S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Đi

14

Rời khỏi quê hương, chân ướt chân ráo đến một vùng đất an bình và xa lạ, tôi ngồi thở hổn hển cả năm rồi mới hoàn hồn. Ngó trước – ngó sau: té ra, xứ mình không phải là nơi đầu tiên (hay duy nhất) mà dân chúng phải lũ lượt bỏ của chạy lấy người.

Thiên hạ đã đi tị nạn từ rất nhiều nơi khác, và lắm kẻ đã đi tự lâu rồi. Tuy thế, tôi vẫn tin rằng không dân tộc nào mà chuyện lánh nạn cộng sản lại nhiêu khê, và lê thê (kéo dài suốt từ thế kỷ này sang thế kỷ khác) như đám dân Việt cả.

Sau khi Hiệp Định Geneve 1954, gần triệu người miền Bắc ào ạt di cư vào Nam. Mẹ già kể lại là bà quang ghánh hai đầu: một đầu là tôi (*) với người chị kế, và một chú cún con; đầu kia lủ khủ bao bị, mùng mền, áo quần, gạo muối… Sở dĩ phải có thêm con chó nhỏ vì chị tôi từ chối rời nhà, nếu không cho nó đi cùng.

Những kẻ chậm chân – ra đi kể từ ngày ba trăm lẻ một, sau thoả hiệp đình chiến –  không còn được coi là dân di cư mà bị coi là “kẻ vượt tuyến.” Chỉ qua tên gọi cũng đủ thấy số phận của họ gian nan hơn hẳn. Đoàn Thêm (trong cuốn Việc Từng Ngày: 1954 – 1964, Nam Chi Tùng Thư xuất bản năm 1966) ghi nhận:

  • 4 tháng 10, 1956: 3 người liều chết bơi qua sông Bến Hải vào Nam tìm tự do.
  • 19 tháng 11, 1956: 19 người dân Nghệ An dùng ghe vượt biển vào Nam.
  • 8 tháng 4, 1957: 41 người dùng thuyền vượt tuyến vào Nam.
  • 28 tháng 10, 1957: 2 sinh viên vượt tuyến vào Nam …
  • 11 tháng 2, 1958: 14 người xuyên qua Lào đến được miền Nam.

Thảm kịch “vượt tuyến” khiến dư luận xôn xao nhất (có lẽ) là trường hợp của Vũ Anh Khanh. Nhà thơ Viên Linh tường thuật:

“Sau 20 tháng 7, 1954, ông tập kết ra Bắc, nhưng rồi chỉ ba năm sau ông quyết định bơi qua sông Bến Hải trở lại quê hương bản quán, thì một mũi tên tẩm thuốc độc từ bờ Bắc bắn theo ông. Thi sĩ đã không tới được bến bờ tự do, Bến Hải đã trở thành một dòng sông vĩnh biệt.”

Hơn hai thập niên sau, sau khi “miền Nam được hoàn toàn giải phóng” không lâu –  bắt đầu từ cuối thập niên 1970 – Vịnh Thái Lan lại trở thành “vùng biển vĩnh biệt” của hằng trăm ngàn người dân Việt khác. Những kẻ sống sót được nhân loại mệnh danh là boat people vì họ vượt biên bằng thuyền.

Thuyền nhân có hai loại: bán chính thức và chui. Trong tập thể đi chui, thỉnh thoảng, vẫn có lẫn những kẻ đi hôi hay đi ké. Tôi không có vàng để nộp cho chủ ghe, cũng không đủ trơ tráo (hay táo bạo) để đi hôi nên chọn một phương cách thứ hai: đi ké.

Rời trại cải tạo ra, tôi về đến Đà Lạt và được biết mình chỉ được phép sống ké (và sống tạm) ở nhà thôi vì không có tên trong sổ hộ khẩu. Thế là tôi đi nữa, dù chưa biết đi đâu. Loay hoay mãi rồi tôi tìm đến một thành phố ven biển. Sau một thời gian bán bánh tiêu, và chạy xe lôi, tôi lân la làm quen (rồi xin phụ việc) cho những người dân ở một xóm chài.

Tôi không phải là tài công, không phải tài cải (thợ nấu) cũng chả phải là thợ câu hay thợ lưới … mà chỉ là thợ vịn nên được giao cho mọi việc lặt vặt dưới ghe: quăng phao, kéo đục, lựa tôm, lựa cá, dọn dẹp, lau chùi … Tôi làm tất tần tật mọi thứ, và không hề đòi hỏi tiền bạc hay thù lao gì ráo trọi –  ngoài những bữa cơm thanh đạm.

Ban ngày, tôi còn tình nguyện coi ghe từ sáng tới chiều vì lên bờ cũng chả có chỗ đi. Biết đi đâu khi túi không có một đồng, và cũng chả có một tờ giấy tùy thân để lận lưng. Chỉ lỡ đạp bánh tráng thôi cũng đã đủ phiền rồi; còn nhỡ mà đụng công an thì (ôi thôi) chắc chắn là phiền lắm, phiền lâu và phiền lớn. Lại vào tù thêm lần nữa, dễ như không!

Dân chài vốn hào sảng nên những khi trúng đậm (bất kể cá/tôm) thế nào tôi được kéo lên nhà một ông/bà nào đó để ngồi lai rai ba sợi suốt đêm, khỏi phải ra khơi. Cái gì chớ rượu thì chịu quá nhưng vì chỉ thuộc thành phần nhậu ké nên tôi vẫn thường giữ một thái độ ké (né) cho nó dễ coi: uống vừa, nói ít và chỉ cười (trừ) cho tới sáng.

Phần lớn tài công trong vùng đều hành nghề theo thói quen đi biển đã lâu, chứ không mấy ai đã từng lái ghe qua khỏi Hòn Tre và cũng chả mấy người có khái niệm rõ ràng gì về bốn phương tám hướng. Bởi thế, khi bàn rượu rôm rả về chuyện vượt biên – đôi khi – tôi cũng từ tốn góp chút ý kiến về phương giác, và cách xử dụng hải bàn.

Cũng có lúc, tôi dùng ngón tay chấm rượu để vẽ hình mũi Cà Mau (cùng những vùng biển lân cận) và giải thích cho mọi người hiểu tại sao nếu từ Rạch Giá mà muốn qua Thái Lan thì buộc phải đi theo hướng Tây/Nam. Chịch về hướng Tây có thể bị lạc sang Cao Miên. Còn xuôi Nam hẳn thì bị lọt xuống Úc Đại Lợi. Như thế,  sẽ không đủ dầu vì đường rất dài (và cũng rất gian truân) trong khi cả xóm không ai sắm được một cái tầu nào ngon lành cả.

Có lẽ nhờ chút hiểu biết về hải hành mà tui lọt vô mắt xanh của một ông chủ ghe, và được giao cho cầm lái để đi (ké) tới Thái Lan vào mùa Hè 1980. Bốn mươi năm sau, sau khi đã sống đến gần hết cuộc đời của một người tị nạn – vào hôm 17 tháng 6 năm 2020 – tôi tình cờ nghe RFA ái ngại loan tin: “Mười một người Việt Nam vượt biển đi Úc bị bắt giữ ở Đông Timor.”

Họ là những người vượt biên mới nhất theo đường biển, chứ chưa hẳn đã là những kẻ cuối cùng. Đồng bào tôi vẫn tiếp tục ra đi nhưng tuyệt đại đa số lựa chọn nhiều phương cách khác, tùy theo túi tiền và hoàn cảnh. Theo dữ liệu của Tổ Chức Di Dân Quốc Tế (IOM) “từ năm 1990 đến năm 2015 có hơn 2,5 triệu người Việt Nam di cư ra nước ngoài. Tính trung bình trong 26 năm, mỗi năm có khoảng gần 100 nghìn người Việt di cư.” Đây là một hiện tượng bất thường, theo công luận:

  • Blogger Song Chi: “Dòng người ra đi chưa bao giờ dừng lại… Nhưng có vẻ như càng ngày số người tính chuyện ra đi càng nhiều hơn, thành phần đa dạng hơn, tạo cảm giác đất nước như một con thuyền đang đắm!”
  • Nhà báo Nguyễn Quang Duy: “Hầu hết người Việt Nam ra đi lặng lẽ như một làn sóng ngầm (còn gọi là ‘bỏ phiếu bằng chân’). Họ gồm ba nhóm đối tượng chính: Một là giới trí thức (và sinh viên), hai là các doanh nhân (giàu có), ba là gia đình các quan chức (thường là tham nhũng). Họ ra đi do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính thường do cảm giác bất an…”
  • Nhà văn Đào Hiếu: “Đất nước đã bị cưỡng đoạt.”
  • S Phương Mai gọi đây là cuộc “tị nạn niềm tin” của những người không muốn “sống gù.”
  • Thi Sĩ Inra Sara thêm: Làm thế nào đừng phải đi bằng lưng, làm sao không phải dạ dạ vâng vâng bợ trên đạp dưới, để vẫn có thể sống như là sống? Sống, và có thể sáng tạo?

Những bậc thức giả (thượng dẫn) đã nói thế thì kể như là … hết ý rồi. Tôi chỉ dám (trộm) nghĩ rằng trừ lũ cột đèn, dân Việt ai cũng muốn bỏ đi vì tất cả đều chia chung cái tâm cảm của những kẻ chỉ được sống tạm (hay sống ké) trên mảnh đất quê hương của chính mình.

Những “bác nông phu vài ngàn năm đứng trên đất nghèo” không hề nao núng nhưng với luật “đất đai là sở hữu của toàn dân” (nên có thể bị thu hồi bất cứ lúc nào) thì bỗng trở nên hụt hẫng.

Sau khi núi rừng bị khai thác đến trơ trụi (và sau những biến động tàn bạo xẩy ra ở Tây Nguyên (20012004) – Điện Biên (2011) không ít sắc dân miền núi ở Việt Nam cũng đành phải rời bỏ bản làng. Họ ra đi trong vô vọng và vô định. Người bị bắt lại thì vào tù không có ngày ra; còn kẻ chạy thoát thì đang sống một cách bần cùng ̣(và mòn mỏi) ở hai nước láng giềng: Miên và Thái.

Ngư dân nay không còn “nhìn trùng dương hát câu no lành” như Phạm Duy đã từng mô tả. Mắt trước (mắt sau) họ lấm lét cứ như là kẻ trộm, dù đang thả lưới trong hải phận Việt Nam. Đã thế, họ lại còn “được” Đảng và Nhà Nước “trao cờ tổ quốc để vươn khơi bám biển” thay cho … lực lượng Hải Quân!

Ngay cả những vị Đại Biểu Quốc Hội (cơ quan quyền lực cao nhất nước) cũng chỉ là những kẻ ngồi ké né ở nghị trường – với cái quốc tịch thứ hai dấu kín trong túi áo, cùng với tâm trạng thấp thỏm – và sẵn sàng để chuồn, ngay khi có biến!

Giới lãnh đạo cũng thế. Cũng đều hối hả vơ vét  (“không từ một thứ gì”) như những kẻ đang trên một chuyến tầu vét cuối cùng. Thái độ nhấp nhổm của mọi giới “tinh hoa” khiến chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan không khỏi băn khoăn: “Đi định cư ở nước ngoài cả, đất nước này ai xây dựng đây?”

Bao giờ mà cái chế độ hiện hành còn tồn tại ở Việt Nam thì xây dựng, xem chừng, là điều bất khả. Còn có ai thiết tha chi đến một mảnh đất mà mình chỉ được quyền sống ké (hay sống tạm) thôi.

T.N.T

—————-

(*) Dù chào đời tại Sài Gòn trước Hiệp Định Geneve, tôi vẫn “có mặt” trong đoàn người di cư từ Bắc vào Nam hồi 1954. Đây là chuyện hơi khó hiểu, và cũng hơi dài dòng nên xin được giải bầy sau – khi tiện dịp.

14 BÌNH LUẬN

  1. TNT có biết đếch gì về Liz Taylor , Richard Burton , Mylène Demongeot , Natalie Wood … toàn tử vi đẩu số , Trần Đức Thảo , “ thuốc nào rẹt rẹt “!!

  2. Đây là trạm bán xăng ở bên Mỷ nó không có Vélosolex , Mobillet, nó không có xăng pha nhớt ; nó không có dốt tiếng anh mà còn ngu cả về low tech như trần trùng trục !! Playboy magazine thì viết là play boy !! Anh văn như thế. !

  3. Chán cho cái ông TNT ,ngồi bán xăng ,mà không chịu trương
    cái bảng “Nơi đây không có bán xăng pha nhớt “.

    Khiến cho mấy mụ sồn sồn,mấy em “xăng pha nhớt” Hà thành,
    hiểu lầm,theo đuổi dai dẳng mãi .

  4. TNT nó thọc vào trời Tây bằng tiếng Latin chữ “ súp “ , xong rồi thọc vào trời Đông với “ kinh Phật bằng chữ Phạn phiên âm sang tiếng Việt “ , nó làm như nó là Tề Thiên Đại thánh , nghông nghênh đại náo Thiên Đình !! Thật sự ra ở trên đất Mỹ này chỉ có bán xăng mút chỉ !! Bán xăng thật sự ra chẳng có gì xấu , nghề nào cũng là nghề . Nhưng mà không biết thì học , học thật tình .

  5. Đéo mẹ cái thằng TNT nó ở đâu ở đất Bắc ?! Mà nó không biết trước 1954 ông bành tổ Ba bia của nó ở 15 th đại lộ Hàm Long , Hà nội ?! Mà nó dám khoe là mang cả chó vào Nam !

  6. Đọc mấy cái comments bên dưới TNT à,anh đã THÀNH CÔNG rồi :Cố lên .những bài viết của anh đã kich bọn VC một cách rất bài bản , nhẹ nhưng rỏ ràng là chúng Nó ,bọn VC và Việt Gian không ưa mấy .cho nên chúng cho DLV SỦA tập thể lớn giọng phù họa vói Ba bịa,”chưởi” anh và nhân đó .đã kish VT ,Coi VT là đồng bọn vói VC và VG chúng Nó ,cố tỏ ra mình la QG,nhưng Bộ mặt VC/VG vẫn LỘ ra
    Cái gì QG hống cộng làm chúng đều “chưởi” rất bài bản ,chưởi luôn cả VC như vậy mói lấy lòng tin của người QG: như ĐVA,nhu PT hay một thời đẻ thằng V NT Tú quậy tới bến triệt hạ đảng chốn cộng VT vậy.
    Đến nay chưa nhạn rỏ ,ý thức được thì CC cái gi kia chứ ?
    Bỏ ngoài tai bọn DLV /VC/VG thẳng đừng xốc tơi …

  7. Rượu nhạt uống mãi cũng say
    Người khôn nói mãi lời hay cũng nhàm.
    Đã đến lúc “rửa tay gác bút” được rồi bạn hiền TNT của tôi ơi!

  8. TNT này nó nói phét quá đi !! Làm sao mà mẹ nó “ Quang gánh hai đầu “ ở đất Hà nội “ mà có “ nuôi chó “!! Trong bao nhiêu thước phim về vụ đi tản 1954 , có đéo đâu ai mang chó !! Và mẹ của nó chiều con đến mức nỏ nhà bỏ cửa không tiếc , chỉ tiếc con chó ; thế mà TNT lại đi lang thang đến rạp cine năn nỉ người lạ “ cho vào kèm “!! Nói phét nhiều như thế thì cũng cần phải “ nện nó vào “ sổ tay “ “ !! Sinh 1952 để có tuổi “ con rồng ở trong nam , xong rồi trở lại đất Bắc để đi cư 1954 “ !!

    • Cứ chửi cho hắn biết thân đi anh Ba!
      Dân Hà Nội như Điền gia vác cả cái hồ bơi vào nam khiến cho sau này mấy chị gái đi gánh nước để…fill up thấy mẹ còn chưa nói gì. Huống hồ mà “bơm” chuyện quang gánh luôn con chó. Đúng là mít mà phán chuyện làm tây con không hè!

    • Đó là thằng chả chưa nhắc lại chuyện trong khi chờ mối đi vượt biên “ké” ,đói quá không có gì ăn nên lảng vảng gần mấy quán ăn chờ cho thực khách ăn xong chàng bèn nhảy vô húp phần còn lại ! khiếp ! đường đường cũng là sĩ quan sau thời “Mùa Hè Đỏ Lửa” chứ bộ! Giờ về già,không có việc gì la`m,về thăm quê hương chẳng được,chàng “loitering” khắp 3 xú Thái Miên Lào cho đỡ buồn,cũng tội nghiệp !

      • Vì cô Vy cô Vít cô Veo nên “chàng loitering” 2020 không thể đến Thái Miên Lào kiếm tí cháo nên đành “gà què ăn quẹn cối xay trên ĐCV” mà chả ai thèm đọc.
        Viết mà không ai đọc thì khác gì ném đá xuống biển khơi.
        Botay.com

      • TNT là người của Việt Tân cho nên hàng năm phải về vùng biên VN tìm mối làm ăn.
        Việt Tân, Việt cộng, Việt gian
        Ba thằng cộng lại tan hoang nước nhà.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên