Ông Trần Đại Quang qua đời ở tuổi….

5
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại lễ đón Tổng thống Hàn Quốc tại Hà Nội tháng 3/2018. Ảnh: Giang Huy.

Báo chí Phương Tây đưa tin, chủ tích nước Việt Nam ông Trần Đại Quang qua đời sáng nay 21/09/2018 tại quân y Viện 108, ở tuổi 61.

Theo cách tính tuổi của người phương Tây thì ông Quang sinh 12-10-1956 và ông mới đang ở tuổi 61. Tuy nhiên câu chuyện về tuổi tác của nhà lãnh đạo này vẫn gây tranh cãi trong nhiều năm nay khi có những giấy tờ ông sinh năm 1950.

Ngờ vực về tuổi tác

Những tài liệu liên quan tới tuổi tác của ông trôi nổi trên các trang mạng từ trước ngày ông ngồi vào chiếc ghế chủ tịch cho tới nay, dẫn tới nhiều đàm tiếu và ngờ vực.

Khi thông tin về cái chết của ông Quang được đưa ra, một lần nữa, những tài liệu này lại được cộng đồng mạng đào xới.

Người ta còn cho rằng, em trai của cố chủ tịch Quang ‘nhiều tuổi hơn’ ông anh.

Tuy vậy các trang web chính thống của nhà nước Việt Nam hôm nay trong những bản tin liên quan tới chủ tịch nước đều viết, ông sinh năm 1956.

Trên một số giấy tờ ông Quang sinh năm 1950. Nhà nước Việt Nam cũng như chính đương sự – như thường lệ – chưa bao giờ lên tiếng xác nhận hay phủ nhận những giấy tờ này

Đưa tin nhanh một cách hiếm có

Tin về sự ra đi của chủ tịch nước xuất hiện gần như ngay lập tực trên báo chí chính thống, nói đúng ra thì chỉ vài giờ.

Đây được coi là điều rất khác so với những cái chết của các bậc lãn hđạo trước kia. Thường là báo chí chính thống phải chờ tin chính thức từ bộ chính trị và có thể cả ngày sau, tin tức mới loang ra.

Mặc dù vậy, tin tức về cái chết của ông Quang vẫn xuất hiện trên mạng xã hội trước tin trên Media Việt Nam.

Bản tin trên VnExoress viết:

Chủ tịch nước phát hiện bệnh vào năm 2017 và đã điều trị nhiều lần ở Nhật Bản. Ngày 20/9, bệnh tiến triển nặng bất ngờ khiến ông phải nhập viện. Ông trút hơi thở cuối cùng lúc 10h05 ngày 21/9 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Ít ngày trước khi qua đời, Chủ tịch nước vẫn có nhiều hoạt động như gửi thư chúc Tết Trung thu đến thiếu nhi cả nước, tham gia một cuộc họp của Bộ Chính trị hôm 19/9, tiếp Tổng thống Indonesia thăm Việt Nam ngày 11/9, đánh trống khai giảng năm học mới 2018-2019..

Chủ tịch nước Trần Đại Quang sinh ngày 12/10/1956, quê ở xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Ông là Giáo sư, Tiến sĩ Luật học, từng học Trường Cảnh sát nhân dân Trung ương, Cao đẳng Ngoại ngữ (Bộ Công an) và Đại học An ninh nhân dân.

Ông là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, XII.

Trước khi làm Thứ trưởng Công an từ năm 2006 đến tháng 8/2011, ông có nhiều năm làm cán bộ Cục Bảo vệ chính trị, rồi Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh.

Tháng 8/2011 đến tháng 3/2016, ông giữ chức Bộ trưởng Công an; Trưởng ban chỉ đạo Tây Nguyên; đại biểu Quốc hội khóa XIII; Phó trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Phó trưởng tiểu ban bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương.

Tháng 4/2016, ông được bầu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Trưởng ban chỉ đạo Tây Nguyên; Trưởng ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương; đại biểu Quốc hội khóa XIV.

Ung thư hay bệnh lạ?

Mặc dù thần sắc của ông Quang kém đi trông thấy qua những lần xuất hiện trên truyền thông từ 2 năm nay. Lần cuối cùng người ta nhìn thấy ông là hôm 19/9/2018 khi ông tiếp chánh án tòa án tối cao Trung Quốc. Những lần xuất hiện gần đây cho thấy một hìn hảnh ảnh gầy guộc xanh xao mà nhiều người cho rằng ‘như thần chết’, nhưng báo chí Việt Nam không đưa ra bất kỳ tin tức gì về bệnh tình của ông Quang và điều này càng dẫn tới nhiều đồn đoán.

Có người nói ông Quang bị ung thư phổi, người khác cho rằng nhiễm phóng xạ và tin tức hôm nay trên BBC thì cho rằng ông bị ‘virus lạ’.

Bản tin trên BBC cho hay:

Ông Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ TW cho báo VnExpress biết rằng Chủ tịch nước Trần Đại Quang được phát hiện bị bệnh từ tháng 7/2017 và đi Nhật chữa trị.

Từ đó đến khi qua đời, ông đã trải qua 6 lần điều trị tại Nhật Bản.

Ông Triệu nói, “các bác sĩ chẩn đoán, ông mắc loại bệnh virus hiếm và độc hại”.

“Các giáo sư, bác sĩ Nhật đã chữa trị và củng cố sức khoẻ cho Chủ tịch nước khoảng một năm nay. Tuy nhiên, bệnh này trên thế giới chưa có thuốc để điều trị khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể chặn lại và đẩy lùi một thời gian”.

Quyền chủ tịch nước

Ông Quang là người thứ 2, sau ông Hồ Chí Minh, chết khi còn đang tại chức. Ông Quang đã ‘làm việc tới hơi thở cuối cùng’, không ai rõ đó là mong muốn cá nhân của ông hay là yêu cầu của bộ chính trị.

Người tạm thay thế ông, theo điều 93, Hiến pháp 2013, thì bà Đặng Thị Ngọc Thịnh sẽ “giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới”.

Vậy là lần đầu tiên trong tứ trụ triều đình sẽ có 2 phụ nữ, bà Nguyễn thị Kim Ngân và bà Đặng Thị Ngọc Thịnh.

Nhân cái chết của ông Quang, cộng đồng mạng cũng nhắc lại việc đàn áp người Thượng và cho rằng ‘nhiều người đã chết’ trong thời gian ông Quang chỉ huy chiến dịch này khi còn ở bộ công an.

Nhiều tù nhân lương tâm bị án cao trong thời gian 2 năm qua khi ông Quang giữ cương vị chủ tịch nước. Tuy nhiên có thể đó không hẳn là quyết định của một cá nhân, mà thường là quyết định tập thể.

Đàn Chim Việt tổng hợp

 

5 BÌNH LUẬN

  1. Noí người phải nghỉ đến ta. Máy lảo NGỤY TÀN DƯ nên quan sát tang lễ cuả VIET CONG TRAN ĐAI QUANG và tang lể cuả ĐAI VIET GIAN NGO ĐINH DIỆM xem ai được ton trọng hơn ai. Nếu toi mà là NGỤY TÀN DƯ chăc chắn toi chẵng bao giờ dám phê phán CSVN bất cứ điều gì vì nếu đặt trên bàn cân mà so sánh thì chẵng có cái gì mà NGUỴ SAIGON hơn đuơc CSVN ngoại trừ mot điều NGỤY SAI GÒN hơn Viet Cộng đó là TÍNH MAN RỢ đối vơí TON TON cuà mình. Nhìn quanh khắp thê gioí chưa và chắc chắn sè khong bao giò có mot đội quân nào MAN RỢ, DÃ MAN giống như QUAN NHỤC VIET NAM CỘNG HOÀ trong việc xử tử TON TON cua mình trong xe TANK với tư thế troí quặp như trói ăn cườp. Mốt điều Man Rợ khác đưoc nối tiếp đo’ là nhân vật NGUYEN VAN THIỆU, kẻ tham gia với nhóm tướng tá TAY SAI MAN RỢ giet’ DIẸM, NHƯ và CẨN lại trở thành vị lảnh đạo cao nhất MIEN NAM suốt 10 năm. NGUY TÀn DƯ phãi đánh giá thế nào đây nhĩ! ĐỆ I CONG HOÀ TỐT hay ĐỆ ÌI CỘNG HOÀ TỐT? Khó trà lời quá vì trà lời cách nào cũng rơi vào sự TỰ MÂU THUẪN vơi’ chinh mình, giống như khúc xương mà NGỤY TÀN DƯ nuốt thì khong nuot đuợc mà nhổ ra thì cấn cuống họng. Thiet là nôỉ đau nhục ngàn đời mà NGUY TAN DƯ khong bao giò và maỉ maỉ khong bao giờ muôn ai khơi lại.

  2. Cố Chủ-Tịch Nhà-Nước Việt-cọng Trần-Đại-Quang. Biết mình sẽ chết. Nhưng vẫn chờ! Nay chết đã đến rồi. Nhưng chỉ rồi cho Trần-Đại-Quang. Còn các Đồng-chí lãnh-đạo còn sống. Có biết Ai là người đang chờ chết tiếp theo không ? Đừng để như Nguyễn-bá-Thanh, Trần-Đại-Quang và ……. Cứ cho là mình đi. Đúng hay sai không cần nghỉ đến. Mạng mình mới là đáng lo. Nhưng phải lo như thế nào đây ? Ai có thể giúp đươc mình ? Chỉ có Nhân-Dân Việt-Nam mới có khả-năng. Các Đồng-chí thân ai nấy lo. Nhân-dân Việt-Nam sẵn-sàng giúp-đở. Hãy “khẫn-trưong” do-dự, lừng-khừng là tự-sát.

  3. Ngã gục ở đâu thì phải đứng dây ở đó. Thế mới là tinh thần của người lính chớ ai lại đi…múc cà tha như vậy! Mong đồng chí “tạm vắng” rồi sẽ trở lại phục vụ đảng và nhà nước. Đề nghị lãnh đạo ở trung ương cố gắng sắp xếp nơi “tạm trú” cho đồng chí ấy gần với Nguyên Bá Thanh để cả hai tiện bề sinh hoạt đảng.

    • “Bác” đã đi lâu, rồi lần lược các lãnh đạo của “ta” cũng từ từ ra đi như lá rụng mùa…bão táp, nhưng sự nghiệp bán nước của bác và các đồng chí ấy vẫn sống mải trong…quần chúng ta.
      Có điều hơi lạ là lý lịch “trích ngang” từ “bác” cho tới các đồng chí ấy, hôm nay thì đẽ ở đầu đường năm 1956, ngày mai đẽ ở xó chợ thì 1950?

      Rồi cho tới khi chết thì nguyên nhân cũng…lạ: “Có người nói ông Quang bị ung thư phổi, người khác cho rằng nhiễm phóng xạ và tin tức hôm nay trên BBC thì cho rằng ông bị ‘virus lạ’.”

      Ôi! Đất ta sao lắm điều lạ dưới sự lãnh đạo của một đảng…quái lạ!

Leave a Reply to Nguyên Văn Mười- Trưởng công an huyện Sọc Dưa Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên