Phục sinh chính trị Công Giáo Việt Nam và đế chế cộng sản

17

“Trong suốt 30 năm hành trình truyền giáo [ở Á Đông]của tôi, đó chỉ là hoạt động của ơn Thánh nhằm chinh phục các linh hồn, là những chiến thắng của đức tin đối với sai lầm, sự thành lập Giáo hội Thiên Chúa ở nhiều miền đất nước xưa kia thuộc về ma quỷ.” (Alexandre de Rhodes, Hành trình và Truyền giáo (1653)).

 “[Nếu] các em không được diễm phúc tử đạo [như các Thánh, thì ít nhất] các em hãy bắt chước lòng can đảm khẳng khái của họ.” (Tạp chí Nghĩa Binh Thánh thể, 1945)

Nếu có một dự phóng chính trị và cách mạng trong tương lai gần ở Việt Nam thì chúng ta phải thấy có hai thế lực đang âm thầm trổi dậy một cách vững chắc, hùng mạnh và khó có thể ngăn chận: Khối tín đồ Công giáo (CG) và khối tư bản “đỏ” thân hữu. Đế chế Cộng sản (CS) hiện nay sẽ bị chuyển hóa, đào thải và chính trị quốc gia sẽ bị kiểm soát bởi hai nguồn năng lực đang lên nầy. Trong khi khối tư bản đỏ thì có tiềm lực kinh tế nhưng không có quần chúng. Nhưng khối Công giáo thì có cả hai, cộng thêm đức tin nhiệt thành vào mệnh lệnh giáo hội và cơ cấu tổ chức – trong nỗi uẩn ức của kẻ ngoại cuộc chính trị quốc gia bấy lâu nay. Có thể nói rằng, tương lai chính trị Việt Nam gắn liền với sự phục sinh của khối tín đồ CG. Đảng Ta phải lắng nghe lại lời của Karl Marx: Một cảnh tượng lạ lẫm đang hiện lên trên chân trời Việt Nam – Viễn tượng Công giáo.

Trong khi cơn sóng Tư bản “đỏ” là đứa con nuôi khó trị và ương ngạnh trong nhà của Đảng ta, thì cộng đồng tín hữu Công giáo là một đế chế đức tin đứng im bên ngoài cửa nhà nhưng đang đón chờ và vận động cho một vận hội mới trong niềm căm hận đối với Đảng. Một đằng thì quyền lợi kinh tế, tiền bạc của giới tài phiệt đỏ sẽ làm sụp đổ cơ sở và gia sản tinh thần của Đảng; đằng kia thì niềm tin vào cõi khác của người Công giáo nay đang chuyển hóa thành nên một sức mạnh thế gian có tổ chức và kỷ luật chính trị. Đến khi hai giòng thác quyền lực nầy đồng quy thì đế chế chính trị Cộng sản sẽ bị phế bỏ.

TẠI SAO CÔNG GIÁO?

Một đế chế chính trị phải mang một linh hồn hướng thượng và tinh thần hy sinh cho lý tưởng. Đảng Ta cho đến gần đây đã nuôi dưỡng được linh hồn dân tộc qua ý chí độc lập quốc gia và lý tưởng công lý. Và Hồ Chí Minh, qua bản sắc linh hồn đó, chính là Chúa Jê Su từ cõi Trời xuống trần gian cứu rỗi nhân dân. Nhưng nay thì linh hồn đó đang đi vào vũng thoái hóa từ cám dỗ vật chất trái ngược với niềm tin chân chất nơi người Cộng sản. Tiền bạc và vật chất hiện nay đối với cán bộ Cộng sản là máu của Chúa, là nước thánh Hồ Chí Minh mà họ đang cúi đầu đón nhận qua những màn thánh lễ rửa tội hiện kim – baptism of money – vốn mang đầy mặc cảm tội lỗi và lo sợ. Người Cộng sản VN nay đang là những tín đồ Công giáo nghịch đề – the antithesis of catholicism. Cả hai phía đều mang đức tin mãnh liệt và chắc nịch. Một đằng là tín lý Thánh kinh, một đằng là chủ thuyết vô ngôn của cám dỗ và hoan lạc vật chất.

Tuy nhiên, cái khác biệt lớn giữa cán bộ CS và tín đồ Công giáo là chiều hướng đức tin. Người CG tin vào cõi trên, cõi sau khi chết; người CS nửa tin, nửa ngờ vào cõi trên, kiếp sau. Cái tâm chất đức tin mơ hồ và nửa vời của người CS đã biến họ thành những con cọp kinh tế nhưng lại là những con cừu nơi ý chí công dân.  Trong khi đó, người CG, khi mang đức tin vào cõi trên, họ phủ định đế chế CS, từ chối tham dự vào xã hội công dân đương thời để biến tín lý siêu hình thành nên một ý chí thế gian thuần ước vọng trong thầm lặng.

SÓNG NGẦM CHÍNH TRỊ CÔNG GIÁO

Hiện nay, ở VN, hãy điểm qua danh sách các trí thức bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động xã hội dân sự chống CS, thì gần như hầu hết là những tín đồ Công giáo và một số ít Tin lành. Đó chỉ là mặt nổi. Có môt làn sóng ngầm của quần chúng CG đang chuẩn bị tinh thần cho một biến chuyển chính trị mới. Mặc dầu các nhà hoạt động CG không nhân danh tôn giáo và đạo của họ để tham gia con đường chính trị, tuy nhiên họ cùng chia mẫu số chung khá đồng bộ và vững chắc với khối tín hữu. Đó là chiếc gươm đức tin vào tín lý. Những cán bộ tín lý CG nầy phủ định đế chế CS nhằm phục vụ cho đức tin? Hay là họ vì đức tin mà chống đối lại đế chế chính trị nầy?

Khi người CS còn đức tin vào lý tưởng quyền lực thế gian thì chủ thuyết chinh trị đó là một phản đề cho vương quốc CG. Nhưng nghịch ngẫu thay, khi người CS đã mất hết niềm tin vào chủ nghĩa vô sản thì tôn giáo thế tục vật chất của cán bộ CS lại càng làm cho người CG cảm thấy bất an hơn. Vì đức tin, người CG vốn cho rằng đế chế CS vô thần là của ma quỷ – như de Rhodes đã viết về các quốc gia Á châu gần bốn thế kỷ trước. Họ sẽ không tha thứ cho người CS; trong khi người CS thì không biết đối xử với thế lực CG như thế nào. Tình trạng lúng túng của Đảng ta trước sức mạnh tổ chức của cộng đồng CG lại làm cho tập thể CG càng quyết tâm dấn thân hơn vào dự án chính trị cho tương lai VN hậu CS.

Theo thống kê chính phủ, Việt Nam hiện có khoảng bảy triệu tín đồ Công giáo, tức hơn bảy phần trăm dân số, với 4000 linh mục, 22 ngàn tu sĩ, 2500 giáo xứ, hơn 240 dòng.  Đây chính thức là tôn giáo lớn nhất, đông tín đồ nhất, có tổ thức chặt chẻ, trật tự đẳng cấp, truyền thống đức tin lâu đời – và cũng là một tập hợp chính trị ngầm mạnh hơn cả Đảng CS. Vấn đề chỉ còn là thời gian khi cơn sóng ngầm này sẽ trổi dậy.

Không như phía Phật giáo với vốn liếng chính trị và năng lực nhiệt thành đã bị tiêu thụ khô cạn theo các phong trào quần chúng từ trước 1975, thì trái lại, cộng đồng CG vẫn còn dự trữ một nguồn năng lượng chính trị vốn chưa hề được sử dụng.

Trên thế giới mạng hôm nay, và ở nơi các khu phố, họ đạo, làng xóm CG, nếu ai chịu khó quan sát và tìm hiểu kỹ, sẽ thấy tín hữu CG – nhất là giới trẻ trí thức thành phố – đang ngấm ngầm hình thành những hình thái tổ chức không chính thức, nhưng với kỷ luật vững chắc, bất thành văn, không tuyên bố, cho một phong trào chính trị CG nhằm đến một cơ hội phục sinh chính trị CG hậu CS. Đây đang là một sự thật – dù bí mật nhưng đang trở nên hiển nhiên. Sẽ có ngày, một lãnh tụ CG, cỡ như Hoàng Quỳnh hay Lê Hữu Từ, Trần Hữu Thanh trước 1975, xuất hiện để dẫn đầu và điều hướng năng lực chính trị CG mới..

Khi đức tin huyền nhiệm mà người CG đang nuôi dưỡng được chuyển hóa thành ý chí chính trị thế tục thì người CS hãy coi chừng. Karl Marx sẽ lập lại lời cảnh cáo hơn 170 năm trước về một làn sóng cách mạng mới – quyết liệt và dứt khoát hơn phong trào vô sản thuở trước.

Điều lạ lùng của năng lực biện chứng lịch sử nằm ở chỗ rằng, khi ta dứt khoát phủ định một đối thể thì chính ta sẽ trở nên đối thể đó. Kẻ thù của ta chính là ta phóng thác vào cõi ngoại thân. Người CS nhân danh chống tư bản để nay họ là những nhà tư bản hơn là tư bản. Cũng như thế, người CG khi phủ định nội dung và thể chế CS thì dần dần họ sẽ là những cán bộ chính trị mang đầy bản chất kỷ luật, cấu trúc tổ chức và chắc mãn về chân lý của họ như là của người CS đã. Cả hai phía đang dần dần hoán vị lẫn nhau. Người CG sẽ là cán bộ chính thể; người CS sẽ là kẻ mất linh hồn và đi tìm cứu rỗi từ cõi khác.

BÀI HỌC TỪ ĐẾ CHẾ LA MÃ VÀ THIÊN CHÚA GIÁO

Có hai tác phẩm lừng danh về lịch sử và tôn giáo là “Kinh thành của Chúa” (426) của Thánh Augustine và “Sự suy tàn và sụp đổ của đế chế La Mã” (1776) của Edward Gibbon. Mặc dù ra đời cách nhau hơn thiên niên kỷ, nhưng hai tác phẩm mang hai cái nhìn đối nghịch về đế chế La Mã và nguồn gốc suy vong của nó.

Trong khi Augustine, một hồng y Công giáo, cho rằng chính đạo giáo đa thần Pagan là nguyên nhân của thối nát và hư hỏng cho đế quốc La Mã. Ông phủ nhận những cáo buộc đối với những quan điểm cho rằng tín lý đạo Chúa là nguyên nhân suy vong của đế chế.  Ngược lại, Gibbon tố cáo đạo Chúa rằng với tín lý hoang đường, bi quan, yếm thế, phủ định trách nhiệm công dân đã làm suy yếu và cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ. Theo Gibbon thì Thiên Chúa giáo là một phản đề của chính trị công dân – bởi lẽ rằng thay vì linh động và bao dung thì đạo Chúa lại cứng ngắt, giáo điều, thay vì thực tiễn thế gian thì lại tin vào cõi khác, thay vì dựa vào lý tính lại đi tin vào những phép lạ hoang đường, thay vì tin vào “Kinh thành (City) của con người” thì lại tin vào “Kinh thành của Chúa.”

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, quy luật vận hành lịch sử lại sinh ra những điều trớ trêu. Như Immanuel Kant, triết gia Đức, đã phải viết  lên những nguyên lý chính trị quốc tế với tác phẩm “Hòa bình vĩnh cửu” (1795) khi ông nhìn lại lịch sử Âu Châu.  Chính từ giáo điều và tín lý cứng ngắt và bất dung – với ý chí phủ định trần thế – mà Thiên Chúa giáo, qua tổ chức Giáo hội Công giáo, đã là đầu mối của chiến tranh và cách mạng chính trị ở Âu châu bắt nguồn từ sự suy vong của đế chế La Mã. Hầu hết các cuộc chiến ở Âu châu từ đầu thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 18 đều phát xuất từ sự chia rẽ trong các cộng đồng đạo Chúa và tham vọng chính trị vương quyền của Giáo hội La Mã. Từ tinh thần mệt mỏi và chán chường chiến tranh vì tôn giáo mà phần lớn những đại trí thức Âu châu từ cuối thế kỷ 16 cho đến gần đây đều phản biện đạo Chúa bằng học thuyết dân chủ cộng hòa.

Tức là tính biện chứng của đức tin tôn giáo luôn luôn trở nên phản đề chính nó. Khi ta càng tin vào cõi khác để phủ nhận thế gian thì ta lại càng dấn thân vào cuộc cờ quyền lực thế tục. Tín đồ Phật giáo ở miền Nam trước 1975 đã cho thấy điều đó. Người CG Việt Nam cũng đang đi vào giai đoạn phản đề tín lý nầy. Họ đang phủ định chế độ và giáo điều CS – để rồi chính thế lực CG sẽ dấn thân rất quyết liệt vào chính trị quốc gia trong giai đoạn tới.

KHẢI HUYỀN VÀ MARX: KHI ĐỨC TIN CỘNG VỚI NHIỆT THÀNH

Viễn tượng Công giáo đang ló dần ở chân trời VN. Trong vòng vài thập niên nữa thôi, thay vì màu đỏ và vàng của CS vốn đang tràn ngập phố phường, làng xóm, thì mầu đen và trắng của đạo Chúa sẽ lên ngôi. Một chiến dịch tương tự như the Catholic Conquista chống Hồi giáo vào cuối thế kỷ 15 ở Tây Ban Nha sẽ kéo dài nhiều thế hệ, hay là một trường binh biến nổi dậy như Thái bình Thiên quốc ở Trung Hoa thời Mãn Thanh ở thế kỷ 19. Chữ Thập sẽ thay thế Búa liềm; đoàn Thanh sinh Công thay vì Thanh niên Hồ Chí Minh. Những anh hùng của đế chế CS hôm nay sẽ bị khai tử; tượng đài hoành tráng sẽ bị kéo sập. Một đoàn quân Thập tự chinh mới, kiêu hãnh, cực đoan hơn, sẽ làm chủ chính trường và lịch sử Việt Nam.

Có phải đã đến lúc Vương quốc Công giáo Việt Nam không chỉ muốn im lặng cứu rỗi linh hồn từng cá nhân con người – mà là cho cả quốc gia? Liệu đây là thời điểm mà lời Nguyền từ Khải Huyền đang được tác hành:

Ôi, Ta biết lắm con đường của các ngươi: không lạnh cũng không nóng. Ước chi các ngươi hoặc là nóng, hoặc là lạnh – chứ không là nguội lạt như bây giờ, không lạnh cũng không nóng; cho nên Ta sẽ khạc nhổ các ngươi ra khỏi miệng Ta.” (Khải Huyền 3)

Khi đó, Karl Marx sẽ lăn mình trăn trở trong mộ ngoái nhìn lại một lịch sử gần 200 năm qua để nhận ra rằng tôn giáo không phải là thuốc phiện cho quần chúng. Mà hơn thế, khi đức tin được nung nấu với lòng nhiệt thành, thì nó chính là niềm hưng phấn chính trị, là nồi nước sôi bỏng, là nhuệ khí cách mạng cho khối tín đồ Công giáo Việt Nam khi thời điểm đã chín mùi.

Nguyễn Hữu Liêm

 

17 BÌNH LUẬN

  1. Nguỵ trang dưới một bài khảo cứu khách quan đầy hoang tưởng, chấm phá bằng vài lời chúc dữ cho CS để tạo vùng xám “chống Cộng”, gả dlv CS cao cấp giấu mặt nầy thực ra đang phản ánh tình hình và cảnh báo với Đảng nguy cơ tiềm năng CG có thể lật đổ nền thống trị hiện tại, của ĐCSVN thôi. Với TQ thì đấy là chuyện đáy biển mò kim. Cho nên NHL tạo ấn tượng hoành tráng cho ý tưởng nầy là chuyện vu vơ tào lao.
    Đồng thời, bài viết cũng có hiệu ứng “cảnh báo sớm” cho các tôn giáo lớn khác, cũng tại VN, về viễn tượng độc quyền Công giáo sẽ hứa hẹn một tương lai đàn áp rập khuôn kiểu 1962-63 tại miền Trung, giả thử một khi CG chiếm lĩnh được đất nước để tạo lập kỷ nguyên giáo quyền tại đất nước nầy, như Iran, La Mã…
    Sự đe doạ , NHL hy vọng, sẽ dấy lên lực cản của liên tôn để phản ứng lại “mưu đồ” nầy, mặc nhiên vô hình trung góp sức cùng CS đập tan “tham vọng điên rồ” nầy của La Mã (?!),
    tất nhiên là sẽ góp phần bảo vệ Đảng, giúp duy trì quyền lực hiện tại.

    Có thể không nhỉ?

  2. người giúp làm mọi việc trong nhà hầu két là phái nữ. Người Bắc gọi con sen ,dịch từ chữ tàu là “liên tử” (c=hij cú con sen ,con đòi ,đứa ở (đợ ) Người Trung gọi là con ở và người Nam gọi là người làm (công) >Còn gọi là kẻ gíup việc ,người ăn người làm trong nhà, đay tớ gái… Do đo con SEN là tieng gọi con ở có vẻ “quý phái” (như các nhà giàu quyền quý thwời phong kiến tàu gọi họ khi nói về ho).Sau ngày di cư vào Nam ,con sen còn có tên trong các tiểu thuyyet truyện ngán miền Bắc chớ ít ai dùng đến nói đến ,Như ngày nay ta dùng chữ osin thay từ con sen và những từ khác chỉ về giói này
    Phần lớn họ ở nhà quê lên đô thành sau mùa gặt hoặc họ muốn đổi đời Những cô gái này khong có họ hành hoặc hoc hành chút ít ,lên Sg lớ ngớ là bị dụ đi làm (vì họ chỉ có 01 việc là giúp việc gd..)nhưng có thể vào nhà chứa,,,
    Vì đua đòi và muốn gột rửa chất phèn nhà quê bị coi thường cười ngạo ,họ tâp lam dan thành phố,thích chưng diện ,coi cai lương hát bội ,hát vài câu nhạc dễ nhớ dễ thuộc nhu bài “trăng rụng xuống cầu hay “anh ơi nếu mộng không thành thí sao? “Có người đọc tiểu thuyết tinh trenbáo hay ướt át khóc theo nhân vật trong báo Phụ nữ hay tuồng hát .Họ nhiễm cách ăn nói trong các tiểu thuyết đoi khi cung không hiểu là gì .Thây “hay’ thì nói…
    Từ con sen bẳng di thật lâu và nó laii hiện ra lại phổ biến rộng rải ,nhưng biến dang sen thánh SẾN khi nhièu người nhà quê lên thanh phô cht Có người vào làm sở Mỹ ,vào các bar Mỹ hoặc nếu có nhan sắc làm chiêu đãi viên . Gặp GI nào đó gá nghĩa chông vợ thi cuộc đồi đỏi khác,nhưng vẫn không dâu dược tinh cách nhà quê,,,
    Và từ dó có người văn sĩ bắt kip nhịp sống xã hội.gọi ra đổi đời như 2 câu thơ TTX:
    “Công đức tu hành sư có lọng /su hào rủng rỉ mán ngồi xe”cho nên họ hài hứớc châm biếm diêu cợt con SEN một phút dõi dời lên Bà,nhưng vẫn là con sen..
    Từ đó có con,cô bà SẾN và không ngẫn ngai ì gọi là sên nương “Sến nương ơi,hôm nay hai đưa ta cung “giã gao” hay “uống thuốc chuột ” hè…
    Thật ra chàng trai chỉ muốn cùng cô hát bài “trăng rụng xuông cầu” hay “em ơi nếu mông không thành …”mà thôi .
    Và nhac các ô thích ,huyên ác cô đọc ,loai các cô nghêu ngao hoạt ăn mặc diêm dúa màu sắc chỏi nhau…..vô ý vô tứ….thì đêu la SẾN.

  3. Tên Nguyễn hữu Liếm viết nhãm mẹ hết Mẹ khóc rồi Chúa khóc đách làm nên tích sự gì chỉ lo cải đạo thằng nào không phải là con chiên nếu lấy nhau ,mẹ thế kỹ 21 rồi mà còn ngu đần

    • Lúc đâu nghe có vẻ ‘hay’ nhưng bây giờ NGHE thật sự là CƯỚP :ĐẢNG CÔNG= ĐẢNG CƯỚP.
      (Dân xì xao bàn tán vè việc CƯỚP CẠN này nên nay đã thay chữ “CƯỚP”….)
      Nêu HCM tuyên bố như trên là TUYEN BỐ LÁO:làm gì CƯỚP được dể dàng chinh quyền từ tay người Pháp.
      CƯỚP CHINH QUYÊN TỪ TAY THỦ TƯƠNG Trần Trọng Kim ĐƯỢC VUA Bão Đai CHỈ ĐINH KHI NHẬT TRẢ ĐỘC LẬP CHO VN.

  4. Mỹ không xem Việt Nam là đồng minh, mà chỉ là người xung kích đi đầu trong cuộc chiến chống Cộng Sản . America’s foot soldier, a collateral damage. Mỹ không cần cả Việt Nam thắng trong cuộc xung đột quân sự Việt-Trung, chỉ cần tụi bay điên tiết lên đục nhau . Việt Nam thắng hay thua, nobody cares. Thắng hay thua, bao nhiêu “thành quả” về kinh tía, not much in the 1st place, gone poof. Có nghĩa VN sẽ phải boukou Mỹ, vì đã bị khối Cộng Sản ostracized. Lúc đó Mỹ vần Việt Nam thế nào mà chả được . Thanh y hai lượt, thanh lâu 2 lần mới chỉ là vài món ăn chơi dạo đầu

  5. Chỉ nói thía này, Mỹ không (bao giờ) đánh Trung Quốc cho Việt Nam, vì mục đích là sự xung đột vũ trang giữa Việt Nam & Trung Quốc .

    Yes, Mỹ sẽ là cái đầu dế quậy cho cả 2 con dế đều nổi khùng lên, then rút chân ra để cho tụi nó đục nhau . Mỹ đánh Trung Quốc cho Việt Nam … how stupid you have to be comin up w that idea?

  6. Nitemare scenario của Mỹ là trục Moscow-Bắc Kinh-Hà Nội lại tái thành hình . Lần đầu nó thành hình, Mỹ lụm được Trung Quốc . Hú hồn hú vía . The result của lụm được Trung Quốc là lụm được thêm Gorbachev, điều kiện đủ cho 1 phần -đ/v Mỹ lúc đó, quan trọng nhứt- xụp đổ . After that, Fukuyama viết về the End of History, Mỹ ngủ quên trên chiến thắng .

    Guess what, that History came back. Mỹ vẫn chưa học được bài học là độc tài học kinh nghiệm của những người đi trước, trong khi Mỹ có 2 cái deadly assumptions. 1- Dân chủ tư bửn tự nó là điều tốt, nên mọi người sẽ theo nó . & 2- Chính thể độc tài sẽ phải chấm dứt bằng cách này hay cách khác .

    Were testin those assumptions NOW.

    Nếu trục Moscow-Bắc Kinh-Hà Nội được lập lại, its the GodĐamn nitemare, có nghĩa Mỹ sẽ phải cuống quýt lên tìm đồng minh . Turn out not that easy. Oh và nếu trục đó được lập lại, its gonna learn the lessons, which mean it will become more deadly.

    Một lần nữa, Lịch sử chọn Việt Nam làm điểm tựa . Make or break là tùy quyết định của Việt Nam

  7. Bên Mỹ & châu Âu có phát triển 1 số ngành nghề gọi là Probabilistics, hoặc những thứ tương tự . Ngành này phối hợp rất nhiều chuyên môn, toán, tâm lý học, phân tâm học … để đưa ra những probabilities, những dự đoán khả thể . Ở VN đọc thì nghe như là ngoại cảm, some actually think of it that way, nhưng những chuyện này hoàn toàn hổng mang tính huyền bí . Altho những dự đoán, với bộ não của 1 bác Tám, hoàn toàn mang tính “ngoại cảm”, “huyền bí” vv … vv … Far from it, vì nó không “dự đoán” tương lai, mà chỉ đưa ra 1 số những dự đoán khả thể (probabilites) dựa trên những số liệu có sẵn . An intro to this là bộ phin Imitation Game về Alan Turing, the forefather của rất nhiều ngành . Tất nhiên, các tiến bộ hiện giờ is lite-yrs away from thời Alan Turing, nhưng 1 số nguyên tắc chính vưỡn áp dụng được .

    Input data: Mỹ muốn tiêu diệt Cộng Sản, its imperative. Từ thời chủ nghĩa Mác lọt vào tầm ngắm của giới nghiên cứu Mỹ, tất cả đời Tổng thống đều tâm nguyện diệt trừ nó bằng bất cứ giá nào . Cách làm có thể thay đổi theo từng người, thậm chí cãi nhau như mổ bò, but them have the same goal. Và các đời Tổng thống, i know from Woodrow Wilson, mỗi lần nghiệm thu đều hỏi how far we gone, và cần làm cái gì . Chỉ có từ 45 qua lão Đần là skipped toàn bộ . Nhưng đươc cái các cơ quan tình báo & tướng lãnh quân đội could report on the progress, which was not much.

    Thời Obama bắt đầu nhận ra sức mạnh & bộ mặt thật của Trung Quốc, did some recommendation, đều bị gạt hết ra ngoài . One thing left, sự trỗi dậy của Trung Quốc . 3T know very well, coz he was neck deep in that xít .

    Consensus của chính giới Mỹ là Việt Nam đang ngả về phía tư bửn, trở thành mắt xích yếu nhứt của phe xã hội chủ nghĩa . Việt Nam go down, & Nga thời đó đang ngả về tư bửn, that would be the end cho phe Cộng Sản . How its gonna be done? Dựa vào sự gọi-là kèn cựa về biển đảo giữa Việt Nam & Trung Quốc .

    Those are the input data. Còn lại chỉ là 1+1 =2, aka đào sâu & tận dụng vết rạn nứt đó . Phúc Kđinh kiddie stuff. Việt Nam mà gây chiến với Trung Quốc, no way in hell or communist heaven phe xã hội chủ nghĩa có thể thành hình, nói gì tới tồn tại .

    So Đamn close & so many times. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói đúng đó, nếu có biến thì có thể bình yên họp hành được không ?

    Chỉ có sự đoàn kết gắn bó giữa 2 đảng Cộng Sản, và công khai thì Mỹ mới không kiếm cách để đánh sập Đảng các bác . Like i said, VN go down, that would be the endgame.

    Nói ra thì có vẻ như là ngoại cảm, its all calculations. Tớ chỉ nhận mình là gov bean-counter thui, a special kinda bean, but still bean nevertheless

    • Montaukmosquito cũng có vài ý hay,nhưng viết pha tiếng Anh nhiều quá,đoc nhức đầu chết mẹ,viết 1 thứ tiếng thôi cha nội,không khéo thì người ta lại bảo là nổ hay khoe,hoặc là Mẽo con,mất gốc(vì ở Mĩ lâu quá quên gần hết tiếng Việt rồi!)

      • Cố quên tiếng Việt . Hồi ở VN, học sách của nhà giáo Phạm Toàn đáng kính của chúng nó nên đâm ra ghét cay ghét đắng tiếng Việt . Stop usin it fo a good 10 yrs.

  8. Dưới tay Đảng Cộng Sản của Nguyễn Hữu Láp, rất có thể sẽ trở thành 1 thứ hai bịch như đạo Phật ở Việt Nam hiện nay . Ba Ngôi sẽ trở thành Marx-Đức Chúa Con & Bác Hồ Amen . Nếu đạo Thiên Chúa trở thành 1 thứ hai bịch ở Việt Nam, tớ đề nghị linh mục Huỳnh Công Minh làm giáo chủ Anti-Christ.

    Còn nhớ chi bộ của Đấng Ki Tô không ? Không biết ai là Judas Iscariot nhưng Judas Priests thì đầy dẫy . All it took is one Judas phản Chúa để Đấng Ki Tô bị đóng đinh trên thập giá, nhưng đám Judas Priests nói tiếng Việt thì đầy dẫy .

  9. …..THeo tôi phải dùng từ mafia đỏ thì đúng hơn, chứ họ có kinh tế thị trường gì đâu mà cứ tâng bốc là tư bản đỏ, tui thấy rỏ ràng là tham nhũng tham ô, đi ăn cướp đất của dân, đi cướp đất giết cụ kình….quá rỏ ràng. Chúng ta nên nói là ăn cướp đỏ, tức cộng sản đi ăn cướp……….Việt cộng tạo ra sân sau rồi kinh doanh cho có lệ chủ yếu là tham ô tham nhũng…….Ví dụ hùng hồn cho tác giả cứng họng không cải, đó là Việt cộng chủ trương kinh tế thị trường định hướng XHCN….tức là kết cục quốc hửu hóa ăn cướp cạn, y như họ ăn cướp cạn của Trịnh vĩnh Bình….thì tư bản ở chổ nào đâu mà kêu là tư bản đỏ???????_______kinh tế tư bản là thị trường không có định hướng…..XHCN rỏ ràng. Không nên cứ mở miệng ra kiểu dư luận viên Việt cộng nâng bi Việt cộng chúng ta cũng là từ bản những đỏ…đó là Việt cộng tự sướng vậy tử bản trắng là mafia??…. Người ta gọi mafia là mafia làm ăn kiểu mafia, Nga tàu-cộng Việt cộng cũng y chang hành xử như xả hội đen mafia rỏ ràng….Tư bản đâu mà tư bản…..Tóm lại phải tư bản đã; rồi mới phân biệt đỏ đen vàng trắng, những theo tui tư bản là tư bản chứ đỏ đen vàng trằng gì ở đây……._____Tóm lại là tụi Việt cộng làm ăn như mafia, tham ô tham nhũng,ăn cướp, thì không nên dán nhản tư bản vô rất phản khoa học______Cũng như nhạc bolero trước 1975, tụi Việt cộng kêu là nhạc sến,rồi trên youtube tụi nó cũng mất dạy kêu là nhạc sế rồi dân chúng không biết cũng ùn ùn gọi là nhạn sến, trong khi nhạc borelo trước 1975 thiệt là hay. Theo dư luận muốn giàu theo Mỹ, muốn làm đĩ theo…..tàu, tụi Việt cộng theo tàu rỏ ràng thì là đĩ là sến rồi chứ gì!!!!!! Vậy thì nhạc đỏ của Việt cộng chúng ta nên đồng lồng gọi là nhạc sến đỏ………..SẾN ĐỎ…….Nhạc sến đỏ, để chống lại luận điệu tuyên truyền láo lếu kêu nhạc borelo miền nam trước 1975 là nhạc sến, cho đến khi nào họ chấm dứt tuyên truyền kiểu mấy dạy này…….NHẠC Việt cộng mọi người cứ kêu là nhạc sến đỏ………vậy á. Tóm lại Việt cộng đi ăn cướp đất của dân thì gọi là ăn cướp đỏ hay đất tặc đỏ…….tham nhũng đõ, tham ô đỏ…..Mafia đõ, gọi là tư bản đỏ là sai đứng về mặt khoa học và triết lý. Cũng như bôi bác nhạc Bolero là nhạc sến là sai…….Còn nói về Phật giáo thì tu tại gia may ra không có Việt cộng??…chứ thầy chùa quốc doanh cạo đầu đội nón cối có mà đầy, ở chùa nào cũng là chùa Việt cộng. Thiên chúa giáo thì Việt cộng không thể lủng đoạn đước nên họ giết cha nhà thờ quậy phá……Tuy nhiên nếu dùng thiên chúa giáo ỏ Việt nam làm sức mạnh tui nghỉ không hợp lý khi mà chiến tranh ở Ukraine chính tụi chính trị gia Đức Pháp…Hungari làm ăn với Nga bênh vực cho Nga, trong khi Đức giáo hoàng bênh vực Ukraine, chúng ta thấy rỏ ràng.Và dân Ukraine vẩn tiếp tục bị giết oan vô tội…….đầu đuôi gốc ngọn là chế độ độc tài, và cộng sản và được sự tiếp tay của tụi nhà nước ngầm tây phương. Hôm qua sinh viên Sorbonne đại học Pháp biểu tình ở Paris vì 2 ứng viên tổng thống là Macron vả Le Pen chẳng ai được hết, chúng ta thấy tụi nhà nước ngầm Pháp dựng lên tổng thống và như vậy bù nhìn thì không thể là tổng thống Pháp………Chính tụi nhà nước ngầm tây phương chồng lưng cho Putin cho tàu cộng và Việt cộng theo kiểu làm ăn bất chính, thì còn lâu đấu tranh cho dân chủ tự do mới được rộng mở….Hảy có tầm nhìn xa, trông rộng….nay kính.

    • Sai rồi cha nội,”sến” trước 75 là một danh từ có tính coi thường,hơi miệt thị,là “nhà quê”,(ví dụ: Mari sến=con ở giúp việc) Hồi đó,tui bị mấy thằng bạn sinh viên chửi:”Đ.M.mày tướng sao sến quá!”(thay vì lúc đó mọi thanh niên đều cắt tóc dài,mặc quần loe,tui lại cắt tóc ngắn và mặc quần ống nhỏ xíu) hay khi nghe một tên bạn khác hát nhạc Chế Linh :”Đ.M.cái thằng ca bài sến quá là sến !”)…Sau 75,nhạc boléro từ từ lan ra miền bắc và chiếm trọn tâm tư tình cảm của dân phe “chiến thắng”,kể cả giới élite Hà Nội vì đã quá chán ngán với các loại nhạc đỏ “Bác đang cùng chúng cháu hành quân”,”Tiếng chày trên sóc Bom bo”…để bào chữa cho hiện tượng này,phe ta ra sức bênh vực,tâng bốc nhạc boléro,chứ đâu dám chửi nó?Chữ “sến” dần dần thay đổi ý nghĩa ban đầu.Bây giờ em nào mà có danh hiệu”ngọc nữ boléro” là hết sảy,tha hồ kiếm tiền !

      1

      • “Sến” thoạt đầu được dùng như một tiếng lóng ,
        sau này được xử dụng rộng ra trong văn nói ,không
        dùng cho “văn chương bác học”.

        “Sến” được dùng để chỉ trạng thái quá lố ,cố gắng
        diễn đạt,biểu đạt một cách quá đáng ,không đúng
        nơi,trật đường rầy ,uỷ mỵ ,sướt mướt quá đáng .

        Ăn mặc không hợp thời trang ,không được gọi là “sến”,
        chỉ bị bạn bè cho là “nhà quê” hay “quê một cục”,cù lần .
        Ăn mặc quá loè loẹt ,dỏm dáng như phái nữ ,nói chuyện
        quá nhẹ nhàng ,mới được gán cho cái danh hiệu là “sến”.

        Một bài nhạc được gọi là sến vì : ca sĩ có giọng sến (kéo
        dài ,ngân nga quá sướt mướt), cách trình diễn “sến”(trình
        bày quá lố,diễn sướt mướt quá đáng ,Hùng cường và Mai
        Lệ Huyền là hai ca sĩ điển hình) . Cuối cùng là lời nhạc quá
        …bình dân,ngôn ngữ chả có gì,quanh đi quẩn lại chỉ có bi
        nhiêu đó ,tiết tấu đơn điệu ,sáo mòn ,không có gì thay đổi,
        thường thường là Bolero . Phạm Duy cũng có bài “Sức mấy
        mà buồn” gì đó ,bị thiên hạ ,báo chí cho là “sến”.

        • Cám ơn bác đã phân tích chính xác,đúng ra là như thế,nhưng hồi đó tụi này và nhiều người khác dùng chữ “sến” tùm lum…cũng như bây giờ ở VN,chữ “hoành tráng” cũng bị dùng khắp nơi,khác với nghĩa ban đầu của nó !

Leave a Reply to montaukmosquito Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên