Saigon Execution: Bức Ảnh Định Mạng

12

Có một bức ảnh không phải chỉ bằng vạn lời nói mà còn tiềm ẩn một sức mạnh vạn năng, làm bùng phát các phong trào phản chiến khắp toàn cầu, tạo ra một cơn sóng thần, làm thay đổi cả một chính sách, xoay chiều một cuộc chiến, đồng thời trù dập một đời người và cùng đem lại danh vọng, tiền tài cho người chụp ảnh Eddie Adams. Đó là bức hình với lởi chú giải “Tướng Nguyễn Ngọc Loan xử bắn một tù binh Việt Cộng tại Saigon”. General Nguyen Ngoc Loan executing a Viet Cong prisoner in Saigon. Bức ảnh có tên Saigon Execution. Phong trào phản chiến và giới truyền thông Tây phương dùng nó làm biểu tượng cho cuộc chiến Vit nam.

Thế nhưng, Eddie Adams không muốn ai nhắc đến chuyện bức ảnh đã đem lại cho ông giải báo chí cao quí Pulitzer. Tác giả chụp giây phút sống chết đó nói, bức hình chỉ có nửa sự thật. Ông đã khóc (there are tears in my eyes) khi nghe tin tướng Loan qua đời tại Virginia, hưởng thọ 68 tuổi vì bệnh ung thư. Chẳng những vậy, phóng viên nhiếp ảnh làm việc cho hãng AP còn khẳng định: Tướng Nguyễn Ngọc Loan (1930-1998) là một đại anh hùng (goddamn hero); giữa lúc báo chí Mỹ gọi ông là một kẻ sát nhân tàn nhẫn. Tấm hình lịch sử, trở thành định mạng, góp phần vào việc làm Saigon mất tên, chụp ngày mồng hai Tết ta tức ngày 1 tháng 2 năm 1968 thuộc khu Chợ Lớn, Saigon hai ngày sau khi Hànội, lợi dụng một tuần hưu chiến, mở cuộc tổng công kích-tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân trên cùng khắp miền Nam.

Saigon Execution chỉ có nửa sự thật. Truyền thông Tây phương đã không chính xác khi tung bức hình qua các cơ quan ngôn luận. Lời chú giải không cho biết lý do hành quyết nhằm khai thác cảm tính đám đông bằng cảnh tướng Loan dí súng vô đầu tù nhân – trông như thường dân – bắn một cách tàn nhẫn. Nửa sự thật còn lại nằm trong: vụ thảm sát trọn một gia đình. Tù nhân bị bắn, Nguyễn Văn Lém tự Bảy Lốp l thủ phạm vụ thảm sát gia đình Trung Tá Nguyễn Tuấn, Chỉ Huy Trưởng Trường Thiết Giáp. Y cầm đầu một toán đặc công chiếm trại Phù Đổng bắn hạ cả gia đình, mẹ với sáu con nhỏ, cụ 80 tuổi và cắt cổ Trung tá Tuấn vì ông không tuân phc. Chỉ có một con thứ ba, Nguyễn Từ Huấn 10 tuổi sống sót. Chú giải không nói tới thảm sát dã man này. Đây là nguyên nhân chính của vụ xử bắn, được thể hiện bằng bức hình dưới đây.

Eddie Adams đã nắm được khoảnh khắc tử sinh của một kiếp người khi chụp Saigon Execution. Đúng là cơ hội bằng vàng cho các cơ quan truyền thông. Họ lanh lẹ phổ biến sự kiện này tới các đài TV, báo giấy. Nó đi vào tận mỗi nhà, mỗi góc phố, Paris, London, Washington D.C…trở thành cơn bão phản chiến. Phe tả khai thác cảnh bắn chết làm lợi khí chống chiến tranh. Họ kêu gọi Hoa Kỳ chấm dứt can dự vào Việt Nam. Rõ ràng các cơ quan tryền thông phương Tây đầy ác ý, tạo fake news, phớt lờ tội ác của Bảy Bốp. Cả thế giới bị đầu độc vì một nửa sự thật. Họ hô hoán đổ dầu vào phong trào phản chiến. Dư luận lên án tướng Loan; đặt tên cho bức ảnh. Dù rằng Eddie Adams xác nhận, những bức ảnh không thể nói hết toàn thể câu chuyện và cũng không thể giải bày tại sao. [ Pictures don’t tell the whole story,” và “It doesn’t tell you why].

Saigon Execution (Xử Bắn Tại Saigon) như là một bản tin nóng hổi, bắt mắt, cho hay nhiều chi tiết: ai, cáí gì, ở đâu, lúc nào, ra sao; nhưng tuyệt nhiên không người nào biết được tại sao. Người đọc không thấy được đầu đuôi câu chuyện. Nó đã khuynh đảo dư luận. Hànội và phe tả dùng bức ảnh Saigon Execution làm bằng chứng về tội ác của Mỹ Ngụy. Còn bức hình cả gia đình bị sát hại thì rơi vào quên lãng. Bức ảnh còn âm vang phát súng của Tướng Giám Đốc Tổng Nha Cảnh Sát. Nó như là một tín hiệu: cuộc chiến uỷ nhiệm giữa tư bản – cộng sản trong thời chiến tranh lạnh sau đệ nhị thế chiến mà miền Nam là tiền đồn của Thế giới Tự do sẽ không còn cần thiết. Trong 20 năm từ 1955 đến 1975 cuộc chiến đã khiến hơn ba triệu người Việt và gần sáu chục ngàn lính Mỹ chết.

Tại hiện trường hôm hành quyết, Tướng Loan nói với Eddie Adams, “họ đã giết nhiều đồng đội của tôi và của các anh’. [They killed many of our people and many of yours too]. Võ Sửu, quay phim cho NBC có mặt lúc đó kể lại Tướng Loan còn nói, “tôi nghĩ rằng Trời Phật sẽ tha thứ cho tôi”. [These guys kill a lot of our people, and I think Buddha will forgive me]. Saigon Execution bằng vạn lời nói nhưng không nói lại được những lời này. Nó cần có phần chú thích chính xác, đầy đủ đễ người đọc không tự suy diễn. Ngoài ra, khoảng tháng 5 năm 1968 khi trả lời Oriana Fallaci, tác giả cuốn Nothing, and So be, Tướng Loan cho biết, ông bắn tù nhân Việt cộng kia vì anh ta bận thường phục; giết người rồi lẫn vào đám đông. Ông coi trọng bô đội Bắc việt hơn vì họ khoác áo lính. Theo ông, người bận quân phục là người chấp nhận hiểm nguy.

Thưa Thiếu tướng. Tôi rất ân hận. [ General: I’m so…sorry.“] . Đó là lời chia buồn ghi trong danh thiếp của Eddie Adams đính kèm trong vòng hoa phúng điếu tướng Nguyễn Ngọc Loan qua đời ngày 14/7/1998 để lại vợ và năm con. Saigon Execution đem lại giải Pulitzer cho Eddie Adams. Tướng Loan thì bị phiền nhiễu cho đến cuối đời. Eddie Adams thấy bất nhẫn: “có hai người chết trong bức hình. Tướng Loan giết một Việt cộng. Tôi giết ông tướng bằng máy ảnh.Tôi được tiền bạc, được coi là anh hùng”. Eddie Adams cho biết, có gặp xin lỗi tướng Loan về những tệ hại gây ra cho gia đình ông. Tướng Loan nói anh không có lỗi vì anh không chụp thì người khác chụp thôi. Sau này, nhờ đi cùng nhiều nơi, Eddie mới nhận ra tướng Nguyễn Ngọc Loan là người hùng chính đáng. Trước đó, chứng kiến cảnh bắn giết, khiến nhà báo nghĩ ông ta là một tay sát nhân phi nhân.

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan, nguyên thuộc không quân, sinh trưởng ở Huế, cựu học sinh Quc học, xuất thân trường Võ bị Thủ Đức. Năm 1953, sang Pháp thụ huấn hai năm khóa huấn luyện phi công khu trục tại trường Võ bị Không quân Salon de Provence. Năm 1966 ông giữ chức vụ Tổng Giám đốc Tổng Nha Cảnh sát Quốc gia. Tướng Nguyễn Ngọc Loan là người cương trực; không để ai xen vào thẩm quyền của mình. Mậu Thân 1968, ông đích thân chỉ huy Cảnh sát SàiGòn chống cộng quân; bị thương nặng, phải đi khập khiễng. Sau 30/4/75, gia đình định cư ở Virginia, mở một quán ăn nhỏ. Dân địa phương nhận ra ông là người trong ảnh, quán bị quấy nhiễu, phải dẹp tiệm. Năm 1976, hai dân biểu tố ông là tội phạm chiến tranh yêu cầu trục xuất ông khỏi Hoa Kỳ. Eddie Adams biện hộ cho tướng Loan. Tổng Thống Jimmy Carter can thiệp, bỏ vụ trục xuất.

Biểu tượng Saigon Execution đem lại danh giá và tiền bạc, nhưng tác gỉa bức ảnh thì phiền muộn: giá gì không chụp được khoảnh khắc viên đạn kết liễu một đời người. Ông muốn hễ nói tới Eddie Adams thì hãy nhớ bộ ảnh Con Thuyền Không Nụ Cười (The Boat of No Smiles) tường trình về 48 thuyền nhân tìm tự do sau ngày 30/4/75 trên một con thuyền 30 feet (độ hơn chín thước) lênh đênh giữa biển, không biết đâu là bến, là bờ. Những tấm ảnh và bài viết của ông đã thuyết phục Tổng Thống Jimmy Carter chấp nhận cho thêm trên 250,000 người tị nạn vào Mỹ. Trước khi mất, ngày 19/9/2004 thọ 71 tuổi, Eddie Adams nói, đời tướng Loan bị đảo lộn vì dư luận bất công. Họ chỉ thấy cảnh bắn một người. Dư luận không biết trước đó kẻ bị bắn đã giết cả một gia đình. Eddie Adams hỏi, việc bắn giết không phải là đúng; nhưng nếu anh là tướng Loan, giữa trận tiền, bắt gặp kẻ giết gia đình bạn bè, thân nhân anh, anh làm gì?”

Đạo quân báo chí ngoại quốc

Chiến dịch Mậu Thân 1968 đánh úp vào đêm giao thừa của Hànội bị chặn đứng khắp nơi. Dân chúng chỉ chạy về phía quốc gia. Tuy vậy, mọi tin tức về VNCH (Việt Nam Cộng Hòa) đều tiêu cực. No news is good news. Thời đó, theo chân nửa triệu quân Mỹ đến miền Nam có hơn 600 ký giả ngoại quốc tới đóng đô ở Saigon. Thay vì khách quan tường trình tình hình chiến sự của phe đồng minh và nỗ lực của miền Nam trong việc xây dựng chế độ tự do dân chủ trong thời chiến, các nhà báo này chuyên săn lùng chuyện xấu để tạo sư nghiệp cho mình. Hầu hết tin tức, hình ảnh trực tiếp gởi về Mỹ đều thiên lệch và còn bị phe tả bóp méo làm lợi cho phía cộng. Quân đội VNCH không thua ở trận tiền mà thua ở Hoa Thạnh Đốn, Paris… Tác động tệ hại của đạo quân báo chí ngoại quốc đã làm lung lay tiền đồn chống cộng, tạo ra tâm lý thua cuộc.

Điều này khiến chánh giới Hoa Kỳ chia rẽ trầm trọng. Tổng Thống Nixon đưa kế sách Việt Nam hóa chiến tranh rút dần lính Mỹ về nước. Vụ Watergate xảy ra, hòa đàm Paris, Nixon từ chức; năm năm sau Tết Mậu Thân, cuộc chiến ủy nhiệm giữa tư bản – cng sản chỉ còn cuộc chiến giữa Saigon – Hà nội và phe xã hội chủ nghĩa. Tàu và Nga tuy tranh chấp nhưng vẫn yểm trợ cho việc đánh gục VNCH. Ngày 30/4/1975 sau khi xe tăng Nga sô, Tàu ủi sập cửa sắt dinh Độc Lập thì làn sóng đỏ hầu như đã phủ ngập cả nước. Phong trào vượt biên, vươt biển tràn sang khắp các nước Đông Nam Á. Hầu như ai cũng muốn thoát khỏi bức màn tre. Saigon Execution chỉ có nửa sự thật nhưng đã cho thấy sức mạnh của quyền lực thứ tư khi về hùa với phe nào. Bức hình đã phất cờ cho quân Cộng tiến vô Saigon từ năm 1968.

Tác hại cơn sóng thần Saigon Execution chưa dứt thì bốn năm sau ngày 8/6/1972, một cơn sóng thần khác mạnh mẽ không kém xảy ra tại Trảng Bàng, Tây Ninh, trong một ngôi làng chiến lược, cách Sài Gòn 40 cây số về phía Tây Bắc. Đó là bức ảnh Em Bé Napalm. Ảnh ghi lại khoảnh khắc Phan Thị Kim Phúc, 9 tuổi, trần truồng bỏ chạy cùng một số trẻ khác về phía quốc gia. Bối cảnh sau lưng là khói mịt mù nơi có các cuộc gia tranh gia quân VNCH và Cng sản. Quanh đấy, có một số phóng viên báo và truyền hình nước ngoài cùng có mặt. Chỉ có một bức anh của Nick Ut làm cho AP, tung ra được loan tải khắp thế giới khiến dư luận toàn cầu, lên án miền Nam đã gây thương vong qu nhều cho thường dân. Bức hình xuất hiện vaò lúc hòa đàm Paris diễn ra; đã góp phần tích cực vào việc đẩy chế độ miền Nam vào thế thua cuộc.

Trong cái rủi, có cái may. Em bé Kim Phúc bị phỏng vì bom napalm, nằm bệnh viện 14 tháng, được bác sĩ Việt Mỹ chạy chữa; phải trải qua 17 cuộc giải phẫu. Sau 4/75 về sống với vết sẹo hãy còn đau nhức. Kim Phúc vẫn luôn nuôi niềm tin và hy vọng, dù có lúc muốn tự tử. Năm 1984 ký giả Perry Kretz ở Đức nhớ tới em bé trong hình, nhờ chánh quyền Việt Nam tìm để giúp em. Họ lùng ra Kim Phúc; lợi dụng em là nhân chứng sống của tội ác Mỹ ngụy; buộc Kim Phúc trả lời mọi phỏng vấn theo ý của cán bộ. Quá chán vì mãi bị khai thác, nhân máy bay ghé qua Canada, Kim Phúc cùng chồng đào thoát. Kim Phúc giờ đây là một nhà diễn thuyết cho hòa bình và là Đại sứ thiện chí của Liên Hợp Quốc. Bức hình em bé napalm đã giúp Kim Phúc thoát khỏi bức màn tre. Cả gia đình hai con và ba mẹ hiện có một cuộc sống an lành ở Toronto.

Chủ nhân bức ảnh em bé napalm là Nick Ut, tên thật la Huỳnh Công Út, sinh năm 1951 ở Long An. Bức ảnh được giải thưởng Pulitzer. Nick Ut vào làm cho AP là nhờ có người anh Huỳnh Thanh Mỹ làm cho hãng này bị tử thương năm 1965 trong lúc thi hành nhiệm vụ. Có người trách Nick Ut là bức hình cũ đã gần nửa thế kỷ mà cứ đem đi triển lãm lui tới hoài. Trong một dịp trả lời với báo India Forbes cách đây khá lâu, Nick Ut cho biết hồi thời chụp hình em bé Kim Phúc, anh có tự do, muốn chụp gì chụp.Theo Reporters Without Borders 20 năm chiến cuộc Việt Nam có 63 nhà báo chết hay mất tích. Dù vậy, các nhà báo ngoại quốc đều mong được cử sang xứ Việt để săn tin. Rút kinh nghiệm ảnh hưởng tai haị của báo chí, ngày nay giới truyền thông khi đến Irak, Aghanistan hành nghề hết còn tự tung tự tác như thời VNCH nữa. Họ phải tuân thủ các qui định do giới quân sự đề ra. Ai bảo miền Nam không có tự do báo chí?

Phó Đề Đốc Nguyễn Từ Huấn (Hình: Thiện Lê/Người Việt)

Sau vụ cả gia đình bị giết năm Mậu thân 1968, không có ông bà nào dám bói được tương lai cậu nhỏ Nguyễn Từ Huấn 10 tuổi sẽ đi về đâu? Nếu còn ở Việt Nam với chánh sách đối xử con em ngụy quân, ngụy quyền cậu này sẽ học tới lớp a, b, c, dắt bà đi chợ là cùng; hay cao hơn là học thuộc bài “đêm qua em mơ gặp bác Hồ” rồi buộc về vùng kinh tế mới, nghêu ngao hát “Việt Nam Trung Hoa, núi liền núi, sông liền sông, chung một biển đông mối tình hữu nghị sáng như rạng đông. Chẳng ai “biết ra sao ngày sau – que sera sera”cho cậu nhỏ . Nhờ về sống với ông chú, cậu Nguyễn Từ Huấn năm 1975 được theo làn sóng tị nạn sang Hoa kỳ. Năm 1981 tốt nghiệp đại học tại Oklahoma với bằng Kỹ Sư Điện; gia nhập Hi quân năm 1993 theo binh nghiệp, con đường cha đi. Nguyễn Từ Huấn năm 2019 trở thành Tướng.

Ngỏ lời trước cả ngàn em hướng đạo sinh thuộc các ngành và phụ huynh trong buổi lễ chào cờ đầu năm lần thứ 27 của Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam hải ngoại tại công viên Garden Grove, CA ngày chủ nhật 23/2/2020, Phó Đề Đốc Nguyễn Từ Huấn cho biết nhờ từng là một hướng đạo sinh ở Việt Nam nên ông thấy, Hướng đạo và quân đội có một điều rất giống nhau. Đó là chỉ nhằm phục vụ đất nước. Ông nói, ông may mắn được gia nhập Hải Quân Hoa Kỳ và là người Việt đầu tiên được vào vị trí Phó Đề Đốc. Theo ông, tương lai chắc sẽ có nhiều người Việt khác nữa thành Đề Đốc. Ông mong trong các đoàn sinh sẽ có em thành Tổng thống Mỹ gốc Việt và khuyên các em nên nuôi dưỡng mộng ước của mình. Phó Đề Đốc kêu gọi các đoàn sinh nên trân trọng tình bạn và cuộc sống hiện tại.

Phó Đề Đốc và Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam Hải Ngoại

Nhân dịp này, Phó Đề Đốc nói với tôi (ptt) rằng, cộng sản dùng bức hình có tướng Loan “để tố cáo tội ác của Mỹ Ngụy, nhưng thật ra cái ác không nằm trong bức ảnh mà cái ác nằm trong chủ trương, đường lối của Cộng sản”. Ông xúc động, chỉ cho tôi thấy dấu vết thảm sát năm xưa: cái sẹo nơi trán. Phó Đề Đốc còn cho tôi hay, ông chưa bao giờ gặp hai nhân vật chủ chốt trong biểu tượng chiến tranh Việt Nam Saigon Execution: phóng viên nhiếp ảnh Eddie Adams và tướng Nguyễn Ngọc Loan. Liên hệ bức ảnh gây ảnh hưởng nhất thế kỷ 20, hiện chỉ còn Phó Đề Đốc Nguyễn Từ Huấn. Ông là nhân chứng sống về tội ác của cộng quân trong vụ thảm sát Tết Mậu Thân 1968 và cũng là nửa sự thật đằng sau bức ảnh Saigon Execution. Ngày nay, thiết tưởng trong các tài liệu về Việt Nam War khi nói đến chiến tranh Việt Nam mà không nhắc tới Phó Đề Đốc Nguyễn Từ Huấn là một thiếu sót lớn.

Phan Thanh Tâm – California, May 2020

12 BÌNH LUẬN

  1. NGUYTANDU gì đấy mày ngưng spam mấy cái vấn đề ko liên quan topic bài báo nhằm đánh lạc hướng ngta đi…Ngoài chửi bới, 3 que đu càng tụt quần, hay cười cợt ra vẻ CS là siêu chiến binh chính nghĩa cùng hạ nhục kẻ thua ra, mày có cái văn mẹ gì khác đâu!! Trăm bài về CTVN mày đều vào sủa 1 điệu y nhau hết…

    Quay lại bài báo này thì đang nói về tay Biệt Động thành (chứ ko phải Đặc công) 7 Lốp, và sự thật là cái chết quá chóng vánh của 7 Lốp Nguyễn Văn Lém là quá bất công cho Lém, đáng ra phải cho đàn chó hoang xé thịt nó từ từ đến chết mới xứng với các tội ác tụi Biệt Động Thành SG-GĐ này…Một vài chiến công diệt Mỹ Nguỵ của đám khủng bố chúa tể mà ISIS phải gọi bằng ông nội của ông nội nó luôn…Mời bà con thưởng thức anh hùng CS nào!!

    https://m.facebook.com/thienthan.mudo.75/albums/1761452430745020/

  2. Bãy Lốp là một đặc cong cs, đem đặc công vào KGB “ngụy” giết những người già ,phụ nữ trẻ con và một ít quân nhân đã nghỉ hưu hay nghỉ phép ăn Tết sum họp gđ…
    NNLoan và nhóm bạn (có cả NCKỳ lúc này không chức vụ gì trong chính quyền)thay thế tt đang ăn Tết ở quê vợ ,chông lại VC tấn công thủ đô SG. NNLoan vào khu gia binh và được chỉ cho thấy một cảnh tàn sát rùng rọn .Người bạn và “huynh đẹ chi binh” của ông ,một quân nhân hưu trí ,đã chét thảm cung gđ bà con ,cháu chắt khác tụ tập trong dịp Tết đã bị giết ,máu chảy động lại ngập đề giày bốt-dờ-sô.
    Thảm cảnh đau thương quá mức đó không ai cầm được nổi xúc độjng nén được nổi đau thươngvà nổi hận thù loài quỷ đỏ phi nhân tính dâng cao. Khi bắt được tên Bãy lốp gần khu vực đó ,hắn đang chỉ huy nhóm thanh niên bị bắt đào hầm đẻ chôn xác chết và chôn chính họ (như ở Huế) thì bị trói cùng vói nhiều tên VC khác ,giử tai noi tướng Loan chỉ huy. Và có lẻ HĂN không bị bắn và Tướng Loan KHONG BỊ OAN KHEN vì tấm ảnh của một phóng viên ngoại quốc -người ta muốn giết Nó lúc nào không được – nếu tên này tuy bị bắt nhisng cái nhìn của Nó đầy khiêu khich căm giận ,thách thức khiến Ông Tướng đã phải rút súng ra….
    Tướng.đã chếtNgười chụp hình cũng đã chết . Họ sống sau cuộc chiến trên đất Mỹ và một người xin lổi chân thành ,một người quân tử tha tội cho kẻ ‘kẻ sát nhân tinh thần’ chịu oan nghiệt suột một đời .
    Nhắc lại v Tương Loan hàng năm vụ này đẻ làm gì nhất là chúng ta ở trong phe QG ,dù bại trận ,cũng là phe được cho là có chính nghỉa? Giét 01 người đẻ cứu van ngừời là hành động của bồ tát .Dức Phật trong một kiếp nào đó đã là trang hảo hán ,giết một bọn cướp hung hản đẻ cứu một đám đông bị tàn sát hay đang bị tàn sát bởi tên thủ lảnh cướp khát máu….
    Ngoài ra hàng năm nên (nếu có thể) nhắc lại tội ác VC ,đăng lại tội ác VC HƠN LÀ đem chuyên Tướng Loan …ra xào đi nấu lại. Nếu có thì nên nói về tên sát nhân máu lạnh Bãy Lốp và tội ác của Nó và đồng bọn được vị hão hán giết đẻ siêu thoát cho những oan hồn trong vụ này…

  3. Anh Dư luận viên VC Nguy Tan Du chỉ chờ người ta đánh rắm tủm một cái là lải nhải, tội nghiệp cho anh chả có chó nào nó thèm đọc cái comment bẩn thỉu của anh

    • Em đừng đọc còm của anh nghen. Máu lên cao và nhịp tim đập mạnh rồi đi đoàn tụ voi DIÊM, THIÊU đừng đồ thừa anh a nghen. Chết ráng chịu á. kakakakakakakk

      Anh mà phang thì NGỤY TAN DƯ và con cháu chi có nuớc độn thổ mà thôi. Bao nhiêu lảo NGụY TÀN DƯ 3/// lên máu và bị heart attack và đi đoàn tụ vói Diệm Thiệu củng vì còm của anh đó. Coi chừng!.

  4. Đảng Lừa của Mỹ và đám TTTT rất đắc lực trong việc bôi nhọ xuyên tạc chính quyền VNCH. Nhờ đó mà công tác “CẦM CỜ…..U CHO NGA TÀU ĐÉ..” do Chủ tịch Mao và Stalin giao cho boác mới được hoàn thành tốt đẹp. Các đồng chí lãnh đạo của đảng cướp CSVN và các cháu ngoan của boác nhất định không được buông CỜ….U của Nga và Tàu cho đến khi nào các đồng chí đàn anh bảo thôi thì mới thôi nhá. Có lỡ mỏi tay thì đổi tay khác, nếu mệt quá thì có thể truyền lại cho các đồng chí lãnh đạo khác của đảng hay đám con cháu của boác khiến chúng cầm giùm. Cứ thế boác truyền, cháu nối, cho đến khi mất nước mới thôi. Lời boác đã dậy các đồng chí lãnh đạo của đảng và các cháu phải nhớ kỹ đấy nhá. Bái bai…Boác về lại Địa Ngục đây.

  5. Đại úy Bảy Lốp muốn cắm cờ mặt trận giải phóng miền nam mà không được nên đã giết cả gia đình người ta nè Lác ơi! Khổ cho Lác quá!

  6. Cứ mổi độ tháng 4 vè là đám Ngụy Tàn Dư 3/// lại mang chuyẹn cổ tích ra kể nào là Ngụy có tự co báo chi, Ngụy có chính nghiã, Ngụy có mọi sụ tốt đẹp chỉ có mot thứ mà tác giã “QUÊN” kể dó là NGỤY HÈN NHÁT, BẤT LỰC và ĂN CẮP(tham nhũng).

    Pà mẹ ơi, thằng CSVN và NGỤY SAI GON đánh nhau thì củng giống như 2 thằng vỏ sĩ thựong đài cam két đánh nhau tói chét , thắng làm vua thua làm ma , có trọng tài và khán giả phân xử và làm chứng. Cam két voi nhau như thé rồi mà sau khi thằng NGỤY THUA rồi, đả 45 năm xác thằng NGỤY SAI GON đi vào lòng đất thối rữa rồi mà dám tàn dư và con cháu cứ khóc lóc tức tưởi , cay cú oán hởn thậm chí còn đòi “XOÁ BÀI LAM LẠI”,hahhahahah. Choi kểu chi rứa bà con làng nươc ơi.

    “Cờ đang dở cuộc không còn nứơc. Bạc chưa thâu canh đả chạy làng”. Ngụy SAi Gon đâu có hieen lành gì đau. Ngụy củng đả lạy m ột b ầy ngoai bang vào đánh giùm đê tieu diet đoi phuong cơ mà. Bao nhieu bom đạn, súng ống, máy bay tàu bò kể luon B52 và bom nguyen tử củng dda3 đuộc tính tói để đuua CS vê lại thoi đồ đá cơ mà. Chẩng may’THIÊN BẤT DUNG GIAN”trời khong thuuong đứa ác cho nên ke’ hoạch mang bom NGUYEN TỦ vào bị hủy bỏ. Nói có sách mách có chứng liền.

    https://www.nytimes.com/2018/10/06/world/asia/vietnam-war-nuclear-weapons.html

    WASHINGTON — In one of the darkest moments of the Vietnam War, the top American military commander in Saigon activated a plan in 1968 to move nuclear weapons to South Vietnam until he was overruled by President Lyndon B. Johnson, according to recently declassified documents cited in a new history of wartime presidential decisions.

    Có choi thì co chịu,thế nhung NGỤY SAI GON sau khi thua chạy đà khong xủ sụ nhu mot kẻ quân tử, nguoc lại khóc lóc , mè nheo , cay cú xuyên tạc đối phuuong mot cách hèn mạt .

    Câu hòi luon đuoc các sũU gia the giói đật ra đó là tai sao mot dat nuoc giàu có vê tài lục, sung mản về vủ khí , quân đội tinh nhuệ như MỶ lại thua nhũng chú línd bộ đội nhõ nhắn đuoc trang bi thua xa qua6n MỸ NGỤY nhieu lân .

    Đê tra loi cau hoi này thì khong cần noi dong dái cho mat thi gió , nguoi ta chi cán tom gọn vái hàng trong cuôn’ The Tragedy and Lessons of Vietnam cua MACNAMARA từng mot thoi là bộtruoo3ng quoc phòng Mỷ trong chien tranh VN. Trong cuon sách tạm dich là “THẢM HỌA và NHŨNG BAI HOC TU CHIEN TRANH VN” Mcnamara đa noi

    1/ Chúng ta (Nguoi Mỹ)đả đánh giá quá thầp vê lòng yeu nuoc của dân VIET NAM.
    2/ Chúng ta(nguoi MỸ )đả không hiễu gì về dat nuoc và con nguoi Viet Nam.

    3/ Chúng ta(Nguoi MỸ)đà đánh giá quá thầp(UNDER ESTIMATION)về nhung nguoi Cong Sản VN .

    4/ Chúng ta(Nguoi Mỹ )đà đánh giá quá cao (OvER ESTIMATION)về NGUY SAI GON(VNCH)vế tinh thần chiên đáu của họ

    5/ Chúng ta phạm phải quá nhieu sai lấm trong chien lươc do đó chúng ta that bại.

    Thầng MỸ nó là sư phụ của NGUY SAI GON mà nó đả thú nhận nhu*thế trong khi NGUY SAI GON chỉ lá mot đám lính đánh thuê cho nó mà gio đây sau 45 nâm còn nỏ mồm “CHUNG TAO KHONG THUA, TUI TAU CHẠY LÀNG LA VI TUI TAU HẾT ĐẠN” hahhhhahaa. Hay đọc bài bao duoi day xem NGUY SAI GON có thiêt là hết đạn hay còn đạn mà quâng chạy vì HÈN NHÁT , KHONG LY TUONG.

    https://www.nytimes.com/1975/03/29/archives/arms-left-by-us-loss-by-saigon-force-called-catastrophic-1billion.html

    SAIGON, South Vietnam, March 28—The South Vietnamese have lost more than $1‐billion in American military weapons and other equipment over the last two weeks, according to qualified Vietnamese sources.

    At Hau Bon, the capital of Phu Bon Province in the highlands and a scene of sharp, fighting, the South Vietnamese left behind dozens of M‐41 light tanks and M‐48 battle tanks as well as 81‐mm. mortars.

    One highly reliable Vietnamese source said that in the flight from Pleiku at least 15,000 tons of ammunition and 100 tons of bombs were left intact.

    Vủ khi quâng lại trị giá nhiều billions dolars, bomb đạn hàng tram tấn còn y nguyên theo nhuu bái báo thê mà HÈN NHÁT bõ chạy bay gio to mồm biện bạch cho tinh’ HEN NHÁT THAM SỐNG SÔ CHET của đám tuóng tá chop bu của NGUY SAI GON .

    Dám choi dám chịu thua roi thi thoi hay chap nhận kết quã cho còn mang tính nguòi khong thì the giói sẽ càng nhìn đám NGỤY TÀN DU như mot đám HŨI còn tệ lậu hôn là đồ phề thải của CHIEN TRANH VIET NAM.

    • Lác nói vậy cho đã mồm chứ theo anh Mười biết thì đảng ta hổng dám buông Trung cộng để theo Mỹ vì bài học của mien nam Việt Nam còn đó. Mấy đồng chí của ta cứ bảo theo Mỹ thì có ngày nó bỏ. Mà nó bỏ thì Trung quốc họ đập mình thấy mẹ! Anh đâu có thấy tụi Ngụy nó lạy lục thằng nào. Tự dung có thằng nhảy vào bao cơm rồi còn đưa quân vô phụ mình diet cộng nữa thì good deal quá trời! kéo dài 21 năm có cơm ăn áo mặc làm người chứ đâu có phải làm…vẹm. Tụi ngụy hổng có đánh thuê. Nó đánh vì gia đình của nó ở đó mà. Bỏ nhà, bỏ làng xóm cầm súng cho cộng sản quốc tế mới là lính đánh mướn cho Liên Sô, cho Trung Quốc. Đúng hông Lác?
      Đồng chí Duẫn xác nhận là vây! Bác mình nhận Stalin với Mao Xếnh Xáng là thầy, là bề trên. Thế nên Liên Sô với Trung cộng họ khen mình ngoan không hè! Em nghe chi mấy thằng Mỹ chửi sau lưng người khác. Ngô đình Diệm thì ngăn không cho Mỹ vào. Nguyễn Văn Thiệu chửi Mỹ công khai trên truyền hình. Dám chơi dám chịu? Em giỡn chơi hoài. HCM chơi CCRD thì Võ Nguyên Giáp chịu. Trung cộng nó ra lệnh cho đảng của em ký hiệp định Geneva 1954. Đảng của em còn gục mặt cho không lãnh hải cho cha chú nhà Mao bằng công hàm hẳn hòi. Giấu còn hơn mèo giấu kít.Tụi em cộng sản đã làm gì, tư cách ra sao mà cứ nghe người ta gọi mình là cộng sản thì lại nổi điên? Chính tụi em làm cho chữ cộng sản nó trở thành bẩn thỉu, gian manh đúng không? Nghe lời anh đi Lác! Em nên bớt láo, chịu khó đi học để thành người, để biết cái câu “Thắng làm vua, thua làm giạc” là cha ông mỉa mai cái sự đời, chứ không phải là câu khuyến khích con cháu bất nghĩa để đạp trên đầu lẽ phải. Em muốn tập tành làm người quân tử thì trước tiên phải biết việc nhận định về lịch sử không phải do kẻ thắng mà là đám hậu sinh sau này. Phải biết chấm dứt việc nhồi sọ và giam cầm những tư tưởng khác biệt. Hãy bỏ việc mướn đám dư luận viên tự vỗ tay cho đảng mà hay chứng minh bằng sự tự động chấm dứt cảnh người Việt nam vào thoát, đi lậu vào các nước khác. Và Lác này, người quân tử sẽ để người khác phản biện đấy Lác! Người dân việt nam mong đợi đảng và nhà nước của em trở thành người tử tế thôi đấy. Đừng tự bốc kít bỏ vào mồm Lác nhé! Dạo này sao em bẩn thế?

      • hahhahahha anh mày mà viết thì đố NGỤY TÀN DƯ nào mà dám phét lác vì sao cải nổi. Anh mà noí gì là trưng ra dẩn chứng từ thằng Thầy của NGỤY SAI GON năm xưa cất giử trong văn khố lôi ra nghen. Anh không phét lác nói suông như đám NGỤY TAN DƯ 3/// làm 45 năm nay à nghen. Thí dụ khi anh noi NGỤY SAI GÓN quăng súng liệng đạn, vắt gìo lên cổ chạy chí chết là anh trưng ra bằng chứng từ SƯ PHỤ của NGỤY như the này :

        https://www.nytimes.com/1975/03/29/archives/arms-left-by-us-loss-by-saigon-force-called-catastrophic-1billion.html

        SAIGON, South Vietnam, March 28—The South Vietnamese have lost more than $1‐billion in American military weapons and other equipment over the last two weeks, according to qualified Vietnamese sources.

        At Hau Bon, the capital of Phu Bon Province in the highlands and a scene of sharp, fighting, the South Vietnamese left behind dozens of M‐41 light tanks and M‐48 battle tanks as well as 81‐mm. mortars.

        One highly reliable Vietnamese source said that in the flight from Pleiku at least 15,000 tons of ammunition and 100 tons of bombs were left intact.

        Vủ khi quâng lại trị giá nhiều billions dolars, bomb đạn hàng tram tấn còn y nguyên theo như bái báo thê mà HÈN NHÁT bõ chạy bay gio to mồm biện bạch cho tinh’ HEN NHÁT THAM SỐNG SÔ CHET của đám tuóng tá chop bu của NGUY SAI GON .

        Anh khác NGỤY TAN DƯ 3/// ở điểm quan trọng đó. Anh lấy GẬY MỶ PHANG VÀO MẶT NGỤY TAN DƯ cho chừa thói HÈN và BỊP. Bao giò mà NGỤY TAN DƯ còn làm họ Đổ ten Thưà là anh còn PHANG nghen chưa Hụ Duệ Ziet Nam Cộng Woè.

      • Nếu đà biết thế sao em cứ đọc rồi phàn nàn là sao hơ? Anh đau có gông cổ em vào đọc còm cua anh đau nào. That is your fault! hhehehehehe. Em đừng đọc còm của anh nghen. Máu lên cao và nhịp tim đập mạnh rồi đi đoàn tụ voi DIÊM, THIÊU đừng đồ thừa anh a nghen. Chết ráng chịu á. kakakakakakakk

        Anh mà phang thì NGỤY TAN DƯ và con cháu chi có nuớc độn thổ mà thôi. Không phài anh tài gioỉ gi đâu, chỉ tại vì anh dám noi lên sự thật và những sự thật đó đến từ thằng SƯ PHỤ MỸ cùa NGỤY SAI GON nó lưu trử lại trong văn khố mấy chục năm bay giờ nó thấy hết nguy hiểm cho nên nó tung ra PUBLIC công cộng và ai củng có thể truy cập đề hiểu cho tuờng tận về cuoc chiến giửa MỶ và Viet Công, chỉ trừ đám NGỤY TAN DƯ 3/// ngu dốt và hèn nhát không dám đối diện voí nhửng chứng cứ lich sử mà thôi.

        Bao nhiêu lảo NGụY TÀN DƯ 3/// lên máu và đả bị heart attack và đi đoàn tụ vói Diệm Thiệu củng vì còm của anh đó. Em have to be aware of my còm, đùng đọc không thì hối khong kịp đó. hêhhehehehhe.

  7. Cô Kim Phúc có một khoảng thời gian ở Cuba. Sau khi định cư tại Canada thì cô theo đạo Tin Lành.

Leave a Reply to Nhị Hà Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên