Ukraine và bầu cử Pháp

5
Hai ứng cử viên Macron và Le Pen tranh luận ba tiếng đồng ồ trên TV vào tối thứ Tư 20 tháng 4 (Ảnh Ludovic Marin qua REUTERS)

Ukraine không phải là vấn đề quan trọng của cuộc bầu cử cuối tuần này ở Pháp. Nhưng nếu có chuyện ngựa về ngược bằng chiến thắng của bà Marine Le Pen, ứng cử viên có thiện cảm mạnh mẽ với Nga, thì sẽ giáng một đòn nặng vào những nỗ lực quốc tế nhằm giúp Ukraine đánh bật lực lượng xâm lược của Nga.

Chủ nhật này, cử tri Pháp sẽ lựa chọn giữa Le Pen của phe cực hữu và Tổng thống  Emmanuel Macron thuộc cánh trung dung, trong vòng bầu cử quyết định. Macron đã giành chiến thắng trong vòng đầu tiên và dẫn đầu trong các cuộc thăm dò mới nhất, trong đó có thăm dò sau cuộc tranh luận tay đôi vào tối thứ Tư. 

Nhưng chiến thắng không nằm ngoài tầm tay của Le Pen.

Và điều đó sẽ thay đổi hoàn toàn cách Hoa Kỳ và các đồng minh phản ứng với cuộc chiến của Nga ở Ukraine, vì Pháp – quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai của Liên minh châu Âu – sẽ có nhà lãnh đạo có quá trình ủng hộ Moscow và chỉ trích NATO.

Tờ Der Spiegel của Đức gần đây đã cảnh báo: “Nếu bà ấy thắng, Pháp sẽ trở thành một quốc gia khác và châu Âu là một lục địa khác”.

Trái qua thời gian, Le Pen từng có mối quan hệ nồng ấm với Putin, bênh vực chuyện Nga sáp nhập khu vực Crimea của Ukraine vào năm 2014, muốn có một “mối quan hệ hợp tác chiến lược” giữa NATO và Moscow, kêu gọi Pháp rời khỏi bộ chỉ huy quân sự liên hợp của NATO, thẳng thừng chỉ trích các lệnh trừng phạt kinh tế chống lại Nga và không tán thành việc cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine.

Bà Tara Varma, người đứng đầu văn phòng quan hệ đối ngoại của Hội đồng Châu Âu tại Paris, nói: “Bà ấy là một mối nguy vượt xa con ngựa thành Troy, bởi vì bà ấy không giấu giếm rằng mình sẽ ủng hộ các quan điểm về chính sách của Vladimir Putin.

‘TRỤC MOSCOW – BUDAPEST – PARIS’

Le Pen không còn công khai kêu gọi Pháp rời Liên minh châu Âu và không còn đòi Pháp ngưng dùng đồng euro – những điểm khiến bà thua Macron trong trận thư hùng năm 2017. Nhưng các thay đổi mà bà ấy muốn nhân danh chủ quyền của Pháp để thực hiện tại EU sẽ làm khối này kém thống nhất và hiệu quả.

Olivier Schmitt, giám đốc nghiên cứu và học tập tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng cấp cao của Pháp (IHEDN), nói với The Daily 202: “Chiến thắng của bà ấy rõ ràng sẽ làm suy yếu sự đồng thuận của EU khi quyết định về các lệnh trừng phạt đối với Nga. Điều này sẽ tạo ra một trục Moscow – Budapest – Paris, trục này sẽ đi tới chỗ hỗ trợ cho Moscow bằng lời nói và việc làm.”

Bà Tara Varma còn nói rằng, ngoài việc củng cố khối ủng hộ Putin bên trong Liên minh châu Âu, nước Pháp do Le Pen lãnh đạo sẽ đóng vai trò “phá đám” và giúp tạo ra “vết nứt” trong cuộc hợp tác giữa Hoa Kỳ và EU khi nói đến áp đặt các lệnh trừng phạt Nga.

Trong lúc Macron ủng hộ các lệnh trừng phạt Nga, thì việc Le Pen gây rối cho các lệnh trừng phạt có thể khiến các nước khác làm theo, phá vỡ sự đồng thuận đang có.

Đảng của Le Pen đã nhận được ít nhất hai khoản vay từ các tổ chức tài chính thân cận với Nga. 

Trước cuộc bầu cử tổng thống Pháp năm 2017, họ đã nhận được một khoản vay 9,4 triệu euro, sau đó là 12,2 triệu từ một ngân hàng của Nga. Giao dịch này được nhiều người coi là một nỗ lực của Putin nhằm mở rộng ảnh hưởng của mình đối với các đảng dân túy cánh hữu ở Tây Âu.

Macron đã khai thác tối đa những mối quan hệ tài chính đó khi đối đầu với Le Pen trong cuộc tranh luận đêm thứ Tư, kéo dài ba giờ đồng hồ.

Đêm đó, Macron pháo kích: “Khi bà nói chuyện với chủ ngân hàng là bà nói về Nga, vấn đề là chỗ đó. Bà phụ thuộc vào chính phủ Nga và phụ thuộc vào ông Putin.”

Le Pen phản pháo, cáo buộc Macron đã tấn công “không trung thực” và nhấn mạnh rằng mình “hoàn toàn, hoàn toàn không phụ thuộc váo ai” và sở dĩ phải tìm nguồn vốn ở nước ngoài vì không có ngân hàng Pháp nào chịu cho đảng của bà vay.

Và bà tuyên bố muốn có một “Ukraine tự do” theo nghĩa không bị thống trị bởi Hoa Kỳ, châu Âu hoặc Nga và tỏ “tình đoàn kết và thương xót tuyệt đối” với người dân Ukraine.

Ông Olivier Schmitt nói: “Le Pen tỏ ra rất thận trọng kể từ ngày 24 tháng 2. Bà đã lên án cuộc xâm lược của Nga, đồng thời kêu gọi thiết lập lại quan hệ với Nga càng sớm càng tốt, nhưng phần nhiều là bà ấy ít phát biểu về vấn đề này, thay vào đó, bà nhấn mạnh về giá sinh hoạt trong khi vận động bầu cử.”

MỸ THẤP THỎM

Trong lúc Le Pen chỉ trích Macron là không thấu hiểu cuộc sống kinh tế khó khăn của người dân Pháp và đổ lỗi cho các lệnh trừng phạt đã góp phần tạo ra cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất châu Âu trong nhiều thập niên, khiến giá khí đốt tăng vọt; thì tại Hoa Kỳ, chính phủ của Tổng thống Bidentheo dõi chặt chẽ (và hồi hộp) kết quả, nhưng không đưa ra quan điểm chính thức nào về việc ai sẽ thắng.

Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jen Psaki cho biết: “Chắc chắn là chúng tôi đang theo dõi cuộc bầu cử. Nhưng tôi không có bất kỳ dự đoán nào về kết quả. Và một khi có kết quả, chắc chắn rằng chúng tôi sẽ có bình luận.”

(Theo WP)

 

5 BÌNH LUẬN

  1. Nước Pháp truyền thông không bị bóp nghẹt như các nước độc tài , nếu mị dân không khéo tất phải thất bại , thất cử .

    Chiến tranh do ác tăng Putin phát động xâm lược Ukrain là tấm gương phản chiếu soi xét nhận định giá trị chính trị đúng sai cho các ứng cử viên TT Pháp năm nay . Ứng cử viên nào không chống Putin , làng chàng với Putin , im lặng không ủng hộ Ukrain ắt phải thất cử .

    Cũng giống như cuộc bầu cử Mỹ 2020 , khẩu hiệu “ bầu cử gian lận “ đã khiến ông Trump thất cử .

    Đơn giản chỉ có vậy nên tôi đã còm ở bài trước BẦU CỬ NƯỚC PHÁP ……” Ông Marcon có nằm ngủ , mặc cho bà Le Pen có mị ngụy cách nào đi nữa thì bà vẫn phải thua vì bà lạc vào ma đạo được truyền thông Internet xác nhận .
    Cuộc bầu cử Mỹ 2020 đặt tranh chấp “ bầu cử gian lận “ , bầu cử tại Pháp hôm nay đặt tranh chấp trên “ im lặng hay phải chống lại Putin “ . Hầu như kết quả bầu Marcon thắng khá chắc chắn , rõ ràng , không cần suy đoán “ .

    Bởi vậy các nhà lãnh đạo Thế giới hiện nay không nên giỡn mặt xem thường hệ thống truyền thông Internet , xem nhẹ nhận thức của đồng bào mình .

  2. New York Times: (16 minutes ago)

    PARIS — Emmanuel Macron won a second term as president of France, triumphing on Sunday over Marine Le Pen, his far-right challenger, after a campaign where his promise of stability prevailed over the temptation of an extremist lurch.

    Projections at the close of voting, which are generally reliable, showed Mr. Macron, a centrist, gaining 58.5 percent of the vote to Ms. Le Pen’s 41.5 percent. His victory was much narrower than in 2017, when the margin was 66.1 percent to 33.9 percent for Ms. Le Pen, but wider than appeared likely two weeks ago.

    Speaking to a crowd massed on the Champ de Mars in front of a twinkling Eiffel Tower, a solemn Mr. Macron said his was a victory for “a more independent France and a stronger Europe.” At the same time he acknowledged “the anger that has been expressed” during a bitter campaign and that he had duty to “respond effectively.”

    Euro news: (27 minutes ago)
    Macron supporters celebrate near Eiffel Tower Apr 24, 2022
    Supporters of President Emmanuel Macron celebrate near the Eiffel Tower following news of his victory over Marine Le Pen.

    Le Pen says she will ‘pursue’ her ‘commitment to France’ after defeat

  3. ……Tui đã nói rất rỏ ràng ngay từ đầu là chiến tranh Nga Ukraine sẻ lộ ra hết ai là tiểu nhân ai là quân tử, ai tốt ai xấu………sẽ lộ hết. Về chính trị Pháp đã lộ ra đãng phái Le Pen mà cụ thể là con mẹ già xồm xồm Marine Le Pen là bạn bè và ủng hộ Putin đồ tể, Putin diệt chủng. Thử hỏi một người là chơi với Putin đồ tể mà cả thế giới đều lên án thì tốt hay xấu??…Quá xấu quá thúi, tui xin trả lời luôn. Gia đình đãng phái Le Pen đã chơi với Nga từ lâu, và giờ Putin trở thành đồ tể, thay vì nhận sai…thì họ mặt dày phớt lờ kêu gọi xính gần lại với Nga hơn nữa, tức xích gần lại đồ tể Putin thật là quá lưu manh, chó chết…….Tui xin nhấn mạnh để độc giả rộng đường dư luận, là nhà nước ngầm Pháp tài phiệt Pháp đều thích chơi với Nga và tàu cộng vì tiền vì lợi nhuận trăm tỉ ngàn tỉ, cho họ chứ không phải là cho nước Pháp, dân Pháp nếu có là liếm dĩa mà thôi và bị tai tiếng. Nền chính trị chơi với NGa tàu cộng đã có từ lâu rồi, trong nền chính trị Pháp chứ không phải là hiên tại bây giờ. Putin trở thành thằng đồ tể và thằng khùng diệt chũng dân Ukraine là làm cho tụi nhà nước ngầm Pháp rất khó xử. Con mẹ Le Pen làm bộ chống tàu cộng là vì tàu cộng chưa xì tiền cho Le Pen nếu xì tiền thì Le Pen sẽ theo đướng nhiên. Việc NGa Putin giết dân Ukraine đã làm cho tụi nhà nước ngầm pháp phải thay đổi cuộc chơi, dù họ không muốn thay đổi……Tui nhắc lại là Macron hay Le Pen do tụi nhà nước ngầm pháp đều khiển họ đều thích chới với Putin đồ tể và tàu cộng, còn nếu sau này họ không được chơi nữa là do thời cuộc bắt buộc, vì Nga giết dân Ukraine như vậy thì làm sao chơi?……..Với tui tụi nhà nước ngầm đang điều khiển cuộc chơi là tụi lưu manh vì tiền chứ không vì đạo đức, mà vì tiền là cho tụi nó chứ không có cho đất nước nào ở đây hết…….Putin đã vô tình một mặt nạ tụi nhà nước ngầm ra, cụ thể là Le Pen đã bị phơi mặt….mốc, nay kính.

  4. “Vào ngày 20/4, ông Macron và bà Le Pen đã tổ chức cuộc tranh luận quan trọng nhất trên truyền hình trước cuộc bầu cử. Cùng ngày, tờ Nikkei Asian Review cũng đã đăng một bài viết cho rằng cuộc bầu cử này có ý nghĩa rất quan trọng đối với cả ông Tập Cận Bình và ông Putin.

    “Nikkei nói rằng cả hai ứng cử viên tranh cử đều mong muốn tăng cường sự hiện diện của Pháp ở châu Á và củng cố lập trường đối với Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc, ĐCSTQ). Tuy nhiên, cách tiếp cận của họ khác nhau: Ông Macron coi châu Âu nói chung là một kênh để kiểm tra và cân bằng sức mạnh của các cường quốc toàn cầu, trong khi bà Le Pen tin rằng Pháp nên duy trì quan hệ tốt với Nga để ngăn chặn sự hình thành liên minh Nga – Trung.” (Analysis: Why French elections matter to both Xi and Putin, Theo Trương Đình, trithucvn, Epoch Times)

    Như vậy là cả hai Macron và Le Pen đều gần giống nhau với liên hệ với Nga. Trong khi Le Pen nêu rõ lập trường thân Nga chống Bắc Kinh hơn Macron.

    Do đó có lẽ cả hai, Bắc Kinh và Nga, đều ủng hộ Macron. Theo thăm dò thì Macron đa số. Nhưng Le Pen chưa hẳn là không có cơ hội.

    Chúng ta có nên thân Nga để chống Tàu Cộng?

    “Tuy nhiên, Macron là một người theo chủ nghĩa toàn cầu. Ông đã ủng hộ thỏa thuận đầu tư giữa EU và Trung Quốc hiện đang bị đóng băng mặc dù bị phê bình công kích từ phe cánh tả  và cánh hữu ở trong nước.”

    “Bà (Le Pen) nói với Nikkei vào tháng 5/2021: “Mặc dù chúng ta có những khác biệt rất sâu sắc về Nga, nhưng chúng ta phải cố gắng ngăn chặn Nga rơi vào vòng tay của Bắc Kinh.” (Analysis: Why French elections matter to both Xi and Putin, Theo Trương Đình, trithucvn, Epoch Times)

    Sẽ biết kết quả ngày mai.
    Have fun following and have a great weekend to All.

Leave a Reply to triết lý gia 0001 Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên