Một cuộc tọa đàm, 2 thu hoạch lớn

18

Chiều nay 27.9.2019, tại 53 Nguyễn Du, Hà Nội đã diễn ra cuộc tọa đàm, do Chu Hảo, nguyên Giám đốc NXB Tri thức chủ trì và Lại Nguyên Ân trình bầy về quá trình nghiên cứu các văn bản của Phan Khôi. Thế là mình biết về cả hai nhân vật và khâm phục cả Phan Khôi lẫn Lại Nguyên Ân.

1.Khâm phục Lại Nguyên Ân quá.

Trong khi nhiều người cắm đầu nghiên cứu, xuất bản những tuyển tập của các nhà này, nhà nọ, như tuyển tập Nông Đức Mạnh, để “vừa được ăn, vừa được nói”… thì Lại Nguyên Ân âm thầm suốt 16 năm nghiên cứu về Phan Khôi – một nhân vật “cộm cán” của Nhân Văn – Giai phẩm, mà hơn nửa thế kỷ qua chính quyền muốn vùi lấp đi.

Ông kể rằng, trong khi nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng, đọc những tờ báo trước 1945, bắt gặp những bài báo của Phan Khôi hay quá; những bài viết của Phan Khôi cứ ám ảnh, mê hoặc ông và sau khi hoàn thành nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng, ông miệt mài theo đuổi Phan Khôi. Ông tìm những bài báo, truyện, thơ, sách dịch của Phan Khôi viết từ 1918 đến 1955 khắp các thư viện trong Nam, ngoài Bắc, rồi lần mò sang Mỹ, đọc, chụp bao nhiêu tư liệu; ông nhờ bạn bè khắp nơi ở trong nước, ở Pháp, ai có tự liệu, có manh mối gì cung cấp cho; ông nhờ bạn bè dịch các bài báo của Phan Khôi viết bằng tiếng Pháp, Hán văn, để cố gắng có bộ sưu tập nhiều nhất về Phan Khôi. Ông nghiên cứu chia ra từng giai đoạn, từng chủ đề, biên khảo, chú thích tỉ mỉ, cận trọng với tất cả lòng say mê và trách nhiệm, chẳng nghĩ đến thù lao, danh tiếng… Trong thời buổi đồng tiền làm đảo điên xã hội mà ông cứ chìm đắm vào Phan Khôi suốt 16 năm. Thật khâm phục.

Hai ông Chu Hảo và Lại Nguyên Ân

Ông Phan An Sa con út của Cụ Phan Khôi có mặt trong Hội thảo đã thống kê: Ông Lại Nguyên Ân đã tập hợp được 2.481 bài báo của Phan Khôi, in thành 15 tập, tổng cộng 9.194 trang, với 3339 chú thích… Ông nói, Phan Khôi là cha đẻ của những tác phẩm này nhưng đã bị vùi lấp đi hơn nửa thế kỷ, ít người còn quan tâm, ngay cả cháu chắt Cụ Phan Khôi cũng không để ý đến, nên Lại Nguyên Ân là Cha thứ hai, tái sinh những tác phẩm của Phan Khôi! Ông cảm ơn Lại Nguyên Ân và hai người ôm nhau trong niềm xúc động…

2. Càng khâm phục Phan Khôi

Phan Khôi (chữ Hán: 潘魁; 1887 – 1959) sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887 tại làng Bảo An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, là con của Phó bảng Phan Trân (tri phủ Điện Khánh) và bà Hoàng Thị Lệ (con gái Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu). Ông đỗ Tú tài chữ Hán năm 19 tuổi, lại dòng dõi trâm anh thế phiệt đáng lẽ được “quy hoach” vào chức quan trong Triều đình như bỡn. Nhưng ông lại “tự chuyển hóa”, “tự diễn biến” nhưng không “suy thoái” mà trở thành người tân tiến, tự gánh lấy sứ mệnh khai phóng cho dân tộc đang u mê giữa thời hỗn tạp…Ông dùng ngòi bút của mình để viết báo, viết truyện, làm thơ, đủ các thể loại để phê phán hệ tư tưởng Nho giáo; phê phán những hủ lậu của Triều đình; phê phán các thói hư tật xấu của dân mình, của xã hội đương thời và truyền bá những tư tưởng tiến bộ về Dân chủ, Nữ quyền, về nền văn hóa mới, lối sống của xã hội văn minh….Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân nói về ông như sau:

“Phan Khôi hiện diện trước xã hội, trước cuộc đời này chỉ với tư cách nhà báo; người ta biết ông chủ yếu qua những gì ông viết ra đăng lên báo chí; nhưng, qua hoạt động báo chí, Phan Khôi chứng tỏ mình còn là một học giả, một nhà tư tưởng, một nhà văn. Phan Khôi là nhà tư tưởng đã đặt ra hàng loạt vấn đề: phê phán Khổng giáo, tiếp nhận tư tưởng Âu Tây, nữ quyền. Ông cũng là một nhà Hán học và Trung Quốc học am hiểu những vấn đề của xã hội Trung Quốc đương thời, ông là một dịch giả đã dịch Kinh Thánh của đạo Thiên chúa ra tiếng Việt, một nhà Việt ngữ học cả ở phần lý thuyết lẫn thực hành, một nhà văn xuôi với thể hài đàm và một nhà phê bình văn học.

Có thể nói Phan Khôi là người thể hiện rõ nhất và thành công nhất chủ trương duy tân kiểu Phan Chu Trinh vào đời sống, nhưng khác với người tiền bối ấy, Phan Khôi hoàn toàn không thể hiện mình như một chí sĩ; ông sống như một người thường trong đời thường, chỉ hoạt động chuyên nghiệp như một nhà ngôn luận, chỉ tác động đến xã hội bằng ngôn luận. Phan Khôi thuộc trong số những trí thức hàng đầu có công tạo ra mặt bằng tri thức và văn hoá cho xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX, nhưng đặt bên cạnh những gương mặt sáng láng như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Huỳnh Thúc Kháng…, ông thường tự thể hiện như kẻ phản biện, và sự phản biện của ông thường đem lại chiều sâu mới cho tri thức.”

Qua trường hợp Phan Khôi, ta không khỏi ngạc nhiên: trước 1945, “dân ta một cổ hai tròng”, dưới “ách cai trị của Thực dân pháp và Triều đình phong kiến thối nát” mà Phan Khôi rất TỰ DO: ông làm báo phê phán cả “phong kiến lẫn đế quốc” mà chẳng sao. Ông tham gia vận động biểu tình ở Quảng Nam nên bị bắt đi tù. Ra tù lại viết báo, lập ra tờ báo. Tờ báo ở Hà Nội bị đóng cửa, ông vào Sài Gòn lập tời báo khác; báo Sài Gòn bị đóng cửa, ông ra Huế lập tờ báo mới… Ngày đó báo chí tự do thế đấy; dân 95% mù chữ mà các tờ báo, các nhà báo như Phan Khôi sống ung dung bằng báo in đấy. Nay thì các báo “quốc doanh” phải được nhà nước nuôi, chả thế mà ông Hữu Thỉnh Chủ tịch Hội Nhà văn sung sướng kêu lê: “Anh em ta lại được Nhà nước nuôi rồi”! Lạ quá cơ, kể chuyện ngày xưa, cứ như là nghe chuyên Tương lại!

Nhân vật Phan Khôi lớn lắm, hẳn tiếp tục là đề tài của nhiều Luận văn, Luận án, nhiều công trình nghiên cứu nữa. Mong sao các bạn trẻ đọc Phan Khôi để mình thêm lớn lên, thêm tự hào về Việt Nam ta có những người như Phan Khôi.

(Ảnh 1, Chu Hảo và Lại Nguyên Ân; ảnh 2, ông Phan An Sa phát biểu; ảnh 3, 4,một góc người tham dự)

27/9/201

Mạc Văn Trang (Facebook)

18 BÌNH LUẬN

  1. Rất đồng ý với Chaungoan.
    Đợi đến khi cs sắp sập tiệm, chủ tịch Trong lên tiếng muốn nói chuyện với cộng đồng ty nạn, thì vội vàng lên tiếng “phục hồi…” cho Phan Khôi.
    Thưa các thái tử đảng, danh dự của Cụ Phan Khôi lúc nào cùng rạng ngời, tất cả học sinh Việt Nam Cộng Hoà chúng tôi biết đến bài Tình Già của Cụ từ lớp 8. Chẳng cần phải đợi đến khi các ngài lên tiếng phục hồi. Tên Cụ đứng đầu bảng những nhà thơ mới mà chúng tôi học. 
    Cuộc họp báo không phải vì Cụ Phan Khôi mà vì để đánh bóng cho tên tuổi các thái tử đảng. It’s a shame !!!

    • Thây kê cái đám già dịch đảng viên trí thức. Họ cũng có công lao gớp phần không nhỏ trong việc đưa quốc gia đi đến chổ đốn mạt như bây giờ.Hồi Lê Duẫn còn sống, chẳng thấy anh nào đòi phục hồi Phan Khôi cả! Anh nào cũng lãnh lương đảng , miệng câm như hến !

  2. Phan khôi đã hình thành trong người Việt la một nhân sỉ đáng kinh trọng như những nhân sỉ khác trong thời VN bị đô hộ ,bị nhiểu nhương .Ong là một trong những nhà văn có trọng lượng trong văn học sử như Phạm Quỳnh Phạm duy Tốn ,Ngô tất Tố ,Huynh Thúc Kháng …VV cùng vói TLVĐ đã đem lại cho văn học VN một luồng gió mới….Tiế c rằng PK sau này theo CS cung Em và con .Nhưng người QG vẫn biết đén Ông như một nhà văn ,một nhà thơ một nhà phê bình độc đáo…trên bso chí trên những trang sách…và người ta biết đến nhiều hơn khi PK nằm trong nhóm văn nghẹ sỉ đòi tự do sáng tác và chiến dịch thanh trừng của CS trong Nhan Văn Giai Phẩm …được IN thành cuốn TRĂM HOA DUA NO ở miền Bắc ,sao chép y cộng sản Tàu “trăm hoa dua nở,trăm nhà đua tiếng ‘trong CM Văn Hóa TH (thời Mao trạch Đông),PK bị kiểm điễm và cấm viết ,sống âm thầm cho đến chết .dù có em có con phục vụ vói chức khá lớn trong chính phủ HCM …
    Đọc Trăm HOa Đua Nở của HVChis để thấy Ông già Quãng Nam phê bình văn nghệ ,đẻ thấy văn phong trong các truyện Ông Năm Chuột,Ông Bình Vôi thâm ý chê công sản ,chê Hồ Quang nhũng chuyện tiêu biểu cho “một thời ở duới chế độ cs mà dám :mó dái ngựa của một số trí thức dam noi dám làm . Đó là “giấy bút tôi ai lấy mất đi .tôi sẻ viết văn trên đá.” Tất cả bị thanh trừng riêng PK thì không :chỉ cấm hoạt động văn nghệ báo chí.
    (#trăm Hoa Dua Nở Trên Đất Bắc /Hoàng văn chí /Tủ sách tiếng Việt #)

  3. “… Tuổi già thêm bệnh họan,
    Kháng chiến thấy thừa ta,
    Mối sầu như tóc bạc,
    Cứ cắt lại dài ra…” (Phan Khôi)

    “Các bác quý tộc đỏ sáng đánh cầu lông vịt, không dám đưa Vũ Hoàng Chương, Phan Nhật Nam, Tô Thùy Yên và nhiều nhà thơ nhớn khác của dân tộc Ngụy ra bàn thảo, lựa cụ Phan Khôi núp bóng chỉ là vờ vịt lừa người.” (Cháu Ngoan Bác Hồ)

    Xin cảm ơn Cháu Ngoan Bác Hồ đã luôn chú tâm đến tình hình VN. Trong tương lại, tôi nghĩ, các t/g của VNCH sẽ được miền bắc cũng biết tới và tôn vinh. Xin chúc bạn luôn an vui.

    Tuy nhiên nếu cho rằng những người nghiên cứu về Phan Khôi là núp bóng Phan Khôi, vờ vịt lừa người, theo tôi, là rất bất công.

    Những tác phẩm cũa Phan Khôi đã không được phổ biến, các nhà văn csVN thời Nhân Văn Giai Phẩm đã không đăng nhiều bài của Phan Khôi mà vẫn dựa vào những bài không đăng mà công kích chỉ trích Phan Khôi. Có lẽ chưa ai sống với csVN thời ấy dám chính thức công kích cs như Phan Khôi. Và tư tưởng cũng như tác phẩm của ông đã không được biết tới nên tôi rất cảm kích và xin cảm ơn t/g Mặc Văn Trang đã đưa lên bài viết trên.

    http://viteuu.blogspot.com/2013/01/phan-khoi-ong-binh-voi.html
    Từ bài viết ở Ký Tế:
    Bọ xít, cứt lợn hay chó đẻ: Trong cuộc mít-tin tại Quảng Nam tổ chức sau khi Việt Minh cướp chính quyền và thành lập chính phủ Dân Chủ Cộng Hòa ngày 2-9-1945, nhà cầm quyền Việt Minh lâm thời ở Quảng Nam mời Phan Khôi lên diễn đàn phát biểu ý kiến. Ông hoan nghênh nền độc lập dân tộc, nhưng khẳng khái tuyên bố không đồng tình với con đường chủ nghĩa cộng sản.

    Trong truyện ngắn “Cây cộng sản”, Phan Khôi mô tả lọai cầy nầy như sau: “… Có một thứ thực vật cũng như sen Nhật Bản ở xứ ta, trước kia không có mà bây giờ có rất nhiều. Đâu thì tôi chưa thấy, chỉ thấy ở Việt Bắc không chỗ nào là không có…”

    Theo Phan Khôi, có nơi gọi loại cây nầy là “cỏ bù xít”, vì nó có mùi hôi như con bọ xít, có nơi gọi là “cây cứt lợn”, hoặc “cây chó đẻ”. Ông nói rằng những tên đó đều không nhã nhặn tý nào, người có học không gọi như vậy, mà nên gọi là “cây cộng sản”. Phan Khôi viết tiếp:

    “…Không mấy lâu rồi nó mọc cả đồn điền, trừ khử không hết được, nó lan tràn ra ngoài đồn điền. Cái tình trạng ấy bắt đầu có trong những năm 1930-1931 đồng thời với Đông Dương Cộng Sản Đảng họat động, phong trào cộng sản cũng lan tràn nhanh chóng như thứ cây ấy, cũng không trừ khử được như thứ cây ấy, cho nên bọn Tây đồn điền đặt tên nó là “herbe communiste”, đáng lẽ dịch là cỏ cộng sản, nhưng nhiều người gọi là cây cộng sản. Nó còn có một tên rất lạ … Hỏi ông [ông già Thổ mà Phan Khôi hỏi chuyện] tên nó là cây gì, ông nói tên nó là “cỏ cụ Hồ”. Thứ cỏ nầy trước kia ở đây không có, từ ngày cụ Hồ về đây lãnh đạo cách mạng, thì thứ cỏ ấy mọc lên, không mấy lúc mà đầy cả đường sá đồi đống, người ta không biết tên nó là gì, thấy nó cùng một lúc với cụ Hồ về thì gọi nó như vậy…” (17)

    • Cháu hoàn toàn nhất trí với bác là cụ Phan Khôi rất gan dạ, lên án chủ nghĩa cộng sản công khai. Thế nhưng các bác quý tộc đỏ ở Hà Nội phục hồi danh tiếng cho cụ không phải là vì thật lòng kính nể tư tưởng chống cộng sản của cụ. Đạo đức giả hết đấy bác ạ! Bác thử đưa cuốn sách “Mùa hè đỏ lửa” của bác Phan Nhật Nam cho các bác quý tộc đỏ ấy đọc, xem các bác ấy có chịu đọc không? Bác không tin cháu thì cứ để thời gian vô tư trả lời cho bác hiểu vậy.

      • Không hiểu sao, tôi lại tin và đồng ý những gì anh viết. Tuy nhiên, anh cũng làm ơn bớt cái mùi văn Việt cộng chó má giùm. Khổ quá, cái gì mà có “nhất trí” với “vô tư”, đọc lên nhăn cả mặt.

  4. Những vở kịch Shalespeare thường được bảo trợ, diễn in the park ở nhiều nơi trên thế giới như Mỹ, Úc, Canada Âu Châu v.v., tôi mong rằng những tác phẩm văn chương của Phan Khôi luôn được thu thập và phổ biến ở VN cũng như trên thế giới.

    Xin cảm ơn t/g Mặc Văn Trang.

    “Cháu xin ví dụ một bài vè để bác so sánh với bài vè “Tình Già” chán phèo của cụ Phan Khôi nhé:“ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH ?, (Trần Thị Lam)” (Cháu Ngoan Bác Hồ)

    Tác giả bài thơ này được viết vào tháng 4-2016 nhân vụ việc cá chết dọc bờ biển một số tỉnh miền Trung sau nhiều ngày chưa rõ nguyên nhân và gây bức xúc trong dư luận xã hội. Bài thơ nhanh chóng được lan truyền rộng rãi trên mạng chỉ sau vài ngày. Hy vọng sẽ mang tới cách mạng cho VN thành công chống lại độc tài cs.

    Khác nhau của hai bài thơ là ý nghĩa lịch sử văn chương của thơ mới đầu thế kỷ 20 của VN: Tình Già, sẽ tồn tại với thời gian, là tiêu biểu cho thơ mới trong lịch sử văn chương VN thời ấy, “Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ”.
    “Ta là nhân ngãi, đâu có phải vợ chồng mà tính việc thủy chung?”

    “Ôn chuyện cũ mà thôi.
    Liếc đưa nhau đi rồi!
    Con mắt còn có đuôi.”

    Thơ mới với những tư tưởng mới rất tự do cởi mở mà vẫn được nuôi dưỡng trong phong tục tập quán đạo đức của VN với đầy tính nhân đạo.

    Trong khi “Đất nước mình ngộ lắm phải không anh” nói về thời sự của biến cố cá chết vào năm 2016 ở VN. Rất có ý nghĩa.

    Xin cảm ơn Cháu Ngoan Bác Hồ đã đưa lên bài thơ nổi tiếng của thời đại, của 2016.

    Ở đây tuần này đã lạnh có khi dưới zero C degree. Lá đỏ, vàng của maple và lá vàng của poplar hay elm sẽ biến mất nếu bạn không mặc áo, choàng khăn, đội mũ len ra đường chiêm ngưỡng mùa thu còn sót lại này. Hoa hồng thuộc loại chịu lạnh vẫn còn hoa. Mountain ash berry có nhiều trái đỏ dù ít hơn năm trước. Cần hái cà chua vào nhà trước khi tuyết đổ. Chúc các bạn an vui.

    http://viteuu.blogspot.com/2013/01/phan-khoi-ong-binh-voi.html
    Vào đầu thế kỷ 20, các thể thơ thịnh hành là thơ Đường (Đường thi), thơ lục bát và song thất lục bát. Các thể thơ nầy theo một số niêm luật bằng trắc và vần điệu nhất định. Trên báo Phụ Nữ Tân Văn số 122, phát hành tại Sài Gòn ngày 10-3-1932, xuất hiện bài báo “Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ”, kèm theo bài thơ “Tình già”. Cả hai bài đều của Phan Khôi, được xem là tuyên ngôn của trường phái thơ mới ở Việt Nam.

    • Thôi đi bác ạ, giới văn sĩ trí thức nỡm ở Hà Thành thời đầu thế kỷ 20 bợ thơ cụ Phan lên tận giời xanh bao gồm những ai? Nếu bác chịu khó nhìn lại, thì toàn là một lũ mọt sau này quỳ gối tung hô đảng đỏ một cách hèn hạ thiếu tư cách!

      Thơ cụ Phan Khôi chỉ nóng vì tính thời đại, không phải vì thơ của cụ hay. Thơ của cụ Phan Khôi được nhắc lại vì cụ là người đi đầu trong phái thơ Mới, có giá trị lịch sử, không hẵn là vì thơ của cụ hay. Bác đừng thấy cả trăm anh nổi tiếng khen thơ cụ Phan Khôi hay thì cứ phải nhất định là thơ cụ Phan hay. Làm người cần phải có chính kiến tư duy độc lập bác ạ, không nên a dua theo người nổi tiếng. Nhìn các bác quý tộc đỏ bợ cụ Phan Khôi mà cháu thấy khiếp quá!

      Nhân nếu nói đến thơ hay, vô tư thì phải nói đến thơ Quang Dũng bác ạ, mỗi đoạn thơ sau đây trong bài Đôi Bờ là một tuyệt tác, diễn tả đúng suy nghĩ của người chiến sĩ:

      Đôi Bờ

      Thương nhớ ơ hờ, thương nhớ ai?
      Sông xa từng lớp lớp mưa dài
      Mắt kia em có sầu cô quạnh
      Khi chớm thu về một sớm mai?

      Rét mướt mùa sau chừng sắp ngự
      Kinh thành em có nhớ bên tê?
      Giăng giăng mưa bụi quanh phòng tuyến
      Hiu hắt chiều sông lạnh bến tề.

      Khói thuốc xanh dòng khơi lối xưa
      Đêm đêm sông Đáy lạnh đôi bờ
      Thoáng hiện em về trong đáy cốc
      Nói cười như chuyện một đêm mơ

      Xa quá rồi em người mỗi ngả
      Đôi bờ đất nước nhớ thương nhau
      Em đi áo mỏng buông hờn tủi
      Dòng lệ thơ ngây có dạt dào?

      Quang Dũng- 1948

      (Giăng giăng mưa bụi quanh phòng tuyến
      Hiu hắt chiều sông lạnh bến tề.)

      Hay như hai câu thơ của nhân dân Ngụy họ vô tư viết để tưởng nhớ chiến sĩ của họ hy sinh mà cháu nghe được khi sư đoàn của cháu từ Cam puchia kéo về trên đường tăng viện cho chiến trường biên giới phía Bắc, hai câu thơ này như sau:

      “An Lộc Địa sử ghi chiến tích
      Biệt Kích Dù vị quốc vong thân”

      Mỗi lần đọc đến hay câu thơ này, cháu lại cứ xúc động bồi hồi. Số là tại chiến trường biên giới phía Bắc, có nữ chiến sĩ địa phương của ta đơn độc một mình diệt gần 5 chiến xe tăng của Trung Quốc, sau bị bắt, bọn Trung Quốc tức giận, cho xe tăng cán nát người nữ chiến sĩ này ngay tại chổ. Trận địa đó cho đến nay, không có câu thơ nào từ nhân dân đỏ tưởng nhớ đến người nữ chiến sĩ đỏ anh hùng đó cả. Thơ nếu có viết là do đảng đỏ bảo viết, đảng đỏ không cho viết thì không ai làm cả!

      Sợ hãi, bạc bẽo và đạo đức giả là phẩm chất của nhân dân đỏ đấy bác ạ!

      Bởi vậy khi đọc lại hai câu thơ của nhân dân Ngụy vô tư tình nguyện viết lên tưởng nhớ chiến sĩ của họ hy sinh, cháu lại tủi phận mình, một đời làm chiến sĩ đỏ cũng chỉ vì dân đỏ, hóa ra nhân dân đỏ chỉ biết sợ hãi đảng đỏ và vô cùng bạc bẻo, chẳng đáng để hy sinh tí nào. Cũng chính vì thế mà từ đó cháu mới thấy, thơ văn của nhân dân Ngụy thể hiện đúng với tình người, không giấu diếm che đậy bằng hư danh. Thơ văn có thể hiện đúng tình người thì mới có giá trị qua mọi thời đại, còn không cũng chỉ là thơ thời trang như thơ của cụ Phan Khôi vậy bác ạ.

      Thế nên các bác quý tộc đỏ ở Hà Thành, muốn phục hồi chính con người của mình thì phải bỏ cái thói đạo đức giả, phải tìm hiểu và chịu để trái tim của mình rung động thật sự trước thơ văn của nhân dân Ngụy. Có như thế, thì khi quay trở lại đọc thơ cụ Phan Khôi, các bác ấy mới có nhận xét đúng đắn hơn về cụ Phan Khôi.

      Cháu viết vài dòng như thế, xin bác cứ vô tư suy nghĩ đi nhé!

      • Anh viết đoạn văn này hay lắm! Thank you!

        “Thế nên các bác quý tộc đỏ ở Hà Thành, muốn phục hồi chính con người của mình thì phải bỏ cái thói đạo đức giả, phải tìm hiểu và chịu để trái tim của mình rung động thật sự trước thơ văn của nhân dân Ngụy. Có như thế, thì khi quay trở lại đọc thơ cụ Phan Khôi, các bác ấy mới có nhận xét đúng đắn hơn về cụ Phan Khôi”

        • Nhân bàn về thơ của Quang Dũng, tôi nhớ là vào năm 1975, tôi vừa ngâm đoạn thơ sau cùng của bài “Đôi bờ” mà vừa khóc, buồn cho cảnh nhà tan cửa nát, vợ chồng chia lìa bởi bọn khốn nạn Việt cộng.

          “Xa quá rồi em người mỗi ngả
          Đôi bờ đất nước nhớ thương nhau
          Em đi áo mỏng buông hờn tủi
          Dòng lệ thơ ngây có dạt dào?”

  5. “Ối giời ơi, thưa các bác quý tộc đỏ, sao các bác chờ đến những ngần ấy năm mới bàn đến chuyện phục hồi danh dự cho cụ Phan Khôi ? Thế thì đến bao giờ các bác quý tộc đỏ Hà Thành sáng cởi ô- tô đi đánh cầu lông vịt mới tính đến việc “phục hồi” danh dự cho … nhà văn Phan Nhật Nam, nhà thơ Vũ Hoàng Chương, nhà thơ Tô Thùy Yên và nhiều đại văn hào nhớn khác của dân tộc Ngụy?” (Còm sĩ Cháu Ngoan Bác Hồ).

    Tìm về Phan Khôi là việc làm rất có ý nghĩa, có thể mở đường cho người miền bắc cũng như cả nước VN tìm về chế độ VNCH với Phan Nhật Nam, Vũ Hoàng Chương, Tô Thùy Yên v.v.

    Phan Khôi sống ở miền bắc, bị đầy đọa với phong trào Nhân Văn Giai Phẩm với những tác phẩm không được biết tới trong khi các chiến sĩ VNCH ở miền nam được tự do văn nghệ và tư tưởng và có rất nhiều tác phẩn nổi tiếng được tự do phổ biến.

    Xin cảm ơn tác Giả: Mạc Văn Trang. Xin cảm ơn còm sĩ Cháu Ngoan Bác Hồ.

    Phan Nhật Nam sinh ngày 9 tháng 9, 1943, ở Quảng Trị. Sống với chế độ VNCH, miền nam VN.
    Tô Thùy Yên sanh 1938, mất 21/5/2019, sống ở miền nam.
    Vũ Hoàng Chương (5 tháng 5 1916 – 6 tháng 9 1976). Năm 1954, Vũ Hoàng Chương di cư vào Nam, tiếp tục dạy học và sáng tác ở Sài Gòn..

    Nên nhớ, “Phan Khôi (chữ Hán: 潘魁; 1887 – 1959) sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887” và sống ở miền Bắc, đã chịu tai họa và chết trong lặng lẽ vào năm 1959.

    Từ bài viết đăng từ Ký Tế, link đã gửi ở còm trước của tôi: “Xin trân trọng giới thiệu với quý độc giả một bài viết của cụ Phan Khôi, mà trong đó cụ đã ví HỒ CHÍ MINH là một cái bình vôi, đây cũng là một trong những bài viết khiến Hồ Chí Minh và Đảng CSVN tìm mọi cách để thủ tiêu nhà tử tưởng bất phục tùng cộng sản khả kính này của dân tộc.”
    http://viteuu.blogspot.com/2013/01/phan-khoi-ong-binh-voi.html
    Từ bài viết ở Ký Tế:

    Sau hiệp định Genève (20-7-1954), Việt Nam bị chia hai ở vĩ tuyến 17. Phan Khôi bị kẹt lại ở ngoài Bắc. Năm 1956, xảy ra vụ Nhân Văn Giai Phẩm. Nhân dịp Tết Bính Thân (1956), vào đầu tháng 2-1956 tại Hà Nội xuất hiện đặc san Giai Phẩm 1956…tờ Nhân Văn số 1 được phát hành ngày 20-9-1956, do Phan Khôi làm chủ nhiệm kiêm chủ bút …
    Cộng sản ra lệnh đình bản hai tờ Nhân Văn và Giai Phẩm ngày 15-12-1956, bắt giam một số các văn thi sĩ, trí thức thuộc nhóm phản kháng, và bắt đi học tập chính trị số người còn lại.

    Cộng sản không bắt giữ Phan Khôi vì uy tín của ông quá lớn. Ông đã lăn lộn trong ngành văn chương, báo chí khoảng 50 năm khắp Bắc, Trung và Nam. Ai cũng đều biết tiếng ông, và từng đọc bài do ông viết. Ông lại là người miền Nam nên đảng Lao Động sợ làm mất lòng giới trí thức miền Nam tập kết ra Bắc. Lúc đó, đảng Lao Đông chuẩn bị đánh miền Nam (Việt Nam Cộng Hòa), muốn ve vãn giới trí thức trong Nam, nên cũng tránh không bắt Phan Khôi.

    Thay vào đó, đảng Lao Đông tìm cách cô lập và gây khó khăn cho Phan Khôi, đồng thời cho nhóm bồi bút tay sai viết bài đả kích, mạ lỵ Phan Khôi. Đảng viên cs như Nguyễn Công Hoan & Tố Hữu đã chỉ trích ông kịch liệt.

    Già yếu, cô đơn và bệnh tật, Phan Khôi từ trần lúc 11 giờ sáng ngày 16-1-1959 (8-12 năm mậu tuất), tại số 73, phố Thuốc Bắc, Hà Nội trong cảnh thanh bần của một nhà nho khí phách, tận lực theo đuổi lý tưởng của mình, luôn luôn giữa gìn tiết tháo, không sợ bạo quyền, dù đó là cộng sản. Suốt đời, ông sống đúng theo câu châm ngôn của Mạnh Tử: “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất.”(Giàu sang không tham lam, nghèo khổ không thay lòng đổi dạ, sức mạnh không khuất phục đươc.)
    “… Tuổi già thêm bệnh họan,
    Kháng chiến thấy thừa ta,
    Mối sầu như tóc bạc,
    Cứ cắt lại dài ra…” (Phan Khôi)

    Bạn có thể khóc khi đọc những dòng thơ diễn tả nỗi niềm trên của Phan Khôi. Chúc các bạn luôn an vui.

  6. Ối giời ơi, thưa các bác quý tộc đỏ, sao các bác chờ đến những ngần ấy năm mới bàn đến chuyện phục hồi danh dự cho cụ Phan Khôi ? Thế thì đến bao giờ các bác quý tộc đỏ Hà Thành sáng cởi ô- tô đi đánh cầu lông vịt mới tính đến việc “phục hồi” danh dự cho … nhà văn Phan Nhật Nam, nhà thơ Vũ Hoàng Chương, nhà thơ Tô Thùy Yên và nhiều đại văn hào nhớn khác của dân tộc Ngụy?

    Cháu thì không đồng ý với bác tác giả Mạc Vân Trang bảo trong bài viết của mình rằng: “Mong sao các bạn trẻ đọc Phan Khôi để mình thêm lớn lên, thêm tự hào về Việt Nam ta có những người như Phan Khôi”; cháu thấy các bạn trẻ như cháu nên đọc nhiều tác phẩm của Phan Nhật Nam “để mình thêm lớn lên, thêm tự hào về Việt Nam ta” … tự hào không phải chỉ ở một cá nhân, mà tự hào về cả dân tộc Ngụy anh hùng gồng mình chống cộng sản cho thế hệ mai sau. “Tập thể và dân tộc phải trên hết” chứ các bác!

    Gớm, các bác quý tộc đỏ Hà Thành lừa người đánh bóng chính nghĩa cho bản thân mình khéo nhể? Giời ơi là giời, nấm mồ nhỏ nhoi cho bà Năm Hạnh Cát cùng bao nhiêu nạn nhân Đấu Tố còn không dám xây, danh dự của cả trăm ngàn người bị đảng đỏ sát hại chưa được phục hồi, nay đem cụ Phan Khôi ra đánh bóng khoe mẻ thì thật là làm dáng đến phát chán! Các bác quý tộc đỏ lừa người thì khéo, mà lừa chính bản thân mình để thủ dâm tư tưởng thì còn tệ lắm đấy!

  7. Trích: …”trước 1945, “dân ta một cổ hai tròng”, dưới “ách cai trị của Thực dân pháp và Triều đình phong kiến thối nát” mà Phan Khôi rất TỰ DO: ông làm báo phê phán cả “phong kiến lẫn đế quốc” mà chẳng sao.” (ngưng trích).

    Điều này đủ cho ta thấy, ngay cả lúc phải sống dưới sự cai trị “một cổ hai tròng”, dân VN vẫn có quyền tự do phát biểu, tự do ngôn luận và tự do diễn đạt tư tưởng, ngay cả tư tưởng chống đối chế độ thưc dân và phong kiến hiện hành!

    Một dân tộc ngoại bang và một chế độ phong kiến đang đến hồi suy tàn mà còn đối xử với dân ta như thế, thử hỏi, nhà nước “độc lập, tự do, hạnh phúc” của CSVN thì đối xử với đồng bào mình ra sao?

    Các bác muốn biết quyền “tư do ngôn luận” được CSVN tôn trọng ra sao, xin xem đoạn clip dưới đây: https://www.youtube.com/watch?v=9xA6s5r-W8U

    Tuy nhiên, nếu chúng ta biết CSVN định nghĩa thế nào là tự do, ắt chúng ta sẽ không còn phải thắc măc gì nữa: https://www.voatiengviet.com/a/noi-tuc/1582981.html

  8. BBC có bài viết về Lại Nguên Ân “Tìm lại tác giả Phan Khôi”
    https://www.bbc.com/vietnamese/entertainment/story/2003/12/031222_phankhoi.shtml

    Trong bài viết trên có một comment của một bạn ở Đồng Nai, mang nhiều ý nghĩa:

    Nguyễn Kim Chung, Đồng Nai
    Thời đi học ( 1954-1961) tôi được biết Phan Khôi như một tên phản động đội lốt nhà văn cao quý. Ấn tượng này hằn rất sâu trong tâm hồn trong trắng của lớp người chúng tôi thời ấy. Phai được rất khó. Nay đọc và nghe nhiều sách báo, đài internet và cùng với kinh nghiệm của từng trải, tôi đã vỡ lẽ ra nhiều quá. Đến nỗi bây giờ tôi không thể tin vào bất cứ thứ gì người ta nói và viết trên những phương tiện công khai hoặc có dấu bảo hiểm của công an. Quyển sách của ông Lại Nguyên Ân mới đây đưa tôi đến một vùng khác, xây dựng một chân dung khác của ông Phan Khôi. Lạ thật, các báo chí trong nước chả đả động gì tới chuyện này cả. Sao vậy?

  9. Bài Tình Già, với trường phái thơ mới đầu thế kỷ 20, tôi từng đọc qua, bây giờ mới để ý biết tác giả chính là Phan Khôi.

    Tình Già
    Tác giả: Phan Khôi

    Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa.
    Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ,
    Hai cái đầu xanh kề nhau than thở:
    – Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng,
    Mà lấy nhau hẳn là không đặng,
    Để đến nỗi, tình trước phụ sau,
    Chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau.
    – Hay! mới bạc làm sao chớ?
    Buông nhau làm sao cho nỡ!
    Thương được chừng nào hay chừng nấy,
    Chẳng qua ông Trời bắt đôi ta phải vậy!
    Ta là nhân ngãi, đâu phải vợ chồng.
    Mà tính việc thủy chung?
    Hai mươi bốn năm sau. Tình cờ đất khách gặp nhau.
    Đôi cái đầu đều bạc.
    Nếu chẳng quen lung đố nhìn ra được.
    Ôn chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi,
    Con mắt còn có đuôi.

    (Phong Hóa, 24 janvier 1933)

    • Cháu thấy vào cái thời buổi của cụ Phan Khôi, “đả cựu nghênh tân”, thể thơ mới quá lạ quá nóng, mang tính thời trang nên vè thơ chán phèo của cụ Phan Khôi mới “đắc khách” như thế, chứ nay đọc lại, vè của cụ phan Khôi tệ hơn vè do giới trẻ như bọn cháu làm nhiều lắm. Cháu xin ví dụ một bài vè để bác so sánh với bài vè “Tình Già” chán phèo của cụ Phan Khôi nhé:

      “ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH ?

      Đất nước mình ngộ quá phải không anh
      Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
      Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
      Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…

      Đất nước mình lạ quá phải không anh
      Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
      Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
      Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…

      Đất nước mình buồn quá phải không anh
      Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
      Rừng đã hết và biển thì đang chết
      Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…

      Đất nước mình thương quá phải không anh
      Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
      Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
      Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…

      Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
      Anh không biết em làm sao biết được
      Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
      Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…

      TRẦN THỊ LAM
      Trường PTTH chuyên Hà Tĩnh.”

      Các bác quý tộc đỏ sáng đánh cầu lông vịt, không dám đưa Vũ Hoàng Chương, Phan Nhật Nam, Tô Thùy Yên và nhiều nhà thơ nhớn khác của dân tộc Ngụy ra bàn thảo, lựa cụ Phan Khôi núp bóng chỉ là vờ vịt lừa người. Ấy thế mà cũng có người khen. Khổ quá, dân ta còn ngu đến bao giờ?

  10. Trích, “Mong sao các bạn trẻ đọc Phan Khôi để mình thêm lớn lên, thêm tự hào về Việt Nam ta có những người như Phan Khôi.” (Mạc Văn Trang)

    Xin cảm ơn tác giả mà tôi tìm đọc một ít về Phan Khôi. Xin cảm ơn những người Việt Nam đi tìm về những nhân vật có lòng cùng đất nước quốc gia Việt Nam. Xin cảm ơn mhững tìm tòi nghiên cứu của Lại Nguyên Ân

    Xin phép gửi thêm link tôi vừa tìm ra trên web về Phan Khôi – Ông Bình Vôi.
    http://viteuu.blogspot.com/2013/01/phan-khoi-ong-binh-voi.html

Leave a Reply to Bison Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên