COVID-19 và những chuyện bên lề

2
Kovid Kapoor bên chai Corona tại nhà người bà con ở Mumbai. (AFP/Getty Images)

Đến giờ ai cũng biết

Đã từng có tranh cãi về cái tên COVID-19. Tổ chức WHO nói nó được viết tắt của  “coronavirus disease 2019” – bệnh do vi-rut corona gây ra vào năm 2019; còn những người không ưa Trung Quốc thì nói nó được viết tắt  từ “Chinese-originated virus in December 2019” – Vi-rut xuất phát từ Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019; có người gọi đơn giản là Cúm Tàu hoặc Cúm Vũ Hán.

Trước đó, đã có những tranh cãi về từ Vi-rut. Có người bảo phải dịch sang tiếng Việt là Vi khuẩn, nhưng nếu vậy thì Bacteria phải dịch ra sao vì trước đây đã dịch Bacteria là Vi khuẩn rồi; mà Virus nó khác với Bacteria, khác như thế nào thì phải hỏi mấy nhà khoa học hoặc tra bác Gúc. 

Các phát thanh viên người thì đọc Vi-rut theo tiếng Pháp, người thì đọc Vai-rút theo tiếng Anh, người thì đọc âm cuối là chữ t, người thì đọc âm cuối là chữ s; ai cũng cho mình đúng; có phát thanh viên còn gọi đó là SARSCoV2, khiến cho người nghe rối trí thêm, tưởng là thứ khác. Chắc phải nhờ các PGS.TS Bùi Hiền hoặc Đoàn Hương đăng đàn và cho vào sách giáo khoa thì may ra mới thống nhất được.

Gọi nó là Corona vì vi-rut này có hình vương miện, nhờ vậy loại bia Corona của Mexico mang logo vương miện bỗng dưng cũng được ăn theo, quảng cáo không mất tiền, bán chạy hơn, có nhiều người biết đến hơn.

Nó từ đâu đến, chợ hải sản Vũ Hán hay xổng chuồng từ phòng thí nghiệm sinh học ở Vũ Hán? Trung Quốc chối bai bải, lại còn tố ngược nó từ một phòng thí nghiệm của Lục quân Hoa Kỳ tiểu bang Maryland chui ra.

Các nhà  khoa học phát mệt khi đuổi theo chủng Corona này, vì nó biến thể tùm lum. Mỗi lần biến thể, họ lại đặt cho nó một cái tên mới, dựa theo bảng chữ cái của Hy Lạp.  Ví dụ các chữ cái của tiếng Anh là a, b, c, d thì phía Hy Lạp là α, β, γ, δ (đọc là Alpha, Beta, Gamma, Delta).

Qua các biến thể này thì Delta là khá dữ dằn cho nên 3 thứ đứng trên nó không được chú ý. Tiếp tục biến thể nữa, có một thứ còn dữ dằn hơn, đáng lẽ phải đặt là ξ (đọc là Xi) thay vì chữ o (đọc là omicron); nhưng nghe nói Bắc Kinh đã “vận động” bằng phong bì để WHO lướt qua chữ Xi, vì nếu giữ chữ này sẽ phạm húy. Chuyện này mà có thật  thì đúng là “cái gì không được bằng tiền thì sẽ mua bằng rất nhiều tiền”.

Những người bị văng miểng

Nạn nhân trực tiếp của COVID-19 là người mắc bệnh, người qua đời và thân nhân của họ. Kế tiếp là các doanh nghiệp lao đao vì phải đóng cửa, sạt nghiệp; nhưng cũng có những doanh nghiệp lớn nhanh như Phù Đổng, dù mặt bằng công ty chưa tới 10 mét vuông nhưng cũng lời được 4.000 tỷ VND. 

Tại Hoa Kỳ, nạn nhân xui xẻo là những người có ngoại hình châu Á. Những người Mỹ trắng mất việc, mất nhà, mất doanh nghiệp không thể trút giận lên Bắc Kinh, nơi mà họ chắc chắn đã gây tai họa cho mình, bèn quay sang chém những người Mỹ gốc châu Á. Nhiều cụ già đã bị hành hung, có người đã qua đời.

Trước đây, khi biến thể Delta còn tung hoành, Tổng giám đốc của hãng máy bay Delta lớn thứ nhì của Mỹ và thế giới phải lên TV thanh minh thanh nga, chúng tôi chỉ là hãng hàng không, chuyên phục vụ khách du hành, chúng tôi không dính dáng gì đến vi-rut cả.

Giờ đây, khi biến thể Omicron gây tang tóc hơn Delta, nhạc sĩ sáng tác và hát hò có tên khai trong khai sinh là Omari Ishmael Grandberry, nhưng tên trên sân khấu là Omarion, phải lên Twitter để nói rõ tên mình là Omarion chứ không phải Omicron “Tôi là một nhạc sĩ giúp vui thiên hạ, không phải là một biến thể” nhân dịp gửi lời chúc đầu năm cho khán giả.

Báo Washington Post  mới phát hiện một số người bị văng miểng, những người mang tên Kovid, viết khác nhưng đọc giống nhau. 

Tháng 2 năm 2020, ngay khi WHO công bố tên chính thức do vi-rut corona gây ra là Covid-19; anh Kovid Kapoor, đang sống ở Bangalore bên Ấn Độ  India, đã lên Tweeter viết rằng: “Tôi tên Kovid, và tôi không phải là vi-rut.” Anh không ngờ cuộc sống anh đã gặp nhiều xáo trộn kể từ khi Covid xuất hiện. Mọi người đều trố mắt nhìn anh khi anh đặt thức ăn có shipper mang tới nhà, khi anh ra phường làm giấy tờ, khi anh check-in khách sạn, hoặc khi anh ra cổng an ninh để lên máy bay.

Mặc dù trong tiếng Phạn, Kovid có nghĩa là “học giả hoặc người uyên bác”, giống như tên Trọng hoặc tên Phúc; những người mang tên này bắt đầu cảm thấy mệt mỏi với những trò đùa mà họ thường gặp

Một số người có tên Kovid đã liên kết với nhau qua mạng xã hội, tạo thành một mạng lưới lỏng lẻo để thảo luận và chia sẻ những trải nghiệm khi bị chế nhạo chỉ vì cái tên mà trong văn học Vệ Đà và một bài kinh của người Hindu cũng được sử dụng.

Anh Kovid Kapoor nói lúc trước anh phát điên khi có ai chọc quê cái tên của anh, nhưng cuối cùng anh có giải pháp bằng cách biến bực tức thành chuyện khôi hài. Ví dụ, khi bị cảnh sát hỏi giấy tờ, anh trả lời “tôi dương tính với kovid từ năm 1990”, là năm sinh của anh.

Có lần bạn bè đặt bánh sinh nhật 30 tuổi cho anh, tiệm bánh ghi bằng lớp kem “Happy birthday, #covid-30” và chủ tiệm nói đừng giận nhé, chỉ vui thôi mà.

Anh nói: “Cuộc sống đã thảy cho tôi một trái chanh, tôi đã quyết định biến nó thành nước giải khát; có điều không biết là nên vui hay buồn, vì những màn khôi hài về cái tên sẽ tiếp tục đeo đuổi tôi hoài, có lẽ cho đến chết.”

Cô Kovid Jain, 28 tuổi, đến từ thành phố Indore, Ấn Độ, cho biết: “Năm đầu tiên thật là vui nhộn”. Đó là đầu năm 2020, khi một người bạn hốt hoảng nói với cô rằng mày có cùng tên với loại vi-rut mới, mà cả thế giới đang nói đến. Cuối năm 2020, khi Jain lấy chồng, cả hai vợ chồng cùng cười khi bạn bè bảo nhau “thế là Kovid kết hôn trong thời đại covid.”

Giờ đây, cô ấy thường tránh sử dụng tên mình ở nơi công cộng, thay vào đó cô dùng tên chồng hoặc dùng nickname “để tránh những lời chế giễu không mong muốn”. Cô nói thêm: “Tôi sử dụng tên viết tắt KJ hoặc Koko, tên con chó cưng của tôi tại các cửa hàng cà phê hoặc cửa hàng ăn uống để tránh sự chú ý.”

Điều này thật khó đối với cô, vì cô rất yêu cái tên của mình, nó có “một ý nghĩa sâu sắc” mà cha cô, một giáo sư có uy tín, đã suy nghĩ kỹ trước khi chọn cho cô. Có lần, vào dịp đầu năm, Jain nhận được câu “Chúng tôi không muốn nhận lời chúc mừng năm mới của bạn, covid ơi.”

Anh Kovid Sonawane, 34 tuổi, ở thành phố Nagpur trong bang Maharashtra Ấn Độ nói rằng anh thường cười theo những trò chọc ghẹo của đám bạn thân; nhưng nhiều lúc cũng có những người xa lạ nói với anh những lời khó chịu liên quan đến cái tên của anh.

Công ty sản xuất bia Corona gặp ảnh hưởng đầu tiên. Mục Search của Google tràn ngập câu hỏi “loại vi-rut mới có liên quan gì với loại bia corona hay không?” Một bài báo trên tờ Forbes vào tháng 1 năm 2020 phải lên tiếng “Loại vi-rut corona mới, lần đầu tiên được tìm thấy gần đây ở Vũ Hán không giống như bia Corona.” 

Bạn bè của Kovid Kapoor cũng đã kết nối anh với bia. Họ chụp anh đang cầm một chai, đăng lên mạng xã hội với chú thích: “Xem kìa, Kovid đang chơi một em corona”, hoặc “Bạn Kovid của ta đã có vương miện.”

2 BÌNH LUẬN

  1. Một con NGU CUỒNG LỪA lên tiếng chỉ trích phán quyết mới nhất của Tối Cao Pháp Viện Mỹ về lệnh bắt buộc mọi người dân Mỹ phải chích vắc xin.
    “AFL-CIO President Liz Shuler had some strong words for the the Supreme Court’s ruling to stay enforcement of OSHA’s vaccine mandate.” Nó tuyên bố (láo lếu) rằng: “Chúng ta cần phải không để cho Cúm Tàu lây lan nơi làm việc.”. Những kẻ NGU CUỒNG LỪA không thể phân biệt được đâu là Luật pháp và đâu là Quyền của người dân. Đồng ý là chúng ta nên tránh lây lan bệnh cúm mỗi khi có dịch cúm, nhưng việc BẮT BUỘC mọi người dân PHẢI chích ngừa là VI HIẾN hoàn toàn. Kém hiểu biết mà cứ tự cho mình là follow science, bị bọn chó đẻ TTTT Mỹ tẩy não, hành động không theo Luật pháp, xã hội Mỹ ngày nay đang bị rối loạn bởi những đứa NGU CUỒNG LỪA như vậy.
    “Despite Supreme Court Ruling, Some Employers Will Still Require Vaccinations for all of their employees.”. Bất chấp Luật pháp, thì còn gì để lý luận với bọn chúng được nữa đây???

Leave a Reply to Khách Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên