Ông Trọng, lãnh tụ Cộng sản Việt Nam không phải là Tập Cận Bình

3
Ảnh CNN

David Hunt

Nguyễn Khoa Thái Anh chuyển ngữ

November 16, 2018

Những so sánh khập khiễng về ông Trọng và ông Tập dựa trên sự hiểu lầm cơ bản về khả năng và giới hạn của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tháng trước, Tổng thư ký Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng được bổ nhiệm làm tân chủ tịch của Việt-Nam sau khi người đương nhiệm qua đời tháng trước đó. Đương nhiên, mặc dù hơi nhầm lẫn, chuyện này dẫn đến nhiều tin cho rằng ông Trọng đã trở thành một nhân vật độc tài, tương tự như đường lối của Tập Cận Bình.”người lãnh đạo tối cao” của Trung Quốc.

Bằng cách đảm nhận cả hai vai trò, ông Trọng chắc chắn phản ảnh Xi, nhưng chỉ như thế thôi vì vào đầu những năm 1990, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã quyết định kết hợp vai trò của Chủ tịch Đảng và tổng thống quốc gia. Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Việt Nam vào thời đó đã quyết định chống lại việc sáp nhập như vậy, mặc dù đã có những vụ suy tính làm như thế từ những năm 1990. Trọng cũng đứng đầu Ủy ban Quân sự Trung ương của Đảng; Lãnh tụ của Trung Quốc đứng đầu một ủy ban tương tự.

Có lẽ hầu như không có lãnh tụ chính phủ nào có nhiều quyền lực chính trị như ông. Trọng ngoại trừ Lê Duẩn, người đứng đầu Đảng Cộng sản từ năm 1958 (chính thức năm 1960) cho đến khi ô. Duẩn qua đời vào năm 1986. Một số nhà phân tích cho rằng ô. Trọng bây giờ còn uy quyền hơn Lê Duẩn nhưng điều đó có thể gây tranh cãi (Lê Duẩn có một đối thủ nổi bật là Trường Chinh vào thời đó, trong khi đó ô. Trọng không có đối một thủ đáng kể nào, nhưng Lê Duẩn đã có thể thay đổi chính sách của Đảng về cuộc chiến toàn diện ở miền Nam Việt Nam, trong khi Trọng vẫn phải vật lộn với việc kềm chế tham nhũng.) Hơn nữa, có một sự khác biệt lớn giữa chuyện nắm quyền lực tối cao và cách sử dụng nó để thi hành một đường lối tàn bạo.

Nhưng quyền lực thực sự của chủ tịch nước khá hạn chế. Vai trò này có nhiều trách nhiệm chính thức (chẳng hạn như giữ tư cách là người đứng đầu nhà nước và tổng tư lệnh quân đội) nhưng không có nhiều nhiệm vụ hàng ngày, ngoại trừ các chuyến công du của các lãnh đạo nước ngoài. Mục đích của việc có một chủ tịch nước tách biệt khỏi vai trò Tổng thư ký Đảng, một truyền thống được chấp nhận vào đầu những năm 1990, một phần là một “sự phân chia quyền lực,” nhưng nó còn biểu hiện một loạt các ý kiến ​​đa dạng hơn. Chính sách dân chủ tập trung, theo như ngôn từ của Đảng, nhằm đảm bảo rằng trong Đảng có vô số ý kiến ​​và lợi ích ngành – nhưng một khi quyết định đã được đưa ra trong sự đồng thuận, tất cả các quan chức Đảng được cho là ​​sẽ tuân hành, bất kể ý niệm ​​riêng của họ. Theo thông lệ này, việc ra quyết định trong nội bộ Đảng ở Việt Nam có lẽ đa chiều hơn nhiều so với hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa khác.

Ông Trọng dường như không định thay đổi đường lối đó. Trong số các thành viên khác của hệ thống lãnh đạo chính quyền “bốn trụ cột”. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xem ra là một nhà cải cách kỹ thuật trị, và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khá thẳng thắn và được cho là đã đụng độ với Trọng trong một số vấn đề. Trọng, người đã leo qua các nấc thanh quyền lực như một lý thuyết gia Đảng, truyền thống hơn so với các lãnh tụ cao cấp gần đây ở Việt Nam, được cho là người đã phản đối sự kết hợp giữa lãnh đạo Đảng và chủ tịch nước nhiều năm trước đây – quả thực là chiến thắng của ông tại Đại hội Đảng năm 2016, khi ông ngăn chận ông Nguyễn Tấn Dũng trở thành Thủ trướng, được xem là một chiến thắng cho đường lối chọn quyết định chung (đồng thuận). Vào thời điểm đó, ông Dũng là người được cho là người có nhiều tham vọng độc tài hơn.

Tập Cận Bình rõ ràng người thống trị ĐCS Trung Quốc sau khi trở thành một “lãnh đạo tối cao” và là “lãnh đạo cốt lõi.” Nhưng ĐCSTQ có một lịch sử lâu đời hơn trong việc đặt quyền lực vào tay một người hơn là Đảng Cộng sản Việt Nam, một đảng đã cưỡng lại tính tôn thờ giáo chủ. Trọng 74 tuổi, và tại Đại hội năm 2016 Đảng phải miễn thông lệ để cho ông ta tiếp tục làm Thủ trưởng vì ông ta vượt quá giới hạn tuổi tác. Ông gần như chắc chắn phải từ chức bí thư Đảng CS VN vào năm 2021. Trong khi đó Tập, 65 tuổi, đã không có bất kỳ một dấu hiệu nào cho thấy ô. muốn bước xuống – mà ĐCSTQ cũng không thể buộc ông phải từ chức. Trọng, giống như tất cả các lãnh đạo Đảng Việt Nam khác, đã không nuôi dưỡng một sự sùng bái cá nhân. Ngược lại Xi, lúc nào là người đứng trước và trọng tâm trên mọi việc, người có mặt hàng ngày trên các tờ báo Trung Quốc.

Một khác biệt khác là tham vọng của họ. Tập Cận Bình muốn thay đổi Trung Quốc, trong khi Nguyễn Phú Trọng vẫn chủ yếu cam kết thay đổi Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo một nghĩa nào đó, Trọng khá “một chiều”. Mục tiêu của ông là làm sạch Đảng thông qua chiến dịch chống tham nhũng toàn bộ; thanh lọc đảng viên thông qua một chiến dịch đạo đức; kéo quyền lực từ các tỉnh trở về Hà Nội; và đảm bảo Đảng duy trì tính hợp pháp với công chúng, xuyên qua phát triển kinh tế và bằng cách duy trì một hiện trạng ổn định. Nhưng Trọng thực sự không có bất kỳ ý tưởng hay chính sách mới lạ nào ngoài cách thức hoạt động của Đảng. Cải cách kinh tế và tư nhân hóa các doanh nghiệp quốc doanh đã tiếp tục ở mức tương tự như trước năm 2016; sự bất đồng chính kiến ​​được áp chế khắt khe hơn nhưng điều này không có gì là lạ ở Việt Nam.

Trong nhậm chức chủ tịch cũng có thể không được coi là chuyện thâu tóm quyền lực như một số quan sát viên đang hô hoán. Hữu ích hơn có lẽ chúng ta nên xét thử các chọn lựa khác nếu Trọng không giữ thêm vai trò chủ tịch nước. Các quy tắc của đảng đòi hỏi một chủ tịch nước phải là người đã ở trong Bộ Chính trị hơn một nhiệm kỳ. Chỉ có năm người phù hợp với dự luật này, kể cả ô, Trọng, Thủ tướng Phúc, và chủ tịch Quốc hội Ngân. Hai người sau này không muốn làm chủ tịch nước vì nó có ít quyền hơn so với các chức vụ hiện tại của họ. Hai khả năng còn lại, Nguyễn Thiện Nhân, Tổng bí thư thành phố Hồ Chí Minh, và Tống Thị Phong, Phó Chủ tịch Quốc hội, theo như một số người, ông không được coi trọng lắm trong Đảng.

Hơn nữa, nếu như họ được thăng chức, điều đó sẽ đòi hỏi một sự cải tổ nhân sự lớn, một điều mà Đảng đã phải vật lộn với từ năm 2016. Đảng đã trì hoãn không bổ túc nhân sự trong Bộ Chính trị, mà bây giờ đã mất hai thành viên trong những năm gần đây (ba nếu ta tính thêm ông Đinh Thế Huynh, người đã từ bỏ hầu hết các chức vụ của mình hồi đầu năm nay do sức khỏe yếu kém và hiếm khi xuất hiện trong các cuộc họp của Bộ Chính trị).

Điều này cho thấy rằng sự chọn lựa ông làm chủ tịch nước không phải đều là sự củng cố quyền lực của Trọng mà còn là về cuộc tranh đua giữa các đảng viên. Nếu Trọng thực sự toàn năng, ông ta sẽ có thể dễ dàng lựa chọn các ứng cử viên thay vào chỗ trống trong Bộ Chính trị, và thậm chí cả chức chủ tịch nước; thực sự, có những gợi ý rằng chức vụ này có thể đi đến tay một trong những đồng minh của ô Trọng, như Trần Quốc Vượng, Chủ tịch Ủy ban Kiểm tra Trung ương, hoặc Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch. Thực tế là Ủy ban Trung ương đã không đề cử một trong các đồng minh của ô. Trọng, và các ghế trong Bộ Chính trị vẫn còn trống, có khả năng chứng minh những tranh chấp vùng miền về những ai nên chiếm giữ những ghế này – và Đảng nói chung không muốn gây thêm tranh chấp trong nội bộ.

Thêm vào đó, bất cứ ai đã nắm được chức chủ tịch nước có khả năng sẽ còn giữ chức vị này sau Đại hội Đảng năm 2021. Có thể, sau đó, Ủy ban Trung ương nghĩ rằng còn quá sớm để đưa ra quyết định như vậy, do chính sách thông thường trước một Đại hội Đảng chưa thực sự được tiến hành. Cho nên sẽ dễ dàng hơn thà để cho Trọng tiếp quản tạm thời.

Ủy ban Trung ương nhất trí đề cử ô. Trọng vào chức chủ tịch nước, nhưng người ta sẽ nhầm lẫn khi nghĩ rằng ông Trọng được sự ủng hộ của tất cả 180 vị lẻ trong cơ cấu này. Nhiều thành viên của đảng đã leo vào chức vụ Đảng nhờ sự bảo trợ của ô. Dũng, đối thủ của Trọng trong năm 2016. Các thành viên khác của Ủy ban Trung ương cũng có bắt bình với cuộc thanh trừng tham nhũng của ông Trọng; một số đã bị sa thải vì vụ này. Cũng nên nhớ tháng Năm 2013, Ban Trung Ương loại bỏ 2 ứng viên mà ô. Trọng đề cử cho Bộ Chính trị và, thay vào đó, họ đề cử các ứng viên riêng của mình.

Nhà phân tích Lê Hồng Hiệp, viết hồi tháng 3 năm 2015, cho rằng cấu trúc quyền lực của Đảng Cộng sản giống như một kim tự tháp ngược với Ủy ban Trung ương là diễn viên mạnh nhất, tiếp theo là Bộ Chính trị và sau đó là Tổng thư ký.” Tất nhiên, điều này hơi thay đổi kể từ Đại hội Đảng năm 2016. Trọng đã nỗ lực để làm cho Bộ Chính trị mạnh hơn trong Đảng, nhưng sẽ là sai lầm khi cho rằng Ủy ban Trung ương là một con dấu cao su, bù nhìn mà Trọng có thể dễ dàng thao túng như một con rối.

Cũng không hợp lý khi cho rằng Ủy ban Trung ương nhất trí sẽ cử Trọng vào chức chủ tịch nước nếu họ nghĩ rằng ông sẽ thay đổi đáng kể cách thức quyền lực đã được hoạt động trong Đảng Cộng sản Việt-Nam trong nhiều thập niên qua. Thật vậy, nếu tất cả các tranh chấp trong Đảng chỉ là về quyền lực cá nhân, như một số nhà phân tích đã nghĩ sai, thì tại sao Ủy ban Trung ương lại bàn giao toàn bộ quyền lực cho Trọng nếu tham vọng của ông là độc tài? Nhiều khả năng, Ủy ban Trung ương nhất trí rằng Trọng là lựa chọn dễ dàng nhất và nhanh nhất – và là một đề cử ít có khả năng gia tăng thên những căng thẳng trong Đảng.

Trọng có khả năng sẽ từ chức lãnh đạo Đảng vào năm 2021. Tuy nhiên, ông có thể vẫn là chủ tịch nước sau đó. Điều này sẽ đảm bảo ông sẽ duy trì sự hướng dẫn trong Đảng – mặc dù các lãnh đạo Đảng nghỉ hưu vẫn có ảnh hưởng đáng kể sau khi họ rời chức vụ. Cho đến nay, không có dấu hiệu cho thấy Đảng sẽ thay đổi hiến pháp để chính thức kết hợp chức chủ tịch nước và chủ tịch đảng – vì vậy nó sẽ xuất hiện như là một biện pháp tạm thời.

Bản Anh ngữ đăng trên trang The Diplomat

3 BÌNH LUẬN

  1. Trọng cần cái chức chủ tịch nước để danh chánh ngôn thuận là kẻ cầm quyền đôi với trong và ngoài nước. Trước đây thì Trọng nắm quyền trong nội bộ đảng nhưng lại không có tư cách để đôi ngoại bởi vì tổng bí thư không phải là một chức vụ trong chính phủ. Trong quan hệ quốc tế thì các chính phủ làm việc với nhau chứ không quan hệ với lãnh đạo đảng. Từ việc Trọng muốn xuất hiện trên trường quốc tế để thể hiện vai trò cầm quyền của mình đã cho thấy Phúc niễng sẽ không tồn tại lâu dài. Trọng sẽ là tổng thống “cộng sản” và vai trò của thủ tướng chỉ là một chức vị ngồi chơi xơi nước.

    • Đúng, chức chủ tịch là danh chính ngôn thuận để “deal” trên chính trường Quốc tế.
      Nhưng khi ông David Hunt cho rằng, “Trọng nhậm chức chủ tịch cũng có thể không được coi là chuyện thâu tóm quyền lực như một số quan sát viên đang hô hoán.” Nhận định như vậy, chứng tỏ ông Hunt không “nắm vững” ai là người quyền lực nhất trong các đảng cộng sản.
      Không biết ông Hunt có hiểu tại sao Trần Đại Quang chết thãm, và vì sao bà Kim Ngân, Phúc niễng và tất cả các nghị viên ở cái gọi là “quốc hội” đó đều giơ tay 100% bầu Trọng làm chủ tịch nước?
      Nếu ông Hunt hiểu, có lẽ ông ta không cho các quan sát viên là hô hoán và ông không nói…sảng rằng không có chuyện thâu tóm quyền lực.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên