S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Du lịch tâm linh

25

Nhà thơ Inra Sara cho biết người Cham không cắm hoa trong bình và cũng chẳng thích ngắt bông hay chưng hoa hòe, hoa sói gì ráo trọi. Họ cứ để “cho nó giữa bao la hay xó kẹt thiên nhiên” thôi.

Dân Việt thì khác. Mặc dù đã sống trong xã hội mới (Xã Hội Chủ Nghĩa) từ nhiều thập niên qua nhưng “tinh thần làm chủ tập thể” của họ, xem chừng, vẫn còn rất thấp. Cái gì người Việt cũng nhất định phải vơ về làm của riêng mới chịu (kể cả bông hoa) khiến báo chí nhà nước than phiền quá xá:

Nhà văn Nguyễn Đình Bổn càm ràm: “Những bồn hoa tết tại Hà Nội chỉ sau một đêm là mất sạch!” Trời đất! Tưởng gì?  Chớ bị trộm có mấy chậu hoa giấy hay mấy bồn hoa tết (chuyện nhỏ như con thỏ) thôi mà cũng nói này nói nọ làm chi, cho má nó khi.

Nước ta còn nhiều vụ trộm hoành tráng và ngoạn mục hơn nhiều, theo tường thuật  của FB Đỗ Duy Ngọc:

Thời nay ở xứ Việt, người ta không chỉ vào rừng lấy gỗ về làm những ngôi nhà đồ sộ tốn hàng trăm mét khối, không chỉ đốn cây rừng về làm bàn ghế, tủ giường chạm khắc lởm chởm để chứng tỏ mình giàu, mình là giới quý tộc. Những trọc phú thời nay còn đốn nguyên cả cây rừng cổ thụ về trồng ở sân nhà mình. Đem cây rừng về nhà người ta gọi là “di thực”. Rừng tan hoang vì thuỷ điện, rừng không còn vì những thú sở hữu của những kẻ lắm tiền.

Di thực, nói nào ngay, không phải là một hiện tượng phổ biến. Núi rừng tan hoang/điêu tàn cũng không phải chỉ do đám làm thủy điện, đám lâm tặc, hay đám trọc phú mà còn có sự tiếp tay không ngừng của đám sư tăng (thuộc GHPGVN) trong việc khai thác du lịch tâm linh nữa.

Bỉnh bút Văn Tâm (Tạp Chí Luật Khoa) cho biết: Bốn mươi năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Hơn 20 năm xẻ núi xây chùa …

 Năm 2003, chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình được xây dựng trên một sườn núi với tổng diện tích 539 ha. Chùa rộng đến mức nhà chùa phải chi 10 tỷ đồng mỗi năm để thắp sáng. Năm 2021, khu du lịch tâm linh Tây Yên Tử tỉnh Bắc Giang vừa đón khách vừa tiếp tục được xây dựng. Khu du lịch sẽ giúp du khách khám phá cuộc đời của vua Trần Nhân Tông. Để có trải nghiệm khám phá này, phải đánh đổi 136 ha đất sườn núi.

Ở Ninh Bình, chùa Bái Đính không dừng lại ở 539,2 ha được cấp ban đầu. Năm 2010, sau hơn hai năm khánh thành, ngôi chùa này được mở rộng thêm 424,8 ha đất. Ở Nghệ An, chính quyền huyện Diễn Châu bắt đầu xây dựng quần thể văn hóa tâm linh đền Cuông rộng 130 ha vào năm 2018. Năm 2020, một ngôi chùa trong quần thể bị phát hiện là được xây dựng trên 4,8 ha đất rừng phòng hộ…

Cuộc đua bất tận đó không chỉ tốn những quả đồi. Chùa Bái Đính đã dùng 900 mét khối gỗ tứ thiết để dựng cột cho Điện thờ Phật Bà Quan Âm. Tam quan và hành lang ngôi chùa dài đến ba cây số (dài nhất Việt Nam) được dựng toàn bộ bằng cột gỗ. Chùa tốn đến 3 tỷ đồng/ năm chỉ để chống mối mọt cho hàng nghìn chiếc cột, cửa bằng gỗ.

Xem thế mới biết là ngoài cái “tập quán” trộm hoa ngoài lộ mang về nhà chơi, bứng cây trong rừng đem về nhà trồng, dân Việt còn thích bỏ Phật/Chúa/ Thánh/ Thần vào những điện thờ hay chùa chiền hoành tráng để thờ cúng nữa. Thị hiếu này quả là có hơi bất bình thường, và (ngó bộ) không được “minh triết” gì cho lắm:

  • Đức Đạt Lai Lạt Ma: “The purpose of all the major religious traditions is not to construct big temples on the outside, but to create temples of goodness and compassion inside, in our hearts. Mục đích chính yếu của tất cả các truyền thống tôn giáo không phải là để xây dựng những điện thờ nguy nga bên ngoài mà để tạo ra các thánh điện của lòng nhân hậu và từ bi bên trong, trong lòng của chúng ta.” (Translated by T Thích Nguyên Tạng).
  • Triết gia Baruch Spinoza: “Stop going into those dark, cold temples that you built yourself and saying they are my house. My house is in the mountains, in the woods, rivers, lakes, beaches. That’s where I live and there I express my love for you. Đừng bước chân vào những ngôi đền tối tăm lạnh lẽo mà chính các con xây nên rồi bảo đấy là nhà của ta. Nhà của ta là ở trên núi, trong rừng, trên sông, hồ, bãi biển. Đấy mới là nơi ta sống và đấy là nơi mà ta bầy tỏ lòng thương yêu của ta với các con. (Translated by Nguyễn Bá Trạc).

Tự ngàn xưa, dân bản địa ở VN cũng đã quan niệm thế rồi:

Yàng tập trung trên các đỉnh núi. Vì vậy mà người Tây Nguyên gọi những Yàng ấy là Yàng Núi, thần Núi, nên phải luôn cúng núi. Cho dù bây giờ là thời hiện đại, con người có thể biết chuyện toàn thế giới trong một cái nhấp chuột trên Internet thì sự linh thiêng của một ngọn núi ở một quê xứ cứ sừng sững trong lòng bất kỳ ai. Đỉnh Ngok Linh, người Sê Đăng, Giẻ Triêng tuyệt đối không để trời cao giận dữ, không tự tiện mở đường, xẻ núi…

Không chỉ người bản địa Tây Nguyên, người Chăm ở miền duyên hải cũng kiêng nể thần núi… Chỉ có những người bất chấp tâm linh mới hành động mà không cần điểm tựa của trời đất, chân lý, quá khứ. Càng “phi tâm linh” càng hung dữ, càng không kiêng nể cái gì, cho dù là trời xanh hay núi cao, sẵn sàng tàn phá và tàn ác với thiên nhiên. Và khi con người ta có đủ độ tàn bạo để cạo sạch thảm thực vật trên một ngọn núi thì quả người ấy chẳng coi thần thánh ra cái thể thống gì. (Nguyễn Hàng Tình.“Mây Gió Tâm Linh.” Thanh Niên Online 28 Jan. 1993).

Chính vì bản chất vô thần, và “tàn ác với thiên nhiên” nên đám sư tăng quốc doanh, và bọn cán bộ nhà nước – hiện nay – đang chung tay “khai thác thánh thần” để trục lợi (qua những dịch vụ du lịch tâm linh) ở khắp mọi nơi:

Nhà báo Nhật Lệ đặt câu hỏi:

Thử tưởng tượng ở một đất nước với 9.000 lễ hội lớn nhỏ trong một năm, điều gì đang xảy ra? Có điều gì bất bình thường khi con người hiện đại ngày càng xa rời giá trị tinh thần để đến với thế giới vật chất, lại bấu víu nơi lằn ranh chánh tín và mê tín để tìm cho mình một lối thoát? Vì sao đi lễ chùa phải cầu xin lợi lộc, tiền tài, địa vị và cả sự bình an sau khi tranh đoạt quyền lợi với người khác? Vì sao phải xì xụp khấn vái với mâm cúng thật to để mong cầu giá trị vật chất, mà quay lưng với đạo đức và chữ hiếu? Nhét tiền lẻ vào tay tượng Phật, ném tiền xuống hồ, hay mang tiền rải khắp nơi để làm gì? Giá trị lễ hội có giúp con người hiện đại thay đổi, hay lại càng rơi vào mê lầm, tiếp tay cho một lớp người dám buôn thần bán thánh, kinh doanh tín ngưỡng?

Sâu xa hơn, nhiều người cho rằng đây là cuộc khủng hoảng niềm tin, mà lễ hội ra đời càng nhiều chính là sự bù đắp thiếu hụt kinh khủng đó.

Ngày nào mà cái nhà nước hiện hành ở VN còn tồn tại, và cái Ủy Ban Tôn Giáo Chính Phủ còn “quản lý tín ngưỡng tôn giáo ” thì “khủng hoảng niềm tin” là điều không thể tránh khỏi ở đất nước này.

25 BÌNH LUẬN

  1. 19/6/22- Chùa Nghệ Sĩ, một nơi để hương khói và đón tiếp, lưu giữ các hài cốt của các nghệ sĩ sân khấu tại quận Gò Vấp, Sài Gòn, nay theo lệnh của CS, phải đổi tên thành Nghĩa Trang Nghệ Sĩ, và sắp tới hoạt động của ngôi chùa tại nơi này cũng sẽ bị dẹp bỏ, không còn được hoạt động như thường lệ.

    Chùa Nghệ Sĩ tại 116/6 Thống Nhất, phường 11, quận Gò Vấp, Sài Gòn. Chùa là địa chỉ quen thuộc với người dân thành phố vì nơi đây có mộ và tro cốt của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như soạn giả cải lương Hoa Phượng, Hà Triều, Thu An, Năm Châu, Phùng Há, Ba Vân, Út Trà Ôn, Thanh Nga, Hoàng Giang, Trường Xuân, Bảy Cao, Đức Lợi, Khánh Linh, Quốc Hòa, Tô Kiều Lan, Thanh Thanh Hoa, Tấn Tài, Minh Phụng, Lương Tuấn, Lê Vũ Cầu, lớp trẻ thì có diễn viên Lê Công Tuấn Anh…

    Hiện nay, bảng ghi chữ “Chùa Nghệ Sĩ” đã được thay bằng tấm biển mới, phía trên là dòng chữ nhỏ ghi “Hội Nghệ sĩ sân khấu thành phố Hồ chí Minh” và phía dưới là dòng chữ lớn “Nghĩa trang Nghệ sĩ”.
    Tin từ nội bộ cho biết từ năm 2015, CS đã muốn xoá sổ Chùa Nghệ Sĩ, tuy nhiên, lúc đó mọi thứ vẫn còn ngại ngùng vì sự phản đối của giới nghệ sĩ.

    Theo lý giải của những người hiểu biết về sự kiện Chùa Nghệ Sĩ, việc tồn tại một ngôi chùa không nằm trong hệ thống kiểm soát Phật Giáo của nhà nước, và sinh hoạt hoàn toàn độc lập là điều không thể chấp nhận được. Một người thường sinh hoạt ở chùa, xin giấu tên, nói rằng trong một cuộc họp gần đây, người của CS đã nói huỵch toẹt rằng “chùa hoạt động không đúng quy chế của Nhà nước”.

  2. Tính cho đến ngày 24/9/2029, đã có trên 160 người Tây Tạng – đa số là sư sãi – tự thiêu chống độc tài Tàu cộng. Và Tàu cộng cũng đã phá hủy hơn 6500 tu viện và Học viện Phật Giáo lớn nhất Larung Gar của Tây Tạng, giết chết, bỏ tù hàng ngàn nhà sư và ni cô Tây Tạng , v…v… September 24, 2019- Over the past ten years, more than 160 Tibetans have committed self-immolation—the act of setting yourself on fire—to protest Chinese occupation of their country.

    Ấy vậy mà chẳng thấy Phật tử Việt nam trong và ngoài nước ồ ạt xuống đường biểu tình, tự thiêu, bày bàn thờ Phật tràn lan ra đường, kêu gọi quốc tế can thiệp, v.v… Hàng năm, cả mấy trăm ngàn người Việt vẫn nườm nượp về Việt nam du hí, gái gú, v..v…!

    Các nước trên thế giới cũng chẳng thấy quan tâm !

    • *** Nhà văn Dương Thu Hương: “ Một dân tộc hiền hòa như dân tộc Tây Tạng đã mất nước vì thiếu khả năng chiến đấu. Quân lính Trung Quốc không chỉ xâm chiếm, tàn phá đất nước Tây Tạng mà còn đổ than hồng vào đầu vào họng các nhà sư và tra tấn họ bằng tất cả những hình thức tra tấn thời Trung cổ.

      “Thêm một ví dụ nữa: Ai cũng biết ở Khơ-me đạo Phật là quốc giáo. Vậy mà chính tại xứ sở này nạn diệt chủng đã xảy ra. Hơn hai triệu người bị giết dưới chính quyền Khơ-me đỏ. Thê thảm thay, rất nhiều cuộc tán sát man rợ lại xảy ra chính tại các chùa. Nơi thờ cúng linh thiêng biến thành địa ngục và giờ đây, thành một thứ bảo tàng lưu giữ đầu lâu của các nạn nhân “

      *** (Về Phật giáo ở Việt nam ) Nhà văn Dương Thu Hương viết: Tôi vẫn mơ ước có một ngày, khi lũ lợn bẩn thỉu bị đuổi khỏi đền chùa, mọi nơi thờ cúng linh thiêng được trả lại cho các chân tu những người mà mệnh và nghiệp gắn kết họ với tôn giáo.

  3. Trong thập niên 60, những nhân vật như dưới đây đã từng hô hào Phật tử ồ ạt xuống đường biểu tình, tự thiêu, bày bàn thờ Phật tràn lan ra đường, kêu gọi quốc tế can thiệp, v.v… Vậy mà sau 75, mặc dù tặc quyền CS hung hãn ra tay đàn áp Phật giáo khốc liệt- “Pháp nạn thật sự “, thế nhưng những nhân vật một thời này lại không tái xử dụng những kỹ thuật tranh đấu ngày trước ?!:

    Thích Trí Quang, Thích Minh Châu, Thích Nhất Hạnh, Thích Huyền Quang, Thích Thiện Hoa, Thích Pháp Trí, Thích Pháp Siêu , Thích Trí Thủ, Thích Thanh Vân, Thích Hộ Giác , Thích Đôn Hậụ , Thích Thiện Minh, v.v…

    4/27/15- RFA: Danh xưng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) ra đời tại Saigon ngày 4 tháng giêng 1964, sau cuộc đấu tranh đòi hỏi bình đẳng tôn giáo và tự do tín ngưỡng năm 63. Vì trước đó, Dụ số 10 của Pháp bó buộc phải hoạt động theo quy chế Hiệp hội.

    Kể từ tháng 9 năm 75, cuộc đàn áp Gíao hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bắt đầu theo Chỉ thị số 20 của Đảng do ông Lê Duẩn ký năm 1960 – khiến Phật giáo miền Bắc bị tiêu vong. Nay đem thực hiện tại Miền Nam.

    Cuối tháng 9 năm 75, Hoà thượng Thích Huyền Quang nhân danh Viện Hoá Đạo đã có văn thư phản đối Chủ tịch Cách Mạng Lâm thời về việc đập phá các tượng Phật lộ thiên.

    Nhiều hiện tượng khác, như bắt treo hình Hồ Chí Minh trên bàn thờ tổ tiên, áp lực chư Tăng hoàn tục, hoặc đưa sang chiến trường Kampuchia, cấm treo cờ Phật giáo trong các chùa viện, cưỡng chiếm các cơ sở văn hoá, giáo dục, từ thiện Phật giáo, như Cô nhi viện Quách Thị Trang, Viện Đại học Vạn Hạnh, v.v…, hàng chục nghìn Tăng Ni, Phật tử bị đưa vào trại Cải tạo.

    Trong lịch sử Việt Nam, chưa có thời đại nào mà số lượng Tăng Ni, Phật tử bị cầm tù đông đảo như dưới triều đại Hồ Chí Minh.

    Tình trạng đàn áp có chủ trương và chính sách này, không ai lên tiếng rõ hơn Đức cố Đệ Tam Tăng Thống Thích Đôn Hậu. Sau đây là tiếng Ngài qua một băng thu âm, được đăng tải trên tạp chí Quê Mẹ tại Paris :
    “Từ khi giải phóng đến nay, Phật giáo đồ chúng tôi bị bao nhiêu khổ đau tan tác. Đi bất cứ đâu, đạo khác thì chúng tôi không biết, chớ về gặp các nhà chùa Phật giáo, cán bộ, bộ đội phát biểu “Hòa bình Độc lập rồi, tu mà làm gì nữa? Tuân thủ thờ Cách mạng hơn là thờ Phật“.

    “Bắt đầu từ đó, sự vận động, khủng bố không cho họ được làm lễ. Phá hoại tượng Phật lộ thiên ở Gia Lai, Kontum, Ban Mê Thuột, Biện Hồ, Vũng Tàu, Quy Nhơn, Quảng Ngãi… Bộ đội cột giây lên kéo xuống, đập vỡ tan hết.

    “Sau đây còn bắt các vị tu sĩ lấy lý do mấy ông Sư đó phản động theo CIA, theo Mỹ, theo Nguỵ. Rồi lần lượt bắt cho đến các vị lãnh đạo trong Viện Hoá Đạo nữa, Thượng toạ Huyền Quang, Thượng toạ Quảng Độ, rồi đến bắt Thượng toạ Thiện Minh nữa, để Thiện Minh chết nữa.

    Ngày 16-4-1977, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra Thông báo kêu gọi Phật tử Saigon đấu tranh chống lại GHPGVNTN. Thông báo cho rằng, “trong giới lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất phái Ấn Quang có nhiều người vốn có mưu đồ xấu chống cách mạng, chống Cọng sản” (…) “Số này đã thao túng Giáo hội âm mưu kích động Phật tử chống lại các chính sách của Nhà nước”.Thông báo còn hăm doạ ra tay đàn áp.

    Hăm doạ biến thành sự thật, bảy vị lãnh đạo Viện Hoá Đạo bị bắt giam. Hoà thượng Huyền Quang, Quảng Độ bị giam 20 tháng, nhờ áp lực quốc tế mới được thả nhưng bị quản chế. Hoà thượng Thích Thiện Minh bị tra tấn đến chết tại Trại thẩm vấn X4, đường Nguyễn Trãi, Saigon, như Hoà thượng Đôn Hậu tố giác.

    Suốt 5 năm đàn áp, khủng bố, nhưng không thành công tiêu diệt GHPGVNTN. Năm 1981, nhà cầm quyền Cộng sản chuyển qua chiêu bài mới, gọi là “Thống nhất Phật giáo“, thành lập “Hội Phật giáo Việt Nam” tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, ngày 4-11để làm công cụ chính trị cho Đảng và Nhà nước. Ép buộc Tăng Ni, Phật tử thuộc GHPGVNTN phải gia nhập.

    Kể từ đó, GHPGVNTN bị đưa ra ngoài vòng pháp luật, dù Nhà nước không có văn kiện nào chính thức giải thể. Một cuộc đàn áp mới sắp khai trương.

    Vài tháng sau Giáo hội Phật giáo Nhà nước ra đời tại Hà Nội, ngày 24-2-1982, Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định trục xuất hai Hoà thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ về quản chế tại quê quán Quảng Ngãi và Thái Bình, không qua sự xét xử của toà án. Ngày 7-7 cùng năm, cưỡng chiếm chùa Ấn Quang là trụ sở của GHPGVNTN. Toàn bộ tư liệu, hồ sơ của Viện Hoá Đạo bị đốt sạch trong năm ngày mới hết.

    Tài liệu Tuyệt Mật của Bộ Nội vụ viết ngày 18-8-1992 chỉ thị 5 biện pháp đấu tranh chống khối Phật giáo Thống Nhất, đặc biệt là phân hoá cao hàng ngũ giáo sĩ ; “cắt đứt chân tay” với số cực đoan chống đối ; và thâm nhập đặc tình trong Tăng tín đồ Phật giáo.

    Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ xác nhận lập trường Giáo hội suốt 40 năm qua không hề thay đổi như sau:
    “Chừng nào mà chế độ Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam còn, thì Giáo hội không được sinh hoạt bình thường đâu.
    “Họ dùng đủ cách để mà xoá sổ, xoá sạch cái danh nghĩa của Giao hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trên đất nước Việt Nam. Mà chưa hết đâu, còn nhiều. Vì thế cho nên cứ sẵn sàng chuẩn bị tinh thần để đón nhận, để đương đầu.

    “Cho nên trước khi tiễn đưa Đức Tăng Thống đến nơi an nghỉ cuối cùng, thì chúng tôi đã nói rồi : Chúng tôi sẽ tiếp tục con đường đi của Ngài.

    “Còn rất nhiều khó khăn, còn rất nhiều chông gai, nhưng sẵn sàng vượt qua. Còn hơi thở thì vẫn cứ tiếp tục. Đó là cái chí nguyện của Giáo hội”.

  4. Giang hồ tứ khoái ma dze in VN.

    Đó là: ăn ngủ đ. ỉa. VC màu mè che dấu: Văn hóa ẩm thực (ăn) Du lịch tâm linh (ngủ) Du lịch mát xa (đ.) và Du lịch sinh thái (ỉa).

    Riêng khâu Du lịch tâm linh, cốt lỏi vấn đề là phá rừng đầu nguồn giáp ranh với China là thế chiến lược địa hình của VN.

  5. Ngày nay, muốn được lên bàn thờ ngồi ngang hàng với Đức Phật hoặc muốn được tôn sùng làm Phật thì chỉ cần Đảng Cộng sản ok là được ngay. Sao lại quá dễ dàng thế nhỉ ?!

    *** Quái vật Cuồng sát Hồ Chí Minh tôn sùng chủ nghĩa Cộng sản ngoại lai, chối bỏ dân tộc, bị bố từ, bị nhân dân chửi là đồ mất dậy, nay được tôn sùng là Phật :

    Nhà thơ Nguyễn Hữu Loan -nổi tiếng với bài “Màu Tím Hoa Sim”- phê bình về Quái vật như sau:
    ( HcM phát động cuộc Cải Cách Ruộng Đất giết chết nửa triệu dân Việt )” Nó phát động đấu tố cha mẹ, gọi bố mẹ là tao mầy. Thế thì tôi chống cái đấy, và tôi đi trở lại với cái đạo làm người. Tôi thấy Hồ chí Minh làm cái việc vô đạo, mà tôi dám chửi trước đại hội. Ví dụ như tập họp để tôn vinh Hồ chí Minh, đạo đức Hồ chí Minh. Cái bữa tập hợp để tôn vinh đạo đức của Hồ Chí Minh ầm ĩ, thì ai đội ông Hồ chí Minh là thánh trên đầu, mà tôi thì tôi im tôi không nói, vì tôi thấy thằng này là thằng mất đạo đức, bởi vì nó phát động cải cách ruộng đất, nó phát động con đấu tố bố mẹ. Tôi cho thằng này mất dạy, không còn giống người nữa, nhưng mà lúc giờ không ai dám nói “.

    Nhà bình luận thời cuộc Vũ Quang Thuận (ở VN): “Thằng đó nó khốn nạn lắm. Nó lừa dân mình. Dân mình ngu si không biết lại còn tung hô, dựng nó lên thành thánh.”

    Sử gia Trần Gia Phụng : Hồ chí Minh đã bị chính phụ thân là ông Nguyễn Sinh Sắc rất bực mình “không muốn nghe nói đến “đứa con hư” của mình” . Trích từ cuốn ” Ho Chi Minh, ‘ Indochine au Vietnam”, tác giả Daniel Hémery.

    Trên tờ báo Thanh Niên phát hành ở Quảng Châu ngày 20/12/26, Hồ chí Minh viết :”Cái danh từ tổ quốc là do các chính trị gia đặt ra để đè đầu nhân dân, để buộc những người vô sản phải cầm vũ khí bảo vệ tài sản của địa chủ và quyền lợi của giai cấp tư sản. Thực ra, chẳng có tổ quốc, cũng chẳng có biên giới “.

    *** Tên Đ.M. Đỗ Mười hoạn lợn, bị bệnh tâm thần nặng, cai trị nước làm dân nghèo mạt rệp cũng được tôn thờ làm Bồ Tát .

    *** Tên Trần đại Quang -“…….Tượng cố Chủ tịch Hồ Chí Minh và ảnh của ông Trần Đại Quang trên bàn thờ Chùa Một ở gần thị trấn Côn Đảo hồi tháng 2 vừa qua “- hồi làm bộ trưởng bô Công An, chuyên sai bọn xã hội đen mang phân trộn nước tiểu và mắm tôm, ban đêm, lén lút mò tới ném vào nhà các nhà tranh đấu cho nhân quyền .

  6. Úy trời ! Táo tợn ! Đến thế này là cùng ! Quái vật Hồ Chí Minh sánh ngang với Đức Phật ! Khi sống diệt chủng Việt, sau khi chết, đại cuồng sát Hồ chí Minh được ngồi ngang hàng Đức Phật ! :

    “ Hồ Chí Minh – từ tượng đài chính trị đến thần thánh của những nguyện cầu “ –
    31/1/21 – Võ văn Quan

    “ Chúng ta đang thấy một hiện tượng phổ biến là các cơ quan nhà nước thường xuyên cổ xúy cho việc thờ cúng ông Hồ, đặt tượng, ảnh Hồ Chí Minh tại rất nhiều các chùa chiền tại miền Bắc Việt Nam…”

    15/05/2019 – VOA

    “Tại Đại lễ Phật đản ở Học viện Phật giáo Việt Nam bức tranh sơn ta “Đạo pháp và dân tộc” được vẽ dựa trên tinh thần Phật tổ và tư tưởng Hồ Chí Minh của người Việt Nam được ra mắt tại một buổi lễ mừng ngày sinh của Đức Phật tại Học viện Phật giáo ở Sóc Sơn, Hà Nội. Bức tranh, trong đó một bên vẽ Phật Thích Ca Mâu Ni và một bên vẽ Chủ tịch Hồ Chí Minh và ở giữa là bánh xe chuyển pháp luân.

    “Bức tranh cao 2m và rộng 4,2m được nữ họa sỹ Ngô Hải Yến cùng nhóm họa sỹ thực hiện .

    ”…….Tượng cố Chủ tịch Hồ Chí Minh và ảnh của ông Trần Đại Quang trên bàn thờ Chùa Một ở gần thị trấn Côn Đảo hồi tháng 2 vừa qua “.

    07/01/2017 – Bàn thờ Bác Hồ trong các đình, chùa vùng Thất Sơn

    “Nhiều ngôi đình, chùa ở Bảy Núi nói riêng và An Giang nói chung, trong khoảng 20 năm gần đây đã lập bàn thờ Bác một cách phổ quát. Trụ trì Chau Kim Sa, chùa Phnom Pi Lơ (chùa Nam Vi Trên, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn) cho biết: “Bàn thờ Bác Hồ được lập ở chùa hơn 5 năm nay. “

    “Còn ở chùa Thới Sơn, huyện Tịnh Biên- trung tâm của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương do Ông Đạo Đoàn Minh Huyên (còn gọi Phật Thầy Tây An) sáng lập- hình tượng Bác Hồ, bàn thờ Bác Hồ được đặt trang trọng ngay chính điện “.

    28/5/2010 – “Vào các ngày rằm, hay mùng một âm lịch hàng tháng, đông đảo du khách thập phương và tăng ni, phật tử có dịp đến các ngôi chùa, tự viện trên địa bàn quận 6 (TPHCM) đều xúc động khi nhìn thấy tấm di ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh được các sư trụ trì treo ở vị trí trang trọng bên cạnh tượng Phật tổ Như Lai. Đó là cách mà Hòa thượng Thích Trí Hải, Chánh đại diện Phật giáo quận 6, trụ trì chùa Pháp Hải vận động các ngôi chùa, tự viện bày tỏ tấm lòng của người con Phật đối với Bác Hồ kính yêu … “.

    27/3/10 – “ Ngôi chùa Bút Tháp ở tỉnh Bắc Ninh, xây từ thế kỷ thứ 13 đời vua Trần Thánh Tông đã chính thức đưa tượng ông Hồ Chí Minh vào thờ, một điều tương tự đã xảy ra tại Đạị Nam Văn Hiến ở tỉnh Bình Dương. Chùa này nổi tiếng với tượng Bồ tát Quan Thế Âm thiên thủ thiên nhãn bằng gỗ lớn nhất Việt Nam…”.

    20/05/2007 – Nhà báo Trần Khải :” Đền thờ Quốc Mẫu Âu Cơ tại Cà Mau bây giờ không ai thấy tượng người chồng của bà Au Cơ là vua Lạc Long Quân ở đâu cả. Mà trong đền có tên Quốc Mẫu này, chỉ thấy tượng bà Âu Cơ đối diện với tượng ông Hồ “.

    “Ở đền thờ Hùng Vương (Biên Hòa), Bác Hồ được thờ ở tiên điện như là vị Hùng Vương thứ 19 “.
    “Hòa thượng Thích Huệ Thành ở chùa Long Thiền (tổ đình của Phật giáo ở Đồng Nai)cho rằng: Bác Hồ có cốt cách và đức từ bi của Phật. Ni sư Huệ Hương (trụ trì chùa Bửu Phong) xem Bác Hồ như là một trong “những Giáo chủ của Phật giáo”.

    v…v…

  7. Bị mang họa vì vẽ tranh báng bổ Đấng Thiêng Liêng của Hồi giáo :

    4/10/21- Nhà vẽ tranh hí họa Thụy Điển Lars Vilks, 75 tuổi, sống dưới sự bảo vệ của cảnh sát từ hồi năm 2007 sau khi ông vẽ Mohammed trong cơ thể của một con chó khiến cho những người Hồi giáo phẫn nộ, đã tử nạn trong một tai nạn xe cộ khi xe của ông đi cùng với hai cảnh sát đã đựng phải một chiếc xe vận tải đi ngược chiều . Người tài xế xe vận tải được chở vào bệnh viện .

    Năm 2015, ông đã thoát khỏi một cuộc mưu sát bằng súng ở Copenhagen.

  8. Cám ơn nick Bison đã đọc các còm của Le Trung .

    Kinh hãi , Việt nam đã có một thời như thế ! dưới sự kềm kẹp cai trị của con Quái vật Đ. M. mắc chứng bệnh thần kinh trầm trọng :

    Trong quyển Đèn Cù,, nhà văn Trần Đĩnh ghi lại rằng: “…Giữa thập niên 1990, thỉnh thoảng, bị cánh nhà báo chặn lại khi vừa bước từ toilet ra, Tổng Bí thư Đỗ Mười, với quần quên kéo khóa, leo lên chiếc bàn nước nhỏ đặt phía sau Hội trường Ba Đình, ngồi xếp bằng vui vẻ chuyện trò với dân báo chí. Nhiều khi cao hứng, ông nói: “Tôi đã từng bị thần kinh đấy”. Không phải ông nói đùa, theo ông Nguyễn Văn Trân, Bí thư Trung ương Đảng khóa III, người từng hoạt động với ông, có thời gian ông Đỗ Mười bị bệnh thần kinh, gần như không thể làm việc, có lúc lên cơn, ông phải dùng một cây gậy múa cho hạ nhiệt, có lúc người ta thấy ông Đỗ Mười một mình leo lên cây… Năm 1963, ông đã phải đi Trung Quốc chữa bệnh tới mấy năm mới về Việt Nam làm việc.

    “….Các lão thành hỏi nhau có nhớ hồi nào Đỗ Mười điên nằm Việt – Xô. Lên cơn, ông leo lên cái cây cạnh cổng đứng xoạc chân cành thấp giơ tay hét xung phong. Các cô y tá ra dỗ bác xuống đều ù té chạy. Bác mặc quần đùi, trận địa pháo đài bày ra hết.”

    Dù có tiền sử bị bệnh tâm thần, nhưng ĐM vẫn là một nhân vật đầy quyền lực trong chế độ CSVN. Sau năm 1975, ĐM là nhân vật cầm đầu chiến dịch đánh tư sản, đổi tiền… khiến toàn bộ nền kinh tế miền Nam xụp đổ, tài sản nhân dân bị mất trắng.

    Nhờ những ‘chiến tích’ này, ĐM đã leo lên đến chức thủ tướng CSVN từ năm 1988 đến 1991, sau đó trở thành tổng bí thư cho đến mãi tận năm 1997.

    ĐM cũng là nhân vật chịu trách nhiệm chính về thỏa ước bán nước năm 1990 tại Hội Nghị Thành Đô cùng với Lê Đức Anh và Nguyễn Văn Linh.

    Dân gian kể rằng, thời trước ‘cách mạng’, ĐM có nghề gia truyền là thiến heo, hay còn gọi là hoạn lợn. Từ năm 1961 đến 1967 thì bệnh tâm thần tái phát nên phải sang Trung Cộng chữa trị.

  9. Con Quái vật bị bệnh tâm thần Đ.M. hoành hoành khiến người dân Việt đói khổ cùng cực . Con Quái vật bị bệnh tâm thần Đ.M. biến Việt Nam lệ thuộc vào Đế quốc Tàu !

    ( Tóm tắt từ VOA): Khi lên làm Tổng Bí thư vào tháng 6/1991, Đỗ Mười đã đưa ra cái gọi là “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,” Thực chất “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” là quyền lực nhà nước được thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, như Báo cáo Chính trị tại Đại hội XII của Đảng vào 01/2016 đã tái khẳng định.

    Từ Pháp, tác giả Trương Nhân Tuấn viết cho VOA: Nhưng thực tế là “rập khuôn” Trung Quốc khi nước này đề xướng “quốc gia pháp trị xã hội chủ nghĩa”, dựa vào pháp luật để trị nước (hay còn gọi là ỷ pháp trị quốc).”

    Chiến dịch “Đánh Tư sản” ở miền Nam sau năm 1975. Chiến dịch này được cho là đã đưa cả miền nam vào tình trạng đói khổ cùng cực, biến Việt Nam thành một trong ba nước nghèo nhất thế giới vào năm 1985.

    Trang Trithucvn.net nói với chiến dịch “Cải tạo Tư sản,” của Đỗ Mười, cả triệu người dân Sài Gòn đột nhiên lâm vào cảnh đói kém trầm trọng, và đây được coi như một đòn trả thù hữu hiệu đối với ngụy quân, ngụy quyền và tiểu tư sản miền nam.

    Hội nghị Thành Đô

    Tháng 9 năm 1990, Đỗ Mười – Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng- đã tới Thành Đô( Trung Quốc) cùng với Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh và Cố vấn Phạm Văn Đồng.

    “Ông và các nhà lãnh đạo Việt Nam đã ký Hiệp định Thành Đô với phía Trung Quốc. Đó là hậu quả để lại cho con cháu mà chúng ta phải đấu tranh để gìn giữ chủ quyền quốc gia,” Luật sư Luật sư Nguyễn Văn Đài nói.

    Tác giả Trương Nhân Tuấn viết cho VOA hôm 2/10: “Hệ quả của Hội nghị Thành Đô là “gắn liền” vận mệnh của Việt Nam vào Trung Quốc qua “thập lục tự phương châm”, Việt Nam gọi là “16 chữ vàng” (Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan). Bản Tuyên bố chung giữa hai nước do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký vào đầu năm 2017 có nhắc lại “hai cộng đồng cùng chia sẻ một tương lai.” Thông thường thì chỉ có những người dân trong cùng một quốc gia mới chia sẻ chung một tương lai, có cùng chung vận mạng.”

  10. Xin kính chúc quý vị ngày bình an.

    Tôi thấy tác giả nói về nạn trộm cây nên xin chào quý vị và xin gởi vài câu hỏi thăm với chuyện vui.

    Năm ngoái mùa xuân tôi mua hai cây hồng Campfire có thể sống trở lại được tới zone 2 sau mùa đông trừ 40 độ C ở đây. Kẻ trộm cây ghé nhà cắp mất một cây, cũng còn nhân đức chừa lại một. Giá họ xin, tôi cũng tặng kẻ yêu hoa mà không muốn mất tiền mua. Rồi tôi có một cây hồng ra được năm trước nhờ giâm cành gọi là John Davis. John Davis năm nay chưa tới 30 cm mà đang ra vài vụ hồng chưa nở. Năm nay tôi cũng tha về thêm hai cây hồng Winnipeg Park, hai cây Morden Ruby, một cây Morden Centennial. Hồng Cuthbert Grant đã nở một hoa ngày hôm qua, hồng Hot Paprika đang ra những nụ màu cam paprika nhìn rất nẩy lửa (hot)

    Xin cảm ơn các còm sĩ như Lê Trung đã gửi vào nhiều còm có nội dung. Xin được tham gia khi tìm ra thời giờ, với tinh thần ít nhất chỉ là lành mạnh sạch sẽ.

    Bây giờ là tháng sáu.

    “Tháng sáu trời mưa, trời mưa không dứt Trời không mưa anh cũng lạy trời mưa” (thơ Nguyên Sa, có nhạc Hoàng Thanh Tâm).
    “Thơ thẩn đàn chim ngừng tiếng hót Mưa xuân đang tưới luống u sầu” (Nụ cười Sơn Cước, nhạc sĩ Tô Hải)

    Mưa xuân tháng sáu tưới những luống u sầu, đặc biệt ở vùng Bắc Mỹ, tây của Canada, rất u sầu và cần nước mưa. Mưa hôm nay chưa dứt, tưới những luống đất có cây luôn cần nước. Hôm nay chúng tôi sẽ lên miền núi Canmore như vùng sơn cước của Tô Hải, chắc cũng nhiều mưa tháng sáu như thơ nhạc Nguyên Sa-Hoàng Thanh Tâm. Nhưng mà chúng tôi sẽ không lạy trời mưa ban ngày vì mong được đi xem thắng cảnh không cần áo mưa cũng như không muốn mưa dài và phong kín đường đi đường về.

    Lời không đủ ý: Xin đồng ý cùng t/g Tưởng Năng Tiến:

    “Ngày nào mà cái nhà nước hiện hành ở VN còn tồn tại, và cái Ủy Ban Tôn Giáo Chính Phủ còn “quản lý tín ngưỡng tôn giáo ” thì “khủng hoảng niềm tin” là điều không thể tránh khỏi ở đất nước này.”

    Have a great springtime to All.

  11. 02/11/14 – “Nhà xuất bản Dân trí vừa ấn hành cuốn sách “Những câu chuyện về Đồng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam” do Diệu Ân biên soạn.

    “Sách có bài “Cụ Đỗ Mười có đầy đủ những đức tính của một vị Bồ Tát thị hiện” của đồng chí Thượng tọa Thích minh Hiền, trụ trì Chùa Hương, Hà Nội “. ( ngưng trích )

    Vài chi tiết về tên Đ.M. :

    Theo ông Vũ Thư Hiên kể trong hồi ký Đêm Giữa Ban Ngày thì Đỗ Mười vốn làm nghề hoạn lợn.

    Thậm chí, có bản khảo dị chép về người dân quê hương Đỗ Mười mô tả ông này như “thuở nhỏ bẩm chất đần độn, học hành dốt nát, chỉ ham chơi, không thiết việc đến trường, ngày ngày giả vờ ôm cặp ra khỏi nhà là đi lêu lỏng cùng bọn ‘nhân dân tự phát’ nghịch ngợm phá xóm, phá làng. Người trong làng, xã ai ai cũng kiêng mặt Mười. Ngày ngày Đỗ Mười đi khắp xã Đông Mỹ, quê của ông, thổi sáo toe toe, toét toét, rao thiến lợn kiếm ăn.”

    Thế rồi, cái được gọi là đảng cộng sản Đông Dương trở thành môi trường phù hợp cho y tham gia. Sau sự kiện Cách mạng tháng 8, y được cất nhắc giữ các vị trí như một lãnh đạo cao cấp trong các hoạt động của cộng sản. Bắt đầu từ năm 1956, Đỗ Mười được cộng sản điều động, sắp xếp giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các hoạt động của chính phủ cho tới chức cao nhất là tổng bí thư liên tiếp hai nhiệm kỳ từ năm 1991 đến 1997.

    Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, cựu Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương, hiện sống ở Hà Nội, trả lời BBC :

    “Một trong hai sự kiện nổi trội liên quan đến ông Đỗ Mười (cùng với việc dự Hội nghị Thành Đô) là chủ trương đánh tư sản miền Nam hay còn gọi là cải tạo công thương nghiệp”.
    “Theo như tôi hiểu, ông làm điều này rất hung hăng vì học vấn ít, và cuồng tín cao. Hệ lụy của việc cải tạo công thương nghiệp miền Nam rất bi thảm, khốc liệt, để lại tai họa rất lớn cho dân tộc. Nhưng có vẻ là trong nhiều năm ông Đỗ Mười tự hào về mình đã làm được việc kinh thiên động địa đó. Đến lúc cuối đời, ông không có vẻ gì ăn năn, hối cải về sai lầm của mình cả.”

    Trong bối cảnh chính trị thế giới thay đổi, hệ thống cộng sản tại Liên bang Xô Viết và các nước Đông Âu tan rã diễn ra từ tháng 4/1989 đến tháng 9/1991. Biến cố chính trị này tạo nên một nỗi sợ hãi cho hệ thống lãnh đạo cộng sản Hà Nội. Đứng trước nguy cơ sụp đổ đó, Hà Nội đã tìm cách chống đỡ bằng việc bám víu vào Trung Cộng.

    Trong hai ngày 3 & 4 tháng 9 năm 1990, Hội nghị Thành Đô hay còn gọi là Mật ước Thành Đô được lãnh đạo cao cấp nhất hai đảng Cộng sản ký kết. Phía Việt Nam gồm có Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Cố vấn Ban chấp hành Trung ương đảng Phạm Văn Đồng, và Đỗ Mười. lúc bấy giờ làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tức Thủ tướng Chính phủ). Tuy nhiên, cho đến nay, nội dung và các thỏa thuận trong cuộc họp của đôi bên vẫn bị dấu nhẹm, chưa được công bố.

  12. Pháp nạn là đây . Đây mới thật là Pháp nạn :
    Còn đâu là những năm tháng tự do biểu tình, bày bàn thờ Phật ra đường, tự thiêu …

    Cộng sản : Luật là tao. Tao là luật :

    Sau 30/4/1975, hàng trăm chùa chiền bị tịch thu rồi bị biến thành các cơ quan hành chính.
    Các tượng Phật bị hạ xuống để đập phá.
    Không chùa nào được treo giáo kỳ.
    Không ngày lễ Phật giáo được tổ chức.
    Tổng số các tăng ni bị giam giữ, chết trong trại giam từ sau ngày 30/4/1975 không được tiết lộ.
    Tổng số các chùa bị đập phá và tịch thu không được công bố.
    Không có ngoại lệ nào cho các nhà sư, kể cả những người từng ngồi tù vì biểu tình chống chiến tranh hay chống chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

    Vào đêm ngày 06/04/1977, sau khi tịch thu cô nhi viện Quách Thị Trang vào tháng Ba trước đó, công an đã bố ráp chùa Ấn Quang với khoảng 200 nhà sư đang tu tập ở đây. Trong cuộc bố ráp này, các hòa thượng Quảng Độ, Huyền Quang, Thanh Thế, Thiện Minh, Thuyền Ấn, Thông Huệ và nhiều người khác đã bị bắt.

    Khoảng sáu tháng sau cuộc bố ráp vào chùa Ấn Quang, Hòa thượng Thích Mãn Giác – Phó hiệu trưởng của Viện đại học Vạn Hạnh, Ủy viên trung ương trong GHPGVNTN- đã vượt biên đến Paris để tố cáo cuộc đàn áp Phật giáo đang diễn ra rất trầm trọng ở miền Nam. “….Không được tổ chức lễ Phật Đản như một ngày lễ quốc gia”, hòa thượng Mãn Giác nói với báo giới vào tháng 11/1977:
    “Đảng Cộng sản dường như không hiểu cũng không khoan dung về ước vọng sâu sắc nhất của chúng tôi. Chúng tôi đã rất đau khổ vì bị ngược đãi, kỳ thị và đàn áp”.

    • Vậy mà vẫn còn rất nhiều người chư sáng mắt! Hãy để cho công sản mở mắt các con em nhà Phật. Hi vọng cũng có lúc, khi mà ‘cơ duyên’ bất tử đến, họ sẽ được ‘tỉnh ngộ’.

      • Bạn Minh Râu: Mở mắt ? ‘Tỉnh ngộ’ ?

        Chùa VN ở hải ngoại :

        Bằng Phong Đặng Văn Âu : Trước năm 1975, cộng sản đã dùng những cán bộ giả danh thầy chùa để phá hoại Miền Nam. Sau năm 1975, cộng sản lại tiếp tục dùng cái chiêu đó. Bây giờ chùa mọc ra như nấm, tín hữu đến đóng tiền rất đông. Chùa nhiều nhưng thiếu Thầy Trụ trì, vì ở ngoài này giới trẻ không chịu đi tu, nên phải nhập cảng Thầy Chùa từ trong nước. Mà Thầy Chùa do Việt Cộng xuất cảng ắt phải là Thầy Chùa quốc doanh! Sức mấy hàng đệ tử Thầy Không Tánh được Việt Cộng cho sang đây để làm trụ trì? Tôi là Phật tử nhiều đời, bây giờ chỉ thiết bàn thờ Phật để hương khói; chứ không đến chủa vì sợ bị rơi vào chùa của “Đảng ta” mà mình không hay

  13. Trong cuộc phỏng vấn của đài RFA, hòa thượng Thích quảng Độ – Viện trưởng Viện Hóa Đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất- thuật lại cuộc đàn áp Phật giáo của Cộng sản :

    ( Vài trích đoạn ) “…Họ phá tất cả các ngôi chùa cổ như chùa Quỳnh Lâm, chùa Hương, riêng chùa Yên Tử thì họ không trực tiếp phá nhưng mà họ nhờ máy bay Pháp phá, tức là họ đưa qưân đội đến đóng ở đó, công an đến đóng ở đó treo cờ đỏ sao vàng, rồi máy bay thám thính Pháp đến thấy có quân đội cộng sản ở đó là họ bỏ bom chỗ đó. Thành ra họ nhờ tay Pháp phá để họ lợi dụng mà lên án Pháp phá chùa. Người dân Miền Bắc lúc đó thấy Pháp phá chùa, đụng đến Phật nên họ căm thù Pháp ghê lắm. Họ kích động căm thù đến cực độ để ra sức đánh Pháp.

    “Ngôi chùa Một Cột ở Hà Nội, không to lớn gì nhưng mà rất có danh tiếng là ngôi chùa lịch sử làm từ đời vua Lý Thánh Tông, cho nên người ta quý trọng ngôi chùa đó. Rồi họ tìm cách phá, nhưng phá không đựoc. Rồi họ mới mượn người Pháp. Trước khi người Pháp rút thì họ lợi dụng lúc tranh tối tranh sáng mà họ bỏ mìn phá ngôi chùa đó, họ đổ cho là trước khi rút Pháp phá ngôi Chùa Một Cột.

    “…Trường hợp Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất suốt 30 năm nay mà họ cứ đàn áp liên tục cho đến bây giờ, không nới tay, không giảm bớt. Một mặt đàn áp như thế nhưng một mặt họ tổ chức lễ Phật Đản. Có nước cộng sản nào đi tổ chức Phật Đản đâu. Họ trắng trợn như thế, ai cũng biết họ lợi dụng một cách trắng trợn nhưng họ cứ làm vì có lợi cho họ. Thực sự một mặt họ làm lễ Phật Đản một mặt khác họ vẫn đàn áp.

    “Bây giờ cái Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam do họ lập ra làm cái công cụ phục vụ cho quyền lợi của cộng sản, thì bây giờ họ lợi dụng một cách tối đa để đánh bóng họ nhân dịp kỳ Phật Đản này, để tô son trát phấn cho cái giáo hội của nhà nước đó, chứ họ không thân thiện gì mà họ làm như thế cũng vì quyền lợi của họ “.

  14. Nhà thơ Trần Trung Đạo: : “Các hiện tượng tha hóa trong “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tại Việt Nam “: Sự tha hóa đáng xấu hổ là sự tha hóa trong hàng ngũ lãnh đạo của “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam” tại Việt Nam.

    ” Thật vậy, từ khi được đảng CSVN thành lập ngày 7 tháng 11 năm 1981 tại chùa Quán Sứ Hà Nội và được xếp vào một trong 37 thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam” chỉ là một đoàn thể xã hội giống như các đoàn thể khác trong mặt trận như Hội Người cao tuổi Việt Nam, Hội Châm cứu Việt Nam, Hội nghề cá Việt Nam, Hội Làm vườn Việt Nam, Hội kế hoạch hoá gia đình Việt nam v.v.. Một tôn giáo có lịch sử hai ngàn năm và đã đóng góp một phần không nhỏ cho mảnh đất hình chữ S này còn tồn tại trên bản đồ thế giới, bị đặt vào vị trí ngang hàng với một hội làm vườn, cắt cỏ nhưng không một lãnh đạo Phật Giáo nào phàn nàn hay thắc mắc.

    “Sự tuân phục, phụ thuộc của hàng ngũ lãnh đạo “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam” vào Đảng CS trầm trọng đến mức nhiều văn kiện từ một bài văn, bài báo bình thường cho đến đạo từ quan trọng nhân đại lễ Phật Đản của Pháp Chủ tối cao cũng không quên dành một phần lớn để ca ngợi công ơn cao dày của Đảng. Đạo từ của Pháp Chủ Thích Phổ Tuệ “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam” công bố nhân mùa Phật Đản Phật Lịch 2556, tháng 5 năm 2012 là một bằng chứng “.

  15. Cộng sản đàn áp Phật giáo Hòa Hảo:

    Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy đã bị đán áp ra sao? Đài RFA đã phỏng vấn Hội trưởng Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy, cụ Lê Quang Liêm, về tình hình này.

    RFA ghi lời Cụ Nguyễn Quang Liêm:

    “Từ năm 1999 đến bây giờ, việc gì bên quốc doanh tổ chức được dễ dàng ủng hộ. Phật giáo Hòa Hảo có 3 ngày lễ chánh: ngày 18 tháng 5 (âm lịch) là ngày lễ khai đạo, ngày 25 tháng 11 âm lịch là ngày đản sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ, và ngày 25 tháng 2 âm lịch là ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ bị Việt Minh ám hại. Chúng tôi tranh đấu ‘trây vi, tróc vảy’, bao nhiêu người ở tù rồi, hiện nay vẫn còn hằng chục người ở trong tù; họ mới cho Phật giáo Hòa Hảo tổ chức hai ngày lễ: ngày lễ khai đạo 18 tháng 5 và ngày và ngày lễ đản sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ 25 tháng 11, còn ngày 25 tháng 2, ngày mà cộng sản ám sát Đức Huỳnh Giáo Chủ thì triệt để không cho tổ chức.

    “Hai ngày lễ được cho tổ chức, chỉ có bên phía quốc doanh được tổ chức thôi, còn chúng tôi, ví dụ năm nay tôi tổ chức ngày 18 tháng 5 tại nhà tôi chẳng hạn, không có người nào được đi vào nhà tôi hết. Họ huy động hằng ngàn công an đủ loại trong ngày đó để ngăn chặn, sát khí đằng đằng, hẻm nhỏ nào cũng không ai đi qua được…

    “…Bây giờ có thể nói rằng một người tín hữu Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy đi đâu cũng có giấy phép, đến đâu cũng phải trình diện tại chỗ. Nếu đến nhà nào ngủ lại một đêm mà không trình diện là bị bắt, bị phạt liền. Còn không làm ăn được gì hết…”

  16. Cái gọi là “Pháp nạn 1963″ (nếu có) sánh đâu bằng chỉ một phần nhỏ xíu của Pháp nạn sau 1975:

    Sau 75, ở VN có hai phe Phật giáo:

    Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN ) không được CS công nhận.
    và Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN)- tức Phật Giáo quốc doanh- do CS tổ chức và điều khiển.

    BBC: Vì sao một số người tu hành không muốn tham gia GHPGVN của nhà nước?

    Tu sĩ Thích Đồng Long: Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) là một tổ chức do nhà nước và một số tu sỹ thành lập từ năm 1981. Bên ngoài là tổ chức Phật giáo nhưng bên trong họ chịu sự quản lý trực tiếp về mọi mặt của chính quyền Việt Nam.

    Là thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), từ lâu chúng tôi đã nhận thấy những hoạt động của GHPGVN thực sự là cánh tay nối dài của chính quyền Việt Nam để tuyên truyền, quản lý, thao túng tu sĩ và kể cả Phật tử tại gia.

    Hệ thống tôn giáo của chính quyền Việt Nam hiện tại là cơ chế xin cho. Có nhiều vấn đề đúng, hợp lý, hợp với đạo, với lòng dân nhưng mình vẫn phải xin phép họ, họ đồng ý mình mới được làm. Trên tinh thần tự do tôn giáo, điều đó hoàn toàn không đúng.

    Một vấn đề nữa là, việc của Phật giáo là việc của chư tăng, Phật tử. Người thế gian, cho dù là nhà cầm quyền thì cũng không có quyền can thiệp, xen vào. Nhưng nếu tham gia vào GHPGVN thì mọi vấn đều bị nhà nước định hướng, chỉ đạo, như vậy ảnh hưởng tới việc tu học và hành đạo của chúng tôi.

    Phía GHPGVN, do bản chất là cánh tay nối dài của chính quyền cộng sản, nên họ nhiều lần bắt tay với nhà nước để chống phá, sách nhiễu, tạo áp lực với các thành viên và những hoạt động của chúng tôi (GHPGVNTN). Vì thế mối quan hệ giữa chúng tôi và các thành viên của GHPGVN thật sự không mấy tốt đẹp.

    Quý vị cũng biết GHPGVN bị gọi là ”quốc doanh” cũng bởi sự lệ thuộc tuyệt đối của họ vào chính quyền. Các vấn đề bổ nhiệm trụ trì, bầu chọn nhân sự trong nội bộ tổ chức của họ bên ngoài có vẻ là do giáo hội quyết định nhưng thật ra đều có sự can thiệp, hoặc hơn nữa là chỉ định, của chính quyền.

    Những vấn đề giao tiếp với quốc tế của GHPGVN đều phải được sự cho phép và sắp xếp của nhà nước. Các vị được cho phép đi giao tiếp với quốc tế thì đều là đang làm công tác ngoại giao để tuyên truyền rằng chính phủ Việt Nam có tự do tôn giáo. Họ hầu hết đều là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

    BBC: Là một tu sĩ không thuộc hệ thống quản lý của nhà nước, không được chính quyền Việt Nam công nhận, trải nghiệm tu hành của thầy và các tu sĩ trong GHPGVNTN như thế nào?

    Tu sĩ Thích Đồng Long: Từ xưa đến nay, những vấn đề vi phạm nhân quyền, vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam đã xảy ra rất nhiều. GHPTVNTT cũng nhiều lần trải qua những điều này. Chúng tôi đã nhiều lần gửi đơn thư, văn bản đến các tổ chức nhân quyền và Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ, Đại sứ quán Hoa Kỳ để đề nghị can thiệp giúp đỡ. Bản thân tôi cũng trực tiếp bị gây khó dễ vài lần.

    Từ sau 1975 đến nay, những tổ chức, cá nhân nào không chịu sự quản lý trực tiếp của GHPGVN, không riêng gì chúng tôi, các tôn giáo khác như Cao Đài, Hòa Hảo, v.v.. đều bị sách nhiễu, đàn áp, khủng bố về mọi mặt.

    Các hoạt động tôn giáo, nghi lễ, hội họp đều bị cản trở, phá hoại. Vấn đề sinh hoạt, tu học, hành đạo của chúng tôi gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên chúng tôi vẫn giữ nguyên lập trường, quan điểm và lý tưởng của mình là không không khuất phục trước cái sai, trước cường quyền.

    Cách đây vài hôm, vào 4/1/2022, chúng tôi là chư tăng của GHPGVNTN, Quảng Đức, Sài Gòn có tổ chức lễ kỷ niệm 58 năm thành lập tại địa phương, với phạm vi dưới 10 người. Buổi lễ diễn ra trong không khí bình thường, nhưng hôm sau chính quyền và một số chức sắc của GHPGVN đã đe dọa, khủng bố tinh thần một số chư tăng tham gia buổi lễ.

    Họ nói GHPGVNTN không được chính quyền Việt Nam công nhận nên mọi hoạt động của giáo hội bị xem là phi pháp. Đây là vấn đề mới nhất thể hiện sự thiếu tự do tôn giáo nghiêm trọng.

  17. Đoàn Văn Toại- Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Sinh viên Sài Gòn vào năm 1969 và 1970, tham gia biểu tình chống Thiệu – Mỹ- : “….Một sự kiện mang tính báng bổ một ngôi chùa Phật giáo, trong vụ đó một người đàn bà khoả thân theo lệnh Nhà nước đã tiến vào ngôi chùa trong giờ hành lễ. Khi Hoà thượng Thích Mẫn Giác, một nhà lãnh đạo Phật giáo nổi tiếng, lên tiếng phản đối, Nhà nước đã nhân vụ này lên án Phật giáo là kẻ thù của dân chủ, chính xác là vi phạm quyền tự do không tín ngưỡng. Hoà Thượng Thích Mẫn Giác, người đóng vai trò là cầu nối giữa Phật giáo và nhà nước cộng sản, đã phải vượt thoát Việt Nam bằng thuyền vào năm 1977 và nay đang định cư tại Los Angeles “.

  18. Sư quốc doanh và chùa chiền dưới chế độ CS ở VN ngày nay :

    Nhà văn Song Chi : “Không thiếu những cảnh tượng khó coi như ngay trước cửa một ngôi chùa, mọc lên những quán bán thịt cầy, cảnh nấu nướng ăn nhậu nhem nhuốc diễn ra ngay đó, hoặc quán karaoke, thậm chí quán café chiếu phim sex (“Quán café gần chùa chiếu phim sex giữa ban ngày,” Tâm Ðiểm). Có khi bên ngoài cửa chùa, ban đêm là các cô gái ăn sương đứng đợi khách, v.v…

    “Một số người đã xuất gia tu hành nhưng vẫn rất tự nhiên tham gia những hoạt động của người đời. Khi thì một nhà sư, thật ra mới là chú tiểu, đang tu học ở chùa Huỳnh Kim (Gò Vấp, Sài Gòn) ham vui đi theo trang điểm cho các người đẹp thi Hoa Hậu Việt Nam 2012, và còn chụp hình chung với các người đẹp. Trước sức ép của dư luận chú tiểu đã phải quyết định cởi áo về đời để được làm công việc mình yêu thích.

    “Khi thì một ni cô đang tu ở một ngôi chùa ở Quảng Ninh, đi thi Việt Nam Idol 2012. Khi thì một số ni cô hóa trang mặc quân phục lên sân khấu tham gia một chương trình văn nghệ tại chùa Pháp Hải, huyện Bình Chánh, Sài Gòn, ngay trong mùa an cư kiết hạ. (“Xung quanh vụ việc “Ni cô mặc quân phục biểu diễn nghệ,” báo Giác Ngộ).

    “Trên mạng còn lan truyền một video clip của một nhà sư đứng trước đám đông hát nhạc chế tâm sự về đời sống của những người đi tu, chế từ bài “Ðời tôi cô đơn” thành “Ðời tôi đi tu nên tôi đây phải ăn chay, đời tôi đi tu nên tôi đây phải cạo đầu, đời tôi đi tu nên tôi đây mặc áo nâu, tôi không mặc áo màu và cằm tôi không để râu…”!

    “Khi Ðại Ðức Thích Tâm Mẫn thực hiện hành trình “nhất bộ nhất bái” xuyên Việt trong 4 năm (từ 2009-2013), hàng chục đệ tử, các tiểu sư thầy đi theo “tháp tùng” đã có những hành vi khiến người dân nhiều lúc… ngỡ ngàng. Như phi thân tung chưởng, ném mũ cối, thổi còi dẹp đường, làm ác tắc giao thông, thậm chí xô xát với người dân hiếu kỳ đổ ra đường xem (“Bất ngờ với cảnh tiểu sư thầy ném mũ cối trên phố,” Dân Trí).

    “Một trong những scandal ầm ỹ của ca sĩ họ Ðàm trong thời gian qua là vụ hôn tay một nhà sư và hôn môi nhà sư khác trong một chương trình ca nhạc từ thiện. Trong khi ca sĩ họ Ðàm chỉ bị phạt 5 triệu thì cả hai nhà sư đã bị các chư tăng phạt “biệt chúng,” không cho ra khỏi phòng tiếp xúc với người bên ngoài, trong thời gian 3 tháng.

    Một nhà sư vay mượn tiền tỷ của nhiều phật tử, cầm sổ đỏ của nhà chùa, gây thiệt hại tổng cộng hơn 3 tỷ đồng, cuối cùng bị trục xuất khỏi nhà chùa sau hơn 50 năm tu hành tại đây (“Trục xuất sư thầy nợ hơn 3 tỷ đồng của phật tử,” báo Người Ðưa Tin).

    “Một vị sư trụ trì chùa Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội, đánh người, dời tượng cổ, thay tượng Phật cổ bằng bức tượng giống mình (“Phẫn nộ vụ sư đánh người, đúc mình làm tượng thờ ở Hà Nội,” Ðời Sống và Pháp Luật).

    “Kinh hoàng hơn, một nhà sư còn giết bạn gái rồi giấu xác trong khuôn viên chùa, yểm bùa, trồng cây lên để phi tang (“Nhà tu hành sát hại người tình giấu xác,” VietNamNet)…

    “Một số nhà sư thì tham gia chính trị, trở thành chính khách, đại biểu Quốc Hội, kể cả được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh… Thật ra chuyện người tu hành tham gia chính trị không có gì đáng phê phán, trái lại là khác, nhưng ở Việt Nam, chúng ta biết, nhà nước cộng sản luôn luôn muốn kiềm chế, kiểm soát, “chính trị hóa” tôn giáo. Do đó những người tu hành một khi đã tham gia vào bộ máy của đảng và nhà nước cộng sản, cũng khó mà giữ nguyên sự khách quan, độc lập trong quan điểm, chính kiến, khó mà cất lời nói thật, nếu như muốn đường quan lộ được êm ả! ” .

  19. Phật giáo dưới chế độ Cộng sản:

    Nhà văn Dương thu Hương: “Nhà nước cộng sản đã tạo nên một đội ngũ “tôi tớ trung thành” được quyền thỏa mãn mọi nhu cầu vật chất và nhục thể dựa trên sự đầu cơ trục lợi “những khát vọng tâm linh” của dân chúng. Các ông sư bà sư áo quần phấp phới cưỡi xe vù vù đi “họp kín”. Họp kín ở đây tức là họp “giao ban” ngành dọc A 25. Họ báo cáo rành mạch mọi thành tích. Riêng những cọc tiền thu được từ các hòm công đức là “không thể rành mạch” vì các sư còn phải mang về quê xây nhà tầng và lo cho các con học đại học trong nước và ngoài nước. Sư hành nghề ở Thái Nguyên, Hà Bắc thường có quê quán gia thất tại Thanh Hóa, Nam Định và ngược lại …. So với các nghề khác trong Bộ Nội vụ, “nghề làm sư” là béo bở, chỉ thua kém “Cục buôn lậu ma túy” thôi.

    “.. Tôi không đi lễ chùa cũng còn vì chùa chiền giờ đây đầy rẫy bọn “đao phủ” đi “đánh quả” thần, phật. Gọi là “đao phủ” vì chính lũ người đó trước đây đã ra lệnh phá đình chùa, đuổi sư sãi, vặt cổ vặt tay tượng phật làm củi…. giờ đây chúng lại xì xụp hương khói hơn tất thẩy mọi người.

    ” Tôi là phật tử theo kiểu của riêng tôi vì tôi không bao giờ chủ trương đạo Phật trở thành “quốc giáo”, tôi đấu tranh cho một nền dân chủ đích thực mà nền dân chủ đích thực chỉ cho phép tồn tại một nhà nước thế tục trong đó tất thảy các tôn giáo đều được bảo vệ một cách bình đẳng nhưng trước hết mọi tín đồ đều có nghĩa vụ làm công dân xứng đáng.…

    “… Tôi vẫn mơ ước có một ngày, khi lũ lợn bẩn thỉu bị đuổi khỏi đền chùa, mọi nơi thờ cúng linh thiêng được trả lại cho các chân tu những người mà mệnh và nghiệp gắn kết họ với tôn giáo ” .

  20. Chùa VN ở hải ngoại :

    Bằng Phong Đặng Văn Âu : Tước năm 1975, cộng sản đã dùng những cán bộ giả danh thầy chùa để phá hoại Miền Nam. Sau năm 1975, cộng sản lại tiếp tục dùng cái chiêu đó. Bây giờ chùa mọc ra như nấm, tín hữu đến đóng tiền rất đông. Chùa nhiều nhưng thiếu Thầy Trụ trì, vì ở ngoài này giới trẻ không chịu đi tu, nên phải nhập cảng Thầy Chùa từ trong nước. Mà Thầy Chùa do Việt Cộng xuất cảng ắt phải là Thầy Chùa quốc doanh! Sức mấy hàng đệ tử Thầy Không Tánh được Việt Cộng cho sang đây để làm trụ trì? Tôi là Phật tử nhiều đời, bây giờ chỉ thiết bàn thờ Phật để hương khói; chứ không đến chủa vì sợ bị rơi vào chùa của “Đảng ta” mà mình không hay

  21. Sau 1975,Anh Lê quang Vinh -người Huế-Giáo sư Toán trường Petrus ky
    Saigon,đươc tha ra từ nhà tù Côn Đảo.Trước đó anh bị chính quyền củ bắt vì “thân Công”.Tôi cùng môt vài người bạn,học trò củ của Anh đế thăm anh ở đường Trương -minh Giảng-Saigon.Chúng tôi thường gọi “Thầy Vinh” là
    Anh! Anh là người đả từng đươc giải Vô địch Toán (Champion) thời Quốc trưởng Bảo Đại. Qua câu chuyện ,chúng tôi nhân ra anh là người yeu nước chân chính,muốn có một đất nước như âu Mỹ. Nhìn ra Âu-Mỹ ,anh thấy Saigon không như thế.Rồi từ đó ,anh nghĩ về HCM! Chúng tôi im lặng.Rồi sau đó ít lâu Anh đươc cử làm Trương ban Tôn Giáo Trung ương !! Sau nầy tôi củng đươc ăn cơm tối với Anh do một ngườn Bạn mời ở Huế.Lúc nầy,
    thì Anh nói với chúng tôi: Anh thất vọng vì Tôn giáo đả trở thành chính trị(Tình báo ) !!Thưa Bà con,đó là câu chuyen thật .Tôi nghiệp cho Dân mình, đến Chùa một một cách ngu muôi??
    “Môt chế độ tàn bảo hết chổ nói
    Vẩn có chổ dưới mặt trời sáng chói!
    Đừng hỏi tại sao??
    Tại vì Ta!
    vẩn ngủ-
    Khi mặt trời đả sáng
    Rất lâu !!”

  22. Nếu Nguyễn Đình Bổn là nhà văn thì Tố Hữu cũng là nhà thơ, và trí thức xã hội chủ nghĩa, ai cũng đáng kính hít chơn hít chọi á, đáng được Tưởng Năng Tiến đứt từng cục cớp

    Tưởng Năng Thúi bi giờ cũng áp dụng Xì tăng đa xã hội chủ nghĩa nữa . Võ Văn Kiệt đàng goàng . i know its Phúc Kđinh slippery slope, nhưng trong tương nai, Lê Duẩn có trở thành vĩ đại lun hông ?

    RFA đã đuổi kịp Hiếu PC & chuẩn bị qua mặt hắn, bi giờ Tưởng Năng Tiến đang đuổi theo RFA

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên