Xứ sở này nợ ông ấy lời tri ân

12
Alexandre De Rhodes

Khi đọc những dòng chữ Việt ngữ này, là bạn đang chiêm ngưỡng tác phẩm của các linh mục thừa sai Dòng Tên gồm các cha Gaspar De Amaral, cha Antonio Barbosa, cha Francisco De Pina và cha Alexandre De Rhodes, tất cả họ đều là tác giả của quốc ngữ mà người Việt ta đang sử dụng hàng ngày.

Với linh mục Gaspar De Amaral, cha đã soạn cuốn từ điển Việt – Bồ. Với linh mục Antonio Barbosa, cha soạn cuốn từ điển Bồ – Việt. Với linh mục Francisco De Pina, được cho là cha đã dựa vào cách phát âm tiếng Bồ để chuyển tự ghi chép tiếng Việt khi ông vào Đàng Trong (Từ sông Gianh trở vào Nam). Nhưng các cha đều mất khá sớm, tuy vậy, cùng với một số linh mục khác trong giai đoạn tiên khởi này, các cha đã giúp đặt nền móng đầu tiên cho quốc ngữ Việt Nam.

Với linh mục Alexandre De Rhodes, thì cha đã dựa vào hai công trình từ điển nêu trên và bổ sung thêm phần La tinh để hình thành nên cuốn từ điển Việt – Bồ – La.
Thực tế, chính việc bổ sung phần La tinh của cha Alexandre De Rhodes đã trở thành đóng góp quan trọng bậc nhất giúp hình thành nên chữ viết theo lối La tinh mà sau đó nhanh chóng trở thành quốc ngữ Việt Nam.

Đánh giá về vai trò của linh mục Alexandre De Rhodes trong việc khai sinh nên quốc ngữ Việt Nam, tờ Nguyệt San MISSI do các linh mục Dòng tên người Pháp quản lý đã từng viết nhân dịp kỷ niệm 300 năm ngày sinh của ông, đại lược như sau: “Khi cho Việt Nam các mẫu tự La Tinh, cha Alexandre De Rhodes đã đưa Việt Nam đi trước đến ba thế kỷ”.

Quả vậy, khi chính thức xác định mẫu tự, bằng cách in quyển từ điển và các sách đầu tiên bằng chữ quốc ngữ tại nhà in Vatican – Roma, thì cha Alexandre De Rhodes đã giải phóng cho nước Việt Nam về chữ quốc ngữ.

Bởi lẽ trước đó, tương tự như Nhật Bản và Cao Ly (Triều Tiên), thì người Việt Nam sử dụng lối chữ viết tượng hình, biểu ý của người Tàu hoặc chữ nôm do tự sáng chế và bị nô lệ vì chữ viết này. Chỉ mới cách đây không lâu, người Cao Ly mới chế biến ra chữ viết riêng của họ, nhưng vẫn không theo cách viết La tinh nên bị hạn chế nhiều. Còn người Nhật Bản thì sau nhiều lần thử nghiệm chế biến lối chữ viết khác, nhưng cuối cùng đã phải bó tay và đành trở về với lối viết tượng hình, biểu ý của người Tàu.

Trong khi đó, chính người Tàu dưới chế độ cộng sản của Mao Trạch Đông cũng đã từng tìm cách dùng các mẫu tự La Tinh để chế biến ra chữ viết của mình, nhưng cho đến nay vẫn chưa thành công. Vậy mà dân tộc Việt Nam, nhờ công ơn của cha Alexandre De Rhodes, đã tiến bộ trước người Tàu đến hơn ba thế kỷ rưỡi (1651 – 1017 – tính từ năm in cuốn từ điển Việt – Bồ – La đến thời điểm hiện nay.

Dĩ nhiên, không phải chỉ riêng mình cha Alexandre De Rhodes khởi xướng ra chữ Quốc ngữ. Trước đó, các cha thừa sai Dòng Tên người Bồ Đào Nha ở Ma Cao đã nghĩ ra một số phát âm tiếng Việt, viết bằng các mẫu tự La Tinh rồi. Tuy nhiên, chính cha Alexandre De Rhodes là người hệ thống hóa, hoàn tất công trình làm ra chữ quốc ngữ thành công vào năm 1651, tức là năm mà cuốn tự điển Việt – Bồ – La chào đời tại nhà in Vatican – Roma.

Thế nên, chính tại nhà in Vatican ở Roma là nơi mà Việt Nam nhận được chữ viết của mình, và chính năm 1651 cũng là năm khai sinh chính thức của chữ quốc ngữ Việt Nam.

Theo đó, chữ viết theo lối La tinh ban đầu được các nhà truyền giáo đặt nền móng cho việc sử dụng trong cộng đồng Ki-tô giáo Việt Nam, đến khi được người dân Việt Nam chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, thì mặc nhiên nó đã tự mình được nâng cấp thành chữ quốc ngữ.
Ghi nhận công nghiệp của cha Alexandre De Rhodes đối với xứ sở, năm 1941, một tấm bia kỷ niệm nhân ngày sinh nhật thứ 350 của cha đã được dựng ở gần bên bờ Hồ Gươm trước cửa đền bà Kiệu – Hà Nội. Đến năm 1957, khi Hà Nội thuộc sự quản lý của chính quyền Cộng Sản thì bia đã bị gỡ bỏ.

Chính quyền Sài Gòn cũ đặt tên ông cho một con đường tọa lạc trước mặt Dinh Độc Lập, nay là Dinh Thống Nhất, đối xứng với phía bên kia là đường Hàn Thuyên, tên danh sĩ được ghi nhận có công phát triển và phổ biến lối chữ Nôm. Sau năm 1975, chính quyền cộng sản đổi tên đường thành Thái Văn Lung và bây giờ thì đã trả lại tên cũ là Alexandre De Rhodes cho con đường này.

Về tiểu sử: Nguyên, cha Alexandre De Rhodes (Đắc Lộ) sinh ngày 15/03/1591 (hay 1593?) tại vùng Avignon, miền nam nước Pháp. Gia đình ông thuộc gốc Do Thái ở thành phố Rhodes (bán đảo Iberia), tổ tiên sang tị nạn ở vùng Avignon là đất của Giáo Hoàng. Ông gia nhập Dòng Tên tại Roma năm 1612, thời kỳ công cuộc truyền giáo cho các dân tộc đang trên đà phát triển mạnh mẽ.

Đầu năm 1625, cha Alexandre De Rhodes đến Việt Nam bắt đầu từ Hội An. Cha bắt đầu học tiếng Việt và chọn tên Việt là Đắc-Lộ. Từ đó, Việt Nam trở thành quê hương thứ hai của cha. Nhưng cuộc đời truyền giáo của cha ở đây rất gian nan, trong vòng 20 năm, cha bị trục xuất đến sáu lần. Đến năm 1645, cha bị Chúa Nguyễn vĩnh viễn trục xuất khỏi Việt Nam. Cha mất ngày 5/11/1660 ở Iran, thọ 69 tuổi.

Hiện nay, ở Việt Nam đã từng xuất hiện ý kiến phủ nhận công lao đóng góp của cha Alexandre De Rhodes trong việc khai sinh chữ quốc ngữ, một trong số họ nêu quan điểm : “Alexandre De Rhodes làm sách bằng chữ quốc ngữ là để phụng sự cho việc truyền bá đức tin Ki-tô giáo, chứ tuyệt đối không vì bất cứ một lợi ích nhỏ nhoi nào của người Đại Việt cả. Người Việt Nam đã tận dụng chữ quốc ngữ, mà một số cố đạo đã đặt ra, với sự góp sức của một số con chiên người Đại Việt, để làm lợi khí cho việc giảng đạo, thành lợi khí của chính mình để phát triển văn hóa dân tộc, để chuyển tải một cách đầy hiệu lực những tư tưởng yêu nước và những phương thức đấu tranh nhằm lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp. Đây chẳng qua là chuyện “gậy ông đập lưng ông” mà thôi. [1]

Riêng đối với công chúng, thì:
– Lối chữ viết đã trở thành quốc ngữ của xứ sở với chín mươi triệu đồng bào cả trong và ngoài nước cùng sử dụng;
– Lối chữ viết được dùng để thể hiện những dòng lịch sử oai hùng của dân tộc từ thuở hồng hoang đến nay;
– Lối chữ viết được dùng để thể hiện lời ru “Ầu ơ …” ân cần của mẹ từ ngày sinh ra ta làm kiếp người;
– Lối chữ viết được dùng để thể hiện sự yêu thương giữa những thành viên trong gia đình, giữa những đôi tình nhân, giữa những người tri kỷ …
– Lối chữ viết được dùng thể hiện ca từ những nhạc phẩm bất tử như Bạch Đằng Giang, Hội nghị Diên Hồng, Trưng Nữ Vương, Lòng mẹ, Tình ca …
– Lối chữ viết mà dân ta có thể tự hào là riêng biệt trong khi rất nhiều quốc gia khác, kể cả nhiều cường quốc vẫn còn phải vay mượn (Úc, Phi Luật Tân, Tân Gia Ba, Ấn Độ, Gia Nã Đại, Nhật Bản, Đại Hàn …);
Thì người khai sinh của lối chữ viết ấy chắc chắn phải là ÂN NHÂN của xứ sở mình, bất kể đến quốc tịch của họ, bất kể đến tôn giáo của họ và bất kể đến động cơ của họ khi khai sinh lối chữ ấy !

Và với chế độ :
– Lối chữ viết được Ông Hồ Chí Minh dùng để viết lời Tuyên ngôn độc lập khai sinh chế độ;
– Lối chữ viết được dùng để thể hiện Hiến pháp quy định sự độc tôn chính trị của Đảng Cộng Sản;
– Lối chữ viết được dùng trong tất cả mọi sinh hoạt chính trị, hành chính, xã hội, kinh tế, giáo dục, văn hóa …
– Lối chữ viết mà hơn 700 tờ báo của chế độ đang dùng;
– Lối chữ viết mà hơn 24.000 vị tiến sĩ khoa bảng quốc gia đang dùng;
– Lối chữ viết mà hơn 400 trường Đại học, cao đẳng các loại và hàng vạn trường học các cấp đang dùng;
Nhưng lại không mấy ai trong số họ nhắc đến ngày sinh nhật của cha Alexandre De Rhodes, người có công khai sinh lối chữ viết mà nghiễm nhiên đã là quốc ngữ của xứ sở, như là một trong những ân nhân của dân tộc này thì thật là đáng thất vọng !
Tôi tin rằng, xứ sở này nợ ông ấy lời tri ân!

LS Đặng Đình Mạnh

(Facebook)

12 BÌNH LUẬN

  1. VN chắc xưa là không có B/v . Cả đông y sỹ cũng truyên từ Tàu . Họ không có khoa bảng ,phần lớn là biết chữ để kê toa thuốc Họ cũng là y sỹ kiêm dược sỹ ,(cho toa ,bổ (mua ) thuốc ,sắc thuốc và đi tìm lá củ làm thuốc . Ho làm thuốc còn theo kinh nghiệm của nhân gian lưu truyền (thuốc Nam so với thuốc tàu là đông y). Nhưng người đó làm thuốc nhờ kinh nghiệm phụ tá cho một thầy thuốc nào đó. hay học được trong các sách Tàu phổ biến ,hay học từ cha (đông y sỹ ). Các y sỹ tài giỏi ,nhiều kinh nghiệm được tuyển vào cung (ngự y)….
    Nến y được văn minh nhờ ở Tây Phương . Nếu nói là có Pháp thì nền y khoa VN cũng đôi mới cũng không sai.Có bênh viện , phòng bảo sanh ,thuốc men mà không càn phải sắc thuốc đẻ uống cả chén thuốc . Y học ở các nước tây phuơng tiến triển không ngừng .Họ có tính chất tìm tòi và sáng tạo , y học của họ bước những bước tiến khá xa …Bỏ qua nền y khoa của tàu (và các nứớc Á Đông chịu ảnh hưởng Tàu) . Nếu mỗi ngày uống 01 tô nước thuốc ,đắng nghét và uống 01 viên thuốc (thuốc bào chế) thì chọn loại nào? (Ngày nay đông và tây y kết hợp nên ngừơi VN vẫn có người uống thuốc Bắc (thuốc sắc) với một số bệnh mãn tính)
    Cố nhiên không có thuốc của Tây Phương thì dân bị bệnh chết nhiều hơn ,,,nhưng không vì vậy mà không nhìn thấy cái tiện lợi về thuốc của người Tây phương cũng không thể quá khích ,như nói trước khi co thuốc Âu Mỹ dân VN chét hét sao,được.Nó có mặt tốt cho cả 2.
    Không phải nhờ Pháp đô hộ dân VN mới có tiến bộ sao? ,Những kiến trúc hạ tầng ,hay những công trình lớn đều do người Pháp mà có ….Chúng ta không thể phủ nhận v/đ này . Còn “cám ơn” thì có chưa ? Nguời Pháp cung không đợi cám ơn đó .Không cám ơn thi thôi .Nhưng có nên dè bỉu phủi sạch hết những gì Pháp Mỹ xây dựng nên như ngày nay ? Nếu không có xây dựng 54 VC về có thừa hưởng những công trình Pháp đẻ lại cho miền Bắc Hay năm 75 chiếm miền Nam ,một đất nước ,dù chiến tranh ,vần xây dựng và phát triển rồi cuối cùng VC vào phá hét không ?
    Cám ơn thì người cs miền Bắc không bao giờ nói ra 2 chữ đó …cho nên dị ứng với bài viết này chăng ? Chúng không là người VN . Đó là tư duy của VC :chỉ có ơn đảng ơn bác …chó không biết nhớ tới ơn ai….
    Nhất là dây dưa tới tôn giáo vì họ Vô tôn giáo .

  2. Tác giả thực tại tri ân những giáosĩ Tây Phương.Họ đã mày mò tìm tòi sắp đặt một thời gian khá lâu và hoàn thiện nó tương đối để có một thứ tiếng Việt La tinh hóa dễ học dễ đọc dễ viết so với cái thứ chữ Tàu hay chữ Nôm (lai tàu) như thời trước . Tuy nhiên thứ chữ Việt trong sáng và nhuần nhuyễn như ngày nay và được cả nước coi như “tiếng nước ta” là nhờ các “trí thức” vn cùng thời đã sửa đổi ,điều chỉnh đẻ có được thứ chữ chính thức như ngày nay .Họ ,như Petrus ký Huỳnh Tịnh Của (lớp xưa) rồi đến nhóm TLVĐ ,các nhà văn nhà thơ vn vv và vv là những người có học,những khoa bảng , là “trí thức” Họ làm việc cho Pháp không có nghĩa là họ theo Pháp .Họ cung có người chống Pháp …nhưng họ vẫn được gọi là trí thức ,là những kẻ có học vấn (khoa bảng cũng từ học vấn mà có. Khoa bảng chỉ là chứng nhận trình độ của trí thức con người ) .Định nghĩa Trí thức được biết là người có học ,sau này là người có học có khoa bảng ,có hiểu biết…Họ có kiến thức ,họ giúp mình ,giúp người :Nâng cao dân trí. Nếu họ học để làm nô lệ ,có khoa bảng để làm nô lệ thì đó ,không phải ở họ ,mà vì thời của xã hội của con người .Một nước thật sự có học ,có nhiều khoa bảng thì dân trí càng cao ,nhận thức càng đứng đắn,,,Cái học để có bằng cấp danh xưng nào mà không phải trí thức mà chỉ là nô lệ ?
    Bài góp ý dưới đây,viết có vẻ chống cộng ,nhưng thực sự chỉ là màn khói . Cái quan trọng nhất vẫn là cái chê bai dè bỉu ,có thành kiến như bọn CS ,bài ngoại ,nhất là đối với các giáo sĩ tây phương tạo ra chữ viết tiếng Việt latinh hóa ,nhưng có thay đổi có sáng tạo,thanh tiếng Việt độc đáo như ngày nay mà người Tàu muốn có cũng không được (Mao đã đưa bảng chữ La tinh hóa tiếng Tàu cho VC để sửa đổi tiếng Việt gần với âm tàu mà tên Bùi Hiển đã cố làm và cố phổ biến nhưng không được. Các nước khác quanh vùng bị ảnh hưởng chữ viết Tàu (như Nhật ,Đai Han ….) họ rất “thèm “chữ viết của Việt Nam ” ,một thứ chử mà người Anh ca ngợi (như bài dịch trên ĐCV)…
    Đọc ĐGBN của VT Hiên ,có đoạn nói một trí thức Tàu Cộng bị tù ở VN đã tiếp xúc với VTH dể nhờ ông cố vấn giúp họ latinh hoá chử Tàu,và rất CA NGƠI chữ VN đọc đáo mà tàu mày mò mãi vẫn không sửa được .Người tù tàu Trí thức đó đã có bạn bè (cung tri thức tàu) trốn trong phòng mày mò tìm cách latinh hóa tiếng Tàu…
    Một lãnh tụ VC ,ĐXK ,vì lý do chính trị ,bài tôn giáo (TCG) nên đã hô hào trở lại học tiéng Tàu như xưa. Vậy ai là nô lệ .ai là tay sai ?. Có tiếng Việt ,có thay đổi ,dù người sáng lập ra chữ Việt latinh hóa với các dấu ,các chữ ghép ,các chữ mới có mục đích gì đi nữa (truyền đạo) thì ngày nay ta cung nên tri ân. Nó không là thứ chữ của kẻ đô hộ (Tàu)nô lệ (việt ). Tiếng Việt độc đáo ,no không bị ảnh hưởng bởi tiếng Pháp ,tiếng Anh . Nó có cách đọc cách viết riêng của nó …
    Gần đây ,mặc dù đã qua thế kỷ 20 ,VN vẫn giữ cái vỏ CS qua độc tài (chuyên chính vô sản) và bài xích tôn giáo…nên đã bài xích người sáng chế ra chữ Việt mà cả nước đang dùng .với lập luận phi thực tế ,dù nghe rổn rảng y như người cs lý luận Vụ đặt tên đường Alexandre de Rhodes ,người hoàn tất tiếng Việt ,dẻ TRI ÂN người đã cho VN một thứ chữ ĐỘC LẬP (so với chư nô lệ tàu (khoa bảng ) và chữ Nôm (lại Tàu ,gọi là tiếng Việt ,nhưng phải rành chữ Tàu mới dùng được
    Cho nên.Người Việt ,du bất cứ lý do gì ,cung phải TRI ÂN người sáng chế ra chữ quốc ngữ như xử dụng hiện nay …
    Và HÃNH DIỆN vì VN là một nước có một NGÔN NGỮ riêng biệt ,gần với thế giới văn minh Tây phương ,Không lệ thuộc Thiên Triều (tàu khựa) như một số nước ĐNÁ khác (tàu khựa).

  3. Leu lao het, khong nen dau doc gioi tre, cai gi no cung co mat trai va mat phai, ta hay loi dung cai mat phai cho ta, mat trai ta huy bo. Nhung gi o mat mat phai deu la on nghia. Khong nen ma li nhung y kien khac minh. Cam on , cam on, cam on.

  4. Mới đọc mấy giòng dưới đây của tác giả ĐĐM, một luật sư, tôi có điều ái ngại, không phải cho ông mà là cho các thân chủ đã đặt tin tưởng vảo ông. Sau khi nói về công chúng cảm nhận ra sao với tiếng Việt, ông lý luận vể sự tri ơn cần có, nguyên văn như sau:
    “ Thì người khai sinh của lối chữ viết ấy chắc chắn phải là ÂN NHÂN của xứ sở mình, bất kể đến quốc tịch của họ, bất kể đến tôn giáo của họ và bất kể đến động cơ của họ khi khai sinh lối chữ ấy !”
    Tác giả ĐĐM “bất kể” hơi nhiều nhưng “bất kể đến động cơ của họ khi khai sinh lối chữ ấy !” thì quả là không ổn !
    Chế độ thực dân của các thế kỷ XVII, XVIII… ở Mỹ châu, Phi châu, Á châu… có mục đích rõ ràng: chiếm đoạt đất đai, khai thác tài nguyên, bóc lột dân bị trị… tất cả từ một động cơ: phục vụ cho mẫu quốc. Công cụ của nó là Thanh gươm và Thập tự. Chiêu bài của nó là khai hoá các dân tộc man rợ. Đặt ra tiếng Việt trước hết và trên hết là để truyền đạo. Tôn giáo mới nhập có nhiều hứa hẹn (nay người ta gọi là Pie in the sky) nhưng điều quan trọng là nắm được cái “phần hồn”, phục vụ cho một cái nước nào đó (ở trên Trời !) và cụ thể là giáo dân dứt bỏ cái truyền thống trung thành với vua quan đã có cả trăm năm, có lợi cho chính sách chia để trị.
    Người Pháp đến đô hộ VN thì cũng phải tạo dựng cơ sở, xây cất đường xá, mở mang công nghệ… đồng thời cũng phải có trường lớp để đào tạo một số khoa bảng (không phải trí thức !) chuyên nghiệp, gọi dạ bảo vâng, cho chế độ chạy việc, tha hồ bóc lột tinh vi, thu thập cao cho mẫu quốc. Nói chuyện ơn nghĩa ở đây giống như cám ơn công an CS đã biến ta thành người vô sản sau khi bị tịch thu hết tài sản.
    Nhưng cái di sản tinh thần mà chế độ thuộc địa để lại thì rất đáng quan tâm: đó là tâm thức nô lệ. Trong Les Damnés de la Terre (1961) Frantz Fanon đã phân tích tâm lý dân bị trị thời thuộc địa như thế nào thì CSVN làm y như vậy. Đó là sự thèm khát địa vị, vai trò của ông chủ (thực dân) của mình. Thực dân được thay bằng CS qua chiêu bài giải thực và sau đó là sự cai trị sắt máu, nô lệ vào ý thức hệ hoang tưởng, theo kiểu mẫu Nga-Tầu. Tiếp theo là cuộc nội-chiến-quốc-tế-hoá 20 năm, phung phí xương máu dân Việt mà trước đó đã có kiểu chiến tranh tương tự ở Triều Tiên (1950-53), Tây ban nha (1936-39)… .

    Sau Đại thắng, phe thắng cuộc chia chác chiến lợi phẩm, cả một miền Nam trù phú, đó là chuyện nội bộ. Tuy nhiên, những món nợ chồng chất với các đàn anh thời bao cấp thì khó lòng thoát khỏi. Chỉ có nước “xuất khẩu lao động” để trả nợ. Bây giờ phải chọn thầy nào hay muốn làm tớ của ai ? Lằng nhằng cho đến khi Liên Sô “xập tiệm” thì cả đảng chỉ còn có nước qua Tầu, 1990, đến Thành Đô lậy lục, ký đủ thứ giấy bán nước, vẫn dấu kỹ như TT Trump dấu giấy khai thuế.
    Nước còn bán được thì cái gì mà không bán được ? Đảng CS và phe đảng tận tình vơ vét, mấy tay láu cá lưu manh thì ôm tiền ra ngoại quốc, còn phần lớn sẽ ở lại, ngoan ngoãn làm thái thú local cho Tầu Cộng. Đó là bối cảnh nô lệ của đảng CSVN trong cận sử và hiện sử.
    Nói về lối chữ viết tiếng Việt ngày nay với chế độ, tác giả ĐĐM mở đầu ngay với chuyện HCM viết bản tuyên ngôn độc lập. Nó có vẻ dán bùa ểm cho an thân như một lối viết cái gì chính thức ở VN hay là chính ông cũng tin VN độc lập thật sự từ hồi đó, thành ra CSVN vẫn sống trơ trơ trên đất nước này.
    Kế tiếp, ông nhắc tới 700 tờ báo (chỉ có một Tổng biên tập), 24.000 tiến sĩ (mà cả nước không sản xuất nổi một cái bù-loong), 400 trường đại học, cao đẳng các loại và hàng vạn trường học các cấp (nhưng xem trên Nature – International Journal of Science – June 2018 trong phần nói về Á Đông, không có đại học VN nào được nói tới cả, chỉ có mấy nước Nam Hàn, Đài Loan, Hong Kong, Singapore và Mã Lai. Về các nghiên cứu khoa học, cũng không luôn. Ttường học thì lậu điểm thi, thầy gạ tình học trò, học trò đánh nhau như băng đảng… thì không hiểu cái tiếng Việt, qua những thí dụ tác giả ĐĐM nó chuyển tải cái gì, dân trí ở đâu ? nói gì tới học thuật.
    Hiện tượng tiến hoá của nhân loại (nay không còn là giả thuyết nữa vì đã có nhiều bằng chứng khoa học xác minh) cho thấy các động vật linh trưởng (người, khỉ, vượn) phải cần đến 55 triệu năm mới thành con người như chúng ta hôm nay. “Đảng ta” tài giỏi, biến hoá vô cùng, dẫn đầu thế giới trong việc đi ngược dòng tiến hoá, từ người xuống vượn chỉ có hơn 40 năm cho cả nước.
    Ngôn ngữ, văn tự cũng chỉ là dụng cụ để diễn đạt tư tưởng mà loài vượn thì không sử dụng được dụng cụ nên dẹp cái chuyện chữ nghiã với cái đảng thất học, cũng có thể gọi là vô giáo dục kia đi là vừa.
    Xứ sở này chỉ cần tri ơn những người sống và chết với tinh thần (không phải chủ nghiã !) dân tộc, không cực đoan, cuồng tín, hận thù… nhưng chắc chắn là không nô lệ./.

  5. Mưu toan bắt dân ta trở lại dúng chữ Hán của bè lũ Hán nô Hồ chí Minh- Trường Chinh đã bị hoàn toàn thất bại :

    Trong cuốn “Mao chủ tịch của tôi”- bởi nhà Xuất bản Trung ương Trung quốc – có đoạn viết:“Mao chủ tịch đánh giá việc Việt Minh đã từng muốn dùng tiếng Trung Quốc thay cho chữ quốc ngữ Việt Nam là một hành động cho thấy trước sau gì Việt Nam sẽ thuộc về chúng ta, ít nhất là về văn hóa”.

    Ở Bảo Tàng Viện Anh Quốc, người ta tìm thấy tờ nhật báo “Tiếng Dội” số 462, năm thứ 3, 1951 của chủ nhiệm Trần Chí Thành tự Trần Tấn Quốc, Tòa soạn, Quản lý 216 đường Gia Long Sài Gòn, có bài mang tựa đề “Việt Minh vận động cho Việt Nam làm chư hầu Trung Quốc”, cho in nguyên văn một tờ truyền đơn do Trường Chinh ký như sau:

    ỦY BAN HÀNH CHÍNH KHÁNG CHIẾN VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
    NĂM THỨ VII
    TỔNG THƯ KÝ ĐẢNG LAO ĐỘNG VN
    SỐ: 284/LĐ ĐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC

    Hỡi đồng bào thân mến!

    Tại sao lại nhận vào trong nước Việt Nam yêu mến của chúng ta, là một nước biết bao lâu làm chư hầu cho Trung quốc, cái thứ chữ kỳ quặc của bọn da trắng Tư Bản đem vào!

    Tại sao ta lại truyền bá trong dân chúng từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, cách viết chữ dị kỳ của tên thực dân Alexandre de Rhodes đã đem qua xứ mình như thế?

    Không, đồng bào của ta nên loại hẳn cách viết theo lối Âu Tây ấy – một cách viết rõ ràng có mau thật đấy – và ta hãy trở về với thứ chữ của ông bà ta ngày trước, là thứ chữ nho của Trung Quốc.

    Vả chăng, người Trung Hoa, bạn của ta – mà có lẽ là thầy của chúng ta nữa, ta không hổ thẹn mà nhìn nhận như thế – có phải là dân tộc văn minh trước nhất hoàn cầu không? Còn nói gì đến y khoa của Âu Mỹ: Chúng chỉ cắt, đục, khoét, nạo! Có thế thôi!

    Hỡi đồng bào yêu mến! Chúng ta hãy gạt bỏ cách chữa bệnh của bọn Đế quốc phương Tây đem qua xứ ta!

    Ta hãy bỏ nhà bảo sanh của chúng, bỏ bệnh viện của chúng, ta hãy dùng thuốc dán của ông cha ta để lại và nhất là dùng thuốc Tàu danh tiếng khắp cả hoàn cầu!!!!

    Ta hãy trở về phương pháp này, trước nữa để ủng hộ các bạn Trung Hoa, sau nữa để loại ra khỏi nước Việt Nam yêu mến của ta bao nhiêu những đồ nhập cảng thực dân như là khoa học, phát minh v.v…

    Ta hãy quét sạch lũ “trí thức” đã xuất thân ở các trường Âu Mỹ, đế quốc và thực dân!

    Chúc “Tổng phản công” và “Thi hành mọi phương pháp bài trừ thực dân”.

    Trường Chinh
    Tổng thư ký đảng Lao Động

    • Mày ngu quá ngày xưa ông cha ta dùng mẫu tự Hán .Dân tộc Việt vẫn kiên cường chống phương Bắc , mẫu tự Hán chưa chắc là phát minh của người Tàu , theo linh mục Lương kim Định ,Theo Hà đồ Lạc thư thì mẫu tự tượng hình là của người Việt thời cổ đại ,thì không có lý do gì nói dùng chữ Hán là nô lệ Tàu ,âm ngữ Hán Việt vẫn còn cho dù dùng Mẫu tự Là tinh , chỉ thay đổi hình thức viết tiện lợi hơn mà thôi. Trần văn nên học lại và suy nghĩ kỷ rồi còm ,chẳng ai nợ gì lũ quạ đen xâm lăng Việt nam hơn mấy chục năm ./

  6. Bọn đế quốc Tàu cộng cướp biển, cướp đảo của Việt nam,giết chóc, bắt bớ cả ngàn ngư phủ người Việt, bắn gục hàng chục ngàn bộ đội trong trận chiến Biên Giới , vậy hà cớ gì phải nhớ ơn chúng nó nhỉ?!

    Lê Duẩn, trong bài phát biểu của tại Hội nghị lần thứ 25 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam : “Ta thắng là nhờ có sự giúp đỡ tích cực của Liên Xô, Trung Quốc, của phe ta, của thế giới, Liên Xô và Trung Quốc giúp ta rất nhiều. Không có sự giúp đỡ của họ ta khó lòng thắng được”.

    Hồ chí Minh : “Mối tình hữu nghị Việt-Hoa/ Vừa là đồng chí vừa là anh em” “Trăm ơn, vạn nghĩa, vạn tình/ Tinh thần hữu nghị quang vinh đời đời”.

  7. Mắc mớ gì dan tộc này nợ lũ cướp nước . Tụi linh mục dòng tên này nó viết ra chử quốc ngữ để dễ cai trị thoi . Nếu tụi nó đến Vn không phải qua con đường xâm lăng và cai trị thì dan tộc Vn sẻ nhớ ơn muốn đời . Nó đến để xâm lăng và cai trị thì mắc gì phải mang ơn nó . Dòng chảy thời gian liên tục không có mấy tụi giáo sĩ này thì cũng có người khác thôi . Xin lỗi ông luật sư ngu dốt này

  8. Nợ gì ? Dùng chữ là tinh ,nhưng nguyên văn Hán Việt vẫn còn , người Nhật và Hàn quốc họ vẫn dùng mẩu tự giống Hán họ có lụn bại đâu ? Các ông thừa sai nầy khai sinh ra mẩu tự để dễ truyền Đạo có tốt lành gì ? Chữ viết thời các ông ấy cũng chưa hoàn chỉnh như bây giờ , đây chỉ làn mỡ đầu cho cuộc xâm lăng của Lũ Đa trắng hơn 80 năm trên Quê hương đi họa vẫn tồn đọng đến hôm nay, nói ra chẳng nợ gì nhau , họ lời được hơn 6 triệu Dân Việt nam cải Đạo ./

  9. Thật sự vì có thực dân Pháp “đô hộ ” nên Việt Nam mới có nền y khoa với bác sĩ,dược sĩ ,bệnh viện ,y tá,hệ thống cầu ,đường sá ,xây dựng, kiến trúc với các kỹ sư ,một nền giáo dục với chữ quốc ngữ tiện dụng,…trong khi trước đó để chữa bệnh chỉ có thầy lang(chưa kể lang băm) với mấy các thuốc gia truyền,dân tộc,đường sá thì toàn đường đất,nhà tranh,nhà đất và nhất là trẻ con đi học phải học thứ chữ Nôm lai Tàu khó viết,khó hiểu,khó nhớ.Khi đảng cộng sản lên chiếm chính quyền,với bản chất luôn xạo láo ,lật lọng và tráo trở không biết ngượng,khi viết lịch sử,ở thế cầm quyền ,cộng sản viết làm sao để chứng minh rằng họ là những người luôn có công đánh đuổi thực dân Pháp đô hộ để mang lại,hạnh phúc ấm no cho dân tộc,đất nước .Và lịch sử và sự thật đã chứng minh rằng cho đến nay, những người cộng sản , do ngu dốt nhưng tham lam và xạo láo độc tài,chỉ mang lại chiến tranh,thất bát về kinh tế,chỉ mang lại đau khổ,chết chóc,nghèo hèn,nhục nhã cho dân tộc và đất nước !

    • Ngu bộ nhờ có pháp đô hộ mới có bệnh viện Trường học bác sỹ , không có chắc Dân Việt nam chết mẹ hết trước khi pháp chiếm Việt nam , còm ngu thấy mẹ ./

  10. Những đóng góp to lớn đến đâu mà không phải vì đảng cs thì vc chẳng thắc mắc đâu.
    Cái giống bất nhân phản phúc vc làm sao mà bền vững được.

Leave a Reply to TTNV: Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên