S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Giang Nam

7

Giang Nam (GN) nổi tiếng với bài thơ Quê Hương, viết từ năm 1960. Tác phẩm được giải thưởng của Tạp Chí Văn Nghệ, Giải Thưởng Văn Học Nghệ Thuật Nguyễn Đình Chiểu của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam, và cho mãi đến nay vẫn còn có người còn nhớ được đôi câu – theo như lời kể của tác giả với phóng viên Quảng Nam Online:

Ông khoe với tôi rằng suýt nữa thì mất cái vé tàu bay từ Sài Gòn về Cam Ranh: “Tôi bị kẹt xe, lại vừa “kẹt nước ngập” nên đến sân bay làm thủ tục bị trễ. Nhân viên nhà tàu bay họ thấy ông già lớ ngớ nên hỏi “ông ơi, ông đi chuyến nào ạ?”Tôi đưa vé ra thì… tàu chuẩn bị bay rồi. Nhìn cái tên Giang Nam, cô bé nhân viên chợt hỏi: “Ủa chớ ông là nhà thơ… “Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm” đó hả?” Tôi gật đầu xác nhận.

 Thế là cô bé đó dặn tôi “đứng im chỗ này” và chạy đi trao đổi với ai đó một lúc khá lâu rồi quay lại: “Ông đi chuyến sau nhé”. Tôi đi vé giá rẻ, nghĩa là đến làm thủ tục trễ thì mất, phải mua tiếp chuyến sau, nhưng trong trường hợp này, tôi được… miễn mua vé lần nữa. Tôi cứ suy nghĩ mãi, không biết do cái tên trên chứng minh nhân dân là Giang Nam hay là do trời mưa ngập nước và kẹt xe nên họ “tha” cho ông già này?”

Tôi nói với ông:“Chắc là do cái tên Giang Nam chớ Sài Gòn mưa ngập và kẹt xe thì như cơm bữa, còn lâu nhà tàu bay họ mới “tha” cho chuyện hành khách đến trễ!”. Ông gật gù: “Thì ra cái “uy” nhà thơ cũng được ấy chứ, anh nhỉ?”. Nói rồi ông cười thành tiếng – điều khá hiếm ở nhà thơ đang ở tuổi 90 này.

Cái “uy” của nhà thơ – quả nhiên – “được” thật, và (rõ ràng) là đã giúp cho GN đỡ phải tốn tiền mua thêm một cái vé tầu bay. Tuy thế, cũng chính vì chút ảo tưởng về cái “uy” của mình nên thi sỹ vừa bị … lỡ một chuyến tầu đời!

Ngày 11 tháng 2 năm 2022, Bộ Văn Hóa Thông Tin có thông cáo rằng “nhà thơ Giang Nam không được xét đặc cách Giải thưởng Hồ Chí Minh” và “đề nghị Sở Văn Hoá Thể Thao Tỉnh Khánh Hoà hướng dẫn tác giả đăng ký xét tặng giải thưởng trong đợt đăng ký kế tiếp.”

“Đề nghị” oái oăm này, đối với một người đã gần đất xa trời, khiến tôi nhớ đến mấy câu thơ viết vào năm 1920 của Tản Đà (“Vèo trông lá rụng đầy sân/ Công danh phù thế có ngần ấy thôi”) khi thi sỹ vừa mới qua tuổi ba mươi. GN nay đã sắp “hai 50 rồi” mà xem chừng vẫn chưa hiểu thế nào là “công danh phù thế” vậy? Ông tiếc vì đã hy sinh quá nhiều mà nhận lại được quá ít nên vẫn cứ phải cố vớt vát, gỡ gạc được (thêm) chút nào hay chút đó chăng?

Nếu “lỡ” đúng vậy thì e là thi nhân đã kỳ vọng hơi quá nhiều vào những câu thơ sáng tác do “lầm lẫn” của mình – theo như lời của chính ông tâm sự với phóng viên báo Thanh Niên:

Bà Phạm Thị Chiều, vợ nhà thơ Giang Nam, vừa qua đời tại Nha Trang, hưởng thọ 83 tuổi. Bà chính là “cô du kích” trong bài thơ Quê hương nổi tiếng của Giang Nam, từng lay động nhiều thế hệ những người yêu thơ suốt 53 năm qua.

 “Cô du kích” trong bài thơ với tiếng cười “khúc khích” và đôi mắt “đen tròn” đã bị “giặc giết em rồi quăng mất xác”, còn bà Chiều thì vẫn gắn bó với nhà thơ Giang Nam đến tận hôm nay.

Sở dĩ có sự “vô lý” trên là do nhầm lẫn từ một nguồn tin của cơ sở trong thành báo ra. Nhà thơ Giang Nam nhớ lại: “Tôi và nhà tôi có cảm tình với nhau từ khi còn ở chiến khu Đá Bàn (Khánh Hòa) trong kháng chiến chống Pháp. Mãi đến năm 1955 chúng tôi mới cưới nhau.

Cuộc chiến tranh chống Mỹ mỗi lúc một khốc liệt, để tránh sự bố ráp của kẻ thù, tổ chức phân công cả hai chúng tôi vào hoạt động tại Biên Hòa. Chẳng bao lâu sau, vợ và con gái tôi bị địch bắt giam tại nhà tù Phú Lợi.

Giữa năm 1960, tôi nghe tổ chức thông báo rằng vợ con tôi bị địch sát hại trong nhà tù này. Quá đau đớn, trong một buổi tối ở rừng, tôi đã viết xong bài thơ Quê hương. Sau này tôi mới biết, thông tin trên là do nhầm lẫn”.

Chuyện nhà tù Phú Lợi thì tôi cũng có được biết sơ sơ, qua lời của đôi ba tác giả:

  • Ngô Nhật Đăng: Năm 58, ở miền Bắc có một sự kiện gây xúc động sâu sắc, đó là vụ ‘Đầu độc ở nhà tù Phú Lợi’, ‘Chính quyền Ngô Đình Diệm đã bỏ thuốc độc vào thức ăn, làm chết 4 ngàn tù nhân’. Đến năm tôi lên 6, 7 tuổi vẫn còn được nghe kể về nó, các cuộc mít-tinh đông đảo ở quảng trường Nhà hát lớn, ở nhà Đấu xảo, hàng chục ngàn người đầu chít khăn tang khóc ròng, thanh niên chích máu viết đơn xin vào Nam chiến đấu vv…

 Ở trường chúng tôi được học bài thơ ‘Thù muôn đời muôn kiếp không tan’ của Tố Hữu. Sau 75 mới biết, vụ này là bịa đặt, có mấy người ăn phải thức ăn thiu, bị ngộ độc thực phẩm, ông Diệm phải cho xe chở đi cấp cứu, thế là thành chuyện…

  • Thái Bá Tân: Tháng Năm năm Bảy Bảy/ Tôi đến nhà tù này/ Một khu nhà hoang vắng/ Xung quanh cỏ mọc dày/ Hỏi thì người ta nói/ Đó là chuyện tầm phào/ Không hề có chuyện ấy/ Không có thảm sát nào/ Vậy là những ngày ấy/ Chúng tôi, lũ học sinh/ Đã uổng công bỏ học/ Để tham gia biểu tình/ Khóc cho cái không có/ Căm thù cái hư vô.

Đảng nhờ vào lòng “căm thù Đế Quốc Mỹ xâm lược” của lắm người nên đã chiếm thêm được miền Nam. Còn GN thì cũng nhờ “căm thù cái hư vô” mà được “cơ cấu” làm Đại Biểu Quốc Hội Khóa VI, Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Phú Khánh (1989-1993), và nhận lãnh Giải Thưởng Nhà Nước Về Văn Học Nghệ Thuật năm 2001, cùng vô số huy chương/huy hiệu khác: Huân Chương Quyết Thắng Chống Pháp, Huân Chương Chống Mỹ Cứu Nước,  Huân Chương Độc Lập,  Huy Chương Vì Sự Nghiệp Văn Học Nghệ Thuật, Huy Hiệu 60 Năm Tuổi Đảng …

Cùng là thi nhân nhưng Phùng Quán – một người sinh cùng thời với GN – chỉ mong có thể “vịn câu thơ và đứng dậy” vào “những phút yếu lòng” thôi, và vẫn sống âm thầm bằng “cá trộm/rượu chịu/văn chui, chớ nào có bao giờ dám nghĩ đến việc dùng thi ca để “leo trèo” trên những nấc thang danh lợi.

Thôi thì cứ tặng thêm cho GN một cái Giải Thưởng Hồ Chí Minh nữa đi cho nó vui cửa vui nhà. Hẳn là Bộ Văn Hóa cũng chả hẹp hòi hay xét nét gì đâu. Vấn đề, tuy thế, có chút trở ngại về “thủ tục hành chánh” mà thôi – theo như lời giải thích của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ Tịch Hội Nhà Văn Việt Nam, vào hôm 21 tháng 2 vừa qua:

“Xét những đóng góp trong cuộc đời và sự sáng tạo trong văn chương, theo chúng tôi, nhà thơ Giang Nam hoàn toàn xứng đáng nhận giải thưởng Hồ Chí Minh. Tuy vậy, chúng ta vẫn phải làm theo những quy chế đã đặt ra từ trước. Theo đó, chỉ những ai đăng ký tham dự giải thưởng Nhà nước, hoặc giải thưởng Hồ Chí Minh thì hội đồng mới có quyền bình xét.”

Té ra là như vậy. Nghe xong mà thấy “nhẹ” cả người!

Ấy thế mà tôi lại cứ tưởng là vì GN đã hết thời rồi nên không còn được “đoái hoài” gì đến. Ông tuy chưa chôn nhưng đã chết, và đã hóa ra một quả chanh khô. Tôi còn tưởng rằng Đảng và Nhà Nước không muốn dây dưa gì với hình ảnh cái mũ tai bèo, cái khăn rằn, và đám du kích nữa. Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam thì đã mồ yên mả đẹp tự lâu. Chớ nên nhắc đến sợ giây thừng trong một gia đình đã có người thắt cổ?

Tưởng vậy mà không phải vậy. Thiệt là tưởng năng thối!

7 BÌNH LUẬN

  1. Giặc giết cô du kích ,quăng mất xác vì trong chiến trận ,Pháp muốn trả thì trả cho ai và làm sao trả .?Chiến trân tàn thì dân làng hay chính tụi lính đồn cho người dân ra dẹp hiện trường sạch sẽ (đẻ thây chét cho thúi à?)Cho nên giặc không hơi đâu quăng mất xác mà chính mấy đông chí chạy hết ,khong coi đông đội là quan trọng (chết là hết).,than làm gì…Chiến tranh mà .Vã lại có làm có chịu !
    Du kích là cố gái bị tụi cs tuyên truyền dụ khị làm việc cho chúng . Và đương nhiên là lãnh hậu quả Ca ngợi cô ta …thì cũng chẳng sai Sai là người tự nhận là QG như TN tiến (lui)lại cung vinh danh tác giả bài thơ về cô (hay con) du kích ,kẻ đối đầu vói anh chàng sq khóa 26 /QLVNCH…
    Du kích là gái theo địch (VC) những cô gái Việt không phải toàn là du kich mà như tên DLV sữa thơ :”chỉ vì Em là cô gái việt em ơi .” Giặc” hay cả qg VNCH không GIẾT các cô gái vì họ là gái việt mà giết du kích ,kẻ thù mà thôi.
    Hay đây chỉ là một tuyên truyền xuyên tạc kín đáo ,nó bắt nguồn từ ai sông trong các nơi bảo trợ an ninh bởi Pháp (hay VNCH sau này),các công dân nữ (nam ) đều bị giết hết như vậy mới chứng tỏ là Pháp /Mỹ gì cũng chỉ giết dân như mấy comments của Lê Trung …
    ….nhưng có người nói đó là sản phẩm căn bản của trường viết văn NGUYỄN DU. Tất cả bọn chúng ,kể cả DTHương ,khi tả về tội ác NGỤY trong chien tranh,đều viết kiểu như vậy Tùy theo mỗi người ,thêm mắm thêm muối cho rùng rợn ác độc hơn càng tốt…
    Cho nên truyện của DTH ,Bão Ninh hay bất cứ nhà văn cs nào đều có tiêu chuẩn tả bọn lính ‘ngụy” (giặc) đều như vậy .

  2. Chỉ đầu óc cực kỳ bệnh hoạn của quái vật đội lốt người Hồ chí Minh- dưới bút hiệu Trần Lực – mới nghĩ viết ra được như vầy:

    “Tháng 10 năm 1947, đội của tôi (Trần Lực) lại được điều đi đánh tại đường số 4.
    “Người ta nói dân ở gần mặt trận ai cũng hăng. Có gì lạ đâu. Tây nó ác quá. Chúng bắt được đàn bà con gái, thì 7 tuổi đến 70 nó chẳng từ ai. Năm bảy thằng tranh nhau hiếp. Hiếp không chết, thì nó chặt đầu, móc mắt, mổ bụng, rạch trôn. Có khi chúng bắt con trai hiếp mẹ, cha hiếp con gái, cho chúng nó coi và cười. Không nghe thì chúng giết cả nhà.

    ” Có khi bắt được đàn bà có thai, chúng nó trói lại như trói lợn, rồi đánh đố với nhau. Thằng thì đoán chửa con trai. Thằng thì đoán chửa con gái. Rồi chúng nó mổ bụng người đàn bà chửa, móc đứa con trong bụng ra coi. Thằng nào đoán trúng thì được tiền hoặc thuốc lá.

    “Có khi chúng nó bắt đàn bà, trói chân, trói tay lại, lột truồng hết áo quần rồi cho chó con bú cụt cả đầu vú. Người đàn bà vô phúc van khóc chừng nào, thì Tây reo cười chừng ấy.

    “Bắt được người già và thanh niên, chúng nó chọc tiết, chôn sống, chặt đầu, phanh thây, hoặc treo thòng lòng trên cành cây, chất củi thui. Có khi chúng nó bắt ăn thuốc viên, nói là thuốc chữa bệnh. Nuốt xong chừng mấy phút đồng hồ thì trợn mắt lăn ra chết, cả mình mẩy tím bầm.

    “Trẻ con thì chúng nó bắt bỏ trong chum, nấu nước sôi giội vào. Hoặc trói 2, 3 em lại một bó, quấn rơm và giẻ chung quanh, rồi chúng nó tưới dầu xăng đốt.”

  3. Chỉ đầu óc cực kỳ bệnh hoạn của bọn Việt cộng mới nghĩ ra được những câu chuyện tưởng tượng bẩn thỉu như dưới đây:

    Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Tố Hữu:

    ” Có những ông già, nó khảo tra
    Chẳng khai, nó chém giữa sân nhà
    Có chị gần sinh, không chịu nhục
    Lấy vồ nó đập, vọt thai ra…
    Có em nhỏ nghịch, ra xem giặc
    Nó bắt vô vườn, trói gốc cau
    Nó đốt, nó cười… em nhỏ hét
    “Má ơi, nóng quá, cứu con mau”

    Nhà văn Tạ Duy Anh:

    “…Hai ngày sau bọn địch phản công. Cả trung đội mình bị băm nát. Thằng Thiết bị đạn găm đầy mình, vừa đưa tay ấn ruột vào, vừa bóp cò. Bọn nguỵ ào lên như lũ quỷ, quyết bắt sống thằng Thiết. Như sau này anh em trinh sát kể lại, chúng quay thằng Thiết như quay một con lợn rồi róc thịt uống rượu trả thù cho đồng đội. Nó đã hy sinh như một người anh hùng trên chiến trận…”.

    Nhà văn Hồ Anh Thái :

    “…Hùng lao người bơi xuôi theo dòng suối tương đối cạn, xa hẳn chỗ Hoa đang nấp. Lũ thám báo văng tục chạy men bờ đuổi theo. Chỉ một lát sau, chúng đã lôi xềnh xệch Hùng lên bờ. Thân thể anh bầm dập đẫm máu. Chúng đấm đá túi bụi để lấy cung cho tới khi anh ngất đi. Anh tỉnh lại, chúng đánh tiếp. Hoa hiểu vì sao chúng không dùng đến súng. Chúng cũng không muốn gây ra tiếng nổ ở vùng rừng này.
    Cuối cùng, điều Hoa không ngờ đã tới. Cô chỉ nghĩ rằng bọn thám báo sẽ lôi Hùng đi làm tù binh để tiếp tục lấy khẩu cung. Nhưng thằng cầm con dao găm của anh đã cúi xuống rạch một đường thành thạo trên bụng Hùng. Anh quằn quại hét lên một tiếng rùng rợn. Ở trên cao, Hoa nghiến chặt răng gần như ngất đi. Hai thằng kia đè chặt chân tay Hùng cho thằng mổ bụng moi tim gan ra. Chúng nổi lửa nướng tim gan ăn ngay tại chỗ. Hai hột tinh hoàn thì được phân chia cho hai thằng chắc là cấp cao hơn…”.

    v…v…

  4. Bài thơ trên và một số bài khác được phổ biến một cách vừa phải (chép qua những trang thơ chép tay của các cô nữ sinh “mơ làm văn thi sỷ >Nó nằm trong ba lô chiến lợi phẩm ở một trận đánh nào đó mà VC thua . Vợ chồng ông NCK tới xem triển lãm và ông Ky độc to lên cho mọi người cùng nghe. Bài thơ được VC cho là thơ thời đánh Mỹ <Nó có nội dung hao hao gióng bài Nuí Đôi của Vũ Cao thời chống Pháp Hai nhân vật nữ là 2 cô giao liên hy sinh khi làm nhiệm vụ . Nếu so sánh với bài "Màu tím Hoa Sim " của Hữu Loan thì bài sau này khá hơn vì nhẹ đi ý nghĩa của tuyên truyền ,,,Nó khác với bài "thư cho mẹ " của một tác giả ,một học sinh.vào Nam chiến đấu theo lệnh đảng :bai thơ đầy xúc cảm mang tính thời sự… Đó là sự thực miền Nam dưới mắt một người linh bắc vào Nam theo lệnh .
    Tưởng Năng Tiến (lui) mấy lúc này "đói' đề tài hay sao mà ca ngợi bọn văn thi sĩ VC hơi nhiều. Lạ thật ! Hay tiếp xúc nhiều với cộng ,đầu dần dần đổi màu "hườm hườm" rồi …?DT Hương đá trả lời phỏng vấn ,thẳng thắn "không theo NGỤY tay sai bán nước cho Pháp Mỹ " và chị chống ,nếu có ,chỉ là bất mãn với bọn cs hiện tai…
    Chúng có thèm để ý tới NGUY đâu ? Vẫn là cs .tư tưởng CS dù chống hay ra khỏi đảng hay hiện đang sông ở khối tự do .Cho nên TNT tìm đề tài khác thì hay hơn .Hơn nữa có "ca"tên cs nào thì cũng đã có người của đảng ,bạn bè của chúng CA RỒI.

    • Quân Pháp tìm cách loại trừ Hoàng Hoa Thám nhưng những người con của Đề Thám vẫn được đưa qua Pháp nuôi nấng đàng hoàng và chính phủ Pháp dựng vợ gả chồng rất tử tế! Đây là tin chính xác tôi đọc trên báo VN mới đây…Còn Giang Nam là tên ba xạo, bài thơ bố cục bậy bạ, chỉ nghe ngâm mà ngậm ngùi! Tôi ở tù chung với một số đồng bào Phú Khánh, biết: Giang Nam sau 28-3-1975 được Đảng CS cử làm Thủ Trưởng Văn Hóa Phú Yên, hễ họp dân là hắn đọc thơ cho dân nghe, hằn hỏi: “Nhân Dân TA có biết Thơ-Đó-Của-Ai không?”. Bà con MÌNH nghe hỏi đều đáp K H Ô N G ! Hắn vỗ bàn nói: ”
      Của Giang Nam đấy!” Các bạn tù của tôi, A30, chắc còn sống, bị kết tội “hình sự” vì liệng cống Bác Hồ, còn nhớ chuyện này mà…

  5. Thằng cha nầy nén đổi bút hiệu là Giang Mai ,cho nó tiện .
    Để còn được lấy “uy” thêm chút xíu nữa lúc tuổi về già .

    Chán mấy đứa được gọi là “trí thức” của Vẹm .

Leave a Reply to Le Trung Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên