Thủ tướng Nhật Bản trở lại bệnh viện

1

Thủ tướng Shinzo Abe đến bệnh viện lần thứ nhì trong vòng một tuần, ở lại đó suốt buổi sáng thứ Hai, gây nhiều lo ngại cho sức khỏe của ông. Thứ Hai cũng là ngày đánh dấu ông trở thành Thủ tướng lâu năm nhất của Nhật, 2799 ngày, và nhiệm kỳ của ông sẽ chấm dứt vào tháng 9 năm tới.

Đoàn xe của ông Abe đã tiến vào bệnh viện của trường đại học Keio ở Tokyo, với lý do một phần là đến nghe kết quả của cuộc kiểm tra thường lệ kéo dài 7 tiếng đồng hồ hồi tuần trước.

Ông nói với các nhà báo: “Hôm nay, tôi đến nghe kết quả chi tiết và làm thêm vài xét nghiệm. Tôi sẽ chú ý đặc biệt đến chuyện sức khỏe và sẽ cố gắng hết sức để tiếp tục.”

Nhiều nguồn tin liên tục gợi ý rằng nhà lãnh đạo 65 tuổi của Nhật đang mệt mỏi sau nhiều tháng đối phó với đại dịch Covid-19 và sự buồn phiền của quần chúng trước thành tích yếu kém của chính phủ ông. Cũng có tin bệnh viêm loét đại tràng buộc ông phải cắt ngắn nhiệm kỳ trước vào năm 2007 có thể đã tái phát.

Trong vòng một tháng qua, ông Abe vẫn thực hiện công vụ như dự lễ kỷ niệm 75 năm thả bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, cũng là kỷ niệm Nhật đầu hàng phe đồng minh; nhưng ông ít họp báo trước tình hình đại dịch lây nhiễm tăng mạnh, ảnh hưởng đến kinh tế.

Về mặt chính thức, phát ngôn viên của ông nói chẳng có gì đáng quan ngại.

Bộ trưởng Y tế Katsunobu Kato nói ông chẳng “lo ngại tí nào” về sức khỏe của Thủ tướng. Phó Thủ tướng Taro Aso nói rằng ông không ngạc nhiên khi thấy ông Abe hơi “hốc hác” sau khi làm việc liên tục 147 ngày, không nghỉ ngày nào kể từ giữa tháng 6. Akira Amari, một lãnh đạo trong đàng Dân chủ Tự do của ông nói trên TV “Chúng ta cần buộc ông ấy phải nghỉ ngơi, cho dù chỉ nghỉ vài ngày. Vì là lãnh tụ của đảng, ông ấy có tinh thần trách nhiệm cao và cảm thấy áy náy khi nghỉ ngơi trong lúc này.”

Tỷ lệ ủng hộ của người dân với ông Abe đang ở mức thấp nhất kể từ khi ông bắt đầu nhiệm kỳ 2 vào năm 2012, nhiều người không hài lòng về cách ông giải quyết đại dịch Covid-19. Dư luận đang bàn đến chuyện ai có thể là người kế vị.

Tobias Harris, chuyên viên về Nhật Bản nghĩ rằng cho dủ ông Abe đã phục hồi sức khỏe, ông cũng làm việc theo kiểu ”cho có lệ” từ giờ cho đến hết nhiệm kỳ. “Câu hỏi đặt ra là, nếu quả thật ông bệnh, ông có thể cầm cự được bao lâu. Ông không thể mãi mãi né tránh các thắc mắc của phe đối lập, báo chí và ngay cả trong đảng ông. Đến một lúc nào đó, ông phải trả lời rõ ràng ông vẫn còn hợp thời để hoàn thành các nhiệm vụ, nhất là vào lúc đất nước đang tơi vào hoàn cảnh khó khăn.”

Harris cũng là tác giả một sách về Abe. Ông nói vào đầu nhiệm kỳ năm 2012, ông Abe có hứa sẽ chuyển đổi nên kinh tế trì trệ của Nhật; nhưng cho tới giờ này, ông vẫn chưa vân dụng được vốn liếng chính trị của ông để giải quyết những thách thức to lớn của Nhật Bản, ví dụ dân số ngày càng teo nhưng người già ngày càng đông, các tập đoàn doanh nghiệp không còn muốn mạo hiểm rủi ro, và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Trong bài xã luận trên tờ Japan Times hôm Chủ nhật, Harris viết: “Chốt lại, ông Abe không có thành tích nào nổi bật ngoài việc giữ ổn định cho nước Nhật.”

So sánh tình hình Covid-19 giữa Nhật Bản (63.281 nhiễm, 1201 chết) và Đài Loan (487 nhiễm, 7 chết), Hàn Quốc (17.655 nhiễm, 309 chết).

(Theo WashingtonPost)

1 BÌNH LUẬN

Leave a Reply to lang thang Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên