, đời sống ở miền Nam ngày càng khó khăn. Hàng của phe Mỹ tràn vào, hàng trong nước không sao cạnh tranh nổi. Công thương nghiệp dân tộc bị đình đốn, nhiều nhà kinh doanh phá sản. Thuế má ngập đầu; nông sản bị ứ đọng không xuất cảng được. Lạm phát và đầu cơ làm cho đồng tiền mất giá và giá cả tăng nhanh. Đời sống đắt đỏ, cảnh bần cùng đói khổ diễn ra khắp nơi….”

 Ở thôn quê, bọn địa chủ ngoan cố dựa vào ngụy quyền tìm đủ mọi cách giành lại ruộng đất, đòi lại nợ cũ, ức hiếp dân cày đủ mặt…..

Ở thành thị, những tiếng kêu cứu của thợ thuyền về nạn thất nghiệp và đồng lương chết đói đã vang lên. Các tầng lớp lao động đang nung nấu lòng uất hận.

Cuộc sống điêu đứng của nhân dân do Mỹ – Diệm gây ra nhất định không thể kéo dài. Hơn nữa, đời sống của nhân dân lao động miền Bắc từng bước được cải thiện, thợ thuyền được bảo đảm việc làm, dân cày có ruộng, công thương nghiệp dân tộc đang trên đà phát triển. Điều đó càng kích thích mạnh lòng yêu nước và làm tăng niềm uất hận của nhân dân lao động miền Nam”

(ngưng trích)

Lê Duẩn kết án Mỹ-Diệm đã từ chối Tổng tuyền cử, không thi hành Hiệp định Genève là hoàn toàn xuyên tạc. Chính phủ Quốc gia Việt Nam đã tuân hành các điều khoản của Hiệp định: Di chuyển toàn bộ cơ sở hành chính, quân sự vào Nam dưới vĩ tuyến 17, rút đúng ngày khỏi các thành phố lớn như Hà Nội trong 80 ngày, Hải Dương 100 ngày và Hải Phòng 300 ngày, đã thực hiện đình chiến lập lại hòa bình trên toàn quốc…

Tháng 7 năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố chấp nhận ý nghĩa thống nhất đất nước nhưng ông không tin tưởng miền Bắc có tự do bầu cử mà người dân bỏ phiếu không sợ bị trả thù

Chính CSVN đã thú nhận Nga, Trung Cộng không muốn tổ chức Tổng tuyển cử, Mỹ, Anh, Pháp… cũng đều không muốn và chính CSVN cũng gặp khó khăn vì sau Cải cách ruộng đất, lòng dân oán hận không thể thực hiện được. Trung Cộng đã cho biết Hà Nội không muốn Tổng tuyển cử, chi tiết này đã được ghi trong bài “Vai Trò CS-Trung Quốc trong Chiến Tranh Việt Nam, 1954-1963” nguyên văn:

Sự thất bại của Cải Cách Ruộng Đất đã khiến trong Đảng CSVN biết rõ là con đường thống nhất Việt Nam, như trong Hiệp Định Geneva bầu cử Dân Chủ, đã không thể thực thi. Khi cái hy vọng thống nhất bằng lòng dân qua bầu cử của Đảng CSVN bị sụp đổ, thì CSVN cũng phải đang đối diện với vấn nạn kinh tế của XHCN… (14)

Chuyện Tổng tuyển cử thống nhất chỉ là chuyện trời ơi đất hỡi.     

Lê Duẩn kết luận muốn chống Mỹ – Diệm, ngoài con đường cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác. Nghĩa là phát động cuộc chiến đẫm máu người Việt giết người Việt để nuốt trọn miền Nam. Bản Đề Cương Cách Mạng Miền Nam của Lê Duẩn là sự hình thành của tội ác diệt chủng, nó chỉ được thực hiện khi những yếu tố thuận lợi ắt có đã được ông Trời ban cho y.

Nếu Trường Chinh không bị ép từ chức vì đấu tố (1956), nếu Hồ Chí Minh không cất nhắc Lê Duẩn, nếu không có Lê Đức Thọ cài đặt vây cánh bộ hạ vào đảng củng cố địa vị cho Duẩn, nếu họ Hồ không bị đau yếu phải sang Tầu chữa bệnh….thì Lê Duẩn không có cơ hội nào để thực hiện bản Đề cương giết người hàng loạt này.

Các nhà nghiên cứu Mỹ nhận định Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh và cả Hồ Chí Minh đều thận trọng không muốn gây chiến với Mỹ và chủ trương ôn hòa xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngay cả phía CS nay trong bài Vụ Án Xét Lại Chống Đảng (trên Wikipedia Tiếng Việt) cũng nhìn nhận Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh theo đường lối xét lại, chủ trương sống chung hòa bình không gây chiến.

Về nguyên do tại sao họ Hồ Chí Minh lại cất nhắc Lê Duẩn lên chức Tổng bí thư mà không đưa Võ Nguyên Giáp lên trong khi Giáp là người thân cận nhất của ông, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy nhận xét như sau:

“Ngay cả ông Hồ cũng không chịu nổi uy tín và sự nổi tiếng của ông sau chiến dịch Ðiện Biên Phủ (khi đó, dưới ngọn cờ cách mạng bay lồng lộng là hình ảnh tướng Giáp) nên thay vì đề cử người kế cận mình là tướng Giáp, đã đề cử Lê Duẩn, hy vọng con ngựa Lê Duẩn sẽ chịu để ông cầm cương, thuần dưỡng… Không ngờ, năm 1963, chính ông lại là người bị hai học trò “xuất sắc” là Lê Duẩn và Lê Ðức Thọ vô hiệu hoá” (15)

Tiến sĩ Pierre Asselin trong bài “Tướng Giáp- Người phản đối chiến tranh” đăng trên BBC Tiếng Việt ngày 28-10-2013 có những quan điểm xin sơ lược dưới đây:

Tây phương hiểu lầm về VN Giáp, ông ta không có vai trò quan trọng trong cuộc chiến VN từ sau 1965, ông phản đối chiến tranh từ đầu. Từ 1956 Hồ và Giáp chống lại tiếp tục chiến tranh ở VN (sau Geneve). Nội bộ CSVN rạn nứt thành hai phe, nguyên văn.

“Cuộc rạn nứt này đã phân ra một bên là phe “ôn hòa”, bao gồm ông Hồ, Giáp, và các đệ tử của họ ….. và bên kia là phe “chủ chiến”, bao gồm Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và Nguyễn Chí Thanh – những người cho rằng việc “giải phóng” miền Nam là không thể chờ đợi”

  Tác giả cho rằng tranh cãi lên tột đỉnh cuối 1963, phe chủ chiến đã tổ chức đảo chính tại Hà Nội, thâu tóm quyền lực ra quyết định…. Các ông Hồ, Giáp và nhóm ôn hòa bị gạt ra lề, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng đã cầm cương của quá trình hoạch định chính sách.

Tôi đồng ý với TS Asselin về vai trò của Tướng Giáp trong con mắt nhầm lẫn của Tây Phương. Thật vậy, trong cuốn Vietnam At War, The History 1946-1975 của Phillip B. Davidson (cựu Trung tướng tình báo, Phụ tá GS trường West Point), một cuốn sách dầy 800 trang, tác giả Davidson nhiều lần ca ngợi chiến lược chiến thuật của Tướng Giáp thập niên 60, 70 làm như ông là người chỉ đạo cuộc chiến.

Nhưng TS Pierre Asselin đã nhận định hơi quá về vai trò của Tướng Giáp khi nói ông Giáp không có công trạng gì với kết quả cuộc chiến chống Mỹ (thập niên 70). Tác giả nói Tướng Giap đã bị Lê Duẩn gạt ra ngoài lề sau 1963 là không đúng. Tướng Nguyễn Chí Tranh chết năm 1967, Lê Duẩn vẫn phải dùng tới Tướng Giap như một chuyên viên quân sự. Theo tài liệu phía CSVN các trận đánh lớn, nhất là những trận năm 1972 và cả 1975, họ xác nhận Giáp vẫn là chỉ huy chiến dịch mặc dù dưới sự chỉ đạo của Lê Duẩn, và  mặt trận biên giới Việt-Trung năm 1979 là trận đánh cuối cùng trong đời binh nghiệp của ông ta.

Trong bài Một Di Sản Gây Tranh Cãi trên BBC Tiếng Việt (ngày 19-5-2006) nhà nghiên cứu Douglas Pike ghi nhận cuộc tranh cãi về chiến lược đánh Mỹ giữa hai Đại tướng bốn sao Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Chí Thanh. Năm 1966 Tướng Giáp viết một bài nói ông không tin vào việc xử dụng những đơn vị chinh qui lớn (sư đoàn) vì chỉ có lợi cho địch, Giáp là người thận trọng. Tướng Thanh cũng viết một bài tán dương chiến lược đánh lớn (cấp sư đoàn, quân đoàn) và chỉ trích Giáp là không “lô gich”.

Tiểu sử Tướng Thanh (Wikipedia) cho biết ông thuộc gia đình nông dân, năm 14 tuổi bỏ học đi làm ruộng, tham gia cách mạng, vào đảng… năm 1959 được Bác phong quân hàm Đại tướng bốn sao, chả thấy ông đi lính ngày nào! Chiến lược của người mù tịt về quân sự như ông cũng như Lê Duẩn chỉ là đẩy thanh niên miền Bắc vào chỗ chết, thí quân điên cuồng để giải phóng miên Nam và đổ dầu vào lửa cuộc phản chiến Mỹ.

Nếu Lê Duẩn không được quá nhiều cơ hội may như trên, nếu không được họ Hồ cất nhắc, nếu Trường Chinh hay Giáp giữ chức Tổng bí thư thì chưa chắc đã có cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai, hoặc chỉ là đánh du kích nhỏ không tàn khốc đẫm máu như thế.

Từ đầu thập niên 70, tại Hạ Lào năm 1971 và nhất là Cuộc Tổng tấn công 1972, Lê Duẩn đốt giai đoạn xử dụng những đại đơn vị lớn, đánh qui ước để mau chóng chiếm được miền Nam nhưng trên thực tế chỉ là thí quân vô ích. Nhờ phong trào phản chiến lên cao, Lê Duẩn bất chiến tự nhiên thành nuốt trọn miền Nam năm 1975 trong vòng chưa đầy hai tháng.

Năm 1972, TT Nixon đã chỉ trích sự sai lầm của Hà Nội khi bỏ du kích chiến lợi hại để sang chiến tranh qui ước mà người Mỹ đã quá thành thạo (the kind of war we fought best..).  Những đại đơn vị, từng đoàn xe tăng, tiếp liệu trở thành mục tiêu tốt cho không lực Mỹ và pháo binh VNCH. Nếu không có phản chiến cho dù Lê Duẩn có đẩy thêm một triệu, hai triệu thanh niên vào chiến trường miền Nam cũng chỉ làm mồi cho B-52 một cách vô ích.

Đảng CSVN ca ngợi Lê Duẩn là một là một tài năng lớn của đất nước, tôn vinh Lê Duẩn như một anh hùng của VN trong thời chiến. Thực ra ông ta gặp nhiều vận may thật bất ngờ, lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ, thập niên 60, 70 phong trào chống đối chiến tranh VN chưa bao giờ lên cao như thế.  Chính phong trào phản chiến đã cứu mạng nhiều triệu thanh niên miền Bắc đang được Lê Duẩn chuẩn bị đẩy vào tử địa, y đã từng nói phải thống nhất đất nước bằng mọi giá dù phải hy sinh thêm hai, ba triệu cán binh, chiến sĩ.

Góp ý dưới bài Nhìn Lại Vai Trò Của Ông Lê Duẩn trên BBC Tiếng Việt (2-5-2006) một độc giả Hà Nội viết:

“Khi Lê Duẩn mất đi, trong thâm tâm người Việt Nam rất hoan hỉ như vừa trút bớt một đại nạn cho dân tộc”

Một người ẩn danh nói:

“…khi ông chết phần lớn người dân VN đều cảm thấy thở phào nhẹ nhõm”

 Bài Một Di Sản Tranh Cãi nói trên đã nhận định vê cái chết của Lê Duẩn.

“Cũng từ 1986, việc đề cử ông Nguyễn Văn Linh lên làm tân Tổng bí thư, và chính sách Đổi mới, đã đánh dấu sự chấm dứt thời kì lãnh đạo đất nước kiểu Stalin ở Việt Nam”

Từ ngày bản Đề cương cách mạng của Lê Duẩn được Trung ương CSVN chấp thuận trên nguyên tắc năm 1956, 1957 cho tới khi y nhắm mắt vào năm 1986 tính ra đã tròn ba mươi năm

Mấy chục năm sự nghiêp chính trị của một con người sắt máu, mây chục năm trời máu chẩy thị rơi, mấy chục năm trời tang thương đau khổ cho một dân tộc hiền hòa, bất hạnh.

Sự nghiệp chính trị của một nhân vật mà có những người cho là anh hùng dân tộc, đánh đuổi thực dân, đế quốc nhưng nó đã được xây dựng bằng núi xương sông máu mà từ thuở vua Hùng dựng nước, trải qua bao triều đại chưa có bạo chúa nào làm được như thế.

——-

Cước chú

(1) Quân Sử 4, Quân lực VNCH Trong Giai Đoạn Thành Hình, Bộ TTM QLVNCH trang 101

(2) Wikipedia tiếng Việt: Lê Duẩn

(3) Nguyển Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 930-943

Wikipedia: Hiệp định Genève, 1954

(4) Wikipedia: Hiệp định Genève, 1954

(5) Nguyễn Thùy- Kỷ niệm 50 năm Đề cương cách mạng miền Nam, Trang Việt Báo

(6) Nguyễn Xuyến, Về Bản ĐCCMMN, Quang Nam online

(7) Võ Văn Kiệt: Đề cương CMMN tầm vóc tư duy của Lê Duẩn, Trang Việt Báo

(8) Wikipedia tiếng Việt: Lê Duẩn

(9) Wikipedia: Sự kiện Tết Mậu Thân

(10) George Donelson Moss: Vietnam, An American Ordeal, trang 212

(11) Nguyễn Đức Phương dựa theo tác giả R.H Cole trong Southern Defeat on the Ho Chi Minh Trail. Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, trang 519.

(12) No More Vietnams, trang 144, 145, nguyên văn …”The North Vietnamese had chosen to fight the kind of war we fought best…”

     “…Its infantry divisons, tank columns, and logistics system all made perfect targets for our air power.. .”

(13) Richard Nixon: No more Vietnams trang 150, Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh VN Toàn Tập trang 587

(14) Nhất Thanh lược dịch, Vai Trò CS-Trung Quốc trong Chiến Tranh Việt Nam, Nhất Thanh lược dịch, Chinese Military Advisory Group-CMAG,  đăng trên trang mạng Việt Thức và nhiều trang khác

(15) “Tướng Giáp tiết lộ 4 bí mật về chiến tranh Việt Nam”, bài đăng trên nhiều báo và trang mạng Hải ngoại

3 BÌNH LUẬN

  1. Toét này, thế em có óc để hiểu cái vấn đề được đặt ra ở đây không? Người ta đang nói về cái trình độ học vấn trong việc lãnh đạo một quốc gia, còn em thì “nhấn mạnh” rằng bọn thất học thì…đánh lộn giỏi. Hôm nào rỗi thì anh sẽ cho cái đầu gối của anh lên “đấu tranh chính trị” với em.
    Trở lại “điểm chính” mà em vừa nêu ra thì anh có một thắc mắc: mấy đồng chí thất học đánh “giặc” giỏi ở chỗ nào? Nơi anh biết thì tỉ lệ thương vong là lấy 10 đổi 1, thằng giặc nào cũng đập cho các em nát bấy xong rồi bảo chú bác bên em ngồi xuống rồi đặt điều kiện, ra giá để “giặc” lên máy bay về nước. 1 xu thì tụi nó cũng không cho, các đồng chí bên em lại còn hồ hỡi bắt tay chúng nó – những thằng đã làm cỏ các chiến binh của “ta”. Cuối cùng thì cũng nhờ sự thất học của bên em mà ngày nay “chúng ta” vừa ngậm “cạc” bỏ qua các kỳ tích của việc quýnh lộn với mấy triệu cái xác lăn lóc từ bắc vô nam, vừa dùng 2 tay xoa bi cho “giặc” trở lại mà cứu đảng. Như vậy là đại thành công đấy hở Toét?
    Anh không rỗi hơi mà lên đây để độp vào mặt em. Dầu gì mình cũng có cùng nguồn gốc. Anh là Việt…nam, còn em là Việt…bắc. Anh không đánh lộn, anh chỉ đánh…trúng nên luôn gây sát thương. Thôi, lau cái mồm đầy máu đi em!

  2. Che^’ do^ CS dang da^y~ che^t’, bi nha^n da^n nguye^`n rua?. cac’ nha` tranh da^’u da^n chu? ke^u goi nha^n da^n no^i? da^y
    nay CS VN, CS Ta^`u chi? so^’ng nho*` bo* thu*a` su*~a can cua? My~

  3. “Lê Duẩn sinh ngày 7-4-1907 tại Quảng Trị trong một gia đình nông dân, mất ngày 10-7-1986, cũng như Hồ Chí Minh ông là người ít học”. Ùh, thì Viet Cộng toàn lóp 3 trường làng cả, nhưng mà Viet Cộng nó wính cho từ tiến sĩ cho tơí tú tài,VC nó wính cho từ trên bàn đàm phán cho tơí trên mặt trận. VC nò ra lời hiệu triệu thí hàng hàng lóp lớp hưỡng ứng đi bợp tai PHÁP cho tơí cóc đầu MỸ và nhéo tai NGỤY cho tơí ngày Pháp rút, Mỹ cút, Ngụy nhào. Nếu mà VC mà học tới Tiến Sỉ như KISSINGER hoặc học tơí lớp………………………………………..9 như NGUYEN VAN THIỆU hehêhhe, thì ai chơi cho lại nhĩ! Trông VC mà nghĩ tới NGỤY TÀN DƯ, 43 năm gào rú có, khóc lóc nhiều, van xin không ít, chửi ruã thì tắt bếp, đe doạ, hù hoạ củng lằm lắm và nhất là LÁO XẠO, PHỊA PHÉT thi NGUỴ TÀN DU là Master mà chẵng có ma nào trong nươc nó hưỡng ứng, trừ ra mấy thằng……………………….TRẺ TRÂU đần độn vưà chuẫn bị tra tay vào tội ác thì bị dân VN ta tóm sạch. Thế mơí biết rằng không phaỉ luon luon cứ hoc cao thì se thành công đâu máy lão NGỤY TÀN DƯ. Nhân đây em mượn mày vần thơ cua cụ TRAN TÊ XƯƠNG để tặng may bác đoc chơi ‘Cái Học Mien Nam Đả Hỏng Rồi- Mười Thằng Có Hoc, 10 Thằng Ngu – Diệm Nhu xúng xính lên quan lộ – Mỹ vào Nhu Diệm mặc áo …………..QUAN – Thiệu Kỳ thay thế đuơc 3 xu- Mỹ rút, Kỳ Thiệu thành lưu ……………..VONG. Kiếp sau ………….ông đếch thèm di học. Hoc Hành Thi Cữ như con …………..Cu.”

Leave a Reply to Henry Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên