Phạm Đoan Trang được đề cử tranh giải Tự do Báo chí 2019 của RFS

1
Nhà báo Phạm Đoan Trang

Giải thưởng Tự do Báo chí lần thứ 27 của tổ chức Phóng viên Không Biên giới sẽ được trao vào ngày 12/09/2019 tại Berlin, đây là lần đầu tiên lễ trao giải được tổ chức tại thủ đô nước Đức, nhân dịp kỷ niệm 25 năm bộ phận Đức của Phóng viên Không Biên giới.

Giải thưởng vinh danh các nhà báo đặc biệt can đảm và độc lập mà công việc của họ đã tạo ra một tác động lớn, giải được chia làm 3 hạng mục: “Can đảm”, “Tác động”“Độc lập”, tổng cộng gồm 12 người, tổ chức thuộc 12 quốc gia khác nhau được đề cử trong 3 hạng mục này. “Nhiều người trong số những người được đề cử đang bị đe dọa nặng nề hoặc đã bị bỏ tù nhiều lần vì hoạt động của họ – nhưng họ không hề chùn bước và tiếp tục lên tiếng chống lại lạm quyền, tham nhũng và các tội ác khác”, ông Oliverhe Deloire, tổng thư ký của Phóng viên Không Biên giới nói. “Tình huống khó khăn của những người được đề cử là không làm chúng tôi nản lòng. Trái lại, nó cho chúng tôi thêm sức mạnh và ý chí để tiếp tục chiến đấu. Sự can đảm khi phục vụ lý tưởng báo chí là một động lực to lớn cho những ai đối mặt với những thách thức quan trọng nhất của nhân loại. “

Giải thưởng Tự do Báo chí 2019 của Phóng viên Không Biên giới
Bốn người được đề cử trong hạng mục “Can đảm” là

– Igor Rudnikov (Nga) – Người sáng lập tờ báo Novye Kolesa đã bị tấn công nhiều lần vì điều tra về tham nhũng và lạm dụng công quỹ, bị bắt vì công việc của mình.

– Eman Al-Nafjan (Ả Rập Saudi) – nữ blogger và nhà báo đã cổ động mạnh mẽ về việc cho phép phụ nữ lái xe và có được nhiều quyền hơn. Vì điều này, cô đã bị bắt cùng với các nhà hoạt động khác, hiện đang tạm được tự do.

– Paolo Borrometi (Ý) – Vì các phóng sự về mafia, anh thường xuyên bị dọa giết và có cảnh sát bảo vệ liên tục.

– Lola Aronovich (Brazil) – Blogger đã trở nên nổi tiếng khắp nước Ba Tây (Brazil) nhờ các văn bản nữ quyền và tranh đấu cho quyền của phụ nữ. Cô liên tục bị đả phá dữ dội và nhận được hàng trăm lời đe dọa tử vong trên mạng.

Trong hạng mục “Tác động” bốn người được đề cử là

– Trang mạng Bihus.info (Ukraine) – Tập thể phóng viên được thành lập bởi Deny Bihus đã nhiều lần đưa ra các vụ án công khai về tham nhũng và lạm quyền của các chính trị gia cấp cao. Nhiều người trong số họ đã phải từ chức và bị truy tố.

– Phạm Đoàn Trang (Việt Nam) – Người sáng lập tạp chí trực tuyến Luật Khoa sống ở một trong những quốc gia đàn áp nhất thế giới. Các bài viết của cô giúp đồng bào của mình bảo vệ các quyền công dân của họ. Cô cũng là một người ủng hộ mạnh cho quyền LGBT. Vì các hoạt động đó cô bị đánh đập và bị giam giữ nhiều lần.

– Sudanese Journalists Network (Mạng lưới nhà báo Sudan) – Mạng lưới này công bố các báo cáo về vi phạm tự do báo chí trên Twitter, hỗ trợ các chuyên gia truyền thông bị cầm tù.

– Lu Guang (Trung Quốc) – Phóng viên nhiếp ảnh nổi tiếng ghi lại các vấn đề xã hội và môi trường, sống ở New York từ năm 2005. Trong một chuyến thăm Trung Quốc, anh ta đã bị bắt vào ngày 3 tháng 11 năm 2018 và từ đó không có thêm tin tức nào về anh.

Trong hạng mục “Độc lập” được đề cử:

– Caroline Muscat (Malta) – Sau vụ nữ đồng nghiệp Daphne Caruana Galizia bị ám sát năm 2017, cô đã thành lập trang web điều tra độc lập The Shift News, chuyên điều tra về tham nhũng. Mặc dù áp lực lớn, cô vẫn tiếp tục không nản lòng.

– Nhật báo Dawn (Pakistan) – Tờ báo lâu đời nhất của nước này là tờ báo duy nhất liên tục phản đối chính quyền quân sự. Trong cuộc bầu cử năm 2018, tờ báo đã bị cấm. Năm nay, chính quyền Pakistan đã ra lệnh cho các nhà quảng cáo không quảng cáo trên Dawn.

– Amadou Vamoulke (Cameroon) – Nhà báo đứng đầu đài truyền hình nhà nước suốt 9 năm, liên tục tố cáo sự độc quyền của chính phủ trên truyền hình và việc hình sự hóa các chuyên gia truyền thông. Năm 2016, ông bị bắt giam và cáo buộc lãng phí ngân sách.

– Tuần báo Confidencial (Nicaragua) – Tạp chí hàng tuần độc lập đã tạo nên tên tuổi với nghiên cứu điều tra và phân tích chuyên sâu về hệ thống chính trị nên có khá nhiều kẻ thù. Sau nhiều lần bị đe dọa sát hại, tổng biên tập Carlos Fernando Chamorro đã trốn sang Costa Rica và làm việc ở đó.

Giải Tự do Báo chí của tổ chức Phóng viên Không Biên giới (Reporters Sans Frontières) được thành lập và trao lần đầu tiên 1992, sau đó lễ trao giải diễn ra hàng năm tại Pháp. Mãi đến năm 2018 lễ trao giải lần đầu tiên tổ chức tại London. Nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập, Phóng viên Không Biên giới bộ phận Đức tổ chức lễ trao giải năm nay 2109.

Tin từ Diễn Đàn 21, Dương Thạch

1 BÌNH LUẬN

  1. Cho dù cô Đoan Trang có lãnh 200 giải thưởng khác nhau về nhân quyền, nhưng vì cô tỏ thái độ chống VNCH , chỉ trích anh Dũng hôm biểu tình chặt cây xanh thì chúng tôi cũng xin từ . Đấu tranh để dựng lại VNCH trước thì mới có thể có dân chủ phú cường được. Chúc mừng cô Đoan Trang nhé!

Leave a Reply to Blackjack Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên