Mặc dầu Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu đã bị chết một cách thảm bại. Nhưng lịch sử đôi khi thật công bằng. Với độ lùi thời gian 50, càng ngày chân lý và sự thật càng được công khai và rõ ràng… Đất nước do cộng sản quản lý càng sa lầy, càng thối nát thì người ta càng thấy nền Đệ Nhất Cộng Hòa miền Nam là ưu vượt là tốt đẹp, là đáng sống. Ít lắm ở nơi đây cũng là một mảnh đất lành cho con người trú ngụ và sống xứng đáng con người.
Ngay những sử gia Mỹ cho chí đến những kẻ thù oán TT. Ngô Đình Diệm một cách không khoan nhượng cũng đến lúc cần nghĩ lại và chỉnh sửa lối nhìn một chiều của họ. Ngày nay, người ta phải thừa nhận ông Diệm không là bù nhìn của Mỹ, không là “bè lũ Mỹ-. Diệm”- Ngày nay, càng hiếm có người nào còn có chút lòng, còn chút suy nghĩ so sánh thực trạng đất nước dám công khai chê trách.
Và mọi cố gắng tìm hiểu về Việt Nam Cộng Hòa- nhất là thời kỳ Đệ Nhất Cộng Hòa-, không thể không bắt đầu bằng Thủ tướng Ngô Đình Diệm. Và ngay cả thời kỳ sau “chế độ Diệm- không có Diệm”.
Ngày nay nhìn lại giai đoạn ấy, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã phủ bóng lên tất cả những xung đột tranh cãi, khen chê cũng như những âm mưu thủ đoạn dẫn đưa đến cái chết của ông ấy và sự tan rã của miền Nam Việt Nam.
Cái chết ấy không chấm dứt một giai đoạn lịch sử mà như bóng ma theo đuổi bất cứ ai muốn tìm hiểu con người ông như một ám ảnh không rời. TổngThống Ngô Đình Diệm còn sống mãi… ngay đối với cả những kẻ thù ghét ông thuộc nhiều phía. Cuộc cách mạng lật đổ TT. Ngô Đình Diệm không nhất thiết đưa tới một một sự ổn định như nhiều người mong muốn.
Nó tạo ra sự tan vỡ về thể chế và nhất là sự mất niềm tin vào chủ quyền quốc gia- Và nếu nói cho cùng thì đến lúc đó, miền Nam thực sự có một khoảng trống lãnh đạo không ai thay thế được. Nhiều chính trị gia đủ loại đã có dịp ở vai trò lãnh đạo đã tỏ ra bất lực và yếu kém.
Phần người Mỹ dù có truyền thống dân chủ lâu đời, nhưng khi “xuất cảng” những khái niệm, tự do-dân chủ, khái niệm độc lập-tự chủ thì cho thấy họ đã dẫm đạp lên chính những điều mà họ đòi hỏi nơi các xứ đang mở mang..
Ai cho phép họ cái quyền thay thế, ngay cả âm mưu ám hại một Tổng Thống đương nhiệm bất chấp mọi nguyên tắc ứng xử, bất chấp quyền tự chủ của dân tộc ???
Nhưng ngày nay, phải nhìn nhận có một xu hướng lịch sử như gió đổi chiều.
Một sự đánh giá lại lịch sử, một sự nhìn nhận những ngộ nhận, xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử-con người.
Tầm vóc lịch sử – nhân cách Ngô Đình Diệm – thành quả của nền Đệ Nhất Cộng Hòa trở thành biểu tượng cho một giai đoạn sáng ngời với nhiều oan nghiệt!!!
Ngược lại, lãnh tụ Hồ Chí Minh càng được bôi vẽ thì càng ngày những vết bôi vẽ càng lở loét, để lộ bộ mặt thật của ông ấy…
Theo R. Nixon: “Không giống Hồ, Diệm là một người yêu nước chân chính”. Và mọi so sánh hai nhân vật này là thừa và lố bịch. Quan tâm hàng đầu của Tổng Thống Ngô Đình Diệm là ổn định trật tự. Không thể có một chính quyền mạnh, nếu không chấm dứt tình trạng chia năm xẻ bẩy làm suy yếu quốc gia. Cho nên, việc diệt trừ Bình Xuyên là một việc làm chính đáng của chính quyền, mặc dầu phải trả một giá không nhỏ. Ông Ngô Đình Diệm đang phải tiến hành hai công việc một lúc: Vừa phải ổn định và vừa phát triển một đất nước có chiến tranh đồng thời mong giành được chiến thắng cộng sản.
Danh tiếng của Tổng Thống Ngô Đình Diệm phần lớn nhờ vào những chương trình cải cách xã hội. Ông là một khuôn mặt được quý mến bởi những người dân thường hơn là những chính khách cả Việt lẫn Mỹ ở Saigòn.(…)
Cái lỗi lầm của chính quyền Keendy là đã ký thỏa ước Trung Lập Lào, mở đường cho cộng sản miền Bắc xâm nhập.. Ông Ngô Đình Diệm đã tỏ bầy sự tuyệt vọng đối với quyết định này của người Mỹ… “Từ nay, đường mòn Hồ Chí Minh trở thành một xa lộ cho sự xâm nhập của Hà Nội, chúng ta đã đặt Hồ Chí Minh ngồi vào cái ghế tài xế trong cuộc chiến tranh Việt Nam”.(..)
‘Diem quyết tâm duy trì độc lập chủ quyền và thường phản bác hoặc không quan tâm đến những ý kiến của các cố vấn người Mỹ. Nói chung, ông tự hào là một người quốc gia không chịu nghe theo những chỉ thị đến từ người Mỹ cũng như trước đây từ phía người Pháp”(1).
“Cái sai lầm thứ ba của chính quyền Kennedy ở miền Nam, năm 1963 là có những bất đồng gia tăng với TT Ngô Đình Diệm và họ đã khuyến khích và ủng hộ cuộc đảo chính quân sự chống lại ông Ngô Đình Diệm với một tên tay sai Mỹ là tướng Trần Thiện Khiêm.. Cái giai đoạn đáng xấu hổ chấm dứt với việc giết ông Ngô Đình Diệm và mở đường cho một giai đoạn chính trị hỗn loạn ở miền Nam và đã buộc chúng ta phải gửi quân lính tham gia vào cuộc chiến tranh…”
Tổng Thống Ngô Đình Diệm ổn định tình hình miền Nam như một hòn đá tảng giữ cho tòa nhà khỏi sụp đổ… Mọi xu hướng chính trị khác biệt phải quy tụ về một mối và ông điều hợp sự khác biệt giữa các nhóm ấy và đặt tất cả các nhóm ấy về vị trí của mình.
Và người ta chỉ hiểu được vai trò quan trọng sống còn của TT. Ngô Đình Diệm một cách rõ ràng sau cái chết của Ông, khi mà toàn thể hệ thống chính trị miền Nam đã sụp đổ(2).
Hình ảnh Ông Ngô Đình Diệm bị các ký giả Tây Phương cùng CSVN mở một mặt trận báo chí gán cho ông đủ thứ như “độc tài gia đình trị, đàn áp phật giáo” thì nay hình ảnh một lãnh tụ đạo đức, tài ba và có lòng yêu nước chân thành- không phải tự nhiên- đã được tưởng niệm khắp nơi trên toàn thế giới- ở những nơi nào có người Việt cư ngụ!
Thật sự giữa hai người lãnh đạo giữa hai miền nay so sánh thì một người đang sống lại và một người đang chìm dần vào dĩ vãng mà người ta có ấn tượng là như thể bị lừa.
Nhưng nếu tìm hiểu thấu đáo, ta sẽ hiểu là do Tổng Thống Ngô Đình Diệm có lập trường kiên định, đặt để chủ quyền độc lập dân tộc lên hàng đầu và lý tưởng chống thực dân Pháp bằng mọi giá mà không có chỗ cho sự thỏa hiệp.
Cái chết đau đớn của TT. Ngô Đình Diệm, nhưng sau khi chết đang trở thành biểu tượng chân chính, một lý tưởng cho người Việt Quốc Gia!
Mặc dầu vậy nơi tấm mộ bia của ông ở Lái Thiêu còn bị che dấu tên thật. Người ta chỉ để tên Thánh Goan Baoxitita-Huynh. Huynh là để chỉ là anh..
Điều ấy đã đến lúc cần phải sửa đổi…
Những người ái mộ Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã có lần lập tấm bia mộ ông với tên Ngô Đình Diệm. Bị chính quyền cộng sản đã e ngại và ra lệnh gỡ bỏ tấm bia đó.
Rõ ràng Hà Nội sợ ngay cả một người đã chết- ngay cả một tấm bia mộ- giống như trong trường hợp bức tượng người lính ở Nghĩa trang quân đội ở Biên Hòa trước đây.
Tầm vóc lịch sử của con người ấy nay được nhìn lại và những nhà viết sử trẻ thuộc thế hệ thứ hai như Catton, Jessica Chapman và nhất là Edward Miller đã cất lên một tiếng nói khác.
Tiếng nói của lòng trung thực không bị lấn áp bởi những quyền lợi chính trị phe phái. Trong số ấy còn phải kể thêm hai nhà sử học trẻ người Việt là Trần Thị Liên và Nguyễn Thị Liên Hằng.
Họ không bị quá khứ bao vây ràng buộc hay ưu tư ám ảnh về việc bênh hay chống TT. Ngô Đình Diệm.
Những nhà sử học trẻ với thời gian đủ để bình tĩnh nhìn lại đã vượt qua những nhà sử học lớp đàn anh như Bernard Fall, Jean Larteguy, John Prados, Neil Sheehan hay những Haberstam, Frank Snepp. Những người này phần đông đã phóng đại những sai lầm bất kỳ lớn nhỏ của một chế độ Cộng Hòa còn non trẻ dựa trên một mẫu thức một chế độ dân chủ có dộ dài lịch sử cả vài trăm năm.
Mang vài trăm năm ra như thước đo để đòi hỏi một sớm một chiều thay đổi cả một hệ tư tướng phong kiến, thuộc địa cả ngàn năm là một đòi hỏi vô trách nhiệm.
Quả thực hiện nay có một sự nhìn lại, đánh giá lại các công trình dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa như các thành quả không chối cãi được như: Ổn định một triệu người di cư- dẹp Bình Xuyên- ổn định trật tự xã hội- Phát triển giáo dục y tế và tạo dựng một quân đội hùng mạnh- có uy tín trên trường Quốc tế vỏn vẹn với thời gian ngắn ngủi chín năm!
Chân dung Tổng Thống Ngô Đình Diệm trước đây từng bị bôi nhọ bởi nhiều nhà báo trong và ngoài nước – nhất là kể từ năm 1960 trở đi dưới thời kỳ TT Kennedy…
Tuần trăng mật của chế độ TT. Ngô Đình Diệm chỉ thật sự an bình và được sự ủng hộ nhiệt tình cho đến hết nhiệm kỳ của đảng Cộng Hòa thời tổng thống Eisenhower. TT. Mỹ đã đón tiếp TT. Ngô Đình Diệm- một trong những trường hợp hiếm hoi- như một thượng khách và ra tận máy bay đón chào ông và cả hai đi diễn hành trên một chiếc xe mui trần được đám đông dân chúng đón chào trên đường phố Broadway ở thành phố Nữu Ước năm 1957. Ít vị quốc khách nào của Mỹ được đón tiếp long trọng như vậy.
Nhưng từ khi TT Kennedy lên làm tổng thống thì tình trạng mỗi ngày mỗi xấu đi mà nhà sử học trẻ Edward Miller, xuất bản một cuốn sách gần đây đã lấy tựa đề tên sách đầy mỉa mai của ông là: (“Missaliance- Ngo Dinh Diem, The United State and the fate of South Viet Nam. (Cuộc hôn nhân không cân xứng, Ngô Đình Diệm and the fate of South Viet Nam”)
Cuộc hôn nhân không tương xứng ấy mỗi ngày một căng thẳng dẫn đến đổ vỡ- như một thứ chiến tranh lạnh giữa đôi bên- dẫn đưa đến quyết định của chính TT Kennedy là “phải thay thế Diệm. Diem must go…”
Tại sao lại có sự căng thẳng ấy?
Là bởi vì Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn viễn kiến về chính trị, có đường lối hẳn hoi mà không có một nhà lãnh đạo miền Nam nào từ thời Bảo Đại có được.
Theo chính Tổng Thống Ngô Đình Diệm thường bày tỏ trong các bài diễn văn của ông là: “nguyên tắc căn bản của một nhà lãnh đạo đất nước là phải đặt chủ quyền đất nước, độc lập dân tộc như một nguyên tắc không thể tương nhượng”.
“Không có độc lập, tự chủ thì không có gì hết – Tout ou rien- Hoặc là có, hoặc không có…”
Và chủ quyền là bất khả tương nhượng. Người ta không thể vì lợi ích vật chất mà mất chủ quyền. Ông lấy tỉ dụ, nếu cứ nghe người Mỹ thì cuối cùng ông chỉ còn là một thứ con bài cho người ta sai bảo. Chính Ed Lansdale trong một bài phỏng vấn truyền hình do Stanley Karnow thực hiện đã thú nhận rằng:
“10 ý kiến đưa ra cho ông Ngô Đình Diệm thì may ra một điều được ông nghe theo”.
Đó là một sự thật để sau này giải tỏa được những tuyên truyền của cộng sản như: “Ông Diệm là con bài của Mỹ, Mỹ-Diệm hay trục của điều xấu: Spellman-Vatican- Diệm”.
Đường lối thứ hai của Ông là chống Pháp thực dân và chống cộng sản độc tài.
Chính vì ba nguyên tắc này mà ông được coi như là thuộc lực lượng thứ ba (3e force). Nghĩa là chống cả Pháp lẫn thực dân. Nhiều người cho là “Ông Ngô Đình Diệm là người bướng bỉnh, cố chấp, người khác cho ông là không có cái mềm dẻo chính trị của một chính trị gia, hoặc ông là loại người ngây thơ, thiếu bén nhậy chính trị”.
Tất cả những nhận xét trên chỉ đúng một phần, phần còn lại là sai, vì họ đã không hiểu những viễn kiến chính trị của ông.
Viễn kiến chính trị ấy ông đã theo đuổi suốt cuộc đời làm chính trị của ông, và sau này xét công hay tội đều phải căn cứ trên viễn kiến chính trị này.
Tiến sĩ Trần Thị Liên trong luận án tiến sĩ sử của bà cho thấy rằng cả người Pháp lẫn Bảo Đại cũng như giới lãnh đạo Công giáo như giám mục Lê Hữu Từ đều cho thấy “Ông Ngô Đình Diệm và Nhu là những người không bao giờ chấp nhận hai chữ Thỏa Hiệp”.
Ông Ngô Đình Nhu từng viết như sau về lập trường cố định của anh em ông: Và theo ông Nhu: nguyên tắc nền tảng để có thế cứu vãn Việt Nam là (3).
Điều quan trọng đối với ông Nhu là từ chối tất cả sự hợp tác với người Pháp, bởi vì theo ông tất cả các người Công giáo đều có hai bổn phận: với tư cách người Việt Nam phải loại trừ khỏi ách đô hộ của người ngoại quốc và tranh đấu chống lại ý thức hệ cộng sản.(…)thỏa hiệp với người Pháp không phải là một giải pháp. Chẳng những vậy còn là một tội ác làm suy yếu lực lượng kháng chiến..(..)
Ông Ngô Đình Nhu viết tiếp: chủ nghĩa quốc gia tranh đấu một mất một còn là vũ khí hữu hiệu chống lại cộng sản và chủ nghĩa thực dân.
Bảo Đại sau khi gặp Bollaert ở Hồng Kông cũng ghi lại thái độ của Ông Ngô Đình Diệm như sau:
“Diệm là người phản đối mạnh mẽ nhất. Đối với Diệm, những nhượng bộ của Pháp rõ ràng không đủ khi hạn chế chủ quyền quốc gia bằng cách sát nhập vào Liên Hiệp Pháp. Đối với ông ta, đó là những đề nghị sai lệch”. Trần Văn Lý cũng chia xẻ quan điểm của ông Ngô Đình Diệm. Cả hai đã bị ảnh hưởng bởi các diễn tiến của các phong trào giải thực đang diễn ra đồng thời tại Ấn Độ và Miến Điện và họ đã đưa ra một chương trình nhờ đó cho phép Việt Nam có quy chế tự trị Domino.(Quy chế tự trị trong Liên Hiệp Anh- NVL).
Đối với họ, đó là giải pháp duy nhất có thể chấp nhận được đối với những người quốc gia Việt Nam. (4)
Lần chót trong một buổi họp ở Hồng Kông với Bảo Đại, một lần nữa Ông Ngô Đình Diệm đã lên án một cách mạnh mẽ về con đường thỏa hiệp của Bảo Đại khi ông này đặt bút ký vào Hiệp định Élysée. Ông Ngô Đình Diệm coi đây như một sự đầu hàng người Pháp. Sau đó, kể như hai bên đoạn giao.
Và Bảo Đại tỏ ra thất vọng viết:
“Với Diệm, chúng ta chỉ có một thái độ chờ đợi”.(5)
Lập trường chính trị cứng rắn của Ông Ngô Đình Diệm cũng buộc lòng giám mục Lê Hữu Từ gửi một phái viên thân cận là luật sư Lê Quang Luật nhằm thuyết phục ông Diệm về hợp tác với Bảo Đại. Kết quả là bị ông Ngô Đình Diệm phủi tay. Lê Quang Luật cho người Pháp hay là kết quả thương lượng không đem lại kết quả gì vì thái độ cứng rắn của Ông Ngô Đình Diệm:
“Ngô Đình Diệm không cho thấy một chút hy vọng gì ông ta ra khỏi thái độ chờ thời (attentisme) và thay đổi quan điểm chính trị của ông ta. Ông Diệm tỏ ra một thái độ ghét cay ghét đắng Bảo Đại vì lý do Bảo Đại là người có cá tính mềm yếu và không vững vàng. Giả dụ nếu Ngô Đình Diệm chấp nhận lên cầm quyền, ông ta sẽ tiến hành một cuộc chiến chống Cộng sản tới cùng với điều kiện được sự hỗ trợ của Bảo Đại”.
Và sự hỗ trợ đó đã không có.
“Diệm đã không muốn tham gia chính quyền vì những xác tín chính trị của ông ta”. (6)
Cũng theo đường lối này mà đã ba lần Ông từ chối lời mời của ông Bảo Đại ra làm Thủ tướng. Lần đầu lúc ông làm Thượng thư triều đình, ông đã xin từ chức, tiện đó Bảo Đại đã cách chức và tước đoạt mọi phẩm hàm vào năm 1933, sau đó lại cho phục chức. Khi bị cách chức, ông mất danh vị nhị phẩm triều đình và lương bổng 400/tháng. Viết về việc này, ông Phan Khôi cho rằng:
“Trong vòng 50 năm trở lại đây từ đời Thành Thái chưa có một vị sĩ phu bào có khí tiết và danh dự như Ngô Đình Diệm. Danh ông nổi như cồn về việc từ chức của ông để phản đối Bảo Đại thỏa hiệp với Pháp”. Phan Khôi viết:
“Sĩ phu liêm sỉ chi đạo táng, chính câu ông Phan Châu Trinh nói như thế. Con người mất cả liêm sỉ là con người bỏ; huống chi cả một đám người mất liêm sỉ, mà còn mong gì được ư?
Nhờ ông Ngô Đình Diệm vớt lại nhiều ít, nhờ sự cách chức và khai phục ông Ngô Đình Diệm vớt lại nhiều ít, họa may cái lòng liêm sỉ của sĩ phu Việt Nam ngoi dậy chăng?” (7)
Cụ Phan Khôi mới chỉ nhấn mạnh tới cái đức tính liêm sỉ của ông Ngô Đình Diệm. Nhưng điều chính yếu trong việc từ chức này là một quan điểm chính trị dứt khoát không hợp tác với Pháp.
Nhưng cũng vì đường lối cứng rắn của ông nên ông cũng bị cộng sản lên án tử hình và Pháp không bảo đảm an ninh cho ông. Ông buộc lòng phải dời Việt Nam chọn bước đường lưu vong vào tháng 8-1950 cùng với ngưới anh là Giám mục Ngô Đình Thục.
Thoạt đầu ông ghé Hồng Kông rồi sang Nhật Bản. Ở đây ông có dịp gặp lại một đồng chí của ông là Cường Để – ông đã xưng hô là bệ hạ -.Nhưng lá bài Cường Để đã không còn hữu dụng khi Nhật thua trận với đồng minh.
Ông cũng tìm cách xin găp vị tướng lừng danh của Mỹ là Douglas MacArthur. Nhưng đã không có kết quả..
Một cái may mắn là Ông đã gặp được một giáo sư người Mỹ, làm tình báo cho CIA, ông này sãn sàng giúp đỡ Ông Ngô Đình Diệm và họ đã trở thành bạn. Đó là ông Wesley R. Fishel. (giáo sư Khoa Học Chính Trị, Michigan State University, 31, được coi là một chuyên gia đầy tài năng và có nhiều quan hệ với những nhân vật lãnh đạo ở Á Châu). Ông này nhận ra Ông Ngô Đình Diệm là một gương mặt sắc bén về chính trị, có niềm tin mãnh liệt và quyết liệt chống Cộng. Ông cũng là người đưa ông Diệm vào làm việc trong cơ quan của ông với tư cách một chuyên viên đặc trách về Đông Nam Á.
Thật ra, sang Mỹ, phần lớn thời gian Ông Ngô Đình Diệm phải nằm chờ thời tại một tu viện ở Nữu Ước. Linh mục Phó viện truởng của tu viện tên là Daniel Lyons, dòng tên, sau này có viết lại trong cuốn sách của ông: Viet Nam Crisis như sau
“Ông Diệm ở lầu hai và ngày ngày ông học thêm tiếng Anh và đọc lịch sử Mỹ Quốc. Vì không phải một nhân vật có chức quyền nên không được giới chức Mỹ tiếp đón. Họ tỏ ra lạnh nhạt với ông”.(8)
Sau này do Fisel giới thiệu ông quen biết được một vài nhân vật trong chính giới Mỹ như các hồng y Cushing và nhất là Spellman và các thượng nghị sĩ dân chủ như Mike Mansfield, John F. Kennedy, nhất là ông tòa William,O Douglas và linh mục Raymond J. de Jeagher..( ông đã quen biết Linh mục này từ năm 1947).
Kết quả của những mối liên lạc này cũng không đi đến đâu và ông tỏ ra tuyệt vọng. Mùa xuân 1953 ông quyết định bỏ nước Mỹ từ bỏ chính trị đến ở một tu viện dòng Benedictin, St Andre ở Bỉ..
Trong bữa ăn từ giã nước Mỹ do ông tòa William O. Douglas khoản đãi Ông Ngô Đình Diệm vào ngày 8-5-1953, Ông đã có dịp gặp những vị khách mời quan trọng như Thượng Nghị Sĩ Mike Mansfield và John F. Kennedy. Trong bữa ăn này, một lần nữa, Ông Ngô Đình Diệm phê phán Bảo Đại vẫn đi tìm một giải pháp chính trị ảo vọng bằng cách tựa vào thế Liên Hiệp Pháp .
Ít ra thì ông cũng gửi đi đuợc một tín hiệu cho chính giới Mỹ thấy rằng lá bài giải pháp Bảo Đại tỏ ra không hợp thời nữa và ngụ ý rằng không ai khác, ngoài ông ra có thể đưa được bài toán giải đáp cho những vấn đề phức tạp của Việt Nam.
Việc rời khỏi Mỹ là dấu hiệu cho thấy ông Diệm không tìm được một lối ra cho bài toán VN ra khỏi quỹ đạo người Pháp, đồng thời không tìm được sự ủng hộ tích cực của chính giới Mỹ để chống cộng sản.
Điều đó cho thấy rõ ràng con đường chính trị của Ông Ngô Đình Diệm là khởi từ Paris chứ không phải Hoa Thạnh Đốn.
Về Paris, ông có dịp được gặp TT Pháp và sau đây là nội dung được ghi lại trong Hồi Ký của TT Pháp như sau:
“Nỗi lo lắng chính yếu của nhà lãnh đạo Thiên Chúa giáo là sự chấp nhận một chính quyền Việt Nam hoàn toàn độc lập. Không thể chấp nhận tình trạng hai quyền lực (dualité) chính quyền. Nghĩa là cần có một chính quyền thực sự có trách nhiệm”.
TT. Vincent Auriol ghi nhận thêm:
“Một lá bài chính đáng có thể một ngày nào đó phải được dùng đến: Diệm một người Quốc Gia thuần túy. Một người đã chống đối lại chúng ta một cách kịch liệt. Một người rất khó để có thể điều khiển. Nhưng trung thực và liêm khiết. Rất là đố kỵ với thối nát lúc nhúc chung quanh Bảo Đại, và là một người có uy tín lớn lao”. (9)
Gần đây nhất, chúng tôi được biết Linh mục bề trên dòng Benedictin, tại Bỉ, Viện phụ René Forbe, bề trên của Đan Viện. Sau 60 năm giữ kín lá thư của Ông Ngô Đình Diệm xin đi tu trong bậc trợ sĩ. Trong dịp công bố lá thư này, có sự chứng kiến của một số thân thuộc của TT. Ngô Đình Diệm như bà Charlotte Ngô Đình Luyện, bà Marie Claude Ngô Đình Luyện và bà E1lizabeth Nguyễn Thị Thu Hồng- em gái cố Hồng y Nguyễn Văn Thuận. Cũng theo vị bề trên Đan Viện, Ông Ngô Đình Diệm đã trú ngụ ở Đan Viện 6 tháng trước khi quyết định rời tu viện.
Lá thư xin đi tu của Ông Ngô Đình Diệm là một tài liệu vô cùng quý giá, vì nó làm sáng tỏ sinh mệnh chính trị của Ông, đánh tan cái dư luận ác ý, thổi phồng gán ghép ông Diệm là một lá bài của Mỹ qua cái trục Spellman- Vatican- Ngô Đình Diệm.
Đối với tôi, lá thư xin đi tu của ông Diệm là một soi sáng lịch sử sau 60 năm. Nó cho ta thấy rằng một lúc nào đó: Nắng đã lên. Sự thật được trả về cho sự thật!
Trong Viet Nam, a History, Karnow cũng đã đưa ra một khẳng định phủ nhận những tin đồn của một vài tác giả Mỹ như Robert Scheer trong How the United States got involved in Viet Nam và tác giả Việt (trường hợp Vũ Ngự Chiêu) là có tính cách tiểu thuyết xây dựng chung quanh huyền thoại Spellman này.
Sau này sử gia Edward Miller cũng đồng quan điểm với Stanley Karnow cho rằng: Những quan niệm cho rằng “Công giáo là yếu tố chủ chốt giải thích cho khả năng giành được sự ủng hộ của người Mỹ giỏi lắm cũng chỉ là phóng đại”.(10)
Và chúng ta căn cứ vào những người trong cuộc như Bảo Đại, chúng ta thấy rõ việc chọn lựa Ông Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng là quyết định từ Bảo Đại với sự tham khảo ý kiến của nhiều chính giới ở Pháp và rằng những người này đều đồng ý việc chọn lựa ông Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng…
Cùng lắm một vài chính giới Mỹ chỉ đóng vai trò tham khảo như các ông Bedell Smith và Bonsai. Và chỉ khi đã quyết định chọn Ông Ngô Đình Diệm rồi, ông Bảo Đại mới tiếp xúc với Ngoại Trưởng Foster Dulles để cho biết quyết định của mình.
Tóm lại có tham khảo phía Mỹ mà không có bất cứ áp lực nào từ phía người Mỹ trong quyết định chọn ông Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng.
Phần Arthur J.Dommen đã dành hẳn một chương nói về việc này nhan đề: “ The choice of Diem” trong đó nhấn mạnh chính ông Bảo Đại có quyết định về việc chọn lựa khó khăn này:
“4 ngày trước khi đến Paris, Bảo Đại đã triệu Ngô Đình Diệm từ tu viện St Andrew Bruges đến gặp ông ta. Một chủ đích rõ ràng muốn giao trọng trách cho Ngô Đình Diệm bất kể sự chống đối của người Pháp. Trong đó dù không trực tiếp nói ra, ông Bảo Đại cũng muốn sự đồng tình ủng hộ về phía người Mỹ”. (11)
Trong cuốn sách của Edward Miller nêu ở trên, ông còn khẳng định rằng:
“Những điều viết biếm họa về ông Diệm chỉ căn cứ trên những giả định sai lầm và nhiều những điều kết luận rút ra từ những giả định đó đều sai lạc..Chẳng hạn trái ngược với những đồn đại, Diệm chỉ là thứ bù nhìn của Mỹ, Diem đã nắm được quyền hành vào năm 1954 chỉ do những cố gắng cá nhân của ông và của những anh em của ông, mà không do một vận động áp lực nào từ phía Mỹ”.
Edward nói thêm:
“Và ngay sự thành công kế tiếp trong việc củng cố quyền lực của ông ở miền Nam VN cũng chỉ là do kết quả do những vận dụng của riêng ông mà thôi”. (12)
Và phải chăng viễn kiến chính trị về một con đường thứ ba vừa chống Pháp, vừa chống Việt Minh nay là thời cơ thuận tiện để Ông Ngô Đình Diệm thực hiện giấc mơ chính trị của mình?
Cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm kéo theo một thảm trạng của miền Nam, cuối cùng chỉ vì muốn bảo vệ Chủ quyền Độc Lập Quốc Gia, không đồng thuận với người Mỹ.
Quả đúng là một cuộc hôn nhân gượng ép mà ngay từ đầu cả hai bên đều thấy không thể kéo dài được nữa!
Ghi chú:
(1) No more Viet Nam, Richard Nixon 57-62
(2) No more Viet Nam. Ibid trang 63-65
(3) Trần Thị Liên, Les Catholiques Vietnamiens pendant la guerre d’indépendance ( 1945-1954) entre la reconquête coloniale et la résistance communsite.
(4) Bao Đai, Le Dragon D’Annam, 1980, trang 190-200
(5) Bao Dai, Ibid, trang 198
(6) ASAT 10 11 1039, Hanoi, le 24-3-1950, Fiche sur entretien avec Mr Le Quang Luat le 23-3-1950, peu après son retour à Sài Gòn
(7) Việt-studies, Một việc rất có ảnh hưởng đến tâm thuật của sĩ phu. Cách chức và khai phục ông Ngô Đình Diệm, Lại Nguyên Ân
(8) Viet Nam Crisis, Stephen Pan, Daniel Lyons, S.J. trang 82-83
(9) Vincent Auriol, Journal du Septennat ( 1947-1954). Trích lại Tran Thi Lien, Ibid, trang 521
(10) Vision, Power and Agency: The ascent of Ngo Dinh Diem 1945-1954 Eddward Miller, journal of southeast Asian Studies, trg 433-458, trích lại trong cuộc Cách Mạng Nhân Vị
(11) The Indochinese Experience, Arthur J. Dommen, trang 237
(12) Misalliance, Ngo Dinh Diem, The United States and the fate of Viet Nam, Edward Miller, trang 15
Phải khẳng định một điều là nước nào đi xâm lăng nước khác ddefu có mppjt mục đích gióng nhau ,Ngaa hay (dự định ) của Trump cuuxng chỉ một mụ đích mở rộng lãnh thổ và khai thác tài nguyên mà thôi. Nhất là Trump thôn tính Panama Greenland .Canaada,Meico vì quyền lợi ,vì dầu hoả …chớ chẳng tử té gì.
Còn nhớ thời phong kiesn Pháp chiếm VN Ny Trump cung nói vậy,nhưng Greenland có dầu hoả ,như Panama là lợi lộc >Thời này mà nói chuyện xâm lăng nước khác là đưa nướct Mỹ trở vè thời phong kien ,độc tài nư Hitler như CS
Cho nên sau 20/1 sẻ có cuộc họp TBO ,Trump_ Nga quyêt định số phận của Ukrain .và có thể
chia thé giới để trị. Và lời tuyên bố và hành động của TT tội phạm sẻ gây xáo trộn thế giới,đão lộn mọi trạt tự của loài người trên trái đất .Trước hét ,hạn hẹp hơn là bật đèn xanh cho TCB xâm chiếm Đài Loan và Biển Đông (VN ta đi về đâu ?)… Thảm cảnh sẻ xảy ra choThế giới nếu có chiến tranh và lần này khóc liệt hơn.
Ngucuồng Trâm lại đi bênh vực lời dọo nạt của TTTP ,độc tài (không 01 ngày như tuyên bố),,,,và gây thảm cảnh máu đỏ đầu rợ i,nhân loại sống trong biển máu. Ở đó mà ca gọi Trâm vì Trâm đánh ái ,xâm lăng ai ,chữi ai ,bỏ tù ai là vì “thuơng quá đó thôi (trong lúc đó lại mạt sat Newsom của Cali đang vật lộn vói cơn bario lữa kinh hoàng .Không một viesng thăm ,không một hứa hẹn cứu giúp,không một an ủi dân chét bị thuơng g mất nhà mất cửa. Một trái tim đây ghét bỏ thù hận nhưng cũng dầy cao ngạo mà Phậc chap tay tay cúi đâu niệm nam mô,chúa dang rộng hai tay” Ôi chúa ơi!’
Đi xâm lăng nước khác mà có mục đich tốt thì quả thật chỉ có nghe đại học giã bênh vực lân đầu
Tôi chỉ đọc phớt qua những tin tức hàng ngày về hề Trump mà thôi, đợi coi khi nó lãnh đạo nước Mỹ sẽ ra sao- Hiện tại, tên hề Trump muốn bổ nhiệm một tên nghiện ngập rượu, thích chơi gái làm bộ trưởng Quốc Phòng; một tên chuyên chơi gái vị thành niên làm Tổng Chưởng Lý; một tên không tin vào các loại thuốc chích ngừa làm bộ trưởng bộ Y Tế; v.v..
Hiện tại, tôi chỉ lo sao cho Ukraine khỏi bị mất vào tay tên trùm đế quốc Putin mà thôi- một khi mà tên Putin có tên đồng lõa Donald Trump chính thức vào tòa Bạch Ốc .
Trước bầu cử, cuội Trump tuyên bố sẽ có biện pháp làm cho giá cả xuống ngay tức khắc, rồi nào là sẽ giải quyết Cuộc Chiến Ukraine trong vòng 24 tiếng đồng hồ, nhưng mấy tuần qua, cuội Trump lại nói sẽ không thể thực hiện ngay được.
Rồi hề Trump lại hung hăng nói khoác sẽ chiếm lấy Panama, Greenland, và nào là muốn sát nhập Canada vào Mỹ.
*Cựu lãnh đạo Canada Chrétien có lời khuyên thẳng thắn cho Trump: ‘Hãy lúc lắc cái đầu đi!’
11 /1/25
Cựu thủ tướng Canada Jean Chretien viết trên báo The Globe And Mail, với lời khuyên cho tên hề Donald Trump rằng ” Hãy lúc lắc cái đầu của mi cho tỉnh táo lại đi “. Ông viết tiếp Canada sẽ không bao giờ đồng ý trở thành một phần của Hoa Kỳ,
“Với Donald Trump, đang đi từ một gã già này đến một gã già khác, hãy lúc lắc cái đầu cho tỉnh táo lại đi!” . Chrétien nói. “Điều gì có thể khiến nhà ngươi nghĩ rằng người Canada sẽ từ bỏ đất nước tốt nhất thế giới để gia nhập Hoa Kỳ?”.
Canada’s former leader Chrétien has blunt advice for Trump: ‘Give your head a shake!’
January 11, 2025
Còn cháu cứ…liếm cho thiệt sạch là mấy bác Lừa thưởng cho chứ vô đây Lo Lắng Làm Gì?
Nói khùng không ra khùng, điên không ra điên vậy mà đòi bàn luận gì?
Tướng Trần văn Đôn- một trong những linh hồn của cuộc đảo chánh 11/1963 – trên nhật báo Công Luận số đặc biệt ngày 1 tháng 11 năm 1970 viết bài “Những cơ hội đã mất”: “…Những người của ngày 1 tháng 11 năm 1963 đã thành công trong đảo chính, nhưng đã thất bại trong việc cầm quyền. Bị đặt trước những nhiệm vụ mới và lớn lao, lại không có kinh nghiệm cầm quyền, họ bị tình thế xô đẩy và tràn ngập trong các vấn đề phải giải quyết. Ngày 1 tháng 11 năm 1963 rút lại chỉ còn là một ngày đảo chính mở ra một giai đoạn lịch sử đầy hỗn loạn với bao nhiêu là bấp bênh: hết chỉnh lý lại đến đảo chánh, quyền hành chuyển từ tay nọ qua tay kia và xã hội càng ngày càng thiếu ổn định. Trong khi đó thì Cộng sản không ngừng phát triển chiến tranh…” .
-Tướng Tôn Thất Đính ân hận vì lật độ chánh quyền Ngô Đình Diệm. Trong quyển hồi ký “20 năm Binh Nghiệp” ông Đính đã thú nhận :
“Đối với tôi, cuộc hành quân 1-11-1963, sau 16 giờ đồng hồ với bao nhiêu biến cố vượt ra ngoài dự liệu và quyết định của tôi, không phải là một thành công, mà chính là một thảm bại lớn lao đối với lịch sử. Sở dĩ vậy, vì biết bao âm mưu chính trị ngoại giao, hận thù cá nhân, hận thù tập thể, đến giờ phút đó mới được phơi bày bằng lời nói hay bằng hành động trong ấy Phật Giáo Việt Nam, quân lực VNCH là những nạn nhân của lịch sử hơn là những thành phần mà lúc đó mà người ta thường qui định là chiến thắng vẻ vang! Có lẽ, ai cũng đều thất bại và phạm tội với lịch sử Việt Nam cả, kể cả Hoa Kỳ là nước đồng mình, khi kẻ thù từ quốc tế đến quốc nội bắt đầu vỗ tay cho tương lai chiến thắng của chủ nghĩa Cộng Sản. VNCH đã tự đưa mình vào hỗn loạn từ xã hội, chính trị cho đến tôn giáo, quân sự, tạo cơ hội dấn thân vào trong cuộc đại bại chung sau này khi chấp nhận đó là chính sách toàn cầu của Mỹ!”.
v.v…
Douglas C. Dacy -Giáo sư đại học Texas và là tác giả cuốn Foreign Aid, War, and Economic Development – South Vietnam, 1955–1975 : “Người lao động Việt Nam có lương cao nhất trong những năm thời Đệ Nhất Cộng Hoà, và thấp nhất trong năm 2006 trong thời Cộng sản “.
Nêu nói rằng và nhìn nhận rằng Thế Giới quay lại trước thời WW…thì điểm đúng bắt đau từ những tên ham mê quyên lục ,độc tài và muốn rở thành độc tài. Chúng ta thấy CS Tàu ,rõ nét hơn là Bắc Triều Tiên ,Cuba VN đang sông trong cón giai cấp chủ tớ,thi nay Aij ó thêm Honduas ,Hunggary (thoát Công nay muốn ttở lại thời Công )
Nga vói tham ong bành trướng ,được lịch sử ghi danh ,dù lưu danh hay lưu xú, thoả mản cái “thị dục huyễn ngã’của họ
Nhin về đai cuong quốc Hoa kỳ nay có 01 TT tội phạm lại muốn đứng chung hàng ngủ của bọn đó .đưa lên tuyên bố xam lăng Panama,cưởng ép “mua’ Greenland bằng vũ lực ,sát nhập Canada thành TB51HK ,đanh Mexico và vung biển Mexico thành biển America,bất chấp Nó có tên và hiện diện hằng trăm năm. TT đắc cử .tội pham đã tuyên bố các điều trên làm cho TG ngỡ ngàng ,kẻ thù tươi vui ,vì Mỹ vói TT tội phạm,đã đứng về phía họ . Tram mở mang bờ cõi xâm lược các nước khác như WW.thi sao Tập không thôn tính Đai Loan ,Đông Dương (có VN)và các nước khác,và Nga xâm chiến Ukrain ,năm nay là 4 năm,cung là lời tuyên bố đai khái mỵ dân như tuyên bố của tội phạm TT My:Mở mang bờ cõi .hay Tập” thống nhất đất nước và Pu là lấy lại các nước thuộc Nga ,mở đầu là Ukrain (Nga muốn lấy lại Alaska đã bán cho Mỹ). TRâm cung gọi ý là làm TT muôn năm như Kim Tap Pu,gợi ý Maga xem lại Hiến Pháp Và trong 01 lần khác <nói là con gái I…có tê là TT tốt
Sáng nay Trump bị Machan tuyên án vụ bịt miệng cô đào khiêu dâm (34tội) vì luật pháp không thé coi 12 Bồi thẩm Đoàn nhan dan là không ra gì,Tuyên án có tội nhưng không có tiền Phạt hoặc án tù) Và Mr,Garland,Tư Pháp trong ngày hôm nay ,sau khi được TCPV đồng ý ,không can thiệp .,sẻ công bố cuộc điều tra về 6/1 và hồ sơ mật ,tối mật đã được TT Tr,đem về nhà,và một sô hồ sơ mật ,tuyệt mất đã mất ,tại sao mất và hồ sơ đó nay ở đâu Đay la MẬT nên trước không công bô vì gây hoang mang trong dân chúng và gây xáo trộn kẻ thù Mỹ,,,Nhưng nay không thể KHÔNG CÔNG BỐ. Thảo nào Tr.bổ nhiệm một người MAGA cuồng nhiệt năm Bộ tư Pháp FBI CIA để xem ác cơ quan điều tra Ông ta tới đâu ,và xoá bỏ.Ông ta cũng ủng hộ con âu ,cựu chủ tit CH vàp chức vụ T Đ đẻ "ân xá cho ca chồng mình/
Theo trang thinhvuongvietnam :” Chính sách “Tố Cộng, diệt Cộng” trong những năm 1955-1959 của chính quyền miền Nam đã gây thiệt hại to lớn cho cách mạng, đồng thời buộc nhân dân miền Nam không còn con đường nào khác vùng lên dùng bạo lực cách mạng lật đổ chế độ bạo tàn, đi ngược lại nguyện vọng hòa bình, thống nhất của nhân dân Việt Nam “.
(Trích) Dưới sự chỉ huy của Dương Văn Hiếu, Đoàn Công tác Đặc biệt Miền Trung từng bắt được các cán bộ Cộng sản cao cấp :
Mười Hương vào 06/1958
Vũ Ngọc Nhạ vào 12/1958
Lê Hữu Thúy vào năm 1959
Nguyễn Vĩnh Nghiệp vào năm 1960
Đại tá Lê Câu -người chỉ huy chỉ huy Quân báo Miền Nam của Hà Nội – vào năm 1961.
Theo trang thinhvuongvietnam : Chính sách “Tố Cộng, diệt Cộng” trong những năm 1955-1959 của chính quyền miền Nam đã gây thiệt hại to lớn cho cách mạng, đồng thời buộc nhân dân miền Nam không còn con đường nào khác vùng lên dùng bạo lực cách mạng lật đổ chế độ bạo tàn, đi ngược lại nguyện vọng hòa bình, thống nhất của nhân dân Việt Nam.
BBC -20 tháng 6 2020- Với bí danh Mười Hương, là người chỉ huy mạng lưới tình báo H10-A20 ở miền Nam, với các nhà tình báo nổi tiếng như Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thúy, Phạm Ngọc Thảo .
Ông Mười Hương có giai đoạn bị chính quyền tổng thống Ngô Đình Diệm bắt giam ở Huế từ tháng Sáu 1958 tới tháng 5 năm 1964.
Sau năm 1975, Trần Quốc Hương giữ chức vụ Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh.
Năm 1982, ông được phân công làm Phó bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội.
Sau đó, giữ một số vị trí như Phó chủ nhiệm thứ nhất Ủy ban Thanh tra Nhà nước, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch.
Tại Đại hội Đảng năm 1986, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng, phân công làm Trưởng ban Nội chính Trung ương trước lúc nghỉ hưu năm 1991.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình gọi ông là “nhà tình báo lão luyện sắc sảo đã lãnh đạo chỉ huy các mạng lưới tình báo chiến lược, giành được nhiều chiến công to lớn trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ”.
Sau đảo chánh, những tên CS cao cấp này đều được bọn phản tướng thả ráo trọi !
Xin tóm gọn về cố TT. NĐD. bằng cách so sánh với những nhà độc tài Á châu cùng thời,
dù chính quyền họ có lợi thế là không phải đối đầu TRỰC TIẾP cuộc chiến tranh với “thế
lực thù địch” nào cả thì ông Diệm không độc tài bằng Lý Quang Diệu, Phác Chánh Hy và
Tưởng Giới Thạch nhưng tại sao họ thành công còn VNCH. thất bại thì phải chăng Mỹ đã
can thiệp qúa sâu vào tình hình VN. vì không hiểu rõ chiến lược lật đổ của Cộng sản và
phải chăng vì trình độ dân trí VN. lúc đó qúa kém nên đã bị ngoại bang và Cs. “xỏ mũi”
bởi tuyên truyền gian trá và xách động nổi loạn lật đổ chính quyền hợp pháp NĐD. ?
Về vấn đề “gia đình trị” thì hãy căn cứ vào hiệu quả làm việc của những ngưòi đó thì họ
đều có khả năng. Về tình báo/gián điệp thì ông NĐC. đã thành công khiến VC. phải khiếp
sợ như họ đã thú nhận công khai trong ít nhất 5 tài liệu. Về chính sách quốc gia thì ông
NĐN. là một cố vấn xứng đáng và bà Nhu cũng là một phụ nữ tài giòi nhưng bị đố kỵ vì
ảnh hưởng “trọng nam khinh nữ” của Khổng giáo. Do đó, vấn đề chính và cấp bách trong
tình trạng quóc gia rối ren thời bấy giờ là tìm được người cộng sự phải trung thành với lý
tưởng quốc gia, nghĩa là người không theo cộng sản hay thân cộng thì mới có thể chống
cộng hữu hiệu và thành công được mà thôi !
Ông Frederick Nolting, cựu Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Cộng Hòa đã ghi trong cuốn “From Trust to Tragedy” như sau: “Âm mưu “trung lập hóa” Lào của ông ta (Harriman) là một sự thất bại thê thảm, và sự thù nghịch ngày càng gia tăng của ông ta với Tổng thống Ngô Đình Diệm và gia đình của ông ta, trở thành một yếu tố chủ yếu trong việc lật đổ ông Diệm .”
Đại sứ Frederick Nolting, trong hồi ký From Trust to Tragedy thuật lại:
“By the end of 1962 my family and I could drive to Cap Saint Jacques (Vùng Tầu) or Da Lạt without armed escort” (Khoảng cuối năm 1962, tôi và gia đình tôi đã có thể lái xe đi Vũng Tầu hay Đà Lạt mà không cần hộ thống vũ trang .
William E. Colby, Giám đốc Trung Ương Tình Báo Mỹ (CIA) đã viết trong tác phẩm Honorable Men, My Life In The CIA rằng khi còn là trưởng nhiệm sở CIA ở Sài Gòn, cũng khoảng thời gian 1962, vợ con ông (bà Barbara Colby, và cô con gái tên Catherine) đã có thể đi qua đèo Hải Vân giữa Đà Nẵng và Huế, chỉ với một sĩ quan phụ trách nhiệm sở ở phía Bắc VNCH.
Nhà báo Neil Sheehan trong cuốn A Bright Shining Lie cũng đã thuật lại trường hợp Trung tá Vann, cố vấn sư đoàn 7 đã một mình lái xe từ Sài Gòn đi Mỹ Tho vào giữa năm 1962 .
***Sau cuộc đảo chánh 11/63:
Năm 1969 Tướng Wesmoreland cho biết nếu Mỹ không đổ quân vào Đà Nẵng năm 1965 thì VNCH sẽ mất trong sáu tháng, trung tướng Ngô Quang Trưởng cũng nói năm 1965 tình hình an ninh của ta rất nguy kịch
Trong tác phẩm “The Vantage Point”, Tổng thống Johnson : Dưới sự lãnh đạo của ông Diệm, Nam Việt Nam đã tiến tới. VNCH đã bắt đầu hàn gắn những vết thương của mình và trở nên phồn thịnh. Xứ sở nhỏ bé này đã phải tiếp thu khoảng 900,000 dân tỵ nạn chạy trốn chế độ Hồ chí Minh ở miền Bắc. Mức sản xuất tăng. Xuất cảng cũng tăng. Số trường học cũng tăng. Mức sống lên cao. Nam Việt Nam đang có tiến bộ.”
Chủ Tịch Quốc Hội Hoa Kỳ là John MacComick và Dân Biểu Edna Kelly đã cảnh giác Kennedy rằng:
“Gần như không có ai ưu tư tới một điểm là, Ông Diệm và chính quyền đang phải đối đầu với rất nhiều trở ngại khó khăn, xứ sở quê hương của ông ta đang đổ vỡ tan hoang mọi bề, với sự tràn ngập của CS, băng đảng, và các giáo phái võ trang xung đột khắp nơi, TT Diệm không chỉ làm sao sống còn tồn tại được trong 9 năm, và đưa đến nhiều tiến bộ tốt đẹp trong việc tái lập lại trật tự quốc gia, bảo vệ quyền tự do cho dân, thi hành công lý xã hội để làm đời sống toàn dân tốt đẹp hơn. Thế mà tại sao không thấy ai để tâm tới điểm là, không có ông Diệm không làm sao ổn định được Việt Nam và cả Đông Dương đang trong những cơn lốc và hỗn loạn tơi bời rồi sau đó chỗ đứng của Hoa Kỳ trong chiến lược toàn cầu sẽ gãy đổ suy vong”.
Cứ chờ xem chuyện gì sẽ xảy ra trong 4 năm sắp tới mà chúng ta chỉ nhìn và thảo luận.
Nhưng lên án cũng không làm thay đổi cái dã tâm của kẻ thù mà cần phải có hành động.
Việt cộng Hà Nội đã không vì cái hiệp định hòa bình Ba Lê năm 1973 do chính tay chúng ký mà vẫn tiếp tục xâm lăng đánh chiếm Miền Nam VN của VNCH. Và bây giờ là Nga xâm lăng Ukraine, cộng sản Tàu tuyên bố đòi làm chủ về đường lưỡi bò do chúng tự vẽ v.v. mà chúng ta là những người muốn sống hòa bình cứ tiếp tục ngồi mơ tưởng mà không chuẩn bị những điều xấu sẽ đến.
Điều đáng buồn cho số phận VNCH là không một ai, không một người nào nhìn thấy cái viễn kiến lãnh đạo về chính trị của tổng thống Diệm ngoại trừ người em là ông Ngô Đình Nhu, còn tất cả chỉ là hàng thừa lệnh thi hành, và chính vì vậy nên họ, bao gồm cả Mỹ, đều muốn ông Diệm phải chết.
Ông Nhu tài giỏi, cùng với anh mình lèo lái quốc gia bị thiên hạ gọi là gia đình trị chỉ vì là anh em ruột nhưng nếu như không phải là anh em thì ông Diệm vẫn cần một người có tài về chính trị như ông Nhu. Còn đức cha Thục cũng mang tiếng nhưng vấn đề muốn Thiên Chúa Giáo trở thành quốc giáo đã không xảy ra nên cũng không thể kết luận.
Hạ bệ một lúc hai người tài của đất nước là chứng tỏ tất cả họ bất tài; nhưng giết tổng thống Diệm và ông Nhu càng chứng tỏ tất cả bọn họ thiếu viễn kiến về chính trị và tầm nhìn thời cuộc. Các người giết hai anh em ông Diệm, họ chỉ biết nghe lệnh chủ và chủ cũng chỉ có tầm nhìn ngắn hạn vì lợi ích riêng và chấm hết.
Bên lề thời cuộc hiện tại.
Báo chí thế giới xôn xao tin tổng thống đắc cử Donald Trump muốn mua lại đảo Greenland, đòi lại Panama, và sát nhập Canada vào nước Mỹ. Hầu như tất cả đều chống đối mua/bán Greenland và cho rằng Mỹ vì lợi ích an ninh chiến lược và tài nguyên trên đảo Greenland. Điều đó là đúng. Nhưng quan trọng hơn thế nữa là vì Mỹ không muốn mất Greenland vào tay Tàu hay Nga. Hãy tưởng tượng chuyện gì sẽ xảy ra nếu Greenland nằm trong tay kẻ thủ của nước Mỹ?
Khẩu hiệu MAGA không thuần túy chỉ là lợi ích kinh tế, hoặc phải giảm bớt nợ nần của nước Mỹ, hoặc chỉ đòi đồng minh tăng ngân sách quốc phòng v.v. và v.v… mà nó mang một ý nghĩa rất to tát và lâu dài là xây dựng tổng thể một nước Mỹ và một đồng minh thực sự là đồng minh để cùng chống kẻ thù chung trong những ngày tới và tương lai lâu dài. Nó bao hàm cái viễn kiến mà chính sách mới dưới thời Trump muốn thay đổi khác hoàn toàn trong gần một thế kỷ qua.
Cái anh gọi là viễn kiến nhằm mục đích bảo vệ “chính danh” thì người ta gọi là Pretext. Chính danh hay không thì người ta đều rõ. Thế nếu những quốc gia mà Trump có tham vọng không đồng ý với “viễn kiến” của Trump thì Trump nên dùng “bạo lực” để thôn tính chắc? Bỏ qua việc này thì còn có một chuyện khác. Những toan tính của Trump đều dùng lý do nước Mỹ là trên hết. Đồng minh của Mỹ nên hy sinh cho “đại ca” khi mà nó là thằng độc tôn hành xử kiểu côn đồ và chính nó đã tự chứng minh là nó không đáng tin cậy vì bản chất cố hữu và sự bỏ rơi đồng minh?
Tóm lại là như thế này, hãy chừa chỗ cho luật lê quốc tế, cho đến cái common sense rằng nước Mỹ là quốc gia có nhiều kẻ thù nhất thế giới và họ vẫn còn toan tính…kiếm thêm. Get out and travel.
Tôi cũng như anh nhưng tôi chỉ nêu quan điểm khách quan những gì tôi nhìn, còn đúng hay sai thì tùy mỗi người nhận xét.
Anh Mười có thể chê trách Mỹ, hoặc không thích Mỹ, ghét Mỹ, hay thậm chí coi Mỹ là kẻ thù cũng không có gì là lạ khi đứng trên lập trường lợi ích của quốc gia mình, hoặc có cái nhìn phải công bằng và đòi hỏi phải công bằng với luật pháp và luật lệ. Không có gì chê trách cái quan điểm của anh hoặc của rất nhiều người cũng nhìn như vậy nhưng nếu nhìn như vậy là chưa hiểu thế nào là đế quốc và mạnh được yếu thua mà từ xưa khi có loài người tới nay chiến tranh vẫn chưa hề chấm dứt. Nhưng nên nhớ một điều không có bất cứ thứ gì quý báu mà không tự phải tranh đấu và bảo vệ.
Có ai trả lại công bằng cho VNCH? Có ai trả lại công bằng cho người dân và đất nước Ukraine đang bị nước Nga xâm lăng chiến tranh như hiện nay? Và có ai trả lại công bằng những gì cộng sản Tàu đang xâm lấn các nước lân bang? KHÔNG có, và không bao giờ có!
Như tin mới tức thì. Hạ Viện Mỹ bỏ phiếu trừng phạt tòa án hình sự quốc tế để phản đối tòa ban hành lệnh bắt thủ tướng nước Israel cho thấy cái công bằng và luật pháp cũng chỉ là họ đặt ra để phục vụ cho lợi ích của kẻ mạnh.
Là lãnh đạo quốc gia bắt buộc anh phải có cái nhìn viễn kiến.
Cái viễn kiến của anh hay bất cứ ai đều subject to Cái nhìn và đánh giá của những người còn lại. Con người ngay tại thời điểm này đã có một thế giới có luật lệ, có khế ước. Nó là một bước dài tiến hoá do ý thức tìm kiếm một mẫu số chung cho nhân loại. Đúng là có những exceptions đã xảy ra nhưng điều đó không negate những thực tế và giá trị của sự đồng thuận thượng tôn luật pháp từ đại đa số. Anh đã dẫn dụ về sự công bằng cho VNCH, anh có tự hỏi rằng tại sao nó xảy ra kiếp nạn đó? Bởi vì những thằng mạnh tự cho mình có cái quyền quyết định vì lợi ích của chúng, vì “viễn kiến” của bruteforce. Thời con người chưa có văn minh thì họ có thể đánh nhau và chiếm đoạt bằng bất cứ lý do gì, hôm nay này là ngày 10 tháng Giêng năm 2025.
Tôi bảo vệ nước Mỹ và thế giới tự do nhưng tôi không thể đồng ý với thằng lưu manh thất học.
Anh Mười nhìn thời cuộc nhưng mang thành kiến cá nhân. Tôi đã nói rồi là anh cứ chống đối Trump nhưng quan trọng là làm sao anh bảo vệ được lợi ích của mình. Kẻ thù của Mỹ, và ngay cả đồng minh của Mỹ, hãy bảo vệ lấy chính mình thay vì chống đối bằng những đòi hỏi suông mà không chia xẻ gánh vác chung, hoặc đòi hỏi được bảo vệ an ninh mà không chịu chi trả. Chính những điều đòi hỏi này đã là không công bằng với nước Mỹ.
Anh lại cố tình gán ghép tôi ghét Trump. Tôi không đồng ý với một thằng lưu manh thất học, cho dù nó có ở đâu và mang tên gì. Mong anh hiểu việc này.
Chau Âu sẽ tự họ có cách bảo vệ chính mình, cũng như một số quốc gia khác. Tôi hy vọng Trump sẽ thực hiện tất cả những gì mà hắn đã hứa với các anh. Hãy dùng tariff, hãy dùng vũ lực xâm chiếm nước khác thì kết quả sẽ đi ngược lại cái mục đích ngay trước mắt. Cái đó gọi là viễn kiến thì tôi bó tay. Chỉ có thằng đần đôn mới làm.
@Bees : “Anh Mười có thể chê trách Mỹ, hoặc không thích Mỹ, ghét Mỹ, hay thậm chí coi Mỹ là kẻ thù cũng không có gì là lạ khi đứng trên lập trường lợi ích của quốc gia mình,..”
Tôi cũng nghĩ như anh Bees, trước đây Mỹ bị xem là Thù hay Bạn là tùy thuộc vào họ có lợi dụng được con bò sữa Mỹ hay không, nhưng sau khi ông Trump thắng nhiệm kỳ 2. này thì dưới con mắt ăn bám của họ Mỹ hoàn toàn là một tên “đế quốc” xâm lược kinh tế, lãnh thổ .v.v….
Bởi họ biết trận đấu này Trump sẽ không khoan nhượng dù họ đông đúc như quân nguyên trên toàn thể giới, cộng với sự nội tuyến của đảng con Lừa ngày đêm rình rập bắn lén, đốt nhà nếu Trump lơ là sơ hở! Đã vậy mà Trump còn phán “tôi sẽ đánh thuế 25%” làm chi cho bạn bè láng giềng…rơi ngôi, mất ghế làm một số Vẹt…Canadian vì mất phần ăn bám, vì dốt lịch sử nên nổi điên với những ngôn ngữ mất dậy.
@7dum
Có một số bạn nêu vấn đề nói sự kiện Trump dùng vũ lực để chiếm Greenland và kênh đào Panama chẳng khác gì Putin đang xâm lăng Ukraine. Ý họ nói Trump cũng giống như Putin.
Trước tiên phải hỏi là hai nước Nga và Mỹ là đồng minh hay kẻ thù và câu trả lời họ không là đồng minh và vì vậy nên mục đích của mỗi bên khác nhau.
Nga muốn chiếm đoạt để tiêu diệt, và tiếp tục đi xâm lăng chiếm đoạt; còn Mỹ thì chiếm đoạt để xây dựng và bảo vệ cho lợi ích chung với đồng minh, và tiếp tục bảo vệ để tồn tại.
Nga đi xâm lăng nhưng cho rằng là để tự vệ và họ có lý lẽ riêng vì lợi ích riêng của họ; còn Mỹ bảo vệ và cho rằng phải phòng thủ và sẵn sàng tấn công đáp trả. Nhưng điều quan trọng là bên nào gây ra trước và chính Nga gây ra trước.
Và tình hình thời cuộc, thế giới đều thấy cộng sản Tàu cũng như Nga là bên gây ra trước, bắt buộc bên kia phải hành động để bảo vệ.
Một nước Nga đi xâm lăng để mở rộng lãnh thổ và địa chính trị của bên mình đe dọa cả thế giới tự do thì bắt buộc bên kia phải có hành động không hơn thì cũng phải tương xứng để đối kháng bảo vệ lợi ích của bên mình để tồn tại.
Mục tiêu của hai bên đều là vì lợi ích và sự sống còn nhưng đều biện minh vì sự tồn tại của bên mình. Anh (các nước nhỏ) có thể chống bên này theo bên kia, hoặc ngược lại, nhưng anh không thể tồn tại theo cách riêng nếu không theo bên nào. Một rừng không có hai cọp nhưng nếu có hai cọp thì phải phân chia giang sơn, như thời chiến tranh lạnh, trừ khi một cọp bị giết.
Phần trên chỉ là nhận định hai cọp Mỹ và Nga. Nhưng kẻ thù của Mỹ không chỉ có Nga mà còn rất nhiều nước lớn khác mạnh ngang ngửa hoặc còn hơn Nga mà Mỹ và đồng minh bắt buộc phải tính tới giải pháp cùng tồn tại hay phải chết.
@Bees
Nhận xét của anh rất logic phải công nhận.
Tôi chỉ lập lại thêm vài nhận định mà nhiều người đã nói :
—Putin tuy ngạo mạn, côn đồ xua quân đánh chiếm Ukraine, nhưng không nguy hiểm bằng Tập đối Mỹ và cả Thế giới. Đám EU biết điều đó, nhưng họ phải la rống lên để móc hầu bao của Mỹ, còn ông Biden và cả phe DC cùng hùa theo lên đồng “mình là Đại ca” thay mặt thế giới tung…tiền vô mặt Putin coi ai lời hơn? Nhưng sự thật thì dân Ukraine, dân Nga và cả dân Mỹ đều thua lỗ!
Khổ cho Ukraine đổ nát và thật sự Putin cũng đuối lắm rồi nhưng “đại ca Trump” thì sẽ phải…đổ rác!
Chỉ có gia đình Biden, phe DC và cả RINO là được Tiền Cò nhờ lách lạng qua lại hàng trăm tỉ đô la viện trợ từ tiền thuế của dân Mỹ, nếu không tại sao ông Biden mồi lời trước ba tháng rằng Putin sẽ đánh Ukraine…Putin sẽ xâm chiếm Ukraine?
Cho nên ngày 5/11/24 vừa rồi, 77 triệu lá phiếu đã trả lời rằng :chúng bây xúi thiên hạ giết nhau để kiếm tiền Cò hỉ, thôi nhé?
—Tập tuy không ngông nghênh như Putin nhưng chiêu thức võ lâm lấn sân, gian lận trong mọi lãnh vực từ kinh tế, thương mại, kỹ thuật, tình báo.
Đặc biệt nhất là Độc chiêu mua chuộc, hối lộ các chính khách, quan chức từ trung ương tới các địa phương thì Mỹ, Âu, Á, Phi… thì có được mấy ai cưỡng lại được TIỀN cho không biếu không?
Cho nên thành thật mà nói, nhờ ông Trump xốc phong trào MAGA mà dân Mỹ và cả dân các xứ tự do “sáng mắt sáng lòng” về chủ nghĩa Quốc Gia nên Tập bị rào cản phần nào. Nếu không, thì có lẽ chú “Ba Tàu” sẽ cai trị cả thế giới trong vòng một thập niên nữa chứ không phải nói chơi.
80% đồng quan điểm bác Mừ. “Viễn kiến” nào lớn hơn viễn kiến “thế giới đại đồng”? Nhưng lại thực hiện bằng nòng súng! Cứ cho là viễn kiến ông Trum đúng thì tại sao không thuyết phục, kêu gọi đồng minh giúp thuyết phục mà đe dọa dùng vũ lực? Còn “viễn kiến” khác là nếu Greenland rơi vào tay Tập, Pu thế giới tự do đành bó tay? LHQ ra đời là viễn kiến sau WW, tôn trọng sự bình đẳng giữa các quốc gia vì thế Pu xâm lược U cà bị thế giới lên án. Giờ lại xâm lăng Greenland, Panama … để thực hiện “viễn kiến “? Pu, Tập đang vỗ tay hoan hô! Thế giới quay lại thời trước WW? Tui chỉ mong văn phong trao đổi đúng với tinh thần thảo luận.
Đối với tôi thời kỳ vàng son nhất của nước Mỹ sau WWII là Reagan Era. Thời kỳ của lãnh đạo kiên quyết với chủ truong chống cộng và hiểu rõ sức mạnh của khối đồng minh. Một thời đại mà văn nghệ sĩ nước Anh và Mỹ tiên phong dùng nghệ thuật để phục vụ nhân sinh. Ngày nay khi nghe lại bản nhạc “We Are The World” ra đời vào 1985 mà lòng không khỏi thán phục ý thức và lòng nhân ái của thế hệ người Mỹ lúc đó. Họ xứng đáng là quốc gia lãnh đạo thế giới.
Do you know it’s Christmas? I’m wondering.
Trong cuốn No More Vietnams, TT Richard Nixon: Chỉ khi nào ông Diệm chết rồi, toàn thể hệ thống chính trị miền Nam sụp đổ tan tành, người ta mới nhận rõ vai trò sinh tử của ông.
Cựu đại tướng Cao Văn Viên: Giết ông Diệm là một lỗi lầm nguy hại . Sau khi Tổng thống Diệm bị đảo chính năm 1963, các tướng thiếu chuẩn bị về chính trị. Họ chia rẽ. Không ai có đủ khả năng và uy tín để thay thế Tổng thống Diệm. Nhóm đảo chính tự phong cho mình danh xưng Cách mạng. Thật ra mục tiêu của họ là giết TT Diệm chớ không phải thay đổi tốt xứ sở. Bằng chứng là họ đã gây ra sau 1.11.63 hỗn loạn liên miên và tự loại.
Luật sư Lâm Lễ Trinh: Như mọi người đều biết, Đảng Đại Việt đóng vai trò quan yếu chẳng những trong vụ biến loạn 1.11.1963 mà còn trong các vụ chỉnh lý và đảo chính liên hồi về sau .
Tác giả Quang Minh của cuốn Đại Việt Quốc Dân Đảng cũng nói tương tự .
Theo khoa học gia Hà Vĩnh Phương, một Phật tử, từng là chánh văn phòng thủ tướng Bửu Lộc, sau được TT Diệm lưu dụng trong chức vụ đại sứ ở Âu Châu: Chỉ hơn một tháng trước khi mất, Tổng thống Diệm đã nói với ông: “Anh biết không, tui còn ngồi đây thì yên tĩnh như rứa đó. Tui mà không còn đây nữa, thì nước mình rồi bị thảm họa Thập Nhị Sứ Quân “.
Một chuyên gia về Việt Nam, William J.Rust, tác giả cuốn Kennedy in Vietnam :
Có thể Kennedy không khăng khăng đòi giết Diệm và Nhu, nhưng chắc hẳn ông cần họ chết. Nếu không, một khi được tỵ nạn chính trị ở đâu đó, họ sẽ đóng đinh Kennedy trên báo chí thế giới và tin này sẽ được các đối thủ chính thị thuộc đảng Cộng Hoà lợi dụng để chống lại ông trong cuộc tái tranh cử tổng thống. Một nước Mỹ khiếp đảm cộng sản sẽ nghĩ gì về Kennedy sau khi đồng minh Diệm mới bị hạ bệ tung ra một chiến dịch bôi tro trát trấu vào mặt Kennedy? Bao nhiêu người sẽ bỏ phiếu cho Kennedy trong cuộc bầu cử sắp tới?
Không, truất phế chưa đủ.
Diệm và Nhu phải bị giết, và phải là các tướng lĩnh của Diệm ra tay, Mỹ không cần khổ công gì cả .
Tình hình VNCH trước và sau cuộc đảo chánh 11/1963:
*Trước cuộc đảo chánh :
Trong năm 1963, khi xảy ra biến cố Phật giáo. Kennedy đã gửi hai phái đoàn thanh tra đến Việt nam để thẩm định tình hình:
Ngày 7/9/63, phái đoàn của trung tướng Victor Krulag theo lệnh của đại tướng Taylor- Tham mưu trưởng liên quân. Theo ý kiến của tướng Victor Krulag thì cuộc chiến đấu quân sự vẫn đang tiến hành với một nhịp độ đáng khâm phục ( và rằng cuộc khủng hoảng chính trị cũng có ảnh hưởng đến, nhưng không bao nhiêu, Việt cộng sẽ thua, nếu Mỹ vẫn tiếp tục những chương trình viện trợ về quân sự và xã hội).
Và rồi ngày 2/10/63, một phái đoàn khác do chính bộ trưởng quốc phòng Mcnamara và đại tướng Maxwell Taylor hướng dẫn. Bản phúc trính của họ lạc quan về tình hình quân sự (nhưng bi quan về tình hình chính trị).
*Sau cuộc đảo chánh:
Năm 1969 Tướng Wesmoreland cho biết nếu Mỹ không đổ quân vào Đà Nẵng năm 1965 thì VNCH sẽ mất trong sáu tháng, trung tướng Ngô Quang Trưởng cũng nói năm 1965 tình hình an ninh của ta rất nguy kịch
Quân chiến đấu Mỹ đổ bộ lên Đà Nẵng :
Hoa Kỳ đã coi Miền Nam như là một nước vô chủ, tự ý mang quân vào Việt Nam mà không có sự chấp thuận trước của Việt Nam Cộng Hoà.Trong quyển ” Gọng Kìm Lịch Sử”, ông Bùi Diễm- nguyên bộ trưởng tại phủ thủ tướng của chính phủ Phan Huy Quát- đã thuật lại rằng:
“Sáng sớm ngày 8-3-1965, tôi được thủ tướng Quát gọi đến tư gia. Vừa đến nơi, tôi đã thấy sứ thần Manfull tại đó. Bác sĩ Quát đã cho tôi biết là thuỷ quân lục chiến Hoa kỳ đang đổ bộ ở Đà Nẵng, và yêu cầu tôi cùng với ông Manfull soạn thảo thông cáo chung loan báo việc này. Ông căn dặn ” Cố làm sao càng ngắn càng hay, trình bày sự kiện như đã xảy ra“. Tôi kéo bác sĩ Quát sang phòng khác và hỏi ông “Có gì đặc biệt về phương diện quân sự mà chúng ta không được biết, đến độ họ phải hành động một cách vội vàng như vậy?”. Bác sĩ Quát cố giữ bình tĩnh … nhưng hơi gắt gỏng “Lúc này họ đang đổ bộ lên Đà Nẵng, anh hãy làm xong bản thông cáo chung rồi chúng ta sẽ nói chuyện sau.”
Thủ tướng Quát ra lệnh cho ông Bùi Diểm vội vã xác nhận việc quân đội Mỹ đổ bộ xuống Đà Nẵng là “có sự đồng ý của chính phủ Việt Nam Cộng Hoà”.
*Nhiều thân nhân của ông Thiệu nắm giữ các cơ cấu chính quyền như hai anh ruột là Nguyễn Văn Kiểu (đại sứ ở Đài loan) và Nguyễn Văn Hiếu (đại sứ taị La mã); xui gia Nguyễn Tấn Trung (TGĐ Air VN), Ngô Xuân Tích (chủ tịch Giám sát viện), Ngô Khắc Tỉnh (Tổng trưởng,Thông tin rồi Giáo dục và Thanh niên), Ngô Khắc Tịnh (Tổng trưởng Tư pháp), cháu Hoàng Đức Nhã (Bí thư đăc biệt rồi Tổng ủy Dân vận và Chiêu Hồi), em cột chèo Nguyễn Xuân Nguyên (bí thư,), ( ” Viết về cái chết của VNCH”- luật sư Lâm Lễ Trinh)
*Vào giữa Tháng Hai năm 1965, bác sĩ Phan Huy Quát được tướng Nguyễn Khánh triệu mời thành lập nội các mới. Giữ chức thủ tướng chỉ mới được khoảng ba tháng thì từ chức trao quyền lại cho Hội Ðồng Quân Lực vì những mâu thuẫn khó bề giải quyết giữa ông và Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu.
Sau đảo chánh 11/63, VNCH rơi vào tình trạng cực kỳ nhiễu nhương:
Xảy ra ba cuộc binh biến liên tiếp trong thời gian hai năm: Binh biến ngày 31/1/64, binh biến 13/9/64 và binh biến ngày 19/2/65. Sáu chính phủ nối tiếp nhau trong thời gian hai năm: Chính phủ Nguyễn Ngọc Thơ, chính phủ Nguyễn Khánh, chính phủ Nguyễn Xuân Oánh, chính phủ Trần văn Hương, chính phủ Phan Huy Quát, và chính phủ Thiệu/Kỳ.
Chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng , kể từ tháng 11 năm 1963 đến tháng 7 năm 1965, đã lần lượt thay đổi đến 5 lần .
Chỉ trong vòng 6 tuần sau ngày đảo chính, đã có đến 62 đảng phái ra đời. Có những đảng cũ tái sinh rồi chia ra làm bốn, làm năm. Có đảng được thành lập từ những chính trị gia vừa trở về sau khi lưu vong bên Miên, bên Pháp. Có đảng chỉ loe hoe ông đảng trưởng và vài ba đảng viên. Các đảng phái ô hợp này không đóng góp được gì cho tự do dân chủ ngoài việc thi hành quyền tự do chỉ trích chính phủ và chỉ trích lẫn nhau một cách ô hợp .
Những cuộc xuống đường biểu tình diễn ra liên miên. Các tướng dùng quân đội tranh quyền cai trị đất nước, lãnh tụ những đảng phái đố kỵ nhau, Phật tử xung đột với Ky-tô hữu, Quốc Trưởng và Thủ Tướng không ưa nhau ( Phan khắc Sửu/ Phan huy Quát)…Các đơn vị quân đội nổi loạn, quân đội ghìm súng trước quân đội.
Năm 1969 Tướng Wesmoreland cho biết nếu Mỹ không đổ quân vào Đà Nẵng năm 1965 thì VNCH sẽ mất trong sáu tháng, trung tướng Ngô Quang Trưởng cũng nói năm 1965 tình hình an ninh của ta rất nguy kịch .
Lính Mỹ tự do đổ vào miền Nam càng ngày càng nhiều. Tệ đoan xã hội, đĩ điếm, cần sa, bạch phiến, …
*Dụ số 10 ra đời dưới thời Pháp thuộc. Nếu muốn tái xét Dụ này thì Quốc Hội với đa số Phật tử phải đem ra Quốc Hội biểu quyết để ra một sắc luật mới. Tại sao họ không chịu làm trong vai trò lập pháp của họ mà cứ đổ tội cho TT. Diệm? Bên Quốc Hội có 75 trong tổng số 123 dân biểu Quốc Hội là Phật Tử .
*Theo Tiến sĩ sử gia, tác giả của cuốn “Political Monks: The Militant Buddhist Movement during the Vietnam War ” thì :
“ Nam Việt Nam trong thế kỷ Hai Mươi thường bị gọi nhầm là một đất nước Phật giáo. Trong một đất nước với 15 trrệu dân, có khoảng 3 đến 4 triệu Phật tử và trong số này chỉ khoảng một nửa thực sự hành đạo. Khoảng 4 triệu người cho Khổng giáo là tín ngưỡng cơ bản. Một triệu rưỡi công dân Việt Nam theo Công giáo, và khoảng hai triệu rưỡi hay ba triệu theo đạo Cao Đài và Hoà Hảo. Số còn lại thờ linh vật hoặc theo đạo Lão, Tin lành, Ấn Độ giáo, hay Hồi giáo, v.v…”.
@ Nguyen Bao:”Sau cùng, ngày 11-6-1965, trong một phiên họp tại Phủ Thủ Tướng có sự tham dự của Quốc trưởng Sửu và rất nhiều tướng lãnh,cuộc khủng hoảng đã được giải quyết một cách hoàn toàn bất ngờ. Ông Bùi Diễm, lúc đó là bộ trưởng Phủ Thủ Tướng, đã ghi lại trong cuốn hồi ký của ông, Gọng Kìm Lịch Sử, như sau: “…Gần bốn năm chục người chen chúc nhau trong một bầu không khí căng thẳng. Cả ông Sửu lẫn ông Quát không ai chịu nhượng bộ, tình trạng bế tắc mặc nhiên đặt quân đội vào vai trò trọng tài. Lấy cớ rằng đất nước đang trong tình trạng chiến tranh, họ đòi hỏi chính phủ và ông Sửu phải sớm giải quyết vấn đề. Lời qua tiếng lại mỗi lúc một gay gắt, bác sĩ Quát tuyên bố ngay tại hội trường là ông quyết định từ chức và giải tán chính phủ. Quyết định của ông đã buộc ông Sửu cũng phải từ chức theo, mở đường cho một giai đoạn mới trong lịch sử miền Nam, giai đoạn quân nhân nắm chính quyền.”
Dựa trên Tuyên Cáo giao quyền lại cho Quân Đội của Quốc trưởng, Thủ tướng và Chủ tịch Hội Đồng Quốc Gia Lập Pháp, toàn thể các tướng lãnh và tư lệnh quân binh chủng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã nhóm họp ngày14-6-1965 và quyết định thành lập hai ùy ban: 1) Ùy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia do Trung tướng Nguyễn VănThiệu làm Chủ Tịch (Quốc Trưởng), “thay mặt toàn thể Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa điều khiển quốc gia”, và2) Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương do Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ Tịch (Thủ Tướng), “phụ trách điều khiển hành pháp”
Công tâm mà nói TT Diệm là người liêm chính, yêu nước, nhưng ông vì vị nể tình cảm gia đình nên thất bại, đặc biệt về vấn đề Phật giáo và bà Trần lệ Xuân.
-Ai cũng biết đa số Dân VN là Phật giáo, vậy mà chính quyền không nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa ra Vụ số 10 làm cho phe Phật giáo bất mãn. Hơn nữa trong thực tế, những quan chức muốn chức vụ cao cấp từ trung ương tới địa phương muốn được đề cử ít nhiều phải vận động cửa sau hay nhờ vã các Cha xứ, đặc biệt là tổng giám mục Ngô Đình Thục. Do đó có dư luận cho rằng ông Thục dựa hơi em mình làm TT muốn công giáo Hoá miền Nam.
-Thứ hai ông Nhu làm cố vấn làm cho người ta tin rằng đây là gia đình trị —nhất là Việt Cộng lợi dụng khai thác triệt để chống chính quyền miền Nam. Và với nền văn hóa trọng Nam khinh Nữ ở VN lúc đó vẫn còn khắc khe trong khi đó thì bà Nhu đi tuyên bố nhiều điều vô cùng thất sách!
Xin lỗi. Quan Sát đã lầm to về Dụ số 10.
Dụ này được ban hành dưới thời Bảo Đại khi thực dân Pháp chưa rút khỏi VN.
thưa ông. Nếu muôn vô hiệu hoá thì Quốc Hội có quyền này mà QH thì đa số
là Phật tử thì càng dễ dàng hơn nữa nhưng tại sao họ không làm ?
Xin lỗi, trong còm của tôi bên dưới, các đoạn văn cần được xóa bỏ :
“Đài Phát Thanh Sài Gòn chính thức loan báo thành phần tướng lãnh và sĩ quan tham dự cuộc binh biến : Các Trung Tướng Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Nguyễn Ngọc Lễ, Trần Văn Minh; các Thiếu Tướng Lê Văn Nghiêm, Mai Hữu Xuân, Trần Tử Oai, Lê Văn Kim, Phạm Xuân Chiểu, Tôn Thất Đính, Nguyễn Văn Là, Trần Thiện Khiêm, Trần Ngọc Tám và Nguyễn Giác Ngộ; các Đại Tá Đỗ Mậu, Nguyễn Khương, Dương Ngọc Lắm, Nguyễn Văn Thiệu; các Trung Tá Lê Nguyên Khang, Khổng Văn Tuyên, Đỗ Ngọc Nhận và Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Thiệt.”
“Nhà biên khảo nổi tiếng Trần Đông Phong với những bài viết về Việt nam . Ông Trần Đông Phong đã viết: …Vào năm 1963 khi cả hai ông Ngô Đình Diệm và Kennedy bị giết thì con số cố vấn Mỹ tại Việt Nam đã lên đến 17.000. Dưới thời Tổng Thống Kennedy, người Mỹ đã nhiều lần tỏ ý muốn đưa quân tác chiến Mỹ sang Việt Nam để có thể thanh toán được việt cộng một cách nhanh chóng hơn, tuy nhiên Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã cực lực chống lại điều đó.
“……. Tổng Thống Ngô Đình Diệm chủ trương Hoa Kỳ nên gia tăng viện trợ kinh tế và quân sự cho Việt Nam để cho người Việt Nam có đủ sức mạnh chống lại cộng sản và ông đã yêu cầu như trên với Phó Tổng Thống Lyndon B. Johnson khi ông sang viếng thăm Việt Nam:
. tôi có đề nghị với Phó Tổng Thống Lyndon Jobnson là cần tăng viện trợ kinh tế và quân sự để miền Nam Việt Nam hùng mạnh hơn. Hơn nữa, người lính Việt Nam được trang bị đơn giản và ít tổn phí, tiền chi phí cho một Quân Nhân Mỹ có thể dùng cho 5 Quân Nhân Việt Nam hay nhiều hơn, vả lại ngoài sự tổn phí, diệu vợi trong sự chuyển quân sang Việt Nam, sinh mạng của người lính Hoa Kỳ sẽ làm cho dư luận và dân chúng Mỹ lo lắng, phiền muộn thêm”
[Hoàng Lạc và Hà Mai Việt: “Nam Việt Nam 1954-1975: Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới”.
Sau 11/1963, trong đám tướng tá tạo phản không tên nào dám đứng ra vỗ ngực khoe đã thay mặt quốc dân hạ lệnh giết “hai tên bạo chúa Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu” !!!
Trong cuốn “Our Endless Wars “, trung tướng Trần văn Đôn đã viết như sau:
“Big Minh không bao giờ nhận trách nhiệm về vụ cố sát anh em ông Diệm. Mỗi khi vấn đề được nêu ra, ông ta lại tìm cách lôi kéo tôi vàọ . Trong thời gian bị lưu đày tại Vọng Các, big Minh đã thanh minh với một linh mục Công giáo rằng ông không có trách nhiệm gì về vụ giết ông Diệm, big Minh còn khuyên linh mục, nếu muốn biết rõ câu chuyện, thì nên đến hỏi tôi” (Our Endless Wars).
Theo Bà Ellen J. Hammer , người quen biết rất nhiều với các nhân vật quan trọng ở Miền Nam, trong cuốn “ A Death in November “, nói : Sau khi tình hình đã thay đổi nhiều trong liên hệ của các Tướng lãnh, năm 1971, Tổng thống Thiệu đã nói thẳng “ Tướng Big Minh là người ra lệnh giết 2 Ông Diệm và Nhu “.
Cựu Đại tướng Nguyễn Khánh, hồi cuối năm 2001, tại Orange County, đã trả lời nữ phóng viên truyền hình Thanh Thúy về cái chết của hai Ông Diệm và Nhu, Tướng Khánh nói : “ Dương Văn Minh ra lệnh giết 2 Ông Diệm và Nhu vì tư thù… “ .
Trong một cuộc mạn đàm trước Giáng Sinh năm 2004, tại Springfields- Virginia, cựu Đại tướng Cao Văn Viên đã xác nhận với Ông Lâm Lễ Trinh, cựu Bộ trưởng Nội Vụ trong chính phủ Ngô Đình Diệm, từ 1954 đến 1959, là : Dương Văn Minh ra lệnh cho đại úy Nhung, cận vệ của mình, phải giết hai Ông Diệm và Nhu với sự giám sát của Tướng Mai hữu Xuân, người chỉ huy đoàn xe đi “ bắt “ hai Ông Diệm và Nhu tại nhà thờ Cha Tam …
Luật sư, cựu thượng nghị sĩ Nguyễn Văn Chức : Ứng cử viên tổng thống Dương văn Minh, trong nhiều cuộc phỏng vấn, tuyên bố rằng ông Thiệu phải chịu trách nhiệm về cái chết của anh em ông Diệm trong cuộc đảo chánh 1963. Ứng cử viên Dương văn Minh nói: “Thiệu, lúc đó là một đại tá tham gia cuộc đảo chánh, đã không đem quân vào Dinh Tổng Thống đúng thời điểm để ngăn chặn Ngô Đình Diệm trốn thoát”. Theo ông Minh, nếu anh em ông Diệm bị bắt giữ ngay trong dinh Gia Long, họ đã không bị giết. (Tài liệu ngày 20/7/71 về VN tại thư viện quốc hội Mỹ ghi như sau: “Minh said Thieu, then a colonel who had participated in the coup, had failed to bring his troops to the presidential palace in time to prevent Diem trom escaping. Minh held that if Diem and his brother had been taken into custody at the palace they would not have been murdered”).
“Ứng cử viên đương kim tổng thống Nguyễn văn Thiệu, khi thấy tướng Minh liên can mình vào vụ ám sát ông Diệm, đã chửi tướng Minh là” thằng hèn và thằng nói láo “.
“Ông Thiệu nói: lúc đó ông được tướng Trần thiện Khiêm cho biết Dương văn Minh đã nói với ông ta (tức Trần thiện Khiêm) rằng: đảo chánh phiền phức và khó khăn quá, chi bằng áp dụng phương thức dễ nhất, là ám sát Diệm. (tài liệu ngày 20/7/71 ghi như sau: Thieu called Minh a coward and a liar when linking him to the Diem assassination. .. Thieu said at the time he had been informed by gen. Tran thien Khiem, now premier, that Minh had told him the coup was so complicated and difficult that the easiest way is to assassinate Diem).
“Hồ sơ lưu trữ tại Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ ngày 20 và 21/7/71 có ghi rõ những lời nói trên của đại tứơng Dương văn Minh, kèm theo lời của đương kim tổng thống VN Nguyễn văn Thiệu gọi cựu quốc trưởng VN Dương văn Minh, chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng, là “thằng hèn và thằng nói láo”.
Về Thủ tướng “ngậm miệng ăn tiền” Trần Thiện Khiêm, ông Nguyễn Văn Ngân – phụ tá TT Thiệu, qua miệng cố TT Thiệu, đã tố cáo ông này là “công cụ trung thành của CIA”, là người phải chịu trách nhiệm về cái chết của hai ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu khi được hỏi:
“Ông Thiệu nói với ông… bọn “xịa” ngồi trong Hội đồng An ninh Quốc Gia; ông muốn ám chỉ ai?”
Ông Nguyễn Văn Ngân đã trả lời như sau:
“Ông Thiệu đâu cần phải ám chỉ. Trong số nầy, một nhân vật then chốt và thường trực của Hội đồng An Ninh Quốc Gia là ông Trần Thiện Khiêm, Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Nội vụ, kiêm Tổng trưởng Quốc Phòng mà cả nước đều biết là một công cụ trung thành của Mỹ, là nhân vật chủ chốt trong cuộc đảo chánh 1-11-63.
“Trước đây, các ông Diệm, Nhu cũng biết ông Khiêm là người của CIA nhưng đã lầm lẫn về con người của ông Khiêm nên đã giao chức vụ Tham mưu trưởng liên quân với mục đích “neutralizer” các âm mưu đảo chánh của người Mỹ, cuối cùng cả hai anh em đều bị thảm sát dưới tay ông Khiêm. Các ông Diệm, Nhu là những người được giáo dục và lớn lên trong môi trường có tính cách khuôn mẫu, kinh điển, vẫn tưởng rằng những ân sủng của chế độ, những tình cảm xử sự như con cháu trong gia đình, cùng sự biến cải từ một sĩ quan cấp thấp trong quân đội đánh thuê của Pháp thành một tướng lãnh đứng đầu trong quân đội quốc gia có lý tưởng, có nhân cách, nhân phẩm…, sẽ hết lòng bảo vệ chế độ.”
Trong trả lời phỏng vấn của ông Trần Phong Vũ, ông Nguyễn Văn Ngân đã tìm mọi cách quy tội giết anh em ông Ngô Đình Diệm cho ông Trần Thiện Khiêm.
Sau khi quy kết cố TT Dương Văn Minh “phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về cái chết của hai anh em ông Diệm,” ông Ngân khẳng định:
“… tuy nhiên, thủ phạm chính và giấu mặt là người chủ chốt thực hiện vụ 1-11-63 tức ông Khiêm – là người đã triệu tập Hội đồng Tướng lãnh, điều động lực lượng an ninh của Tổng Tham Mưu và nắm giữ lực lượng chủ lực của cuộc đảo chánh tức sư đoàn 5. Vào lúc ông Diệm quyết định ra trình diện đã chỉ thị cho sĩ quan tùy viên phải cố liên lạc trực tiếp với ông Khiêm như một bảo đảm cho sinh mạng, và chính ông Khiêm đã nhận điện thoại của đại úy Đỗ Thọ nhưng đã cố tình bất động, mượn tay ông Minh và nhóm tướng lãnh bất mãn để thi hành chỉ thị của người Mỹ.”
Ông Phụ tá Nguyễn Văn Ngân còn củng cố lập luận kết tội ông cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm là “chính phạm” đã sát hại anh em ông Diệm trong biến cố 1-11-63 bằng cách diễn tả “Ông Thiệu im lặng một lúc, hoàn toàn không phản bác mà chỉ hỏi một cách thụ động: Anh nghĩ như vậy sao?
Tôi (ông Ngân) đáp: Không phải tôi nghĩ như vậy mà sự thực là như vậy. Nếu Tổng thống ở vào địa vị ông Khiêm, Tổng thống sẽ xử sự như thế nào? Chức vụ Tham mưu trưởng liên quân là chức vụ được Tổng thống tín nhiệm và trực tiếp bổ nhiệm để cầm đầu quân đội, bảo vệ chế độ, thế mà lại làm tay sai cho ngoại bang, lợi dụng chức vụ lật đổ chế độ – ông Khiêm thừa hiểu đó là một hành động phản quốc nếu ông Diệm sống sót; hơn nữa với những ân sủng của ông Diệm cho ông Khiêm cùng sự xử sự như con cháu trong gia đình thì sự phản trắc cũng đủ để ông Khiêm phải thủ tiêu ông Diệm hầu khỏi thấy mặt.”
Và ông Ngân đã lớn tiếng kết tội: “Việc giết Tổng Thống Diệm là một tội phạm lịch sử. Những người nhúng tay vào máu của ông Diệm không bao giờ dám ngẩng mặt lên nhận trách nhiệm: những người bị lộ diện đã sống một cách lén lút cho đến cuối đời như Dương Văn Minh, Mai Hữu Xuân, những kẻ ném đá dấu tay thì vẫn tiếp tục ẩn mặt và trút trách nhiệm lên đầu những người đã chết.”
Không biết có phải vì nhu cầu “mót” bênh vực cho cố TT Thiệu mà ông Ngân đã “sơ hở” khi kể lại câu chuyện như sau:
“Để rõ thêm con người của ông Khiêm, đây là câu chuyện ông Thiệu đã kể lại cho tôi lúc gặp tại London năm 1983. Tôi hỏi ông Thiệu: “Tổng thống vẫn liên lạc với ông Khiêm?”
-Không.
-Lý do?
– Anh nghĩ xem tôi và ông ta cùng đi qua Đài Loan một lúc; ở Đài Loan tôi qua Anh thăm thằng Lộc(con trai ông Thiệu) để giải thích và an ủi nó về vụ 30-4, người lớn còn “xấc bấc, xang bang”, huống gì nó là một đứa nhỏ. Trong khi tôi vắng mặt, ông Khiêm đến chào bác Sáu để đi Mỹ (ông Kiểu, đại sứ tại Đài Loan – anh ông Thiệu). Ông Khiêm nói với bác Sáu: trong hai anh em phải có một người qua bên đó để nói lên tiếng nói của mình… Bác Sáu cười mỉa mai: “Thế thì tôi chúc chú lên đường bình an…”. Trong thời gian tôi ở Đài Loan, ông Khiêm không hề nói với tôi về việc ông làm thủ tục đi Mỹ…”
Đây là chỗ “hớ hênh” của ông Nguyễn Văn Ngân khi tìm mọi cách đổ tội cho ông Trần Thiện Khiêm, để bênh vực cho TT Thiệu, vì trước đó chính ông Ngân đã cho biết TT Nguyễn Văn Thiệu đã biết ông Trần Thiện Khiêm là người của CIA, là tay sai của Mỹ, đã giết hại người đã ra ơn cho mình là cố TT Ngô Đình Diệm, chẳng lẽ tới lúc đó, Tổng thống Thiệu vẫn còn cố bám vào ông Trần Thiện Khiêm để được ông này giới thiệu để tiếp tục qua Mỹ làm tay sai cho Mỹ?! Chẳng lẽ tới lúc đó TT Nguyễn Văn Thiệu và cả ông Nguyễn Văn Ngân không biết là ông Thủ tướng Trần Thiện Khiêm đã được lệnh của CIA theo TT Nguyễn Văn Thiệu qua Đài Loan để “kềm chế” ông ta để ông ta không thể tìm cách… quậy phá? Chẳng phải chính sau đó, ông Ngân đã cho biết là “sau 30-4-75, bà Anna Chennault có qua Đài Loan cho ông Thiệu biết là chánh phủ Mỹ không hoan nghênh việc ông Thiệu vào Mỹ” .
Đài Phát Thanh Sài Gòn chính thức loan báo thành phần tướng lãnh và sĩ quan tham dự cuộc binh biến : Các Trung Tướng Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Nguyễn Ngọc Lễ, Trần Văn Minh; các Thiếu Tướng Lê Văn Nghiêm, Mai Hữu Xuân, Trần Tử Oai, Lê Văn Kim, Phạm Xuân Chiểu, Tôn Thất Đính, Nguyễn Văn Là, Trần Thiện Khiêm, Trần Ngọc Tám và Nguyễn Giác Ngộ; các Đại Tá Đỗ Mậu, Nguyễn Khương, Dương Ngọc Lắm, Nguyễn Văn Thiệu; các Trung Tá Lê Nguyên Khang, Khổng Văn Tuyên, Đỗ Ngọc Nhận và Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Thiệt.
Trong cuốn Les Guerres du Viet am và Our Endless Wars, trung tướng Trần văn Đôn đã viết như sau: “Big Minh không bao giờ nhận trách nhiệm về vụ cố sát anh em ông Diệm. Mỗi khi vấn đề được nêu ra, ông ta lại tìm cách lôi kéo tôi vàọ Trong thời gian bị lưu đày tại Vọng Các, big Minh đã thanh minh với một linh mục công giáo rằng ông không có trách nhiệm gì về vụ giết ông Diệm, big Minh còn khuyên linh mục, nếu muốn biết rõ câu chuyện, thì nên đến hỏi tôi” (Our Endless Wars, trang 113).
Theo Bà Ellen J. Hammer , người quen biết rất nhiều với các nhân vật quan trọng ở Miền Nam, trong cuốn “ A Death in November “, có nói : Sau khi tình hình đã thay đổi nhiều trong liên hệ của các Tướng Lãnh, năm 1971 Tổng Thống Thiệu đã nói thẳng “ Tướng Big Minh là người ra lệnh giết 2 Ông Diệm và Nhu “.
Cựu Đại tướng Nguyễn Khánh, hồi cuối năm 2001, tại Orange County, đã trả lời nữ Phóng Viên truyền hình Thanh Thúy về cái chết của hai Ông Diệm và Nhu, Tướng Khánh nói : “ Dương Văn Minh ra lệnh giết 2 Ông Diệm và Nhu vì tư thù… “
Trong một cuộc mạn đàm thân tình và cởi mở trước Giáng Sinh năm 2004, tại Springfields- Virginia, cựu Đại Tướng Cao Văn Viên đã xác nhận với Ông Lâm Lễ Trinh, cựu Bộ Trưởng Nội Vụ trong chính phủ Ngô Đình Diệm, từ 1954 đến 1959, là : Dương Văn Minh ra lệnh cho Đại Úy Nhung, cận vệ của mình, phải giết hai Ông Diệm và Nhu với sự giám sát của Tướng Mai Hữu Xuân, người chỉ huy đoàn xe đi “ bắt “ hai Ông Diệm và Nhu tại nhà thờ Cha Tam …
Luật sư, cựu thượng nghị sĩ Nguyễn Văn Chức : Ứng cử viên tổng thống Dương văn Minh, trong nhiều cuộc phỏng vấn, tuyên bố rằng ông Thiệu phải chịu trách nhiệm về cái chết của anh em ông Diệm trong cuộc đảo chánh 1963. Ứng cử viên Dương văn Minh nói: “Thiệu, lúc đó một đại tá tham gia cuộc đảo chánh, đã không đem quân vào dinh tổng thống đúng thời điểm để ngăn chặn Ngô Đình Diệm trốn thoát”. Theo ông Minh, nếu anh em ông Diệm bị bắt giữ ngay trong dinh Gia Long, họ đã không bị giết. (Tài liệu ngày 20/7/71 về VN tại thư viện quốc hội Mỹ ghi như sau: “Minh said Thieu, then a colonel who had participated in the coup, had failed to bring his troops to the presidential palace in time to prevent Diem trom escaping. Minh held that if Diem and his brother had been taken into custody at the palace they would not have been murdered”).
Ứng cử viên đương kim tổng thống Nguyễn văn Thiệu, khi thấy tướng Minh liên can mình vào vụ ám sát ông Diệm, đã chửi tướng Minh là thằng hèn và thằng nói láo.
Ông Thiệu nói: lúc đó ông được tướng Trần thiện Khiêm, bây giờ là thủ tướng cho biết Dương văn Minh đã nói với ông ta (tức Trần thiện Khiêm) rằng: đảo chánh phiền phức và khó khăn quá, chi bằng áp dụng phương thức dễ nhất, là ám sát Diệm. (tài liệu ngày 20/7/71 ghi như sau: Thieu called Minh a coward and a liar when linking him to the Diem assassination. .. Thieu said at the time he had been informed by gen. Tran thien Khiem, now premier, that Minh had told him the coup was so complicated and difficult that the easiest way is to assassinate Diem).
Hồ sơ lưu trữ tại thư viện quốc hội Hoa Kỳ ngày 20 và 21/7/71 có ghi rõ những lời nói trên của đại tứơng Dương văn Minh, kèm theo lời của đương kim tổng thống VN Nguyễn văn Thiệu gọi cựu quốc trưởng VN Dương văn Minh, chủ tịch hội đồng quân nhân cách mạng, là “thằng hèn và thằng nói láo”.
Về Thủ Tướng “ngậm miệng ăn tiền” Trần Thiện Khiêm, ông Nguyễn Văn Ngân, qua miệng cố TT Thiệu, đã tố cáo ông này là “công cụ trung thành của CIA”, là người phải chịu trách nhiệm về cái chết của hai ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu khi được hỏi:
“Ông Thiệu nói với ông… bọn “xịa” ngồi trong Hội đồng An ninh Quốc Gia; ông muốn ám chỉ ai?”
Ông Nguyễn Văn Ngân đã trả lời như sau:
“Ông Thiệu đâu cần phải ám chỉ. Trong số nầy, một nhân vật then chốt và thường trực của Hội đồng an ninh quốc gia là ông Trần Thiện Khiêm, Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Nội vụ, kiêm Tổng trưởng Quốc Phòng mà cả nước đều biết là một công cụ trung thành của Mỹ, là nhân vật chủ chốt trong cuộc đảo chánh 1-11-63.
“Trước đây, các ông Diệm, Nhu cũng biết ông Khiêm là người của CIA nhưng đã lầm lẫn về con người của ông Khiêm nên đã giao chức vụ Tham mưu trưởng liên quân với mục đích “neutralizer” các âm mưu đảo chánh của người Mỹ, cuối cùng cả hai anh em đều bị thảm sát dưới tay ông Khiêm. Các ông Diệm, Nhu là những người được giáo dục và lớn lên trong môi trường có tính cách khuôn mẫu, kinh điển, vẫn tưởng rằng những ân sủng của chế độ, những tình cảm xử sự như con cháu trong gia đình, cùng sự biến cải từ một sĩ quan cấp thấp trong quân đội đánh thuê của Pháp thành một tướng lãnh đứng đầu trong quân đội quốc gia có lý tưởng, có nhân cách, nhân phẩm…, sẽ hết lòng bảo vệ chế độ.”
Trong trả lời phỏng vấn của ông Trần Phong Vũ, ông Nguyễn Văn Ngân đã tìm mọi cách quy tội giết anh em ông Ngô Đình Diệm cho ông Trần Thiện Khiêm.
Sau khi quy kết cố TT Dương Văn Minh “phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về cái chết của hai anh em ông Diệm,” ông Ngân khẳng định:
“… tuy nhiên, thủ phạm chính và giấu mặt là người chủ chốt thực hiện vụ 1-11-63 tức ông Khiêm – là người đã triệu tập Hội đồng Tướng lãnh, điều động lực lượng an ninh của Tổng Tham Mưu và nắm giữ lực lượng chủ lực của cuộc đảo chánh tức sư đoàn 5. Vào lúc ông Diệm quyết định ra trình diện đã chỉ thị cho sĩ quan tùy viên phải cố liên lạc trực tiếp với ông Khiêm như một bảo đảm cho sinh mạng, và chính ông Khiêm đã nhận điện thoại của đại úy Đỗ Thọ nhưng đã cố tình bất động, mượn tay ông Minh và nhóm tướng lãnh bất mãn để thi hành chỉ thị của người Mỹ.”
Ông Phụ tá Nguyễn Văn Ngân còn củng cố lập luận kết tội ông cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm là “chính phạm” đã sát hại anh em ông Diệm trong biến cố 1-11-63 bằng cách diễn tả “Ông Thiệu im lặng một lúc, hoàn toàn không phản bác mà chỉ hỏi một cách thụ động: Anh nghĩ như vậy sao?
Tôi (ông Ngân) đáp: Không phải tôi nghĩ như vậy mà sự thực là như vậy. Nếu Tổng thống ở vào địa vị ông Khiêm, Tổng thống sẽ xử sự như thế nào? Chức vụ Tham mưu trưởng liên quân là chức vụ được Tổng thống tín nhiệm và trực tiếp bổ nhiệm để cầm đầu quân đội, bảo vệ chế độ, thế mà lại làm tay sai cho ngoại bang, lợi dụng chức vụ lật đổ chế độ – ông Khiêm thừa hiểu đó là một hành động phản quốc nếu ông Diệm sống sót; hơn nữa với những ân sủng của ông Diệm cho ông Khiêm cùng sự xử sự như con cháu trong gia đình thì sự phản trắc cũng đủ để ông Khiêm phải thủ tiêu ông Diệm hầu khỏi thấy mặt.”
Và ông Ngân đã lớn tiếng kết tội: “Việc giết Tổng Thống Diệm là một tội phạm lịch sử. Những người nhúng tay vào máu của ông Diệm không bao giờ dám ngẩng mặt lên nhận trách nhiệm: những người bị lộ diện đã sống một cách lén lút cho đến cuối đời như Dương Văn Minh, Mai Hữu Xuân, những kẻ ném đá dấu tay thì vẫn tiếp tục ẩn mặt và trút trách nhiệm lên đầu những người đã chết.”
Không biết có phải vì nhu cầu “mót” bênh vực cho cố TT Thiệu mà ông Ngân đã “sơ hở” khi kể lại câu chuyện như sau:
“Để rõ thêm con người của ông Khiêm, đây là câu chuyện ông Thiệu đã kể lại cho tôi lúc gặp tại London năm 1983. Tôi hỏi ông Thiệu: “Tổng thống vẫn liên lạc với ông Khiêm?”
-Không.
-Lý do?
– Anh nghĩ xem tôi và ông ta cùng đi qua Đài Loan một lúc; ở Đài Loan tôi qua Anh thăm thằng Lộc(con trai ông Thiệu) để giải thích và an ủi nó về vụ 30-4, người lớn còn “xấc bấc, xang bang”, huống gì nó là một đứa nhỏ. Trong khi tôi vắng mặt, ông Khiêm đến chào bác Sáu để đi Mỹ (ông Kiểu, đại sứ tại Đài Loan – anh ông Thiệu). Ông Khiêm nói với bác Sáu: trong hai anh em phải có một người qua bên đó để nói lên tiếng nói của mình… Bác Sáu cười mỉa mai: “Thế thì tôi chúc chú lên đường bình an…”. Trong thời gian tôi ở Đài Loan, ông Khiêm không hề nói với tôi về việc ông làm thủ tục đi Mỹ…”
Đây là chỗ “hớ hênh” của ông Nguyễn Văn Ngân khi tìm mọi cách đổ tội cho ông Trần Thiện Khiêm, để bênh vực cho TT Thiệu, vì trước đó chính ông Ngân đã cho biết TT Nguyễn Văn Thiệu đã biết ông Trần Thiện Khiêm là người của CIA, là tay sai của Mỹ, đã giết hại người đã ra ơn cho mình là cố TT Ngô Đình Diệm, chẳng lẽ tới lúc đó, Tổng thống Thiệu vẫn còn cố bám vào ông Trần Thiện Khiêm để được ông này giới thiệu để tiếp tục qua Mỹ làm tay sai cho Mỹ?! Chẳng lẽ tới lúc đó TT Nguyễn Văn Thiệu và cả ông Nguyễn Văn Ngân không biết là ông Thủ tướng Trần Thiện Khiêm đã được lệnh của CIA theo TT Nguyễn Văn Thiệu qua Đài Loan để “kềm chế” ông ta để ông ta không thể tìm cách… quậy phá? Chẳng phải chính sau đó, ông Ngân đã cho biết là “sau 30-4-75, bà Anna Chennault có qua Đài Loan cho ông Thiệu biết là chánh phủ Mỹ không hoan nghênh việc ông Thiệu vào Mỹ”
Nhà biên khảo nổi tiếng Trần Đông Phong với những bài viết về Việt nam . Ông Trần Đông Phong đã viết: …Vào năm 1963 khi cả hai ông Ngô Đình Diệm và Kennedy bị giết thì con số cố vấn Mỹ tại Việt Nam đã lên đến 17.000. Dưới thời Tổng Thống Kennedy, người Mỹ đã nhiều lần tỏ ý muốn đưa quân tác chiến Mỹ sang Việt Nam để có thể thanh toán được việt cộng một cách nhanh chóng hơn, tuy nhiên Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã cực lực chống lại điều đó.
……. Tổng Thống Ngô Đình Diệm chủ trương Hoa Kỳ nên gia tăng viện trợ kinh tế và quân sự cho Việt Nam để cho người Việt Nam có đủ sức mạnh chống lại cộng sản và ông đã yêu cầu như trên với Phó Tổng Thống Lyndon B. Johnson khi ông sang viếng thăm Việt Nam:
. tôi có đề nghị với Phó Tổng Thống Lyndon Jobnson là cần tăng viện trợ kinh tế và quân sự để miền Nam Việt Nam hùng mạnh hơn. Hơn nữa, người lính Việt Nam được trang bị đơn giản và ít tổn phí, tiền chi phí cho một Quân Nhân Mỹ có thể dùng cho 5 Quân Nhân Việt Nam hay nhiều hơn, vả lại ngoài sự tổn phí, diệu vợi trong sự chuyển quân sang Việt Nam, sinh mạng của người lính Hoa Kỳ sẽ làm cho dư luận và dân chúng Mỹ lo lắng, phiền muộn thêm”
[Hoàng Lạc và Hà Mai Việt: “Nam Việt Nam 1954-1975: Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới”.
Về Thủ Tướng “ngậm miệng ăn tiền” Trần Thiện Khiêm, ông Nguyễn Văn Ngân, qua miệng cố TT Thiệu, đã tố cáo ông này là “công cụ trung thành của CIA”, là người phải chịu trách nhiệm về cái chết của hai ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu khi được hỏi:
“Ông Thiệu nói với ông… bọn “xịa” ngồi trong Hội đồng An ninh Quốc Gia; ông muốn ám chỉ ai?”
Ông Nguyễn Văn Ngân đã trả lời như sau:
“Ông Thiệu đâu cần phải ám chỉ. Trong số nầy, một nhân vật then chốt và thường trực của Hội đồng an ninh quốc gia là ông Trần Thiện Khiêm, Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Nội vụ, kiêm Tổng trưởng Quốc Phòng mà cả nước đều biết là một công cụ trung thành của Mỹ, là nhân vật chủ chốt trong cuộc đảo chánh 1-11-63.
“Trước đây, các ông Diệm, Nhu cũng biết ông Khiêm là người của CIA nhưng đã lầm lẫn về con người của ông Khiêm nên đã giao chức vụ Tham mưu trưởng liên quân với mục đích “neutralizer” các âm mưu đảo chánh của người Mỹ, cuối cùng cả hai anh em đều bị thảm sát dưới tay ông Khiêm. Các ông Diệm, Nhu là những người được giáo dục và lớn lên trong môi trường có tính cách khuôn mẫu, kinh điển, vẫn tưởng rằng những ân sủng của chế độ, những tình cảm xử sự như con cháu trong gia đình, cùng sự biến cải từ một sĩ quan cấp thấp trong quân đội đánh thuê của Pháp thành một tướng lãnh đứng đầu trong quân đội quốc gia có lý tưởng, có nhân cách, nhân phẩm…, sẽ hết lòng bảo vệ chế độ.”
Trong trả lời phỏng vấn của ông Trần Phong Vũ, ông Nguyễn Văn Ngân đã tìm mọi cách quy tội giết anh em ông Ngô Đình Diệm cho ông Trần Thiện Khiêm.
Sau khi quy kết cố TT Dương Văn Minh “phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về cái chết của hai anh em ông Diệm,” ông Ngân khẳng định:
“… tuy nhiên, thủ phạm chính và giấu mặt là người chủ chốt thực hiện vụ 1-11-63 tức ông Khiêm – là người đã triệu tập Hội đồng Tướng lãnh, điều động lực lượng an ninh của Tổng Tham Mưu và nắm giữ lực lượng chủ lực của cuộc đảo chánh tức sư đoàn 5. Vào lúc ông Diệm quyết định ra trình diện đã chỉ thị cho sĩ quan tùy viên phải cố liên lạc trực tiếp với ông Khiêm như một bảo đảm cho sinh mạng, và chính ông Khiêm đã nhận điện thoại của đại úy Đỗ Thọ nhưng đã cố tình bất động, mượn tay ông Minh và nhóm tướng lãnh bất mãn để thi hành chỉ thị của người Mỹ.”
Ông Phụ tá Nguyễn Văn Ngân còn củng cố lập luận kết tội ông cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm là “chính phạm” đã sát hại anh em ông Diệm trong biến cố 1-11-63 bằng cách diễn tả “Ông Thiệu im lặng một lúc, hoàn toàn không phản bác mà chỉ hỏi một cách thụ động: Anh nghĩ như vậy sao?
Tôi (ông Ngân) đáp: Không phải tôi nghĩ như vậy mà sự thực là như vậy. Nếu Tổng thống ở vào địa vị ông Khiêm, Tổng thống sẽ xử sự như thế nào? Chức vụ Tham mưu trưởng liên quân là chức vụ được Tổng thống tín nhiệm và trực tiếp bổ nhiệm để cầm đầu quân đội, bảo vệ chế độ, thế mà lại làm tay sai cho ngoại bang, lợi dụng chức vụ lật đổ chế độ – ông Khiêm thừa hiểu đó là một hành động phản quốc nếu ông Diệm sống sót; hơn nữa với những ân sủng của ông Diệm cho ông Khiêm cùng sự xử sự như con cháu trong gia đình thì sự phản trắc cũng đủ để ông Khiêm phải thủ tiêu ông Diệm hầu khỏi thấy mặt.”
Và ông Ngân đã lớn tiếng kết tội: “Việc giết Tổng Thống Diệm là một tội phạm lịch sử. Những người nhúng tay vào máu của ông Diệm không bao giờ dám ngẩng mặt lên nhận trách nhiệm: những người bị lộ diện đã sống một cách lén lút cho đến cuối đời như Dương Văn Minh, Mai Hữu Xuân, những kẻ ném đá dấu tay thì vẫn tiếp tục ẩn mặt và trút trách nhiệm lên đầu những người đã chết.”
Không biết có phải vì nhu cầu “mót” bênh vực cho cố TT Thiệu mà ông Ngân đã “sơ hở” khi kể lại câu chuyện như sau:
“Để rõ thêm con người của ông Khiêm, đây là câu chuyện ông Thiệu đã kể lại cho tôi lúc gặp tại London năm 1983. Tôi hỏi ông Thiệu: “Tổng thống vẫn liên lạc với ông Khiêm?”
-Không.
-Lý do?
– Anh nghĩ xem tôi và ông ta cùng đi qua Đài Loan một lúc; ở Đài Loan tôi qua Anh thăm thằng Lộc(con trai ông Thiệu) để giải thích và an ủi nó về vụ 30-4, người lớn còn “xấc bấc, xang bang”, huống gì nó là một đứa nhỏ. Trong khi tôi vắng mặt, ông Khiêm đến chào bác Sáu để đi Mỹ (ông Kiểu, đại sứ tại Đài Loan – anh ông Thiệu). Ông Khiêm nói với bác Sáu: trong hai anh em phải có một người qua bên đó để nói lên tiếng nói của mình… Bác Sáu cười mỉa mai: “Thế thì tôi chúc chú lên đường bình an…”. Trong thời gian tôi ở Đài Loan, ông Khiêm không hề nói với tôi về việc ông làm thủ tục đi Mỹ…”
Đây là chỗ “hớ hênh” của ông Nguyễn Văn Ngân khi tìm mọi cách đổ tội cho ông Trần Thiện Khiêm, để bênh vực cho TT Thiệu, vì trước đó chính ông Ngân đã cho biết TT Nguyễn Văn Thiệu đã biết ông Trần Thiện Khiêm là người của CIA, là tay sai của Mỹ, đã giết hại người đã ra ơn cho mình là cố TT Ngô Đình Diệm, chẳng lẽ tới lúc đó, Tổng thống Thiệu vẫn còn cố bám vào ông Trần Thiện Khiêm để được ông này giới thiệu để tiếp tục qua Mỹ làm tay sai cho Mỹ?! Chẳng lẽ tới lúc đó TT Nguyễn Văn Thiệu và cả ông Nguyễn Văn Ngân không biết là ông Thủ tướng Trần Thiện Khiêm đã được lệnh của CIA theo TT Nguyễn Văn Thiệu qua Đài Loan để “kềm chế” ông ta để ông ta không thể tìm cách… quậy phá? Chẳng phải chính sau đó, ông Ngân đã cho biết là “sau 30-4-75, bà Anna Chennault có qua Đài Loan cho ông Thiệu biết là chánh phủ Mỹ không hoan nghênh việc ông Thiệu vào Mỹ”
Cuối cùng thì tên Thích trí Quang “chọc Trời khuấy nước”, ” coi Trời bằng vung” đã bị tướng “râu kẽm” Nguyễn cao Kỳ- sau khi được Mỹ bật đèn xanh- tóm gáy đưa vào Sài gòn giam lỏng, thế là hết chuyện .
(Trích) Vào tháng Ba năm 1966 xảy ra vụ Biến Động Miền Trung, nguyên do là vì tướng Nguyễn chánh Thi bị cách chức tư lệnh Quân Khu I. Thế là Thích trí Quang kêu gọi biểu tình mang cả bàn thờ Phật xuống đường phản đối, lan rộng từ Huế sang tới Quảng Trị, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Đà Lạt, Phan Thiết, Ban Mê Thuột…
Trung ương cử các tướng Tôn thất Đính, Huỳnh văn Cao, Nguyễn văn Chuận, Phan xuân Nhuận lần lượt ra giải quyết nội vụ nhưng đều thất bại.
Ngày 26.5.1966 đoàn biểu tình Phật giáo đốt cơ quan USIS, Phòng Thông tin và Thư viện Hoa Kỳ ở Huế. Ngày 1.6.1966, cuộc biểu tình đập phá Tòa Lãnh sự Mỹ tại Huế, rải truyền đơn đòi đưa Thích Trí Quang lên làm quốc trưởng và Trần Quang Thuận làm thủ tướng .
Thế nhưng TT Johnson đã kêu gọi chính phủ và các tổ chức đấu tranh hãy chấm dứt các cuộc xô xát “để chống Cộng và thực hiện dân chủ.” Mỹ đã bật đèn xanh cho tướng Nguyễn Cao Kỳ “dẹp loạn”.
Tướng Nguyễn Cao Kỳ lên các đài truyền thanh và truyền hình tuyên bố rằng Cộng sản đã xâm nhập vào các phong trào tranh đấu ở miền Trung và cho biết sẽ dùng võ lực để tái lập an ninh.
“Nhảy dù và thủy quân lục chiến được gửi ra miền Trung dẹp loạn . Cuối cùng thì Phong trào tranh đấu của Trí Quang bị dẹp tan .
“Trí Quang bị giải về Sài Gòn , giam lỏng tại dưỡng đường Duy Tân của bác sĩ Nguyễn Duy Tài – bạn của Trí Quang. Tạị nơi đây, Trí Quang tuyên bố tuyệt thực 100 ngày “.
Tướng Kỳ thuật lại rằng “ Biết các loại thủ đoạn ông ta có thể sẽ dùng đến , tôi cố tình chọn một bệnh viện, ở đó có bác sĩ là bạn của ông ta. Trí Quang trông chẳng giảm cân tí nào. Khi người Mỹ hỏi tôi khi nào ông ta chết, tôi trả lời đừng lo, ông ta sẽ sống để mà còn tiếp tục cuộc đời chính trị của ông ta chớ. Ông ta là một chính trị gia và người bạn bác sĩ đã bí mật cho ông ta ăn…”.
Kể từ đây, cuộc đời làm chính trị của Trí Quang tan thành mây khói.
***Ngày 22/5/1966, các tờ báo lớn ở Mỹ như Chicago Tribune, The New York Times đều đăng bài thủ tướng Nguyễn cao Kỳ tuyên bố Thích trí Quang là tên Cộng sản :
Chicago Tribune, The New York Times: Ky Denounces Thich Tri Quang, Top Buddhist Leader, as a Red
May 22, 1966
VUNGTAU, South Vietnam, May 21 Premier Nguyen Cao Ky tonight described Thich Tri Quang, the most powerful of the anti-Government Buddhist monks, as a Communist.
He strongly defended his use of force against Buddhist-led rebels in Da Nang.
Do you consider Tri Quang a communist ?
“ In my opinion, yes”
*** *Những trích đoạn trong tài liệu Sư Chính Trị -“Political Monks: The Militant Buddhist Movement during the Vietnam War ” của Tiến sĩ sử gia Mark Moyar :
“Từ đầu, nhiều quan sát viên Việt Nam đã tố cáo Trí Quang là một điệp viên cộng sản. Nói chung, các chứng cớ cũng cho thấy quan điểm này là đúng, cho dù không có bằng chứng tuyệt đối. ….
“Một số viện chức cao cấp Mỹ vào thời điểm đó cũng tin Trí Quang là cộng sản. Tuy vậy, CIA vẫn chưa thực sự tin như vậy.
“…Nhiều tướng lãnh Nam Việt Nam trở nên hết sức quan ngại về tình hình đất nước “.
Pháp nạn là đây này : “Tính cho đến ngày 24/9/2019, đã có trên 160 người Tây Tạng – đa số là sư sãi – tự thiêu chống độc tài Tàu cộng. Và Tàu cộng cũng đã phá hủy hơn 6500 tu viện và Học viện Phật Giáo lớn nhất Larung Gar của Tây Tạng, giết chết, bỏ tù hàng ngàn nhà sư và ni cô Tây Tạng , v…v… ”
September 24, 2019- Over the past ten years, more than 160 Tibetans have committed self-immolation—the act of setting yourself on fire—to protest Chinese occupation of their country….
Nhà văn Dương Thu Hương: “ Một dân tộc hiền hòa như dân tộc Tây Tạng đã mất nước vì thiếu khả năng chiến đấu. Quân lính Trung Quốc không chỉ xâm chiếm, tàn phá đất nước Tây Tạng mà còn đổ than hồng vào đầu vào họng các nhà sư và tra tấn họ bằng tất cả những hình thức tra tấn thời Trung cổ.
“Thêm một ví dụ nữa: Ai cũng biết ở Khơ-me đạo Phật là quốc giáo. Vậy mà chính tại xứ sở này nạn diệt chủng đã xảy ra. Hơn hai triệu người bị giết dưới chính quyền Khơ-me đỏ. Thê thảm thay, rất nhiều cuộc tàn sát man rợ lại xảy ra chính tại các chùa. Nơi thờ cúng linh thiêng biến thành địa ngục và giờ đây, thành một thứ bảo tàng lưu giữ đầu lâu của các nạn nhân ” – (Trích )
Ấy vậy mà chẳng thấy Phật tử Việt nam trong và ngoài nước ồ ạt xuống đường biểu tình, tự thiêu, bày bàn thờ Phật tràn lan ra đường, kêu gọi quốc tế can thiệp, v.v… Trong khi đó, hàng năm, cả mấy trăm ngàn người Việt vẫn nườm nượp về Việt nam du hí, gái gú, v..v…!
TT Ngô Đình Diệm có đàn áp Phật giáo không ? Trả lời: Hoàn toàn không.
Trong cuốn “ No More Vietnams” , tổng thống Nixon viết rằng lập luận cho rằng những cuộc biểu tình của Phật tử chống ông Diệm năm 1963 do ông này đàn áp tôn giáo là hoàn toàn sai (false), và ông Nixon đã dành ra 8 trang ðể chứng minh điều đó và kết luận :“Vấn đề đàn áp tôn giáo là hoàn toàn bịa đặt… Chính trị, chứ không phải tôn giáo đã ở trong đầu những kẻ núp đàng sau cuộc khủng hoảng”.
Đại Tướng Harkins : “Các ông sư Phật giáo, họ chỉ thổi phồng mọi thứ chẳng có gì
quan trọng, theo như sự nhận định của tôi” ( “The Buddhists, they just blow everything out of importance, as far as I’m concerned”) .
Cựu hoàng Bảo Đại trong cuốn Con Rồng Việt Nam phê bình rằng: “Các nhà sư được Cộng Sản giật giây và CIA Mỹ tiếp tay hành động…” .
10/1963- Tổng thống Ngô Đình Diệm đã hoan hỉ mời chào khi Liên Hiệp Quốc (LHQ) ngỏ ý muốn “thăm Cộng Hoà Việt Nam để thấy tận mắt tình hình thế nào về liên hệ giữa chính phủ Cộng Hoà Việt Nam và cộng đồng Phật Giáo.” Tổng thống Diệm hứa “sẵn sàng cung cấp cho phái bộ LHQ tất cả những dễ dãi để họ làm tròn nhiệm vụ”.
Một phái bộ gồm đại diện của 7 quốc gia (Afghanistan, Brazil, Ceylon, Costaria, Dahomey, Morocco, Nepal) đến Sài Gòn ngày 24/10/63 . Có tất cả 85 nhân chứng đã làm chứng theo lời yêu cầu của phái bộ, còn 11 nhân chứng nữa đã đến gặp phái bộ với tư cách tình nguyện. Phái bộ nhận được 116 thông báo (communications) của cá nhân, nhóm hay tổ chức tư. Trong số đó, 49 thông báo nhận được ở: Việt Nam, và 67 thông báo tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc, New York.
Bản Phúc Trình của Liên Hiệp Quốc đã chính thức kết luận rằng:
1)- Tại Việt Nam hoàn toàn không có chính sách kỳ thị áp bức hay khủng bố đối với Phật giáo trên căn bản tôn giáo.
2)- Những người khai báo cho phái đoàn biết về vụ nầy thường là chỉ nghe nói lại và trình bày một cách mơ hồ, tổng quát.
3)- Mỗi nhân chứng đều cố gắng tìm một bằng chứng cụ thể để trình với phái đoàn, nhưng rốt cuộc chỉ thấy có một vài hành vi lẻ tẻ, nhỏ nhặt, mang tính cách cá nhân mà thôi.
4)- Vì vậy căn cứ trên những sự kiện, bằng chứng đưa ra từ các người được phái đoàn phỏng vấn, phái đoàn đi đến kết luận rằng: Tổng thống Ngô Đình Diệm và chính quyền của ông ta không chủ trương chính sách chống Phật Giáo vì lý do tôn giáo.
Theo nhà thơ/ nhà báo/ nhà biên khảo Đoàn Thêm và cư sĩ Mai Thọ Truyền : Số chùa ở Miền Nam thời Pháp thuộc là 2200; thời Ngô Đình Diệm tăng lên đến 4700 .
Đức đệ ngũ Tăng thống GHPGVNTN Hòa thượng Thích quảng Độ quả là đã phạm tội vọng ngữ ( – nói không đúng sự thật, có nói không, không nói có -) khi trong Cáo Bạch thoái vị có đoạn :
“ Xét rằng trong Pháp Nạn 1963, hằng trăm Tăng Ni và Phật Tử đã hy sinh thân mạng, vị Pháp thiêu thân, để bảo vệ Đạo Pháp và Dân Tộc, xương máu đó đã làm nền tảng hình thành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất kế tục truyền thống Hai nghìn năm qua của Chư Lịch Đại Tổ Sư mà chúng ta phải tôn quý và bảo vệ“.
Thế nhưng theo phóng viên Hoa kỳ Josh Sanburn viết cho tạp chí Time đầu năm 2011 thì sau khi Thích quảng Đức tự thiêu chỉ có thêm 4 sư và một ni cô nối gót mà thôi ” Afterward, four more monks and a nun set themselves ablaze protesting Diem before his regime finally fell in 1963″.
Trang mạng Wikipedia còn ghi rõ chi tiết rằng sau khi Thích quảng Đức tự thiêu, chỉ có thêm 4 người nối gót :
4/8/63 ở Phan Thiết, Đại đức Thích Nguyên Hương. 13/8/63 ở Huế , Đại đức Thích Thanh Tuệ . 15/8/63 ở Ninh Hòa, ni sư Thích Nữ Diệu Quang.16/8/63 ở Huế, thượng tọa Thích Tiêu Diêu .
Theo trang mạng Wikipedia, có khoảng 17-20 sư sãi và Phật tử tự thiêu tính từ SAU đảo chánh 11/63 cho đến năm 1967.
Tiến sĩ, giáo sư sử học Geoffrey D.T. Shaw:” Không có chuyện kỳ thị Phật giáo vì ông Diệm có các cố vấn và nhiều tướng quân đội theo đạo Phật “ . (Trích )
Có rất nhiều Phật tử trong chính quyền Ngô Đình Diệm :
Nguyễn Ngọc Thơ, Phó Tổng Thống/Đại tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng /Thiếu Tướng Tôn Thất Đính, Tổng Trấn Sài Gòn- Gia Định /Vũ Văn Mẫu, Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao / Quách Tòng Đức, Đổng Lý Văn Phòng / Nguyễn Đình Thuần, Bộ Trưởng phủ Tổng Thống, kiêm Bộ Trưởng Phụ Tá Quốc Phòng/ Đoàn Văn Thêm, Phó Đổng Lý Văn Phòng /Võ Văn Hải, Chánh Võ Phòng / Nguyễn Thành Cung, Tổng Thư Ký / Trần Sử, Bí Thư.
Bên Quốc Hội có 75 trong tổng số 123 dân biểu Quốc Hội là Phật Tử /Trong số 18 Tổng Bộ Trưởng, chỉ có 5 người là Công Giáo /Bên quân đội, tổng số 19 tướng lãnh có quyền hành nhất, thì đã có 16 tướng là Phật Tử.
Các Tư lệnh lữ đoàn Liên binh phòng vệ phủ Tổng thống như Đại tá Hoàng Văn Lạc, Trung tá Lê Ngọc Triển đều là Phật giáo ngoại trừ Trung tá Nguyễn Ngọc Khôi, vị Tư lệnh cuối cùng của Lữ đoàn này là tín đồ Thiên Chúa giáo.
Và ngay chính người thân cận nhất của ông Ngô Đình Nhu là Trung tá Phạm Thư Đường – Chánh văn phòng của cố vấn Nhu – cũng là một Phật tử, Đặc biệt là ông Cao Xuân Vỹ, phụ tá cho ông Ngô Đình Nhu trong chức Tổng thủ lãnh Thanh Niên Cộng Hòa.
Phật tử đại úy Đỗ Thọ : Tùy viên của tổng thống Diệm .
* Ông Ngô Đình Nhu lên tiếng về các vụ biểu tình 1963 : ” “Vấn đề Phật giáo và vấn đề sinh viên được bịa đặt và gây tiếng vang một cách có tổ chức và mạnh mẽ nhằm đầu độc dư luận trong nước cũng như dư luận quốc tế chống lại chính quyền miền Nam Việt Nam vì chính phủ này chống Cộng sản và từ chối làm chính phủ bù nhìn.” (Trích)
* Trò bẩn thỉu, đê tiện, dã man của chính quyền Kennedy nhằm gây chia rẽ hận thù giữa Phật giáo và chính quyền Ngô Đình Diệm bị tướng đảo chánh Tôn thất Đính lột mặt nạ :
Ngày 8/5/63, Thích Trí Quang hô hào Phật tử kéo tới đài phát thanh Huế với âm mưu chiếm đóng trụ sở này. Giữa lúc đó thì xảy ra vụ nổ plastic khiến gây ra 8 trẻ em chết và 17 người bị thương. Trí Quang và các Phật tử vu cáo cho chính phủ Ngô Đình Diệm đã thảm sát Phật tử.
Biến cố to lớn này đã khiến cho phong trào Phật giáo chống chính quyền bùng nổ. Thế nhưng cho đến nay năm 2024, các phim tài liệu của Mỹ về Việt nam thảy đều ém nhẹm vụ này. Vì sao?! đọc kết quả của cuộc điều tra dưới đây của tướng đảo chánh Tôn thất Đính thì rõ ra là chính Mỹ là thủ phạm chớ còn ai vào đó nữa. Chính phủ Ngô Đình Diệm và Cộng sản đều không có loại chất nổ plastic này, thì chắc chắn phải là Mỹ rồi .
Trong cuốn sách 20 Năm Binh Nghiệp xuất bản ở hải ngoại, tác giả là cựu trung tướng Tôn thất Đính đã viết :
” Nhưng cho đến nay, chưa có một ai có thể nói rõ về sự thật của biến cố đài phát thanh đêm 8-5-63 như thế nào cả. Chúng tôi đã tận lực sưu tầm từ 1963 đến giờ.. đọc và phân tích tất cả tờ trình được đệ lên trình TT Diệm. Chúng tôi đã hội kiến với TT Trí Quang, cố TT Thiện Minh, Cố TT Mật Hiển, cố TT Mật Nguyện, TT Thiện Siêu, tiếp xúc với gia đình Phật Tử, sinh viên Phật tử, nhưng cho đến bây giờ, chúng tôi cũng không thể nào quy định được đâu là sự thật.
“Về kỹ thuật quân sự, lúc bấy giờ VNCH không thể có bất cứ một loại chất nổ nào có tính công phá lạ lùng như vậy, ép dẹp thân xác, thổi bay đầu làm cho khi khám nghiệm các tử thi, ngay các bác sĩ tại Huế cũng không quy định được bất cứ lọai chất nổ nào. Họ không thể nói đó là lựu đạn, plastic hay bất cứ một vật gì.
“Thậm chí còn có dư luận cho là bị các xe bọc sắt bánh cao su của lực lượng cảnh bị nội an do TT Đặng Sĩ cán nát, nhưng trong hoàn cảnh hàng ngàn người ở đài phát thanh, các loại xe ấy không di chuyển dễ dàng vào tận hành lang của đài là nơi xảy ra tai nạn.”
Tình hình hậu phương VNCH nát bét sau biến cố tháng 11 năm 63:
Cựu phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ thuật lại : “ Thích trí Quang mưu toan kiểm soát chính quyền từ trong hậu trường đã cản trở nỗ lực chiến tranh…Các Phật tử đã đóng một vai trò quan trọng trong sự sụp đổ trước tiên là của ông Diệm, rồi đến ông Khánh và ông Hương. Thích Trí Quang, người có đôi mắt trừng trừng và hàm răng trắng hếu nổi bật trên màn ảnh TV là người lão luyện trong nghệ thuật quấy rối ”.
Sau năm 1963, Phật giáo phe Ấn Quang vẫn tiếp tục xách động xuống đường biểu tình chống chính phủ. Ngày 23/1/65, thủ tướng Trần Văn Hương hiệu triệu quốc dân, kêu gọi mọi người lãnh trách nhiệm trước tình hình đất nước, tránh bị lôi kéo vào những vụ xách động. Thủ tướng Hương lên án: “…Lũ lưu manh cạo trọc đầu, bân y phục tăng ni, làm những trò khỉ ”.
*Đại tướng Nguyễn Khánh – Quốc trưởng, kiêm Thủ tướng, và kiêm luôn chức Tổng tư lệnh và Tổng Tham mưu trưởng- vì ham hố ở trên ngôi vị đã trở nên một tên hèn hạ cúi đầu thưa vâng đối với các đòi hỏi Thích Trí Quang :
Sử gia tiến sĩ Mark Moyar trong bài Sư Chính Trị “Political Monks: The Militant Buddhist Movement during the Vietnam War” viết về Trí Quang dưới thời Nguyễn Khánh như sau :
“….Tướng Khánh càng nhượng bộ, Thích Trí Quang càng đòi hỏi nhiều hơn. Không như Diệm, Khánh tiếp tục thoả mãn các yêu sách không ngừng nghỉ.
“Áp lực từ nhóm Phật giáo buộc Khánh phải sa thải nhiều viên chức dân sự và sĩ quan quân đội dù họ không “chống Phật giáo,” trong đó có những lãnh đạo tốt nhất của đất nước.
“Những hành động này và các nhân nhượng khác đối với Phật giáo của tướng Khánh làm gia tăng sự chống đối chính quyền từ phía các tướng lãnh, đảng Đại Việt, cựu đảng viên Cần lao.
“Ngày 13 tháng Chín, sự thất vọng đó đã bùng nổ thành một cuộc nổi loạn công khai. Vụ lật Khánh này do bộ trưởng Bộ Nội Vụ, Tướng Lâm Văn Phát, và tư lệnh Quân đoàn IV, Tướng Dương Văn Đức. Hai tướng này đã chán ngán sự cai trị yếu kém của Khánh và nhất là sự phục tùng các yêu sách từ phía Phật giáo “.
*Bác sĩ Phan huy Quát (đảng Đại Việt) ham hố quyền hành để cho Thích trí Quang thao túng chính quyền:
Sử gia tiến sĩ Mark Moyar trong bài Sư Chính Trị “Political Monks: The Militant Buddhist Movement during the Vietnam War” thuật lại rằng:
“Khi chính quyền Quát bắt đầu hoạt động, một loạt biện pháp được lòng Trí Quang được thực hiện. Tất cả mọi người bị bắt trước đây trong những cuộc biểu tình chống thủ tướng Hương đều được thả, trong đó một số là cộng sản. Để thoả mãn Trí Quang và ngăn ngừa nội loạn tiếp diễn, Quát và các tướng lĩnh thân cận cho tiến hành một đợt thanh trừng mới. Trong số những nạn nhân có tướng Phạm Văn Đổng, đại tá Trần Thanh Bền, tướng Trần Văn Minh, đô đốc Chung Tấn Cang, tướng Đặng Văn Quang – những người có năng lực nhưng bị Trí Quang chống đối vì họ đã đàn áp biểu tình của Phật tử hoặc đã can thiệp vào kế hoạch của Trí Quang.
“Những cuộc thanh trừng của chính quyền và nhượng bộ Phật giáo đã làm yếu kém trầm trọng tình trạng lãnh đạo trong quân đội. Không có lúc nào trong lịch sử 21 năm mà quân lực Việt Nam Cộng hoà chiến đấu tệ hại như trong thời Quát. Vào ngày 26 tháng Ba , tướng Westmoreland nhận định rằng quân lực Nam Việt Nam đã “bắt đầu có dấu hiệu rạn nứt, và không còn hệ thống chỉ huy kiến hiệu.
Trong một buổi họp với Quát, các tướng đã bộc lộ sự chán ngán về tình trạng bất lực của các chính quyền dân sự. Họ cũng bực bội vì những thanh trừng trong quân đội Nam Việt Nam trong thời Quát, và vì những trận thất bại lớn trong mấy tuần vừa qua. Mất nhuệ khí khi bị các tướng lãnh chỉ trích, Quát đồng ý từ chức và trao quyền lại cho quân đội “.
Vào tháng 7, năm 2011, ở VN, TTQuang viết cuốn “Trí Quang Tự Truyện”, trong đó y khẳng đình y muốn Phật giáo trở thành Quốc giáo. Y cũng viết lý do chống chế độ NDD là vì vấn đề “kỳ thị tôn giáo” khi chế độ NND có xu hướng thiên về Công giáo (?) .
Theo Tiến sĩ sử gia, tác giả của cuốn “Political Monks: The Militant Buddhist Movement during the Vietnam War ” thì :
“ Nam Việt Nam trong thế kỷ Hai Mươi thường bị gọi nhầm là một đất nước Phật giáo. Trong một đất nước với 15 trrệu dân, có khoảng 3 đến 4 triệu Phật tử và trong số này chỉ khoảng một nửa thực sự hành đạo. Khoảng 4 triệu người cho Khổng giáo là tín ngưỡng cơ bản. Một triệu rưỡi công dân Việt Nam theo Công giáo, và khoảng hai triệu rưỡi hay ba triệu theo đạo Cao Đài và Hoà Hảo. Số còn lại thờ linh vật hoặc theo đạo Lão, Tin lành, Ấn Độ giáo, hay Hồi giáo, v.v…”.
Trump dã được chính phủ Biden,cụ thể la PTT Harris chính thức công nhậnthăng cử của Trump ,là TT kế tiếp (47).Sau đó Trump họp báo ,nhưng chỉ độc thoại (một mình ) về những gì y làm sau ngày nhậm chức tuyên thệ:
_Một chính phủ của tỷ phú (tyr phú A-Rập đầu tư 20 tyr xây nhà chọc rtrowfi như đã vừa khanh thành ở quê nhà ,lúc khánh thành có Trump và quan khách tham dự
_Ngoài những gì ta biét ,nới từ trước tới nay đó là Đuổi di dân . Bãi bỏ các phúc lợi,medicare cho tre em người già và tàn tật .không còn tiêm ngừa ,thuốc tăng giá,Sửa vắt trực tiếp từ con bò không qua khử trùng .vv và vv .
thì hôm nay ,đã nói rỏ ý định củ Y ,Dó là mơ ước được như Putin Tập và Kim Ủn :
Bắt chướcc Pu gây chiến tranh vói Canada nhưng bằng thuế
gây chiên đẻ mua đảo greenland và lây lại kênh đào Panama bằng vũ lực
Và cũng nhu Pu xâm lăng Ukrain ,Trump cung lấy lớ là mở rộng lãnh thổ.
Như vậy Trump dả có chính sách rõ ràng :
Sát nhập Canada thành TB 51 (bằng thuế) dùng quân đội (vú lực) đẻ buoc Đan Mạch bán lai Greeland và cung bằng vũ lực chiêm Panama.,
Nato mỗi QG đón 5% ,ép Đức phải thay đổi chính sach không viên trợ cho Ukraine. Anh Pháp cung vậy ….
Các nhà tiên tri có tiếng trên TG đều nói năm nay sẻ có nhiều biến cố lớn ,một TT sẻ chết,một đất nước biên mất,người chét 7 còn 3 chét 2 còn 1….
Trong nước nhân dan ly tán ,Dan da màu sẻ gặp nhiều khơ khăn chia rẽ ,kỳ thị trong cuộc sôngnếu không ở trong diện bị trục xuất ,Dân da đen sẻ là một thảm hoá cho họ (nô lệ). NƯớc Mỹ sẻ loạn khi 1500 người bạo loạn 6/1/20 được thả ra….Thực phẩm khan hiếm ,đăt đỏ ,dân không có tiền mua ,hảng xưởng đóng cửa do đó thất nghiệp tăng , lam phát tăng .Chinh phủ typhú không bị ảnh hửởng vì họ qua giàu .Họ ăn tiêu thoải mái vì Nợ Tran sẻ được QH MAGA ký thành luật’
Nói tóm lại cả một thé giới hỗn loạn . Ngoài ra thiên tai ,núi lữa ,băng tan
hoả hoạn động đất mưa lụt sóng thần sẻ xảy ra như Hôm nay Ca ra thồng báo di tản đẻ tránh thiên hoạ .
(tin tức trong ngày)
Không tin có sự thoả hiệp của BD và N DD.vì người ngồi trên quyefn lục ,có một đám lâu la chi tiêu xai phong lưu của một Hoàng Đế thì làm gì từ bỏ Nó ND D yết kiên BD trước khi chấp nhận sự bổ nhiệm của Ngai QT đlà ra điều kiện là cho Ông D Toàn quyền Hành Động và QT đồng ý.Ngoài ra Ngài cũng tháy không ai có uy tin chông thực ,chống cộng hơn cựu quan TT của Ngài mà dù sao cung mên mộ Ông D ,viên quan lại triều đình có khí phách ,từ chức vì thấy triều đình thân Pháp và “rủ áo ra đi tìm đường cứu nước”<nếu Ngài không có ân tượng TỐT về ông ta thì sao khi Nhật trao trả độc lập cho VN ,ngài hạ chiêu Ông ta vào cung đẻ giao n/v lập chính phủ VN đọc lập?Không tìm ra Ông Diem ,nhân có nhà học giả Bắc Kỳ vào Huế ,Ngài giao n/v này cho Ông ta.Ngày lễ độ lập ra mắt QD ĐB bị tên Cộng Sản tay sai CSQT CƯỚP mất chính quyền?
Bao công việc cho một thủ tướng trong một nước đầy hỗn loạn xáo trộn và kỳ thị Ông ta cùng những người yêu nước trẻ tuổi được dào tao My Pháp cung làm việc ổn định xã hội lòng dân và còn phải định cư 1000.000 dân Di cư tranh nan cs, Ngài thống nhất quân đội hành chánh,đánh đuỗi va sát nhập quân của các phe nhóm ,cát cứ miền Nam như BX,HH,C Đ và cũng lo đối phó vói TD Pháp ,lăm le trở lai.
Vì mất quyên lợi kinh tế từ các nhóm dó ,thêm họ qua Pháp yết kiến Ngài ,dèm pha ,BD vời NĐ D yêt kiên tại Pháp . Các cố vấn Ngài Y/C Ông Diệm không đi Như vậy là phản lại QT nên mới có TCDY ,đổi TT chế ra TỔng thống ché,chấm dứt triều đại nhà Nguyễn triều đai Nhà Nguyễn mà BD là người cuối cùng, laập nên Đệ Nhất CH …
Có người nói rằng CỤ Ngô cung ay náy trăn trở lắm khi quyết định lật Bão Đai ,nhưng thế nước phải thế thì phải thê…
Sa này BĐ vẫn dành cảm tình Ưu ái cho cụ NGÔ.
*Cuốn băng dài 30 tiếng đồng hồ do thư viện Johson Library ở Austin, Texas, công bố ngày 28.2.2003 có đoạn : “… ngày 1.2.1966, Tổng thống Johnson đã gọi điện thoại cho Thượng nghị sĩ Eugene McCarthay . Ông nhắc lại chuyện chính quyền Kennedy tổ chức giết ông Diệm để có thể tham chiến ở Việt Nam:
“Ông nhớ, lúc đầu họ nói với tôi về Diệm. Ông ta tồi tệ và ông ta phải bị giết. Vì thế, chúng ta đã giết ông ta. Tất cả chúng ta đã họp lại với nhau và sử dụng một bọn ác ôn côn đồ đáng nguyễn rủa để hạ sát ông ta. Bây giờ chúng ta không có sự ổn định chính trị [ở Miền Nam Việt Nam] từ lúc đó.”
*Trong cuốn “ No More Vietnams” , tổng thống Nixon : “ Ông Diệm là một lãnh tụ kiên cường của một dân tộc đang vô cùng cần một nhà lãnh đạo cương quyết. Ông ta mất rồi, chính quyền ở Nam Việt Nam trở thành cái mà ai cũng chộp giật được. Những viên chức chính quyền (Kennedy) đã từng nôn nóng ngấm ngầm mưu đồ chống ông Diệm đã sớm khám phá ra rằng những cộng tác viên của mình ở Nam Việt Nam chỉ là những người lãnh đạo tồi đến vô vọng. Cái tài cần có để lật đổ một chính phủ không đắc dụng để điều hành một chính phủ. Lãnh đạo một cuộc đảo chính và lãnh đạo một nước là hai công việc hoàn toàn khác nhau. Cuộc khủng hoảng lãnh đạo đến hỗn loạn sau đó ở miền Nam Việt Nam là hậu quả trực tiếp của việc lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm…Trong khi Kennedy và các cố vấn của ông càng ngày càng trở nên bực bội với người bạn đồng minh cương nghị này, họ đã bắt đầu mờ mắt không còn nhìn rõ sự thể là vấn đề lúc ấy không phải là Nam Việt Nam có thể phát triển được một nền dân chủ hiến định hoàn hảo không, mà là nó có được một chính phủ có khả năng chống lại sự bành trướng của Cộng Sản nó (là chế độ) sẽ tiêu diệt hoàn toàn nền dân chủ không?”
*Lời của ông Trần Văn Hương được ông McNamara thuật lại: “Một dân chính, ông Trần Văn Hương, người đã từng chỉ trích ông Diệm, từng vào tù vì chống chế độ, đã nói : “Những tướng lãnh hàng đầu đã quyết định giết anh em ông Diệm sợ hãi đến chết được. Họ biết rất rõ họ là những kẻ chẳng có tài cán, đức độ hay hậu thuẫn chính trị gì, dù một chút cũng không có, nếu để Tổng thống và ông Nhu sống, hai ông sẽ trở lại cầm quyền một cách ngoạn mục mà họ không có cách gì ngăn cản được”.
*Trong hồi ký ” Cái Mũi Vô Duyên” đăng trên ” Việt Nam Hải Ngoại” số 36, Nguyễn chánh Thi- người tham dự vào cuộc âm mưu lật đổ ông Diệm trong cuộc binh biến năm 1960- viết: ” Những tướng lãnh làm đảo chánh 1/11/1963 hầu hết là manh động theo lệnh ngoại bang, không có lý tưởng cách mạng. Cho nên lũ đầy tớ giết chủ đi rồi, thì loạng quạng không biết làm gì, chỉ chờ quan thầy ra lệnh tiếp. mà quan thầy thì mù tịt tình hình, lệnh lạc đưa ra đầu Ngô mình Sở, không mạch lạc gì cả, đất nước hiện nay bị coi là vô chủ”.
*Nguyễn Văn Ngân- Phụ tá ðặc biệt của TT Nguyễn Văn Thiệu -: Việc giết Tổng Thống Diệm là một tội phạm lịch sử. Những người nhúng tay vào máu của ông Diệm không bao giờ dám ngẩng mặt lên nhận trách nhiệm: những người bị lộ diện đã sống một cách lén lút cho đến cuối đời như Dương Văn Minh, Mai Hữu Xuân, những kẻ ném đá dấu tay thì vẫn tiếp tục ẩn mặt và trút trách nhiệm lên đầu những người đã chết.” Và rằng “Đám họ chỉ là sản phẩm của thực dân để lại, hèn nhát, bất tài và bất xứng “ .
Cựu đại sứ Bùi Diễm- thuộc đảng Đại Việt. Đã từng ở trong nhóm Caravelle chống Ngô Đình Diệm- ngày 19/6/2012, trong một cuộc phỏng vấn trên đài SBTN, đã nói rằng: “Cuộc đảo chính ngày 01/11/1963, đã đưa đất nước Việt Nam Cộng Hòa phải bị rơi vào tay của Cộng sản Hà Nội, và không có ai muốn có cuộc đảo chính ấy xảy ra. Không có ai muốn…”.
*Bùi Tín: “ Tôi cho rằng ông Diệm là một nhân vật chính trị đặc sắc , có lòng yêu nước sâu sắc , có tính cách cương trực thanh liêm , nếp sống đạm bạc giản dị . Giờ đây chúng ta đã có những bằng chứng về lập trường của ông Ngô Đình Diệm : chống thực dân Pháp , giành lại quyền nội trị đầy đủ , không muốn Hoa kỳ can thiệp sâu , chống lại việc ồ ạt đưa quân chiến đấu Mỹ và nước ngòai vào. Trong sự so sánh ấy , ông Hồ chí Minh tỏ ra không bằng ông Ngô Đình Diệm . Về tinh thần dân tộc , ông Ngô Đình Diệm cũng tỏ ra hơn hẳn ông Hồ Chí Minh”.
*Năm 1992, sau 37 năm im lặng, Bảo Đại bỗng lên tiếng trong một buổi nói chuyện tại một trường học ở Pháp. Người ta đã hỏi ông nhiều điều về thái độ của ông trong những năm cầm quyền trong đó có một câu về việc ông trao toàn quyền cho ông Diệm, được nhà báo Phan Văn Trường ghi lại như sau:
“Hỏi: Tại sao Ngài lại trao quyền cho ông Ngô Đình Diệm để rồi ông này lật Ngài?”
Vua Bảo Đại trả lời :“Ông Diệm là người tôi tín nhiệm. Lúc đó thế lực của Pháp đã thất bại. Phía Cộng Sản đã được Liên Sô tích cực ủng hộ về mọi mặt nên tôi khuyên ông Diệm nên tìm sự ủng hộ của Mỹ để có thể ngăn chặn (endiguer) sự bành trướng của Cộng Sản. Việc ông ta lật tôi là do sức ép của chính trị. Ông Diệm là NGƯỜI YÊU NƯỚC, lúc trao quyền tôi có yêu cầu ông ấy cam kết với tôi hai điều trước bàn thờ Chúa, vì ông ấy rất mộ đạo, là phải giữ vững miền Nam, và nếu không làm được sứ mạng ấy thì phải trao trả quyền lại cho tôi. Nhưng rồi ông ta đã CHẾT KHI THI HÀNH NHIỆM VỤ. Dù sao thì ông ta cũng cố giữ những lời cam kết ấy mà không được”.
v,v…
Tôi luôn cho rằng việc ông Diệm “lật đổ” vua Bảo Đại là đã có tính toán trước giữa họ. Ông Bảo Đại đã ngấm ngầm đồng ý kế sách này để hất cẳng Pháp một cách nhẹ nhàng để ông Diệm thiết lập nền cộng hoà độc lập chính danh. Có lẽ chính ông vua cũng biết rằng mình không đủ sức đủ tài để xây dựng đất nước, lèo lái quốc gia qua con sóng gió. Tôi không trách ông Bảo Đại, tôi thông cảm cho ông. Ít nhất, vua Bảo Đại không phải là kẻ tham vọng, khao khát quyền lực, biết rõ khả năng của mình đủ lương tri và minh mẩn để từ bỏ nó mà giao cho người khác. Ông ta đã không tự chọn mình làm người lãnh đạo mà chính số phận đã đặt ông vào vị trí đó. Ông ta là người hiền lành. Hai lời thề mà ông Bảo Đại buộc ông Diệm phải thề đã tự chúng minh oan cho cả hai. Rest in peace, I am standing in homage.
Mỹ mấy phen muốn bác sĩ Phan Huy Quát thay thế ông Diệm . Tuy nhiên, với “tài năng ” của ông Quát theo như thuật lại dưới đây thì làm sao có thể ổn định được tình hình VNCH !
*1954 – Khi về làm thủ tướng, ông Ngô Đình Diệm cất chức tướng Nguyễn văn Hinh (quốc tịch Pháp , được phong cấp tướng ở thời kỳ Liên hiệp Pháp, cấp bậc Trung tướng ), và bổ nhiệm tướng Lê Văn Tỵ lên thay.
Đại sứ Mỹ Heath và tướng O’Daniel, trưởng đoàn cố vấn quân sự Mỹ, lại yêu cầu thủ tướng Diệm nên giữ tướng Hinh lại trong quân đội. Ông Diệm từ chối. Trước sự cứng rắn của thủ tướng NDD, đại sứ Heath thay đổi thái độ, từ bạn ra thù ngay và gửi điện tín về Washington, tố cáo thủ tướng NDD là bất tài, không có khả năng dung hợp… cần phải thay đổi.
Nhưng lúc bấy giờ tổng thống Eisenhower và Hội đồng an ninh Quốc gia, cả đa số Lưỡng viện Quốc hội lại nhận thấy Thủ tướng Diệm có thể lãnh đạo mặt trân chống Cộng ở Đông nam Á châu, nên hoàn toàn bác bỏ đề nghị của đại sứ Heath. Và Tông thống Eisenhower gửi đặc sứ qua thay thế, đó là tướng Joe Lawton Collins, bạn thân tín của ông.
Ngày 08/12/1954, hai tướng Collins và tướng Ely vào dinh Độc lập đề nghị với Thủ tướng NĐD nên bổ nhiệm bác sĩ Phan Huy Quát làm bộ trưởng Quốc phòng và Bảy Viễn làm bộ trưởng Nội vụ. Thủ tướng NĐD từ chối . French General Paul Ely was appointed as commander in chief in Indochina on 2 June 1954 to replace General Henri Navarre
Thế là lại khủng hoảng! Gen. Joe Lawton Collins còn cực đoan hơn nữa. Là đề nghị với Washington: Nên đưa Bảo Đại về, đem Phan Huy Quát lên làm thủ tướng thay thế NĐD. Nhưng Thương nghị sĩ Mansfield bất đồng ý kiến.
Sau khi không chinh phục được Thủ tuớng Diệm theo đề nghị cải tổ chính phủ của mình, tướng Joe Lawton Collins tự cho mình bị khinh bạc, mất mặt với bạn bè chi binh. Ông về Mỹ ráo riết vận động với Quốc hội, với bộ Ngoại giao, với hội đồng An ninh Quốc gia và triệt để khai thác tình tự bạn chi binh với chính TT Eisewhower. Sau 5 ngày vận động không ngừng nghỉ, ông thành công: TT Eisenhower gửi tối hậu thư tuyên bố “Diệm must go” để ông Đặc sứ mang về Sài Gòn .
Nhưng không ai dè, chính trong thời gian ông Đặc sứ ở Mỹ , thủ tướng NĐD đã ký sắc lệnh mở chiến dịch Hoàng Diệu để phản công Bình Xuyên (BX) và quân đội Quốc gia VN đã đánh bật hai trung đoàn BX ra khỏi địa bàn Sài Gòn/Chợ lớn, tàn quân BX rút chạy vào Rừng Sát, hoàn toàn tan rã và chiến dịch đã kết thúc trong vòng mươi ngày và ngày mùng 8 tháng 5 .
Sau khi thành công xoay chuyển Wahington hơn 180 độ, tướng Collins hớn hở bay về VN. Trên con đường bay về Sài Gòn thì Washington được tin thủ tướng NĐD phản công BX và chiến thắng. Đánh BX để chứng minh Thủ tướng NDD có đủ bản lãnh và tài ba để ổn định tình thế, bất chấp những mưu mô lươn lẹo của thực dân Pháp và cố chấp ngu ngơ của tướng Collins. Cho nên Washington lập tức trở lại ủng hộ thủ tướng NĐD , và đã vội vả đánh một điện văn khác để thủ tiêu bức thơ của Collins đang cầm tay.
………..
* Nhà báo Quốc Đại: Từ cuối năm 1962 tại Mỹ đã có một khuynh hướng hỗ trợ nhóm Phan Huy Quát và đòi chính quyền Ngô Đình Diệm phải cải tổ; đặt thêm chức Thủ tướng với quyền hạn rộng rãi. Phan Huy Quát và xa hơn là Vũ Quốc Thúc có nhiều triển vọng được giới chức Mỹ áp lực với Tổng thống Diệm đặt vào chức vụ Thủ tướng này.
………..
*….Ngày 5-5-1965, Trung tướng Trần Văn Minh, Tổng Tư Lệnh, đã triệu tập Hội Đồng Quân Lực . Tất cả mọi người hiện diện tại phiên họp này đã đồng thanh quyết định HĐQL tự giải tán.
Ngày 25-5-1965,Thủ Tướng Quát cải tổ Chính phủ; trong buổi lễ trình diện tân nội các tại Dinh Gia Long, Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu tuyên bố không thể ký bổ nhiệm 2 vị bộ trưởng mới là các ông Trần Văn Thoàn và Nguyễn Trung Vinh với lý do là 2 vị bộ trưởng cũ là các ông Nguyễn Hòa Hiệp và Nguyễn Văn Vinh không từ chức. Quyết định này tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng. Cả Quốc trưởng Sửu và Thủ tướng Quát đều không chịu nhượng bộ để có thể đi đến thỏa hiệp.
Sau cùng, ngày 11-6-1965, trong một phiên họp tại Phủ Thủ Tướng có sự tham dự của Quốc trưởng Sửu và rất nhiều tướng lãnh,cuộc khủng hoảng đã được giải quyết một cách hoàn toàn bất ngờ. Ông Bùi Diễm, lúc đó là bộ trưởng Phủ Thủ Tướng, đã ghi lại trong cuốn hồi ký của ông, Gọng Kìm Lịch Sử, như sau: “…Gần bốn năm chục người chen chúc nhau trong một bầu không khí căng thẳng. Cả ông Sửu lẫn ông Quát không ai chịu nhượng bộ, tình trạng bế tắc mặc nhiên đặt quân đội vào vai trò trọng tài. Lấy cớ rằng đất nước đang trong tình trạng chiến tranh, họ đòi hỏi chính phủ và ông Sửu phải sớm giải quyết vấn đề. Lời qua tiếng lại mỗi lúc một gay gắt, bác sĩ Quát tuyên bố ngay tại hội trường là ông quyết định từ chức và giải tán chính phủ. Quyết định của ông đã buộc ông Sửu cũng phải từ chức theo, mở đường cho một giai đoạn mới trong lịch sử miền Nam, giai đoạn quân nhân nắm chính quyền.”
Dựa trên Tuyên Cáo giao quyền lại cho Quân Đội của Quốc trưởng, Thủ tướng và Chủ tịch Hội Đồng Quốc Gia Lập Pháp, toàn thể các tướng lãnh và tư lệnh quân binh chủng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã nhóm họp ngày14-6-1965 và quyết định thành lập hai ùy ban: 1) Ùy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia do Trung tướng Nguyễn VănThiệu làm Chủ Tịch (Quốc Trưởng), “thay mặt toàn thể Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa điều khiển quốc gia”, và2) Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương do Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ Tịch (Thủ Tướng), “phụ trách điều khiển hành pháp”
*Những trích đoạn đáng ghi nhận trong tài liệu Những Nhà Sư Chính Trị -“Political Monks: The Militant Buddhist Movement during the Vietnam War ” của Tiến sĩ sử gia, tác giả của “Political Monks: The Militant Buddhist Movement during the Vietnam War ” :
“ ….Khi chính quyền Quát bắt đầu hoạt động, một loạt biện pháp được lòng Trí Quang được thực hiện. Tất cả mọi người bị bắt trước đây trong những cuộc biểu tình chống Hương đều được thả, trong đó một số là cộng sản. Để thoả mãn Trí Quang và ngăn ngừa nội loạn tiếp diễn, Quát và các tướng lĩnh thân cận cho tiến hành một đợt thanh trừng mới. Trong số những nạn nhân có Tướng Phạm Văn Đổng, Đại tá Trần Thanh Bền, Tướng Trần Văn Minh, Đô đốc Chung Tấn Cang, và Tướng Đặng Văn Quang – những người có năng lực nhưng bị Trí Quang chống đối vì họ đã đàn áp biểu t́nh của Phật tử hoặc đã can thiệp vào kế hoạch của ông .
“Những cuộc thanh trừng của chính quyền và nhượng bộ Phật giáo đã làm yếu kém trầm trọng tình trạng lãnh đạo trong quân đội. Không có lúc nào trong lịch sử 21 năm mà quân lực Việt Nam Cộng hoà chiến đấu tệ hại như trong thời Chánh phủ Phan Huy Quát .
“….Trong một buổi họp với Quát, các tướng đã bộc lộ sự chán ngán về tình trạng bất lực của các chính quyền dân sự. Họ cũng bực bội vì những thanh trừng trong quân đội Nam Việt Nam trong thời Quát, và vì những trận thất bại lớn trong mấy tuần vừa qua. Mất nhuệ khí khi bị các tướng lãnh chỉ trích, Quát đồng ý từ chức và trao quyền lại cho quân đội.
“…..Nếu quân đội Nam Việt Nam không thành công trong việc chống lại Phật tử tranh đấu vào năm 1965 và dẹp tan nhóm này vào năm 1966, có khả năng nhóm Phật tử tranh đấu sẽ lái chính quyền về phe cộng sản, vì người cầm đầu phong trào này, Thích Trí Quang, hoặc là đồng Hội đồng thuyền với cộng sản hay là vì tự huyễn hoặc rằng mình có thể ngăn chặn cộng sản mà không cần đến một chính quyền vững mạnh, thân Mỹ “.
Trích từ các tài liệu của ông Huỳnh Văn Lang -cựu Giám Đốc Viện Hối Đoái và ông Lâm Vĩnh Thế -giáo sư sử trước 1975, sau định cư ở Canada làm quản thủ thư viện Viện Đại Học Saskatchewan, và Tiến sĩ sử gia Mark Moyar .
Thời Bảo Đại, năm 1944, Bác sĩ Phan huy Quát – Đại Việt Quốc dân Đảng – đã từng làm bộ trưởng Giáo Dục, rồi bộ trưởng Quốc Phòng. Rồi đến năm 54, thủ tướng tạm thời cho đến khi ông Ngô Đình Diệm được Bảo Đại bổ nhiệm làm thủ tướng chính thức.
26/4/1960, ông PHQ là một thành viên trong nhóm Caravelle đã đưa ra bản tuyên bố chỉ trích chế độ và đòi chính quyền Diệm thực hiện tự do, dân chủ.
Khi tướng Nguyễn Khánh làm cuộc Chỉnh lý ngày 30 Tháng Giêng 64, bác sĩ Quát được mời làm Tổng Trưởng Ngoại Giao. Ông ở chức vụ này tới khoảng Tháng Chín, 1964 rồi lại trở về phòng mạch.
Vào giữa Tháng Hai năm 1965, ông được tướng Nguyễn Khánh triệu mời thành lập nội các mới. Giữ chức thủ tướng được khoảng ba tháng thì ông trao quyền lại cho Hội Ðồng Quân Lực vì những mâu thuẫn khó bề giải quyết giữa ông và Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu.
Hoạt động chính trị của ông thu hẹp lại trong khuôn khổ của Liên Minh Á Châu Chống Cộng mà ông là chủ tịch phân hội Việt Nam cho tới ngày Sài Gòn thất thủ 30 Tháng Tư 1975.
Ông chết trong tù “cải tạo” vào ngày 27 Tháng Tư 1979.
Trích:”Những viên chức chính quyền (Kennedy) đã từng nôn nóng ngấm ngầm mưu đồ chống ông Diệm đã sớm khám phá ra rằng những cộng tác viên của mình ở Nam Việt Nam chỉ là những người lãnh đạo tồi đến vô vọng. Cái tài cần có để lật đổ một chính phủ không đắc dụng để điều hành một chính phủ. Lãnh đạo một cuộc đảo chính và lãnh đạo một nước là hai công việc hoàn toàn khác nhau. “
Không biết có phải ông Nixon là nhà tiên tri, hay vì nước Mỹ bị quả báo nên câu phán trên của ông ấy quá đúng.
Bởi từ năm 2016 tới nay nước Mỹ bầu bán như bọn bịp chơi bài ba lá ngoài chợ trời, rồi thì đánh tư sản, ám sát làm cho đám cộng khát máu còn phải xanh mặt.
Nhưng quả báo đó nếu có thì nước Mỹ chưa hết đâu. Sự hỗn loạn đó chỉ mới bắt đầu, hãy coi ông Biden ban huy chương và giấy ban khen cho các cận thần và ký hàng loạt Sắc lệnh…đắp mô, đào đường, đặt mìn dưới gầm cầu hẹn…ngày nổ cho kẻ kế vị thấy mà ngộp!
Ráng dọn đống rác này Trump nhé?
Chuyện ngoài lề của bài viết nhưng liên quan đến vận mạng của nước Mỹ và thế giới mà VN chỉ là một mắt xích nhỏ. Phải nói là kể từ khi Mỹ bỏ VNCH, nhảy vào đất Tàu làm ăn, bây giờ hối hả rút ra vì Putin xâm lăng Ukraine với sự trợ giúp của Tàu, North Korea và Iran thì bài toán địa chính trị thế giới đang có những thay đổi lớn kể từ sau Thế Chiến II.
Các nước bại trận Nhật và Đức, Ý trỗi dậy và trở thành những cường quốc kinh tế chỉ lo xây dựng kinh tế sống dưới cái vỏ bọc được Mỹ bảo vệ về an ninh quốc phòng. Họ đã ngủ quên quá lâu, 3/4 thế kỷ, cho tới lúc Putin đưa quân xâm lăng Ukraine thì mọi thứ bắt đầu thay đổi và thế giới cũng hoàn toàn thay đổi. Bây giờ ông Trump không đòi các nước trong khối NATO tăng ngân sách quốc phòng 2% GDP như nhiệm kỳ đầu mà Trump đòi NATO phải tăng lên 5% GDP để cùng với Mỹ đối phó với hai kẻ thù lớn là Nga và Tàu mà trước khi Putin xâm lăng Ukraine họ đã liên kết để cùng chống thế giới.
Tổng thống đắc cử Trump còn đi xa hơn nữa trong nhiệm kỳ hai. Ông muốn mua Greenland, đòi lại kênh đào Panama và thậm chí muốn nước Canada sát nhập vào Mỹ để chia xẻ chung về kinh tế và an ninh quốc phòng và trở thành một quốc gia có lãnh thổ lớn hơn Nga bây giờ để đối phó với Nga và Tàu. Bước đi này là hậu quả cuộc xâm Ukraine của tổng thống Putin bắt buộc Mỹ phải tính tới nước cờ bành trướng lãnh thổ để bảo vệ an ninh và kinh tế cũng như vai trò cường quốc số một của mình.
Âu Châu đang suy tàn vì quá dựa dẫm vào sự bảo vệ của nước Mỹ mà không chịu tăng ngân sách quốc phòng để tự bảo vệ chính mình thì có nguy cơ sẽ bị kẻ thù xâm lăng. Không chỉ là Âu Châu mà cả nước Úc và Nhật cũng phải suy tình lại. Riêng Canada sẽ nằm trong quỹ đạo bao bọc của nước Mỹ vì địa lý năm ngay cạnh nước Mỹ nhưng phải gánh chung với Mỹ hoặc nhập vào nước Mỹ.
Thế giới lại phân cực và trở thành hai cực như thế chiến II và chiến tranh lạnh. Và đây là hậu quả cuộc chiến Putin xâm lăng Ukraine.
Hình như hai hôm trước Trudeau có gởi cho Trump một BMW. Blow My Whist…thì phải.
Mỹ và các đồng minh của Mỹ thì càng ngày càng suy yếu trong khi kẻ thù của họ thì ngày càng vươn lên. Liên hiệp Âu Châu (EU) và Canada cần có những lãnh đạo cứng rắn xứng tầm với Trump, với Putin và với Tập, cũng như với Kim của North Korea trong lúc này để bảo vệ lợi ích đất nước mình và thủ tướng Trudeau là người đầu tiên từ chức ra đi là đúng lúc vì thế cuộc tình hình thế giới đã thay đổi khác hẳn với trước cuộc chiến Putin xâm lăng toàn diện Ukraine.
Anh Mười đang sống ở Canada chắc là cũng quan tâm tới chính trị đất nước mình đang sống. Dù là gì thì chắc chắn một điều là Canada vẫn sẽ được nước Mỹ bảo vệ, đời sống cũng sẽ không có gì thay đổi. Mọi thứ của Canada vẫn ngang bằng với nước Mỹ, nhưng không có Mexico.
Thế lực ngầm có thể đã có những thay đổi khi người giàu nhất hành tinh chuyển qua bỏ hàng trăm triệu USD để ủng hộ Trump ứng cử tổng thống và lần lượt sau đó nhiều ông chủ lớn tỷ phú quy thuận. Chuyện gì sẽ xảy ra chưa đoán được nhưng chắc chắn Mỹ sẽ không để Nga và Tàu làm mưa làm gió.
Quan điểm giữa anh và tôi có sự khác biệt rất lớn. Nước Mỹ bây giờ không còn là nước Mỹ ngày trước. Giải thích sẽ phải mất rất nhiều thời gian và tôi không còn hứng thú với nó.
Thế cục sẽ thay đổi là chắc chắn.
Một trong những cái ngu của chính quyền Kennedy mà nhiều người đã biết là muốn biến Lào thành “một nước độc lập, hòa bình và không liên kết” .
Cái ngu của Kennedy và sự hiềm khích giữa Kennedy, Harriman và TT Ngô Đình Diệm:
Ngày 25.1.1963, Kennedy tuyên bố ông muốn biến Lào thành “một nước độc lập, hòa bình và không liên kết”.
Averell Harriman – Thứ Tưởng Ngoại Giao về Vấn Đề Chính Trị – cho rằng phải trung lập hóa Lào để ngăn chận Cộng quân dùng đất Lào xâm nhập vào Miền Nam. Chính phủ Ngô Đình Diệm phản đối rất mạnh, nhưng Harriman cứ tiến tới.
*Trung lập hóa Ai Lao : Nhà biên khảo Minh Võ viết: “Thứ Tưởng Ngoại Giao Averell Harriman là người thù ông Diệm vì vụ trung lập hóa Ai Lao. Ông Diệm, cũng như cựu Tổng thống Dwight Eisenhower, đều coi Ai Lao như cửa ngõ để CS Bắc Việt xâm nhập miền Nam Việt Nam. Ông Diệm cực lực chống việc trung lập hóa Ai Lao vì biết chắc chắn Bắc Việt sẽ không bao giờ tôn trọng hiệp ước đã ký. Chúng sẽ để quân lại, đem thêm quân vào như chúng đã vi phạm thỏa ước Genève 1954. Còn các nước Tây phương thì vì lương tâm, vì tính lương thiện sẽ không can thiệp, không dám đem quân vào đuổi Cộng quân Bắc Việt đi. Như vậy coi như Thế giới tự do mất Ai Lao cho Cộng Sản.”
Cựu đại tá CS Bùi Tín: Sau Hiệp định về Lào, chúng tôi tuyên bố phía Việt nam (CSBV) đã thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định, rút hết quân về nước. Thực ra, lúc đó quân chiến đấu Việt nam chỉ rút một ít để tượng trưng. Núi rừng bạt ngàn, không có doanh trại, chỉ đóng quân trong rừng rậm, làm sao mà biết được! Có lúc quân đội Việt nam ở Lào vẫn còn đến ba, bốn chục nghìn, hàng chục tiểu đoàn và nhiều trung đoàn. Các đơn vị ấy hoạt động ở Sầm Nưa, Phong Xa Lỳ, Xiêng Khoảng, quanh Viên Chăn, Luang Pha Bang, Khăm Muộn, Bô-lô-ven… Bằng chứng sự về có mặt của bộ đội Việt nam? Tuy có, nhưng Hà Nội phủ nhận hết. Hà Nội luôn lập luận: lừa được đối phương, giấu được dư luận quốc tế là thành tích, vì tuy lừa dối, nhưng đã là vì cách mạng, vì chính nghĩa thì không cần phải phân vân, băn khoăn.
Trang mạng presidency.ucsb.edu có ghi bài nhận định về tình hình Lào của TT Nixon:
(Tạm dịch) Kể từ năm 1964, hơn nửa triệu quân Bắc Việt đã vượt qua Đường mòn Hồ Chí Minh ở Lào để xâm chiếm miền Nam Việt Nam. Con đường xâm nhập này cung cấp một lượng lớn binh lính và vật tư cho cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam.
Đầu năm 1963, Bắc Việt và Pathet Lào đã công khai vi phạm các thỏa thuận năm 1962 bằng cách tấn công lực lượng chính phủ trung lập ở Bắc Lào và bằng cách chiếm đóng và củng cố khu vực ở Đông Nam Lào dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh.
Tướng Westmoreland đến Nam Cali năm 1995, và dành cho đài Radio Little Saigon phỏng vấn bởi Việt Dzũng. Ông nói : ” Chúng tôi không bao giờ được quyền đế cắt đứt con đường Hồ chí Minh dù chúng tôi dư sức làm điều đó. Con đường này là mạch sống của địch quân và việc cắt đứt con đường này sẽ giảm thiểu các chiến lược của chúng tôi rất nhiều “.
v.v…
Ngo Đình Diệm ,là nhà nho ,người công giáo ,quan lại lớn triều nguyễn lúc còn rất tre,nhưng ông có một lòng yêu nước nồng nàn ,mộc tinh thần bất khuất,một lòng vói nước.Ông đã thể hiện khí phách của trí thức nho học ,tinh thần “uy vu bất năng khuất,”.Ông đã từ chức khi thấy triều đình nhương bộ Pháp quá nhiều và đi tìm dduowwng cứu nước ,tôn phò Kỳ ngoại hầu Cuờng Để ,lúc này đang v/đ độc lập ở Nhật.Sau ddoa đã qua Pháp và rồi qua Anh ,qua Myx sông như một nhà tu công giáo ,đẻ tìm cách cứu nước…Năm 54 về nước vói cuowng vị Thủ tướng ,ông đã thồng nhất được nạn sứ quân và tiếp nhạn dào tạo một tầng lớp sq QD ,tăng quân sô đẻ có sức mạnh bảo vệ tổ quốc.
Bão Đại nghe b/c của bọn sứ quân ,nên đã vói N Đ D sang pháp >Ý đồ cách chức. Nhưng dàn cố vân khuyên ông đừng đi và mới có cuộc TCDY ,sau ddoa lập một chính phủ TT chế như My…Ông ta đã bình ổn 1/2 nước VN .dinh cư gần 01 triệu dân di cư lánh nạn cs, và lành mạnh hoá hành chánh và xã hội
Ông mất đi vì bọn phản loạn được Mỹ Kennedy mua chuộc làm đảo chanh …Ngày nay ,hàng năm vân nhắc tới ông như một nhà yeu nước vỹđại và tuởng niệm Ông như một vị Đai anh hùng …
Tinh thần N Đ D vẫn còn mãi trong chúng ta vói câu nói đẻ đời :Tôi tiên tiên theo tôi /tôi lùi hãy giết tôi/TÔI CHẾT hãy nối chí tôi”
Hay nối chí Người đẻ làm lịch sử :DIÊT CÔNG SẢN THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
TT Ngô Đình Diệm :Uy vũ bất năng khuất. Không làm bù nhìn, không làm tay sai cho ngoại bang như bọn lãnh đạo CS Hà nội Hồ chí Minh, Lê Duẫn…
Giám đốc Sở Thông tinh Huê kỳ John Mecklin phát biểu ” Tổng thống Ngô Đình Diệm đã tự sát chính trị hơn là chịu khuất phục áp lực của Hoa kỳ mà tổng thống Diệm cho là vi phạm chủ quyền Việt Nam “. Ông lại tiếp: “Công việc mà chính phủ Hoa kỳ làm tại Việt nam là thiết lập một chính quyền trong bóng tối, để điều khiển tất cả hoạt động về mọi mặt của Miền Nam Việt Nam”, Rồi kết luận: “Chính sách áp đặt chính phủ và nhân dân Việt nam phải tuân hành theo quyết định của Hoa kỳ là chính sách thực dân mới”.
Đại sứ Hoa Kỳ Frederick Nolting trong tác phẩm “From Trust to Tragegy” “Từ tín nhiệm đến thảm kịch” viết rằng “những ai hiểu ông Diệm nhất xem ra là người kính trọng ông ta nhất.” ….” Cho đến lúc này cáo buộc quan trọng nhất của TT NDD là ngườì Mỹ can thiệp vào nội bộ Việt Nam. Ông ta không muốn người Mỹ đoạt lấy trách nhiệm của Việt Nam. Ông ta không muốn quân lực Mỹ chiến đấu cho nền độc lập và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam. Ông bảo tôi: “Nếu chúng tôi không tự mình thắng cuộc chiến này với sự viện trợ vô giá của qúy quốc thì như vậy chúng tôi sẽ thua và thua là đáng đời”. Ông ta vô cùng cương quyết trong vấn đề này vì ông ta cảm thấy rằng nếu chính phủ Nam Việt Nam trở nên lệ thưộc vào Hoa Kỳ thì như vậy chứng tỏ luận cứ của Việt Cộng là đúng. Việt Cộng thường nói rằng: “Nếu các anh cúi đầu thần phục Hoa Kỳ thì các anh sẽ thấy các anh đúng chỉ là thuộc địa của Mỹ cũng như 75 năm về trước Việt Nam đã từng là thuộc địa của Pháp.”
Giáo sư Christopher K. Goscha viết về TT Ngô Đình Diệm:
“…..Vấn đề đối với người Mỹ thời đó, tuy nhiên, lại là Ngô Đình Diệm không phải là một con rối (puppet, bù nhìn). Nhà lãnh đạo dân tộc có đầu óc tự chủ mãnh liệt này nhiều lần cưỡng lại sự khuyên bảo của Mỹ. Ông ta và em ông ta, ông Ngô Đình Nhu, có ý kiến riêng của họ về xây dựng quốc gia, cải cách ruộng đất, và chống nổi dậy. Và cùng nhau, họ lắm khi làm những người Mỹ ủng hộ họ phải điên lên. Như một nhà ngoại giao từng ở Sài Gòn thời đầu thập niên 1960 sau này tóm tắt về các khó khăn lúc thương lượng với gia đình nhà Ngô: ‘Thì cũng giống như phải đối phó với một tá [người muốn khẳng định và bảo vệ chủ quyền quốc gia họ như tướng Charles] de Gaulle [của Pháp sau thế chiến thứ 2]’”.
* Christopher K. Goscha – giáo sư ở Đại Học Québec,Canada- là tác giả cuốn “Vietnam, A New History” , “Thailand and the Southeast Asian Networks of The Vietnamese Revolution, 1885-1954″ .
Tiến sì Philip Catton nói về chế độ Ngô Đình Diệm: ” …Trong khi người Mỹ lo ngại về Diệm, thì ông Diệm cũng lo ngại về Mỹ. Ông vui lòng chấp nhận hỗ trợ quân sự và kinh tế của Mỹ, nhưng không sẵn sàng lắng nghe lời khuyên của Mỹ. Ông không tin người Mỹ biết gì nhiều về Việt Nam hay có nhiều hiểu biết chính trị
Paul Kattenburg, cựu Chủ tịch Khối Nghiên cứu về VN, VN Task Force, kể lại: Trong phiên nhóm Hội đồng An ninh Quốc gia ngày 31.8.1963,do TT Kennedy chủ toạ, ông đã đề nghị , nhưng vô hiệu quả, Hoa kỳ rút khỏi VN “trong danh dự”. Bị mất chức tháng giêng 1964, Kattenburg nhận định chua chát như sau về Bộ Tham mưu chiến tranh của Kennedy: “ Không có một người nào trong nhóm nắm vững những vấn đề thão luận Họ không biết gì về Việt Nam.. Họ không thấu triệt quá khứ. Họ quên hết lịch sử. Họ không hiểu sự phân biệt giữa chủ thuyết quốc gia và chủ nghĩa Cộng sản. Tôi tự nhủ: “Trời ơi, chúng ta đang đi vào nguy nan to lớn!”
Trong tác phẩm “Assassination, Coup and Madame Nhu”, Monique Brinson Demery viết: Giám Đốc CIA John A. McCone không ngừng chỉ trích cái ý kiến đảo chánh. Trong một cuộc họp với Nhóm Đặc Biệt chuyên trách về Việt Nam, McCone đã nói rằng thay thế Diệm và Nhu bằng những người chưa biết là ai là “qúa nguy hiểm” và hầu như có thể mang đến “sự tai hại tuyệt đối” cho Hoa Kỳ. Ông cũng đã nói riêng với Tổng thống Kennedy rằng cuộc đảo chánh này “có thể dẫn đến những cuộc đảo chánh khác theo sau.”
( Ông Giám đốc CIA John McCone tiên đoán thời cuộc đúng quá : Những gì đã xảy ra sau cuộc đảo chánh 1963 ? Ba cuộc binh biến trong thời gian hai năm: binh biến ngày 31/1/64, binh biến 13/9/64 và binh biến ngày 19/2/65. Sáu chính phủ nối tiếp nhau trong thời gian hai năm: chính phủ Nguyễn Ngọc Thơ, chính phủ Nguyễn Khánh, chính phủ Nguyễn Xuân Oánh, chính phủ Trần văn Hương, chính phủ Phan Huy Quát, và chính phủ Nguyễn Cao Kỳ .
Chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng (TTMT), kể từ tháng 11 năm 1963 đến tháng 7 năm 1965, đã lần lượt thay đổi đến năm (5) lần )
Keith Weller Taylor: giáo sư đại học – Tác giả cuốn “The Birth of Vietnam, A History of the Vietnamese” : “Dưới nền Đệ nhất cộng hòa (1955-63) của tổng thống Ngô Đình Diệm, một chính quyền tương đối ổn định được thiết lập ở Sài gòn vào giữa thập niên 1950. Nhưng sau đó chính quyền Hà nội theo đuổi đường lối lật đổ chính quyền miền Nam bằng khủng bố, xúi giục bất ổn chính trị, và chiến tranh du kích. Chính phủ Mỹ ngày càng chỉ trích Ngô Đình Diệm nhiều hơn vì ông ta không muốn mở rộng chính phủ cho những nhân vật không có liên hệ gia đình hay thân hữu gia nhập. Về phần ông ta, Ngô Đình Diệm mất tin tưởng vào người Mỹ sau khi Hoa Kỳ ký thỏa thuận về Lào cho phép Bắc Việt có thể thâm nhập vào miền Nam qua biên giới Lào-Việt. Ông ta không tán thành việc chính quyền Kennedy muốn tăng mạnh con số cố vấn Mỹ ở miền Nam. Ngô Đình Diệm cho rằng chính sách của Kennedy đe dọa chủ quyền của VNCH và trái với sự nghiệp và lý tưởng Quốc gia của ông ta.
“Ngô Đình Diệm cũng bất đồng với người Mỹ về cách thức đương đầu với mối đe dọa từ miền Bắc. Ông ta tin rằng cần phải giải quyết các vấn đề quân sự và an ninh trước khi mở rộng chính phủ cho các thành phần khác tham gia, trái với ý kiến của nhiều người Mỹ cho rằng phải làm ngược lại mới đúng “.
Trong bài ‘Vision, Power and Agency: The Ascent of Ngô Ðình Diệm, 1945-54’ – được coi là một trong những nghiên cứu quan trọng, trung thực về TT Ngô Đình Diệm – được đăng trên Journal of Southeast Asian Studies, Edward Miller nêu lên rằng trong thời gian ông Diệm nắm quyền (1954-63), có nhiều người ở Việt Nam và những nơi khác mô tả ông như là một con rối của Mỹ được Washington đưa lên nắm quyền và giúp đỡ nhằm thực hiện những mục đích của Mỹ trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh.
Nhưng theo tác giả này, các tài liệu được viết từ những năm 1960 trở về sau đều nhấn mạnh việc ông NDD nhất quyết từ chối những lời khuyên của Mỹ và không muốn chịu sự chỉ đạo của Mỹ. Việc ông NDD và chính quyền Mỹ cuối cùng chia tay nhau là một ví dụ.
Nữ ký giả Marguerite Higgins :“Kẻ thù cộng sản là thứ lọc lừa trí trá rất tinh vi. Những người Mỹ thay vì phải học nơi ông Diệm khi đến Việt Nam, họ đã cưỡng ép trói buộc ông phải làm theo lời cố vấn của họ trong lúc những hiểu biết về kẻ thù cộng sản của họ rất mù mờ, mù mờ như con tàu đi trong sương đêm vì lạc lối.”
Nữ ký giả Marguerite Higgins (1920-Jan,1966), : 10 lần đến Việt Nam trong nhiệm vụ phóng viên cho nhiều tờ báo lớn của Mỹ. Bà đã từng cộng tác với trên 60 tờ báo kể cả các tờ Washington Evening Star, Chicago Daily News,Boston Herald, Seatle Times…đã từng là phóng viên chiến trường ở Đức và Triều Tiên.
Bà cũng là tác giả nhiều cuốn sách trong đó có cuốn về cuộc chiến tranh Triều Tiên.
Nữ ký giả Marguerite Higgins (1920-Jan,1966), giải Pulitzer phóng viên quốc tế 1951.
Sử gia Trần Gia Phụng:” Từ tháng 8-1962, Joseph A. Mendenhall, cố vấn chính trị Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn, đã đề nghị loại bỏ tổng thống Diệm, vợ chồng Ngô Đình Nhu và những người trong gia đình ông Diệm, bằng một số nhân vật khác, vì các ông Diệm Nhu không chịu thay đổi lề lối làm việc dù bị Hoa Kỳ áp lực. (Chính Đạo, nb. I-C, sđd. tt. 256-257.) Lề lối làm việc ở đây có nghĩa là chủ trương chính sách của tổng thống VNCH. Như thế, có nghĩa là người Hoa Kỳ có ý định loại bỏ tổng thống Diệm trước khi xảy ra biến cố Phật giáo vào tháng 5-1963 “.
v.v…
Trong cuốn The Lost Mandate Of Heaven, tác giả Geoffrey Shaw- Phụ tá giáo sư về lịch sử học cho trường Ðại Học Quân Sự Hoa Kỳ.- lên án chính quyền Kennedy vào năm 1963 đã quyết định lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm bằng cách xúi dục một cuộc đảo chánh vào ngày 1 Tháng Mười Một, 1963, do một nhóm tướng lãnh Việt Nam tổ chức, mà người cầm đầu là Đại Tướng Dương Văn Minh.
Tác giả kết luận là sai lầm của chính quyền Kennedy đã làm mất đi cơ hội duy nhất có thể chiến thắng được Cộng Sản tại Việt Nam và hậu quả vô cùng tai hại là đã khiến cho Hoa Kỳ bị lún sâu vào cuộc chiến, làm chết hơn 58,000 chiến binh Hoa Kỳ và nhiều thế hệ người Mỹ bị “hội chứng Việt Nam” cho tới nay vẫn chưa hoàn toàn hồi phục nổi.
Nhà báo Úc Wilfred Burchett kể rằng những nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam chào đón cuộc đảo chánh lật đổ Ngô Đình Diệm như một “món quà”, “Người Mỹ đã làm chuyện mà chúng tôi đã không thể nào làm được trong chín năm trời, đó là loại bỏ Diệm.” v…v…
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Mansfield – Nếu ông Diệm bỏ đi hay bị lật đổ, HCM có thể đi bộ vào và chiếm Việt nam không có khó khăn nào”.
Thượng Nghị Sĩ Mike Mansfield được sử gia Seth Jacobs nhắc đến là vào giữa năm 1965 khi gần 200,000 quân nhân Mỹ đến VN, đã nói: “Chúng ta đang trả giá cho tội ác đã loại bỏ Tổng Thống Diệm”.
Tổng Thống Richard M. Nixon viết trong tác phẩm “No More Vietnams” : “Lỗi lầm tệ hại nhất của chúng ta là đã xúi dục lật đổ tổng Thống Diệm năm 1963…”
*Trong loạt phim tài liệu The Vietnam War- do Ken Burns và Lynn Novick thực hiện và chiếu trên PBS – có phỏng vấn một nhân vật Cộng sản về cuộc đảo chánh tháng 11 năm 63, hẳn trả lời:
“When Diem was overthrown, we were so excited we thought we were close to liberating the whole country. We began attacking the enemy day and night…” ( tạm dịch: Khi Diệm bị lật đổ, chúng tôi quá mừng, chúng tôi nghĩ chúng tôi sắp sửa giải phóng được đất nước rồi. Chúng tôi bắt đầu tấn công địch ngày và đêm).
*Khi cuộc đảo chánh xảy ra dẫn đến cái chết của TT Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu, Hà Nội triệu tập ngay cuộc Hội Nghị Trung Ương đảng lần thứ 9, khóa 3. Cuộc họp kéo dài hai tuần lễ, từ 7 đến 20 tháng 12 , những quyết định được đưa ra:
* Chọn một số trung đoàn chuẩn bị gấp lên đường vào quân khu V và Tây nguyên.
* Mở rộng gấp đường vận chuyển chiến lược 559. * Đưa gấp vào chiến trường những vũ khí chống thiết vận xa M.113 và trực thăng, đặc biệt B40 và các lọai súng máy.
* Đưa đại tướng Nguyễn Chí Thanh trở lại quân đội để vào Nam nhận nhiệm vụ tổng tư lệnh và lên đường ngay tháng 12/1963. “
*Cựu Đại Tá CSBV, phó Tổng biên tập báo Nhân Dân Bùi Tín có mặt trong đoàn cán bộ 24 người vào miền Nam đã kết luận: “Đúng là tình hình sau ngày 1/11/1963 ngày càng thuận lợi cho phía quân Giải phóng. Trong suốt năm 1964 chứng minh việc lật đổ Ngô Đình Diệm tạo nên nhiều khó khăn mới cho chế độ miền Nam.”
Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm…
– Ngô Đình Diệm từ quan, không làm cho Tây, không đi lính cho Mỹ, từ chối cho quân Mỹ vào VN nên bị Mỹ phế truất và bị giết…..nhưng vẫn bị bọn cờ hó cáo buộc là “tay sai Mỹ, bán nước cho Mỹ…”…
– Hồ Chí Minh học trường chuyên gián điệp ở Nga, vào đảng CS Nga, lãnh tiền từ Nga để hoạt động, vào đảng CS Tàu, đi lính và mang cấp thiếu tá tình báo Hoa Nam của Tàu (Hồ Quang trong Đệ Bát Lộ Quân), nhận lệnh Mao về VN thành lập đảng CS ĐD…v.v, để nhận nhiệm vụ “đánh Mỹ đến người VN cuối cùng” từ Mao….và được bọn cờ hó cho làm “cha già” của chúng, rồi được chúng cho “sống mãi trong quần …chúng”.
Thế thì rõ ràng:
Ngô Đình Diệm chỉ có một cái tội duy nhất là chống Cộng Sản, chống Mỹ đổ quân vào VN…nên bị giết.
Còn Hồ Chí Minh có công lớn với Quốc Tế CS đảng, với nhiệm vụ chính – như Lê Duẩn thú nhận – là :“Đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc và cho khối XHCN…anh em!”…nên được hưởng vinh hoa tới chết (trước khi chết còn được nghe một bài hát dân ca bằng tiếng Quan Thoại)
Vậy: Ai Công và ai Tội đã rõ!!!
Ai được các nhân sĩ-trí thức kính trọng hơn, cũng đã rõ lun
………Việc quyết định bán miền nam Việt nam cho nga vả tàu mọi, là việc làm chó…..đé vả lưu manh của lãnh đạo nhà nước ngầm Mỹ và tây phương, bao nhiêu nhân tài nước Việt bị chết oan uổng….____Giờ đây mọi nga mọi tàu quậy banh thế giới, đó là lổi tụi nhà nước ngầm tây phương…..nay kính.
Tình hình chiến sự trước và sau cuộc Đảo chánh 11/1963:
Trong năm 1963, khi xảy ra biến cố Phật giáo. Kennedy đã gửi hai phái đoàn thanh tra đến Việt nam để thẩm định tình hình:
Ngày 7/9/63, phái đoàn của trung tướng Victor Krulag theo lệnh của đại tướng Taylor- Tham mưu trưởng liên quân. Theo ý kiến của tướng Victor Krulag thì cuộc chiến đấu quân sự vẫn đang tiến hành với một nhịp độ đáng khâm phục ( và rằng cuộc khủng hoảng chính trị cũng có ảnh hưởng đến, nhưng không bao nhiêu, Việt cộng sẽ thua, nếu Mỹ vẫn tiếp tục những chương trình viện trợ về quân sự và xã hội).
Và rồi ngày 2/10/63, một phái đoàn khác do chính bộ trưởng quốc phòng Mcnamara và đại tướng Maxwell Taylor hướng dẫn. Bản phúc trính của họ lạc quan về tình hình quân sự (nhưng bi quan về tình hình chính trị).
Thế nhưng sau đảo chánh 11/63, VNCH rơi vào tình trạng cực kỳ nhiễu nhương:
Xảy ra ba cuộc binh biến liên tiếp trong thời gian hai năm: Binh biến ngày 31/1/64, binh biến 13/9/64 và binh biến ngày 19/2/65. Sáu chính phủ nối tiếp nhau trong thời gian hai năm: Chính phủ Nguyễn Ngọc Thơ, chính phủ Nguyễn Khánh, chính phủ Nguyễn Xuân Oánh, chính phủ Trần văn Hương, chính phủ Phan Huy Quát, và chính phủ Thiệu/Kỳ.
Chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng , kể từ tháng 11 năm 1963 đến tháng 7 năm 1965, đã lần lượt thay đổi đến 5 lần .
Chỉ trong vòng 6 tuần sau ngày đảo chính, đã có đến 62 đảng phái ra đời. Có những đảng cũ tái sinh rồi chia ra làm bốn, làm năm. Có đảng được thành lập từ những chính trị gia vừa trở về sau khi lưu vong bên Miên, bên Pháp. Có đảng chỉ loe hoe ông đảng trưởng và vài ba đảng viên. Các đảng phái ô hợp này không đóng góp được gì cho tự do dân chủ ngoài việc thi hành quyền tự do chỉ trích chính phủ và chỉ trích lẫn nhau một cách ô hợp .
Những cuộc xuống đường biểu tình diễn ra liên miên. Các tướng dùng quân đội tranh quyền cai trị đất nước, lãnh tụ những đảng phái đố kỵ nhau, Phật tử xung đột với Ky-tô hữu, Quốc Trưởng và Thủ Tướng không ưa nhau ( Phan khắc Sửu/ Phan huy Quát)…Các đơn vị quân đội nổi loạn, quân đội ghìm súng trước quân đội.
Năm 1969 Tướng Wesmoreland cho biết nếu Mỹ không đổ quân vào Đà Nẵng năm 1965 thì VNCH sẽ mất trong sáu tháng, trung tướng Ngô Quang Trưởng cũng nói năm 1965 tình hình an ninh của ta rất nguy kịch .
Lính Mỹ tự do đổ vào miền Nam càng ngày càng nhiều. Tệ đoan xã hội, đĩ điếm, cần sa, bạch phiến, …
“Lính Mỹ tự do đổ vào miền Nam càng ngày càng nhiều. Tệ đoan xã hội, đĩ điếm, cần sa, bạch phiến, …”
Rất chính xác . Việt Nam đừng có để Mỹ vô, sẽ đem mấy cái quỷ này theo . Thầy Thông kể về những sáng sớm Hà Nội quân Trung Quốc tập thể dục vang lừng . Bộ đội Cụ Mao văn minh thế nhá
Hihi, lòi roài
Thành tích diệt Cộng, bảo vệ an ninh cho Nam VN của chế độ Ngô Đình Diệm:
Cuốn sách “Lịch sử đảng Cộng Sản Việt Nam” của nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tái bản năm 2000 có đoạn:
“Trong giai đoạn 1957-1959, cách mạng miền Nam gặp nhiều khó khăn. Hàng loạt cơ sở của ta bị chính quyền Ngô Đình Diệm phát hiện và bắt giữ. Tháng 1/1959, diễn ra hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Lao Động Việt Nam, đã quyết định cho phép lực lượng miền Nam sử dụng bạo lực để đánh đổ chính quyền Mỹ-Diệm “.
Trong tài liệu “Phản Bội Hay Chân Chính ” của Cộng sản có đoạn như sau:
“Thành tích chống Cộng của mật vụ Ngô Đình Cẩn/Dương Văn Hiếu (Đoàn Công Tác Đặc Biệt) thật kỳ diệu. Chúng đánh thẳng vào cơ quan đầu não của các Đảng bộ miền Trung như Liên Khu Ủy 5, Tỉnh ủy Thừa Thiên, Thành ủy Huế, rồi Đà nẵng. Tiến xuống miền Nam, chúng tấn công Đặc Khu ủy Sài gòn Chợ lớn, Thủ biên, Cần thơ. Nổi bật nhất là mật vụ miền Trung đánh bắt gọn các lưới Tình Báo Chiến Lược ) của ta trải suốt từ Bến Hải đến Sài gòn chỉ có một năm.”
*Sau khi ký kết Hiệp Định Geneve 7/1954, Cộng sản đã lén lút để lại trong miền Nam 60,000 bộ đội. Ấy thế mà dù không có lính tác chiến Hoa kỳ hỗ trợ, miền Nam đã không có một tỉnh nào mất vào tay Cộng sản. Đến nỗi tháng 9 năm 63, tên Hồ chí Minh , khi gặp gỡ thủ tướng Trung cộng Chu Ân Lai, đã uất ức thốt lên :“Đừng nói phải đánh 5 năm, 10 năm, dù có 20 năm, 30 năm, thậm chí 50 năm cũng phải đánh.”
Tài liệu “Tổng Kết Cuộc Kháng Chống Thực Dân Pháp, Thắng Lợi và Bài Học”, Hà Nội, 1996, cho biết năm 1954, Hồ chí Minh đã để lại Miền Nam 60,000 đảng viên.
* (Trích) Dưới sự chỉ huy của Dương Văn Hiếu, Đoàn Công tác Đặc biệt Miền Trung từng bắt được các cán bộ Cộng sản cao cấp :
Mười Hương vào 06/1958
Vũ Ngọc Nhạ vào 12/1958
Lê Hữu Thúy vào năm 1959
Nguyễn Vĩnh Nghiệp vào năm 1960
Đại tá Lê Câu -người chỉ huy chỉ huy Quân báo Miền Nam của Hà Nội – vào năm 1961.
Mười Hương tức Trần quốc Hương-Uỷ viên Trung Ương từ Khoá IV đến khoá VI. Bí thư Trung Ương đảng khoá VI. Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương.Thư ký riêng cho Trường Chinh. Năm 1958, bị sa lưới của Đoàn Công Tác Miền Trung của ông Ngô Đình Cẩn.
Sau đảo chánh 11/1963, tướng Mai Hữu Xuân, tân Tổng Giám Đốc Cảnh sát Sài Gòn của chính quyền Dương Văn Minh đã trả tự do cho các cán bộ Cộng sản vào tháng sáu 1964 – tất cả bọn Tình báo Khu 5, Tình báo Chiến lược, Cục 2 quân báo Trung Ương VC. Và ngay cả Mười Hương cũng được thả .
Các đồng chí trí thức hải ngoại kiu gọi ôn hòa, kiu gọi sát nách cùng lũ nhân sĩ-trí thức trong nước, nên seo phì trước lá cờ của hiện tại . Hổng nên trưng cờ vàng, vì các vị đã làm ô uế chúng từ hổi tới giờ
Balls hổng có big enuff để làm 1 cú Trần Trường, thui thì làm 1 demi-Trần Trường cũng được . Mọi người sẽ thông/thấu cởm/cảm với các đồng chí
Ngô Đình Diệm: Vị tổng thống nhân từ phát động chương trình Chiêu Hồi mà nhờ đó đã cứu sống 200,000 cán binh Cộng sản :
Chương trình Chiêu Hồi được ra đời ngày 17 tháng 4 năm 1963 dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa.
Cho đến tháng 4 năm 1975, tổng số hồi chánh viên vượt quá con số hai trăm ngàn, từ binh sĩ đến thượng tá, từ du kích địa phương đến chính quy Bắc Việt, từ giao liên đến tỉnh ủy viên.
Những nhân vật quan trọng đã ra hồi chánh :
1.Thượng tá Tám Hà, Trần Văn Đắc, Chính ủy sư đoàn 5
2.Thượng tá Huỳnh Cự
3.Trung tá Phan Văn Xướng
4.Bác sĩ Đặng Văn Tân
5.Nhà văn Xuân Vũ, Bùi Quang Triết
6.Nhạc sĩ Phan Thế
7.Diễn viên Cao Huynh
8.Mai Văn Sổ (Em song sinh với Mai Văn Bộ)
9.Bùi Công Tương, Ủy viên Tuyên huấn tỉnh Bến Tre
10.Ca sĩ Đoàn Chính (Con của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn) và nhạc sĩ Bùi Thiện.
Gần 200,000 cán binh Cộng sản buông súng quy tụ dưới lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của Việt Nam Cộng Hòa :
Năm/ Hồi chánh ( tổng số tích luỹ)
1963 11248
1964 16665
1965 27789
1966 48031
1967 75209
1968 93380
1969 140403
1970 173064
6/1970 176458
1975 khoảng 200,000 CS
Lên tà là oạch mà coi 1 bộ đội Cụ Hồ, Tưởng Năng Tiến bảo quên công ơn họ thì Đảng hổng xứng đáng lãnh đạo nhưn dưn chúng nó, lộn, các bác, sau khi bị “địch” bắt đã gia nhập chương trình Chiêu Hồi, & lợi dụng nó để thu thập tin tức tình báo gửi về góp phần Giải Phóng miền Nam . Sau khi trốn thoát được, ông bị mất toàn bộ trợ cấp, đã vậy còn bị ngược đãi, công an canh chừng … Ông viết thơ kêu oan rằng lòng ông vưỡn luôn trung với Đảng .
Bi giờ có chương trình hòa giải hòa hợp, đủ thành công để có các “trí thức” hải ngoại sẵn sàng đem cờ vàng chích đùi cho các trí thức Cộng Sản . Có bao nhiêu ngôn ngữ của Đảng, khép lợi quá khứ, hướng tới tương lai, ôn hòa, làm cho Đảng tin dân … được cái nhân sĩ-trí thức trong nước bắn tung tóe, các trí thức hải ngoại hứng hổng sót giọt nào, thụ tinh nhân tạo rùi nhân giống lên với dân hải ngoại . Da Màu đòi hợp lưu với the likes of Lương Ngọc An, Nguyễn Đức Lùng Tùng Phèng biện hộ cho Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tưởng Năng Tiến mở mục đọc văn Cách Mạng cho đồng bào hải ngoại, vì thía họ đã thôi, hổng chống Cộng từ lâu . Bi giờ xun xoe đem cờ Vàng ra chích đùi cho trí thức Cách Mạng nữa
Thiệt tình, làm ô uế cờ vàng chắc chả ai bằng mấy con chó sủa ma!
“Tổng cục 2” là cách gọi tắt cơ quan đặc trách tình báo của Quân đội CS:
Cựu chiến binh Năm Châu (Hồ văn Châu) và Hội Phụ Nữ Cứu Quốc Sáu Sứ ( Nguyễn thị Sứ ) từ miền Nam đã ra Hà nội nhiều lần, vận động các đảng viên kỳ cựu, các sĩ quan cao cấp nhằm đưa Giáp lên, hoặc làm Tổng bí thư, hoặc làm Chủ tịch Nước, và đưa tướng Trần văn Trà ra làm bộ trưởng Quốc phòng để rồi sẽ thay Giáp làm Tổng bí thư.
Tổng cục 2 đưa ra những bằng chứng về nhiều nhân vật CS cao cấp hoặc cộng tác với CIA hoặc là chịu sự chi phối của CIA, như Nông Ðức Mạnh đương kim Tổng bí thư đảng , Nguyễn Văn An chủ tịch quốc hội, Phạm Văn Ðồng, Võ Nguyên Giáp, cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt , thủ tướng hiện tại Phan Văn Khải , các Ủy viên bộ chính trị như Trương Tấn Sang, Phan Diễn, đến Phó thủ tướng Ủy viên trung ương đảng Phạm Gia Khiêm, cựu Bộ trưởng công an như Bùi Thiện Ngộ, Mai Chí Thọ , Lê Văn Dũng Chủ nhiệm Tổng cục chính trị, v.v…
Ban điều tra liên ngành đã được thành lập gồm các đại biểu của ban Kiểm tra Trung Ương Đảng, Ban Tổ chức Trung Ương đảng, Viện Kiểm Soát Tối Cao, Tòa án Nhân Dân Tối cao, bộ Quốc phòng, bộ Công an… do Lê Hồng Anh ( sau làm bộ trưởng bộ Công An) làm trưởng ban. Và Bộ Chính Trị đã nhiều lần nghe Ban điều tra liên ngành báo cáo .
Tìm đâu những ngày huy hoàng xưa ?
Tìm đâu, biết tìm đâu, đâu giờ?
***So sánh GDP đầu người của VNCH với vài nước Á Châu –
Trần Đăng Hồng, PhD:
“….Theo biểu đồ 1, vào thời điểm 1960, trong số 10 quốc gia Á châu, Việt Nam Cộng Hòa (VNCH, South Vietnam, 223$) có GDP tính theo đầu người
tuy đứng sau Singapore (395$), Malaysia (299$), Philippines (257$),
nhưng nhiều hơn Nam Hàn (155$), hơn gấp đôi Thailand (101$), gấp 2,4 lần Trung quốc (92$), gấp 2,7 lần Ấn độ (84$), và gấp 3 lần Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (North Vietnam, 73$).
“Tổng sản lượng quốc gia VNCH năm 1960 là 82 tỉ đồng VN, trong số này gồm có 4,481 tỉ đồng (5,5%) là tiền viện trợ . Nguồn: Timothy Hallinan (1969). Economic prospects of the Republic of Vietnam. ”
***Đàn Chim Việt: “Đôi điều về bài viết của ông Nguyễn Hữu Liêm ”
Hồ Phú Bông -21/10/2022:
” So sánh con số GDP / đầu người tại miền Nam năm 1960 với Việt Nam hiện tại.
– Vào năm 1960, là chỉ 5 năm sau khi khai sinh Đệ nhất VNCH từ một miền Nam bị cát cứ (tính theo USD) thì VNCH (223$) đứng sau các nước Singapore (395$), Malaysia (299$), Philippines (257$). Cao hơn Hàn Quốc (155$), gấp đôi Thailand (101$), gấp 2,4 lần Trung Quốc (92$), gấp 2,7 lần Ấn Độ (84$), và gấp 3 lần Bắc Việt Nam (73$).
*Lợi tức tính theo đầu người hiện nay :
VN: US$ 4,010
Thái: $7,230
Mã Lai:$11,780
Đại Hàn : $35,990
Iraq: $5,270
Mễ : $10,410
(World Bank)
26/12/2024- 16 tỷ USD kiều hối về Việt Nam trong năm 2024
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết kiều hối là nguồn lực quan trọng với đất nước, dự báo đạt khoảng 16 tỷ USD trong năm 2024.
* Việt nam sống kiếp ký sinh vào người Việt hải ngoại suốt từ năm 1980 cho đến nay 2024- và chỉ tính sơ sơ trong vòng 12 năm 2000 đến 2021- ở Hải ngoại đã gửi về 184 tỷ đô la :
184 tỷ đô la : US$ 184,000,000,000 ( 9 con số 0 )
Hối xuất: 1 đồng đô la Mỹ = 24,867 đồng VN
24,867 VN đồng X US$ 184,000,000,000 = ??? đồng VN
Trong khi ngân sách Quốc Phòng VN từ năm 2016 đến nay 2021 chỉ tòm tèm 5 tỷ đô la mỗi năm .
* Theo giáo sư phó tiến sĩ Nguyễn anh Tuấn trong bài viết ngày 7/3/2017:
” Từ năm 1980, Việt Nam đã tiếp nhận một lượng lớn dòng ngoại tệ từ các kiều bào ở nước ngoài, trung bình một người Việt Nam ở nước ngoài gửi về nước khoảng hơn 2.000 USD mỗi năm. Lượng kiều hối gửi về Việt Nam đã tăng từ 35 triệu USD (năm 1991) lên 1,75 tỷ USD (năm 2000), 3,8 tỷ USD (năm 2005)”.
* Theo trang mạng tienphong ở VN:
10/10/2016
“Trong suốt 22 năm qua, dòng tiền này tăng khoảng gần 100 lần từ 0,14 tỷ USD năm 1993 lên 11 tỷ USD năm 2013 và khoảng 13,2 tỷ USD vào năm 2015 ” .
Năm kỉa năm kia ngoài Hà Lội có 1 tay thương gia xây bin đinh cao hơn lăng Hồ Chí Minh, thế là cả Hà Lọi điên lên, dẫn đầu là những nhân sĩ-trí thức, most notable là Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Diện . Fong chào dần lớn mạnh, chủ yếu wanh wanh 1 mệnh đề, đó là xây cao hơn lăng Bác tức là xúc phạm Bác
WTF ya know, cuộc đấu tranh thành công . Bin đinh đó bị phá đi 2 tầng để hổng thỉa cao hơn lăng Hồ Chí Minh
Trí thức-nhân sĩ nhà ta nên chọn những chủ đề đấu tranh như vậy, dễ thành công hơn, và hải ngoại dễ đồng hành với các vị hơn
Cụ Hồ trong tâm tưởng của 1 người thuộc hạng nhân sĩ-trí thức, 1 trong những tiếng nói “phản biện” mà trí thức hải ngoại vưỡn kiu gọi sát nách . Tiến Sĩ Mạc Văn Trang
Nghe tin mặt trận Việt Minh
Kêu dân vùng dậy phá xiềng thực dân!
Nông dân bỗng trào dâng như nước
Phá kho lương, lấy thóc chia nhau
Hỡi Nông dân ngẩng cao đầu
Cụ Hồ kêu gọi mau mau cướp quyền!
Dân rầm rập, thét vang, vung giáo:
“Thề phanh thây uống máu quân thù”!
Tuyên ngôn Độc lập Cụ Hồ
Dân nghe náo nức như mơ ban ngày!
Cách mạng đã đổi thay tên nước
Làng xóm ta lập tức đổi ngay!
Tên làng “Độc lập” mới oai
Xóm Trong “Dân chủ”, xóm Ngoài “Tự do”!…
Ba thứ giặc diệt cho bằng hết:
Giặc đói, rồi giặc dốt, ngoại xâm
Sáng họp hành, tối mít tinh
“I tờ” inh xóm, sân Đình “mốt hai”!…
Thực dân Pháp lại quay xâm lược
Cụ Hồ kêu giữ nước, giữ làng!
Thà rằng tất cả hy sinh
Ủng hộ Việt … OK, thì “Nam”, chống Trung Cộng
NHom Giao Diem noi dung NGo Dinh Diem Chang lam gi goi la yeu nuoc.Tung lam tay sai cho ngoai bang 3 doi Phap Nhat My, Chang co hanh dong nao chong chu cua minh
Nhóm Giao Điểm có hai chủ trương chính là đánh phá Thiên Chúa Giáo và bênh vực Đảng và
nhà cầm quyền CSVN. Khi Bùi Hồng Quang, một sáng lập viên của nhóm Giao Điểm, đem báo
Giao Điểm về in ở Việt Nam và khi đem ra đã được Tổng Cục An Ninh giới thiệu đây là tạp chí
“phục vụ cho việc tuyên truyền vận động đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta”.
Phóng ảnh chụp trên mạng không thể copy vào trang mạng ĐCV, nên tôi chép lại từ nguyên bản chính
như sau:
“Chỉ thị số 1020/A41(P4)
Kính gửi: Cục Hải quan Tp. Hồ chí Minh
“Ngày 23/12/2007, ông Bùi Hồng Quang, Việt kiều Mỹ, sinh ngày 31/10/1949, hộ chiếu số 039702706 sẽ
mang khoảng 420 quyển tạp chí Giao Điểm số 65 để xuất cảnh ra nước ngoài .
Đây là số tạp chí có nội dung thuần túy tôn giáo, phục vụ cho việc tuyên truyền vận động đường lối chính
sách của Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy để tạo điều kiện, Cục An ninh xã Hội- Tổng cục An ninh , Bộ Công
an đề nghị các đồng chí quan tâm hỗ trợ để ông Bùi Hông Quan được mang số tài liệu trên ra nước
ngoài.
“Rất mong sự phối hợp công tác của các đồng chí .
KT.
Cục trưởng
Phó Cục trưởng
“Đại tá : Lê Công Hoàng “
Trích từ Blog Đặng Chí Hùng về tên Trần chung Ngọc – nhóm Giao Ðiểm :
“Trần chung Ngọc, tên đặc công Việt cộng cầm bút!
“Tên Trần chung Ngọc, thường xuyên viết bài chửi bới, phỉ báng VNCH. Hắn là một trong những tên đặc công Việt cộng khét tiếng của nhóm Giao Ðiểm. Tên Ngọc thường viết bài đăng trên “KBC” của tên việt gian Nguyễn Phương Hùng, chuyên phỉ báng lá cờ Vàng và chánh nghĩa quốc gia.
“Nhân tiện đây, chúng tôi xin kêu gọi đồng bào trong và ngoài nước hãy lên tiếng tố cáo tội ác của nhóm Giao Ðiểm, ổ rắn độc của Việt cộng tại hải ngoại hết sức nguy hiểm, đang đánh phá cộng đồng người Việt một cách hết sức điên cuồng, say máu và tàn ác.
“Tên Trần chung Ngọc đã viết nhiều bài phỉ báng chánh nghĩa quốc gia, đăng trên websitecủa hắn sachhiem.net và”KBC” của tên việt gian Nguyễn phương Hùng.
Tên này được chính phủ VNCH cho đi du học Mỹ, từ năm 1967 đến 1972, lấy được bằng tiến sĩ. Sau năm 1975 thì hắn đã lộ mặt ra là một tên phản bội, quay ngược súng bắn vào tổ quốc VNCH và bây giờ thì công khai đi làm chó săn cho bọn Việt gian cộng sản “.
Nhà báo Bùi Tín:” Một nhân vật sống ở miền Nam, trong quân ngũ VNCH, sỹ quan, trí thức có học hàm, lại ca ngợi tâng bốc ông Hồ đến mức sùng bái, vái lạy “cha già dân tộc”. Đó là ông “tiến sỹ” Trần Chung Ngọc, thường viết trên mạng Giao Điểm. Ông sùng bái ông Hồ hơn ai hết, với những luận văn dài “.
Trước đây, trên trang mạng cũ của Đàn Chim Việt, ngày 22/9/2013, có đăng một bài viết dài cùng những hình ảnh vạch trần bọn Giao Điểm và tên Trần chung Ngọc hoạt động cho Cộng sản .
Thế là ổng có thỉa xem thuộc loại nhân sĩ-trí thức được gòi
“trí thức” -ccc- hải ngoại mún dân hải ngoại sát nách với những nhân sĩ-trí thức “phản biện” trong nước, vì họ đã được mọi người, cả trong lẫn ngoài nước, kính trọng . In turn, những nhân sĩ-trí thức đó lại rất kính trọng Bác Hồ . Họ trở thành 1 thứ cầu Bất, lộn, Hiền Lương nối lòng dân với Bác Hồ . WTF ya know, rite?
Thế là ổng có thỉa xem thuộc loại nhân sĩ-trí thức được gòi
“trí thức” -ccc- hải ngoại mún dân hải ngoại sát nách với những nhân sĩ-trí thức “phản biện” trong nước, vì họ đã được mọi người, cả trong lẫn ngoài nước, kính trọng . In turn, những nhân sĩ-trí thức đó lại rất kính trọng Bác Hồ . Họ trở thành 1 thứ cầu Bất, lộn, Hiền Lương nối lòng dân với Bác Hồ . WTF ya know, rite?
Tổng thống Ngô Đình Diệm chết, mồ chôn ông, việt cộng sợ, cấm đề tên nhưng tiếng ông Diệm lưu muôn thuở ngàn đời cho thế hệ sau; còn Hồ Chí Minh chết, nhà nước việt cộng không dám tuyên bố, không dám chôn, xây cái lăng to đùng như nhà xí, đề tên Hồ to cao mọi nơi mọi chốn nhưng Hồ để lại tiếng xấu ngàn năm.
Bài viết rất hay. Tác giả thấy được cái viễn kiến chính trị và cái tài lãnh đạo của ông Diệm nhưng tiếc rằng vì VNCH là một nước nhỏ nên bị các nước lớn thao túng và cuối cùng là cái chết đau thương cho hai anh em ông Diệm.
Người Mỹ nhảy vào Miền Nam VN phạm 3 sai lầm lớn căn bản để phải dẫn đến ngày 30/4/1975.
Một là họ giết ông Diệm; hai là không chủ trương muốn thắng cộng sản; ba là phản bội bỏ rơi đồng minh VNCH.
Và người Mỹ tiếp tục phạm sai lầm khi loại Đài Loan để đưa nước Tàu vào Liên Hiệp Quốc, đầu tư hỗ trợ xây dựng một nước Tàu lên ngang hàng với nước Mỹ để rồi bây giờ bị cộng sản Tàu phản bội.
Nhà trí thức Nguyễn Ngọc Giao, vì là giáo sư Toán nên những bài viết của ông đều rất lô-dít, tương tự như các giáo sư Toán khác ở Việt Nam, Nguyễn Ngọc Chu vv … Giáo sư TOÁN Nguyễn Ngọc Giao viết vì đại diện của Việt Nam đã nghe lời Trung Cộng nên đã chấp thuận để cho chia cắt đất nước, thay vì thống nhứt đất nước thời đó . Và nửa miền Nam, cũng theo lời ổng & các nhân sĩ-trí thức khác, đã dựng lên chế độ độc tài mà những người có lương tri & 1 chút tâm huyết đều phải chống như Cao Huy Thuần & Nguyễn Ngọc Giao . Chế độ độc tài là cái cầu rộng mở mời Mỹ vô
Chế độ Ngô Đình Diệm có lẽ, theo lô-dít của Gs Toán Nguyễn Ngọc Giao, cần cám ơn Trung Cộng
Thui thì, theo Gs Bùi Văn Phú, đất nước đã được thống nhứt bằng hòa bình, mọi người nên theo Việt … uh … OK, thì “Nam” & chống Trung Cộng thui