Quan hệ Việt – Trung qua con mắt một học giả TQ

6

Tác giả: XIE TAO (Tạ Thao)

Nguyễn Huy Hoàng dịch

Đầu tháng 2 năm nay, tôi có chuyến thăm thứ hai đến Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Khác với chuyến thăm lần đầu cách đây bốn năm, lần này tôi quyết định dành phần lớn thời gian trong năm ngày ở đây để khám phá các bảo tàng trong thành phố. Ở Việt Nam lúc này là mùa khô, và các bảo tàng sẽ cung cấp một nơi trú ẩn dễ chịu trước cái nóng hầm hập trên đường phố. Vả lại, con trai tôi mới bốn tuổi trong chuyến thăm đầu, và tôi nghĩ lớn thêm bốn năm là đủ cho nó học được chút gì đó từ các bảo tàng về lịch sử và văn hóa của một đất nước mà nó đã đến thăm hai lần.

Quan trọng hơn, là một nhà khoa học chính trị, tôi hy vọng chúng sẽ giúp tôi tìm hiểu xem Việt Nam nhìn nhận như thế nào về mối quan hệ với Trung Quốc. Với vai trò hết sức quan trọng của các bảo tàng – cũng như bản đồ và các cuộc điều tra dân số – trong quá trình hình thành bản sắc quốc gia, như Benedict Anderson đã thảo luận sâu rộng trong cuốn sách được đánh giá cao The Imagined Communities của ông, tôi chắc chắn câu chuyện của chính phủ Việt Nam về mối quan hệ song phương sẽ khác câu chuyện của chính phủ Trung Quốc, nhưng tôi không biết chính xác thì khác như thế nào.

Sáng ngày thứ hai, tôi đến Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh. Tôi đã nghe những người từng đến thăm bảo tàng nói đây là nơi dành riêng cho cuộc chiến giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Tôi cũng biết rằng Trung Quốc đã cung cấp một lượng lớn viện trợ cho Việt Nam trong cuộc chiến, mặc dù Bắc Kinh chưa bao giờ tiết lộ con số chính xác. Một nguồn tin của Trung Quốc ước tính con số này rơi vào khoảng 20 tỷ USD (tính theo cơ sở giá trong những năm 1970). Hơn nữa, Bắc Kinh cũng gửi 300.000 nhân viên quân sự qua biên giới trong giai đoạn từ năm 1965 đến năm 1968, theo một nguồn tin khác. Bởi vậy mà trước khi đến bảo tàng, tôi đã nghĩ sẽ có ít nhất một hai hiện vật để ghi nhận sự giúp đỡ hào phóng mà Trung Quốc dành cho Việt Nam.

Tầng trệt của bảo tàng là một bộ sưu tập ảnh và áp phích. Các bức ảnh cho thấy các cuộc tập hợp, diễu hành, biểu tình phản đối chiến tranh trên khắp thế giới (và cả ở Mỹ), trong khi các tấm áp phích dùng từ ngữ và hình ảnh để truyền tải sự ủng hộ của quốc tế dành cho Việt Nam và phản đối Hoa Kỳ. Đến cuối bộ sưu tập tôi gặp ba bức ảnh. Bức thứ nhất chụp cảnh Mao Trạch Đông bắt tay với Hồ Chí Minh. Bức thứ hai chụp hai quả khinh khí cầu treo hai dải băng rôn dài – một ghi “Mao chủ tịch muôn năm” và một ghi “Hồ chủ tịch muôn năm” – trên quảng trường Thiên An Môn đông đúc ở Bắc Kinh. Bức thứ ba chụp cảnh Mao đón tiếp một phái đoàn Việt Nam. Hóa ra chỉ có ba bức ảnh này trong bảo tàng cao ba tầng gợi ý sự thừa nhận và biết ơn của Việt Nam đối với sự trợ giúp của Trung Quốc trong Chiến tranh Việt Nam.

Chiều ngày thứ tư, tôi đến thăm Bảo tàng Lịch sử. Sau khi nhanh chóng đi qua hai gian trưng bày đầu tiên, có các hiện vật và trang phục truyền thống, tôi đến lối vào gian trưng bày thứ ba. Ở đầu lối vào là một tấm bảng ghi “Bắc thuộc – Đấu tranh giành độc lập.” Gian trưng bày thứ ba này có khoảng hai chục tấm áp phích và bản đồ phục dựng. Tôi đặc biệt thấy cuốn hút trước một tấm áp phích, ghi (nguyên văn) như sau:

Sau khi An Dương Vương thất bại trong cuộc kháng chiến chống Triệu Đà (179 TCN), Việt Nam bị các triều đại phong kiến Trung Quốc cai trị, bóc lột, và đồng hóa. Trong hơn 1.000 năm, người Việt Nam đã cố gắng hết sức để gìn giữ văn hóa truyền thống, ngôn ngữ dân tộc, tiếp nhận và Việt hóa các yếu tố văn hóa Hán; đồng thời tổ chức hơn 100 cuộc nổi dậy chống lại những kẻ xâm lăng để giành chủ quyền với cuộc nổi dậy đầu tiên là của Hai Bà Trưng (40–43 CN). Năm 938, Ngô Quyền đánh đuổi hoàn toàn quân Trung Quốc xâm lược trên sông Bạch Đằng lịch sử, bắt đầu kỷ nguyên tự do và độc lập cho người Việt Nam.

Sau tấm áp phích là một chuỗi các bản đồ phục dựng, thể hiện không chỉ các tuyến đường của “quân Trung Quốc xâm lược” liên tiếp, mà còn cả vị trí của các cuộc kháng chiến. Một tấm bản đồ mô tả “các cuộc nổi dậy tiêu biểu chống quân xâm lược phương Bắc (thế kỷ 1–10).” Một tấm thể hiện “chiến thắng của quân đội Đại Việt trước quân Tống xâm lược (1076–1077).” Tấm bản đồ thứ ba cho thấy “cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418–1427).” Đến khi bước ra khỏi lối vào, tôi đã có một cái nhìn rõ ràng về cách mà Trung Quốc từng – và có lẽ là vẫn – được nhìn nhận bởi người láng giềng phương Nam.

Đến tối về lại phòng khách sạn, tôi cố gắng lý giải những gì mình đã thấy trong Bảo tàng Lịch sử. Tình cờ tôi có mang theo một cuốn sách du lịch của Lonely Planet năm 2014 về Việt Nam, nên tôi bắt đầu đọc phần giới thiệu ngắn gọn về lịch sử đất nước. Rồi tôi thấy một mục có tiêu đề “China Bites Back” (Trung Quốc nổi giận), viết như sau:

Trung Quốc một lần nữa nắm quyền kiểm soát ở Việt Nam vào đầu thế kỷ 15, đem văn khố quốc gia và một số trí thức của đất nước về Nam Kinh [kinh đô nhà Minh] – một tổn thất có tác động lâu dài lên nền văn minh Việt Nam. Sưu cao thuế nặng và lao động khổ sai cũng là điển hình của thời kỳ này. Nhà thơ Nguyễn Trãi (1380–1442) viết về giai đoạn này: “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội. Nhơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.”

Thành thật mà nói, tôi đã không hề chuẩn bị tinh thần để đón nhận một đoạn thơ như thế. Quả thật, với tôi, nó nghe cũng giống như một đoạn thơ lên án quân Nhật Bản xâm lược Trung Quốc nếu tác giả không được nêu tên. Tôi thực sự choáng váng trước mức độ oán hận trong hai dòng thơ này. Chắc chắn là tôi nhận thức được rất rõ rằng hai đất nước đã trải qua một mối quan hệ nhiều rắc rối kể từ cuối những năm 1970: một cuộc đụng độ biên giới năm 1979, các cuộc đụng độ trên biển vào cuối những năm 1980, và căng thẳng trên các đảo tranh chấp ở Biển Đông kể từ năm 2010. Nhưng tôi không biết sự thù địch của Việt Nam với Trung Quốc lại sâu đậm và mạnh mẽ như thế. Như một “bách niên quốc sỉ” đã trở thành một phần không thể tách rời trong ký ức tập thể của người Trung Quốc, “ngàn năm Bắc thuộc” cũng phát triển thành một thành tố cốt lõi trong bản sắc dân tộc của người Việt Nam, bất kể ký ức của người Trung Quốc thay đổi như thế nào, hay bản sắc Việt Nam là do tự phát triển hay được hình thành một cách nhân tạo.

Bỏ cuốn Lonely Planet xuống, tôi cố gắng lý giải mối quan hệ Việt-Trung. Bỗng nhiên tôi nhớ ra một đoạn trích thường được [một số học giả phương Tây] cho là của Hồ Chí Minh, vị cha già của Việt Nam hiện đại. Ông Hồ được cho là đã nói như sau vào năm 1946, ít lâu sau khi ông đồng ý cho phép quân đội Pháp trở lại Việt Nam:

Các anh thật thiển cận! Các anh không nhận ra Trung Quốc ở lại nghĩa là thế nào sao? Các anh không nhớ lịch sử của mình sao? Lần cuối đến đây, họ đã ở lại một ngàn năm. Pháp là người ngoài. Họ yếu. Chủ nghĩa thực dân sắp chết. Người da trắng đã tận số ở châu Á. Nhưng nếu ở lại bây giờ thì người Trung Quốc sẽ không bao giờ rời đi. Còn tôi, tôi thà ngửi cứt Pháp trong năm năm tới còn hơn ăn cứt Tàu cả cuộc đời.

Sự tha thứ nhanh chóng của Hồ Chí Minh đối với thực dân Pháp góp phần giải thích thái độ rộng lượng dễ thấy của người Việt đối với người Mỹ. Một vật trưng bày trong Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh nói rằng 3 triệu người Việt (trong đó có 2 triệu dân thường) đã bị giết, 2 triệu người bị thương, cộng thêm 300.000 người mất tích trong cuộc chiến chống Mỹ. Bên cạnh tổn thất kinh hoàng về người còn có tổn hại to lớn mà chất độc da cam gây ra cho cả môi trường địa phương và người dân sống ở đó. Rất có thể những hành động ô nhục và tội ác mà người Mỹ gây ra trong khoảng mười năm còn tồi tệ hơn nhiều so với những gì mà Trung Quốc đã gây ra (cho Việt Nam) trong hơn một ngàn năm. Vậy mà người Việt Nam vẫn có vẻ nhanh chóng vượt qua được sự tàn ác của Mỹ.

Quá khứ có thể cho chúng ta biết gì về tương lai của mối quan hệ Việt-Trung? Một bài học có vẻ đúng: Các lực lượng ly tâm của chủ nghĩa dân tộc mạnh hơn rất nhiều so với các lực lượng hướng tâm của chủ nghĩa cộng sản. Cũng như Mao cuối cùng đã cắt đứt với Stalin, cuối cùng Hồ Chí Minh cũng quay lưng lại với Mao. Cào vỏ bọc một người cộng sản, rồi ta sẽ thấy không sâu bên dưới lớp da là một nhà dân tộc chủ nghĩa. Chừng nào những ký ức về “ngàn năm Bắc thuộc” còn tươi mới trong ý thức tập thể của người Việt, hứa hẹn của Bắc Kinh về sự trỗi dậy hòa bình sẽ còn không đáng tin, và những căng thẳng tiếp diễn ở Biển Đông chỉ khiến hứa hẹn đó thêm phần đáng ngờ. Hà Nội sẽ tiếp tục tìm kiếm sự ủng hộ từ những bên thứ ba để chuẩn bị nghênh đón sự trỗi dậy không hòa bình của Trung Quốc.

Với những suy nghĩ này, tôi chuẩn bị cho điểm dừng tiếp theo: Yangon, Myanmar.

Bản Anh ngữ Thediplomat.com
————————————————
Xie Tao (Tạ Thao), giáo sư ngành khoa học chính trị tại Trường Anh ngữ và Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh, là tác giả cuốn U.S.-China Relations: China Policy on Capitol Hill (Routledge, 2009). Bài viết thể hiện quan điểm của riêng tác giả

6 BÌNH LUẬN

  1. Trích: “Các anh thật thiển cận! Các anh không nhận ra Trung Quốc ở lại nghĩa là thế nào sao? Các anh không nhớ lịch sử của mình sao? Lần cuối đến đây, họ đã ở lại một ngàn năm. Pháp là người ngoài. Họ yếu. Chủ nghĩa thực dân sắp chết. Người da trắng đã tận số ở châu Á. Nhưng nếu ở lại bây giờ thì người Trung Quốc sẽ không bao giờ rời đi. Còn tôi, tôi thà ngửi cứt Pháp trong năm năm tới còn hơn ăn cứt Tàu cả cuộc đời.”

    Trời!
    Bác tuyệt cú mèo như những lời kể trên vậy à?
    Ủa!
    Vậy mà tại sao, sau 5 năm ngửi cứt Pháp, diệt xong các đảng phái người Việt quốc gia yêu nước thì Bác lại tiếp tục chúi mũi vô…táp bãi cứt Tàu cho tới giờ phút sắp hết hơi mà vẫn đòi cho được một con Xẩm qua hát tiếng Tàu cho nghe rồi mới đi “giải phóng” thế giới diêm vương?

    Tui đề nghị nên đưa đi bác sĩ thú y khám lại toàn bộ tai mũi họng loại mũi hunting dog Cà chớn chống xăm lăng nầy trước khi giao hồ sơ bệnh lý cho các sử gia.

  2. Tinh thần quốc gia mạnh hơn tinh thần quốc tế vô sản. Ông giáo sư người Hoa này đã nhận ra rồi. Ông cũng nhận ra qua viện bảo tàng là người Việt không nhớ ơn Trung Quốc giúp đỡ. Một thiểu số người ở trên dặn bảo nhau ta phải nhớ ơn Trung Quốc là do quyền lợi của họ nên họ phải dựa vào Trung Quốc. Người Việt cũng sẽ khám phá ra là người Campuchia không nhớ ơn Việt Nam đã giúp Campuchia đánh đuổi Kmer Đỏ. Người Miên vẫn không quên trước khi Pháp đô hộ Việt Nam, Việt Nam đã đưa quan Kinh Lược Sứ sang Campuchia để cai trị Campuchia. Ngay cả Kmer Đỏ, dù là theo chủ nghĩa cộng sản, cũng vẫn không quên điều này.

  3. “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội.
    Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi”
    Chỉ hai câu thơ như thế đã đủ để thấy mối căm hận của người Việt với anh láng giềng to xác mà bụng dạ thối tha. Vậy làm sao có thể bình yên trong khi kẻ dã tâm luôn ở bên rình rập. Mình thì bé nhỏ, luôn bị động trong mối quan hệ chẳng cân bằng. Có thế mới cần cân nhắc phương án, tính toán cách đấu tranh. Đánh đấm tay chân, súng ống, trận mạc mình vừa hao người tốn của vừa chưa chắc đã ăn lại mang tiếng hiếu chiến. Chi bằng kết hợp nhiều mặt trận trong đó ngoại giao mềm dẻo là quan trọng. Hàng nghìn năm đô hộ họ còn chẳng đồng hóa được thì sao giờ nó mới vo ve bên ngoài mà mình cứ phải gân cổ cò kích động nhau. Nhìn cái người đàn bà trong ảnh kia xem! Hay ho gì, anh hùng gì mà nhiều kẻ phồng mồm ca ngợi. Đó chẳng qua giống như cái thùng rỗng mà các cụ ta xưa tổng kết chứ có mần ăn được gì! Có chăng chỉ châm mồi cho mấy cái thùng thuốc súng của những nhóm, phe phái đối nghịch đang lăm le chĩa vào hòng chia rẽ lòng dân với lãnh đạo đảng và nhà nước, kích động tinh thần một cách mù quáng chỉ làm hại nước hại dân chứ tốt đẹp gì.
    Nói về tâm lý, chẳng có một ai trên thế giới này không bảo vệ tinh thần dân tộc, không hướng về chủ nghĩa dân tộc. Nếu không còn tinh thần ấy thì chẳng còn đâu xung đột xảy ra khắp mọi nơi, chẳng còn đâu nước lớn chèn ép nước nhỏ và cũng chẳng còn đâu cảnh phe này, phái nọ đấu đá tranh giành…
    Muốn nói gì thì nói, tinh thần dân tộc của Việt Nam luôn luôn dâng cao nhưng không phải là cái cách mà người đàn bà trong ảnh với những người cùng hội, cùng thuyền của bà ta đang làm. Cách ấy chỉ là lọc lừa khoác áo tinh thần dân tộc mà thôi! Người Việt Nam luôn sẵn sàng “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” chứ không phải cái kiểu “mồm loa mép giải” chửi đổng, chửi càn từ đàng xa như vậy.

    • Có gì sai trong biểu cảm của người đàn bà trong ảnh ? Đó là biểu tượng của sự căm phẫn . Và cũng là tiếng thét vào tai lũ hèn hạ đang ngồi ở trung ương đảng cộng và trong trung ương chính phủ Việt Nam .
      Sự căm phẫn này là do nhìn lũ Tàu cộng ngày càng lấn chiếm, càng ngang nhiên khuấy rối VN từ biển vào đất liền, từ biên giới đến các trung tâm thành phố VN.
      Sự căm phẫn này cũng là sự uất ức nhìn thấy bọn băng đảng cầm quyền VN chỉ lo ăn, lo đục khoét của dân, lo đàn áp các tiếng nói yêu nước thay vì đứng lên răn đe bọn Tàu cộng.
      Bọn đảng và nhà nước đang chia rẻ đảng của chúng và nhân dân. Chớ đâu có ai chia rẻ được dân và nhà cầm quyền khi nhà cầm quyền biết lo cho dân cho nước.

    • Hoàn toàn đồng ý với đồng chí Vũ Phong đã chửi…bác và đảng vì từng gào thét, đánh đấm tay chân, mượn thêm súng ống của Tàu, Nga để hao người tốn của khiến cho sắn lát, bột luộc lộng hành, trâu bò lên làm lãnh đạo. Quan điểm chính trị của ta hiện nay là cứ có…cờ là cầm, có kèn là thổi, miễn là đồ Tàu. Cà chớn thì họ đập mình chết mẹ chứ chẳng phải chơi. Lãnh đạo của ta bây giờ toàn là kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ…chứ đâu phải cái thằng học lớp bảy, thiến heo, cạo mủ cao su, chích…dạo hồi đó. Có giỏi thì kêu đám mặt trận giải phóng miền nam Việt Nam ra đánh chứ bắc cộng ta đâu có ngu.

  4. Tác giả đã có những nhận xét đúng về tâm lý người Việt.
    Tuy nhiên tác giả đã quên 2 yếu tố quan trọng nhất mà làm người Việt vần căm ghét giới lãnh đạo Trung Quốc:
    1: là sự bảo trợ của Bắc Kinh với chế độ độc tài, chống nhân dân, phản quốc của Hà Nội
    2: là âm mưu xâm chiếm và ngay cả sát nhập Việt Nam vẫn được Bắc Kinh khuyến khích và tuyền truyền cho dân Tàu .

    Người VN sẵn sàng quên các xung đột với Pháp, Nhật . Người miền Bắc cũng coi Mỹ là bạn vì Mỹ, Pháp, Nhật đã không còn ý đồ gì với VN cả ngoài chuyện phát triễn thương mại, củng cố tình bạn giữa các quốc gia.

Leave a Reply to Minh Đức Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên