Ối Giồi Ôi ! Tao trả Anh hùng ! Cho tao về làm lính!

10
Ông Tòng Văn Chô, năm nay 67 tuổi, hiện đang sống trên 1 quả đồi giữa lòng hồ thủy điện Bản Chát, Than Uyên, Lai Châu, được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang khi mới 24 tuổi, sau trận chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc – đánh trả quân Trung Quốc xâm lược, tháng 2.1979, tại mặt trận Lào Cai.
Đây là tâm sự của ông:
… “Ối giồi ôi! Sáng sớm 17.2.1979, tao đang gác ca cuối thì thấy đỏ rực phía xa và pháo nổ đì đẹt. Tao vào giường gọi đại đội trưởng: “Đại trưởng ôi, dậy đi đánh nhau thôi. Trung Quốc nó đánh mình rồi”. Ông ấy đạp tao ra, bảo: “Nói năng linh tinh”. Tao lại sang gọi chính viên (chính trị viên), ông này tiện buồn đái nên tao dắt được ra sân, chỉ về hướng Mường Khương xem pháo bắn, thế mới tin…
Ối giồi ôi! Ngày 17.2, Trung Quốc nó mới sang thì tao đang làm lính. 3 ngày sau, cán bộ chết hết, tao thì lại bắn được nhiều thằng Trung Quốc, nên đại trưởng cho làm tiểu trưởng, chỉ huy mấy thằng toàn thương bệnh binh giữ chốt 391, 393, đánh nhau đì đẹt.
Ối giồi ôi! Mấy ngày sau, đơn vị rút, quên không báo, để mỗi mình tao đì đọp bắn nhau với bọn Trung Quốc. May mà bọn đơn vị khác lên thay, thấy tiếng súng tìm đến, tao mới biết là mình bị bỏ quên. Lúc về hậu cứ, tao gặp đại trưởng, giận quá nên bảo: “Đại trưởng sống không bằng con chó con ngựa”, cán bộ tiểu đoàn phải can mãi, suýt 2 thằng đánh nhau…
Ối giồi ôi! Đánh nhau xong, tao phải về sở chỉ huy ở tỉnh báo cáo. Mấy ông Liên Xô tóc xanh mũi lõ cứ xì xồ bắt tao tường thuật, hướng này hướng kia. Tao hồi ấy biết chữ đéo đâu, nên nói thẳng: “Các ông muốn biết thì đi mà đánh nhau. Để cho tôi về đơn vị ăn cơm”, mấy ông ấy cười ha…ha… Ông phiên dịch ghé tai tao bảo: “Họ thấy cậu bực, cứ tưởng hạ quyết tâm chiến đấu đấy. Cậu cứ bực đi, để tớ cũng nhanh xong việc, còn về ăn cơm. Sáng giờ, đói bỏ mẹ”…
Ối giồi ôi! Phong tao làm Anh hùng rồi bắt tao đi học. 5 thầy cô giáo với 5 thằng vệ binh suốt ngày canh bắt tao học. Tao sợ quá, tao bảo: “Tao trả Anh hùng đấy. Cho tao về đơn vị làm lính thôi. Đánh nhau lo giữ gáo, đéo ai nghĩ đánh nhau để làm anh hùng mà phải học nhiều”… mà cấp trên không cho, bắt tao học 1 năm mấy lớp để tốt nghiệp được cấp 3, bắt đi nói chuyện với các nước. Ối giồi ôi!..
——————————
Đọc thêm về anh hùng đánh quân xâm lươc Trung quốc 1979: Tòng Văn Chô
Cổ tích ở lòng hồ
Suốt 3 năm trời dò hỏi, đầu tháng 2.2020 tôi mới biết Anh hùng lực lượng vũ trang Tòng Văn Chô ở bản Pom Bó (xã Mường Cang, huyện Than Uyên, Lai Châu).

Tìm đến nơi, người dân ngạc nhiên: “Ông ấy vào rừng sống một mình bao năm nay” và chỉ cách đến ngọn đồi giữa hồ thủy điện Bản Chát gần 3 tiếng thuyền máy, xe ôm…

Từ mép nước lên đỉnh đồi, anh lái thuyền liên tục động viên: “Ở đây thôi” và cất tiếng hú gọi. Mấy phút sau mới thấy người đàn ông mặt vuông vức, nhàu nhĩ trong bộ quần áo dân tộc Thái: “Chô đây!” và tròn mắt nhìn tôi: “Cán bộ cấp trên đến thăm toàn gọi tôi vào bờ, mỗi cậu dám ra tận đây”.

Một mình giữ chốt

Ngồi trên mặt sàn chênh vênh, bên bếp lửa mới được thổi bùng làm sáng căn nhà cũ, ông kể: Sinh năm 1955, đến năm 1974 ông đã được gọi nhập ngũ. Nhưng lúc ấy gia đình nghèo đói, anh trai Tòng Văn Sơn và Tòng Văn Kiên đang trong quân đội nên gia đình xin cho ông được ở nhà làm lao động chính chuyên vào rừng đào củ mài, cứu đói mỗi bữa ăn.

Giữa năm 1976, UBND xã lại gọi nhập ngũ. Thấy các anh mình bị đau chân dọc đường hành quân xin về, Tòng Văn Chô bực mình: “Đi bảo vệ Tổ quốc bản làng, sao ai cũng cứ sợ? Các anh ở nhà nuôi bố mẹ, các em, để tôi đi thay cho việc các anh”.

Ngày 2.9.1976, Tòng Văn Chô nhập quân số Trung đoàn 254, bộ đội địa phương tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay là Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lào Cai) đóng quân ở xã Bản Lầu, H.Mường Khương, Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai). Chữ không biết, tiếng phổ thông cũng không nên mấy tháng tân binh, Tòng Văn Chô được cấp trên huấn luyện qua các… phiên dịch. Được cái lớn tuổi hơn so với các chiến sĩ khác, ở nhà quen mọi việc đi rừng leo núi nặng nhọc, thấy việc gì cũng lao vào làm giúp anh em nên Chô được đưa đi làm đường từ Bản Lầu lên Pha Long. Đầu 1978, binh nhất Tòng Văn Chô được đưa về Làng Mạ (nay là thôn Nà Mạ 1 – 2, xã Bản Lầu) chăn trâu bò, bởi “khỏe mạnh, chăm chỉ, quen đi rừng dễ tìm bò lạc”.

Cuối 1978, tình hình biên giới bắt đầu căng thẳng. Liên tiếp xảy ra các vụ xô xát giành giữ đất; thậm chí lính Trung Quốc còn vượt biên sang Việt Nam bắt cóc cán bộ, nổ súng khiêu khích bộ đội. Tòng Văn Chô cùng đồng đội được lệnh lên điểm cao 391 đào hầm hào công sự, chốt giữ khu vực Làng Mạ và bảo vệ Nông trường Phong Hải ở phía sau. Rạng sáng 17.2.1979, phía Trung Quốc đồng loạt nã pháo vào tuyến biên giới Lào Cai, binh nhất Tòng Văn Chô đang gác ca cuối, chạy vào lay đại đội trưởng: “Thủ trưởng ơi, Trung Quốc nó đánh mình rồi” khiến người đang ngủ bực bội: “Nói năng linh tinh”. Chô quay sang kéo chính trị viên ra xem pháo nổ hướng TX.Lào Cai, Pha Long. Lúc ấy mọi người mới tin là thật.

8 giờ ngày 17.2.1979, hàng trăm lính Trung Quốc có pháo binh yểm trợ, tấn công hòng chiếm điểm cao 391, mở thông đường từ TT.Mường Khương về Bản Phiệt để thực hiện ý đồ kéo về H.Bảo Yên và Yên Bái phía sau. Chốt giữ tuyến 1, Tòng Văn Chô dùng trung liên RPD diệt hàng chục tên đi đầu và bị chúng dùng ĐKZ bắn sập công sự, ngất đi. Khi tỉnh dậy, Chô bò sang sườn đồi bên cạnh, dùng B41 diệt gọn khẩu đội ĐKZ của địch và một mình chặn địch, cho đồng đội rút sang trận địa khác.

Trưa 20.2.1979, Tòng Văn Chô được giao nhiệm vụ chỉ huy tiểu đội chốt giữ đồi yên ngựa cao điểm 393. Trận đánh ác liệt, Chô một mình một mũi đánh trả, diệt 10 tên địch. Cuộc chiến đấu giữ chốt của Tòng Văn Chô kéo dài đến trưa 24.2.1979, đơn vị chi viện thấy 393 ròng rã nổ súng, hành quân lên tiếp ứng mới thấy Tòng Văn Chô kiệt sức, người đầm đìa máu, trước mũi súng của ông, địch chết la liệt.

“Ngày hôm sau địch lại tấn công lên chốt yên ngựa, đạn hết người hy sinh cũng gần hết nên phải rút về trại K21 – Nông trường Phong Hải. 12 giờ đêm hôm ấy, xe tăng Trung Quốc tràn vào nông trường. Thấy xạ thủ Nguyễn Văn Nhân bắn 2 phát không trúng, tôi giằng khẩu B41 bắn chiếc đi đầu cháy bùng, chiếc sau không dừng kịp, lao vào cháy theo. Đạn trong xe nổ như tết”, Anh hùng lực lượng vũ trang (AHLLVT) Tòng Văn Chô nhớ lại.

Học chữ khó hơn đánh nhau

“Ối giồi ôi! Đánh nhau thì không sợ, mà sau đánh nhau lại sợ quá!”, ông Chô bật lên câu cảm thán giữa mạch kể chuyện khiến tôi cười bò. Lần sợ đầu tiên là sau ngày 6.3.1979, khi lính Trung Quốc bắt đầu rút quân về nước, binh nhất Tòng Văn Chô phải về sở chỉ huy tiền phương của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hoàng Liên Sơn đóng trong hang đá ở Km 21, quốc lộ 4E (Phố Lu, H.Bảo Thắng, Lào Cai) để báo cáo thành tích chiến đấu.

Các ông chuyên gia Liên Xô mắt xanh mũi lõ cứ xì xà xì xồ bắt tôi diễn lại quá trình chiến đấu, giải thích cả trên sa bàn. Lúc ấy tiếng phổ thông mình còn chưa sõi, nên cứ phải nói chuyện bằng động tác”, AHLLVT Tòng Văn Chô nhớ lại vậy và cười: “Tôi bảo với cấp trên: Cho tôi về chiến đấu hoặc thu dọn chiến trường. Bắt tôi gặp Liên Xô là tôi trốn về quê đấy. Nghe thế, ai cũng cười”.

Cuối năm 1979, binh nhất Tòng Văn Chô được về Hà Nội báo công và gặp mặt Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng. Trước hôm nhận danh hiệu AHLLVT, ông ra điều kiện: “Không bắt phát biểu bằng tiếng phổ thông, tôi mới nhận”. Khi được đưa đi tham quan Liên Xô và Cuba, ông cũng ra điều kiện trên và đi đến đâu cũng hỏi xem “có người Thái mình ở bàn nào gần đây không”, khiến phiên dịch lắc đầu quầy quậy.

Lần sợ thứ 2 là khi… học chữ. Tòng Văn Chô được đưa về trường văn hóa của Bộ Chỉ huy quân sự Hoàng Liên Sơn (nay tách ra thành Lào Cai và Yên Bái), nhận lệnh “phải đọc thông viết thạo trong 8 ngày”. Liên tục trong 1 tuần, nhóm giáo viên gồm 5 thầy cô giáo ăn ở cùng cậu chiến sĩ người Thái to vâm vấp nhưng chưa sõi tiếng phổ thông, cứ thấy người lạ là co rúm sợ hãi. Mỗi ngày, ông Chô chỉ có 4 tiếng đồng hồ để ăn ngủ, vệ sinh cá nhân, còn lại là học và học. Hết tập đọc tập viết đến cộng trừ nhân chia. “Có lúc mình định trốn đấy. Nhưng do là mệnh lệnh nên phải chấp hành thôi”, ông Chô nhớ lại.

Hết mấy tháng tham quan, nói chuyện và báo cáo thành tích, Tòng Văn Chô được phong hàm vượt cấp từ binh nhất lên thiếu úy và lại nhận lệnh đi học ở trường quân chính Quân khu 2 trong 3 năm liền; mỗi năm học xong 3 lớp. Đầu 1983, thi xong tốt nghiệp lớp 9, thiếu úy Chô khoác ba lô chạy một mạch ra khỏi cổng trường, vừa chạy vừa van vỉ: “Cho tôi lên Vị Xuyên chiến đấu. Tôi không học nữa đâu”. Thấy thiếu úy Chô cương quyết trốn học đi chiến đấu, cấp trên đành chuyển ông làm đại đội trưởng của Trung đoàn 891 Hoàng Liên Sơn và tháng 10.1984 về Ban Chỉ huy quân sự H.Than Uyên (nay thuộc tỉnh Lai Châu) làm trợ lý động viên, tác chiến.

Anh hùng lực lượng vũ trang Tòng Văn Chô bên người vợ Hoàng Thị Lại

Đầu năm 1993, do không đáp ứng yêu cầu về trình độ nên đại úy Tòng Văn Chô được cho nghỉ phục vụ trong quân đội, về công tác tại địa phương… Ít ai biết hiện nay, AHLLVT Tòng Văn Chô sống một mình trên đồi giữa hồ thủy điện Bản Chát (xã Mường Cang, H.Than Uyên). Nguồn vui của ông mỗi đêm là ngồi với cây đàn tính tẩu của người Thái, phập phùng vừa đàn vừa hát. “Ai sống mãi trong hào quang được đâu” ông bảo và ngân nga lời hát của người Thái vùng Tây Bắc: Inh lả ơi. Sao noọng ời. Khắp núi rừng Tây Bắc sáng ngời. Mùa xuân đến ngàn hoa hé cười. Inh lả ơi. Sao noọng ơi. Con thuyền ra tới giữa hồ, vẫn nghe tiếng hát hòa trong tiếng đàn tính tẩu khe khẽ, lăn tròn trên mặt nước, ra tít xa xa…

 Ảnh và bài Mai Thanh Hải– Báo Thanh Niên

10 BÌNH LUẬN

  1. Phần lớn những anh hùng đều ít học hoăc không học .Nếu có học cao ,đỗ này đỗ nọ thì lại làm làm quan (chi phụ mẫu) thiên hạ ,đi đứng ngồi đều có kẻ hầu người hạ . Trọc phú cung vậy . Nếu có học có tiền thì thành kẻ thủ đoạn ,đầy những suy nghĩ ích kỷ ,luu manh ,chỉ vì cái TÔI,dù theo ngạn ngữ Pháp “cái tôi là cái đáng ghét”.cho nên có kẻ bỏ bạc triệu tiền Âu đẻ mua danh “hão” ở một QG khác ,mong hưởng lợi ích (tiếng tăm ,rửa tiền ,quốc tịch nước sở tạ khi cần vì bao giờ ở đâu kẻ nhân tài trợ cung tỏ lòng biết ơn ,cám ơn người cho !…Thế mà dân trong nước đói khổ ,như mùa dịch covid19 ,dân đói vì không làm ra tiền ,không ra đường ăn mày để kiếm chút khoai sắn đỡ đói,thì bọn tỷ phú ngoảnh mặt làm ngơ. “lá lành đùm lá rách ..”.chỉ nghe nói người dân có ăn cứu đói kẻ thiếu ăn ,chớ chua nghe ai nói đền từ thiện từ những đứa nhờ thời thế trở nên tiền muôn bạc biển . Kẻ lo cho dân là chính phủ ,mệnh danh của dân ,vì dân cũng “phớt lờ’ như ăng-le….mà còn nhân cơ hội này ,bòn rút ,làm tiền của dan ,,,Thật ê chệ!
    Trở lại bài viết trên ,thật ra đọc xong .tự hỏi có thật hay không và bao nhiêu phân sự thật trong đó hay chỉ con người mang cái tên đó là thật còn sự việc là hư cấu theo mức độ 99% hay ít hơn Thời bọn CSVN có tên Hồ Khách ,cũng là loại ít học (nếu học khá thì đã làm quan ,không chừng ta có 01 quan thông ngôn tận tụy cho Mẫu Quốc Pháp-lang-sa…chó đâu làm tay sai cho csQT ,đem cái chủ nghĩa CS áp đặt cho VN và làm tay sai cho cs Liên Sô và sau cc đó là TC(l?s giao Hò cho TC)….Và cái thời chống Pháp ddosbojntuyeen tuyền cs đã đẻ ra biết bao anhhùng (kể cả bịa như Le-văn Tám )nào út tịch ,võ thị sáu xin ăn ,nữa điên nữa khùng ,lê lết xin ăn ,bị VC dụ dổ , đã ném lựụ đạn giét dân ,bây giờ gọi là khủng bố .Tô vĩnh điện lấy thân chèn pháo la văn cầu tự chặt cánh tay lủng lẳng vì dính da (như lấy ý từ chuyện “chém treo ngành”)
    đun đầu vào lỗ châu mai bịt họng súng và còn bao chuyện khác ,đều do những kẻ “không có chử ,giai cấp bần nông ,lủ chăn ngựa ,điên rồ ,ăn mày ,ăn trộm ,phu phen Bọn này chét được đảng vinh danh (cùng một loài)…
    Trong chống Mỹ và VNCH cũng đẻ ra nhiều anh hùng như anh hùng NÚP (người Thượng ) hay ngv bé…và nhiều huyền thoại khác mà có khi được lấy ý từ các nhân vật trong phim ảnh hay truyện giả tưởng nào đó ,biên tập lại . Và cứ thế hàng năm.tới ngày xâm chiếm miền Nam ,báo chí lại có bài về một ten nào đó làm chuyện “phi thường ” trong cht chống MỸ .Năm ngoái (?)
    đã có bài viết về anh hùng một mình (đồng đội chạy hét),núp dưới hố cá nhân ,đã nhảy vọt lên
    năm đuôi chiếc trực thăng Mỹ đang bay thấp ,quậy vài vòng và ném ra xa….Có phải chăng đây là chuyện lấy ý từ phim hoạt hình Mỹ Mỹ,HUSK . Nhân vật chính trong phim đã nâng chiếc “ôtô con một tay .cung xoay người ,lấy đà ném vút lên không trung ?
    Chuyên viết trên cũng không đáng ngạc nhiên vì chuyên “anh hùng đánh TC” .Đã có nhiều chiến sĩ gạc mà đứng yên làm bia cho linh TC tập bắn và không dam phản kháng ,không chịu trách
    nhiệm ai ra lệnh “đứng yên cho TC bắn mà không được phản kháng ?
    “Câu chuyện trên cũng là chuyên hư cấu theo tưởng tượng, cũng lấy câu chuyện củ về thời đánh Mỹ viết lại cho nó có trình độ bịa đặt “cao hơn” và phục vụ cho tuyên truyền chống Tàu nhân ngày tàu đánh VN và năm nay VN mới dám thắp hương cho tữ sỉ Gạc Ma và linh chết vì thằng anh mất dạy (hay thằng em “kiêu ngạo” quá khiến anh “xốn mắt?”)
    Anh hùng cúng chỉ còn 01 mình ,vì đồng đội rút đi hết . Coi như TC thắng , vậy mà chúng không chiếm trân địa ,và bị chết vì hỏa lực của một “anh hùng ” CHO . .Chúng không quan sát được , để tìm cách tiêu diệt súng máy đang làm tiêu hao lực lượng của mình sao. Tui TC như linh VN Gạc Ma,đi thẳng tới họng súng của CHO để “chết la liệt ” sao ? Và khi có đoàn quân thay thế ,Cho được cứu thoát…Nếu TC biết được được chắc chúng tiếc hùi hụi vì biết vậy ,chúng xua quân như kiến chiếm trân địa ,đổi CHO thành TRO và nếu có cánh quân lên chiếm lại trận địa thì có lẽ rất nhiều “anh hùng ” cho khác hy sinh làm liệt sĩ rồi …
    Cho nên chuyện này cũng là một tuyên truyền của VC , Nếu có vài % sự thực là có một tên CHO nào đó ,người dân tộc ,điếc không sợ súng ,một mình chống vạn quân địch ,như Triệu Tử Long
    “tả xông hữu đột !” và quân Tàu chết hết … Hết chuyện .

  2. “đánh trả quân Trung Quốc xâm lược” Đ/v loại dân Cộng Sản ở xứ hiện giờ gọi là Việt Nam, đây là cuộc nội chiến, chả ai xâm lược ai cả . Thời đó báo của 2 bên cứ tố cáo lẫn nhau là phản bội chủ nghĩa Mác-Lê, đi chệch hướng chủ nghĩa xã hội . The verdict’s in, Ờ mây zinh VN trên du tú bà kiếm lòi tỹ cũng hổng thấy chủ nghĩa xã hội ở VN nằm đâu, let alone định hướng . Trong khi mới bò qua Trung Quốc đã thấy ngay chủ nghĩa xã hội . Vậy trong chuyện này ai đúng ai sai ?

    Mấy thằng Cộng Sản đập nhau bươu đầu, tọa sơn quan cẩu Cộng Sản choảng nhau thui

  3. Thù Tàu thù một – rợ Hồ thiên thu!

    Người Việt nào cũng thù Tàu
    Ngoại trừ không phải đồng bào Việt Nam
    Thế mà bè lũ Việt gian
    Đi theo liếm đít ngoại bang Nga Tàu

    Chưa hết! Ngạo nghễ tự hào
    Ôm hôn quỳ lạy giặc Tàu như cha
    “Bác Mao chẳng ở đâu xa
    Bác Hồ ta đó chính là bác Mao”

    Đám nầy mọi rợ thì sao?
    Da vàng máu đỏ mới đau bạn à
    Cùng chung một mẹ sinh ra
    Làm sao có thể thứ tha rợ Hồ?

    Làm sao quên được tội đồ
    Thù Tàu thù một – rợ Hồ thiên thu!

    Nông Dân Nam Bộ

  4. Việt Tàu hữu nghị viển vông

    “Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào
    Đánh là ta đánh cho Tàu cho Nga
    Bên nầy biên giới là nhà
    Bên kia biên giới cũng là quê hương”

    Kẻ thù truyền kiếp bắc phương
    Ngàn năm còn đó đau thương ngập trào
    Ngàn năm còn đó giặc Tàu
    Lòng nào không thấy hận trào hờn căm?

    Kẻ thù truyền kiếp ngoại xâm
    Vì sao ta lại ngậm câm cúi đầu?
    Sao y bản chánh như Tàu
    Văn hóa bát nháo tào lao Việt Tàu!

    Làm sao ngạo nghễ tự hào
    Hai tên đồ tể Hồ Mao tội đồ?
    Tội đồ nhân loại Mao Hồ
    Lăng trì cuốc mả đào mồ chúng ra

    Bưng bô liếm đít Nga Hoa
    Tự mình phỉ báng Ông Cha giống nòi
    Ngàn năm nô lệ tôi đòi
    Quê hương còn đó lạc loài vì đâu?

    “Trải qua mấy cuộc bể dâu
    Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”
    Việt Tàu hữu nghị viển vông
    Giang san gấm vóc – Tiên Rồng diệt vong!

    Nông Dân Nam Bộ

    • Công tội của Hồ Chí Minh, như bác đã từng nói, để cho lịch sử xử . Lịch sử VN là 4 ông đầu rau Lân Lê Tấn Vượng & học trò của chúng, one of them là chủ tịch Viện Khổng Tử Việt Nam . Lũ đó mà đem lịch sử ra đánh giá … Why the Phúc vẫn có người tin vào tụi nó ? Thiệt tình …

  5. Tội nghiếp!

    Đã là là “Anh hùng” bất đắc dĩ, còn bị đảng cho đám tuyên láo thổi phù phù, khiến ….anh hùng chỉ muốn…trốn.

  6. Tòng văn Chô xứng đáng với danh hiệu “Anh Hùng”, không cần biết ông đã chiến đấu duới màu cờ sắc áo nào.

  7. Bài này hay quá, cám ơn đàn anh tác giả Mai Thanh Hải!
    Mặc dù có chút tếu “bắc kỳ rau muống luộc” nhưng tôi bảo đảm với qúi đàn anh Còm Sỹ là, trong cuộc chiến với Pháp, với Mỹ, với Pol Pot Căm Pu Chia và Trung Quốc, trường hợp của anh hùng lực lượng vũ trang Tòng Văn Chô là không phải độc nhất!

    Thưa quan tác giả cùng quí còm sỹ, chắc chắn là có cả hàng vạn!
    Chính mắt em cũng đã chứng kiến nhiều người như anh hùng Chô.
    Chỉ có điều những người “Điếc không sợ súng” đó, thường không sống sót được lâu.
    Xin cám ơn quan tác giả và tung hô anh hùng Tòng Văn Chô!

    • Bác Tonydo đã kể thiếu bọn VNCH, có gì mà phải tránh, Việt cộng miền bắc làm thịt Việt quốc miền nam chắc phải có thật nhiều anh hùng thật và giả chứ.

  8. Cứ chết cho thật nhiều đi, nhân-dân.
    Bọn anh cứ cướp đất và làm giàu.
    Đùng so-bì với chúng anh,
    bọn bay được phong anh-hùng là sướng rồi.

Leave a Reply to Thanh Van Pham Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên