Ông Vượng – Vin chữa cháy bằng xăng?

4
Tấm ảnh duy nhất về lễ ký "ở Nhật"

Từ nhiều tháng nay, lan truyền lời đồn đại về việc ông Phạm Nhật Vượng bị cấm xuất cảnh. Lời đồn đưa ra trong bối cảnh nhiều đại gia trong giới bất động sản xộ khám, điển hình nhất là Trịnh Văn Quyết hay bà Trương Mỹ Lan của công ty Vạn Thịnh Phát. Thêm nữa, một số bài báo bóng gió về chuyện nợ nần của tập đoàn Vingroup. Những người tin vào việc Phạm Nhật Vượng bị cấm xuất cảnh còn đưa ra những dẫn chứng, như việc ông Vượng không có mặt trong những sự kiện lớn của công ty ở nước ngoài.

Mới đây, việc ra mắt Vinfast tại Mỹ đã không có mặt ông Vượng

Nhà nước Việt Nam cũng có công văn yêu cầu các ngân hàng không cho ông Vượng vay vốn bằng cấp thế chấp cổ phiếu. Chỉ thị công khai này, kèm theo những bài báo về nợ của công ty làm dấy lên tin đồn về khả năng tài chính của Vingroup không mấy khả quan.

Bộ công an bác tin cấm xuất cảnh với ông Vượng

Đáp lại những lời đồn đại dai dẳng, mới đây, bộ công an, cụ thể là trung tướng Tô Ân Xô đã ra tuyên bố: “Đến giờ phút này tôi khẳng định ông Phạm Nhật Vượng của VinGroup không nằm trong danh sách cấm xuất cảnh và hoạt động của VinGroup ổn định bình thường”.

Nhưng, đã nhiều lần bộ công an bác tin đồn xong, thì sự việc sau đấy diễn ra đúng … như tin đồn. Gần đây nhât là vụ Trịnh Văn Quyết, bộ công an cũng bác tin đồn liên quan tới ông Quyết và công ty của ông, để rồi sau đó Quyết bị bắt và truy cứu trách nhiệm hình sự về hàng loạt tội danh.

Không quá cá biệt, ở Việt Nam, các tin đồn thường đi trước tin chính thức với độ chính xác khá cao.

Theo một người thạo tin, Phạm Nhật Vượng bị bộ công an khuyên “không nên xuất cánh”, tuy nhiên không có bất cứ văn bản vào về việc ông Vượng bị cấm xuất cảnh. Ít hôm trước, tấm hình cảnh sát cơ động trước trụ sở công ty Vingroup cũng khiến dư luận quan tâm. Tuy nhiên, sau đấy báo chí đã thanh minh rằng, đây là hoạt động bảo vệ trong khuôn khổ chuyến thăm của phó thủ tướng Singapore.

Tấm ảnh như ‘đổ thêm dầu’ vào ngọn lửa nghi ngờ

Một số Facebooker cho rằng, chuyện chứng minh được phép xuất cảnh với ông Phạm Nhật Vượng là quá dễ, chỉ “nhỏ như con thỏ”. Ông chỉ việc ra nước ngoài, đi dạo, gặp đối tác, đánh golf hay đơn giản check-in là xong.

Dùng xăng chữa cháy?

Cầu được ước thấy. Ngày hôm qua, nhiều trang báo trong nước chạy bản tin – lấy nguồn từ báo nước ngoài – cho rằng, Phạm Nhật Vượng vừa sang Nhật để chứng kiến lễ ký thỏa thuận với công ty CALT trong việc phát triển thương hiệu xe Vinfast. Ngay sau đó, sự tìm kiếm trên mạng cho hay, CALT là công ty sản xuất pin lớn nhất Trung Quốc, CALT cung cấp pin cho nhiều mác xe điện trên thế giới, trong đó có VOLKSWAGEN và TESLA.

Vấn đề là, công ty Trung Quốc này không có trụ sở ở Nhật Bản, và vì lý do gì, một công ty Việt Nam với một công ty Trung Quốc lại phải dềnh dang bay sang Nhật (một nơi xa hơn) để ký hợp đồng. Thông thường, việc ký kết chỉ diễn ra ở một quốc gia thứ 3 nếu các bên tham gia có tranh chấp, có mâu thuẫn. Trường hợp này, việc ký tá hoàn toàn có thể tổ chức tại Việt Nam hay Trung Quốc, nhanh hơn và tôn trọng nhau hơn.

Điều đáng nói, tất cả các bài báo đăng tin đều dẫn nguồn từ 1 nơi, do công ty CALT cung cấp và với tiêu đề mập mờ , mở đầu bằng chứ “OSAKA”. Trong nghiệp vụ báo chí, OSAKA là nơi soạn ra/ vẽ ra/ làm ra bản tin, nó không nhất thiết là nơi diễn ra việc ký kết. Nhưng, sự mập mờ này dẫn tới việc nhiều người hiểu rằng ông Vượng sang Nhật ký hợp đồng.

 

Sau đó, nhiều trang nước ngoài cũng đưa tin, một bản tin y chang, lấy nguồn từ đây. Và, điều này mới quan trọng, đây là bản tin mang tính quảng cáo, trả tiền để đăng báo; một hình thức PR khá phổ biến trong hoạt động thương mại. Thông thường, với những tin như thế, các báo đều đề rõ nguồn được cung cấp từ 1 chiều, mang tính PR, không có kiểm chứng.

Tất cả các báo ngoài chữ “OSAKA” dễ gây hiểu lầm, thì không hề nói, việc ký kết diễn ra tại Nhật. Nhưng cộng đồng mạng đã nhanh chóng ‘soi’ ra, chiếc bàn phủ khăn diêm dúa và 2 lẵng hoa trên bán, cùng gạch men lát nền là đặc sản riêng có của Việt Nam. Thú vị hơn nữa, là với chiếc bàn đó, cách bài trí đó, Vingroup đã ký rất nhiều các hợp đồng, thỏa thuận ở nhiều địa phương khác nhau ở Việt Nam từ trước tới nay.

Có bạn đặt câu hỏi một cách hài hước, không lẽ Vượng- Vin giống tổng thống Mỹ, đi đâu vác theo bàn (bục phát biểu) đi đó. Phạm Nhật Vượng sang Nhật ký hợp đồng xách theo cái bàn, cái khăn trải bàn và 2 lẵng hoa?

Cho tới giờ, Vingroup không lên tiếng phủ nhận hay thừa nhận sự xuất cảnh của ông Vượng sang Nhật cũng như nơi chụp bức ảnh của lễ ký kết. Chính sự ‘đánh lận con đen’ này càng làm dấy lên những đồn đoán, cùng với lời bình luận về việc ‘chữa cháy bằng xăng’.

Một lễ ký kết lớn như vậy giữa một tập đoàn tư nhân hàng đầu Việt Nam với công ty hàng đầu Trung Quốc tại sao không mời báo chí tới đưa tin, mà lại phải đưa qua một kênh phụ/ không chính thống từ OSAKA.

Và cuối cùng, vì sao việc ký ở đâu lại quan trọng trong trường hợp này? Câu trả lời, nó liên quan tới giá cổ phiếu, cũng như nguồn đầu tư đổ vào Vingroup. Nếu chủ tập đoàn được phép xuất cảnh cố phiếu sẽ xanh và ngược lại nó sẽ đỏ hoài và rớt không biết khi nào dừng.

4 BÌNH LUẬN

  1. Nhà nước cạn tiền kiệt quệ lại tung chiêu “ Đánh tư sản “ với phương sách “ Đốt lò “ . Tỷ phú , tư sản đỏ , tư bản đỏ đứa nào chả hối lộ , chả tham nhũng , chỉ cần quơ tay một cái không sót thằng nào .

    Ủy viên BCT khi cần chúng còn xử nhau như kẻ thù . PN Vượng khi cần chẳng khác chi nuôi lợn ú đợi tế thần .

    Sống chung , làm ăn chung với bọn cướp Cọng sản tất nhiên có ngày không những bị cướp mà còn phải tội vô khám bóc lịch là chuyện đương nhiên .

    Vượng không ngu , tính ôm tiền để chạy , tiếc rằng không kịp mà thôi !

Leave a Reply to langthang Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên