S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Văn thơ & bạo lực

29

Tôi được một tác giả nổi tiếng – Tiêu Dao Bảo Cự – khen là “có tố chất của một nhà văn thượng thừa”! Dù biết ổng nói chơi, lúc đã hơi quá chén, tôi vẫn vui râm ran (và sướng âm ỉ) gần cả buổi chiều. Sự thực tôi chỉ là một tay nghiệp dư, cầm bút bữa đực/bữa cái, và phần lớn thì giờ đều dành cho việc cầm chai (từ hơn nửa thế kỷ nay) chưa bỏ sót bữa nào – trừ những ngày tháng (lẻ tẻ) ngồi tù thì không kể!

Đã vậy, cứ sau khi cạn mấy ly đầy (rồi đầy mấy ly cạn) và lại cạn thêm vài ly đầy nữa là …thế nào tôi cũng bắt đầu phát biểu linh tinh về mọi vấn đề thời sự và luôn được mấy cha bạn (cùng bàn) ồn ào tán thưởng! Sẵn trớn, tôi còn lớn tiếng hứa hẹn là sẽ cô đọng mọi ý tưởng đặc sắc của mình thành những công trình văn học để in thành sách. Quí bạn đồng ẩm sẽ được tặng (không) mỗi người một cuốn, với  chữ ký của tác giả đàng hoàng.

Tôi hứa – ít nhất – cũng đã cả ngàn lần như thế nhưng chỉ hứa (lèo) thôi, chứ mãi đến nay vẫn chưa xuất bản được một tác phẩm nào ráo trọi. Hóa ra uống dễ hơn là viết, không cần chuẩn bị hay suy nghĩ chi nhiều, cầm ly ực một cái rất nhẹ nhàng và lẹ làng như bỡn. Cầm bút là chuyện hoàn toàn khác, vất vả và cực nhọc (không ít) nên đành phải xù thôi!

Tôi cứ “xù” hoài khiến có người đâm ra ngượng ngùng và ái ngại (dùm) nên khuyên nhủ chuyển qua làm thơ đi, cho nó đỡ phần vất vả. Thưa thật là tôi cũng đã “thử” rồi nhưng cũng chả đi đến đâu. Có bữa, tôi tình cờ (và bất ngờ) đọc được một dòng nhắn tin ngăn ngắn – qua F.B – từ một tác giả quen thuộc:

Thái Kế Toại to‎ Tưởng Năng Tiến: “Xin chào anh. Tôi đã tuyển thơ anh in trong tập Vầng trăng lưu lạc. tuyển tập thơ hải ngoại cho NXB Hội Nhà văn, Hà Nội xuất bản năm 1994. Lê Hoài Nguyên.”

Ủa! Bộ thiệt vậy sao cà ?

Và nếu đúng vậy thì kể như … tiêu! Sáng tác của tôi đã được vô tuyển tập, và được Hội Nhà Văn VN xuất bản gần chục năm rồi mà không thấy có “tiếng vang” hay “tiếng dội” nào sất. Cũng chả thấy ai suýt xoa khen ngợi, hoặc tỏ vẻ quan tâm, hay bình luận một lời nào. Nửa lời cũng không luôn!

Thơ của Phùng Cung, Trần Dần, Hữu Loan, Tuân Nguyễn, Phùng Quán, Nguyễn Chí Thiện, Tô Thùy Yên … đều được người đời nhắc nhở dài dài – dù các vị đều đà khuất núi. Tôi thì vẫn còn sống nhăn nhưng chả được thiên hạ nhắc nhở gì đến cả.

Thế nhân đã hờ hững như vậy thì còn cố nấn ná làm chi cho má nó khi! Thôi, dẹp (mẹ) chuyện thi phú qua một bên đi cho khoẻ cái thân già. Hơn nữa, nói thiệt tình (chứ chả phải là nói “dỗi” đâu) tôi cũng không mặn mà gì lắm với cái kiếp thi nhân bầm dập ở xứ sở của mình.

Trần Dần ẩn mình trong bóng tối cho đến khi nhắm mắt. Hữu Loan, Phùng Quán túng bấn thường xuyên. Cả hai chỉ có thể uống rượu suông thôi mà còn là rượu chịu, dù họ luôn sẵn sàng lao lực đến đổ mồ hôi hay sôi nước mắt. Phùng Cung, Tuân Nguyễn, Nguyễn Chí Thiện, Tô Thùy Yên… đều đã trải qua những quãng đời tù mà đơn vị thời gian được tính theo từng thập niên (dài dặc) thay vì ngày tháng.

Nghĩ mà thấy thương cái đám thi sỹ Việt Nam muốn ứa nước mắt luôn, chứ có quí báu gì đâu mà mộng mơ chuyện thơ với thẩn. Xin cứ để “em” làm thường dân đi cho nó đỡ cực cái thân – đúng không?

Không!

Why?

Bởi những chuyện trên tuy hoàn toàn chính xác nhưng đã xa xưa, cũ kỹ lắm rồi! Văn nghệ sỹ giờ đây không còn bị Nhà Nước ngược đãi như trước nữa. Họ đã được cởi trói hết rồi. Đảng đã dũng cảm nhìn vào sự thực, và quyết tâm đổi mới từ lâu.

Xứ sở giờ đã thay da đổi thịt. Cả nước không chỉ được ăn ngon mặc đẹp mà còn được chăm sóc tận tình về đời sống tinh thần. Tất cả mọi sinh hoạt văn hóa nghệ thuật đều được biểu dương và cổ vũ. Chỉ cần xem qua vài hàng tựa, trên trang nhất, của báo chí nhà nước là cũng đã cảm thấy được cái tâm cảm rộn ràng của cả nước luôn :

 

“Cao” hay “thấp” bất kể, Kinh hay Thượng cũng thế, cũng đều được “chăm sóc” tận tình. Đám nhi đồng cũng vậy luôn, theo như bản tin (“Văn Học Cần Người Trẻ Dấn Thân Để Bước Ra Thế Giới”) của báo Công An Nhân Dân:

Ngày 9/1/2022, Hội Nhà văn Việt Nam đã vinh dự đón Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến thăm và dự Lễ phát động cuộc vận động sáng tác văn học về đề tài Thiếu nhi và trao giải thưởng “Tác giả Trẻ” lần thứ nhất. Điều này thể hiện sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đối với văn học và những người cầm bút. Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ mong ước trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ có nhà văn đoạt giải Nobel văn chương, mang về niềm tự hào cho đất nước.

Ấy vậy mà chỉ vài tuần sau, một tác giả trẻ, nhà thơ Thái Hạo, mới vừa rời nhà thôi (chứ chưa kịp “bước ra thế giới”) đã gặp “sóng gió bất kỳ” ngay – theo như nguyên văn cách dùng từ và lời tường thuật của chính nạn nhân:

Tôi đã im lặng và định im lặng hẳn, nhưng vì càng lúc càng có nhiều bạn bè lo lắng gọi điện, nhắn tin hỏi thăm tôi về việc vì sao không thể có mặt tại lễ trao giải Thơ của Văn Việt …

Sáng hôm qua (2/3), tôi từ nhà đi sân bay…  Ra cách nhà được khoảng 1km thì cảnh sát giao thông cùng cảnh sát trật tự (áo xanh) ra chặn lại. Tôi vừa bước xuống xe thì có hai người đàn ông lạ mặt mặc thường phục từ bên kia đường chạy qua, một người giữ, một người đấm liên hồi vào mặt tôi, vừa đấm vừa chửi thề, trước mặt rất nhiều công an…

Sự việc làm tôi hết sức bất ngờ. Không biết tại sao mình bị đánh, cũng không biết ai là người đánh mình và đánh vì lý do gì. Ban đầu tôi đã tự hỏi rất nhiều, rằng ai, tại sao…, Nhưng về tới nhà, yên tĩnh, bỗng một nỗi buồn không thể tả được xâm chiếm tôi. Mọi thứ như vỡ nát.

Ngòi bút của Thái Hạo, tất nhiên, không thể bị khuất phục bởi những “cú đấm liên hồi” của chế độ hiện hành nhưng thế giới quanh ông cũng đã “vỡ nát” chả khác chi cái môi trường sống (đầy dẫy bạo lực) đã vây quanh suốt đời lớp người đi trước – như Phùng Quán: Có nơi nào trên trái đất này/ Mật độ đắng cay như ở đây/ Chín người mười cuộc đời rạn vỡ/ Bị ruồng bỏ và bị lưu đầy…

Với “mật độ đắng cay” (và giữa lòng cái chế độ độc đoán và tàn bạo này) “như ở đây” mà Chủ Tịch Nước nói chuyện “Nobel văn chương” thì nghe thiệt mỉa mai, hay nói chính xác hơn là ông ấy diễu dai và diễu dở!

29 BÌNH LUẬN

  1. Thấy ở Ukraine , trong một thành phố nó giết 10,000 người , thị trưởng còn nói có thể lên tới 20,000 ; thật là những loại “ chó cái “ như cô nàng lẳng lơ Paula Heggen , bú cặc cho nhũng con chó cũng chưa đánh !

  2. Cô ả diếm đàng chỡp mắt ngây thơ Paula Heggen , ngày đít nào mà xuống tinh thần để đi giầy “ ba ta “ ! Ngày nào cũng lo sợ bị “ ỉa đái lên đầu “ ! Thiệt khốn nạn cho 2 con mắt tròn xoe , bú cặp không ngừng nghỉ ! Nó đít dám nói bố mẹ nó là “ con chó “ nào ! Khốn nạn cho con chó , 57,58 tuổi đầu !

  3. Đụ má thằng chó đẻ Paul Heggen này ; cứ ngày nào cameraman cho người ta ỉa đái lên đầu nó là hôm sau nó “ lại xuống tinh thần “ , lại “ mặc vét và đi giầy ba-ta “! Mọi rợ làm sao !

  4. Nó không thể khoe bố mẹ nó được , vì một trong hai là con chó ! Có thể là chó đực mà cũng có thể là chó cái !

  5. Tại vì gặp gái nó toàn nói chuyện về con chó của nó thì đíu ai mê được nó ! Cho nên nó thù bố mẹ nó lắm ! Nó không khoe bố mẹ nó là ai được !

  6. Đụ má thằng chó đẻ Paul Heggen , nó 57, 58 tuổi mà đíu có đứa con nào cả ! Thằng chó đẻ này nó “ liệt dương “ , tức là “ impotent “ !

  7. Đụ má thằng chó đẻ Paul Heggen , nó đế biết bố mẹ nó là ai ! Nó bị bệnh gì mà đéo có con ?! Đụ má nó again !

  8. Lại phải đù má thằng chó đẻ Paul Heggen ! Cameraman , ngày thì cho người ta ỉa đái lên đầu nó , ngày thì không . Nó không bao giờ thấy hình chính nó nằm ngang , không phải từ trước mặt , để thấy cằm của nó nhô ra ( hình lưỡi liềm ) , mép nó co cao lên , trông dơ đấy đít tả nổi ! Cho nên mặt thật của nó mới giống “ mặt nạ trắng “ ! Đụ má nó again
    !

  9. Cái mặt thằng chó đẻ bú cặc Paul Heggen nó giống như “ cái mặt nạ trắng “ mà những người biếu tình.trên đất Mỹ hay đeo lên mặt để “ riễu cợt “ hoặc “ khôi hài hoá “ ai đó hay chuyện gì đó ! Mà cái thằng chó đẻ này cứ như con chó !

  10. Hai câu thơ của tên “cõng rắn cắn gà nhà, rước voi giày mả tổ ” Hồ chí Minh như chiếc vòng kim cô lên đầu các tên chóp bu Cộng sản Hà nội cho đến ngày nay :

    “Trăm ơn, ngàn nghĩa, vạn tình,
    Tinh thần hữu nghị quang vinh muôn đời!”
    ( Ý nói Cộng Sản Việt Nam “chịu ơn Trung Quốc 100 phần, nhưng còn nặng nghĩa 1,000 lần và có tình đến 10,000 lần )

    Hèn chi: Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Trung Quốc tuyên bố bề rộng của lãnh hải Trung Quốc là mười hai hải lý, được áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, “bao gồm … Quần Đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa …”.
    Mười ngày sau đó, Phạm Văn Đồng đã ghi rõ trong bản công hàm gởi cho Chu An Lai, rằng”Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa về vấn đề lãnh hải”.

    Hèn chi Lê Duẩn: Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên xô, Trung quốc .

    Hèn chi bày tỏ quan điểm trước việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trong thềm lục địa của VN ở Biển Đông, Nguyễn phú Trọng , “Trung-Quốc là người bạn láng giềng lớn, muốn hay không cũng phải ăn đời ở kiếp với nhau! Có ai chọn được láng-giềng đâu”.

    Hèn chi nhà báo Hà nội Phạm Thành – đảng viên cộng sản kỳ cựu 41 năm – phát biểu rằng :

    “Tôi đã theo sát ông Trọng từ năm 2006 cho đến nay, từ khi tôi còn làm Ban thư ký Biên tập cho Đài Tiếng nói Việt Nam. Từ đó đến nay, ông Trọng nói những gì, làm những gì trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, tôi đều bám sát những chuyện đó và đưa ra những bình luận. “Cuối cùng, tôi nhận ra rằng ông Trọng là người mà làm tất cả những điều gì mà Trung Quốc muốn…. Ông Nguyễn Phú Trọng là người nhu mì, nhát gan, thích yên phận, thuộc dạng người kém hiểu biết, bảo thủ, nhưng được Tàu Cộng yểm trợ cho lên nắm quyền lực, có nhiệm vụ xóa sổ dân tộc Việt Nam, nhập nước Việt Nam vào nước Trung Quốc. Ông Trọng thực chất đã là một Việt gian cho Tàu Cộng. ..” .

    Hèn chi nhà báo- cựu đại tá cộng sản- Bùi Tín thuật lại buổi tiếp đón Tập cận Bình ở Hà nội năm 2017 : “Ông Trọng dồn tất cả nhiệt tình và sự long trọng cho cuộc đón tiếp ông Tập ở thủ đô Hà Nội. Thảm đỏ trải dài từ cầu thang máy bay xuống, ra đến tận xe lễ tân cắm cờ Trung Quốc. Bỏ hoa tươi cực lớn. Lễ đón tại Phủ Chủ tịch có 21 phát đại bác và dàn quân nhạc, duyệt hàng quân danh dự gồm hải, lục, không quân. Trọng dẫn ông Tập ra ngôi nhà sàn của ông Hồ, lên trên gác, hội kiến trong cuộc trà đàm thân mật, để rồi ông Trọng xum xoe nhún nhường « Trà Việt ngon nhưng không bằng trà Trung Quốc » .

    Hèn chi tháng 10 năm 2014 , Nguyễn Phú Trọng tuyên hứa với Dương Khiết Trì – Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương Trung cộng : “ Việt Nam khẳng định chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt nam luôn luôn coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc, mong giữ gìn, củng cố và không ngừng làm cho quan hệ Việt-Trung phát triển mạnh mẽ, ổn định và lợi ích lâu dài của nhân dân hai nước dựa trên căn bản 16 chữ vàng và 4 tốt “.

    Hèn chi ngày 30-7-2019, tại buổi lễ kỷ niệm 92 năm thành lập quân đội Trung Cộng, trung tướng Ngô Minh Tiến – phó tổng tham mưu trưởng quân đội VN – : “Việt Nam nhất quán vun đắp tình hữu nghị bền lâu giữa Việt Nam và Trung Quốc, đó là tâm nguyện của nhân dân và quân đội Việt Nam “.

    Hèn chi đại tướng Phùng quang Thanh – Bộ trưởng bộ Quốc Phòng : “Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho TQ là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc”.

    Hèn chi Thích chân Quang thuyết giảng với đám Phật tử ngồi tễu mặt bên dưới : “Với nước Tàu China thì nước Việt Nam chỉ là em nhỏ trong gia đình, phải kính cẩn đối với người anh China theo phong tục Á Đông là quyền huynh thế phụ, không được hỗn láo. Lý Thường Kiệt đem quân đánh Tàu là hỗn”.

    v…v…

  11. Một bài thơ của ” thi bá” xứ Bắc Hà Hồ chí Minh:

    Đau khổ chi bằng mất tự do,
    Đến buồn đi ỉa cũng không cho
    Cửa tù khi mở, không đau bụng
    Đau bụng thì không mở cửa tù

  12. Nói thẳng ra, quan tâm tới Thái Hạo bị công an đục phù mỏ, 1 chuyện nhỏ còn hơn con thỏ con mới đẻ ở mảnh đất hiện giờ còn gọi là Việt Nam, chỉ có Tưởng Năng Thúi Rùm mới làm .

    Nếu muốn quan tâm, chuyện đáng quan tâm hơn là tại sao Thái Hạo lại được giải thưởng thơ, hay đúng hơn, cái ban quái quỷ nào đã trao giải thưởng cho thứ thơ sến sặc sụa như của Thái Hạo . Và tất nhiên, nếu biết lịch sử của giải thưởng Phan Chu Trinh ở VN, Thái Hạo trở thành 1 chuyện bình thường như mọi thứ khác ở mảnh đất hiện giờ còn gọi là Việt Nam .

    Dẹp chuyện ruồi bu này đi cha nội

  13. Trích: “Với “mật độ đắng cay” (và giữa lòng cái chế độ độc đoán và tàn bạo này) “như ở đây” mà Chủ Tịch Nước nói chuyện “Nobel văn chương” thì nghe thiệt mỉa mai, hay nói chính xác hơn là ông ấy diễu dai và diễu dở!”

    Thì đã nói rồi…

    Ở Ukraine thì Hề” lên làm tổng thống, được các nhà lãnh đạo Mỹ và phương Tây ngưỡng mộ, kính phục….ngược lại, ở “ta” thì lãnh đạo như “bác” F…úc lại thành hề “diểu dở và diểu dai” …khiến mọi người ….ngán ngẩm (vì cười đờ…éo nổi)

    Tội nghiệp Fúc!

    • Why the Phúc you care? Lão Phúc là Chủ tịch nước của bác ? Then hes yo problem, not mine.

      Cái này cũng giống như Trân Văn của VỌA viết về vấn đề Bùng Văn Tùi & ai viết bài đọc cho Dương Văn Minh ngày 30/4. Its a Phúc Kđinh chuyện của tụi nó với nhau, chỉ có đám trí thức xã hội chủ nghĩa như Trân Văn của VỌA mới quan tâm . Mọi thứ chỉ là lục súc tranh công, chớ có phải Việt Nam gì đâu . Cái “Việt Nam” thật như mọi người biết/tưởng đã chết rồi, hay đúng hơn, đã di tản khỏi mảnh đất hiện giờ còn gọi là Việt Nam .

      Thái Hạo … WTF can i say this, thui thì tớ mượn lời của chính Thái Hạo . Thía lày dá, Thái Hạo xem thơ như là 1 công cụ, và chỉ là công cụ mà thui . Ổng hổng muốn cải tiến công cụ, hay muốn làm công cụ tốt hơn, aka thái độ của Thái Hạo đ/v thơ như Mã Giám Sinh với Thúy Kiều . Một người làm thơ như Mã Giám Sinh với Thúy Kiều với đạo đức của 1 người được giải thưởng của Tổng cục chính chị cho tác phẩm về tư tưởng Hồ Chí Minh .

      Lữ Phương được giải Phan Chu Trinh về văn hóa vì thành tích bỏ cả đời ra nghiên cứu chủ nghĩa Mác, và tác phẩm, theo Nguyên Ngọc, “khách quan & khoa học” là nền tảng cho cuộc thanh trừng văn hóa Việt Nam Cộng Hòa . Phạm Toàn được giải thưởng Phan Chu Trinh về giáo dục là tác giả bộ sách giáo khoa cho miền Nam sau ngày 30/4, Hồ Ngọc Đại cũng được giải thưởng Phan Chu Trinh về giáo dục cho “công nghệ giáo dục” dựa theo tư duy của Marx về giáo dục … Thái Hạo được giải thưởng thơ

      Nhưng kêu Thái Hạo là “nhà thơ” … Có thể ở những trường hợp khác, bị công an đục cho phù mỏ tớ có thể sẽ phản đối . Nhưng Thái Hạo … it makes it so Đamn easy để ủng hộ công an .

      Thui thì thế này nhá, văn học xã hội chủ nghĩa í muh. Mai An Nguyễn Anh Tuấn, tác giả Phúc du, lộn, phúng dụ được vinh danh, giải thưởng Hồ Chí Minh vẫn được xem là cao quý, Thái Hạo bị đục … Lục súc tranh công cả . 2 hào của tớ, Phúc ’em all.

Leave a Reply to montaukmosquito Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên