Ngày 2 tháng 9 năm 45, ông Hồ Chí Minh long trọng đọc Tuyên Ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình – Hà Nội. Bữa đó, tui không có mặt. Lý do: không phải vì quá bận, hay vì có chuyện chi đó (đố kỵ) với cá nhân ông Hồ hoặc đám Cộng Sản VN mà chỉ vì tôi chưa kịp… ra đời!
Dù sinh sau đẻ muộn, tôi cũng nghe được hơi nhiều chuyện “không được tử tế gì cho lắm” quanh cái ngày này – ngày khai sinh ra cái gọi là nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.” Trước hết, xin ghi lại vài mẩu tin có liên quan đến ông Nguyễn Hữu Đang – Trưởng Ban Tổ Chức Ngày 2 Tháng 9 – được trích dẫn nguyên văn từ những cơ quan truyền thông của Nhà Nước, vào mười lăm năm sau :
Báo Quân Đội Nhân Dân (21/01/1960):
“Ta hãy nghe Đang cung khai trước Tòa án: Tôi đã gây hoài nghi đối với sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ. Tôi đã cổ động cho những xu hướng chính trị phản động. Tôi đã thổi phồng hoặc xuyên tạc bịa đặt ra những khuyết điểm để nói xấu Chính phủ và những cơ quan Nhà nước”.
Báo Nhân Dân (21/01/1960):
“Trước tòa án, với những bằng chứng đầy đủ, bọn gián điệp nói trên đã nhận hết tội lỗi của chúng. Sau khi luật sư Đỗ Xuân Sảng bào chữa cho các tội phạm, căn cứ vào chính sách xét xử và trừng trị của Tòa án nhân dân là nghiêm trị bọn chủ mưu và bọn ngoan cố, khoan hồng với những người lầm đường, bị lừa gạt đã biết hối cải …”
Báo Thời Mới (21/01/1960) :
“Năm tên gián điệp phản cách mạng, phá hoại hiện hành cúi đầu nhận tội. Nguyễn Hữu Đang và Thụy An, đầu sỏ chủ mưu, bị phạt giam 15 năm và mất quyền công dân 5 năm sau khi hết hạn giam.”
Mười lăm năm sau, sau khi mãn hạn tù (không biết Thụy An trôi dạt về đâu) Nguyễn Hữu Ðang thì lủi thủi trở lại làng quê của ông, ở Thái Bình :
… Gót nhọc men về thung cũ
Quì dưới chân quê
Trăm sự cúi đầu
Xin quê rộng lượng
Chút thổ phần bò xéo cuối thôn
(“Ăn Năn” – Phùng Cung)
Nguyễn Hữu Đang sống gần hết quãng đời còn lại nhờ vào côn trùng và cóc rắn! Ông cũng đã chọn sẵn chỗ nằm trong “… một búi tre gần cuối xóm, độc giữa cánh đồng…, dưới chân búi tre ấy có một chỗ trũng nhưng bằng phẳng, phủ dầy lá tre rụng, rất vừa người … Tôi sẽ nằm ở đó chết để khỏi phiền ai … Tôi đã chọn con đường ngắn nhất để có thể bò kịp đến đó, trước khi nhắm mắt xuôi tay” (Phùng Quán. “Ngày Cuối Năm Tìm Thăm Người Dựng Lễ Ðài Tuyên Ngôn Ðộc Lập.” Ba Phút Sự Thực, 2nd ed. Văn Nghệ: 2007).
Đọc xong bài viết thượng dẫn, Công Tử Hà Đông có đôi lời góp ý như sau :
Nguyễn Hữu Đang đi kháng chiến 9 năm, không thấy nói trong 9 năm ấy NH Đang làm gì, ở đâu. Trở về Hà Nội sau Hiệp Định Geneve chia đôi đất nước, NH Đang là một trong số văn nghệ sĩ đòi tự do tư tưởng, tự do sáng tác được gọi là nhóm Nhân Văn Giai Phẩm; NH Đang bị Tố Hữu, Trường Chinh thù, kỵ tài, dùng tội Phản Động Chống Đảng đánh cho tàn tệ. Bọn Tố Hữu, Trường Chinh cho NH Đang đi tù năm 1959. Năm ấy Hồ chí Minh mới về Hà Nội, được tẩm bổ, tiếng VC học mót của CS Tầu là ‘bồi dưỡng’, người ngợm Hồ béo tốt, hồng hào, phởn phơ. Nhưng không một lần họ Hồ nhớ đến ‘chú Đang’, không một lời hỏi:
– Chú ấy làm tội gì mà bắt chú ấy tù khổ thế?
Nhiều người Hà Nội biết chuyện NH Đang là Trưởng Ban Tổ Chức Lễ Đài Ngày 2 Tháng 9, 1945 ở Hà Nội, NH Đang là người đứng trước micro giới thiệu:
– Thưa đồng bào… Đây là Chủ Tịch Chính phủ Lâm Thời Hồ chí Minh.
Nói xong, NH Đang lùi lại, nhường micro cho Hồ chí Minh. Bức ảnh chụp Hồ đọc tuyên ngôn có NH Đang đứng ngay sau lưng họ Hồ. Sau khi còng cổ tống NH Đang đi tù, bọn Tố Hữu cho tẩy, xóa hình NH Đang trong bức ảnh. Từ đó ảnh Hồ chí Minh đọc Tuyên Ngôn không có NH Đang.
Nói tóm lại là cuộc đời của Nguyễn Hữu Đang đã bị cách mạng xoá sổ hoàn toàn. Đây không phải là loại “tai nạn” chỉ xẩy ra riêng cho một cá nhân. Ở bình diện tập thể, người dân cũng bị cách mạng tước đoạt mọi thứ – “tan hoang đến tột cùng” – theo như cách diễn tả của nhà văn Võ Văn Trực, trong ký sự Chuyện Làng Ngày Ấy :
“Ngày mồng 2 tháng 9 hàng năm, dân làng tôi gọi là ngày ‘tết Độc Lập’. Cả làng nghỉ việc đồng áng. Nhà nào cũng thắp hương bầy biện mâm cỗ cúng đơm. Nhiều trò vui được tổ chức như ngày tết Nguyên Đán. Làng xóm hân hoan trong phong tục mới…”
“Thêm được ngày hội Tết độc lập, nhiều ngày hội cổ truyền khác bị phế bỏ: rằm tháng giêng, thanh minh, tết Đoan ngọ, rằm tháng bẩy…Người ta cho đó là cổ hủ, là mê tín dị đoan … Thế là cả làng làm cách mạng triệt để, thay cũ đổi mới hoàn toàn. Gặp nhau ngoài đường, giơ nắm tay phải lên ngang tai ‘chào đồng chí’. Nhất là trong các cuộc hội nghị, mẹ gọi con bằng ‘đồng chí, con gọi bố bằng ‘đồng chí’, anh gọi em bằng ‘đồng chí’…“
“Sau tết Độc lập đầu tiên, đến tết Nguyên Đán, không thấy ông tôi cuộn hương trầm công phu như trước, chỉ mua hương ở chợ. Chiều 29 tết, ông mở hòm gỗ trắc, lau bụi đôi hạc đồng, xếp lại câu đối, rồi khoá hòm. Tôi ngỡ ngàng hỏi: ‘Sao ông không đem ra cúng tết?’ Ông trả lời giọng ngậm ngùi: ‘Bây giờ là cách mạng, khác rồi cháu ạ…’ Vĩnh viễn các đồ tế khí linh thiêng ấy nằm trong hòm khoá kín như tấm lòng ông tôi khoá lại niềm tôn kính thờ phụng tiền nhân…”
“Sau cuộc rước tổ tiên tập trung về một nơi, tất cả các nhà thờ họ trong làng đều bị phá. Có nhà thờ biến thành địa điểm hội họp. Có nhà thờ biến thành kho phân. Tất cả thánh, thần, phật ở rải rác cá thể trong thôn xã đều phải về tập trung tại đền Hàng Khoán, dưới chân núi Hai Vai…”
“Thần đã đi rồi. Thánh đã đi rồi. Phật đã đi rồi. Những ngôi đền, ngôi chùa, ngôi miếu như cái xác không hồn. Dân tứ chiếng tranh nhau cướp giật mang đi: người được hòn đá tảng, người được cái cửa vọng, người được viên ngói viên gạch, người được cái cột gỗ…Ôi tan hoang đến tột cùng tan hoang sau cuộc rước các thần các thánh về thế giới đại đồng. Tại nhà thờ thánh, tượng Khổng Tử lăn long lóc như người ăn mày tha hương chết đường chết chợ, bị trẻ con ném cứt vào mặt…”
Tác phẩm Chuyện Làng Ngày Ấy, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Thụy Khuê :
“Nhẹ như tiếng thở dài, Võ Văn Trực đưa ta vào cõi ấy, cõi mộng du hoang tàn tiền sử: Sau khi tập trung tất cả những gì thuộc địa hạt thần linh, đến tập trung con người. Tập trung con người bằng hội họp, suốt ngày hội họp bỏ bê đồng áng, hệ quả tất yếu là không có lúa gạo, là đói khát, là thuế khả năng: vét nhẵn, sạch trơn không còn một hạt thóc. Không còn gì để đóng thuế, là phản động. Là tố cáo lẫn nhau. Là đấu tranh chính trị. Là tố khổ…”
Chưa hết, cùng thời điểm mà mồ mả tổ tiên và đền thờ thánh thần phải tập trung “để lấy đất canh tác” thì một trong những nhân vật lãnh đạo của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà – ông Phạm Văn Đồng – đã thể hiện “một cử chỉ tốt đẹp về tình hữu nghị” bằng một công hàm tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của nước láng giềng Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa về hải phận.
Công hàm này đang được Trung Quốc coi như “là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.” Và đây có lẽ là một trong những lý do khiến cho một nhóm trí thức Việt Nam, vào ngày 13 tháng 7 năm 2011, đã gửi một bản kiến nghị đến Quốc hội và Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, bầy tỏ sự lo ngại rằng: “Độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta đang bị uy hiếp, xâm phạm nghiêm trọng.”
Trước đây, cũng đã có nhiều người dân Việt khác bầy tỏ sự quan ngại tương tự về lãnh thổ, lãnh hải cũng như tính cách độc lập của đất nước này. Tất cả, đều đang bị cầm tù. Không có gì bảo đảm rằng 20 nhân sĩ vừa ký tên trong bản kiến nghị (dẫn thượng) sẽ thoát khỏi số phận tương tự, trong tương lai gần.
Không có gì quí hơn Độc Lập Tự Do
Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó
Tôi biết nó, đồng bào miền Bắc này biết nó
Việc nó làm, tội nó ra sao
Tác giả bốn câu thơ thượng dẫn, ông Nguyễn Chí Thiện, rõ ràng là một người… vô ơn! Ông ấy quên béng đi rằng trong 27 năm đi tù, năm nào vào ngày 2 tháng 9 ông ấy cũng đều được ban quản lý trại giam cho ăn thịt – chí ít thì cũng phải được một miếng (bạc nhạc) bằng đầu ngón tay út, hay lớn hơn tí xíu.
Truyền thống “văn hóa độc lập” này vẫn còn kéo dài mãi đến hôm nay, theo như nhật ký (Một Năm Kể Lại) của Người Buôn Gió :
“Hôm nay là ngày 2-9-2009, sáng sớm đài phát thanh trên tường ra rả ca ngợi thành tích đạt được của đất nước, lời ông Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập được phát đi phát lại nhiều lần. Anh bạn tù cùng phòng hít hít cái mũi vào không khí nói:
– Hôm nay chúng mình sẽ được ăn thịt.
Tôi nhìn ra ô cửa sắt bâng quơ:
– Chắc hôm nay không phải đi cung nhỉ?
Anh bạn hồ hởi gật đầu.
– Đúng, ai lại đi cung ngày này…”
Ngày mà Bác tuyên bố “từ nay đất nước ta hoàn toàn độc lập” (quả) là một ngày đặc biệt đối với tất cả mọi người dân Việt, không loại trừ ai, trải mấy thế hệ qua – kể từ Nguyễn Hữu Đang, qua Nguyễn Chí Thiện, đến Bùi Thanh Hiếu.
Cái giá của độc lập/tự do, tất nhiên, phải mắc – đã đành. Điều khó đành lòng, phải nói, là dân Việt lại vớ nhằm của giả mà vẫn phải ngậm bồ hòn làm ngọt – từ hơn nửa thế kỷ qua.
facebook dung.leminh1481
test
Thiên thần một cánh – Nguyệt Quỳnh:Em trai của Lê Đức Thọ, Thượng tướng Đinh Đức Thiện đã từng nói với Thọ: “Anh làm ác vừa vừa chứ không thì ít bữa nữa người ta đào mả của bố mình lên”. Sau khi mất, mộ của Lê Đức Thọ được chôn cất tại nghĩa trang hàng đầu là nghĩa trang Mai Dịch ở Hà Nội. Tuy nhiên, hàng ngày ngôi mộ của Thọ vẫn thường xuyên bị người ta đem phân đến ném, sau này gia đình phải bốc dỡ xương cốt của ông để đưa về quê an táng tại Nam Định “.
2/9/2024- Thành phần trẻ, ưu tú ngày nay nghĩ gì về cái đảng CS Hà nội thổ tả ?
YÊN BÁI- Em Chu Ngọc Quang Vinh, 18 tuổi, học sinh trường trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành, tỉnh Yên Bái, vừa bị công an triệu tập vì bài đăng “chỉ trích Đảng ” trên trang cá nhân.
Em Chu Ngọc Quang Vinh ở tỉnh Yên Bái, từng giành ngôi vô địch trong cuộc thi quý một của chương trình “Đường Lên Đỉnh Olympia” phát sóng trên kênh VTV3 (đài Truyền Hình Việt Nam) hồi năm ngoái.
Trang Facebook “Chu Vinh” được cho là của em Vinh viết vào đêm 1 Tháng Chín: “Cuối cấp hai là lúc tôi tiếp cận với văn hóa Phương Tây một cách cao trào nhất. Dần dần tôi phát hiện ra những gì mình được học ở trường bấy lâu nay không hoàn toàn là sự thật. Tôi coi Đảng [CSVN] như một thế lực xấu chỉ biết lừa gạt dân , và tôi tìm mọi cách để sau này được sống ở nước ngoài.”
“Đường Lên Đỉnh Olympia” là cuộc thi tài năng về kiến thức, dành cho các học sinh bậc trung học phổ thông (cấp ba), do Đài Truyền Hình Việt Nam (VTV) tổ chức và phát sóng với quy mô toàn quốc trong 24 năm qua.
Theo thông lệ, giải thưởng cho người đoạt giải quán quân “Đường Lên Đỉnh Olympia” là học bổng du học ở Úc.
Hồi tháng trước, báo Người Đưa Tin xác nhận có tới 15 trong số 17 quán quân “Đường Lên Đỉnh Olympia” chọn định cư Úc sau khi hoàn tất việc du học, thay vì trở về Việt Nam.
Bản tin dẫn một số ý kiến bình luận rằng việc hầu hết quán quân chương trình nêu trên chọn địch cư Úc “đã phản ánh một thực trạng nhức nhối, không đến mức coi đó là ‘phản bội,’ đó là “chảy máu chất xám.”
Thành phần người lớn tuổi đã từng giữ chức vụ cao trong Nhà nước CS nay nghĩ gì về cái đảng CS Hà nội thổ tả ?
2/9/2024 – Một lá thư ngỏ của ông Nguyễn Đình Bin, cựu thứ trưởng Ngoại Giao CSVN, lan truyền trên
mạng xã hội hôm 2 Tháng Chín, với nhiều lời lẽ chỉ trích Đảng “diễn biến ngày càng tồi tệ,” và “đi ngược lại dòng chảy chủ lưu lịch sử loài người hiện đại.”
Ông Nguyễn Đình Bin, năm nay 80 tuổi, từng là thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại Giao CSVN từ 2000 – 2008, dưới hai thời bộ trưởng là ông Nguyễn Dy Niên và ông Phạm Gia Khiêm.
Vị cựu thứ trưởng Ngoại Giao cũng chỉ trích ông Trọng và Đảng “đã bỏ lỡ thời cơ đổi mới chính trị” khi phớt lờ những ý kiến đề nghị của ông trong “tâm thư” gửi đi hồi năm 2020.
“Tình hình Đảng và đất nước vẫn đã và đang tiếp tục diễn biến ngày càng tồi tệ, tới mức báo động thực sự nghiêm trọng, chưa từng xảy ra bao giờ.
Càng ra sức đốt lò, ra sức chống tham nhũng, tiêu cực, thì tham nhũng, tiêu cực, cũng như các quốc nạn khác, càng lây lan, càng phát triển, càng hoành hành trầm trọng,” ông Bin viết trong thư ngỏ.
Theo nhận định của ông Bin, “càng nỗ lực xây dựng và chỉnh đốn Đảng, Nhà nước ‘trong sạch, vững mạnh,’ thì Đảng, Nhà nước càng hư hỏng nghiêm trọng.”
Cựu thứ trưởng Ngoại Giao đưa ra kết luận rằng “thể chế chính trị nước nhà đã thực sự khủng hoảng trầm trọng,” “cần phải thực hiện đổi mới chính trị thực sự toàn diện và triệt để.”
“Chẳng lẽ chúng ta lại vẫn tiếp tục chịu an phận, đi con đường ngược lại dòng chảy chủ lưu lịch sử loài người hiện đại, hiển nhiên đã dẫn đất nước và Đảng lãnh đạo đến tình thế thực sự hiểm nghèo, rất đáng báo động như hiện nay hay sao?,” ông Bin đặt câu hỏi.
(Trích) Báo Vnexpress ngày 29 tháng 8 năm 2024 loan tin, hơn 122,000 thí sinh đỗ đại học nhưng đã bỏ nhập học, số lượng này chiếm 18,13% trong tổng số thí sinh trúng tuyển đợt 1. Theo Vnexpress, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các thí sinh bỏ nhập học, trong đó có nguyên nhân tiền học phí cao.
Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, Đại học Công thương tại Sài Gòn cho biết, tiền là rào cản lớn đối với các thí sinh. Một sinh viên ở trường công lập trung bình cần khoảng 10 triệu đồng cho mỗi tháng để đóng học phí, và các khoản chi tiêu khác, còn nếu là trường tư thì chi phí có thể lớn hơn nhất nhiều.
Trong khi đó, cơ chế cho sinh viên vay tiền để học tập còn bất cập. Theo dữ kiện thống kê từ 110 trường đại học, học phí của tân sinh viên năm học 2024-2025 phổ biến ở mức 20 đến 35 triệu đồng, so với năm học trước tăng 10%. Ngoài ra, các sinh viên còn cần thêm tiền phòng trọ, tiền điện, nước, học thêm các chứng chỉ, ăn uống, và nhiều khoản phải chi khác. Nguyên nhân thứ 2 được đưa ra là, thí sinh đỗ nguyện vọng trường không yêu thích, dẫn đến thay đổi định hướng.
Tuy nhiên, có một nguyên nhân lớn nhất mà theo dư luận cho là chính yếu đó là, sau khi học xong đại học, rất nhiều sinh viên ra trường không xin được việc, phải dấu bằng đại học để đi chạy xe ôm, làm công nhân và nhiều công việc tay chân khác. Vì vậy, nhiều em đã quyết định đi xuất cảnh lao động, hoặc đi làm luôn để vừa đỡ tốn tiền, và tốn gần 4 năm học đại học.
Tình hình kinh tế ở nước quan thày Trung quốc cũng đang xuống dốc thảm hại :
“Gần 12 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học năm nay phải đối mặt với tình trạng thiếu việc làm chưa từng có trong bối cảnh sa thải hàng loạt trong các lĩnh vực lao động trí óc bao gồm tài chính, trong khi Tesla, IBM và ByteDance cũng đã cắt giảm việc làm trong những tháng gần đây.
“Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên thành thị trong khoảng 100 triệu người Trung Quốc từ 16 đến 24 tuổi đã tăng vọt lên 17.1% vào tháng 7, một con số mà các nhà phân tích cho biết rằng nhà cầm quyền Trung quốc đã che giấu không bao gồm hàng triệu người thất nghiệp ở nông thôn.
“Trung Quốc đã đình chỉ công bố dữ liệu về tình trạng thanh niên thất nghiệp sau khi đạt mức cao nhất mọi thời đại là 21.3% vào tháng 6 năm 2023…”.
Nguồn: “New unproductive forces: the Chinese youth owning their unemployment ”
September 1, 2024
2/9/2024- Hàng chục tổ chức nhân quyền và hội đoàn gốc Việt ở Mỹ vừa kêu gọi Liên hiệp châu Âu (EU) không coi Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Lời kêu gọi này được đưa ra vài tuần sau khi chính quyền Mỹ tiếp tục xác định rằng Việt nam là nền kinh tế phi thị trường dù CS Hà nội đã cố gắng vận động để được nâng cấp.
Nhóm 70 tổ chức ở Mỹ gửi bức thư đến Uỷ ban châu Âu (EC)- cơ quan hành pháp của EU- vào ngày 20/8, trong đó họ nêu ra rằng CS Hà nội gửi yêu cầu tới EU để xóa Việt Nam khỏi danh sách các nền kinh tế phi thị trường, nhưng họ muốn EU bác lời yêu cầu này của Hà Nội.
” Đoàn quân Việt nam đi trong l…của má “. Ha ha
28/8/2024- Báo Người lao động loan tin, hoa hậu Quý Bà Phương Lê đã tuyên bố sẽ liên lạc với ban tổ chức cuộc thi để gửi trả lại vương miện, do giờ đây cô muốn là một phụ nữ bình thường .
Phương Lê quê ở Trà Vinh,năm 2016 cô đoạt giải Á hậu Doanh Nhân Người Việt Thế Giới, và năm 2017 cô đoạt giải Hoa hậu Quý Bà Hoà Bình Thế giới.
Vừa qua, cô bỗng nhiên được nhiều người biết đến khi trong một livestream đã bị cho là chế lời Quốc ca với nội dung là, “Đoàn quân Việt Nam đi trong lòng của má”.
Ngày 27 tháng 8, bà Phương Lê vẫn bị Sở Thông tin và Truyền thông Cộng sản tại Sài Gòn xử phạt hành chính với hai lỗi là, xuyên tạc tác phẩm, gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả; lỗi thứ 2 là, cung cấp, chia sẽ thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục dân tộc. Sở Thông tin và truyền thông không nói rõ số tiền phạt là bao nhiêu, nhưng đối chiếu theo khung hình phạt giành cho lỗi thứ nhất là từ 5 đến 10 triệu đồng, và lỗi thứ 2 là 10 đến 20 triệu đồng. Sau án phạt trên, cô hoa hậu đã tuyên bố trả lại vương miện để trở về làm người phụ nữ bình thường.
Có người ” xấu miệng ” hát rằng ” Quân đội Việt nam đi trong l…của má “. Ha ha.
Nhạc sĩ Văn Cao là tác giả ca khúc “Tiến Quân Ca” được dùng làm quốc ca Việt Nam hiện nay. Tên tuổi của ông còn gắn liền với những nhạc phẩm trữ tình như “Thiên Thai,” “Bến Xuân,” Suối Mơ,” “Trương Chi”…
Sau năm 1954, do dính đến nhóm Nhân Văn-Giai Phẩm, nhạc sĩ Văn Cao phải đi “học tập chính trị.” Tên tuổi của Văn Cao hầu như không còn xuất hiện trên các tạp chí văn nghệ ở Hà Nội.
Những năm sau đó, ông phải mưu sinh bằng nhiều công việc, như viết nhạc không lời cho các đoàn phim, làm trang trí sân khấu cho các đoàn kịch, vẽ quảng cáo các báo, vẽ nhãn bao diêm…
Hầu hết các tác phẩm của ông, cũng như các ca khúc lãng mạn tiền chiến khác, trừ bài “Tiến Quân Ca” không được trình diễn ở miền Bắc.
Giai đoạn này, nhạc sĩ Văn Cao hầu như không còn sáng tác ca khúc.
Mãi cho đến cuối thập niên 1980, nhờ có chính sách “Đổi Mới” của TBT Nguyễn Văn Linh, mà các tác phẩm của Văn Cao cùng những nhạc sĩ tiền chiến khác mới được biểu diễn trở lại trên sân khấu.
Nhạc sĩ Văn Cao qua đời tại bệnh viện Hữu Nghị ở Hà Nội vào ngày 10 Tháng Bảy, 1995. Chết do tuổi cao và bệnh ung thư phổi.
Từ ngày có câu “Không có gì quí hơn độc lập tự do ” thì dân Việt nếm cái đắng nộ lệ và kềm kẹp. Đấy là cái độc lập tư do theo Hồ Chó Sinh.
Ngày 2/9/45 là ngày độc lập hay là ngày dân tộc VN bắt đầu sống trong nô lệ?
Còn đảng cộng sản cầm quyền cai trị thì người dân VN còn phải làm dân nô lệ. Đây là chân lý không bao giờ thay đổi. Và nó chỉ thay đổi khi không còn đảng cộng sản cầm quyền cai trị đất nước.
Hàng trăm ngàn người trẻ VN phải đi ra nước ngoài kiếm việc làm nô lệ mỗi năm. Họ mong kiếm được ít tiền để gửi về nước phụ giúp gia đình. Đây cũng là chân lý không bao giờ thay đổi. Vì còn cộng sản là còn trốn chạy để được hít thở không khí tự do và mưu cầu hạnh phúc cá nhân và gia đình.
Và hàng triệu người chạy trốn cộng sản từ Bắc vào Nam năm 1954; hàng triệu người từ Miền Nam chạy trốn ra nước ngoài khi cộng sản chiếm Sài Gòn ngày 30 Tháng 4. Đây là hai cuộc chạy trốn cộng sản được minh chứng bằng chân qua hai thời kỳ cộng sản cướp nước cai trị người dân phải trốn chạy bỏ cả của cải nhà cửa để tìm tự do.
Bởi vậy, nếu đảng cộng sản Hà Nội gọi ngày 02/9/1945 là ngày độc lập thì đó cũng chính là khởi đầu ngày dân tộc Việt Nam bị đảng cộng sản tước đoạt tất cả mọi quyền tự do để bắt đầu cuộc sống đời nô lệ cho đảng tới ngày nay.
2/9/45 là ngày nô lệ.
Còn mừng ngày 2/9/1945 thì dân tộc VN còn phải sống trong nô lệ.
Ít ai để ý chuyện này : đối với cộng sản Ngày Độc Lập 2/9 là ngày vui của cả nước và cộng sản bắt dân luôn sùng bái ngưỡng mộ Hồ , nhưng Hồ ráng lết đến ngày 2/9 mới chết như là cách trả đủa cho việc bị cấm cố đì ngầm chỉ cho hư danh hư chức bởi cặp Duẩn Thọ .Do vậy 2/9 vừa là ngày vui và buồn của cộng sản vốn bản chất luôn gây mâu thuẩn cho cuộc sống !
Thấy có bán tượng Hồ sơn màu đỏ, đeo AK như hình ở bài trên ( Ho Chi Minh Bust, Kozik, red color vinyl, 14 inches [35.56 cm] tall, edition of 50. ). Kể tụi Tây cũng lạ!
Vì phương Tây dân chủ, tự do, họ có lương tri, lương tâm & kiến thức như trí thức Việt Nam, nên nếu họ có kính trọng Bác Hồ đủ để dựng tượng cũng chả có gì là lạ cả
Tại sao Hồ chết ngày 2 tháng 9 mà mới gần đây tụi Việt+ mới chính thức công nhận? Trước đó, thời Duẩn-Thọ còn nắm quyền chỉ cho phép Hồ chết vào ngày 3 tháng 9, tức 1 ngày sau ngày đã chết.
Nhiều người nói Hồ chết vào đúng ngày quốc khánh của Việt+ làm chúng nó tức, vì làm chúng lúng túng: nên tổ chức ăn mừng hay ăn giỗ? Ngày sinh của tụi Việt+ hay ngày tử của tên “cha già dân tộc” của tụi Việt+? Chúng tức nữa vì có nhiều nguồn nói là Hồ chủ mưu để mình chết đúng vào ngày 2 tháng 9.
Dương Thu Hương cũng có nói về điều này trong cuốn “Đỉnh Cao Chói lọi” của mình. Theo DTH thì Hồ chủ động chết đúng vào ngày 2 tháng 9 để nguyền rủa bọn đàn em: Duẩn-Thọ vì chúng đã phản lại ông. Ông cầu mong cho cái chế độ mà ông có công dựng nên nó sụp đổ tan tành.
Chẳng cứ gì chỉ có Hồ Chí Minh mà nhiều người dân cũng chỉ mong cho cái chế độ đạo đức giả, cái chế độ độc ác, khoác áo ‘vô sản’ – CSVN – nhưng còn tham lam bóc lột hơn bọn mà chúng chửi là ‘tư bản’. Chết đi bọn khốn nạn CSVN!
“Ông cầu mong cho cái chế độ mà ông có công dựng nên nó sụp đổ tan tành”
Rất đúng . Vì vậy mọi người cần kính trọng Bác Hồ
“một nhóm trí thức Việt Nam”
Tôi không cần/mún/thích/bít thằng viết ra câu đó, cũng hổng mún bị gộp vào những thứ như nó . Kinh bỏ mịa lên được . Và tôi nguyền rủa những ai thích nó, vì những câu kiểu đó nó viết ra
muỗi Tàu montaukmosquito mút cacx tao
“một nhóm trí thức Việt Nam”
Phúc Du, Sir
Mày vừa nói cả nước ăn quả lừa, cũng ráng chen vô 1 quả lừa khác
Tưởng Năng Tiến là 1 người trí thức Việt Nam, tại sao thằng muỗi Tàu montaukmosquito sủa bậy . Câm mồm ngay!
“Không có gì quý hơn Đôc lâp-Tư Do” Câu nói “Ngu ” nhất hay “Xao ” nhất ?? Không -có gì -quý Hơn,ắt phải có gì quý Bằng .Ai học Toán thì biết.Muông Chưng minh A=B,thì phải ch7ng minh đươc A>= B và B>=A –.>A=B. Điều nầy,có nghĩa rằng ; Muốn “hơn” thì phải qua “Bằng”. Vây thì,không có gì Hơn DL-TD thì phải có những gì Bằng DL,TD! Như vây Đôc Lâp ,Tư Do không còn giá trị tuyêt đối nữa ,vì có nhiều thư bằng nó. Tôi nghi ,HCM nói câu nầy ra vì NGU cứ không phải xao. Phải nói như thế nầy,mới là Tuyêt đối : “Không có gì quý bằng Đôc lâp-Tư Do” .Bằng còn chưa đươc,làm sao hơn.Có phải không??
Cả một dân tộc bị ăn quả lừa, ai cũng buồn chỉ bọn cẩu quan và đám bò đỏ là vui.