S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Chùm khế quê hương  

9

Tui không ưa mấy cha nội suốt ngày đàn địch hay lê la bên mấy bàn cờ. Ngó thiệt sốt ruột. Sao mà họ rảnh dữ vậy cà? Có người nói như vậy là tui không có năng khiếu về chuyện cầm/kỳ.

Thế còn thi/họa?

Hội họa cũng thế, cũng trớt quớt luôn!

Nhớ có lần đang lơn tơn trên đường Tự Do (nghe đâu bây giờ đổi tên thành Đồng Khởi, hay Khởi Nghĩa, hoặc cái con bà gì đó) thì Trời đổ mưa như trút nước nên tôi chạy đại vô một cái phòng triển lãm.

Thấy thiên hạ chăm chú ngắm xem tranh ảnh đang được trưng bầy nên tôi cũng trố mắt nhìn quanh một chập, rồi nguây nguẩy bỏ đi – dù vẫn đang mưa xầm xập. Tui thà bị ướt như chuột lột còn hơn là đứng như trời trồng, nhìn những tác phẩm nghệ thuật mà mình (hoàn toàn) không hiểu chi hết cả và cũng chả cảm được chút nào ráo trọi!

May mà đời tôi cũng còn vớt vát lại chút hơi hám nghệ thuật nhờ vào chuyện thi/thơ. Tôi không biết làm thơ (tất nhiên) nhưng có quen biết một nhà thơ lớn, thi sỹ Inra Sara – Chủ Tịch Hội Đồng Thơ Việt Nam hiện tại.

Nói là “quen biết” nghe cho nó bảnh, chớ thiệt ra thì tôi chỉ là bạn với nhân vật nổi tiếng này (qua FB) thôi và cũng chả có tương tác hay chit chat bao giờ. Vốn tính hay xun xoe (thấy người sang bắt quàng làm họ) nên tôi cứ khoe mẽ như thể là chỗ … thân tình lắm vậy.

Inra Sara là một thi sỹ Hậu Hiện Đại nên hay bàn luận về loại thơ trúc trắc này. Lần nào đọc qua tui cũng bấm like hay love lia lịa, dù không ưa thích chi lắm những câu thơ trục trặc của những thi nhân hay thích chuyện hục hặc với đời. Phần thì tôi “nể” bạn, phần thì cũng sợ mình bị thiên hạ chê bai là lạc hậu và đang bị thời thế bỏ lại xa lắc xa lơ.

Cái tạng của tôi, thiệt tình mà nói, chỉ hợp với những thi nhân cổ điển –  đọc cái hiểu liền – kiểu như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Bính … thôi. Mon men tới cỡ Nguyễn Trọng Tạo hay Nguyễn Duy là đã thấy phiêu lưu, và hồi hộp lắm rồi.

Gần đây (để dối già) tôi cũng ráng đọc thêm vài nhà thơ (không được tân kỳ lắm) cùng thế hệ với mình: Nguyễn Tất Nhiên, Bùi Chí Vinh, Đỗ Trung Quân … và đâm ra say mê những câu thơ hồn nhiên và bình dị: Quê hương là chùm khế ngọt/ Cho con trèo hái mỗi ngày/ Quê hương là dòng sữa mẹ/ Thơm thơm giọt xuống bên nôi …

Nỗi đam mê này, tiếc thay, tôi không giữ được luôn và cũng chả giữ được lâu! Bữa rồi, tôi ghé thăm một ông bạn đồng nghiệp (làm thông tín viên cho RFA) ở Chai Nat. Đây là một huyện lỵ sống bằng nghề nông, được bao quanh bởi những cánh đồng lúa xanh rì (bát ngát) nằm cạnh dòng Chao Phraya yêu kiều, bên nước Thái.

Nhịp sống ở thôn trang rất chậm nên tôi có nhiều dịp thơ thẩn, đi dọc bờ sông. Sáng chiều nhìn nắng, nhìn nước, nhìn trời, nhìn mây; ngó lá, ngó hoa, ngó cây, ngó quả. Xứ sở này trù phú và an bình quá. Đu đủ, mía, xoài, vú sữa, chuối, dừa… mọc tá lả khắp nơi và chả có rào giậu gì sất cả.

Thích nhất là khi tôi được tận mắt nhìn thấy cây khế lần đầu, trong suốt cuộc đời  dằng dặc của mình. Lá khế nho nhỏ, xinh xinh, xanh ngắt; trái chín mọc từng chùm (vàng ươm hà) lại vừa tầm tay hái nữa. Tôi ngắt đại một quả trông ngon lành nhất, cho ngay vào miệng cắn, rồi … phun ra liền nhưng đã muộn.

Đ…mẹ! Nó chua chưa từng thấy!

Hoá ra không phải chùm khế nào cũng ngọt. Quê hương, đôi khi, cũng thế. Cũng chua chát và đắng nghét đối với rất nhiều người mà tôi (chả may) là một.

Cùng cả triệu dân Việt khác, tôi cũng đã có lúc hốt hoảng đâm sầm ra biển (dù không biết bơi) khi tóc hãy còn xanh. May mắn, tôi thoát chết. Lên lại được bờ, tôi đi lang thang tứ xứ cho mãi đến khi tóc đã đổi mầu nhưng vẫn chưa bao giờ trở về cố lý. Có kẻ tưởng là tôi chảnh, có mới nới cũ, có trăng quên đèn, quên cả cố hương.

Không dám chảnh đâu. Tôi bị chúng “cấm cửa” mà!

Đi luôn cũng chả sao vì tôi thiếu gì chỗ ở nhưng không phải kẻ tha phương nào cũng có cái may mắn lớn lao tương tự. Khoảng giờ này năm ngoái, Báo Công An Nhân Dân vừa – số ra ngày 31 tháng 7 năm 2020 – đi tin (“Phát Hiện 41 Người Nhập Cảnh Trái Phép Vào Việt Nam”) đọc mà muốn ứa nước mắt:

“Lúc 6h30’ cùng ngày, Tổ công tác của Trạm kiểm soát thuộc Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương phối hợp với Chi cục Hải Quan Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương phát hiện hàng chục đối tượng (gồm người lớn và trẻ em), di chuyển từ phía Campuchia qua tuyến biên giới tỉnh An Giang, trên 8 thuyền máy…

Qua lấy lời khai, được biết có 7 hộ gia đình với 41 khẩu (20 người lớn, 21 trẻ em) sống tại tỉnh Siem Reap và tỉnh Pur Sát (Campuchia). Do hoàn cảnh sống khó khăn nên có ý định trốn về Việt Nam sinh sống tại tỉnh Đồng Tháp và Tây Ninh. Tất cả đều không có giấy tờ hợp pháp, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc Việt Nam.

Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương đã tiến hành lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xuất, nhập cảnh trái phép bằng hình thức cảnh cáo đối với 14 đối tượng là chủ hộ gia đình, cho làm cam kết không tái phạm.”

Đây chắc chắn không phải là những “đối tượng” đầu tiên, hoặc cuối cùng, bị lâm vào hoàn cảnh lỡ làng và bẽ bàng như thế. Nhà báo Trường Sơn (RFA) nhận xét : 

“Số phận của hàng ngàn người gốc Việt tại Campuchia cũng giống như quả bóng bị đá qua đá lại trong một trận cầu không có hồi kết, một bên là chính phủ Cambodia một mực muốn trục xuất những người mà họ cho là ‘cư trú bất hợp pháp’ bất chấp thực tế những người đó được sinh ra trên đất Campuchia, bên còn lại là chính phủ Việt Nam vốn luôn làm mọi cách để một cuộc di cư về Việt Nam không xảy ra.”

Mà nói chi đến chuyện hồi hương xa xôi, từ tận nước ngoài. Hiện nay, ngay việc di chuyển về quê của cả triệu người dân Việt cũng đã là điều bất khả:

  • Báo Tiền Phong: “Mặn chát những chuyến ‘hồi hương’ thời COVID-19.”
  • Báo Tuổi Trẻ : “Dân các tỉnh miền Tây đi xe máy từ TP.HCM về thì bị các chốt kiểm tra buộc quay đầu.
  • Báo Giao Thông: “Khăn gói về quê, lao động nghèo vật vã ở cửa ngõ Sài Gòn vì…mắc kẹt.”

FB Đặng Như Quỳnh kết luận: “Đường về quê sao quá gian truân … Cũng làng quê đấy ra đi, cũng bước thấp bước cao tha hương cầu thực nơi đất khách quê người. Khó quá mới phải quay về, thế mà sao hai tiếng ‘quê hương’ chua chát thế.”

Hóa ra quê hương không phải là chùm khế ngọt hay dòng sữa mẹ … mà đã biến thành một lòng chảo nóng, và đồng bào tôi thì đang cuống cuồng như một lũ kiến không biết làm sao để có thể thoát thân.

Blogger Phạm Thanh Nghiên hốt hoảng bật tiếng kêu than: “Ôi! Sài Gòn nhuốm màu đau thương. Sài Gòn vương mùi tử khí.”

Bà có quá lời chăng?

Không quá lắm đâu!

Bỉnh bút Năng Tịnh của Tạp Chí Luật Khoa đặt câu hỏi (“Dân kêu cứu khắp nơi, chính quyền thì đang làm gì?”) bên cạnh phóng ảnh của một bức bản đồ chi chít con số và những chấm đỏ au, cùng với lời thú thích: “Mỗi một chấm đỏ là một lời kêu cứu. Những chấm ghi số có nghĩa là khu vực đó tập hợp nhiều người kêu cứu.”

Xin phép được ghi lại dăm ba:

  • Xóm trọ em chủ yếu là lao động tự do, thất nghiệp nhiều nên mong quý mạnh thường quân giúp sớm để mọi người đỡ khổ trong giai đoạn này ạ. Xin chân thành cảm ơn rất nhiều.
  • Em ở trọ. Em làm ở chợ đầu mối Thủ Đức, vợ làm công ty. Do dịch 2 vợ chồng em thất nghiệp hơn 1 tháng rồi ạ. Tài sản hiện giờ còn 6 gói mì 3 quả trứng, tiền mặt em còn 66k. Mong anh chị hỗ trợ giúp đỡ em qua được mùa dịch ạh.
  • Giúp đỡ em với, em đang gặp khó khăn và thất nghiệp do dịch covid-19, hiện tại em có con nhỏ nữa, thất nghiệp 1 tháng, gia đình nằm trong khu phong tỏa.

Khóc lên đi ôi quê hương yêu dấu! 

9 BÌNH LUẬN

  1. Xin kể với bà con một câu chuyện(trong muôn vàng câu chuyện 1975).
    Tôi biết rất rỏ có cậu đó ,ở Miền TrungTôi gap anh ta sau 1975 tại Sai gon.Anh ta rất giàu.Với tôi anh nói thật!. Anh có người anh họ (VC nằm vùng) năm 1975 trở thành trưởng CA của một Huyện. Anh nầy cho cậu
    môt giấy xác nhận :”Gia -đình-có-công-với CM!) và dặn giấy nầy chú
    mầy không được xài ở đây!!” .Thế rồi cậu vào sai gon,với tờ giấy đó ,anh đi đến khắp,chiếm đất-lấn đất…và trở thành giàu có,trong thời gian ngắn.
    Thưa bà con đây là “giấy giả” vì gia đình cậu ta là VNCH! “Giả” mà như vậy,còn “Thật” thì kể sao cho xiết !!Sau năm 1975,các chức vụ tại Saigon hầu như đều nằm trong tay bọn VC Miền Bắc,một ít cho người Miền Nam nằm vùng.Bao nhiêu đất đai,nhà cửa chúng nó tha-hồ chia nhau.Gọi là “người-sai-gon” cho có “lệ”,chứ thật ra ngườ-saigon chính thống bây giờ khắp-bốn phương rồi!Còn lại Dân saigon thật sự làm thuê-cơ cực. “dân sai gon”hôm nay hiện hửu tại các nhà trọ nghèo nàn!! Những nhà cửa bị tịch thu.Nhưng giấy tờ người chủ vẩn giữ. Những ngôi nhà có giá-trị,VC muốn lấy làm của riêng,bọn chúng cho ngừi”cò mồi” đến xúi dục làm đơn xin
    lại! Chủ nhà nghe lời chúng-làm đơn !! Đơn gởi đi đả mấy năm,nhưng không bao giờ thì nhà trả!! Trả và thu củng ở bọn chúng ! Lần 2,chúng cho người tới gạ mua. Mua khi nhà chưa trả !!! Chủ nhà ,sắp đi đinh cư,tiến thối ,lưởng nan,đành chấp nhận bá-với-giá rẻ bèo !Bà con tưởng tượng ,ngồi biệt thư Pháp ở đường Sương-nguyệt Ánh(saigon) mà bán với giá trên 10 cây vàng!(trước 1980)! Tôi ác của VC làm sao kể xiếc ,Giàu chết theo kiểu giàu! Nghéo nàn thì chết không ai côn,như đả và đang thấy trong D5ch hôm nay.

  2. Ha ha ha ….”Việt cộng chúng anh”…

    Đánh Mỹ Ngụy thì:

    Đánh cho Liên Sô và Trung Quốc! , cho “dù phải đốt cả dãy Trường Sơn!” cũng phải đánh và phải “đánh Đến người Việt Nam cuối cùng!”, và cho dù chỉ “còn cái lai quần cũng đánh!!!” (ý nói là, dù cái quần của Út có tả tơi hoa lá, dù phải để tô hô bác Hồ cho ….mát, thì Út cũng….wính)

    Còn ăn thì:

    Ăn của dân không từ thứ gì! ….từ cứt đến cái “quần què”, thậm chí đến cái “bao cao su đã qua xử dụng”…..”Việt cộng chúng anh” cũng ….he he he ….xơi luôn.

    Phải không Phét?

  3. “Lấy sức dân lo cho dân” nghĩa là dân đéo được hỗ trợ,cứu giúp
    một cắc bạc nào cả . Chúng mày tự thiện nguyện mà cứu đói cho
    nhau . Chết càng nhiều càng tốt ,đỡ chật đất . Sau trận dịch bệnh,
    sẽ có dư thêm vài mảnh đất giá rẻ ,chúng tao thu mua ,bán lại
    cho ngoại quốc ,lời chán . Kẻo cứ càm ràm là cưỡng chế ,chúng
    tao điếc tai lắm .

    Ngân sách nhà nước ,thì chúng mày phải nộp đủ số . Nếu không
    đủ số ,chúng tao sẽ đặt ra đủ thứ luật lệ ,chi phí để thu cho đủ.
    Không có ngân sách ,thì đảng viên chúng tao bốc kít mà ăn hay sao ?

    • Anh Phét lại chọc quê em trantuong mot tí cho vui…………phố rùm ĐCV.

      Pà con ơi, ai đời mà thèng bé nhieu tuỏi Trantuong sau 46 năm vẩn ngây thơ cụ trong nhận định chinh sách cuôn cờ của MẼO.

      Bên duói là trích đoạn nguyen van của thèng bé nhièu tuỏi Trantuong khi nghe JOE BIDEN hứa cuội vói NGUY KABUL

      Trích:

      “Lại bàn về phía chiến trường A phú Hãn . Mặc dù rút lui,nhưng Mỹ
      vẫn tiếp tục viện trợ cho chính quyền A phú Hãn ,và yểm trợ không
      quân đầy đủ . Khác với VNCH , nếu quân Taliban chiếm thế thượng
      phong ,quân của chính quyền A phú Hãn cũng còn đủ đồ chơi để
      kéo dài trận chiến .” hét trích.

      Ê em trantuong, JOE đả ……….oanh kít TALIBAN chưa dị hả. JOE cho NGUY KABUL đồ choi chưa hả em? JOE choi xâu’ vói NGUY SAI GÒN và choi đẹp vói NGUY KABUL quá hen, hehehehhhehehehe..

      Sao em già một đời rồi mà………….cứ ngở như bé thơ dị hả em tt? Em nói hom truoc thì 2 hom sau NGUY KABUL phóc chạy, hahahhhahahha.

      Như rứa thì bài học lich sữ CUT and RUN của MẼO 46 năm truóc em chẳng có thuộc tí nào hết làm sao anh PHÉT cho em điểm để lên lóp đuọc hả em trantuong .

      anh Phét bắt đầu khoái JOE BIDEN rôi đó nghen. JOE cứ việc duong đông kich tầy, nói trằng thành đen, nói không thành có, nói ỏ nhưng lại đi , nói , nói giiup’ nhưng lại GIÉT và đám trẻ em nhièu tuỏi NGUY COCK TAN DƯ cứ tin chớp ngớp là anh Phét khoái á.

      Go! go , go for it , and do it , do it over and over JOE!

      Anh Phét lại chọc quê em trantuong mot tí cho vui…………phố rùm ĐCV.

      Ngụy Cóck quê dể khó huề à nghen, hehehehhehehehe

      • Em Phét !
        He he … Anh hiểu được em ,bức xúc tới tận đỉnh .
        Bài học thứ hai anh dạy cho em là : Ở bất cứ trường
        hợp nào cũng tỉnh rụi như anh .

        Anh liếc qua thấy toàn là chữ ,chắc em lại nổi máu
        tam bành ,lảm nhảm như mọi khi .

        Muốn bú anh khó lắm ,chắc cũng lại bú “chệch hướng”
        một lần nữa ,phải không ?

        He he … Mấy cái trò con nít này ,đem ra để hòng được
        bú của anh ,khó lắm .Thôi về bú mẹ đi ,nhớ ăn óc heo
        nhiều vào .

  4. Tác giả nên học theo gương bác Hồ. Bác Hồ chọn khế ít khi lộn, luôn có đồ ngon để gieo hạt giống đỏ hoài.

    Nghe bà Dương Thu Hương nói bác Hồ chỉ phải nhá cái thứ mà chó cũng chê là khi chưa thành công, chưa làm Chủ tịch, nhưng vì kẹt đạn nên nhắm mắt làm tới – “tắt đèn thì nhà ngói cũng như nhà tranh”.

  5. Trong lúc tinh thần và lý trí còn phát triển…chưa đồng đều trong mỗi người dân thì lời nói của đồng chí phó bí thư như là kim chỉ nam để toàn dân nhận thức: còn cộng sản là còn bị lừa, bị bốc lột.

  6. “Thèng” Việt cộng phó bí thành Hồ phát động phong tráo “Lấy sức dân lo cho dân”

    Ù má chúng mày!

    Dân còn có cái “quần què” thì chúng mày cũng ăn mất rồi …ai may lắm là còn lại cái quần lót bẩn, thế mà chúng mày cũng đòi lấy ra nốt để “lo cho dân” à?

    Mẹ kiếp! Nếu dân mà còn đủ sức tự lo được cho dân thì dân cần đờ éo gì chúng mày phải ….”phát với chả động”

    Ù má cái đồ….S.O.B!

Leave a Reply to nguyen ha Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên