Paris muốn làm Cách mạng mùa Thu?

1
Ảnh từ Internet

Paris và cả nước Pháp rơi vào cảnh bạo loạn từ nửa tháng nay vẫn chưa có giải pháp. Phong trào quần chúng bùng lên sau khi chánh phủ tăng thuế xăng dầu. Trước đó, chánh phủ đẫ chia bớt 10% trên lương và cả hưu trí của dân già, không căn cứ trên mức tiêu chuẩn nào hết. Nhiều thanh niên đi làm tuần lễ hơn mươi giờ, lãnh chỉ được 500/600 € / tháng cũng bị chánh phủ chia bớt 10%.

Dân chúng khắp nơi xuống đường chống chánh phủ, tức chống thẳng ông Tổng thống Macron. Nhưng nổi bật là người biểu tình bận áo cánh màu vàng, đó là chiếc áo bắt buộc phải để thường xuyên trên xe. Khi xe trục trặc ngừng trên đường đi, người lái xe phải mặc chiếc áo cánh màu vàng đó, xuống xe để sửa xe hoặc đón xe khác nhờ giúp đỡ. Trên xe thiếu chiếc áo này bị phạt. Nay chiếc áo này được người đi xe mặc vào đi biểu tình phản đối tăng thuế xăng dầu. Phong trào dân chúng biểu tình từ hơn 2 tuần nay gọi là «Gilets jaunes» .

Cùng lúc, dân già hưu trí cũng biểu tình phản đối lương huu trí không tăng mà còn bị ông Macron mượn mất 10%. Họ cắm lều cạnh các trục lộ trên khắp nước Pháp, phối hợp với áo vàng và những thành phần khác cùng biểu tình.

Đòi hỏi của họ là ông «Tổng thống Macron đi xuống». Tháng 10, ông Macron được 29% dân chúng ủng hộ, tăng 3% so với trước đây. Nếu căn cứ theo mức độ ủng hộ của dân chúng để đánh giá ông Tổng thống cai trị nước giỏi hay dở thì phải nói ông TT. Macron, có lanh mồm lanh mép, ăn nói giỏi hơn ông Hollande, Tổng thống tiền nhiệm nhiều, nhưng trình độ dở lại bằng ông Hollande. Trước kia, người Pháp tưởng chỉ có ông Hollande là Tổng thống dở nhứt từ trước giờ nhưng nay may mắn có thêm ông Emmanuel Macron.

Nhưng đã làm Tổng thống, chẳng có mấy ai chịu tuột xuống khỏi ghế. Trước kia, nhà báo hỏi Mitterrand:
-Dân chúng biểu tình phản đối đòi ông từ nhiệm, ông có chịu rút lui không?
-Không. Họ bầu tôi 7 năm, hết nhiệm kỳ, tôi xuống .

Tới François Hollande, ông cũng trả lời:
-Hết 5 năm, tôi xuống .

Nguyễn Phú Trọng ở Việt nam ngon lành hơn nhiều: «Tuy đã quá tuổi qui định nhưng tôi vẫn có thể hi sinh thêm 5 năm nữa để phục vụ nhân dân» .

Biết đâu mai này, Nguyễn Phú Trong lại không cho sửa Hiến pháp để làm Tổng Bí thư và Chủ tịch nước cho tới chết. Như Hồ Chí Minh và các tổng bí thư hay chủ tịch nước của khối cộng sản. Hay như vua chúa ngày xưa.

Hôm thứ bảy tuần rồi, dân chúng biểu tình chờ ông TT.Macron giải quyết yêu sách của họ. Nhưng hôm thứ ba 27/11, ông Macron tuyên bố là mục tiêu vẫn không thay đổi nhưng sẽ thay đổi cách làm việc. Thế là dân chúng hẹn nhau thứ bảy tới 1/12 sẽ biểu tình lớn, tập trung ở Đại lộ Champs-Élysée trước Dinh Tổng thống. Có cả nhơn viên nhà thương, ngành chuyên chở công cộng như xe điện, bus, métro, …sẽ nhập cuộc. Còn cam-nhông sẽ đậu chận các trục lộ giao thông chánh dẫn vào nước Pháp, vào Paris và đi các tỉnh.

Biện pháp này đã áp dụng từ nhiều ngày qua, nay hãy còn, sẽ được tăng lên.

Chánh phủ Pháp bắt đầu từ tháng 11 này là sống bằng nợ. Ngân sách mới chưa biểu quyết.
Nhưng dân đã nổi giận thì chỉ biết giận cho tới khi đạt mục tiêu mà thôi .

Cách mạng hay bạo loạn?

Áo vàng xuống đường, cam-nhông chận đường, cả Paris không vào được, người ta nghĩ rằng chánh phủ “nghe” rồi. Dân biểu tình đồng ý nhưng họ nói đó chỉ mới là dấu hiệu tốt nhưng chưa đủ.

Có biểu tình và có cả bạo loạn. Đó là 2 thứ giận dữ của dân chúng. Biểu tình là quyền chánh đáng của dân ở chế độ dân chủ thật sự. Khác hơn ở các nước dân chủ xã hội chủ nghĩa như Việt nam. Trần Đại Quang,Chủ tịch nước, Đại tướng công an nhân dân, Dân biểu Quốc hội, tuyên bố sẽ làm luật cho phép biểu tình thì liền bị Ban Tuyên giáo TW cho lệnh đính chánh, tờ báo đăng tin bị đóng cửa 3 tháng, tuy là báo của đảng và nhà nước. Thảm hại hơn, chỉ vài tháng sau là Quang bị bệnh hiểm nghèo, được đảng và nhà nước cùng nhơn dân hết long lo chữa trị nhưng số của Chủ tịch nước đã được Bác quyết định rồi. Tới đó là quá đủ thôi. Còn bạo loạn là không đúng. Vi phạm luật pháp. Nhưng dân thì họ chỉ hành động theo cảm tính. Họ làm mạnh vì sự việc đã quá sức chịu đựng của họ. Dân ít khi phân tích cái nào là chánh đáng, cái nào là không.

Nhưng trong trường hợp Áo vàng và cả dân pháp cùng xuống đường hiện nay ở Paris và khắp nước Pháp,
là cái gì đây? Phải chăng là một cuộc nổi dậy đặc biệt, khó nhận định cho đúng? Nó bùng lên đồng loạt, không có lãnh đạo, không có nghiệp đoàn, không có đảng phái chánh trị hướng dẫn. Nó thật sự phát xuất từ nhân dân. Đến nay, các đảng phái, nhứt là phe tả, muốn kéo mền về mình nhưng không được. Phe hữu và cực hữu cũng chịu thua. Phe cực tả chỉ cài những phần tử du đãng lợi dụng lúc biểu tình tuần hành ngang khu phố thương mại, đập phá các cửa hàng, lấy hàng hóa bày bán, rồi có tin là phe cực hữu làm.

Đảng cực hữu – Mặt Trân Dân tộc – qua các cuộc bầu cử Tổng thống đươc vào chung kết. Đảng cực tả đứng sau.

Nhưng biểu tình và bạo loạn cùng nói lên điều gì? Dân chúng giận vì giá xăng dầu tăng? Nhưng họ ngấm ngầm bất mãn từ trước vì sức mua bị giảm, đời sống khó khăn, thuế má cao, những dịch vụ công ích bị giảm hoặc bị cắt mất, cảm thấy như bị bỏ rơi, mất niềm tin ở chánh phủ, …

Chánh phủ, trước Áo vàng biểu tình, chỉ có «nghe» . Nhưng có «hiểu» không? Mà nghe, rồi làm gì? Chỉ « nghe » chớ chưa có giải pháp.

Chánh phủ cũng thấy được những vụ đập phá không đủ làm mờ lý do cuộc biểu tình .

Có lẽ vì « nghe », ông Tổng thống tuyên bố «Nếu «dân túy» có nghĩa là đứng về phía nhơn dân thì tôi là «dân túy» vậy!

Ông TT. Macron thường có lời nói khéo để xoa dịu dư luận giỏi hơn là có hành động cụ thể.

Chánh phủ không chấp nhận rút lại luật tăng thuế xăng dầu (gasoil : 1, 54€/l, xăng : 1, 45€/l, giá ngày 26/11), để cho đời sống dân chúng bớt đắt đỏ. Trước sự chờ đợi của 230 000 người bất mãn, ông Macron thay vì có ý kiến cụ thể về những đòi hỏi chánh đáng của họ, ông lại chỉ lên án sự bạo loạn xảy ra trong lúc Áo vàng biểu tình làm 2 người chết và hằng trăm người bị thương. Ông ca ngợi lực lượng an ninh là can đảm và đầy khả năng.

Phong trào Áo vàng không đầu hàng .

Họ lớn tiếng lập lại khẩu hiệu «Macron đi xuống». Và hẹn nhau trước Dinh Tổng thống ngày thứ bảy tuần này. Không ai chịu nghe lời giải thích của Tổng trưởng Giao thông là chánh phủ không thể bỏ tăng thuế xăng dầu vì cần phải chống lại sự phá hủy môi trường .

Một bữa ăn ở Paris

Ông Tổng trưởng Thuế vụ và Ngân sách Darmanin tỏ ra thông cảm đời sống khó khăn của dân chúng, nhứt là với Phong trào Áo vàng, vì, theo ông, một bữa ăn trưa ở Paris mà hằng ngày, ông thường ăn, khó kiếm được giá dưới 100€, giá của bữa ăn không có rượu.

Ông Tổng trưởng nói rất mực chơn thật bởi ông muốn thật lòng chia sẻ sự khó khăn trong đời sống khi giá xăng dầu tăng, lương công nhơn không tăng mà còn bị truất đi nhiều thứ nữa. Cách mà ông muốn bày tỏ cảm tình với Áo vàng. Mặc dầu có là tiếng nói từ đáy lòng của ông đi nữa, khó có ai không thấy thực tế là ông xa cách với dân chúng của ông không có gì hiển nhiên hơn.

Ông đem so sánh mức chi tiêu cho đời sống của dân chúng đang nổi giận với giá một bữa ăn trưa của ông ở Paris để làm nổi bật sự khó khăn do giá sanh hoạt tăng quá cao và quá nhanh. Tại sao một Tổng trưởng có thể phản ứng như vậy được? Thật thà hay vụng về? Hay ngày nay mới biết dân chúng Pháp có mức sống thấp nên lấy làm tội nghiệp?

Trong một dịp khác, trước những nhà đầu tư ngoại quốc, có lẻ để trấn an họ vì Phong trào Áo vàng đang biểu tình rầm rộ ngay trong Paris, ông Tổng trưởng Darmanin giải thích chánh phủ đã cố găng tìm hiểu sử giận dữ của những người Áo vàng để phòng ngăn ngừa một trường hợp « Brexit nội bộ » xảy ra, nghĩa là sự tách rời vĩnh viễn giữa lớp nghèo khó với tầng lớp ưu tú trên cao . Ông giải thích tiếp là do sự bất bình đẳng quá lớn giữa mức thu nhập ở Pháp.

Ông dẫn chứng cụ thể bằng cách đưa ra mức thu nhập của dân pháp nghèo với giá bữa ăn trong nhà hàng ở Paris: «Chúng tôi hoàn toàn thông cảm, chớ không phải chỉ với lời giải thích suông, vì chúng tôi nghe qua và hiểu làm thế nào để có thể sống với 950€/tháng cho được khi giá một bữa ăn trong nhà hàng ở Paris phải tới lối 200€, nếu phải mời một người bạn và không uống ruợu».

Cái giá một bữa ăn trong nhà hàng mà ông Tổng trưởng nhắc đi nhắc lại không phải là loại nhà hàng phổ thông ở trong Paris . Đó là loại nhà hàng 2 sao (**) .

Nhưng, nếu mở quyển Michelin hướng dẫn tiệm ăn ở Paris thì sẽ thấy nhà hàng 2 sao, giá một bửa ăn không rươu cũng chỉ từ 55 – 62€ . Cũng không thiếu nhà hàng «có sao» ở Paris mà giá một bữa ăn gồm: món khai vị – món chánh – món tráng miệng, cũng chỉ có 59€ . Khi nói một bữa ăn khó kiếm được giá dưới 100€ là ông đã tự lên giá gấp đôi giùm cho nhà hàng quen của ông? Mà ông làm như vậy để làm gì? Đề cao mức sống của một chánh khách? Hay để cho thấy, như ông đã nói, sự cách biệt giữa lớp nhân dân lao động với giới thượng luu, hàng Tổng Bộ trưởng?

Ngoài ông Tổng trưởng trẻ tuổi Gérard Darmanin, nghĩ chắc khó có được trường hợp nào khác điển hình hơn để phơi bày sự bất bình đẳng giai cấp xã hội Pháp!

Phải chăng do cái ê-kíp với não trạng như vầy mà hơn một năm qua, chánh phủ Macron chỉ có đi xuống để bị TT. Trump công khai châm biếm hôm lễ đình chiến 1/11 vừa qua?

Nguyễn thị Cỏ May

1 BÌNH LUẬN

  1. Paris có gì lạ không em ?Tôi rất thích Paris ! Paris một thuở trên sách vở và Paris hôm nay vẩn thế ! Với dòng sông Sein và những quầy sách trên bờ vẩn nguyên vẹn .Vì thế, cứ mổi lần qua Châu Âu,phải ghé lại thăm ” cố nhân” Paris !!Nhưng củng chính cái cổ kính đó ,mà Paris càng ngày ,càng đi về “dĩ vảng “! Có ai ngờ, hàng trăm năm rối ,bao bụi bặm,khói xe…bám đầy trên tường cố,trên nhà cửa san sát,trên lâu đài…của một phố thị rông lớn ,mà mổi lần tìm chổ đậu xe phải mất cả giờ ! Chính phủ và Tòa thị chính Paris ,có khi đả nghĩ đến rửa sạch Paris .Nhưng đều bất lực!! Lý do ,với cách xây dưng thuở xa xưa, bằng vôi-vửa cho lớp trát bên ngoài,đả làm cho kế hoạch phải bó tay .Và cứ như thế Paris càng ngày-càng cổ kính !!Có phải thế mà hồn Paris vẩn còn??

Leave a Reply to nguyenha Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên