Thích Nhất Hạnh (1926-2022): Người đánh khẽ tiếng chuông tỉnh thức cho thế giới

19
Thầy Thích Nhất Hạnh

(Để tưởng niệm Thầy, xin đăng lại bài nầy)

Trong suốt quá trình lịch sử Việt, trên bình diện triết và đạo học, trí thức Việt chỉ có giao lưu với thế giới Âu Mỹ trên con lộ một chiều. Văn hóa Việt chỉ du nhập và tiếp thu những sản phẩm tư tưởng từ Tây phương – chứ chưa hề có nhân vật nào có khả năng khai mở một giòng tri thức từ Việt Nam để đem gieo giống tư duy ra hải ngoại. Thiền sư Thích Nhất Hạnh (Nhất Hạnh) có lẽ là người đầu tiên và duy nhất đã làm dược chuyện nầy.

Đó không phải là một đánh giá chủ quan quá cao – mà là một sự thể học thuật khách quan.

Hãy đi vào Wikipedia, trang tự điển bách khoa trên mạng, gõ tìm “Thich Nhat Hanh”, để đọc danh sách những cuốn sách bằng Anh ngữ mà Nhất Hạnh là tác giả.  Hầu hết các tác phẩm trên đều đã được chuyển ngữ ra các ngôn ngữ lớn trên thế giới.

Hãy đi vào các hiệu sách ở Âu Mỹ, trên những kệ sách về tôn giáo và triết học, để nhìn thấy hàng loạt sách Nhất Hạnh được trưng bày ngang với tầm nhìn của khách hàng.

Hãy đi vào các phòng sách giáo khoa của các đại học ở Hoa Kỳ và Âu châu để thấy những tác phẩm Nhất Hạnh là các đầu sách bắt buộc phải đọc cho sinh viên về các khoa tâm lý, triết học, tôn giáo và văn hóa.

Ở các phân khoa triết học và tôn giáo tổng hợp Đông Tây, tư tưởng Nhất Hạnh đứng vị trí cao trọng hàng đầu –  có lẽ chỉ có đứng đằng sau Đức Đạt Lai Lạt Ma của Tây tạng trong giòng triết học Phật giáo và Á Châu.

Hạt giống tư tưởng mà Nhất Hạnh gieo cho khối nhân loại Tây phương là hai ý niệm Từ bi và Tỉnh thức. Có thể nói rằng, phong trào Chánh Niệm – Mindfulness – vốn đang lan tỏa trên nhiều bình diện văn hóa và tâm lý hiện nay ở Âu Mỹ được khởi động và phát huy bởi Nhất Hạnh.

Đây là một hiện tượng văn hóa không mang nội dung hay hình thái tôn giáo – dù rằng gốc rễ của hai ý niệm về Tỉnh thức và Từ bi mang nội dung Phật giáo Đại thừa và truyền thống Thiền định Đông phương.  Nhất Hạnh đã khai mở nền móng ý niệm Tỉnh thức từ gốc rễ Thiền của đạo Phật qua lăng kính và truyền thống Thiền của Việt Nam. Do đó, ta có thể nói rằng, tư tưởng và thực hành Chánh Niệm mà Nhất Hạnh khởi xướng và rao giảng khắp thế giới chính là tư tưởng Việt Nam.

Tính ưu việt của tư duy đạo học và triết học Chánh niệm mà Nhất Hạnh truyền bá là khả thể vươn thoát khỏi tư tưởng nhà Phật truyền thống vốn đã từng mang nhiều sắc thái tôn giáo huyền bí. Nhất Hạnh – không những chỉ là một tu sĩ Phật giáo, mà là một triết gia Tỉnh thức – đã thành công trong việc kiến tạo một hệ thống tư tưởng tâm lý học và đạo học mới.  Bằng một hệ quy chiếu và tiêu chuẩn tư duy hiện đại, với một thể loại ngôn từ cập nhật, mang bản sắc thực nghiệm, tư tưởng Nhất Hạnh đã thẩm thấu sâu sắc vào tâm lý cũng như ý thức con người Âu Mỹ hiện nay.

Chìa khóa thành công của Nhất Hạnh nằm nơi sự khai mở được lớp vỏ huyền bí của ý niệm Thiền định và tâm Từ Bi để chỉ thẳng vào trái tim Đạo lý mà trong đó đức tin thần học nay đã được chuyển hóa và nâng cao thành khả thể khai sáng cho tri thức và hành động.

Từ đó, với Nhất Hạnh, phong trào Chánh niệm đang lan tỏa ở Âu Mỹ hiện nay là cả một trào lưu Hiện sinh mới cho các tầng lớp quần chúng ưu tú và trẻ trung nơi các khối nhân loại Tây Âu. Đây là một con lộ sinh thức thực tiễn trên nền tảng Tiếp-Hiện (Inter-Being)  cho một đời sống Tinh thần không Tôn giáo – Spirituality without Religion.

Khi các thế hệ trí thức trẻ cấp tiến Âu Mỹ từ bỏ tôn giáo truyền thống cha ông, họ đã đi vào một khoảng trống sâu và lớn ở năng lực Tinh thần; khi mà triết học Tây Âu nay đã khô cạn hết niềm hứng khởi siêu hình mà chỉ còn loay hoay với phân tích ngôn ngữ, thì Nhất Hạnh đã mang đến cho khối nhân loại đó – vốn đang khao khát một đời sống Tinh thần – một bát nước Chánh niệm đơn giản và tươi mát nhưng không thiếu chiều sâu về bản thể và nhận thức luận.

Nhất Hạnh không nhân danh Chân lý, không tự cho mình là bậc Thầy để trao truyền kiến thức. Mà khác đi. Như là một người đánh khẽ tiếng chuông Tỉnh thức, Nhất Hạnh chỉ là người hướng dẫn cộng đồng nhằm khơi mở một câu chuyện bình dị, bắt đầu một cuộc đối thoại đơn giản – tất cả đều nhằm nhắc nhở nhân loại rằng, mọi sự Thật hay Ảo tưởng, Giác ngộ hay Vô minh, tất cả chỉ là hiện thân cho một tầm mức khai sáng nơi trình độ Tự ý thức và bản sắc sinh hiện trong Chánh niệm của từng cá nhân.

Nếu một ngày nào đó, bạn đi về một làng quê xa xôi ở miền Trung Việt Nam, bạn có thể sẽ thấy một em bé chăn trâu, ngồi bên ngôi mộ vắng giữa cánh đồng trơ trọi, chăm chú đọc Thả một bè lau của Nhất Hạnh, hay bạn bước vào một tiệm sách ở phố xá đông đúc Hà Nội hay Đà Nẳng, hay Tokyo, hay Madrid, bạn sẽ thấy độc giả đang đứng nhìn từng bìa sách của Nhất Hạnh – thì bạn nên nhớ rằng, ở cùng thời điểm ấy, trong một căn hộ nhỏ ở Paris, hay nơi một ghế đá công viên ở Munich, hay là trong thư viện đại học Stanford, California, một sinh viên tâm lý học nào đó đang nghiên cứu The Miracle of Mindfulness (Phép lạ của Tỉnh thức), hay là một phụ nữ trung niên, một nhà giáo đã nghỉ hưu ở San Diego, Mexico City, đang đọc và thưởng thức về một bản sắc ý nghĩa của Chánh niệm với Understanding Our Mind (“Để hiểu về tri thức”). Khi đó, bạn sẽ thấy câu chuyện gieo hạt giống Tỉnh thức của Nhất Hạnh đã được lan truyền và phổ cập hóa trên thế giới như thế nào.

Và cũng lúc ấy, bạn cũng sẽ hiểu tại sao khối nhân loại cấp tiến tiền phong Tây phương đang đón nhận Nhất Hạnh với vòng tay lớn.  Từ Jack Cornfield, nhà văn nổi tiếng, đến Jim Yong Kim, nguyên chủ tịch Ngân Hàng Thế giới, đến Marc Benioff, nhà sáng lập công ty Salesforce… là những học trò lừng danh của Nhất Hạnh. Họ không phải là những đệ tử theo truyền thống thầy-trò cũ. Họ đến với Nhất Hạnh trong tinh thần tư duy và đạo học duy lý và tỉnh thức. Như bà Elizabeth Gilbert, một nhà văn Mỹ,  được trích trong Wikipedia tiếng Việt, đã phát biểu về Nhất Hạnh rằng: 

Nhà sư vĩ đại người Việt Nam, nhà thơ và sứ giả hòa bình, người đàn ông Việt Nam nhỏ nhắn này đã thu hút chúng tôi từng người một vào tĩnh lặng của ông. Hay có lẽ chính xác hơn nếu nói Thầy đã đưa từng người chúng tôi vào trong yên tĩnh chính mình, vào trong an tịnh mà mỗi người chúng tôi vốn đã sở đắc nhưng chưa khám phá hay khẳng định. Khả năng Thầy đã phát khởi trạng thái này trong tất cả chúng tôi, chỉ bằng sự hiện diện của Thầy – đây là một năng lực thiêng liêng. Và đấy là lý do ta tìm đến một Sư phụ: Với hy vọng là công đức của Thầy sẽ soi rạng cho ta sự cao quý khuất lấp nơi chính mình.

Đến với từng người, từng cá nhân, từng nhóm nhỏ, hay với những khóa giảng cho cả ngàn người, từ hơn nửa thế kỷ qua, Nhất Hạnh đã đi khắp địa cầu, gõ nhẹ từng tiếng chuông, gieo hạt giống Tỉnh thức cho nhân loại.

Từ nay, lịch sử tư tưởng và triết học Tây phương và Thế giới đã ghi thêm tên một triết gia quen thuộc, một nhà đạo học tiên phong – một con người đến từ Việt Nam: Thích Nhất Hạnh.

California ngày 5 tháng 12, năm 2019.

Nguyễn Hữu Liêm

 

 

19 BÌNH LUẬN

  1. Khuyễn-triết Nguyễn Hữu Liêm, khóc hổ-mang Thích Nhất Gái…
    Tôi mới đọc:
    Hổ-mang và Không Chân có với nhau 2 đứa con…
    Gởi anh KC nuôi giùm…

  2. “Muốn vươn vào không gian vô tận ư! Đảng phải biết thay đổi chính mình để xây dựng một thế hệ Trường Chinh mới” (Nguyễn Hữu Liêm trong bài Khi Trung Quốc bay vào không gian bao la thì Việt Nam vẫn còn mơ ra biển lớn, ĐCV, Tác Giả: Nguyễn Hữu Liêm -21/06/2021)

    Đây là kiểu communism của Xi Jing Ping, của Nhất Hạnh và của Nguyễn Hữu Liêm.

    Tức là quốc tế cộng sản hoá và thống trị thế giới của Tàu Cộng.

    VN ta có Nhất Hạnh và Nguyễn Hữu Liêm coi như là đệ tử.

    Trong bài câu hỏi cho Kotskin, với Peter Robinson February 4, 2022 có giải thích về Tập Cận Bình với chủ mưu học từ Russia để thành công thống trị thế giới với communism, là cái mà ông Liêm gọi là “thế hệ Trường Chinh mới”.

    Cũng một cách mà Stephen Robinson gọi là “Xi Jinping and the Chinese communist party are communists” và ” Vladimir Putin is a Russian”. (Tàu cộng là Communist còn Putin hiện nay là người Nga).

    Cộng sản Tàu với mục đích là độc tài thống trị toàn nhân loại.

    Và Liêm nói VN cần nhập hội với cộng sản Tàu.

    Tư tưởng của Liêm rất rõ trong bài “Khi Trung Quốc bay vào không gian bao la thì Việt Nam vẫn còn mơ ra biển lớn” mà kết luận là “Muốn vươn vào không gian vô tận ư! Đảng phải biết thay đổi chính mình để xây dựng một thế hệ Trường Chinh mới – khi đó thì may ra sẽ có một con tàu vũ trụ Phù Đổng bay cao vào vũ trụ bao la.” (Nguyễn Hữu Liêm).

    Tức là cũng như tàu học hỏi được từ sự sụp đổ của cộng sản Nga, bây giờ Tàu có cách thi hành cộng sản khác mà VN cần phải noi theo để thành công cho tàu và Tập thống trị thế giới trong chế độ cộng sản mới như một Trường Chinh mới.

    Do đó mà Liêm cho rằng VN không nên ra biển lớn mà nhập vào cộng sản Trung Hoa bay vào không gian cộng sản Tàu.

    Trong bài 5 câu hỏi co Kotskin, xin tìm coi video và transcript
    5 Questions for Stephen Kotkin
    hoover.org/research/5-questions-stephen-kotkin-0

    “Xi Jinping and the Chinese communist party are communists. You said a moment ago some of them really believe it. And so there’s among those who believe it, they have expansionist aims, communism says this is the ultimate end for all mankind, not just China, all mankind, and Vladimir Putin is a Russian.”

    Have a good time to find out and read 5 Questions for Stephen Kotkin from Hoover institution. God Bless

  3. Đối với tôi thì ngài TNH tuy không phải là bậc chân tu nhưng ngài đã có công dạy cho các con bệnh cách…cạo gió trong cuộc sống hàng ngày.

  4. Khuyễn-triết với Ma-tăng là cặp bài trùng.
    Bọn này vênh-váo, tự cho mình là “Đĩnh cao thời đại”

  5. Trích: “Đến với từng người, từng cá nhân, từng nhóm nhỏ, hay với những khóa giảng cho cả ngàn người, từ hơn nửa thế kỷ qua, Nhất Hạnh đã đi khắp địa cầu, gõ nhẹ từng tiếng chuông, gieo hạt giống Tỉnh thức cho nhân loại.“

    Joseph Stalin, Mao Trach Dong, Ho Chi Minh, và thầy bói Nhat Hanh.

    “Tư Bản Luận” của Karl Marx chỉ là một cuốn sách Tử Vi hay bộ bói bài Taro phản khoa học xã hội thực tế, nhưng Stalin, Mao, Ho vì ngu muội và tham vọng quyền lực coi nó như một kim chỉ nam để áp dụng. Rồi kết quả là dân tộc họ và nhân loại đã bị chết thảm hơn 100 triệu trong thế kỷ 20 và hậu quả vẫn còn tiếp tục…
    Và thời đó Nhất Hạnh tích cực đi làm thầy bói rao giảng hoà bình trên toàn thế giới trong khi đó Việt Cộng đang chém giết đồng bào mình không nương tay ở quê nhà nhưng hắn im lặng.

    Cũng vậy, cái đám “đệ tử của ngài” đọc, nghiên cứu những sách đó trong 50 năm nay và đã “thức tỉnh” nhân loại ra sao mà hiện họ vẫn còn đang lăm le chém giết nhau quyết liệt hơn để giành quyền giành lợi?
    Thôi đi, đừng rao bán bói toán nữa!

  6. Thích Nhất Hạnh (1926-2022): Người đánh KHẼ tiếng chuông tỉnh thức cho thế giới,……nhưng…..

    Thích Nhất Hạnh (1926-2022): Người KHUA chuông ĐÁNH TRỐNG, nói bậy, nói láo để cho thế giới hiểu sai về VNCH. Nam Mô A Di Đà Phật, cho con nghỉ tu 5 phút, để con chửi cha cái thằng Thèng Sư lụi này một tiếng. Gặp VC, thì nó câm mỏ, phục tùng, nhũn như…Thèng Sư. Bọn VC đập cho Bát Nhã thành Bát Nháo, nó đéo dám ho, để mặc cho đám đệ tử chạy tán loạn. Đối với VNCH, chính thể đã nuôi dưỡng nó trưởng thành, thì nó là “tiếng nói đối lập kịch liệt”. Thầy, Bà, cái chó gì nó???? Nam Mô A Di Đà Phật, con xin tạm ngưng chửi, xin phép tu lại.

  7. Đúng đấy phét, cho kẹo cũng không dám đụng tới Việt Nam của VC vì chùng là lũ chết đói, chết khát chúng mè nheo ăn mày Vaccine , ăn mày độ la thì bỏ mẹ
    Bây giờ đưa một bát cứt và một bát cơm hỏi thằng VC bát nào ngon, dĩ nhiên tụi nó khen bát cứt ngon lắm
    Thằng Phét cũng vậy, đưa bát cứt và bát cơm, hỏi nó ăn bát nào? nó bèn nhanh miệng Bát Cứt là ngon nhất và nó xơi ngay bát cứt

  8. Thích Nhất Tiền, Thích Nhất Gái chính là Sư Hổ Mang.
    Nơi ở của bọn này là A Tỳ Địa Ngục.
    Xưa-nay, bọn Hổ Mang đông như ruồi.

  9. “Phật-giáo dấn thân” là “Phật-giáo vào đời”.
    Vào đời thì phải lấy vợ, sinh con.
    Đó chính là Thầy Chùa.
    Tầng-lớp Thầy Chùa xuất-hiện đả hơn ngàn năm.

  10. Đang chờ xem có bài viết nào nói về cuộc tình giữa Thèng Sư và nữ đệ tử Chân Không (hay Không Chân??)???

  11. Trong khi thé giói đang thuong tiêc’ than khóc viẹc ra đi của Thièn Sư Thich Nhất Hạnh thì đám NGUY COCK TÀn DƯ 3/// lại hí hững vui mầng vì lòi rũa sả bao nhieu năm nay thành hiện thực.

    Trên trang nhà thèng VỊT TÂN PHỞ BÒ đang nhắc lại việc phong trào PHẢN CHIẾN từ 1966 tai MẼO và gán cho TS THICH NHAT HẠNH là tiep tay tuyên truyén cho Viet Cộng chúng anh tai MẼO khién dân MẼO thù ghét và khinh bĩ và gọi VIT GIAN CỘNG HÒA là PUPET HENCHMAN(TAY SAI BÙ NHÍN) .

    Vấn đề đuọc đắt ra ở đây là tai sao Martin Lutheking vầ TS THICH NHAT HANH và hàng trăm nhà hoat động nỏi tiéng khác phản dối việcc MẼO xua quân vào miền NAM trong khi đám VIET GIAN CONG HÒA lại khóc lóc khi nghe tin MẼO cuốn dè cút khỏi VIET NAM.

    Cuộc xâm luọc PHI NGHĨA cùa MẼO tự thân đả bị cả thé giói lên án và đây là điểm MẤU CHỐT khién cho MẼO thảm bại tại Viet NAM.

    Từ thoi lập quoc cho tói hom nay tỏng cộng MẼO đả hơn 50 lần mang CHIENG đi đánh xứ nguòi và hầu hết đều toàn thắng , chỉ có 2 nơi mà thèng MẼO mang đầu MÁU chạy về đó là VIET NAM và mói đây tại AFGANANISHTAN.

    Thất bại ê chề và nhục nhã này khién cho xả hội MẼO chia rẻ trầm trọng mặc dù cuoc chiến VN đả di qua gần nửa thé kỹ. Ai củng có thể cảm nhận đuọc rằng từ đây cho tói hàng ngàn năm có cho KẸO thì thèng MẼO củng hỏng dám đụng tói lông chim của dân VIET NAM , duy chỉ có đám NGUY COCK TÀN DƯ 3 que bại xụi thì vân? cuồng MẼO và tin rằng MẼO sẻ……………. LẬT ĐỖ CỘNG XẼNG để trả thù cho đám Bại Binh Liệt Tuóng NGUY SAI GÒN 47 năm truóc. Đó là não trạng TAM THÂN PHÂN LIỆT của đám NGUY COCK TAN DƯ 3/// Bolsa.

    • ” Ngài ” là ” thiền sư ” của giáo phái…dân tộc. Ngài chắc chắn đã thấy cộng sản đã làm gì sau 1975 bằng con mắt trần đối với đồng bào của chúng trong miền nam. Ngài chắc hẳn đã biết được những việc đã xảy ra ở miền bắc trước đó. “Ngài” đã làm gì?
      Lẽ nào “ngài” vẫn còn định kiến hay…chấp?
      Tội ác là tội ác, thưa ngài! Nó không thay đổi bởi…Sắc.

    • Đúng đấy phét, cho kẹo cũng không dám đụng tới Việt Nam của VC vì chùng là lũ chết đói, chúng mè nheo ăn mày Vaccine , ăn mày độ la thì bỏ mẹ
      Bây giờ đưa một bát cứt và một bát cơm hỏi thằng VC bát nào ngon, dĩ nhiên tụi nó khen bát cứt ngon lắm
      Thằng Phét cũng vậy, đưa bát cứt và bát cơm, hỏi nó ăn bát nào? nó bèn nhanh miệng Bát Cứt là ngon nhất và nó xơi ngay bát cứt

Leave a Reply to Hồ Bê Tông Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên