Hoàng Hùng: Những cánh én mùa xuân

Có những phóng viên người Séc với những máy ảnh chuyên nghiệp ra tác nghiệp chụp ảnh đoàn biểu tình, vài khuôn mặt người Việt đi tiền trạm cho đoàn Quốc hội Việt Nam cũng giơ điện thoại ra chụp hình...

4
Ảnh Hoàng Hùng

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam có chuyến thăm chính thức Vương quốc Thụy Điển, Hungary và cuối cùng là Cộng hòa Séc . Ngày 12/4/2017 Bà Chủ tịch Quốc hội Việt Nam làm việc với các quan chức Cộng hoà Séc tại Praha.

Ngày 14/3/2017 Bà Chủ tịch Quốc hội Việt Nam đi thăm Trung tâm Thương mại Sapa của người Việt tại Séc. Nơi mà đúng ngày bà đang làm việc với quan chức Séc thì cảnh sát cũng tìm ra được một cơ sở chế biến ma tuý tại Trung tâm này.

Ngày 13/4/2017 khi biết Bà Chủ tịch Quốc hội ghé thăm thành phố ” Điện ảnh ” Karlovy Vary chúng tôi quyết định tổ chức đón tiếp đoàn để nói lên những tâm tư, nguyện vọng của một bộ phận người dân Việt Nam tại Séc, ngoài những thành tích được các hội đoàn vẫn tô hồng khi báo cáo với Bà Nguyễn Thị Kim Ngân.

Ngày 10/4 đại diện của nhóm biểu tình đã lên ủy ban Thành phố Karlovy Vary để hỏi thủ tục đăng ký. Đại diện thành phố vui vẻ đón tiếp và cho biết lịch trình của đoàn Quốc hội Việt Nam, rồi cho biết việc biểu tình không phải xin phép, mà chỉ cần viết vào một tờ mẫu in sẵn về thời gian và địa điểm, để chính quyền có biện pháp bảo vệ và giữ an toàn trật tự.

Khi kiểm tra lại chi tiết các điều đã điền vào tờ khai, người đại diện thành phố còn cho biết: Đây là lần đầu tiên có một tổ chức người nước ngoài biểu tình ở thành phố Karlovy Vary và tôi rất tò mò nó sẽ như thế nào?

Ảnh Hoàng Hùng

Sáng 13/4 lúc 8:30 đã có khoảng hơn 10 người tham gia biểu tình có mặt, phía trước của ủy ban Thành phố Karlovy Vary. Cảnh sát mặc quân phục có gần 10 người, cảnh sát hình sự cũng khá nhiều và đứng quanh khu vực chúng tôi đăng ký biểu tình. Ngoài ra còn có vài người ăn mặc với một phù hiệu khá lạ lẫm , một thành viên trong đoàn ra hỏi thì được biết những người đó trong đội chuyên gia “Chống xung đột biểu tình” vì theo một nguồn tin cho biết sẽ có lực lượng ” quần chúng tự phát ” ra phản đối những người biểu tình (tôi sẽ viết thêm ở cuối bài viết ).

Cảnh sát tới bảo vệ. Ảnh Hoàng Hùng

Đúng 9:00, trời lất phất mưa khi chúng tôi căng biển biểu tình với các nội dung muốn bầy tỏ là: Nhân Quyền – Tham Nhũng – Nhân Quyền . Người dân Séc đều ghé lại nhìn và đọc các thông điệp mà chúng tôi đã căng, với một con phố tấp nập người đi lại, có nhiều ô tô đã dừng lại để chụp ảnh, nhiều người quay kính xuống để hô hào ủng hộ đoàn biểu tình.

Có những phóng viên người Séc với những máy ảnh chuyên nghiệp ra tác nghiệp chụp ảnh đoàn biểu tình, vài khuôn mặt người Việt đi tiền trạm cho đoàn Quốc hội Việt Nam cũng giơ điện thoại ra chụp hình, … vài người Séc cũng đứng vào đoàn biểu tình khi biết mục đích của buổi biểu tình của chúng tôi.

Mưa bắt đầu nặng hạt, tay chúng tôi cóng lạnh khi giữ những tấm băng rôn cho khỏi bay trước gió lớn, mấy chị phụ nữ đứng run rẩy với cái rét 8 độ đầu xuân.

9:35 phút đoàn xe của Quốc hội Việt Nam tiến vào khu vực Uỷ ban Thành phố Karlovy Vary với sự hộ tống của đoàn xe cảnh sát Séc.

Đại diện cho nhóm biểu tình đọc thông cáo của nhóm nêu ra các vấn nạn của Việt Nam. Trời vẫn mưa như đang khóc than cho một dân tộc Việt đang phải chịu những ô nhiễm nặng nề do việc xả thải của những khu công nghiệp hay nạn tham nhũng tràn lan hoặc tình trạng mất nhân quyền đang phổ biến ở Việt Nam.

Lúc này có một người Việt từ phía trong Uỷ ban tiến ra sát đoàn biểu tình để chụp ảnh, một thành viên trong đoàn biểu tình ra vui vẻ hỏi chuyện, một anh trong đoàn nói vui: Ai chụp giúp ảnh hai dư luận viên kia với. Người đàn ông lạ mặt kia cũng nói vui vào: Ngu gì mà làm dư luận viên.

Nhìn những người biểu tình buốt lạnh dưới mưa gió, cảm thương những người cảnh sát đứng chịu trận cùng chúng tôi , ban tổ chức quyết định kết thúc buổi biểu tình vào lúc 10:00 ngày 13/4/2017. Chúng tôi bắt tay những cảnh sát làm nhiệm vụ, cám ơn họ đã bảo vệ cho buổi biểu tình được an toàn và thu dọn băng rôn, trả lại nguyên trạng như trước khi chúng tôi đến.

Lúc này có hai người đàn ông Việt Nam trung tuổi ra nói chuyện với đoàn . Khi được hỏi họ là ai? Từ đâu đến? Thì họ cho biết là thuộc Quốc hội Việt Nam đi theo đoàn từ Việt Nam. Sau những màn bắt tay, chào hỏi ,… nhưng không xưng tên và chức vụ cụ thể . Khi một thành viên nói về những vấn nạn ở Việt Nam trong đó có nói về thảm họa do FORMOSA, thì một vị giải thích về những đóng góp cũng như khắc phục của tập đoàn này đã làm rất tốt sau vụ xả thải năm 2016.

Tôi nghe vậy bèn nói: – Xin lỗi! Những điều ông nói tôi chỉ nghe mà không thấy nhưng tôi hỏi là người dân Nghệ An quê tôi có được đền bù hay không? Mà ông bảo là khắc phục tốt. Người đàn ông đó nói như một cái đài đã được cài đặt: Đền bù chứ! Người dân miền Trung đã được đền bù làm 3 đợt và rất thỏa đáng.

Tôi độp luôn: Ông nhầm! Người dân tỉnh Nghệ An không được đền bù một đồng cắc nào cả, chỉ có 4 tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh trở vào là được đền bù và số tiền đã nhận cũng không thể nào bù được những mất mát của họ. Người đàn ông quay ra tôi to tiếng : Mày … à … à … em để anh nói hết đã! Nghe vậy tôi chán hoàn toàn và quay đi ra chỗ nhóm người đang dọn dẹp.

Cuối buổi chúng tôi ngồi rút kinh nghiệm sau vụ biểu tình và biết được tại sao lại có nhóm “Chống xung đột biểu tình” tham gia vào công tác bảo vệ. Ngay khi biết nhóm chúng tôi biểu tình thì một số hội đoàn người Việt ở thành phố Karlovy Vary đã có những phản ứng quyết liệt. Một vị có uy tín và lớn tuổi trong cộng đồng người Việt ở đây đã gọi điện cho ban tổ chức và gây sức ép để hủy buổi biểu tình với lý do là “không nể mặt, ngáng chân nhau ” vì bên họ cũng tổ chức đón đoàn Quốc hội Việt Nam với một hình thức trang trọng nhất thì một số người Việt lại biểu tình, rằng có nhiều ý kiến sẽ phá cho bằng được, làm tôi phải can ngăn mãi,…

Người nghe điện đã phải giải thích là hai việc hoàn toàn khác nhau và không ai ngáng chân ai cả. Việc ô nhiễm , tham nhũng , vi phạm nhân quyền ở Việt Nam là có thật và cần bằng mọi cách để gióng tiếng chuông cảnh tỉnh đến mọi người, việc biểu tình nhân chuyến thăm của Bà Chủ tịch Quốc hội cũng nhằm mục đích đó. Vị “chức sắc” của hội đoàn kia cũng ngập ngừng công nhận là “thối nát” nhưng làm sao “lật đổ ” được họ khi họ đang rất mạnh. May mắn cho tất cả các bên là buổi biểu tình đã kết thúc và không có một sự tranh chấp nào cả.

Chúng tôi ra về khi mà bầu trời đã hừng sáng , sau cơn mưa nặng hạt, những ánh nắng đã xua tan đi những cái giá lạnh mà mùa đông còn lưu lại. Những cánh én bay liệng trên trời như báo hiệu mùa xuân đã sang.

Mùa Xuân cho dân tộc Việt Nam! Đó cũng chính là ước mong của bất cứ ai trong đoàn biểu tình .

Karlovy Vary 13/4/2017

Hoàng Hùng (bài và ảnh)

4 BÌNH LUẬN

  1. Bọn dư luận viên mặt dầy thật !

    Trong nước thì bọn cầm quyền đàn áp bất cứ tiếng nói nào đòi hỏi quyền lợi cho ngư dân Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình . Báo chí của cộng thì bưng bít, không dám có 1 hàng thông báo tình hình cho rõ ràng (toàn đăng tin bố láo biển đã sạch)

    Cho nên dân chúng phải bày tỏ ý kiến khi bà chủ tịch QH VN. Dù là bù nhìn thì cũng phải có chút trách nhiệm đối thoại với người Việt ở nước ngoài !

  2. Trời đất ạ! Những cánh én tha hương ơi! bầu trời trong trẻo của quê cha đất tổ sao chẳng về mà lượn lại chấp chới tận nơi xa xôi Karlovy Vary? Một bà chủ tịch Quốc hội đi thăm thành phố điện ảnh ở một đất nước khác thì sao lại biểu tình với yêu sách thứ gì? có bị dở người không khi mà mình thì mờ mịt ở một nơi cách xa đất nước hàng mấy chục, mấy trăm ngàn cây số, thông tin thì mù mờ, nghe một tai, hiểu một chiều, sự việc méo tròn ra sao chẳng biết mà lại bày đặt lên tiếng đòi hỏi, yêu sách này nọ thì có phải hơi bị động rồ không? hay là vì một mục đích dơ bẩn nào khác ngoài cái quyền được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng? Nếu có xót xa, buồn tủi cho quê nhà thì về tận nơi thực mục sở thị mọi điều cho ra ngô ra khoai. Nhìn nhận cho rõ trắng chỗ nào đen chỗ nào rồi hãy lên tiếng. Trong đầu không có não hay sao mà lại bày trò hề giữa đường phố xứ người thế kia? Người ta có tò mò dừng xe, chĩa ống kính quay phim, chụp ảnh cũng chỉ vì thấy cái tấn tuồng này kỳ quái quá mà thôi. Hỡi những cánh én lạc lõng giữa cái rét cóng tê 8 độ xứ người! muốn bay, muốn liệng thì về giữa không gian xanh rộng quê nhà mà sải cánh, đừng co ro, run rẩy giữa trời xa mà kêu than cho cái gọi là “nhân quyền” hay “tham nhũng”. Những thứ ấy không làm được gì cho quê nhà đâu, chỉ làm xấu thêm hình ảnh vốn đã méo mó của chính bản thân các bạn trong con mắt người bản sứ mà thôi. Xin đừng diễn tuồng nơi đất khách, hãy can đảm về mà hò ví dặm giữa quê mình. Một cánh én chẳng làm nên mùa xuân đâu. Muốn đem mùa xuân cho dân tộc thì hãy rủ nhau một đàn , thậm chí nhiều đàn cùng nhau gọi nắng. Đừng làm cánh vạc lẻ loi, lạc lõng kêu chiều giữa sứ người như một trò hễ diễn dở. Thật đáng chê, thật đáng lên án. Quá buồn cho những cánh chim lạc bầy Hoàng Hùng ạ!

    • Những cánh én, cánh chim đã bị những tay súng bắn rơi rụng ở ngay trên quê hương Việt Nam hoặc bị đầu độc bởi chính các nhà máy , các khu công nghiệp như Formosa rồi bạn Vũ Phong.
      Thời chiến tranh, dưới bom đạn, chất độc mầu da cam mà chim chóc, động vật, rừng xanh, biển bạc, … vẫn còn đa dạng và phong phú. Thế nhưng chỉ cần sau khi thống nhất hơn chục năm là chúng dần biến mất. Ngay như con người cũng đang chết dần, chết mòn bởi các chất độc hại, trung bình một ngày có gần 300 người chết vì ung thư, đi đến đâu, đến nhà nào cũng nghe thấy người bị bệnh ung thư. Các bệnh viện ung biếu từ trung ương tới địa phương đều quá tải bởi căn bệnh ung thư khủng khiếp này.
      Tham nhũng tràn lan ( cái này ông Tổng bí thư cũng công nhận ) là một vấn nạn dẫn tới tất cả các vấn nạn khác trên toàn đất nước. Các tập đoàn nhà nước thua lỗ hàng nghìn tỷ VND, quan chức cộng sản thì càng ngày càng giầu có. Đó là sự thật mà ngay cả báo chí trong nước cũng viết hàng ngày.
      Thế nhưng các cơ quan chức năng lại không phát hiện ra tham nhũng. Người dân đấu tranh chống tham nhũng, bảo vệ môi trường,… thì bị bắt bớ, giam cầm, tù đầy mà trường hợp Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là ví dụ điển hình. Người dân bị Formosa đầu độc, thay vì đưa thủ phạm ra toà, thì chính quyền lại đi đêm với thủ phạm để nhận tiền, ngăn cấm người dân khiếu kiện thủ phạm ra toà, đánh đập , bắt bớ, ngăn cản người dân đi thực hiện cái quyền mà lập pháp đã dành cho họ.

      Séc và các nước Đông Âu họ đã trải qua những ngày tăm tối dưới chế độ cộng sản, khi thể chế này sụp đổ thì các nước này đã có những bước tiến vượt bậc. Chính vì thế họ quá hiểu, quá thông cảm với người dân của những nước còn chế độ cộng sản như Việt Nam, Bắc Triều Tiên hay Trung Quốc.

    • Đừng xúi dạy con ạ!
      Nơi xứ tự do dân chủ mà chúng mầy còn sừng sộ mầy tao giữa thanh thiên bạch nhật với người biểu tình như vậy, nếu về VN để chết mất xác vì bọn côn đồ chúng mầy à?
      Hơn 700 cơ quan truyền thông ở vn như Nhân Dân, Công An….chó nó không thèm đọc mà ở đây con còn bày trò thông tin mù mờ. Thử một ký giả nào ở VN dám phanh phui tài sản của các qua chức chuyển ra nước ngoài hay vụ Nguyễn Phú Trọng bị bọn Bắc Kinh coi như chó ghẻ coi có đi tù mục xương hay bị xe cán chết banh xác không cho biết.
      Bây giờ là 2017 chứ không phải những năm 45 hay 54 nữa đâu con ạ!
      Liệu hồn đi Vũ Phong, những ngày tháng sắp tới sẽ thấy nghiệp báo bọn ác với dân hèn với giặc!

Leave a Reply to Vũ Bão Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên