S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Bộ Lạc Tà Ru A-20

21

Đất này chẳng có niềm vui

Ngày quệt mồ hôi, đêm chùi lệ ướt

 Trại lính, trại tù người đi không ngớt

 Người về thưa thớt dăm ba…

Mấy câu thơ trên được trích dẫn từ thi phẩm Đất Này của Nguyễn Chí Thiện, viết vào năm 1965. Gần chục năm sau, trong đám “người về thưa thớt dăm ba” đó, có Bùi Ngọc Tấn. Tác giả Chuyện Kể Năm 2000 (nxb Câu Lạc Bộ Tuổi Xanh, CA: 2000) xác nhận tình trạng “trại tù người đi không ngớt” bằng một câu văn rất ngắn: “Gặp ai, ở đâu hắn cũng tưởng như gặp lại bạn tù cũ.”

Thế nhỡ gặp lại đúng bạn tù cũ thật rồi sao?

Tay bắt, mặt mừng, bá vai, bá cổ …  rồi kéo nhau vào quán (hay mời ngay bạn về nhà) tiếp đãi linh đình – cơm gà cá gỏi không thiếu món chi, ăn uống phủ phê, nhậu nhẹt linh đình – chăng?

Hổng dám “phủ phê” đâu. Ở Đất Này làm gì có mấy cái vụ “linh đình” như vậy:

Một buổi chiều, con Thương đi học về bảo hắn :

– Bố. Có ai hỏi bố ở dưới nhà ấy?

– Ai con?

– Con không biết, trông lạ…

Hắn xuống thang. Hai người quần nâu, áo nâu đứng dựa lưng vào tưởng chỗ bể nước. Quen quen. Đúng rồi. Min: toán chăn nuôi, người đã giũa răng cho hắn. Còn một anh nữa mặt loang, tay loang. Thấy hắn, cả hai cười rất tươi. Người mặt loang bảo:

– Anh không nhận ra em à?

Trời ơi. Thì ra là Dự. Dự có con chuột được đem xử án. Dự hay bắt tóp. Dự cũng đã được ra rồi. Dự bảo:

– Em bị cháy, bỏng.

Hắn mời hai người lên nhà, nhưng Dự lắc đầu:

– Thôi, chúng em đứng ở đây thôi. Hắn liếc nhanh vào cửa sổ của gia đình gần bể nước. Bọn hắn thì chẳng lẫn vào đâu được. Bây giờ bè bạn hắn rặt một loại như vậy… người ta còn dặn con, dặn vợ:“Cửa rả cẩn thận. Quần áo kéo vào đi…( Bùi N.T., s.đ.d, II, trang 13 – 20).

May mà thời thế không đứng mãi về phe những kẻ cầm quyền hà khắc nên dân làng Tà Ru (tù ra) giờ đây không còn bị thiên hạ xem thường là “rặt một loại như vậy” nữa. Phạm Thanh Nghiên, Việt Khang, Cái Thị Thêu, Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Đặng Minh Mẫn … đều được thân bằng quyến thuộc (cùng hàng xóm, láng giềng) đón rước tưng bừng – ngay khi bước ra khỏi nhà giam – như những anh thư hoặc anh hùng thời đại.

Chả những thế, nhiều tù nhân– từ Trại Tù Trừng Giới A-20 – còn tiếp tục gắn bó chặt chẽ với nhau như những thành viên của một đại gia đình vậy. Họ nối kết và liên lạc qua một trang mạng (Quán Lá Của Trại Tù A20) có cả ngàn người, hiện đang sống ở khắp mọi nơi trên thế giới, tham dự thường xuyên.

A-20 Nguyễn Chí Thiệp, tác giả Trại Kiên Giam, mô tả: “Trại Xuân Phước là nơi tập trung thành phần chống đối của các trại cải tạo miền Nam, cũng là nơi tập trung của các người lãnh đạo các tổ chức phản động ở khắp các tỉnh miền Nam Việt Nam, Nghĩa Bình chuyển vào, từ cao nguyên Ban Mê Thuột đến và cả những người ở tận Rạch Giá, Long Xuyên, Cần Thơ.”

A-20 Lê Hoàng Ân cho biết thêm: “Những anh em chúng ta không được coi như những con người nữa, mà chỉ được coi như những con vật, không hơn không kém. Chúng muốn để cho sống thì sống, chúng muốn giết thì chúng giết không nương tay. Vài mẩu khoai mì H.34, ít nước muối hay nước mắm ròi. Có nhà tù nào trên thế giới đối xử với tù nhân như vậy không?”

Dù vậy, đám tù nhân ở đây vẫn sống mãnh liệt từng ngày, từng giờ. Họ hành xử cứ như những nhân vật trong tiểu thuyết, hay phim ảnh vậy. A-20 Phạm Đức Nhì kể chuyện :

Ngày đầu tiên bị giải đến Trại Trừng Giới A20 Xuân Phước, tất cả chúng tôi – thành phần cứng đầu, khó cải tạo từ các trại – bị lùa vào hội trường để được dằn mặt và đưa vào khuôn phép.

 Mở đầu là màn văn nghệ ca tụng đảng và nhà nước có tính cách bắt buộc. Cán bộ giáo dục yêu cầu một người tù trong chúng tôi ra bắt giọng cho mọi người hát một bản nhạc cách mạng để lấy khí thế. Hối thúc hoài cũng chẳng ai thèm ra.

Cuối cùng, khi hắn giở giọng đe dọa thì tôi nóng mặt đứng lên bắt nhịp cho anh em hát bài Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ của Nguyễn Đức Quang. Được gãi đúng chỗ ngứa anh em hát muốn bể tung hội trường. Cán bộ giáo dục và ban thi đua ú ớ chẳng biết gì nên dù “ngờ ngợ có cái gì không ổn” cũng không làm chi được.

Tuy đây quả là một màn “ngoạn mục” nhưng vẫn chỉ là … chuyện nhỏ thôi, như nhiều chuyện nho nhỏ tương tự (tuyệt thực, chất vấn cán bộ quản giáo, trình diễn văn nghệ phản cách mạng) đã xẩy ra không chỉ một lần, tại Thung Lũng Tử Thần – một tên gọi khác của trại Kiên Giam Xuân Phước.

Sự xuất hiện của tờ báo chui (underground press) Hợp Đoàn mới thực sự là vụ lớn, làm chấn động không chỉ Cục Quản Lý Trại Giam mà đến cả Bộ Công An nữa. Cái giá phải trả, tất nhiên, không rẻ. A-20 Nguyễn Thanh Khiết cảm thán :

Sáu năm biệt giam

ba muỗng nước, ba muỗng cơm

chưa lần lung lay ý chí

một đời anh – một đời sĩ khí

bước thấp, bước cao cắn nhục mà đi

ngọn bút hiên ngang

thay làn tên mũi đạn

giữa trại thù nét mực chưa phai

Những nhân vật tham gia báo Hợp Đoàn (A-20 Nguyễn Hùng Cương, A-20 Nguyễn Hữu Giao, A-20 Phạm Văn Hải, A-20 Trần Kim Hải, A-20 Trần Bửu Ngọc, A-20 Phạm Đức Nhì, A-20 Trần Danh San, A-20 Phạm Chí Thành, A-20 Nguyễn Chí Thiệp…) đều bị biệt giam, và chỉ được nhận được khẩu phần tiêu chuẩn (“ba muỗng nước, ba muỗng cơm”) mỗi ngày nhưng không ai ngã gục.

Theo A-20 Vũ Ánh [người khởi xướng vụ clandestine press (*) này] thì họ vẫn có thể sống sót không chỉ nhờ cái tâm thiền định, và ý chí mãnh liệt của chính bản thân mà còn nhờ vào tấm lòng quả cảm của nhiều bạn đồng tù nữa: “Nếu ở ngoài các bạn bè tâm phục không liều chết tổ chức cho một người liều chết leo qua bức tường cao 4 thước có kẽm gai trước họng thượng liên của vọng gác tiếp tế thuốc vitamin B-1 cho chúng ta, chắc chúng ta cũng không thể sống nổi.”

Sống chí tình với nhau đến thế nên không có gì ngạc nhiên khi những cựu tù nhân từ Trại Trừng Giới Xuân Phước đã hợp thành bộ lạc Tà Ru A-20. Họ tổ chức những cuộc họp mặt mà có người phải vượt nhiều ngàn dặm (hoặc cả một đại dương) chỉ để tay bắt, mặt mừng và hàn huyên với bạn tù ngày cũ.

Họ cũng tận tình chia sẻ với nhau những niềm vui bình dị khi con cháu thành hôn hay thành đạt. Đôi khi, họ còn tận tụy giúp đỡ lẫn nhau một cách thiết thực khi biết có kẻ lâm vào cảnh túng quẫn, giữa lúc nhà có việc và tang gia bối rối.

Họ là biểu trưng của một thứ hội ái hữu với tinh thần tương trợ cao đẹp nhất dù  chỉ là những người đồng cảnh, chứ không phải là đồng hương/đồng môn hay đồng đội gì ráo trọi.

Tự thâm tâm – có lẽ – tất cả A-20 vẫn chưa bao giờ quên đại cuộc, cùng những hoài bão lớn lao khi tóc hãy còn xanh. Tuy thế, dòng đời (và tuổi đời) khiến tất cả đều nhận ra rằng cái cơ hội để có thể tham dự vào lịch sử của đất nước quê hương (vốn) rất hiếm hoi trong một kiếp nhân sinh. Chúng ta thường vẫn chỉ là nạn nhân, hay “những người cam chịu lịch sử” mà thôi, theo như cách nói của tù nhân Bùi Ngọc Tấn.

Tôi cũng là một người thuộc bộ tộc Tà Ru nhưng trong suốt thời gian bị giam giữ chưa hề dám có một hành động phản kháng nào ráo (ngoài những câu “phát biểu linh tinh” mà quên dòm trước/ngó sau ) nên khi nhìn cách “cam chịu” của những anh hùng A-20 trong Trại Kiên Giam Xuân Phước (và những ân tình mà họ dành cho nhau sau đó) thì không khỏi sinh lòng kính trọng và vô cùng ngưỡng mộ.

———–

(*) Trong những trang sổ tay kế tiếp, chúng tôi hy vọng sẽ có thể viết thêm đôi điều về tờ báo Hợp Đoàn (và những người chủ xướng) cũng trên diễn đàn này.

21 BÌNH LUẬN

  1. Tao đang ngẫm-nghỉ về việc ‘Giãm kẹt xe cho Sài Gòn’.
    Tao mà nghỉ ra, thì bọn mày phải tốn vài ngàn tỷ.

  2. ‘Giải-pháp chống ngập’ đang nằm trong túi tao.
    Bọn mày muốn có nó, thì phải ói ra MƯỜI NGÀN TỶ ĐỒNG, sau các loại thuế, sau các loại phí, sau tất-cả các loại thu trộm-cướp, của cái gọi là CHXHCNVN.
    Thiếu một cắc, thì bọn mày ‘đừng có mà mơ’.
    Nên nhớ, tao là kèo trên.
    Bọn mày là kèo dưới,
    Bọn mày phải năn-nỉ tao, tao đéo bao giờ năn-nỉ bọn mày.

  3. Không có vấn-đề gì.
    Bọn mày cứ vui-vẻ mà bì-bõm trong cái ‘hố lầy hỏi ngã’ ấy đi.
    Tao leo lên khỏi hố, và sẻ đi tìm con đường tương-lai.

  4. Suốt mấy thế-kỷ, cả dân-tộc bị giam-hãm trong cái vòng kim-cô ‘dấu hỏi dấu ngã’.
    Sự thiệt-hại, lớn biết là dường nào.

    • Hồ Bê Tông có bộ não cứng như Bê Tông, nhưng đó là bộ não CHẾT.

      Hồng Bê Tô là em Hồng Waitress. Vì Bê Tô everyday, cho nên em sợ Hỏi Ngã, sợ…Té, bể Tô. Đó là sự thiệt hại “lớn biết là dường nào”, đối với em…… hahaha…..

  5. Quý-vị hảy vào Google và gỏ “Phân biệt hỏi ngã”, thì sẻ thấy bọn nó ngu đến mức không-tưỡng.

  6. Tổ-sư-cha chín đời bọn chó đẻ.
    Để phân-biệt Hỏi-Ngã, bọn nó bắt-buộc người ta phải học thuộc cái thứ khốn-nạn dưới đây:
    Phân biệt hỏi ngã.
    Chử láy.
    Dấu hỏi.
    Hỏi – Sắc + Sắc – Hỏi.
    Hỏi – Ngang + Ngang – Hỏi.
    Dấu ngã.
    Ngã – Huyền + Huyền – Ngã.
    Ngã – Nặng + Nặng – Ngã.
    *
    TỪ KÉP LÀ TỪ THƯỜNG ĐI MỘT CẶP DẤU HỎI HOẶC NGÃ.
    – Lã chã, bỗ bã, bẽn lẽn, bỡ ngỡ, mỹ mãn, dễ dãi, cũn cỡn, lững thững, ngẫm nghĩ, lỗ lã, lẽo đẽo, nhõng nhẽo, mũm mĩm, mẫu mã, vĩnh viễn, nhễu nhão.
    – Thỏ thẻ, đỏng đảnh, lẻ tẻ, của cải, lẩm bẩm, lẩm cẩm, lảm nhảm, hể hả, kể lể, nhỏng nhảnh, lủng củng, thỉnh thoảng, lảo đảo, tỉ mỉ, thủ thỉ, lảng vảng, rủng rỉnh, loảng xoảng, hổn hển, lủng lẳng, lỏng lẻo, lải nhải, tủm tỉm, bủn rủn, xởi lởi, tẩn mẩn, lẩn quẩn, thỏn mỏn, chỏn lỏn, giả lả, bải hoải, bổi hổi, lẩn thẩn, lởm chởm, rỉ rả, thủng thẳng, bỏm bẻm, nhỏm nhẻm, xiểng niểng, lẩy bẩy

    *
    2. TỪ NGUYÊN ÂM: DẤU HỎI
    Ủa, ổi, ổng, ẩu, ủng, ỷ, ổn, ửng, ổ, ủy, ỏn ẻn, ong ỏng, im ỉm, âm ỉ, ấp ủ, ảo ảnh, ăn ở, êm ả, oi ả, yên ả, óng ả, ẩn ý, an ủi, ỉ ôi, ẩm ướt, ủ ê, uể oải, ít ỏi, ủn ỉn, oan uổng, ăng ẳng, ư ử, oẳn tù tì, ẻo lả, ủ rũ, yểu điệu, ỉu xìu, ảm đạm, uyển chuyển, quan ải, oản xôi, yểm trợ ( trừ: ễnh, ưỡn, ẵm, ỡm)

    *
    HÁN VIỆT BẮT ĐẦU LÀ M, N, NH, L, V, D, NG THÌ DẤU NGÃ, CÁC CHỮ KHÁC DẤU HỎI.
    Ghi nhớ 7 chữ này bằng câu “Mình Nên Nhớ Là Viết Dấu Ngã“
    – M: Mỹ nhân, Mẫu giáo, Mã đáo, Mãn nguyện, Mãng xà, Mãnh lực, Mẫn cán, Miễn nhiệm, Mão mũ
    – N: Não bộ, Nữ nhi, Noãn hoa, Nỗ lực, Nã (truy nã)
    – NH: Nhẫn tâm, Nhãn tiền, Nhiễu loạn, Nhũ mẫu, Nhã nhạc, Nhã nhặn, Nhuyễn thể, Nhĩ (mộc nhĩ), Nhưỡng (thổ nhưỡng)
    – L: Lão gia, Lễ nghi, Lĩnh hội, Lỗi lạc, Lữ khách, Lãng tử, Lưỡng tính, Lãnh địa, Luỹ thành, Lãm nguyệt, Lẫm liệt
    – V: Vãn hồi, Viễn xứ, Vĩ đại, Võ sư, Vũ trang, Vĩnh hằng, Vững chãi
    – D: Diễm phúc, Dũng khí, Dưỡng dục, Dĩ nhiên, Dõng dạc, Diễu hành, Dã ngoại, Dã tâm, Diễn thuyết
    – NG: Nghĩa hiệp, Ngũ cốc, Ngữ hệ, Ngẫu nhiên, Nghiễm nhiên, Ngưỡng mộ, Ngã (bản ngã)
    *
    HỌ VÀ TRẠNG TỪ: DẤU NGÃ
    – Họ Nguyễn, Võ, Vũ, Đỗ, Doãn, Lữ, Lã, Mã, Liễu, Nhữ
    – Cũng, vẫn, sẽ, mãi, đã, những, hỡi, hễ, lẽ ra, mỗi, nữa, dẫu …
    *
    SUY LUẬN THEO NGHĨA.
    Ví dụ:
    NỔI – NỖI:
    – Chỉ sự trổi lên hơn mức bình thường thì dấu hỏi (nổi trội, nổi bật, nổi danh, nổi tiếng, nổi mụn, nổi gân, nổi điên, nổi giận, nổi xung, nổi hứng, nổi sóng, nổi bọt, nổi dậy, chợ nổi, nông nổi, làm nổi, trôi nổi, hết nói nổi, chịu hết nổi, gánh không nổi)
    – Cái nào mang tính biểu cảm thì dấu ngã (khổ nỗi, đến nỗi nào, làm gì nên nỗi, nỗi lòng, nỗi niềm, nỗi ước ao, nỗi nhục, nỗi oan, nỗi hận, nỗi nhớ)
    NGHỈ – NGHĨ:
    – Liên quan đến sự dừng lại một hoạt động thì dấu hỏi (nghỉ ngơi, nghỉ học, nghỉ việc, nghỉ hè, nghỉ lễ, nghỉ mệt, nghỉ dưỡng, nghỉ chơi, nghỉ mát, nghỉ thở, nghiêm nghỉ, nhà nghỉ, an nghỉ)
    – Thể hiện cảm xúc suy nghĩ thì dấu ngã (nghĩ ngợi, suy nghĩ, ngẫm nghĩ, nghĩ cách, thầm nghĩ, nghĩ quẫn, nghĩ bậy, cạn nghĩ)
    MẢNH – MÃNH:
    – Cái nào gợi hình dáng thì dấu hỏi (mảnh trăng, mảnh ruộng, mảnh vườn, mảnh đất, mảnh xương, mảnh sành, mảnh vỡ, mảnh khảnh, mảnh mai, mảnh khăn, mảnh áo, mảnh vá, mảnh tình, mỏng mảnh)
    Thể hiện tính chất thì dấu ngã (dũng mãnh, mãnh liệt, ranh mãnh, ma mãnh, mãnh hổ, mãnh thú, mãnh lực..)
    KỶ – KỸ:
    – Gắn với bản thân con người thì dấu hỏi (kỷ vật, kỷ niệm, kỷ luật, kỷ lục, kỷ yếu, ích kỷ, tự kỷ, vị kỷ, tri kỷ, thế kỷ, thập kỷ)
    – Gắn với kỹ thuật, trình độ thao tác thì dấu ngã (Kỹ nghệ, kỹ năng, kỹ xảo, kỹ thuật, kỹ sư, kỹ nữ, kỹ lưỡng, kỹ càng, kỹ tính, nghĩ kỹ, giấu kỹ, tuyệt kỹ)
    CHÚ Ý:
    Qui ước cơ bản chứ không tuyệt đối, vẫn có một số từ ngoại lệ không theo qui ước trên như:

    HỎI + NẶNG: – Hủ tục, hủ bại.
    .
    chữ “nữa” viết dấu ngã trong đa số trường hợp, chỉ khi nói về số lượng chia hai như ” phân nửa”, “một nửa”, thì viết dấu hỏi.
    .
    Bài viết có thể hữu ích cho những ai thường phạm lỗi chính tả “hỏi ngã”. Tuy nhiên, phải nên nói rõ hơn là luật “trắc, bằng” thường đi kèm theo với dấu “hỏi” và “nặng huyền” thì thường đi kèm với dấu “ngã” thì chỉ nên áp dụng với chữ kép “thuần” Việt mà thôi. Còn nếu là những từ kép Hán Việt thì “quy luật” đó không có được hiệu nghiệm cho lắm. Tôi xin cho thí dụ:
    Ví dụ như chữ “sản xuất” ở trên là tiếng Hán Việt và “tình cờ” nó đi theo cái luật “bằng, trắc”. Tuy nhiên, nếu là “cộng sản” hay “tài sản” thì nó lại không có hợp với luật “huyền nặng”!
    .
    Lý do là vì chữ Hán Việt không hề thay đổi từ “hỏi” sang “ngã” hay ngược lại, khi cái chữ đó đi kẹp với những chữ có những dấu khác nhau.
    .
    Một khi chữ “sản” đã được viết với dấu “hỏi” rồi thì cho dù nó có đi kẹp với dấu gì đi nữa thì nó vẫn phải viết với dấu hỏi mà thôi.
    .
    Giống như chữ “phản ứng” thì là đúng với quy luật, dấu “hỏi” đi kèm với dấu “sắc”, nhưng “phản hồi” thì không theo quy luật vì viết với dấu hỏi, nhưng lại đi kèm theo với dấu “huyền”!

    *
    PHÂN BIỆT DẤU HỎI, DẤU NGÃ
    Trong tiếng Việt, người viết thường sai lỗi chính tả nhiều nhất là hai dấu hỏi – ngã. Muốn phân biệt rõ ràng hai dấu thanh này, trước tiên ta phải xác định đó là từ thuần Việt hay từ Hán Việt.

    HÁN VIỆT:
    MẸO:
    “Mình Nên Nhớ Viết Là Dấu Ngã”

    (Chú ý các âm đầu: M – N – Nh – V – L – D – Ng)

    LUẬT:
    Với các từ Hán Việt, những từ có âm đầu là M – N – Nh – V – L – D – Ng thì viết dấu ngã.

    Ví dụ:

    Mĩ mãn, mã lực, mãnh hổ, từ mẫu.
    Truy nã, nỗ lực, nữ giới, trí não.
    Nhẫn nại, nhũng nhiễu, thạch nhũ, nhiễm độc.
    Thành lũy, lữ hành, kết liễu, lễ độ.
    Vĩnh viễn, vũ lực, vĩ tuyến, vãng lai.
    Dã man, hướng dẫn, dũng cảm, diễm lệ.
    Ngữ nghĩa, hàng ngũ, vị ngã, ngưỡng mộ.
    Ngoại lệ: Ngải (ngải cứu – tên cây thuốc)

    Ngoài 7 âm đầu trên, các từ Hán Việt đều viết dấu hỏi.
    .
    Ví dụ:
    .
    Ảo ảnh, ảm đạm, ẩm thực, ẩn hiện, ẩu đả, ỷ lại, yên ổn, yểu mệnh, ủng hộ, ủy ban, ủy lạo, ngự uyển, chủ nhật, chủng tộc, chẩn bệnh, chứng chỉ, khả ái, khởi nghĩa, khảng khái, khử trùng, giảng giải, học giả, giản dị, gia giảm, xử sự, xả thân, xưởng thợ, kỉ niệm, ích kỉ, gia phả, phản bội, phỉ báng, kết quả, quảng đại, quỷ quyệt, thủ đô, thưởng thức, thải hồi, xử trảm, phát triển, trở lực…
    .
    Ngoại lệ:

    bãi: (bỏ) bãi khóa. – bĩ: (đen) bĩ cực, vận bĩ.
    cữu: (hòm) linh cữu. – cưỡng: (cưỡng ép)
    đãng: phóng đãng, thoáng đãng.
    hãm: (hại). – hoãn: trì hoãn.
    hỗ: (cùng) hỗ tương. – hỗn: (loạn).
    huyễn: (mê). – hữu: (có – bạn – phải).
    kĩ: (tài) kĩ thuật, kĩ xảo; (hát) kĩ nữ
    phẫu: giải phẫu. – phẫn: phẫn nộ
    quẫn: (khốn) quẫn bách
    quỹ: (dấu, rương) quỹ đạo, thủ quỹ.
    sĩ: (trò) thi sĩ. – suyễn: (bệnh).
    xã: xã hội. – tĩnh: (yên).
    tiễn: (đưa – mũi tên) – tiễu: (diệt) tiễu phỉ.
    trẫm: (vua) – trĩ: (chim), ấu trĩ, bệnh trĩ
    trữ: (cất) lưu trữ – tuẫn: tuẫn nạn.
    thuẫn: (mâu thuẫn) – thũng (bệnh)
    Trãi: (Nguyễn Trãi)
    *
    THUẦN VIỆT:

    1) Đối với từ thuần Việt, các TỪ LÁY đều viết theo luật sau:

    HUYỀN – NGÃ – NẶNG

    HỎI – SẮC – KHÔNG * (Không dấu – thanh ngang)

    Mẹo: “Chị HUYỀN mang NẶNG NGÃ đau
    Anh NGANG SẮC thuốc HỎI đau chỗ nào”
    Nghĩa là: Thanh Huyền, Nặng, Ngã kết hợp với dấu Ngã.
    Huyền + Ngã – Nặng + Ngã – Ngã + Ngã
    Thanh Ngang, Sắc, Hỏi kết hợp với dấu Hỏi.
    Ví dụ:
    Huyền – Ngã: sẵn sàng, lững lờ, vồn vã, vẽ vời…
    Nặng – Ngã:nhẹ nhõm, đẹp đẽ, mạnh mẽ, lạnh lẽo…
    Ngã – Ngã: lỗ lã, dễ dãi, nghễnh ngãng, nhõng nhẽo…
    Ngang – Hỏi: nho nhỏ, lẻ loi, vui vẻ, trong trẻo…
    Sắc – Hỏi: nhắc nhở, trắng trẻo, sắc sảo, vắng vẻ…
    Hỏi – Hỏi: lỏng lẻo, thỏ thẻ, hổn hển, rủ rỉ…
    Ngoại lệ:
    – bền bỉ
    – chàng hảng
    – chồm hổm
    – chèo bẻo
    – gọn lỏn
    – hồ hởi
    – hẳn hòi
    – khe khẽ
    – lam lũ – lẳng lặng
    – niềm nở – phỉnh phờ
    – nài nỉ – mình mẩy
    – nhỏ nhặt – – ngoan ngoãn
    – se sẽ – sừng sỏ
    – trơ trẽn – trọi lỏi
    – ve vãn – vỏn vẹn
    – vẻn vẹn – xài xể
    – xảnh xẹ
    *
    Bọn nó giam-hãm người Việt Nam trong cái ‘vòng kim-cô hỏi ngã’ ngu-xuẫn và khốn-nạn do bọn nó bịa ra.
    Với bộ óc bình-thường, thì phải mất bao lâu để người ta học thuộc cái thứ bẫn-thỉu của bọn nó.
    Phải lôi cổ tổ-tiên chín đời của bọn nó dậy, rồi bắt lủ đó phải học thuộc cái thứ chó đẻ này.

    • Quả thật là luật về dấu hỏi ngã quá phức tạp và không thể nhớ cho hết được, nhưng mấy đứa con, cháu của tôi, một khi chúng học qua bậc Trung Học của VNCH, thì không đứa nào viết hay nói sai dấu hỏi ngã. Chắc chắn là bọn chúng không biết đến những luật về dấu như trên. Phải nhớ rằng ngôn ngữ đẻ ra ngữ pháp, văn phạm, chớ không phải ngược lại.

  7. Sai thì phải sửa thì mới khá được.
    Sai mà còn gân cổ cải bướng, thì chỉ có con đường ‘bốc cứt trộn xà-lách’.
    Nếu bây giờ, tôi nói là:
    Người Việt dùng dấu hỏi, dấu ngã sai từ ngày có chử Quốc-ngử, thì cả cái dân-tộc Việt Nam này bu lại mà chửi tôi.
    Đó là cái ngu của cả dân-tộc.
    Sai ở đây là sự bất-hợp-lý, do khiên-cưỡng áp-đặt nên mới sai.
    *
    Khi sáng-tạo chử Quốc-ngử, các giáo-sỷ nước ngoài đặt ra 5 dấu giọng, trong đó hỏi-ngã gần giống nhau nên rất khó phân-biệt.
    Họ liền dùng giải-pháp tìm trọng-âm (nhấn giọng) của tiếng nước ngoài, để giải-quyết vấn-đề.
    Bằng cách nghe giọng nói của 3 miền để chọn trọng-âm.
    Họ cho rằng, giọng Bắc ít lổi hơn Trung-Nam, nên chọn giọng Bắc làm chuẫn, khi phát-âm dấu ngã thì phải nhấn giọng cho thanh cao hơn dấu hỏi.
    Đây là cái ngu của những nhà sáng-tạo.
    Tiếng Việt khác tiếng nước ngoài.
    Người Việt 3 miền phát-âm giọng nặng-nhẹ khác nhau, nên việc áp-đặt tìm trọng-âm bằng giọng nói là bất-khả, là rất kỳ-cục.
    Từ chổ bế-tăc này, lại nảy-sinh ra cái áp-đặt mới.
    Một lủ ngu khác, liền quyết-định ‘cách dùng dấu hỏi, dấu ngã’ theo ý của bọn chúng, rồi buộc mọi người phải tuân theo.
    Như vậy, dấu hỏi và dấu ngã hai lần bị áp-đặt, nhưng đều sai.
    Để tránh sai, phải hỏi ý-kiến toàn-dân, rồi sau đó thì biểu-quyết.

        • Hai.
          Chử kết-thúc bằng nguyên-âm thì dùng dấu Hỏi.
          Thí-dụ:
          Tá-lả, nghiêng-ngả, nhỏ-nhắn, cải vả…vv
          Chử kết-thúc bằng phụ-âm thì dùng dấu Ngã.
          Thí-dụ:
          Bãng lãng, quãng cáo, sao nhãng, lơ đãng, tãng lờ…vv

          • Ba.
            *
            Động-từ và trạng-từ thì dùng dấu ngã.
            Thí-dụ:
            Mỡ cổng, mỡ cửa, đỗ thuyền, đỗ xe…
            *
            Danh-từ, tính-từ và các từ-loại khác thì dùng dấu hỏi.
            Thí-dụ:
            Mở bò, mở heo, đổ đen, đổ trắng…

          • ông cụ Hồ Bê Tông hết câu khôn, dồn câu dại.
            Từ điển từ nay cũng phải hỏi ý kiến toàn dân?

  8. Cái bát TÔ hơn cái chén .Người Nam gọi là Tô phở ,người bắc gọi Bát phở . Từ chén bát là nói chung dụng cụ dùng trong bữa an .
    Trong chiến tranh bộ đội miền Bắc được phát cái chén bằng sát của TC ,to hơn chén sành VN,gọi là chén B52 (nghe nói lấy sắt từ B52 của Mỹ đúc thành)
    Vây ăn phở bằng tô hay bằng bát theo cách gọi của người Nam hay người Bắc .Tác giả người Bắc viết KHÔNG SAI.
    Tô phở xe lửa ở Ngã Bảy SG hay sau đó là Tô phở Xe Tăng ở PTG chỉ là tên đặt của chủ tiệm mà thôi . Còn cái tô phở to tổ bố được chủ hàng ,con của chủ tiệm xe lữa và xe tăng két họp lại đẻ thách .thức người ăn .chỉ là quảng cáo . Tiêm phở của 2 vọ chồng này được đặt tên HKMH !
    Miên Nam trước 54 hầu như không có tiệm phở mà là hủ tiếu của tầu,đựng trong bát được gọi là TÔ. Sau 54 Bắc di cư mở tiệm phở ,người Nam cung gọi là tô phở …riết thành đồng hóa !
    Ở ngoài Bắc có phố hàng chén ,chuyên bán chén bát đủ loại
    Đó là sự khác nhau ngôn ngữ giữa Bắc và Nam.Có gì mà Chưởi người ta dzữ zậy ?

  9. Có những con lừa, ngu đến mức không phân-biệt được cái bát và cái tô.
    Có lẻ bọn nó là con la.
    Thằng tiến sĩ Phạm Đỗ Chí mới đăng bài viết:
    -“Bát phở 15 đô ở Quận Cam…”
    Tô phở của người Việt ở Mỷ là cái ‘tô xe lửa’.
    Có nghỉa là nó lớn nhất trong dòng-họ nhà tô.
    Nó là cái thau nho-nhỏ.
    Thế mà bọn nó cứ gọi là cái bát.
    Vậy, bát phở với bát cơm to bằng nhau, có cùng kích-cở à?
    Hàng ngày, thằng này ăn cơm bằng cái tô ‘xe lửa’ ư?
    Chử ‘tô’ là tên ông cố-nội-tổ của nó, nên nó kị-húy?
    Tô phở, bát cơm.
    Người Nam nói:
    Tô phở, chén cơm.
    Bộ nảo của thằng tiến-sỷ mà còn như thế, thì Việt Nam không ngóc đầu lên được là đúng rồi.

  10. Một xã hội khuyết tật!

    Phải nhận chân sự thật
    Một xã hội khuyết tật
    Đất nước ta hôm nay
    Như một trại súc vật!

    Nông Dân Nam Bộ

  11. “…Dự có con chuột được đem xử án. Dự hay bắt tóp.”
    Câu này có nghỉa là gì?
    Tôi chẵng hiểu gì cả!

  12. Thắng làm Vua thua làm NGỤY COCK, quy luật của muon đời là thế , Ngụy Cock phải zui ze? châp’ nhận nêu’ còn một tí………….MAN(nam nhi) trong huyét quản. Phải chấm dứt kể khổ kể khó.

    Viet Gian Cộng Hành(VNCH) củng đả muón tieu diệt Viet Cộng và đưa VC chúng anh về thời đố đá nhưng chẳng may TRỜI không thuơng đứa ÁC cho nên NGỤY COCK bất lực , quăng súng vọt chạy.

    Thua rồi bây giò kêu réo, than thở , cay cú , ganh tị và có lảo còn đòi…………Xóa bài làm lại, heheheheheheh. Thua rồi bay giò khóc là thé nào hả hả.

    Néu Ngụy Ccok anh hùng thì hảy chấp nhận the outcome, no matter what ,, thua là thua , không đổ thừa , không làm họ Đổ tên Thừa mói là ngon cơm chứ mà thua rồi bay giò khóc lóc làm đéo gì hả hả. Có choi có chịu, muón giet’ nguoi ta nhưng bị nguoi ta quất lại rôi giò đây khóc lóc là thé nào hả hả. Coi chừng thien hạ lai bảo là những thèng NGỤY HÈN đó nghen.

Leave a Reply to Hồ Bê Tông Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên