Ý kiến về việc “hồi hương” kim ấn “hoàng đế Chi Bảo”

19

Sau khi tôi nhận được thông tin về việc hãng đấu giá MILLON của Pháp sắp bán đấu giá chiếc ấn “Hoàng đế chi bảo” (đúc năm 1823, triều Minh Mạng) và chiếc bát vàng “Khải Định niên tạo” (chế tác dưới triều Khải Định) vào sáng 18/10/2022, tôi đã liên lạc với TS. Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam tại Hà Nội, tôi đề nghị TS. Nguyễn Văn Đoàn báo cáo việc này với Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đề nghị Bộ trưởng bộ này báo cáo với Thủ tướng Chính phủ Việt Nam để tìm hướng giải quyết, làm sao đưa được hai hiện vật này, đặc biệt là chiếc ấn “Hoàng đế chi bảo” về Việt Nam, trước khi diễn ra phiên đấu giá. 

Bởi lẽ, tôi biết một hiện vật dù được thông báo sẽ đưa ra đấu giá, thì vẫn có thể đàm phán để mua được trước phiên đấu giá (gọi là private sale), nếu bên mua và chủ sở hữu thương lượng được giá cả. Điều này tốt hơn nhiều so với phải ra đấu giá công khai và phải “đua” cùng các người mua khác. 

Ngay chiều ngày 18/10, TS. Nguyễn Văn Đoàn đã báo cáo Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) về sự việc trên, cũng như ý kiến đề xuất của tôi. Sau đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Di sản văn hóa, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam họp cùng và các chuyên gia của bộ để bàn thảo các phương án “hồi hương” hai hiện vật này. 

Theo tôi được biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ, để xin ý kiến chỉ đạo việc mua lại hai hiện vật này trước khi cuộc đấu giá xảy ra vào ngày 31/10/2022. Tôi cũng được biết là phía Việt Nam cũng đã có những tiếp xúc với đại diện của hãng đấu giá MILLON, thông qua Đại sứ quán Việt Nam tại Paris, để bàn thảo phương án khả dĩ nhất nhằm hồi hương hai hiện vật trên, đặc biệt là chiếc ấn. 

Đến chiều ngày 27/10/2022, ông Nguyễn Phước Bửu Nam, Chủ tịch Hội đồng Nguyễn Phúc tộc Việt Nam gửi qua messenger cho tôi ảnh chụp bức thư (gồm 2 trang) do ông ấy ký tên. Bức thư đề ngày 27/10/2022, gửi ông Jean Gauchet, giám định viên của hãng đấu giá MILLON, đề nghị ông này hủy bỏ cuộc đấu giá nói trên vào ngày 31/10/2022, với rất nhiều lý do. 

Sau đó, tôi thấy bức thư này được đăng tải trên một số tờ báo điện tử ở Việt Nam và tác giả các bài báo này ủng hộ ý kiến của ông Nguyễn Phước Bửu Nam. 

Tuy nhiên, khi đọc kỹ bức thư của ông Chủ tịch Hội đồng Nguyễn Phúc tộc Việt Nam, tôi thấy nội dung và lập luận trong thư có quá nhiều chỗ không ổn, do người viết thư không am hiểu tường tận vụ việc này và không hiểu hết luật pháp của nước ngoài và các công ước của UNESCO liên quan đến những trường hợp đấu giá hiện vật như vụ đấu giá ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” và bát vàng “Khải Định niên tạo” này: 

– Thứ nhất, tôi nghĩ rằng việc gửi thư cho một giám định viên của hãng đấu giá thì không giải quyết được gì, bởi giám định viên chỉ là người được mời để giám định tính thật giả và giá trị của hiện vật đó. Ông ấy không có quyền quyết định dừng việc đấu giá hay không, mà người quyết định việc này là chủ sở hữu hiện tại của hai món cổ vật này. 

– Thứ hai, hiện vật này không phải là “bảo vật quốc gia” như thông tin trên nhiều tờ báo ở Việt Nam đăng tải trong những ngày gần đây, cũng như được thể hiện trong nội dung bức thư do ông Nguyễn Phước Bửu Nam đứng tên gửi cho ông Jean Gauchet. Ở Việt Nam, từ năm 2001, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Di sản văn hóa, có hiệu lực từ ngày 1/1/2002, sửa đổi bổ sung năm 2009. Trong đó có quy định rất rõ về “bảo vật quốc gia”. Các nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Di sản văn hóa (2001, sửa đổi bổ sung năm 2009) đã quy định rõ các tiêu chí để được công nhận là “bảo vật quốc gia”. Hiện vật được chọn phải được lập hồ sơ đăng ký “bảo vật quốc gia” trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, phải được Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia thẩm định, sau đó mới trình cho Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận. 

Đến nay, Việt Nam đã có 10 đợt xét công nhận “bảo vật quốc gia”, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ký quyết định công nhận 238 hiện vật là “bảo vật quốc gia” qua 10 đợt xét duyệt này. Tất cả các “bảo vật quốc gia” đều đang hiện hữu ở Việt Nam.  

Trong khi, chiếc ấn “Hoàng đế chi bảo” là ấn được hoàng đế Bảo Đại trao cho đại diện chính quyền cách mạng tại Ngọ Môn (Huế) vào chiều ngày 30/8/1945, cùng với thanh kiếm của vua Khải Định, trong lễ thoái vị, chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ triều Nguyễn.  

Ông Trần Huy Liệu, đại diện cho chính quyền cách mạng, đã tiếp nhận bộ ấn kiếm mang tính biểu tượng này, rồi chuyển ra Hà Nội bàn giao cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do ông Hồ Chí Minh đứng đầu.  

Tháng 12/1946, thực dân Pháp tái chiếm Hà Nội. Chính phủ Hồ Chí Minh rút lên Việt Bắc tiến hành “trường kỳ kháng chiến”. Bộ ấn kiếm trên được đem giấu trong một ngôi nhà ở làng Nghĩa Đô, vốn là một xưởng in tiền của Việt Minh trước đây. Ngôi nhà này đã bị phá hủy năm 1947. 

Ngày 28/2/1952, Tiểu đoàn 2 B.P.C của Pháp do Tiểu đoàn trưởng Toce Raymond chỉ huy, đào bới phần móng ngôi nhà đổ nát này để thu nhặt gạch vỡ, thì tình cờ tìm thấy trong hai chiếc hòm kẽm chôn chứa bộ ấn kiếm này. Người Pháp quyết định trao trả bộ ấn kiếm này cho cựu hoàng Bảo Đại, lúc này đang là Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam. 

Lúc này, cựu hoàng Bảo Đại đang ở Pháp cùng hoàng hậu Nam Phương, nên “thứ phi” Mộng Điệp và bà Đoan Huy hoàng thái hậu (Đức Từ Cung), thân mẫu cựu hoàng, thay mặt ông tiếp nhận bộ ấn kiếm này. 

Năm 1953, do tình hình chiến sự ở Đông Dương ngày càng ác liệt, cựu hoàng Bảo Đại nhận thấy không thể đưa bộ ấn kiếm này trở về cố đô Huế, nên cử bà Mộng Điệp mang bộ ấn kiếm, cùng một số tư trang sang Pháp giao cho hoàng hậu Nam Phương và cựu thái tử Bảo Long cất giữ.  

Năm 1963, Hoàng hậu Nam Phương qua đời, bộ ấn kiếm được hoàng thái tử Bảo Long ký gửi trong một két sắt tại Union des Banques Européennes (Ngân hàng Châu Âu). Cũng theo lời kể của bà Mộng Điệp, năm 1980, khi xuất bản tập hồi ký “Le Dragon d’Annam” (Con rồng An Nam), cựu hoàng Bảo Đại muốn dùng kim ấn “Hoàng đế chi bảo” để đóng vào sách để làm tăng giá trị cho cuốn sách của ông, nhưng ông Bảo Long không cho mượn ấn.

Cựu hoàng Bảo Đại liền kiện con trai ra tòa để đòi lại ấn kiếm. Sau một quá trình tranh tụng rất lâu dài và phức tạp, cuối cùng tòa án ở Pháp phân xử: cựu hoàng Bảo Đại được sở hữu kim ấn “Hoàng đế chi bảo”, còn cựu thái tử Bảo Long giữ thanh bảo kiếm. 

Năm 1972, cựu hoàng Bảo Đại kết hôn với bà Monique Baudot, người Pháp. Trước khi qua đời vào tháng 8/1997, cựu hoàng để lại di chúc, trao quyền thừa kế toàn bộ tài sản của ông ở Pháp, trong đó có kim ấn Hoàng đế chi bảo cho bà Monique Baudot, người được cựu hoàng “ban” cho tước hiệu La Princesse Vinh Thuy [sau khi cựu hoàng qua đời thì bà đổi thành L’Impératrice Thai Phuong]. 

Bà Monique Baudot qua đời vào năm 2021, nên có lẽ con cháu của bà là người đưa ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” ra đấu giá.  

Như vậy thì, cái ấn này có còn thuộc về Việt Nam nữa đâu, có ở Việt Nam nữa đâu, mà bảo là “bảo vật quốc gia” của Việt Nam. 

– Thứ ba, trong bức thư nói trên, ông Nguyễn Phước Bửu Nam có viện dẫn Công ước UNESCO năm 1970 về việc phòng chống mua bán hiện vật trái phép. Đúng là có công ước này và Việt Nam là thành viên của Công ước này từ năm 2005, nhưng hai hiện vật mà chúng ta đang bàn trên đây ko phải là hiện vật đánh cắp / cướp đoạt, mà là hiện vật có chủ sở hữu hợp pháp từ năm 1953 đến nay. Vậy thì viện dẫn Công ước của UNESCO 1970 nói trên trong trường hợp này là không đúng. 

Theo tôi, cách tốt nhất để “hồi hương” hai hiện vật này, đặc biệt là chiếc ấn “Hoàng đế chi bảo”, là Chính phủ Việt Nam nên cử một phái đoàn qua Pháp làm việc trực tiếp với hãng đấu giá MILLON và chủ sở hữu hiện nay của chiếc ấn này, để đàm phán và mua ấn về với giá tốt nhất có thể. 

Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước kế tục nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, là chính thể mà hoàng đế Bảo Đại đã trao ấn và kiếm vào tháng 8/1945. Chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiếp nhận bộ ấn kiếm mang tính biểu tượng này nhưng do hoàn cảnh chiến tranh nên bộ ấn kiếm bị thất lạc. Khi người Pháp tìm thấy bộ ấn kiếm vào năm 1952, họ đã trao trả cho vua Bảo Đại, với tư cách là người đại diện hợp pháp của nhà nước Quốc gia Việt Nam, được nước Pháp công nhận vào lúc đó, chứ không phải là đại diện cho hoàng tộc nhà Nguyễn. Vì thế, nói Nguyễn Phúc tộc là người “thừa kế” ấn “Hoàng đế chi bảo” thì không hợp lẽ. 

Theo tôi, nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam mới là pháp nhân có đầy đủ tư cách pháp lý để đàm phán với chủ sở hữu hiện tại của kim ấn “Hoàng đế chi bảo”, thông qua nhà đấu giá Millon, nhằm “chuộc” chiếc bảo ấn này và “hồi hương” kim ấn về Việt Nam. 

Trần Đức Anh Sơn (Facebook)

P/s: Một phần nội dung bài viết này đã được RFA đăng tải ở link này

19 BÌNH LUẬN

  1. Nghi vấn lịch sử về việc Vua Bảo Đại thoái vị và trao ấn kiếm cho VM

    VC cho rằng Vua Bảo Đại thoái vị và đã trao ấn kiếm cho chính quyền VM vào năm 1945. Nhưng trao như thế nào. Kề súng vào lưng bắt trao cũng là trao. Hãy đọc đoạn dưới đây:

    “Ngày 28/2/1952, Tiểu đoàn 2 B.P.C của Pháp do Tiểu đoàn trưởng Toce Raymond chỉ huy, đào bới phần móng ngôi nhà đổ nát này để thu nhặt gạch vỡ, thì tình cờ tìm thấy trong hai chiếc hòm kẽm chôn chứa bộ ấn kiếm này. Người Pháp quyết định trao trả bộ ấn kiếm này cho cựu hoàng Bảo Đại, lúc này đang là Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam.” (trích, trong bài này)

    Và theo lời kể của chính bà thứ phi Mộng Điệp thì chính phủ Pháp đã chính thức trao lại các vật này tại Đà Lạt vào năm 1952 gồm kim ấn và thanh gươm lệnh của Vua bị bẻ gãy đôi cho vừa chiều cao cái thùng thiếc đóng kín chôn dưới đất.

    “Theo bà Mộng Điệp, khi tìm thấy cái thùng chứa báu vật, người Pháp thông cáo tìm người thân cận với ông Bảo Đại để trao trả. Vì ông Bảo Đại cùng mẹ con bà Nam Phương đều ở cả bên Pháp, nên tại Việt Nam chỉ còn có bà Mộng Điệp. Do đó họ trao cho bà trong một buổi lễ tổ chức ở Đà Lạt. Bà Mộng Điệp thì có nhìn thấy ấn và kiếm bao giờ đâu, nên phải mời bà cụ Từ Cung từ Huế lên Đà Lạt để chứng kiến. Sau đó bà sai người tìm thợ hàn thật giỏi để hàn lại thanh kiếm, rồi mài dũa chỗ hàn làm cho bóng mịn như mới.” (trích, Vĩnh Phúc, trên DCVonline)

    Câu hỏi đặt ra:

    Nếu đích thân Vua BĐ trả trao ấn kiếm cho VM tự ý tự nguyện, nghĩa là vật có sở hữu chủ mới là chính quyền VM, thì chính phủ Pháp không thể trao cho bà Mộng Điệp được. Bà Mộng Điệp sau đó đem ấn kiếm sang Pháp đưa cho Quốc Trưởng Bảo Đại, và Nam Phương Hoàng Hậu cất giữ. Năm 1982 lại xảy ra vụ tranh kiện tại Pháp về quyền sở hữu chiếc kim ấn. Chổ này đã xác định rõ:

    Nếu ấn kiếm đã thuộc về VC thì chính phủ Pháp đã biết, tại sao lại xử cựu hoàng BĐ là chủ nhân của ấn? Và tại sao chính quyền VC ở VN lại im miệng nín khe?

    Tóm lại cái vụ Vua Bảo Đại trao ấn kiếm cho VM 1945 chỉ là mộT “huyền thoại”. Nói rõ hơn, khi một việc làm có tính bị cưỡng chế thì việc làm đó vô giá trị pháp lý ! Tiếc một điều là “trí thức” VN đông như kiến. Đông thì đông vậy, nhưng hầu hết họ cũng đều như bầy vịt ù ù cạc cạc thôi chứ cũng chẳng biết gì ngoài những thứ do VC nói.

  2. Bao² vat cua² Quoc’ gia thi’ luon luon, mai² mai² thuoc ve quyen so² huu² duy- nhat’ cua² quoc’ gia , cho du thé’ ddai nào,,chinh’ quyen nào, tong² thong’ nào di chang nua². Bao² vat quoc’ gia cua² 1 quoc’ gia ko thuoc vé quyen so² huu² ca’ nhan cua² Vua, hoac vi lanh² dao quoc gia. Cuu quoc’ truong² Bao² Dai giu² An’ Hoang De’ Chi Bao² o² Phap’ ko co’ nghia² là Vat’ bao’ này thuc thuoc vào quyen so² huu² ca’ nhan cua² Ong.Don gian² là ko co’ giay’ to’ chung’ minh hop phap’ . Khi Cuu Quioc truong Bao² Dai tu’ tran thi vo hoac con cai’ cua² Ong tiep’ tuc gin giu². Dieu’ này ko co’ nghia² là Bao² vat quoc gia Viet nam là thuoc quyen so² huu² rieng tu, ca’ nhan cua² gia dinh Bao Dai.
    Nhu vay , ” chinh’ phu²” csVN dang dai dien cho dat’ nuoc’ VN, dan toc VN hoàn toàn co’ tham² quyen mua lai, hoac do’i lai An’ Hoang De Chi Bao².
    Van de’ này, vc co’ that tinh muon’ làm hay ko ? chuyen này wait and see.

  3. VC, giăng bẫy kim ấn

    Nghĩa là giăng bẫy để “dzớt” kim ấn. Tại sao? VC biết là không có tư cách gì về bảo vật quốc gia kim ấn Hoàng Đế Chi Bảo. Đơn giản, bởi vì chiếc ấn hiện nay thuộc quyền sở hữu của người Pháp. Mà ấn không phải bị ăn cắp đem ra khỏi VN. Ân đi bằng con đường hợp pháp. VC biết nhưng VC không bao giờ đòi lại hay phản đối. Từ năm 1952 khi người Pháp ngẫu nhiên tìm thấy cái thùng thiếc cất dấu ấn và thanh kiếm bị gãy chôn tại ngoại thành Hà Nội đến bây giờ. 70 năm biết ấn kiếm ở bên Pháp nhưng VC vẫn im lặng một cách phi lý.

    Điều này chỉ cần 1 gam chất xám thì thấy ra sự phi lý và sự há miệng mắc quai của VC. Như tôi đã đưa ra ý kiến, một tay VC nào đó đã ăn cắp ấn kiếm và đem chôn giấu trong tình hình lộn xôn vào năm 1946 khi Pháp trở lại VN. Chỉ có thể là như vậy chứ nếu VC có kế hoạch chôn cất thì nó đã cho người về Hà Nội đào lên để di chuyển đến chổ an toàn hơn sau đó.

    Tóm lại, VC mất tư cách pháp nhân của “nhà nước”, nhưng giả dụ sau này có người VN nào đó mua được ấn này và đem về VN thì sao ?

    Đừng. Đừng bao giờ dạy dột làm như vậy. Người trong nước và kể cả người ở ngoài nước. Bởi vì VC sẽ đoạt chiếc ấn này rất dễ dàng. Lúc đó ấn đã ở VN, VC muốn lấy là lấy. Súng nó kề vào đầu nó lấy đấy. Đừng dại dột đem về VN

    Nói thí dụ, ông A ở Mỹ qua Pháp kêu giá cao và mua được chiếc ấn. Ông có giấy tờ chứng minh của nơi bán đàng hoàng. Đem về Mỹ và cất tại các hộp an toàn của ngân hàng Mỹ. Chắc như bắp.

    • Rất đồng ý với Thiến Heo.
      Nếu ô/b triệu phú tỉ phú nào có lòng muốn giử bảo Ấn này cho lịch sử thì hãy làm gấp ngay đi và cất giữ an toàn trong nhà băng Mỹ.
      Vì nghe nói hãng đấu giá MILLON đang tạm ngừng việc đấu giá, đây có thể là lý do tụi VC đang đi cửa sau để thương lượng.
      Nếu chậm trễ mà để lọt vào tay VC lần này nữa là tụi nó sẽ nấu tan chảy ra rồi cân ký bán chia chác nhau như 16 tấn vàng trong ngân khố VNCH là coi như xong sạch hết di tích lịch sử.

  4. Nhà nước VC, nhà thổ, nhà cầu

    Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước kế tục nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, là chính thể mà hoàng đế Bảo Đại đã trao ấn và kiếm vào tháng 8/1945. Chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiếp nhận bộ ấn kiếm mang tính biểu tượng này nhưng do hoàn cảnh chiến tranh nên bộ ấn kiếm bị thất lạc. (TĐAS)

    Nếu vậy, cái nhà nước đó đã nhận đồ và đương nhiên phải chịu trách nhiệm, vì:

    Đã không giữ được 2 quốc bảo biểu tượng của Hoàng Triều lịch sử VN. Chẳng những đem chôn ấn và kiếm dưới đất mà nó còn tàn nhẫn bẻ đôi thanh kiếm.

    do hoàn cảnh chiến tranh nên VC chôn giấu ấn kiếm?

    Có mấy đứa ngu mới tin như vậy. Quân đội Pháp ở đất nước VN có thể gây chiến tranh nhưng nó không mạnh đến nỗi có đủ điều kiện nhân sự kiểm soát tất cả đồ vật và địa điểm trên lãnh thổ VN. Hơn nữa, VC là một “nhà nước” chứ có phải chị nhà quê đơn thân độc mã chạy loạn đâu mà không mang nổi 2 vật nặng chỉ hơn 10 kí lô.

  5. “Theo tôi, nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam mới là pháp nhân có đầy đủ tư cách pháp lý để đàm phán với chủ sở hữu hiện tại của kim ấn “Hoàng đế chi bảo”, thông qua nhà đấu giá Millon, nhằm “chuộc” chiếc bảo ấn này và “hồi hương” kim ấn về Việt Nam. “Trần Đức Anh Sơn

    Nhưng theo tôi, cho dù là nhà..nước hay là nhà…khô chxhcn VN cũng không thể có tư cách, nhân danh hay nhân…bánh gì đó để lấy lại cái Kim Ấn đó được.
    Bởi vì cái nhà nước cộng sản này đã chủ trương tiêu diệt phong kiến và họ đã xóa bỏ hết dấu vết chế độ phong kiến, tức là chế độ vua chúa của thời vua Bảo Đại rồi.
    Vậy họ muốn cái Kim Ấn ấy với ý đồ là tái lập lại chế độ phong kiến tại VN nữa à?
    Hay họ nhân danh “Hoàng đế chi bảo “ gì đó để thành lập chế độ Phong Kiến Đảng và cho Nguyễn Phú Trọng đội lên đầu làm tổng bí thư trọn đời và rồi sẽ truyền ngôi cho con cháu ông ấy mãi mãi?
    Nếu vậy thì, cái nhà nước Việt cộng ấy hãy lấy tiền thuế của dân mua vàng đúc một cái nón cối hình Búa Liềm cho Nguyễn Phú Trọng đội thì nó hợp lý hơn.

  6. VC sẽ mua lại kim ấn Hoàng Đế Chi Bảo?

    Nếu ấn này đem bán đấu giá thì người VN cũng có thể có người dám bỏ ra 1 đến vài triệu đô mua được. Họ mua để làm gì ?

    . Sưu tầm cổ vật
    . Mua lại kỷ vật lịch sử
    . Mạnh thường quân mua tặng lại VN
    . Hoặc đơn giản hơn, mua để dành bán lại

    Thế còn nhà nước VC? Theo tôi, VC không mua. Một, tốn tiền vô lối. Hai, bản chất VC không trân trọng lịch sử Hoàng Triều VN. Và, ba, rất quan trọng: 4 chữ Hoàng Đế Chi Bảo trên chiếc ấn.

    Ngày xưa, người TQ vốn xem An Nam là nước chư hầu nhỏ. Vua của TQ là Hoàng, Đế và chỉ xem vua An Nam là Vương. Cái nào cũng là Vua nhưng Hoàng, Đế lớn hơn Vương. Tước Vương đứng sau Hoàng Đế.

    Vua VN tuy vậy, về phần mình vẫn chính thức xưng là Hoàng Đế ngang với vua TQ .

    Như nước Đại Việt ta từ trước
    Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
    Núi sông bờ cõi đã chia
    Phong tục Bắc Nam cũng khác
    Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
    Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương
    (trích, Bình Ngô Đại Cáo)

    VC ngày nay vừa ác vừa hèn có lẽ sẽ “không dám” mua vì như vậy sẽ nhắc lại hào khí của Đại Việt ngày nào. Cho kẹo Trọng lú cũng không dám làm mất lòng shifu Xi má má vừa đăng quang thiên tử. Chỉ trừ một trường hợp ngoại lệ là 1 tên VC “đại gia” nào đó ẩn danh nhờ đàn em mua dùm về làm của riêng để dành đầu tư kiếm lời sàu này.

  7. Sặc mùi búa liềm, có phải bảo vật quốc gia đâu mà nhắm mắt nhận vơ, ruồi bu anh béc kề ui, buồn nôn.

  8. Chuyện ruồi bu cu ngựa của bọn CSVN vẽ ra nhằm đánh lạc hướng dư luận quần chúng VN khi nền kinh tế kiệt quệ hết cách cứu vãn .

    Bọn mất dạy csvn bắt đầu ra tay càn quét các đại gia tỷ đô , các quan chức tư bản đỏ , tư sản đỏ không cùng nhóm với Trọng lú .

    Chúng sẽ càn quét từ Trung ương xuống tận hạ tầng tỉnh , huyện , xã phường nhằm bù lấp vào ngân khố nhà nước đang trống rỗng .

    Trọng phải vội vã sang chầu Tập bất chấp mối làm ăn với phương Tây , cầu cạnh TQ một cách nhục nhã . Trọng lú đâu biết rằng TQ cũng đang xất bất xang bang về kinh tế trước mắt với một chuỗi dài địa ốc phá sản , tư bản rút vốn , nội bộ Tập tại Trung ương bị chống đối , đấu đá khủng khiếp đến độ phải mượn chiêu 0% covicd thay cho thiết quân lực từng khu mà Thượng Hải là một thí dụ điển hình .

    CSTQ và csvn năm nay rồi năm tới phải đối diện với thời kỳ mạt vận thiếu tiền , cạn cơm cháo . Sợ dân chúng cùng cán bộ CS nỗi loạn thì còn tâm sức đâu đến chuyện ấn soái triều Nguyễn .

    Ruồi nhặng Việt Cộng lâu lâu đói ăn lại bùng lên vo ve trét phân vào thượng cấp Trung ương Đảng cho vui vậy thôi .

  9. Sự thật, và sự xạo

    1 Sự thật

    “Theo bà Mộng Điệp, khi tìm thấy cái thùng chứa báu vật, người Pháp thông cáo tìm người thân cận với ông Bảo Đại để trao trả. Vì ông Bảo Đại cùng mẹ con bà Nam Phương đều ở cả bên Pháp, nên tại Việt Nam chỉ còn có bà Mộng Điệp. Do đó họ trao cho bà trong một buổi lễ tổ chức ở Đà Lạt. Bà Mộng Điệp thì có nhìn thấy ấn và kiếm bao giờ đâu, nên phải mời bà cụ Từ Cung từ Huế lên Đà Lạt để chứng kiến. Sau đó bà sai người tìm thợ hàn thật giỏi để hàn lại thanh kiếm, rồi mài dũa chỗ hàn làm cho bóng mịn như mới.” (trích, Vĩnh Phúc, trên DCVonline)

    2. Sự xạo

    “Tháng 12/1946, thực dân Pháp tái chiếm Hà Nội. Chính phủ Hồ Chí Minh rút lên Việt Bắc tiến hành “trường kỳ kháng chiến”. Bộ ấn kiếm trên được đem giấu trong một ngôi nhà ở làng Nghĩa Đô, vốn là một xưởng in tiền của Việt Minh trước đây. Ngôi nhà này đã bị phá hủy năm 1947.

    Ngày 28/2/1952, Tiểu đoàn 2 B.P.C của Pháp do Tiểu đoàn trưởng Toce Raymond chỉ huy, đào bới phần móng ngôi nhà đổ nát này để thu nhặt gạch vỡ, thì tình cờ tìm thấy trong hai chiếc hòm kẽm chôn chứa bộ ấn kiếm này. Người Pháp quyết định trao trả bộ ấn kiếm này cho cựu hoàng Bảo Đại, lúc này đang là Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam.” (trích trong bài)

    Giữa thật và xạo chỉ khác nhau một chữ “gãy”: thanh gươm vua đã bị kẻ nào đó của VC bẻ gãy trước khi đem chôn.

  10. Lịch sử, VC, trí thức, và xạo

    Tháng 12/1946, thực dân Pháp tái chiếm Hà Nội. Chính phủ Hồ Chí Minh rút lên Việt Bắc tiến hành “trường kỳ kháng chiến”. Bộ ấn kiếm trên được đem giấu trong một ngôi nhà ở làng Nghĩa Đô, vốn là một xưởng in tiền của Việt Minh trước đây. Ngôi nhà này đã bị phá hủy năm 1947.

    Câu hỏi đặt ra là:

    1- Tại sao VC không mang theo mà phải chôn giấu
    2- Nếu chôn giấu trong lúc gấp rút tại sao VC sau đó, 6 năm dài, không cho người tìm lại mà mang đi. VC thừa sức làm chuyện này mặc dù là chưa tiếp quản Hà Nội

    Trả lời câu hỏi này, quý vị có thể sẽ tìm ra nhiều điều thú vị. Theo tôi thì:

    Một người nào đó trong “nội bộ” lãnh đạo VC đã “thó” và âm thầm chôn giấu bộ ấn kiếm này để sau này làm của riêng vì y cũng biết giá trị bằng … dzàng ròng của chiếc ấn cũng như các viên ngọc nạm trên vỏ thanh gươm của Vua. Dĩ nhiên VC cũng đếc biết việc này, cứ ngỡ là đã thất lạc trong lúc chạy loan. Đơn giản chỉ có thế. Và nhân vật đó là ai vẫn còn là bí mật có thể đã theo đương sự xuống âm tuyền từ lâu.

    Tóm lại, cái ông tấn sởi TĐAS nào đó của VC đương nhiên rất mù tịt và cũng đếc dám đặt câu nghi vấn lịch sử trong tư cách một trí thức. Thành ra càng tấn sĩ VC thì càng máy móc và “trình độ xạo” càng cao. Thế thôi. ha ha ha !

  11. CSVN đâu có coi đồ vật của triều Nguyễn phong kiến là bảo vật quốc gia đâu mà chuộc với không? “Gia Long là tên cõng rắn Pháp cắn gà nhà” mờ! Theo thời giá thì 1 kg vàng 67.696 USD thì cái ấn “chi bảo” triều Nguyễn 10 kg cũng chỉ khoảng 680.000 USD thôi. Với họ quy ra tiền thì đâu có ngu gì bỏ ra 6,7, 80 triệu để mua hay chuộc đồ quỷ đó lại bị lỗ nặng nữa? Vì cái chén vàng Khải Định Millon đã bán xong lên tới 680.000 EURO!
    16 tấn vàng thời VNCH còn bốc hơi không để lại dấu vết, ở đó mà báu với vật quốc gia. Thế nhưng ai đó nặn ra được cục gạch xác nhận là ông Hồ từng ủm ngủ ở Paris như tuyên truyền thì mấy thằng chả dám chơi tới bến, tha về thắp nhang đèn cúng vái lắm đó à nghen! Híc!

  12. Ai là chủ của chiếc ấn?

    Ngày 28/2/1952, Tiểu đoàn 2 B.P.C của Pháp do Tiểu đoàn trưởng Toce Raymond chỉ huy, đào bới phần móng ngôi nhà đổ nát này để thu nhặt gạch vỡ, thì tình cờ tìm thấy trong hai chiếc hòm kẽm chôn chứa bộ ấn kiếm này. Người Pháp quyết định trao trả bộ ấn kiếm này cho cựu hoàng Bảo Đại, lúc này đang là Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam.

    Lúc này, cựu hoàng Bảo Đại đang ở Pháp cùng hoàng hậu Nam Phương, nên “thứ phi” Mộng Điệp và bà Đoan Huy hoàng thái hậu (Đức Từ Cung), thân mẫu cựu hoàng, thay mặt ông tiếp nhận bộ ấn kiếm này. (trích, trong bài)

    Hành trình lưu lạc và quyền sở hữu pháp lý của chiến ấn

    Vua Bảo Đại trao ấn kiếm thoái vị cho chính quyền Việt Minh năm 1945. VM không biết vì lẽ gì đem chôn tại ngoại thành Hà Nội (?), trong cái thùng dầu hỏa bằng thiếc, thanh gươm bị bẻ làm đôi cho vừa. Năm 1952 người Pháp tình cờ tìm thấy, biết là của cựu hoàng Bảo Đại nên trao lại. Ông Bảo Đại, lúc này là Quốc Trưởng, đang ở bên Pháp. Người Pháp mới trao cho đại diện của Hoàng Tộc là bà Mộng Điệp và bà Từ Cung mẹ vua. Sau đó bà Mộng Điệp mang sang Pháp. Giao cho Nam Phương Hoàng Hậu cất giữ. Ông Bảo Đại cần chiếc Ấn nhưng con là Bảo Long không cho mựơn. Xảy ra tranh kiện. tại Pháp. Tòa xử cựu hoàng Bảo Đại sở hữu chiếc ấn. Sau này khi ông qua đời thì đương nhiên sở hữu là người vợ có hôn thú với ông, bà Monique Baudot. Bà Monique từ trần 2021, ấn lại trong tay quyền sở hữu người nào đã thừa kế bà.

    Tóm lại, chỉ có người có quyền thừa kế của bà Monique Baudot là chủ nhân của chiếc ấn. Người này có quyền giữ nó hay bán nó. Ngoài ra, không ai đủ tư cách. Kể cả VC, bởi vì VC đã trao lại cho cựu hoàng Bảo Đại và đại diện thân nhân của ông đã tiếp nhận từ tay người Pháp lúc ấy,1952. Hoàng Tộc Nguyễn Phước cũng không có tư cách sở hữu gì. Vì lúc còn sống cựu Hoàng Bảo Đại giữ ấn như món đồ riêng tư và đã viết di chúc, trong tư cách là người cư dân của Pháp, trao lại cho vợ là bà Monique Baudot.

    Theo tôi, có thể chưa chắc người Pháp nào đó đồng ý bán lại cho VC. Có thể họ sẽ giữ lại chiếc ấn nặng 12.9 kg. 1 kg vàng thị trường giá hiện nay khoảng 55 ngàn USD. Trị giá vàng loại tốt nhất như vậy chiếc ấn khoảng hơn 700 ngàn USD. qua vụ này, dĩ nhiên người chủ của nó biết giá trị lịch sử của chiếc ấn sẽ cao hơn. Nói chung, sau cùng thì chiếc ấn cũng sẽ bán lúc nào đó, chừng 1 vài triệu đô thế thôi.

  13. HCM bán nhà cách mang Dân tôc Phan bôi Châu cho Pháp ,để lấy tiền,
    nhưng không nghe ai nói,mà nghe ân kiếm, nạng hàng chục cân vàng thì “mở lòng mở
    dạ” ,!! Đó là ruôt-lòng của mấy Ông TS VC !!Rất tiếc,chúng ta không có
    tiên-không có môt chính phủ lưu vong như tÂY tẠNG,ĐỦ UY LƯC ĐỂ đứng ra huy đông vốn để mua lại bảo vật trên cho VN! CS mà nó mua ,thì trươc sau gì nó củng bán! Tài sản của Miền Nam biết bao nhiêu mà nó củng bán.Đầu xe lửa Dalat nang chừng nào,mà nó củng bán.!

  14. Trước tiên là phải xác định hai bảo vật này là thuộc quyền sở hữu quốc gia hay của tư nhân. Nhưng dù là quốc gia hay tư nhân, nếu muốn “hồi hương” thì phải mua lại chứ không phải là thu hồi.

    Cựu hoàng Bảo Đại không phải là chủ của 2 món vật trên mà nó thuộc về tài sản của quốc gia nên không có quyền để lại cho bất cứ ai ngoại trừ người kế vị. Không có bất cứ cá nhân nào, kể cả vua, được quyền sở hữu tài sản của quốc gia. Trường hợp này, dù bảo ấn và kiếm có thất lạc hay ở nước ngoài thì nó vẫn thuộc về quốc gia. Tranh tụng để đòi lại thì phải có đại diện quốc gia đứng ra nhưng sẽ phức tạp và mất nhiều thời gian vì hiện vật đang ở nước ngoài và có sở hữu chủ. Giải pháp mau lẹ và tốt hơn là bỏ tiền ra mua lại đem về.
    nv

    • Thuộc quốc gia thì mua lại xông vào công quỹ thuộc về tài sản của quốc gia; còn nếu xác định thuộc tư nhân thì bất cứ ai cũng có quyền mua lại làm tài sản của tư nhân. Vì tòa Pháp đã xử, và vật đã có sở hữu chủ, nên kiện cáo rất phức tạp, khó thắng.
      nv

  15. Bão Đại
    trao ấn và kiếm
    cho
    Cù Huy Cận+Trần Huy Liệu.
    Cận và Liệu
    trao nó cho Pháp.
    Bây giờ,
    Vũ Béo lu-loa nói ngược
    đễ
    bênh-vực cha mình.

    • Cu huy Can và Tran huy Lieu là 2 tên vc Vào Huế để lấy ấn kiếm của Vua Bao Đai. Tên Trân Huy Liêu là tên ac ôn nhất.Hán bắt Học giả Pham Quỳnh cùng trưởng nam
      và ông ngô đình khôi đem đi giết.Rồi sau đó ,trở về nhà Pham Quynh ở An Cưu Huế,bát con dâu trương của Pham quynh đi cương bức!Ấy thế,Tran huy Liêu vẩn đươc CS tôn sùng,Cù Huy Cân đi với Hắn,thì ra Cu Huy Can củng thế thôi.Mầy chơi với ai-Tao sẽ nói Mầy là người như thế nào.Không biết Cù Huy Ha Vu có biết câu chuyên nầy không ???>

Leave a Reply to Nguyễn Văn Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên