Thái Lan sẽ dứt chế độ quân sự?

3
Pita Limjaroenrat, Lãnh đạo đảng Tiến Lên tại cuộc họp báo sau cuộc bầu cử, tại trụ sở đảng ở Bangkok, ngày 15/5/2023. (Ảnh REUTERS/Athit Perawongmetha)

Các đảng đối lập ở Thái Lan đã dẫn đầu trong cuộc bầu cử quốc hội vào Chủ nhật, theo một cuộc kiểm phiếu chính thức, có khả năng báo hiệu kết thúc sự cai trị gần một thập niên của quân đội.

Theo Ủy ban Tổ chức Bầu cử, vào cuối ngày Chủ nhật, với hơn 80% số phiếu đã được kiểm, hai đảng đối lập lớn nhất đã giành được hơn 50% số phiếu phổ thông tại Hạ viện gồm 500 đại biểu.

Cuộc bầu cử được xem là một thời điểm quan trọng đối với Thái Lan, quốc gia từng được coi là một nền dân chủ mạnh mẽ nhưng từ năm 2014 đã được lãnh đạo bởi phe quân sự độc tài liên kết với phe quân chủ. Theo các nhà phân tích, lật đổ quân đội có thể quay trở lại chế độ dân chủ, mang theo những tác động rộng hơn đối với Đông Nam Á. Cũng bị lung lay là tính hợp pháp của các định chế truyền thống như quân đội và chế độ quân chủ, được các công dân lớn tuổi bảo vệ và tôn kính nhưng thế hệ trẻ ngày càng thách thức.

Đến tối Chủ nhật, đảng Tiến Lên, một đảng cấp tiến nhắm vào giới trẻ đã giành được nhiều phiếu nhất, gây ngạc nhiên vượt qua Pheu Thai, đảng của cựu thủ tướng lưu vong Thaksin Shinawatra được nhiều người dự đoán sẽ chiếm ưu thế.

Thitinan Pongsudhirak, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Chulalongkorn ở Bangkok cho biết, đảng Tiến Lên “đã gây bão trong cuộc bầu cử này một cách ngoạn mục – một cơn địa chấn chính trị.”

Trong khi đó, hai đảng con đẻ của quân đội, Ruam Thai Sang Chart và Palungpracharat, chỉ nhận được theo thứ tự là 12% và 10% số phiếu phổ thông. Nhưng phe Quân đội vẫn có cơ hội giành chiến thắng, một phần nhờ vào một điều khoản hiến pháp cho phép lãnh đạo quân sự có quyền bổ nhiệm tất cả 250 thành viên của Thượng viện.

Thủ tướng Thái Lan do cả hai viện bầu ra, có nghĩa là phe đối lập phải giành được thật nhiều ghế ở Hạ viện thì mới lật được chế độ hiện nay. Cho tới giờ này, hai đảng dẫn đầu đã tuyên bố sẽ không thành lập chính phủ liên hiệp với các đảng thân quân đội.

Pita Limjaroenrat, lãnh đạo đảng Tiến Lên, có thể là Thủ tướng tương lai, cho biết tại một cuộc họp báo trong lúc đang tiếp tục kiểm phiếu: “Nếu mọi người thể hiện quyết tâm hoặc biểu hiện để lựa chọn ai sẽ thực hiện ước mơ và hy vọng của họ, không ai nên coi thường ý chí của họ.” Ông nói thêm, có vẻ như muốn nhắn nhủ Thượng viện: “Đi ngược lại ý muốn của người dân sẽ không có lợi cho bất cứ ai”.

Ủy ban Tổ chức Bầu cử có 60 ngày để hoàn tất việc kiểm phiếu chung cuộc, mặc dù Itthiporn Boonprakong, Chủ tịch Ủy ban, tuần trước cho biết kết quả đầy đủ và không chính thức sẽ được công bố vào ngày 19 tháng 5. Các đảng đối lập và các nhóm giám sát lo ngại phe cầm quyền có thể cố gắng gian lận theo hướng có lợi cho mình.

Đầu tuần trước, Ruangkrai Leekitwattana, một ứng cử viên của Palungpracharat, đảng ủng hộ quân đội, đã cáo buộc lãnh tụ  Pita của đảng Tiến Lên không khai báo đã từng sở hữu cổ phiếu trong một công ty truyền thông hiện không còn tồn tại.  Ruangkrai cho biết ông đã kiến nghị Ủy ban Tổ chức Bầu cử điều tra chuyện vi phạm các quy tắc bầu cử.

Nhưng người ủng hộ đảng Tiến Lên cho biết cáo buộc của Ruangkrai là một nỗ lực giả tạo nhằm làm suy yếu Pita, người đã nổi lên trong các cuộc thăm dò quốc gia trong những tuần gần đây, thậm chí còn thu hút đám đông ở cả bên ngoài các thành phố lớn, vốn là căn cứ địa của đảng. Vào năm 2019, Tòa Bảo Hiến, đứng cùng phe với quân đội, đã đưa ra một cáo buộc tương tự đối với lãnh tụ của đảng Tương Lai Phía Trước, tiền thân của đảng Tiến Lên, buộc đảng này cuối cùng phải giải tán.

Tại các cuộc mít tinh và điểm bỏ phiếu vào cuối tuần này, cử tri cho biết họ hoài nghi cuộc bầu cử sẽ được tiến hành một cách tự do và công bằng. “Tôi sẽ làm những gì tôi có thể, đó là đi bầu”, Vitsarut Tangsuppayakorn, 32 tuổi, một người ủng hộ đảng Tiến Lên, cho biết tại một cuộc biểu tình hôm thứ Sáu.

Benjaporn Triluksanawi, 44 tuổi, cũng là một người ủng hộ đảng Tiến Lên, cho biết hôm Chủ nhật rằng mọi người nghi ngờ vì Ủy ban Tổ chức Bầu cử thường không hoàn toàn minh bạch – ví dụ, vào năm 2019, phải mất 6 tuần mới có kết quả cuối cùng, bằng cách sử dụng một công thức phức tạp, bị các nhóm đối lập chỉ trích nặng nề.

“Chúng tôi muốn thấy sự thay đổi,” Benjaporn nói ngay sau khi bỏ phiếu ở trung tâm Bangkok, “Chúng tôi đã bị dậm chân tại chỗ quá lâu.”

Cuộc bầu cử đã phát hiện ra những rạn nứt sâu sắc trong xã hội Thái Lan, thế hệ lớn tuổi coi quân đội là những người bảo vệ chế độ quân chủ chống lại giới trẻ, là thành phần cho rằng Thái Lan đã mòn mỏi dưới sự cai trị của quân đội.

Đảng Tiến Lên và những người ủng hộ đã công khai đặt câu hỏi về quyền lực của hoàng gia, một chủ đề cấm kỵ sâu sắc cho đến gần đây.

Bà Wanida, 82 tuổi, cho biết bà đã chứng kiến những thế lực này chia rẽ gia đình bà. Hầu hết những người trong thế hệ của bà ủng hộ chính phủ cầm quyền, nhưng nhiều người trong số 11 người cháu trong gia đình tin tưởng nơi đảng Tiến Lên – một số người cháu nhiệt thành đến mức họ không chịu nói chuyện chính trị với bà nữa.

“Thế hệ mới đã bị kích động bởi một loại ý thức hệ nào đó”, bà Wanida, một giáo sư đại học đã nghỉ hưu nói. “Và họ không còn tôn trọng người lớn tuổi.”

Bà Wanida đã bỏ phiếu tại một điểm ở Bangkok chỉ vài phút trước khi Thủ tướng Prayuth Chan-ocha đến bỏ phiếu bằng một chiếc xe Mercedes màu đen. Khi các phóng viên vây quanh Thủ tướng, bà nhanh chân nép vào một vỉa hè yên tĩnh. Bà nói, dù cho kết quả cuối cùng không như những gì bà mong muốn, bà cũng cố cho qua. “Cái thời gian của tôi sắp hết.”

Theo WashingtonPost

3 BÌNH LUẬN

  1. Thái Lan sẽ dứt chế độ quân sự?
    Thật ra chế độ quân sự hiện tại đang cầm quyền chỉ là tạm sau cuộc đảo chánh lật đổ nhà nước dân sự do dân bầu để chờ cuộc bầu cử mới thay thế, thế nhưng ông thủ tướng Prayuth vẫn nắm quyền thủ tướng cho tới cuộc bầu cử vừa qua và đảng của ông thua hai đảng Move Forward and Pheu Thai.

    Kết quả bầu cử. Đảng Move Forward do anh Pita cầm đầu về nhất với 152 ghế, và Pheu Thai do Paetongtarn Shinawatra (con gái út của Thaksin Shinawatra) đứng ra tranh cử về nhì với 141 ghế. Tổng số hai đảng này kết hợp lại vẫn chưa đủ 376 ghế quá bán trên tổng số 750 ghế để lập chính phủ nên sẽ phải có kết hợp thêm nhiều đảng nữa mới có đủ ghế để thành lập chính phủ sẽ có thể có sự tranh giành hoặc nhượng bộ để đạt thỏa thuận. Nhưng dù là ai và đảng nào nắm quyền thủ tướng thì cũng phải tuyên thệ bảo vệ nền quân chủ Thái.

    Đảng Pheu Thai tưởng sẽ chiến thắng dễ dàng nhưng thất bại so với đảng Move Forward chứng tỏ gia tộc Shinawatra không còn được dân chúng ủng hộ như thời Thaksin và Yingluck (em gái Thaksin) mới lên cầm quyền mặc dù giới nông dân rất thích gia tộc này vì được chính phủ tài trợ. Thaksin và Yingluck là hai thủ tướng dân cử được bầu lên làm thủ tướng hợp pháp nhưng cả hai đều bị nhóm quân đội lật đổ. Thaksin bị lật đổ khi qua Mỹ tham dự hội nghị mà Mỹ cũng như các nước Tây Phương và Liên Hiệp Quốc không mặn mà can thiệp vì ông này cầm quyền triệt hạ nhiều đối thủ bằng cách chụp mũ rồi tống giam hoặc giết. Nhưng Thaksin bị lật đổ bởi có tư tưởng muốn lật đổ vua Bhumibol Adulyadej nên nhà vua để cho đám quân đội ra tay trước. Thaksin bị xử tù tội trốn thuế phải sống lưu vong. Nhưng ảnh hưởng của Pheu Thai vẫn còn và Thaksin vận động để em gái Yingluck được bầu lên làm thủ tướng. Yingluck muốn ân xá để Thaksin về nước nên bà cũng bị đám quân đội lật đổ và cũng phải chạy ra nước ngoài sống lưu vong. Gia tộc Shinawatra, đặc biệt là Thaksin thiếu tầm nhìn về chính trị. Cả hai anh em được bầu làm thủ tướng nhưng cả hai đều bị quân đội lật đổ. Nay Thaksin lại đưa con gái út ra tranh cử và về nhì thua đảng Move Forward, đánh dấu ảnh hưởng tàn lụi dần của gia tộc này. Nếu là một nhà chính trị giỏi thì bản thân Thaksin và em gái Yingluck đã không để bị lật đổ dễ dàng khi nắm quyền hợp pháp.

  2. ……đãng của thằng Thaksin được cho là mị dân của tụi tàu cộng, đãng này rất điếm thúi, được tàu cộng tung tiền giật dây….______dù là đãng nào đi chăng nữa cũng là do Vua Thái Lan hậu thuẫn, đãng hiện tại đo quân đội Thái Kiểm soát, thực chất là do Vua thái đưa lên để ổn định tình hình. Y như nước Anh, Vua dù là ra mặt hay ẩn mình họ đều vì dân vì nước……..Thời này tụi thấy những quốc gia không có Vua tụi nhà nước ngầm cai trị rất cà chớn và lưu manh, chính tụi nó ăn chia kiểu nào mà để gây ra chiến tranh Ukraine. Ví dụ nước Pháp đang cai trị kiểu thực dân, về ngoại giao bợ đít Putin và liếm đít tàu cộng ( ông Trump nói…)……Theo tui Vua dù sao cũng đở hơn tụi tài phiệt, còn những quốc gia độc tài thì y chang mafia….._______ Thời này đúng là thời mạt vận, nay kính.

Leave a Reply to Bees Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên